Dốc Chín Quai

  • Home
  • Dốc Chín Quai

Dốc Chín Quai Thông tin các hoạt động

23/04/2024

KỶ NIỆM 154 NĂM NGÀY SINH V.I.LÊNIN (22/4/1870 - 22/4/2024):
Những sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn Việt Nam
Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu khoa học cho rằng, việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những yếu tố, cơ sở lý luận quan trọng, bảo đảm thành công của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Cơ sở lý luận quan trọng
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn An Ninh (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) cho rằng, việc cách mạng Việt Nam lựa chọn “con đường đi theo chủ nghĩa Lênin” để giải phóng dân tộc và phát triển đất nước là thành tựu tư duy lý luận lớn nhất trong hành trình đi tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Dĩ nhiên, từ lý luận mang tính tổng quát của một học thuyết mang tính chất toàn thế giới, khi vận dụng vào thực tiễn của một quốc gia, bao giờ cũng cần tới một hàm lượng lớn của sự sáng tạo của Đảng và của lãnh tụ. Chính vì vậy, trong thực tiễn nghiên cứu lý luận hiện nay, tất cả các nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa đều có một nhà tư tưởng. Họ là người đầu tiên nhận thấy, truyền bá và vận dụng thành công chủ nghĩa Mác - Lênin vào quá trình cách mạng của đất nước. Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là một trường hợp như vậy.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo ở chỗ, lấy học thuyết về giải phóng giai cấp làm cơ sở lý luận cho quá trình giải phóng dân tộc. Trước đó, tất cả các nhà cách mạng Việt Nam đều trên lập trường “dân tộc chủ nghĩa”. Chính vì vậy mà đương thời, cụ Phan Bội Châu đã đánh giá “chủ nghĩa xã hội là chiếc xe tăng xông vào thành trì của chủ nghĩa dân tộc”. Đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở “công nông là gốc của cách mệnh”, “các giai cấp khác là bầu bạn” của cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước là một tư tưởng rất mới mẻ và rất sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Như thực tiễn đã xác nhận, đây là một tư tưởng rất đúng đắn vì phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Một sáng tạo lớn cần phải kể tới là Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề trách nhiệm của các Đảng Cộng sản đương thời với vấn đề giải phóng dân tộc thuộc địa. Nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã đặt tiến trình giải phóng dân tộc trong tiến trình cách mạng vô sản và coi “cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới”. Đảng Cộng sản Việt Nam do Người sáng lập và rèn luyện “là con nòi của Dân tộc”, là Đảng của giai cấp công nhân và đồng thời là “Đảng của dân tộc Việt Nam”. Giải phóng dân tộc để tạo tiền đề giải phóng các giai cấp bị áp bức bóc lột là một cách tiếp cận rất mới mẻ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
“Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” cũng là một ví dụ tiêu biểu tư duy sáng tạo Hồ Chí Minh. Nhân kỷ niệm một năm ngày V.I.Lênin qua đời, Nguyễn Ái Quốc đã viết bài “Lênin và các dân tộc thuộc địa”, trên tạp chí Đỏ (Liên Xô) số 2 (1925). Khẳng định những cống hiến lớn lao của Lênin, Người viết: “Trong lịch sử cuộc đời khổ đau và bị mất quyền của các dân tộc thuộc địa, Lênin là người sáng tạo ra cuộc đời mới, là ngọn hải đăng chỉ dẫn con đường đi tới giải phóng cho toàn thể nhân loại bị áp bức”. Từ tinh thần đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn gắn độc lập của dân tộc với tự do, hạnh phúc của nhân dân. Nước giành được độc lập thì nhân dân phải được hưởng những giá trị của chủ nghĩa xã hội: “Ai cũng có cơm ăn, áo mặc; ai cũng được học hành”.
Phù hợp với điều kiện của cách mạng Việt Nam
Phân tích về cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Thị Thanh Hà, Phó Viện trưởng Viện Xã hội học và phát triển (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) cho biết: Lênin cho rằng, cách mạng vô sản có thể nổ ra ở những nước chủ nghĩa tư bản phát triển trung bình như Nga và ở những nước thuộc địa, cách mạng vô sản chỉ có thể thành công khi cách mạng vô sản ở chính quốc thành công, sau đó trở lại cách mạng vô sản ở chính quốc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng sáng tạo quan điểm của Lênin khi cho rằng: “Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa không nhất thiết phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc, mà có thể chủ động giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc”. Đây là cái nhìn hết sức mới mẻ và độc đáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam. Chính việc vận dụng sáng tạo lý luận này của chủ nghĩa Mác-Lênin vào cách mạng Việt Nam mà Việt Nam đã giành thắng lợi năm 1945.
Về đấu tranh giai cấp: Trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước, qua khảo sát thực tế ở các nước trên các châu lục Âu, Phi, Mỹ và ngay cả trên đất Pháp, nhà cách mạng Hồ Chí Minh đã rút ra nhận xét rằng: Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa thực dân là nguồn gốc mọi sự đau khổ của công nhân, nông dân lao động ở cả “chính quốc” cũng như ở thuộc địa; cách mạng tư sản Pháp cũng như cách mạng tư sản Mỹ là cách mạng không đến nơi; ''Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.
Tuy nhiên, Hồ Chí Minh không “bê” nguyên xi lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, bởi theo Người, “Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại”. Vì vậy, chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng: vấn đề giai cấp quyết định vấn đề dân tộc: “Hãy xóa bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xóa bỏ”. Nhưng nhận xét về tính đặc thù của cuộc đấu tranh giai cấp ở phương Đông, Hồ Chí Minh viết: "Cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra không giống như ở phương Tây, bởi vì xã hội Đông Dương, Ấn Độ hay Trung Quốc, xét về mặt cấu trúc kinh tế không giống như xã hội phương Tây thời trung cổ, cũng như thời cận đại và đấu tranh giai cấp ở đó không quyết liệt như ở đây"; “Nghe người ta nói giai cấp đấu tranh, mình cũng ra khẩu hiệu giai cấp đấu tranh, mà không xét hoàn cảnh nước mình như thế nào để làm cho đúng”. Từ đó, Hồ Chí Minh cho rằng, ở Việt Nam đấu tranh giai cấp phải gắn liền đấu tranh giải phóng dân tộc trên lập trường giai cấp vô sản.
Về lực lượng cách mạng: Theo chủ nghĩa Mác-Lênin, để cách mạng vô sản thành công cần có sự liên minh giai cấp: công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức. Nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: Cách mạng giải phóng dân tộc “là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một, hai người”; “sĩ, nông, công, thương đều nhất trí chống lại cường quyền”; “công - nông là người chủ cách mệnh”, “công - nông là gốc cách mệnh”; "dân tộc cách mệnh chưa phân giai cấp, nghĩa là sĩ, nông, công, thương đều nhất trí chống lại cường quyền"…
Trong bối cảnh hiện nay, Đảng ta khẳng định: “Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng, là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tạo nên sức mạnh của cả dân tộc
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn An Ninh cho rằng, việc vận dụng trung thành và sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin có ý nghĩa rất quan trọng trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam. Đầu tiên là giá trị định hướng chiến lược cho cách mạng Việt Nam. Từ khi lựa chọn “con đường đi theo chủ nghĩa Lênin”, cách mạng Việt Nam đã liên tục giành những thắng lợi vĩ đại và đưa cả dân tộc tiến cùng thời đại quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.
Chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định muốn có chủ nghĩa xã hội phải trên cơ sở vật chất của các cuộc cách mạng công nghiệp và sự phát triển của giai cấp công nhân; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa để xây dựng cơ sở vật chất của xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, “xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh”... là những giải pháp rất cơ bản được gợi ý từ chủ nghĩa Mác-Lênin.
Đặc biệt, vận dụng sáng tạo sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin giúp cho vị thế làm chủ của giai cấp công nhân, của nhân dân mà sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội mang lại, phải thường xuyên được củng cố, phát triển. Đó là liên kết bền vững và cơ bản nhất tạo nên sức mạnh của cả dân tộc trong xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Thị Thanh Hà cho rằng, trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam, chủ nghĩa Mác-Lênin luôn là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho mọi hành động của cách mạng Việt Nam. Bởi, chủ nghĩa Mác-Lênin là một hệ thống các quan điểm lý luận và phương pháp luận khoa học được kết tinh và là đỉnh cao thành tựu trí tuệ của loài người, của tinh hoa văn hóa mà nhân loại đã sáng tạo ra. Chủ nghĩa Mác-Lênin là học thuyết duy nhất từ trước tới nay đặt ra mục tiêu, chỉ rõ con đường giải phóng triệt để cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới thoát khỏi tình trạng bị nô dịch và bóc lột, thoát khỏi đói nghèo và tha hóa về nhiều mặt, đã đem lại cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc cho con người.

23/04/2024
23/04/2024

CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/4/1975-30/4/2024)
🌷30/4/1975 - NGÀY ĐẤT NƯỚC TRỌN NIỀM VUI
1. Nhìn tổng thể cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trong 21 năm có thể chia thành 03 giai đoạn:
👉- Từ 7/1954-1960, giai đoạn 1, cách mạng miền Nam đấu tranh giữ gìn lực lượng, chuyển dần sang thế tiến công.
👉- Từ 1961-1972, giai đoạn 2, cách mạng miền Nam luôn ở thế chiến lược tiến công.
👉- Từ 1973-1975, giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến, Tổng tiến công và Nổi dậy giải phóng miền Nam.
Trong các giai đoạn đó, quân và dân ta lần lượt tập tan chiến lược chiến tranh đặc biệt, chiến lược chiến tranh cục bộ, chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh và 02 lần Mỹ dùng máy bay, tàu chiến đánh phá miền Bắc XHCN.
🇻🇳Mùa Xuân năm 1975, quân và dân ta mở đòn tiến công lên Tây Nguyên và tiến đánh, giải phóng Trị - Thiên - Huế, Đà Nẵng. Thắng lợi nối tiếp thắng lợi, vùng giải phóng được mở rộng, chiếm 3/4 đất đai và gần 1/2 dân số miền Nam. Một cục diện mới chưa từng có mở ra, thời cơ giải phóng miền Nam đã đến. Trong phiên họp ngày 25/3/1975, Bộ Chính trị hạ quyết tâm: "Tập trung nhanh nhất lực lượng (từ 12 sư đoàn trở lên), binh khí, kỹ thuật và vật chất giải quyết xong Sài Gòn - Gia Định trước mùa mưa". Sáng 31/3/1975, Bộ Chính trị họp mở rộng bàn về trận quyết chiến, chiến lược cuối cùng, tại cuộc họp này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đề nghị khẩn trương xây dựng kế hoạch tác chiến, thực hiện bao vây phía Đông và phía Tây Sài Gòn - Gia Định, sử dụng nắm đấm chủ lực, bất ngờ thọc sâu tiêu diệt địch. Đánh một trận là thắng. Phương châm là: "thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng". Đêm 7/4/1975, Đại tướng ra mệnh lệnh cho các cánh quân đang tiến về Sài Gòn: "Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng...". Bức điện lập tức được truyền đi khắp mặt trận trên toàn miền Nam, được chuyển đến tận các cấp lãnh đạo, chỉ huy, các đảng viên và chiến sĩ trên chiến trường, để toàn quân, toàn dân thấm nhuần cả trong nhận thức tư tưởng và hành động.
🇻🇳Ngày 8/4/1975, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định thành lập Bộ Chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định. Đại tướng Văn Tiến Dũng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam làm Tư lệnh; Bí thư Trung ương Cục miền Nam Phạm Hùng làm Chính ủy. Ngay sau thành lập, Bộ Chỉ huy chiến dịch họp thảo luận đề ra cách đánh sao cho phát huy được sức mạnh tổng hợp, đánh đòn quyết định kết thúc chiến tranh nhanh, gọn, ít tốn xương máu nhất và giữ cho thành phố Sài Gòn nguyên vẹn. Và cách đánh nhanh chóng được thống nhất: "Dùng một bộ phận lực lượng thích hợp trên từng hướng, đủ sức hình thành bao vây, chia cắt, chặn giữ quân địch lại không cho chúng co cụm về Sài Gòn, tiêu diệt và làm tan rã tại chỗ các sư đoàn chủ lực của địch phòng thủ vòng ngoài, đồng thời dùng lực lượng mạnh, nhanh chóng thọc sâu đánh chiếm các địa bàn then chốt ở vùng ven, mở đường cho các binh đoàn đột kích binh chủng hợp thành cơ giới hóa mạnh đã được tổ chức chặt chẽ, tiến nhanh theo các trục đường lớn đánh thẳng vào 5 mục tiêu đã được chọn lựa trong nội thành".
2. Theo đề nghị của Bộ Chỉ huy chiến dịch, ngày 14/4/1975, Bộ Chính trị gửi Mặt trận bức điện, mang nội dung: "Đồng ý chiến dịch Sài Gòn lấy tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh". Chiến dịch vinh dự được mang tên Bác, niềm vui và niềm tin lan nhanh khắp mặt trận, cổ vũ, tiếp thêm sức mạnh, nâng bước thần tốc của quân và dân ta nhanh có mặt ở điểm hẹn lịch sử: Sài Gòn - Gia Định!
Đồng chí Lê Duẩn, Bí thư Thứ nhất BCHTW, ngày 22/4/1975 điện cho Bộ Chỉ huy chiến dịch: "Thời cơ quân sự và chính trị để mở cuộc Tổng tiến công vào Sài Gòn đã chín muồi. Ta cần tranh thủ từng ngày, kịp thời phát động tiến công địch trên các hướng, không để chậm. Nếu để chậm thì không có lợi cả về quân sự và chính trị. Kịp thời hành động lúc này là bảo đảm chắc chắn nhất để giành thắng lợi hoàn toàn. Hiện nay thời cơ thúc đẩy chúng ta phải có hành động nhanh nhất. Nắm vững thời cơ lớn chúng ta nhất định toàn thắng". Nhận được chỉ thị của đồng chí Lê Duẩn, Bộ Chỉ huy chiến dịch họp rà soát và quyết định Kế hoạch Chiến dịch Hồ Chí Minh.
🇻🇳17h ngày 26/4/1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu. Từ ngày 26 đến 28/4/1975, ta tiến công vào tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch, thực hiện bao vây cô lập triệt để Sài Gòn. Trong ngày 29/4/1975, quân ta tổ chức tổng tiến công, chặn và tiêu diệt các tập đoàn chủ lực của địch ở vòng ngoài, đồng thời thọc sâu cùng lực lượng tại chỗ đánh chiếm các địa bàn quan trọng ở vùng ven, chuẩn bị đồng loạt tiến vào nội đô Sài Gòn.
Tuân lệnh của Bộ Chỉ huy chiến dịch, 5h30 phút ngày 30/4/1975, từ các hướng, quân ta đồng loạt tiến công vào Sài Gòn phối hợp với lực lượng Nhân dân nổi dậy, nổ súng, tấn công mãnh liệt, đánh chiếm nhanh, gọn 05 mục tiêu then chốt: Sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Tổng Tham mưu, Dinh Độc Lập, Tổng nha Cảnh sát và Biệt khu Thủ đô. Đến 11h30, ta làm chủ hoàn toàn Sài Gòn, thành phố gần như nguyên vẹn và lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam tung bay trên nóc Dinh Độc Lập.
3. Trưa 30/4/1975, khúc khải hoàn ca toàn thắng rưng rưng trong từng khóe mắt từ cụ già đến trẻ nhỏ trên khắp hai miền Nam Bắc. Hơn hai mươi năm vượt qua bao gian khổ, ác liệt, hy sinh, biết bao xương máu đổ xuống mới có ngày 30/4 đại thắng - giây phút hạnh phúc trào dâng: Miền Nam được giải phóng, đất nước được nối liền, từ thời điểm lịch sử này mở ra tương lai tươi sáng: Cả dân tộc nắm tay nhau, chung sức xây dựng cuộc sống mới trong kỷ nguyên độc lập và CNXH!
🇻🇳Chiến thắng 30/4/1975 là niềm tự hào chính đáng của mỗi người dân Việt Nam và trong niềm vui vô bờ bến ấy, chúng ta thầm biết ơn các thế hệ cha anh đã hy sinh cả tuổi thanh xuân, xương máu đem lại độc lập cho dân tộc, thống nhất cho đất nước. Hôm nay, nối tiếp truyền thống hào hùng, mỗi người dân nước Việt không chỉ nghiêng mình trước anh linh của các anh hùng liệt sĩ, mà còn thấm nhuần sâu sắc lời dặn của Bác: “Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay” và khắc sâu quyết tâm chính trị của Đảng tại Đại hội XIII: Phấn đấu đến năm 2045, Việt Nam trở thành nước phát triển, có thu nhập cao, phồn vinh, hạnh phúc. Vinh dự cao cả, trọng trách lớn lao, nặng nề không của riêng ai, mà thế hệ chúng ta hôm nay phải đón nhận, gánh vác và hoàn thành sứ mệnh lịch sử giao phó!
--
ST - ĐP

23/04/2024

Lào Cai phát động đợt thi đua đặc biệt chào mừng 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
UBND tỉnh phát động đợt thi đua cao điểm chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân.
Đợt 1 diễn ra từ 10/4 đến 20/6 với chủ đề “70 ngày đêm hành động quyết thắng”; đợt 2 với chủ đề “Tự hào truyền thống - Viết tiếp chiến công - xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” diễn ra từ 21/6 đến 31/12.
Nội dung thi đua gồm: tổ chức nghiên cứu, quán triệt, triển khai thực hiện tốt các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương, Tỉnh ủy Lào Cai, cấp ủy các cấp về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn mới; tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, đảng viên, chiến sĩ lực lượng vũ trang và nhân dân về lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, lịch sử đấu tranh cách mạng; xây dựng vững chắc “thế trận lòng dân”. Phát động và tham gia cuộc thi tìm hiểu 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ; tổ chức giao lưu, tọa đàm ôn lại truyền thống lịch sử và công tác đền ơn đáp nghĩa…
---
Nguồn: laocaitv.vn (HP)

23/04/2024
23/04/2024

Nam sinh chuyên Lào Cai thắng tuyệt đối, giành vòng nguyệt quế Olympia 24

Đặng Duy Khánh (THPT chuyên Lào Cai, Lào Cai) thi đấu xuất sắc, liên tục dẫn đầu trong cuộc so tài kịch tích – tuần 2 tháng 1 quý III Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24. Duy Khánh giành vòng nguyệt quế với số điểm cao 305.

Trận tuần 2 tháng 1 quý III Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24 gồm bốn thí sinh tranh tài: Phạm Đức Huy (THPT Tiên Lãng, Hải Phòng), Vũ Minh Anh (THPT Kim Thành, Hải Dương), Trần Lê Diễm Quỳnh (THPT Thị xã Quảng Trị, Quảng Trị) và Đặng Duy Khánh (THPT chuyên Lào Cai, Lào Cai).

Phần thi Khởi động, bốn thí sinh tỏ ra ngang tài ngang sức ở lượt thi đầu tiên – dành riêng cho từng người. Sau lượt thi chung, Duy Khánh chiếm ưu thế dẫn đầu 95 điểm, Minh Anh 65 điểm, Đức Huy và Diễm Quỳnh 60 điểm.

Phần thi Vượt chướng ngại vật, ẩn số cần tìm có 7 chữ cái. Hàng ngang đầu tiên được lựa chọn có câu hỏi: Chromium có số hiệu nguyên tử là bao nhiêu? Bốn thí sinh đều không có câu trả lời chính xác.
Hàng ngang thứ hai được lựa chọn có câu hỏi tính toán. Trong lúc MC đang đọc đáp án câu hỏi hàng ngang của các thí sinh, Duy Khánh nhấn chuông, giải mã ẩn số chướng ngại vật: “Trái đất”. Nam sinh Lào Cai củng cố vị trí dẫn đầu với 145 điểm, Minh Anh 65 điểm, Đức Huy và Diễm Quỳnh 60 điểm.
Phần thi Tăng tốc, Đức Huy và Diễm Quỳnh nỗ lực vươn lên. Qua bốn cơ hội tăng tốc, khoảng cách của thí sinh đã được rút ngắn: Duy Khánh 205 điểm, Đức Huy và Diễm Quỳnh cùng 160 điểm, Minh Anh 75 điểm.

Phần thi Về đích, Duy Khánh lựa chọn ba câu hỏi 20 điểm. Cậu trả lời chính xác 2/3 câu hỏi để về vị trí với 245 điểm. Diễm Quỳnh có cơ hội trả lời nhưng không thể ghi điểm.

Đức Huy lựa chọn gói câu hỏi 20 – 30 – 20 điểm. Cậu để Duy Khánh có cơ hội ghi điểm ở câu đầu; giành điểm ở hai câu còn lại, về vị trí với 210.

Diễm Quỳnh lựa chọn gói câu hỏi 20 – 30 – 20 điểm, nhưng không thành công. Cô để Đức Huy giành điểm câu hỏi 30 điểm; Duy Khánh giành điểm ở câu cuối cùng có chọn Ngôi sao hi vọng. Diễm Quỳnh về vị trí với 120 điểm.

Minh Anh lựa chọn gói câu hỏi 20 – 20 – 30 điểm và chọn Ngôi sao hi vọng câu cuối cùng. Minh Anh ghi điểm câu thứ hai; để Duy Khánh giành điểm câu đầu tiên và câu cuối cùng. Minh Anh về vị trí với 45 điểm.
Kết quả chung cuộc trận tuần 2 tháng 1 quý III Đường lên đỉnh Olympia 24, Đặng Duy Khánh (THPT chuyên Lào Cai, Lào Cai) giành vòng nguyệt quế với 305 điểm.

Phạm Đức Huy (THPT Tiên Lãng, Hải Phòng) về nhì với 240 điểm. Cùng về thứ ba, Vũ Minh Anh (THPT Kim Thành, Hải Dương) 45 điểm và Trần Lê Diễm Quỳnh (THPT Thị xã Quảng Trị, Quảng Trị) 120 điểm.
---
Theo tienphong.vn V.Hà

23/04/2024

Chúc mừng
Đoàn vận động viên xã Tả Ngài Chồ đã giành giải nhì toàn đoàn Hội thi nghiệp vụ PCCC và CNCH tổ liên gia an toàn PCCC huyện Mường Khương năm 2024
👏👏👏

XÃ TẢ NGÀI CHỒ KỊP THỜI HỖ TRỢ NGƯỜI DÂN KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI       Sáng ngày 18/4/2024, ngay sau khi tiếp nhận t...
18/04/2024

XÃ TẢ NGÀI CHỒ KỊP THỜI HỖ TRỢ NGƯỜI DÂN KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI

Sáng ngày 18/4/2024, ngay sau khi tiếp nhận thông tin về tình hình thiệt hại của người dân trên địa bàn sau trận mưa bão tối ngày 17/4, Cấp uỷ - Chính quyền xã đã kịp thời động viên, triển khai lực lượng có mặt tại các hộ gia đình bị ảnh hưởng thiệt hại 100% bao gồm các hộ gia đình ông Thào Seo Quáng thôn Máo Choá Sủ, Giàng Seo Lử thôn Tả Lủ, Ly Seo Pao thôn Hoàng Phì Chải.
Các lực lượng cán bộ, công chức xã, đoàn viên thanh niên , Công an xã, Cán bộ chiến sỹ đồn Biên phòng Pha Long cùng người dân địa phương đã hỗ trợ các hộ gia đình bị thiệt hại lợp lại mái nhà, di chuyển đồ đạc tạm thời…
Đồng thời cấp uỷ - chính quyền xã đã vận động người dân cùng hỗ trợ các hộ gia đình khác khắc phục hậu quả thiên tai gây ra, sớm ổn định cuộc sống.

09/04/2024
09/04/2024

35 quy tắc giúp bạn làm người lịch sự

1. Đừng bao giờ tùy tiện chụp mũ cho những người có ý kiến bất đồng với bạn.

2. Cho dù có ác ý hay không cũng đừng bao giờ nhại lại những người nói giọng địa phương.

3. Đến trước giờ hẹn, nếu ai đó hỏi, luôn trả lời rằng “Tôi cũng vừa đến thôi”.

4.Bất luận là xin lỗi hay cảm ơn, đều phải nói đúng lúc (vừa đủ để đối phương nghe thấy).

5. Khi nhận điện thoại, cố hết sức thấp giọng nói, đừng hét lên.

6. Không rung chân, dù đứng hay ngồi cũng không rung chân.

7. Khi người khác phủ định bản thân cũng không thẹn quá hóa giận, nói lời khó nghe.

8. Tuân thủ phép lịch sự trên bàn ăn, khi chọn món cần để ý đến khẩu vị của mọi người, chủ động rót đồ uống, thêm canh cho người bên cạnh, chủ động ngồi vào vị trí thêm đồ ăn, khi ăn chú ý không gây ra tiếng động.

9. Khi có người giúp, rót nước hoặc đưa đồ cho mình, đừng chỉ nhìn không, hay dùng tay đỡ, thể hiện phép lịch sự.

10. Những thứ đã cho vào miệng, đừng nhổ ra bàn, nếu cần nhằn xương, dùng khăn giấy, nhằn vào tay, gói lại rồi đặt xuống dưới khay.

11. Đừng nói chuyện với thái độ dạy bảo người khác, cẩn thận khi dùng những câu như “Hiểu chưa?” “Biết chưa?”, và những câu cầu khiến.

12. Khi nghe người khác nói cần phải tập trung, đừng vội giải thích quan điểm của mình, trước tiên phải làm rõ ý kiến và quan điểm của người khác.

13. Có thể không thích một ai đó, nhưng không có nghĩa là có thể không tôn trọng họ.

14. Khi người phía trước giữ cổng giúp bạn, thì chạy tới, khi mình đã tới cổng, đưa tay ra giữ, và nói cảm ơn.

15. Khi đi qua một con đường chật hẹp, đừng chen chúc, mà hãy xếp hàng đi theo thứ tự.

16. Trời mưa, đi vào phòng, cửa tiệm hoặc những nơi công cộng khác, hãy cụp ô lại rồi bỏ vào túi.

17. Đừng tùy ý nhìn vào màn hình máy tính của người khác, mà hỏi, “đang làm gì thế”?

18. Gặp người lớn chào hỏi, nếu bạn đang ngồi, thì hãy đứng lên nhé.

19. Ở những tiệm ăn nhanh, khi ăn xong hãy để gọn những đồ thừa trên bàn.

20. Ba người cùng đi với nhau, hai người nói chuyện rôm rả, hoàn toàn không để ý đến người thứ ba, như vậy là bất lịch sự.

21. Trên xe buýt, nếu bạn không xuống xe thì hãy đứng gọn sang bên cửa, đừng đứng chắn trước cửa xe.

23. Khi ăn cơm ở nhà người khác, đừng bỏ dở cơm ở bát hoặc sót lại nhiều hạt cơm.

24.Khi ở nhà tiếp khách cũng nên ăn mặc gọn gàng.

25. Đừng ở trước mặt người khác chơi điện thoại, khi chuông điện thoại kêu cũng nên nói, “xin lỗi.”

26. Khi nhờ ai đó giúp đỡ, đừng hỏi người ta có thời gian không mà không nói rõ chuyện gì.

27. Đối với đồ vật của người khác, hay đồ công cộng, sau khi dùng xong hãy cố hết sức để nó về trạng thái ban đầu, tiện cho người sau sử dụng.

28. Đừng lấy điểm yếu của người khác làm trò cười, hoặc gần chạm đến cũng không thích hợp, ví như xung quanh có người béo, mà bạn lại nói cách giảm cân của mình, như vậy không được lịch sự cho lắm. (Đối với quan hệ xã giao bình thường).

29. Tránh đến muộn, nếu có lỡ hẹn với ai đó ít nhất hãy nói trước một ngày.

30. Khi ho, hay chảy nước mũi, quay mặt ra chỗ khác.

31. Giữ quan hệ tương đối với bạn bè, đừng đợi đến khi cần người ta giúp mới nhớ đến.

32. Khi vào không gian riêng của người khác phải có sự đồng ý của họ.

33. Khi người khác đưa cho bạn xem một thứ gì đó, dù là điện thoại, sách báo, hay văn kiện, người ta không để bạn tiếp tục lật xem thì đừng lật.

34. Cầm những vật sắc nhọn, để đầu nhọn chĩa về hướng mình, đưa đồ cho người khác hãy dùng hai tay.

35. Đừng bao giờ chỉ tay vào mặt người khác khi nói chuyện hay tranh luận.

09/04/2024
03/04/2024

Đại hội Đại biểu mặt trận tổ quốc Việt Nam xã Tả Ngài Chồ lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2024 - 2029
Ngày 02/4/2024, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Tả Ngài Chồ đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Tới dự có đồng chí Thào Thị Lan, Ủy viên Ban thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng nhân dân huyện Mường Khương; đại diện Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam huyện và một số cơ quan của huyện. Dự ĐH còn có đ/c Giàng Sín Phủ - Bí thư Đảng uỷ - Chủ tịch HĐND xã, có các đ/c TT Đảng uỷ - HĐND -UBND, các ban ngành, đoàn thể xã.

🔈🔈🔈THÔNG BÁO VỀ VIỆC DI CHUYỂN CƠ SỞ LÀM VIỆC CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA  HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG🏥🏥🏥Bệnh viện Đa khoa huyện Mường ...
29/03/2024

🔈🔈🔈THÔNG BÁO VỀ VIỆC DI CHUYỂN CƠ SỞ LÀM VIỆC CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG

🏥🏥🏥Bệnh viện Đa khoa huyện Mường Khương sẽ tiến hành di chuyển cơ sở làm việc như sau:
Chuyển cơ sở cũ tại: số 429 đường Giải Phóng 11-11, Thị trấn Mường Khương, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai về địa chỉ mới:
🚑🚑🚑Sang cơ sở mới tại Tổ dân phố Tùng Lâu, thị trấn Mường Khương, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai như sau:
Thời gian bắt đầu tiếp nhận bệnh nhân tại cơ sở mới: bắt đầu từ 7h00, ngày 30 tháng 3 năm 2024.
📣📣📣Bệnh viện Đa khoa huyện Mường Khương xin thông báo để nhân dân, quý cơ quan, đơn vị, được biết để thuận tiện trong khám bệnh, chữa bệnh và liên hệ công tác.
🗺🗺🗺 Vị trí trên Bản đồ Google map: https://maps.app.goo.gl/msgoiLrP1cDXSd897

BỆNH VIỆN ĐA KHOA MƯỜNG KHƯƠNG
Chất lượng- Hiệu quả- Lan tỏa niềm tin.
🏬Địa chỉ: TDP Tùng Lâu, Thị trấn Mường Khương, tỉnh Lào Cai
☎️SĐT liên hệ: 0838.891.115
📩Email: [email protected]
🌏Website: http://bvdkmuongkhuong.gov.vn/

25/03/2024

VIỆT NAM KIÊN QUYẾT BÁC BỎ TẤT CẢ CÁC YÊU SÁCH TRÁI LUẬT PHÁP QUỐC TẾ Ở BIỂN ĐÔNG
Ngày 23-3, trả lời câu hỏi của phóng viên về quan điểm của Việt Nam đối với phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân ngày 14-3-2024 và Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Philippines ngày 17-3-2024 về vấn đề Biển Đông, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ:
Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp luật pháp quốc tế, cũng như có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của mình được xác lập phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).
Liên quan đến các yêu sách ở Biển Đông trái luật pháp quốc tế, vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, lập trường của Việt Nam là luôn rõ ràng, nhất quán và đã được khẳng định nhiều lần, theo đó Việt Nam kiên quyết phản đối và bác bỏ tất cả các yêu sách này.
Việt Nam mong muốn các quốc gia liên quan thực sự tôn trọng và tuân thủ các quy định của UNCLOS 1982, cùng đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định và tìm kiếm các giải pháp cơ bản, lâu dài ở Biển Đông.
Theo TTXVN. V.Hà

25/03/2024
Tổ chức thành công Giải bóng đá thanh niên huyện Mường Khương lần thứ III - Năm 2024 Chiều ngày 24/3, tại sân vận động h...
25/03/2024

Tổ chức thành công Giải bóng đá thanh niên huyện Mường Khương lần thứ III - Năm 2024

Chiều ngày 24/3, tại sân vận động huyện, Trung tâm VH, TT- TT huyện, Huyện đoàn, Hội LHTN Việt Nam huyện Mường Khương đã phối hợp tổ chức bế mạc Giải bóng đá thanh niên huyện Mường Khương lần thứ III, năm 2024. Tới dự có đồng chí Hoàng Trường Minh, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban tổ chức giải; Đồng chí Tô Việt Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện.

Giải bóng đá thanh niên huyện Mường Khương lần thứ III năm nay được tổ chức theo luật bóng đá 7 người, khởi tranh từ ngày 15/3 đến ngày 24/3, với sự tham gia của 22 đội bóng với hơn 300 vận động viên đến từ các xã, thị trấn, Khối Kinh tế, Khối Văn hóa - xã hội, Công an huyện, VNPT, Trường THPT số I, Trường PTDTNT, THCS và THPT huyện. Các đội được chia thành 6 bảng, thi đấu vòng tròn tính điểm để chọn ra đội nhất nhì các bảng vào vòng trong.

Với tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ, tinh thần thể thao cao thượng, trung thực và đoàn kết, sau một thời gian tranh tài đã diễn ra 41 trận đấu sôi nổi, với nhiều bàn thắng được ghi bởi những pha bóng hay, bàn thắng đẹp mắt, thu hút đông đảo khán giả đến xem và cổ vũ.

Kết quả, đội bóng đá thanh niên xã Bản Lầu đã xuất sắc đoạt chức vô địch, đội Khối Văn hóa – Xã hội đoạt giải Nhì và 2 đội Xã Pha Long, Công an huyện đồng đoạt giải ba. Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao các giải như: cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất, thủ môn xuất sắc nhất, cầu thủ xuất sắc nhất, giải phong cách, giải triển vọng cho các cá nhân và đội bóng đạt thành tích tốt tại giải.
Giải đấu là dịp để đẩy mạnh phong trào hoạt động thể dục thể thao trong các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh thiếu niên, đồng thời tăng cường tinh thần tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe, tạo điều kiện cho các vận động viên gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm thi đấu, nâng cao tinh thần đoàn kết giữa đoàn viên thanh niên các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Giải bóng đá thanh niên huyện Mường Khương lần thứ III, năm 2024 đã khép lại sau 2 tuần tranh tài sôi nổi, hấp dẫn. Chiếc cúp vô địch đã tìm được chủ nhân xứng đáng, những tài năng trẻ đã tỏa sáng rực rỡ và trên hết, những trái tim đam mê bóng đá đã hòa chung nhịp đập.
Hán Hiền - Cao Chung

24/03/2024

KHÔNG KHÍ CỞI MỞ CỦA NỀN CHÍNH TRỊ VIỆT NAM

Cho đến thời điểm hiện tại, chỉ hơn 10 ngày kể từ khi sai phạm của một tập đoàn được hé lộ, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị đã nhanh chóng xin từ chức, rời nhiệm sở ngay giữa nhiệm kỳ Đại hội. Truyền thông quốc tế nhận định rằng, việc một nhân vật cấp cao đang nắm giữ một vị trí quan trọng như vậy từ chức có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của các nhà đầu tư nước ngoài. Bởi lẽ, Việt Nam vốn được coi là một đất nước ổn định về mặt chính trị. Trong khi đó, dư luận trong nước bày tỏ sự ngạc nhiên và đặt câu hỏi về lý do thực sự đằng sau quyết định này, đồng thời bàn luận về người sẽ kế nhiệm vị trí then chốt này.

Nhưng hơn tất cả, sự kiện thật sự đang phản ánh một bầu không khí chính trị mới mẻ, cởi mở hơn tại Việt Nam. Đây có thể được xem là một tiền đề quan trọng cho những cải cách, đổi mới trong hệ thống chính trị của đất nước trong tương lai.

Trưởng thành từ Đoàn Thanh niên, từng kinh qua nhiều chức vụ từ lãnh đạo cấp Quận đến người đứng đầu Nhà nước. Từng ấy vị trí đủ để ông Võ Văn Thưởng xây dựng được lòng tin bằng năng lực và phẩm chất của mình. Qúa trình tôi luyện được ghi nhận bằng việc tin tưởng giao phó vị trí Chủ tịch nước. Sự kiện trên khiến truyền thông quốc tế tốn khá nhiều bút mực để viết về lớp cán bộ thuộc thế hệ 7X đầu tiên được giao phó trọng trách lớn. Đa phần đều đồng tình, dù ông Võ Văn Thưởng được coi là trẻ nhưng cái trẻ ở đây không phải là sự non nớt của tuổi tác, của trí tuệ mà trẻ ở đây là sức trẻ của một người được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm thực tiễn phong phú, có trình độ, có uy tín mà trẻ trung nữa thì đây là người có năng lượng rất mạnh mẽ để có thể “toả sáng” trong công tác lãnh đạo, quản lí. Điều đó được chứng minh qua hơn một năm đương nhiệm, có thể nói ông Võ Văn Thưởng đã xóa tan những nhận định tiêu cực về thực quyền của chức vị Chủ tịch nước. Làm rất tốt cương vị đứng đầu nhà nước cả trong đối nội lẫn đối ngoại.

Tất cả đang diễn biến theo chiều hướng rất tích cực thì xuất hiện lá đơn từ chức. Dư luận đồn đoán điều này được cho là liên quan đến Phúc Sơn. Theo kết luận của cơ quan điều tra, Phúc Sơn bị xử lý vì sai phạm liên quan đến công trình mà chính quyền Quảng Ngãi thực hiện vào năm 2012 và chịu trách nhiệm là Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Cao Khoa. Ông Cao Khoa giữ chức vụ Chủ tịch Quảng Ngãi trong thời điểm ông Võ Văn Thưởng đang giữ chức Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi.

Vậy là chỉ sau 7 ngày kể từ khi xuất hiện trước công chúng, ông Võ Văn Thưởng đã có một quyết định nhanh chóng và bất ngờ là xin từ chức. Không hề nói quá khi trên báo chí chính thống, thông tin từ các cơ quan chức năng, chưa có một kết luận điều tra nào về việc Phúc Sơn có liên quan đến ông Võ Văn Thưởng. Cái đáng nói ở đây là sự nhanh nhạy quyết đoán. Ông đã sai, dù cho rằng sai ở mức độ nào, mức độ thiệt hại ra sao. Nhưng đã sai là có khuyết điểm. Có khuyết điểm là ngay lập tức nhìn nhận lỗi lầm, dù cho rằng đó là quá khứ xa xôi.

Truyền thông quốc tế đánh giá đây là một “cơn địa chấn về mặt chính trị” gây chú ý rộng rãi trên toàn cầu. Nhưng nhìn về mặt tích cực, trên hết có lẽ một sự việc gây chấn động sẽ mở đường cho sự đổi mới trong hệ thống chính trị Việt Nam.

Điều này phản ánh văn hóa từ chức trong nền chính trị Việt Nam được hình thành từ những chức vụ cao nhất. Thật sự quan trọng. Bởi lẽ là những người đứng đầu nhà nước, chịu trách nhiệm chính về đối ngoại. Là người mang hình ảnh đất nước ra quốc tế. Là người đứng ra kêu gọi đầu tư. Lấy uy tín của cá nhân lồng trong vị trí, nếu như đã nắm giữ vị trí cao nhất mà còn sai phạm thì rất nguy hiểm. Bởi vậy nên ở vị trí càng cao thì càng phải giữ mình trong sạch. Mà muốn được giao phó vị trí cao thì càng phải tự uốn nắn, cảnh tỉnh bản thân từng phút từng giây. Không cần biết ở thời điểm nào, chỉ cần có sai phạm là phải bị xử lý. Đây là điều kiện tiên quyết của một thế hệ lãnh đạo mới. Một thế hệ 100% trong sạch.

Ai cũng có thể bị thay đổi và đào thải bất cứ lúc nào. Đây được xem là một sự đổi mới trong hệ thống chính trị Việt Nam mở ra những tiền lệ về văn hóa từ chức cùng sự khắt khe của cái gọi là “tiêu chuẩn” của một người lãnh đạo. Từ đó tạo ra một bầu không khí cởi mở cho hệ thống chính trị Việt Nam. Nhưng dù có đổi mới như thế nào thì nền kinh tế của Việt Nam vẫn sẽ giữ được sự ổn định và phát triển. Nó được lãnh đạo bởi cả một hệ thống với đường lối ngoại giao ổn định chứ không phải phụ thuộc vào bất cứ cá nhân nào!

Address


Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Dốc Chín Quai posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Shortcuts

  • Address
  • Alerts
  • Videos
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Media Company?

Share