Rescue wasted food - Giải cứu thức ăn

  • Home
  • Rescue wasted food - Giải cứu thức ăn

Rescue wasted food - Giải cứu thức ăn Chiến dịch "Giải cứu thức ăn thừa" của nhóm học sinh đến từ THCS Vinschool Ce

Mọi người hãy làm khảo sát giúp chúng mình nhéhttps://forms.gle/wphTsH8b29S5EvQC6
05/05/2022

Mọi người hãy làm khảo sát giúp chúng mình nhé
https://forms.gle/wphTsH8b29S5EvQC6

Create a new survey on your own or with others at the same time. Choose from a variety of survey types and analyze results in Google Forms. Free from Google.

CHIẾN DỊCH "RESCUE WASTED FOOD - NÓI KHÔNG VỚI LÃNG PHÍ THỨC ĂN" ĐÃ RA LÒ RỒI!!!!Thứ 6 hàng tuần tại chính trường học củ...
21/04/2022

CHIẾN DỊCH "RESCUE WASTED FOOD - NÓI KHÔNG VỚI LÃNG PHÍ THỨC ĂN" ĐÃ RA LÒ RỒI!!!!
Thứ 6 hàng tuần tại chính trường học của mình, học sinh khối 9A Vinschool Central Park sẽ cùng nhau giảm thiểu lượng thức ăn thừa bằng cách ăn hết suất. Đây là chính là poster của nhóm chúng mình, được dán tại các lớp 9 và bảng thông tin chung. Mong các bạn Vinsers hãy ủng hộ dự án và cả những ai nhìn thấy bài viết này nhé.

24/03/2022

MỘT Ý TƯỞNG ĐỘC ĐÁO ╲⎝⧹ ( ͡° ͜ʖ ͡°) ⎠╱
Bạn đã bao giờ nghe về các sản phẩm da được làm từ vỏ xoài, bã táo ép chưa? Với sự phát triển của khoa học và sự sáng tạo của loài người, chúng ta đã sản xuất da những loại da dùng trong ngành thời trang và phụ kiện bằng thực vật thay cho việc săn bắn và giết động vật để lấy da. Đây quả thực là một phát minh mới lạ và cũng không kém phần độc đáo giúp bảo vệ môi trường và thúc đẩy kinh tế.

1. Khái niệm da veg
•Viết tắt của vegetable-tanned, được thuộc bằng tannin chiết xuất từ thực vật và thân thiện với môi trường.
•Đặc điểm: có mùi thơm của nguyên liệu làm ra nó như cỏ, vỏ hoa quả, ...

2. Các thành quả nổi bật
•Trụ sở Beyond Leather trộn bã cao su cùng bã táo ép và cho ra loại da có 3 lớp tách rời được khi hết hạn sử dụng tên là Leap. Quá trình sản xuất Leap ít thải ra CO2 hơn 85% so với da truyền thống.
•Việt Nam có cơ sở sản xuất da từ những quả xoài, nho, táo không bán được.

3. Ưu - nhược điểm
•Ưu: bền bỉ và có khả năng phân hủy sinh học
•Nhược: giá thành đắt, chưa phổ biến bằng da làm từ crom, mất thời gian tạo ra

4. Một số ý tưởng sản xuất khác:
•Hộp bã mía làm từ bã mía
•Dùng thức ăn thừa làm phân bón ủ trong công nghiệp
Video tham khảo
https://bitly.com.vn/09mm3d

Như bài viết trước của nhóm chúng mình, chúng ta đã đề cập đến hai nguyên nhân chính dẫn đến việc lãng phí thức ăn đó là...
24/03/2022

Như bài viết trước của nhóm chúng mình, chúng ta đã đề cập đến hai nguyên nhân chính dẫn đến việc lãng phí thức ăn đó là sự thiếu liên kết, đồng nhất của nhà trường, học sinh về khẩu phần ăn kèm theo đó là việc vẫn còn kha khá lượng HS chưa thể ăn hết suất của mình. Vì thế hôm nay trong bài viết thứ 4 của nhóm mình chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu những biện pháp và cách xử lý mà chúng ta cùng có thể áp dụng để cùng có thể giảm thiểu lượng thức ăn thừa nhé:

*XỬ LÍ TỪ GỐC RỄ*
+Phần lớn các nguyên nhân các bạn có phản ánh trong bài khảo sát của nhóm mình về nguyên nhân thức ăn không được ăn hết đó chính là việc thực đơn không phù hợp, và chất lượng đồ ăn còn chưa thực sự tốt. Những vấn đề trên sẽ có thể thực sự được khắc phục khi các bạn thực sự nghiêm túc với những bài khảo sát bữa ăn của mình. Chỉ bằng những câu hỏi nhỏ, tiện lợi bạn chỉ việc lựa chọn thì nhà trường có thể hoàn toàn tạo ra những sự khác biệt trên các bữa ăn. Nhà trường đã có những nỗ lực với những bài khảo sát chỉ tốn chưa đến 5 phút để làm nên các bạn hãy thực sự dồn tâm vào những bài khảo sát từ nhà trường lẫn chúng mình để nhận lại được những buổi ăn thật chất lượng nhé.
+Trước khi ăn bạn nên nhìn sơ qua thực đơn để có thể xác định được những món ăn bạn có thể ăn được hay không và sau đó có thể nói với các cô chú đầu bếp bỏ hay thêm tuỳ thuộc khẩu vị.
+Về phía nhà trường thay vì chỉ có làm khảo sát thì có thể thay đổi về cách bố trí và thêm nhân sự để có thể hỗ trợ thêm với học sinh về bữa ăn. Những học sinh không ăn được những món đặc biệt có thể nhận được hỗ trợ của các thầy cô đi tuần để nhận được phần ăn phù hợp. Nhà trường có thể bổ sung các món giúp học sinh tiêu hoá dễ dàng hơn như : sữa chua, gừng,…..

*KHI KHÔNG THỂ ĂN ĐƯỢC NỮA*
•Trong những trường hợp bạn vô tình lấy nhầm khay quá sức, có thể nhờ bạn bè ăn xử lý hộ dùm mình.
•Có thể chờ 5-10 phút trò chuyện với bạn bè rồi quay trở lại với bữa ăn của mình.
•Nếu bạn là người thường hay có vấn đề với việc tiêu hoá thức ăn thì những mẹo vặt này sẽ giúp bạn có thể thưởng thức những bữa ăn ở trường trọn vẹn hơn
•Trước khi xuống ăn trưa, hãy đảm bảo rằng bạn đã uống đủ 1l nước để thức ăn có thể được tiêu hoá dễ dàng hơn tránh trường hợp chướng bụng
•Bạn có thể bắt đầu bữa ăn với các món có chứa nhiều chất xơ như trái cây, rau luộc, canh rồi mới tiến đến tinh bột và thịt.
• Sau những bữa ăn thì bạn nên lót dạ bằng những món ăn như sữa chua, trà gừng, khoai lang,….

/Dù là ở trường hay ở nhà thì bạn cũng phải trân trọng những bữa ăn do người khác đã nấu ra cho mình. Những bữa trưa cho bạn được nấu để dành phần cho bạn, nếu như bạn không ăn hay nhận suất ăn của mình thì sẽ góp phần tăng vọt lượng thức ăn bị lãng phí và gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước. Hãy ăn phần ăn mà nhà trường đã nấu cho bạn dù cho bạn đang no hay không có hứng ăn. Bữa ăn đóng một vai trò quan trọng trong quá trình học tập và sinh hoạt của chúng ta./

THỰC TRẠNG LÃNG PHÍ THỨC ĂN THỪA Ở VIỆT NAM!!!Theo thống kê sau cuộc khảo sát được thực hiện bởi Electrolux, Việt Nam đứ...
24/03/2022

THỰC TRẠNG LÃNG PHÍ THỨC ĂN THỪA Ở VIỆT NAM!!!

Theo thống kê sau cuộc khảo sát được thực hiện bởi Electrolux, Việt Nam đứng thứ 2 trong số 8 quốc gia châu Á có lượng thức ăn thừa nhiều tại châu Á với tỉ lệ 87% các hộ gia đình thừa nhận đã lãng phí 2 đĩa thức ăn mỗi tuần.
Cũng theo thống kê trên, ta thấy được có 68% các món ăn từ tinh bột bị lãng phí, 53% là thịt cá đã chế biến và 56% là các loại rau củ.

TẠI SAO NGƯỜI VIỆT NAM LẠI BỎ THỪA NHIỀU THỨC ĂN NHƯ VẬY?

Theo một số chuyên gia, đa phần người Việt có thói quen hoặc tư tưởng “để phần”. Để phần thức ăn không ăn hết, để phần cho những thành viên khác trong gia đình hoặc đề phần thức ăn để chia thành nhiều bữa. Điều này cũng đã giải thích được khoảng 50% lí do Việt Nam là một trong những nước không giàu nhưng lại lãng phí nhiều thức ăn.

CÒN 50% CÒN LẠI THÌ SAO?

Chúng là những thực phẩm đến từ những trường học, các bạn học sinh hầu như không ăn hết suất ăn của mình và để thừa lại khá nhiều đồ ăn theo thực đơn của từng ngày khác nhau và chưa phù hợp và chất lượng đồ ăn chưa thực sự tốt. Nhưng cũng có nhiều ý kiến lại cho thấy đó chỉ là một trong những lí do biện minh của các bạn khi các bạn ăn không hết phần mà thôi.
Theo quan sát và thống kê tại trường THCS, THPT Vinschool Central Park, lượng thức ăn các bạn bỏ đi ở ca 1 chiếm 20% diện tích thùng chứa thức ăn thừa, và đa phần những thực phẩm bị các bạn học sinh lãng phí là các loại rau củ, nhưng chúng hầu hết xuất hiện trong các ngày và chiếm khoảng 40-45% trong mỗi phần ăn. Sau mỗi ca ăn tại trường, nhầm đảm bảo vệ sinh an toàn và chất lượng thực phẩm, các thực phẩm như trái cây, canh, … sẽ bị đem bỏ đi.

LÃNG PHÍ THỰC PHẨM ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO TỚI CHÚNG TA?1 trong 17 mục tiêu phát triển bền vững (tức phát triển kinh tế so...
23/03/2022

LÃNG PHÍ THỰC PHẨM ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO TỚI CHÚNG TA?
1 trong 17 mục tiêu phát triển bền vững (tức phát triển kinh tế song song với việc bảo vệ môi trường, xã hội) của Liên Hợp Quốc chính là giảm thiểu lãng phí thức ăn. Đây cũng là vấn đề nan giải với chính Việt Nam. Lượng thức ăn chúng ta thải ra hàng năm ngày càng tăng lên (chúng mình sẽ cập nhật số liệu và thực trạng ở post sau). Vậy điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào với cuộc sống của con người:
+Lượng rác khổng lồ từ thực phẩm bỏ đi đang tạo ra gánh nặng ngày càng lớn tại các đô thị. Nhiều thành phố đã được xem là điểm nóng về việc ô nhiễm môi trường do ảnh hưởng về một phần rác thải thực phẩm
+Những quốc gia có nền kinh tế phát triển thì rác thải thực phẩm chính là thực phẩm chế biến. Trong khi đó tại các nước đang phát triển, hoặc khu vực bán đô thị, thực phẩm bị lãng phí chủ yếu là thực phẩm thô.
+Người nghèo không đủ thức ăn để duy trì nhu cầu tối thiểu.
+Tuy rằng khi các công ty, trường học nhập lượng lớn đồ ăn sẽ giúp thúc đẩy kinh tế nhưng từ chính những cơ sở hạ tầng này lãng phí thực phẩm thì không hề bảo đảm 1 trong 3 yếu tố phát triển bền vững.

Bạn cảm thấy như thế nào về sự ảnh hưởng này? Nhóm chúng mình mong các bạn sẽ lan tỏa những thông tin trên tới mọi người và thay đổi từ những vấn đề nhỏ nhất: ăn hết suất của bản thân nhé! Cùng đón chờ bài post tiếp theo của chúng mình nàooo

LÃNG PHÍ THỰC PHẨM: CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN ĐÓI NGHÈOĐã bao giờ bạn tự hỏi rằng, từ đâu mà chúng ta gặp phải vấn đề lãng phí t...
22/03/2022

LÃNG PHÍ THỰC PHẨM: CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN ĐÓI NGHÈO
Đã bao giờ bạn tự hỏi rằng, từ đâu mà chúng ta gặp phải vấn đề lãng phí thực phẩm hay chưa?
Để trả lời cho câu hỏi này, chúng mình đã làm một khảo sát nhỏ để biết thêm lí do các bạn học sinh bỏ thừa thức ăn. Phần lớn các nguyên nhân các bạn có phản ánh trong bài khảo sát của nhóm mình về nguyên nhân thức ăn không được ăn hết đó chính là việc thực đơn không phù hợp, và chất lượng đồ ăn còn chưa thực sự tốt. Cũng có một số ý kiến trái chiều như các bạn kén chọn hoặc chỉ ăn món chính bỏ món phụ khiến phần ăn bị thừa:
+Nguyên nhân chính là các bạn không thích ăn rau nhưng 40% suất ăn đều có rau khiến cho lượng thức ăn bị bỏ thừa không thể cải thiện.
+ Chất lượng bữa ăn chưa tốt: cơm khô/nhão, nêm nếm gia vị chưa chuẩn, ...
+ Có những món không ăn được nhưng các bạn vẫn lấy vào khay và sau đó đổ đi
+ Vì tiêu chuẩn bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, thức ăn thừa (VD: canh, hoa quả) của ca 1 sẽ bỏ đi toàn bộ

Đó là những lí do tại môi trường học đường, còn những lí do chung là gì?
Theo báo Lao động: "Khoảng 1/3 tổng số thực phẩm được sản xuất phục vụ nhu cầu của con người bị thất thoát hoặc lãng phí trong quá trình từ nông trại đến bàn ăn. Trong đó, một phần thực phẩm bị người tiêu dùng vứt bỏ sau khi mua và số còn lại bị thất thoát trong quá trình thu hoạch, chế biến và vận chuyển"
"Ở khâu sản xuất, chế biến thực phẩm (đối với các nước đang phát triển) và ở khâu phân phối của các nhà bán lẻ và người tiêu dùng ''quá tay’’ trong việc mua thực phẩm hoặc thực phẩm không đáp ứng các tiêu chuẩn về hình thức (đối với các nước phát triển). Còn tại Việt Nam, nguyên nhân tổn thất thực phẩm đã được Ths Dương Thu Hằng (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chỉ rõ, là do: Sản xuất nông nghiệp manh mún thành các trang trại siêu nhỏ; Hệ thống hậu cần kém hiệu quả; Thiếu cơ sở hạ tầng bảo quản và thiếu máy móc cho chế biến bảo quản và thiếu máy móc cho chế biến sâu; Các biện pháp đóng gói và xử lý sau thu hoạch trong chuỗi cung ứng chưa đáp ứng được nhu cầu; Hệ thống logistic còn hạn chế..."

Loa loa loa, các hội viên của hội Giải cứu Thức ăn nghe rõ trả lời. Hiện nay, lượng đồ ăn bị đổ của học sinh khối 9 và 1...
16/03/2022

Loa loa loa, các hội viên của hội Giải cứu Thức ăn nghe rõ trả lời.
Hiện nay, lượng đồ ăn bị đổ của học sinh khối 9 và 10 Vinschool nhiều ở mức báo động. Mỗi ngày, có đến cả chục kilogram đồ ăn bị bỏ đi, vừa tốn chi phí vừa tốn tài nguyên. Đây là một vấn đề hết sức lãng phí và có ảnh hưởng xấu đến môi trường, mà một cá nhân không thể tự mình giải quyết.
Nhìn thấy vấn đề nhức nhối này, nhóm chúng mình đã quyết định phải lên tiếng kêu gọi mọi người: chúng ta hãy cùng chung tay giải cứu lượng thức ăn quý giá đang bị bỏ phí hằng ngày!
Các bạn hãy bắt đầu bằng cách cắt giảm lượng thức ăn thừa của bản thân. Sau đó hướng đến uốn nắn thói quen ăn uống xấu của người thân hoặc bạn bè, rồi tuyên truyền tới những cá nhân khác.
Nhóm sẽ hỗ trợ tuyên truyền, hướng tới tiếp cận nhiều người hơn qua các bài post, poster, tranh vẽ,... chúng tớ sẽ đồng hành cùng các hội viên trong suốt quá trình phát động chiến dịch. Mong mọi người ủng hộ và tham gia nhaaa. Then kiu sâu mứt pho rít đinh đít bốt.
Cre ảnh: Food Tank

Address


Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Rescue wasted food - Giải cứu thức ăn posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Shortcuts

  • Address
  • Alerts
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Media Company?

Share