Bodhi Media

Bodhi Media Trang Tin tức - Văn hóa - Giáo dục - Tôn giáo

30/04/2024
TÂM NHÃN: TUỆ SỸ, THIỀN ĐỊNH PHẬT GIÁO VÀ THÀNH DUY THỨC LUẬNCó vị Phật tử hỏi và muốn tôi giải thích “Pháp tu gia hành ...
22/03/2024

TÂM NHÃN: TUỆ SỸ, THIỀN ĐỊNH PHẬT GIÁO VÀ THÀNH DUY THỨC LUẬN

Có vị Phật tử hỏi và muốn tôi giải thích “Pháp tu gia hành vị trong Duy thức” và “quá trình công phu noãn, đỉnh, nhẫn và thế đệ nhất”.
Tôi trích dẫn trong Thành duy thức luận (成唯識論卷9, T31n1585, p. 49a25) giải thích như sau:
“Bồ-tát trước tiên ở trong vô số kiếp thứ nhất khéo léo hoàn bị các tư lương phước đức và trí tuệ, đã viên mãn thuận giải thoát phần, với mục đích nhập kiến đạo, an trụ trong duy thức tính, lại tu tập gia hành với noãn, đỉnh, nhẫn, thế đệ nhất, để trấn áp và đoạn trừ hai thủ. Bốn gia hành này (noãn, đỉnh, nhẫn, thế đệ nhất) gọi chung là thuận quyết trạch phần, vì thuận dẫn hướng đến sự quyết trạch sự chân thật. Do gần với kiến đạo nên gọi là gia hành.”

Trong văn luận nói đến vị Bồ-tát trải qua vô số kiếp… để có tư lương phước đức, trí tuệ, đó chính là đức Phật Thích-ca, trước khi Ngài thành Phật hành hạnh Bồ-tát.

Thật sự tôi rất ngần ngại để trả lời hay giải thích tường tận giáo nghĩa trên, vì tất cả đều thể nghiệm qua việc tu chứng nhưng tôi cũng mạo muội thích nghĩa một vài từ ngữ trong quá trình tu trong “Gia hành vị”. Vì sao nói 4 gia hành: noãn, đỉnh, nhẫn, thế đệ nhất là thuận quyết trạch phần. Trong Câu-xá luận (阿毘達磨俱舍論卷18, T29n1558, p. 98a10) nói: Có ba loại thiện bằng phân biệt về phước nghiệp sự:
1. Thuận phước phần (puṇya-bhāgiya) là nghiệp dẫn đến dị thục.
2. Thuận giải thoát phần (mokṣabhāgīya), khi mà loại thiện này đã phát sinh, người ấy quyết định có pháp Niết-bàn. Người nào sau khi nghe luận thuyết soi sáng sự nguy hại của sinh tử, vô ngã và phẩm đức của Niết-bàn, tức thì lông tóc dựng đứng, nước mắt chảy, quả quyết người này có thiện căn thuận giải thoát phần. Cũng như, do vì vào mùa mưa trong sân đập lúa có chồi non nảy mầm, biết rằng trong lỗ hổng nơi sân nhất định đã có hạt giống.
3. Thuận quyết trạch phần (nirvedhabhāgīyam), đó là noãn, đỉnh, nhẫn, thế đệ nhất.

Cũng trong Câu-xá quyển 23 giải thích: Quyết là quyết đoán; trạch là lựa chọn (niścito vedho nirvedhaḥ). Quyết đoán giản trạch, đó chính là Thánh đạo. Vì do bởi đó mà đoạn trừ nghi hoặc, và do phân tích các Thánh đế rằng “Đây là khổ”, cho đến, “Đây là đạo”. Trước giai đoạn hiện quán Thánh đế, hành giả quán sát bốn Thánh đế đến với các hành tướng: vô thường, khổ, không, vô ngã v.v. Giai đoạn này Hữu bộ gọi là Thuận quyết trạch phần (nirvedhabhāgīya).
Quá trình (thiền) bắt đầu từ kiểm soát hơi thở… cho đến đạt được trình độ chỉ (śamatha), bấy giờ bắt đầu quán sát bản chất của tồn tại với các yếu tính vô thường, khổ, không, vô ngã. Quán sát cho đến khi thuần thục, hơi ấm (uṣmagata) sẽ phát sinh. Tiếp tục tu tập, với sự tiến bộ đáng kể, hành giả đạt đến mức gọi là đỉnh (mūrdhan, đỉnh đầu)… quá trình phát sinh hơi ấm và đỉnh đầu là do trí tuệ của Thánh đạo chớm phát sinh… Nói đỉnh đầu, vì đây là trình độ thế tục trí cao nhất. Nếu nhìn từ thực tế hành trì, những người có kinh nghiệm tu thiền đều biết rằng, theo một phương pháp nhất định, sau một thời gian tu tập, nếu có tiến bộ, hơi ấm ấy sẽ phát sinh dưới rốn, nơi mà Trung y gọi là huyệt đan điền. Nói đến “noãn” và “đỉnh” là quá trình quán chiếu phá trừ y nơi ý thức cấu trúc phân biệt “khách thể” (năng thủ - grāhakagrāha) và “chủ thể” (sở thủ - grāhygrāha), đạt đến tính Không, vắng mặt hai thứ này. Nói cho dễ hiểu là nhận thức của phàm phu luôn bị bẻ cong thực tại, tức thức thứ tám (a-lại-da) nhận thức tập khí sai lầm như là tự tính của những cái bị biến kế sở chấp.

Nếu tôi tiếp tục thuyết minh thì mọi người sẽ tiếp tục không hiểu gì cả. Tôi đi sang một câu chuyện khác. Những năm thầy Tuệ Sỹ an cư ở suối Thạch Khê, Diên Lâm, Diên Khánh (Khánh Hòa, Việt Nam). Suốt ba tháng an cư, khóa tu của thầy là hành thiền. Thầy tĩnh tọa ngày hai lần, sáng sớm từ 3h đến 4h, chiều từ 17h đến 19h. Sau giờ hành thiền tối, mấy thầy trò đối ẩm đàm đạo. Có lần thầy kể, thời gian thầy bị kết án tử hình, thầy bị giam gần các phòng giam của các tử tù khác. Thầy nói rằng, những tử tù này có một số bình nhật họ là tướng cướp giết người không gớm tay, nhưng khi nghe tiếng mở cửa, chuẩn bị đưa họ ra pháp trường, tất cả đều ngất ngay trong phòng giam. Cái bạo gan giết người là một lẽ, còn xem nhẹ cái chết tợ như lông hồng lại là một chuyện khác. Như một người muốn bơi giỏi, tất nhiên bạn phải ở trong hồ nước, hay lội ngay dưới biển; không bao giờ có chuyện bạn đứng trên bờ nghe lý thuyết của giáo viên giảng rồi có thể bơi lội thành thạo.

Hai tác phẩm Thiền định Phật giáo và Thành duy thức luận, thầy Tuệ Sỹ dịch và viết không phải thể hiện của một người có tri kiến uyên bác, mà “linh hồn” của một vị thầy thể nghiệm tu tập được phơi bày ra văn tự. Tôi đã giới thiệu hai tác phẩm này cho vị đặt câu hỏi với tôi. Song, những ai sở hữu tác phẩm ấy hãy đọc như mình nhai thức ăn, rồi kiết già tĩnh tọa nhiều giờ, nhiều ngày… Ngồi như thầy Tuệ Sỹ đã ngồi. Thầy ngồi ở trong tù, ngồi đến khi ra tù, ngồi trên gường bệnh, ngồi đến lúc không thể ngồi được nữa… Nếu thầy có ở “Thuận quyết trạch phần” thì chỉ có thầy mới biết.

Ngày 13 tháng 2, Giáp thìn
Tâm Nhãn

________________________

* https://phatviet.info/tue-sy-thien-phat-giao-va-thien-chua-giao/

TỲ KHEO THÍCH TUỆ SỸ (1945-2023): Nếu Tăng sĩ hoàn toàn đắm mình vào các sinh hoạt này thì không thể giữ nổi thông điệp ...
19/03/2024

TỲ KHEO THÍCH TUỆ SỸ (1945-2023): Nếu Tăng sĩ hoàn toàn đắm mình vào các sinh hoạt này thì không thể giữ nổi thông điệp của đức Phật, cảnh tỉnh về sự bức khổ của vô thường, giác ngộ về sự sống toàn diện của con người. Đời sống cô liêu phải là đời sống lý tưởng của một vị tỳ-kheo. Chỉ có ai đã từng nếm được mùi vị độc cư mới có thể nếm được mùi vị của Chánh pháp. Nhưng, sống trong sự giao hoán của xã hội, một người không thể chỉ nhận mà không cho; cố nhiên chỉ cho được những gì mình có. Cái mà một vị tỳ-kheo có ở đây là hình ảnh lộng lẫy của một đời sống cô liêu. Chính nơi đó người ta nhận thấy tất cả sự thanh bình mà nhân loại có thể có. Cái cô liêu ở đây là sống trong thế gian, dù có mưu cầu hạnh phúc cho con người vẫn không ôm ấp tất cả kết quả từ sự mưu cầu ấy để làm thành sự nghiệp của mình. “Bồ-tát cứu độ tất cả chúng sanh mà không thấy có chúng sanh nào được cứu độ hết.”

"Xưa kia, khi vua chúa bắt sư tăng cúi đầu nhận tước lộc của triều đình để làm tôi tớ cho vương hầu, chư Tổ đã sẵn sàng ...
17/03/2024

"Xưa kia, khi vua chúa bắt sư tăng cúi đầu nhận tước lộc của triều đình để làm tôi tớ cho vương hầu, chư Tổ đã sẵn sàng đặt đầu mình trước gươm bén, giữ vững khí tiết của người xuất gia, bước theo dấu chân vô úy, vô cầu của các bậc Thánh Đệ tử, được gói gọn trong thanh quy: 'Sa môn bất kính vương giả'".

The one who renounces the world, when taking steps to depart, is heading towards the vast sky; their temperament and appearance do not conform to conventions, not yielding to the deceitful values of the world, not bowing down to the tyranny of violence. A little fame, a little worldly gain, a little comfort and leisure; those are just petty, ordinary, and deceptive values, which even many people discard without regret to maintain their reputation. Do not falsely claim to protect the Righteous Law, when in reality, it is just embracing temples and towers as hiding places for demons, gathering spots for the scum of society. Do not hypocritically preach the scriptures, essentially using Buddha's words to flatter officials, begging for a bit of worldly favor, buying and selling titles...

https://phatviet.info/thu-gui-cac-tang-sinh-thua-thien-hue/

Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương thể hiện bản thể thanh tịnh hòa hợp của Tăng-già, làm sở y cho bốn chúng đệ tử hành Đạo và...
12/03/2024

Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương thể hiện bản thể thanh tịnh hòa hợp của Tăng-già, làm sở y cho bốn chúng đệ tử hành Đạo và hóa Đạo, tác Như Lai Sứ, hành Như Lai sự.

Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương kế thừa sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh của Lịch đại Tổ Sư, kế thừa và phát huy lý tưởng phụng sự Dân tộc và nhân loại như đã được minh định bởi Hiến Chương của Giáo Hội, vì một đất nước thanh bình an lạc, vì một truyền thống nhân ái bao dung, vì một xã hội đạo đức tôn trọng phẩm giá của con người, tôn trọng các quyền tự do bình đẳng giữa người và người.

Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương, trong hiện tình của Giáo Hội, là y xứ từ đó hướng đến kiện toàn các cơ cấu Hội Đồng Lưỡng Viện của Giáo Hội vốn đã giải thể theo Quyết Định số 12/TT/VTT/QĐ, Phật lịch 2562, Saigon ngày 25/11/2018 bởi Đức Đệ Ngũ Tăng Thống."

[ Trích Công Bố của Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Viện Tăng Thống ]

"Ngày 21 tháng 8 năm 2022, Phật lịch 2566, buổi lễ phát nguyện và suy tôn Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương, đồng thời suy cử Chánh Thư Ký Xử lý thường vụ Viện T...

GHPGVNTN: TRANG NGHIÊM GIÁO HỘI - KHAI ẤN TRÙNG TUYÊN CHÁNH PHÁP - TỊNH ĐỘ NHÂN GIAN Sáng thứ Bảy ngày 09/3/2024 (nhằm n...
12/03/2024

GHPGVNTN: TRANG NGHIÊM GIÁO HỘI - KHAI ẤN TRÙNG TUYÊN CHÁNH PHÁP - TỊNH ĐỘ NHÂN GIAN

Sáng thứ Bảy ngày 09/3/2024 (nhằm ngày 29 tháng Giêng năm Giáp Thìn), Hội đồng Giáo phẩm Trung ương Viện Tăng Thống trang trọng cử hành lễ húy nhật Đức Đại lão Hòa thượng thượng QUẢNG hạ ĐỘ, Đệ ngũ Tăng Thống GHPGVNTN tại chùa Từ Hiếu, Sài Gòn. Một Bậc Long Tượng Phật Giáo Việt Nam mà suốt cả cuộc đời tu tập và hành đạo, dù phần lớn thời gian bị quản thúc trong chốn lao tù, và bận rộn quá nhiều Phật sự quan trọng của Giáo Hội, nhưng sự nghiệp trọng đại của Ngài vẫn là hoằng dương Chánh pháp để cứu độ chúng sanh qua việc thuyết giảng, phiên dịch kinh luận và giáo nghĩa Phật học để truyền bá giáo lý thậm thâm vi diệu của đức Thế Tôn. Dưới đây là một số tác phẩm và dịch phẩm của Hòa Thượng để lại cho đời: Kinh Mục Liên (3 quyển), Kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân (7 quyển), Truyện Cổ Phật Giáo, Thoát Vòng Tục Lụy (lịch sử tiểu thuyết), nguyên tác của Thích Tinh Vân, Dưới mái chùa Hoang (Truyện), Nguyên Thủy Phật Giáo Tư Tưởng Luận, nguyên tác của Kimura Taiken., Tiểu Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận, nguyên tác của Kimura Taiken, Đại Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận, nguyên tác của Kimura Taiken, Chiến Tranh và bất Bạo Động, nguyên tác của S.Radhakrishnan, Từ điển Phật học Hán Việt (ngài được mời hiệu đính), Phật Quang Đại Từ điển (9 tập), -Thơ trong tù (1977-1978), Thơ lưu đày (1982-1992) v.v…

Trải suốt cuộc đời gần một thế kỷ, từ khi xuất gia, hành đạo cho đến lúc viên tịch, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ đã nỗ lực không ngừng trong công cuộc xiển dương đạo pháp. Cuộc đời Ngài là một tấm gương sáng ngời về đạo hạnh, và sự nghiệp hoằng hóa của Ngài xứng đáng cho Tăng Ni và Phật tử noi theo. Đặc biệt tinh thần vô úy của một vị Bồ Tát tại nhân gian. Mặc dù sắc thân của Ngài không còn nữa nhưng pháp thân và sự nghiệp hoằng hóa của Ngài sẽ mãi mãi là ngọn đuốc soi đường cho Tăng Ni Phật tử Việt Nam ở hiện tại và mai sau.

Nhân dịp này, Hội đồng Giáo phẩm Trung ương đã công bố Biên bản Tăng nghị ngày 02/3/2024 nhân bách nhật trai tuần Trưởng lão Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ. Qua đó, y chỉ Hiến chương GHPGVNTN, khâm thừa Quy chế Lược yếu, và các Quyết định của Trưởng lão Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, Chánh Thư Ký kiêm Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống ấn ký ban hành trong giai đoạn ngài phụng hành sự ủy thác của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống chính thức điều hành Giáo hội.

Hội đồng Giáo phẩm Trung ương Viện Tăng Thống đồng khể thú trước bảo tòa Tôn sư thành kính tác bạch dâng tâm nguyện của tứ chúng, cung kính suy tôn Giác linh ĐỨC TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH TUỆ SỸ đăng lâm bảo vị ĐỆ LỤC TĂNG THỐNG GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT. Đồng thời cung tuyên bảng Cung yết của HĐGPTƯ chính thức suy cử: Đức Trưởng lão Hòa thượng Thích Phước An đăng lâm pháp tịch Tăng Trưởng HĐGPTƯ Viện Tăng Thống GHPGVNTN; Đức Trưởng lão Hòa thượng Thích Đức Thắng đăng lâm pháp tịch Chánh Thư Ký Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống GHPGVNTN; Hòa thượng Thích Minh Nghĩa đăng lâm pháp tịch Thủ Tòa Hoằng Giới; Hòa thượng Thích Thái Hòa đăng lâm pháp tịch Thủ Tòa Hoằng Giáo. Cung tuyên Pháp hiệu Chư tôn Trưởng lão Hội đồng Giáo phẩm Trung ương trong và ngoài nước. (Trích thông tri của Viện Tăng Thống, GHPGVNTN)

https://sentrangusa.com/2024/03/12/ghpgvntn-trang-nghiem-giao-hoi-khai-an-trung-tuyen-chanh-phap-tinh-do-nhan-gian/

LỄ HUÝ NHẬT ĐỨC ĐẠI LÃO HOÀ THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỘ, ĐỆ NGŨ TĂNG THỐNG, GHPGVNTN và THÔNG CÁO BÁO CHÍ: VIỆN TĂNG THỐNG CUN...
12/03/2024

LỄ HUÝ NHẬT ĐỨC ĐẠI LÃO HOÀ THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỘ, ĐỆ NGŨ TĂNG THỐNG, GHPGVNTN và THÔNG CÁO BÁO CHÍ: VIỆN TĂNG THỐNG CUNG YẾT PHÁP HIỆU CHƯ TÔN TRƯỞNG LÃO HỘI ĐỒNG GIÁO PHẨM TRUNG ƯƠNG

Trong suốt cuộc đời tu tập và hành đạo của Đại Lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, dù phần lớn thời gian bị quản thúc trong chốn lao tù, và bận rộn quá nhiều Phật sự quan trọng của Giáo Hội, nhưng sự nghiệp trọng đại của Ngài vẫn là hoằng dương Chánh pháp để cứu độ chúng sanh qua việc thuyết giảng, phiên dịch kinh luận và giáo nghĩa Phật học để truyền bá giáo lý thậm thâm vi diệu của đức Thế Tôn. Dưới đây là một số tác phẩm và dịch phẩm của Hòa Thượng để lại cho đời: Kinh Mục Liên (3 quyển), Kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân (7 quyển), Truyện Cổ Phật Giáo, Thoát Vòng Tục Lụy (lịch sử tiểu thuyết), nguyên tác của Thích Tinh Vân, Dưới mái chùa Hoang (Truyện), Nguyên Thủy Phật Giáo Tư Tưởng Luận, nguyên tác của Kimura Taiken., Tiểu Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận, nguyên tác của Kimura Taiken, Đại Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận, nguyên tác của Kimura Taiken, Chiến Tranh và bất Bạo Động, nguyên tác của S.Radhakrishnan, Từ điển Phật học Hán Việt (ngài được mời hiệu đính), Phật Quang Đại Từ điển (9 tập), -Thơ trong tù (1977-1978), Thơ lưu đày (1982-1992) v.v…

Trải suốt cuộc đời gần một thế kỷ, từ khi xuất gia, hành đạo cho đến lúc viên tịch, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ đã nỗ lực không ngừng trong công cuộc xiển dương đạo pháp. Cuộc đời Ngài là một tấm gương sáng ngời về đạo hạnh, và sự nghiệp hoằng hóa của Ngài xứng đáng cho Tăng Ni và Phật tử noi theo. Đặc biệt tinh thần vô úy của một vị Bồ Tát tại nhân gian. Mặc dù sắc thân của Ngài không còn nữa nhưng pháp thân và sự nghiệp hoằng hóa của Ngài sẽ mãi mãi là ngọn đuốc soi đường cho Tăng Ni Phật tử Việt Nam ở hiện tại và mai sau.

https://hoangphap.org/vien-tang-thong-thong-cao-bao-chi-cung-yet-phap-hieu-chu-ton-truong-lao-hoi-d**g-giao-pham-trung-uong/

TUỆ SỸ dịch và giải: THẮNG MAN GIẢNG LUẬN: "... khi Thắng Man Phu nhân phát khởi chí nguyện Đại thừa. Chí nguyện ấy là m...
08/03/2024

TUỆ SỸ dịch và giải: THẮNG MAN GIẢNG LUẬN: "... khi Thắng Man Phu nhân phát khởi chí nguyện Đại thừa. Chí nguyện ấy là mong học hỏi và thấu triệt vô lượng vô biên Phật pháp; và không chỉ có thế, chí nguyện của phu nhân còn hướng đến những thực hành cao cả, tự mình gánh vác trách nhiệm lớn lao, sẵn sàng xả bỏ thân mạng vì sự tồn tại của Chánh pháp và vì ích lợi của tất cả chúng sanh. Nơi đây không còn giới hạn vấn đề mà người ta nói là thường tình nhi nữ hay chí khí trượng phu nữa..."

https://thuvienphatviet.com/thich-tue-sy-thang-man-giang-luan-cuu-canh-cua-bo-tat-dao/

TỲ KHEO THÍCH TUỆ SỸ (1945-2023): THÔNG BẠCH LỄ ĐẠI TƯỜNG ĐỨC ĐỆ NGŨ TĂNG THỐNG (2022)Di sản mà Đức Đệ Ngũ Tăng Thống để...
05/03/2024

TỲ KHEO THÍCH TUỆ SỸ (1945-2023): THÔNG BẠCH LỄ ĐẠI TƯỜNG ĐỨC ĐỆ NGŨ TĂNG THỐNG (2022)

Di sản mà Đức Đệ Ngũ Tăng Thống để lại cho môn nhân, chúng đệ tử hậu thế, là phẩm chất trong sáng của đệ tử Phật, không khiếp nhược để khuất thân làm công cụ cho các thế lực tham vọng, không si mê để bị quyến rũ bởi hư danh, lợi dưỡng mà thế tục ban tặng. Di sản ấy là sự kế thừa công hạnh hoằng hóa của Chư Thánh Đệ tử, của Lịch đại Tổ Sư, đạo lý vi diệu dẫn đường chúng sinh tầm cầu an lạc, được công bố rộng rãi bởi Đức Thích Tôn, được kết tập thành Tam Tạng Thánh giáo, hoằng truyền trên 25 thế kỷ. Để hộ trì di sản tối thắng này, dù trải qua năm tháng đọa đày trong vòng lao lý, Ngài vẫn kiên trì sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh, không xao lãng sự nghiệp phiên dịch Thánh điển làm sở y cho chánh tín khỏi bị dao động, mê hoặc bởi các ý thức tà kiến, bởi các thuyết lý điên đảo.

https://sentrangusa.com/2021/03/12/sen-trang-tong-hop-thanh-kinh-tuong-niem-le-tieu-tuong-duc-de-ngu-tang-thong-ghpgvntn-truong-lao-hoa-thuong-thich-quang-do/

ĐẠO SINH: NGÔN NGỮ PHẬT PHÁP | Language and Buddha's Teachings Không phải Đức Phật mà chính các nhà truyền pháp chịu trá...
04/03/2024

ĐẠO SINH: NGÔN NGỮ PHẬT PHÁP | Language and Buddha's Teachings

Không phải Đức Phật mà chính các nhà truyền pháp chịu trách nhiệm về sự chính xác của nội dung giáo pháp được truyền đạt đến nhiều hàng thính chúng khác nhau.

Not the Buddha himself, but rather the propagators are responsible for the accuracy of the teachings conveyed to various audiences.

https://hoangphap.org/dao-sinh-ngon-ngu-va-phat-phap/

PHÁP LỮ THIỀN MÔN: Hình ảnh lưu lại sau chuyến chữa bịnh ở Hà Nội của đức đệ tứ Tăng Thống GHPGVNTN, Hòa thượng Thích Hu...
03/03/2024

PHÁP LỮ THIỀN MÔN: Hình ảnh lưu lại sau chuyến chữa bịnh ở Hà Nội của đức đệ tứ Tăng Thống GHPGVNTN, Hòa thượng Thích Huyền Quang, đã xuôi Nam, dừng chân tại Huế rồi sau nữa thân lâm đến tu viện Quảng Hương Già Lam, Sài Gòn thắp nén hương cho Cố Hòa Thượng Thích Trí Thủ, cùng thăm hỏi, khuyến đạo chư Tăng nơi này...

YẾT-MA YẾU CHỈ | KARMAVACANĀBINDUSĀRA | HT. THÍCH TRÍ THỦ Giảng thuật | Tỳ-kheo THÍCH ĐỔNG MINH & THÍCH NGUYÊN CHỨNG Biê...
03/03/2024

YẾT-MA YẾU CHỈ | KARMAVACANĀBINDUSĀRA | HT. THÍCH TRÍ THỦ Giảng thuật | Tỳ-kheo THÍCH ĐỔNG MINH & THÍCH NGUYÊN CHỨNG Biên tập

Sáu pháp khả hỷ, thường gọi là sáu pháp hòa kỉnh, tức sáu nguyên tắc để một tỳ-kheo sống chung hòa thuận trong tinh thần tương trợ, và tương thân tương ái với các tỳ-kheo khác. Nghĩa là những nguyên tắc mà mỗi cá nhân tỳ-kheo cần phải thể hiện đối với tập thể.

1. Thân hòa đồng trú, hay thân nghiệp từ hòa, tức cử chỉ khiêm cung và từ ái, đối với các đồng phạm hạnh.

2. Khẩu hòa vô tránh, hay ý nghiệp từ hòa.; Sự nói năng cần phải từ tốn, hòa nhã, không đưa đến tranh chấp.

3. Ý hòa đồng duyệt, hay ý nghiệp từ hòa, tâm ý luôn luôn hoan hỷ với cqac đồng phạm hạnh

4. Lợi hòa đồng quân, có những lợi dưỡng vật chất cá nhân nhưng luôn luôn cùng chia xẻ với các đồng phạm hạnh khác.

5. Giới hòa đồng tu, cùng chấp hành các điều khoản giới luật chung; không tự ý đặt các luật lệ riêng cho mình.

6. Kiến hòa đồng giải; cùng học tập, chia xẻ nhận thức giáo lý với các đồng phạm hạnh, không tự ý tạo lập lý thuyết riêng biệt.

Sáu pháp hòa kỉnh hay khả hỷ này như đã thấy có tính cách lý tưởng nhiều hơn là thực tế. Tức chỉ được thực hiện với tinh thần tự giác. Nhưng, trong tác động của tâm lý phàm phu, khó có thể yêu cầu tính tự giác nơi mỗi cá nhân sống trong một tập thể. Tuy vậy, nếu sáu pháp hòa kỉnh không được thể thể hiện trong sinh hoạt thường nhật của một tỳ-kheo đối với các tỳ-kheo khác, thì Tăng ở đó đang có dấu hiệu bị vỡ. Các pháp yết-ma là những cụ thể hoá sáu pháp hòa kỉnh này.

Trước hết, về cơ bản, sáu hòa kỉnh chỉ có thể thể hiện với đời sống không tư hữu. Nhưng không thể hiểu ý nghĩa không tư hữu một cách đơn giản là không có sở hữu riêng. Ở đây không thể trình bày chi tiết những vấn đề liên quan ý niệm tư hữu. Điều nên biết là, ý niệm tư hữu chịu nhiều thay đổi theo điều kiện kinh tế xã hội trong từng thời đại khác nhau và trong từng quốc độ khác nhau. Do đó, trong Luật tạng, không có một định nghĩa cụ thể nào về ý niệm này. Nhưng thông qua các pháp yết-ma thì có thể thấy được ý nghĩa của nó.

Để thể hiện ý nghĩa thân hòa đồng trú, các pháp yết-ma liên hệ việc ấn định cương giới, và đồng thời cũng quy định tỳ-kheo được làm gì hay không được làm gì bên trong hay bên ngoài các cương giới được cộng đồng tỳ-kheo ấn định.

Để thể hiện khẩu hòa vô tránh, các thủ tục tác pháp yết-ma được quy định cụ thể, và cũng quy định nghĩa vụ mà mỗi tỳ-kheo phải chấp hành đối với các pháp yết-ma của Tăng.

Các yết-ma phân vật, ấn định việc phân phối và sử dụng phõng ốc, ấn định tài sản nào thuộc thường trú Tăng, tài sản nào thuộc chiêu-đề Tăng; là những cụ thể hoá nguyên tắc lợi hòa đồng quân. Các yết-ma được thực hiện trên cơ sở bảy pháp diệt tránh, và nhiều yết-ma khác nữa, thể hiện các nguyên tắc ý hòa và kiến hòa.

Nói một cách tổng quát theo như những gì vừa được khái quát trên, thì nền tảng cho sự tồn tại của Tăng là thanh tịnh và hòa hiệp. Chủ đích của các pháp yết-ma là tạo sự thanh tịnh cho các tỳ-kheo. Người nào phạm tội, cần phải sám hối và sám hối như thế nào là như pháp để không có sự cơ hiềm cho các tỳ-kheo khác. Mối liên hệ giữa các tỳ-kheo, trong sự hỗ tương quan hệ về các bổn phận và quyền lợi cần được xử lý như thế nào để cho không có sự tranh chấp giữa các tỳ-kheo ấy là công dụng của pháp yết-ma.

__________________

Ấn bản Hương Tích, phát hành phi lợi nhuận:
https://sachhuongtich.com/yet-ma-yeu-chi

YẾT-MA YẾU CHỈ | KARMAVACANĀBINDUSĀRA | HT. THÍCH TRÍ THỦ Giảng thuật | Tỳ-kheo THÍCH ĐỖNG MINH & THÍCH NGUYÊN CHỨC (Tuệ...
03/03/2024

YẾT-MA YẾU CHỈ | KARMAVACANĀBINDUSĀRA | HT. THÍCH TRÍ THỦ Giảng thuật | Tỳ-kheo THÍCH ĐỖNG MINH & THÍCH NGUYÊN CHỨC (Tuệ Sỹ) Biên tập

Sáu pháp khả hỷ, thường gọi là sáu pháp hòa kỉnh, tức sáu nguyên tắc để một tỳ-kheo sống chung hòa thuận trong tinh thần tương trợ, và tương thân tương ái với các tỳ-kheo khác. Nghĩa là những nguyên tắc mà mỗi cá nhân tỳ-kheo cần phải thể hiện đối với tập thể.

1. Thân hòa đồng trú, hay thân nghiệp từ hòa, tức cử chỉ khiêm cung và từ ái, đối với các đồng phạm hạnh.

2. Khẩu hòa vô tránh, hay ý nghiệp từ hòa.; Sự nói năng cần phải từ tốn, hòa nhã, không đưa đến tranh chấp.

3. Ý hòa đồng duyệt, hay ý nghiệp từ hòa, tâm ý luôn luôn hoan hỷ với cqac đồng phạm hạnh

4. Lợi hòa đồng quân, có những lợi dưỡng vật chất cá nhân nhưng luôn luôn cùng chia xẻ với các đồng phạm hạnh khác.

5. Giới hòa đồng tu, cùng chấp hành các điều khoản giới luật chung; không tự ý đặt các luật lệ riêng cho mình.

6. Kiến hòa đồng giải; cùng học tập, chia xẻ nhận thức giáo lý với các đồng phạm hạnh, không tự ý tạo lập lý thuyết riêng biệt.

Sáu pháp hòa kỉnh hay khả hỷ này như đã thấy có tính cách lý tưởng nhiều hơn là thực tế. Tức chỉ được thực hiện với tinh thần tự giác. Nhưng, trong tác động của tâm lý phàm phu, khó có thể yêu cầu tính tự giác nơi mỗi cá nhân sống trong một tập thể. Tuy vậy, nếu sáu pháp hòa kỉnh không được thể thể hiện trong sinh hoạt thường nhật của một tỳ-kheo đối với các tỳ-kheo khác, thì Tăng ở đó đang có dấu hiệu bị vỡ. Các pháp yết-ma là những cụ thể hoá sáu pháp hòa kỉnh này.

Trước hết, về cơ bản, sáu hòa kỉnh chỉ có thể thể hiện với đời sống không tư hữu. Nhưng không thể hiểu ý nghĩa không tư hữu một cách đơn giản là không có sở hữu riêng. Ở đây không thể trình bày chi tiết những vấn đề liên quan ý niệm tư hữu. Điều nên biết là, ý niệm tư hữu chịu nhiều thay đổi theo điều kiện kinh tế xã hội trong từng thời đại khác nhau và trong từng quốc độ khác nhau. Do đó, trong Luật tạng, không có một định nghĩa cụ thể nào về ý niệm này. Nhưng thông qua các pháp yết-ma thì có thể thấy được ý nghĩa của nó.

Để thể hiện ý nghĩa thân hòa đồng trú, các pháp yết-ma liên hệ việc ấn định cương giới, và đồng thời cũng quy định tỳ-kheo được làm gì hay không được làm gì bên trong hay bên ngoài các cương giới được cộng đồng tỳ-kheo ấn định.

Để thể hiện khẩu hòa vô tránh, các thủ tục tác pháp yết-ma được quy định cụ thể, và cũng quy định nghĩa vụ mà mỗi tỳ-kheo phải chấp hành đối với các pháp yết-ma của Tăng.

Các yết-ma phân vật, ấn định việc phân phối và sử dụng phõng ốc, ấn định tài sản nào thuộc thường trú Tăng, tài sản nào thuộc chiêu-đề Tăng; là những cụ thể hoá nguyên tắc lợi hòa đồng quân. Các yết-ma được thực hiện trên cơ sở bảy pháp diệt tránh, và nhiều yết-ma khác nữa, thể hiện các nguyên tắc ý hòa và kiến hòa.

Nói một cách tổng quát theo như những gì vừa được khái quát trên, thì nền tảng cho sự tồn tại của Tăng là thanh tịnh và hòa hiệp. Chủ đích của các pháp yết-ma là tạo sự thanh tịnh cho các tỳ-kheo. Người nào phạm tội, cần phải sám hối và sám hối như thế nào là như pháp để không có sự cơ hiềm cho các tỳ-kheo khác. Mối liên hệ giữa các tỳ-kheo, trong sự hỗ tương quan hệ về các bổn phận và quyền lợi cần được xử lý như thế nào để cho không có sự tranh chấp giữa các tỳ-kheo ấy là công dụng của pháp yết-ma.

Ấn bản Hương Tích, 2024, phát hành phi lợi nhuận: https://sachhuongtich.com/yet-ma-yeu-chi

CƯ SĨ TÂM QUANG VĨNH HẢO: BAY QUA TRỜI VÔ NGẠI Nắng ấm được một tuần những ngày cuối đông. Khi tang lễ bắt đầu diễn ra, ...
02/03/2024

CƯ SĨ TÂM QUANG VĨNH HẢO: BAY QUA TRỜI VÔ NGẠI

Nắng ấm được một tuần những ngày cuối đông. Khi tang lễ bắt đầu diễn ra, trời cũng trong veo, lung linh bóng nắng. Màu hoàng y của hàng trăm tăng sĩ sáng lên dưới những đèn hoa đỏ thắm được trang trí từ những ngày trước đó để chuẩn bị đón Tết nguyên đán. Có vẻ gì trái nghịch trong quang cảnh đồng thời trình hiện của một lễ tang và một hội xuân. Nhưng trong một ý nghĩa nào đó, dường như sự kết thúc của một cái này là nhân duyên để tái hiện một cái khác – như trong kinh Phật từng minh thị: “Do cái này có mặt nên cái kia có mặt. Do cái này không có mặt nên cái kia không có mặt. Do cái này sinh nên cái kia sinh. Do cái này diệt nên cái kia diệt.”[1] Mùa đông đã sẵn có sắc xuân rực rỡ; mùa xuân đã ươm mầm cho những ngày nắng hạ chói chang.

“Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông, mai mùa hạ buồn chăng”[2]

Không ngại chi với việc cười vui, buồn khóc theo vận hành vô thường của bốn mùa đổi thay. Trong niềm vui có nỗi buồn; trong tang tóc có niềm hy vọng, tin yêu. Người đến, rồi người đi. Người đi, rồi người sẽ về.

Trăm năm cuộc đời, vượt qua chính mình, vượt qua bao khó nhọc, khúc mắc trên đường đạo để thâm nhập biển tuệ Phật Pháp, từ đó tận tụy truyền trao sở kiến sở văn cho người đi sau. Không lập chùa, sống một đời với hạnh vô trụ xứ, tự tại không vướng mắc; nhờ vậy mới có nhiều thời gian cho việc giáo dục, đào tạo. Nơi nào cần thì đến; xong việc thì đi. Ứng hiện nơi đâu, khai mở kiến văn cho đồ chúng nơi đó, gieo chủng tử chánh thiện cho quần sinh khắp nơi. Gần một thế kỷ chỉ tận tụy làm mỗi một việc, một hướng là hoằng pháp: viết sách, dịch kinh, giảng dạy cho các trường lớp Phật học và đạo tràng khắp châu lục, quốc gia. Công đức lợi sinh như vậy, không thể nghĩ bàn.

Ngày kế tiếp, mưa rơi nhiều không ngăn được những đoàn người kính viếng lễ tang. Vì đâu mà được nhiều người quý phục, cảm mến như thế? – Không phải vì những chức danh chức vụ cao tột trong giáo hội này, tổ chức kia, mà chính vì sống không tham cầu danh vị, lợi dưỡng; luôn tiếp xử với mọi người bằng sự lân mẫn, bình dị, khiêm cung. Ra đi không có tài sản vật chất gì để lại, chỉ có di sản hoằng pháp to lớn của kinh văn, luận giải được sáng tác và biên dịch từ một trí tuệ cao thâm.

Ngày cuối cùng, đưa người đến nơi trà tỳ; mưa nhè nhẹ, lất phất rơi. Rồi mưa tạnh, nắng chợt ửng lên. Trời tây hiển hiện một cầu vồng ngũ sắc. Cánh hạc thong d**g bay qua trời, vô ngại.

Thư tòa soạn Nguyệt san Chánh Pháp, số 148 (tháng 03.2024)

___________________________
[1] Câu này tìm thấy rải rác trong nhiều kinh của Trung Bộ, HT. Thích Minh Châu dịch, cũng như trong kinh Trường A-hàm, bản Hán: “Nhược thử hữu tắc bỉ hữu, nhược thử vô tắc bỉ vô, nhược thử sinh tắc bỉ sinh, nhược thử diệt tắc bỉ diệt…” (Nếu cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không; cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt).
[2] Thơ Tuệ Sỹ, bài Không Đề.

https://hoangphap.org/vinh-hao-bay-qua-troi-vo-ngai/

"Từ đó cho đến nay, một, hoặc nhiều thế hệ đã ra đi, biến mất trong bóng tối của đêm dài sinh tử; nhiều thế hệ mới ra đờ...
02/03/2024

"Từ đó cho đến nay, một, hoặc nhiều thế hệ đã ra đi, biến mất trong bóng tối của đêm dài sinh tử; nhiều thế hệ mới ra đời. Phôi bào trong Như Lai tạng vẫn liên tục kết rồi rã, thành rồi hoại. Dòng tương tục vẫn tiếp nối không ngừng." - trích Tuệ Sỹ, Thắng Man Giảng Luận

Sen Trắng Channel thực hiện

"Từ đó cho đến nay, một, hoặc nhiều thế hệ đã ra đi, biến mất trong bóng tối của đêm dài sinh tử; nhiều thế hệ mới ra đời. Phôi bào trong Như Lai tạng vẫn li...

TỲ KHEO THÍCH TUỆ SỸ (1945-2023): ĐỊNH HƯỚNG TƯƠNG LAI VỚI THẾ HỆ TĂNG TRẺ NGÀY NAY .. những năm đó tan rã hết, mấy thầy...
02/03/2024

TỲ KHEO THÍCH TUỆ SỸ (1945-2023): ĐỊNH HƯỚNG TƯƠNG LAI VỚI THẾ HỆ TĂNG TRẺ NGÀY NAY
.. những năm đó tan rã hết, mấy thầy không còn ai, mà sau này Ôn phải nói là “tôi sẽ chịu nhục cho mấy thầy làm việc”. Đến bây giờ nhắc lại tôi vẫn còn muốn rơi nước mắt: “tôi già rồi, tôi sẽ chịu nhục cho mấy thầy làm việc”.Mà chính vì đó, bằng mọi giá - tôi đã trình với Ôn - cái sức mạnh của Phật giáo không phải là chính trị, mà là văn hóa và xã hội, mà giáo dục là hàng đầu. Có thể mất cái gì cũng được nhưng không thể để một ngày mà không giáo dục Tăng ni. Thành ra bằng mọi cách mình phải lập lại trường học; dưới mọi hình thức phải có trường học. Nhưng mà đương nhiên mình học rồi mình dạy, thầy truyền trò, chứ không thể có bất cứ nguời nào muốn mình dạy sao cũng được. Còn như nếu tôi không được dạy theo ý kiến của tôi, theo sự hiểu biết của tôi, mà đằng sau tôi có người biểu phải dạy thế này, thế kia, thì không bao giờ tôi đi dạy. Nếu sau lưng tôi là quý thầy quý Ôn thì được, tôi còn quay lại mà trình bày; nhưng nếu đằng sau đó là ai đó, là chính quền, hay thế lực, mà ra lệnh, thì tôi không thể dạy…”

https://thuvienphatviet.com/thich-tue-sy-dinh-huong-tuong-lai-voi-the-he-tang-si-tre-ngay-nay/

TỲ KHEO THÍCH TUỆ SỸ (1945-2023): MỘT THỜI TRUYỀN LUẬT.. đây không phải đơn giản là chuyện vui buồn, để Hòa thượng về ch...
02/03/2024

TỲ KHEO THÍCH TUỆ SỸ (1945-2023): MỘT THỜI TRUYỀN LUẬT
.. đây không phải đơn giản là chuyện vui buồn, để Hòa thượng về chùa với Chúng hay không. Bên trong đó là tâm sự thiết tha của người luôn luôn muốn sống, và chỉ sống, vì ích lợi cho người, vì mọi người đang cần. Đời cần thì ta đến, đời không cần nữa thì ta đi. Có gì mà vui hay buồn trong đây? Cho nên, năm đó, Hòa thượng làm bài thơ này:

Sáu bảy xuân thu giữa cuộc đời
Buồn vui mừng giận khéo trêu người
Thân này đã hứa cùng non nước
Vinh nhục khen chê chỉ mỉm cười.

Năm đó, là năm mà Hòa thượng bị đặt trước một quyết định sinh tử, không chỉ quyết định vinh nhục của bản thân, mà quyết định liên hệ đến vinh nhục, tồn vong của Đạo pháp. Đó là quyết định mà người xưa nói, hoặc “lưu phương thiên cổ”, hoặc “di xú vạn niên”.

Hành xử của bậc trượng phu xuất thế, bằng tâm lượng nhỏ nhoi của người thường, đủ thiếu vào đâu mà đàm tiếu, khen chê? Chi nhị trùng hà tri chi? Mượn lời Trang Tử để nói vậy: “Hai con sâu con ấy mà biết gì?” Làm sao hai con chim sẻ nhỏ kia mà biết được chí con đại bàng vỗ cánh trên bầu trời vạn dặm kia?

Chuyện Trang Tử, ví cho trượng phu chí lớn giữa đời. Nhưng với những bậc “xuất trần thượng sĩ”, thì ví von ấy chỉ để ví von cho thú vị tao nhã văn chương vậy thôi.

https://hoangphap.org/mot-thoi-truyen-luat/

HỘI THÂN HỮU GIÀ LAM | TU VIỆN QUẢNG HƯƠNG GIÀ LAM1736 Olive Street, Ramona, CA 92065. Phone: (714) 333-8924THƯ MỜI LỄ T...
02/03/2024

HỘI THÂN HỮU GIÀ LAM | TU VIỆN QUẢNG HƯƠNG GIÀ LAM
1736 Olive Street, Ramona, CA 92065. Phone: (714) 333-8924

THƯ MỜI LỄ TƯỞNG NIỆM 40 NĂM ÔN GIÀ-LAM VIÊN TỊCH
và HỌP MẶT THÂN HỮU GIÀ LAM lần thứ 18, năm 2024
tại Chùa Từ Ấn, 32693 Gruwell St Wildomar, CA 92595

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính thưa quý Thầy, quý Cô và quý huynh đệ,

Tin Đại Lão Hòa Thượng thượng Trí hạ Thủ (Ôn Già-Lam) viên tịch vào ngày 2 tháng 4 năm 1984 (nhằm mùng 2 tháng 3 năm Giáp Tý) làm chấn động cả Phật giáo đồ Việt Nam, trong nước lẫn hải ngoại, giáo hội cũ cũng như giáo hội mới. Cảm xúc và niềm kính tiếc về sự ra đi của Ôn sau bao năm tháng, mỗi lần hồi niệm, vẫn như còn y nguyên. Tháng 4 năm 2024 sẽ là năm thứ 40, Tưởng Niệm Húy Kỵ Ôn Già-Lam; nhân đó, cũng là ngày Họp Mặt Thân Hữu Già Lam lần thứ 18.

Theo tinh thần kỳ họp mặt lần thứ 17 (tháng 4 năm 2023) vừa qua tại Tu Viện Quảng Hương Già Lam (California), Hội đã đồng thuận tổ chức họp mặt lần thứ 18 tại Tu Viện Phổ Đà Sơn, Canada vào ngày 20/4/2024. Thế nhưng, Thầy Bổn Đạt (Hội trưởng) đã tham khảo trước về thời tiết của Ottawa thời gian đó, được biết là sẽ rất lạnh và nhiều phần sẽ có tuyết rơi nặng; vì vậy, Thầy Bổn Đạt đã liên lạc với Thầy Pháp Tánh (Hội phó) để tìm cách thay đổi địa điểm và thời gian cho kịp ngày tổ chức. Rất vui mừng là Thầy Pháp Tánh đã hoan hỷ đứng ra đảm nhận tổ chức Lễ Tưởng Niệm 40 năm Ôn Già-Lam viên tịch, đồng thời là Họp Mặt Thân Hữu Già Lam lần thứ 18 tại Chùa Từ Ấn, 32693 Gruwell St Wildomar, CA 92595.

Chương trình Lễ Tưởng Niệm 40 năm Ôn Già-lam viên tịch và Họp mặt THGL lần 18 như sau:
- Thứ Sáu, ngày 05 tháng 4 năm 2024 (nhằm 27 tháng 2 Giáp Thìn): vân tập tại Chùa Từ Ấn. 5 giờ chiều: Dược thực. 6 giờ tối: Thiền trà, họp mặt, thảo luận về các dự án sinh hoạt của Hội.

- Thứ Bảy, ngày 06 tháng 4 năm 2024 (nhằm 28 tháng 2 Giáp Thìn): 6 giờ AM công phu sáng; 8 giờ AM họp tiếp (nếu cần); 9 giờ AM thuyết giảng cho Phật tử thọ Bát quan Trai-Giới. 11 giờ AM Cúng kỵ Ôn Già Lam và Hiệp kỵ quý Thầy hội viên Hội THGL. 1:00 PM: Thọ trai. 2:00 PM đến 5:00 PM: thuyết giảng cho Phật tử. 6 giờ: Dược thực. 7:00 PM: hoàn mãn.

Quý Thầy từ các nước ngoài Hoa Kỳ cần đưa đón về Chùa Từ Ấn, xin liên lạc Thầy Pháp Tánh, số điện thoại (714) 333-8924.

Kính chúc quý Thầy và chư huynh đệ thân tâm thường lạc, và hẹn tương phùng vào tháng 4 sắp tới.

Kính thư,

Ngày 01 tháng 3 năm 2024

Hội trưởng
Thích Bổn Đạt

Hội phó, Trụ trì Chùa Từ Ấn
Thích Pháp Tánh

Address


Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Bodhi Media posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Bodhi Media:

Shortcuts

  • Address
  • Alerts
  • Contact The Business
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Media Company?

Share