Le Lai

Le Lai Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Le Lai, Media/News Company, .

13/04/2023

Nếu cuộc đời buồn quá
Mình cứ kệ nó đi
Than thở có ích chi
Rồi nỗi buồn tự hết

Chẳng ai khổ cùng kiệt
Chẳng ai mãi đớn đau
Buồn trước sẽ vui sau
Đời xưa nay đã vậy

Mỗi sớm mình thức dậy
Vẫn nhìn thấy mặt trời
Thấy vạn vật sinh sôi
Là bình yên may mắn!

Việc gì đến đừng tránh
Cứ thuận bởi chữ duyên
Việc gì đi chớ phiền
Hết duyên thì thôi phận

Cuộc đời cứ ảo mộng
Những ước muốn xa vời
Càng thấy khổ tâm thôi
Sống vui là biết “đủ”

Gạt bỏ những điều cũ
Dẹp bớt những sân si
Đời vô thường mấy khi
Cứ lạc quan vui vẻ

Chỉ cần đủ sức khỏe
Để làm việc nghỉ ngơi
Yêu quý bản thân thôi
Thuận ý trời không vội

Cứ tuỳ duyên mà đợi...!

✍Mộc An Nhiên | Trích tập thơ An yên giữa muộn phiền


🍀Đọc nhiều hơn thơ của tác giả tại tập thơ An yên giữa muộn phiền https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=5660737274023786&id=325914864172747&mibextid=qC1gEa

22/03/2023

CUỘC ĐỜI
Một sớm mai khi giật mình thức giấc
Chợt thấy ta bên triền dốc cuộc đời
Phía sau mình một khoảng vắng chơi vơi
Ở nơi đó chứa buồn vui một thuở.
Nửa cuộc đời còn bao điều trăn trở
Những ân tình muốn trả vẫn chưa xong
Bao buồn vui còn canh cánh trong lòng
Nơi sâu thẳm có nỗi niềm chưa tỏ.
Người ta bảo trần gian là quán trọ
Biết ta còn ở lại được bao lâu
Bởi phải nhường cho người sẽ đến sau
Nên trân trọng khoảng thời gian còn lại.
Ta muốn gửi một chút tình ngang trái
Ở trong lòng đã cất giữ từ lâu
Muốn trao Người mà Người mãi tận đâu
Đành day dứt gửi vào trong nỗi nhớ.
Quá nửa đời ta còn vương chữ nợ
Nợ ân tình nợ cả những yêu thương
Phía trước ta là điểm cuối con đường
Khi đến đó chắc cõi lòng thanh thản.
Quay nhìn lại ta thấy bao người bạn
Vẫy tay chào mà mắt lệ rưng rưng
Cảm xúc kia ta vài bận đã từng
Nên đành vậy trần gian ta ở lại.

22/03/2023

Trong mỗi người đều có
Hạt Hạnh phúc riêng mình
Cứ cần cù chăm sóc
Sẽ nảy mầm tươi xinh.

Và cây Hạnh phúc ấy
Mỗi người đều khác nhau
Tuỳ theo từng cảm nhận
Mà Hạnh phúc muôn màu.

Đa số nghĩ : Hạnh phúc
Là đầy đủ,an yên
Là công thành danh toại
Là không gặp ưu phiền.

Nhưng Hạnh phúc không hẳn
Là nước mắt đừng rơi
Mà sau nỗi đau ấy
Thêm trân quý cuộc đời.

Hạnh phúc cũng không phải
Chỉ biết nhận về mình
Mà cần biết chia sẻ
Và chấp nhận hy sinh.

Lại cũng có đôi lúc
Hạnh phúc rất giản đơn
Người ta thấy Hạnh phúc
Ngay cả khi dỗi hờn!

Đừng loay hoay tìm kiếm
Hạnh phúc ở đâu xa
Chỉ cần luôn mạnh khoẻ
Là Hạnh phúc ngay mà.

Rồi ai cũng Hạnh phúc
Theo cách của riêng mình
Đâu nhất thiết Hạnh phúc
Cứ phải là lung linh!

- Minh Hồng -
DepvaHay.net

22/03/2023
24/02/2023

Niềm tin giống như một cục tẩy vậy,
nó sẽ trở nên nhỏ dần, nhỏ dần
sau những sai lầm.

24/02/2023

"Ngồi ở ngoài hiên có thể ngửi được mùi biển cả. Hoa cúc dại mọc liếm lên thềm. Ngôi nhà của tụi mình không cần rộng, chỉ cần kê vừa một cái giường và gian bếp. Ở đó có ông già hơi lãng đãng, đôi khi lấy điện thoại di động khuấy cà phê, hay ngồi nhìn mây những khi ti vi hết chương trình thế giới động vật. Ở đó có bà già hí húi cọ nồi, lâu lâu vói tay ra sau tự đấm lưng. Radio mở rọt rẹt chương trình ca cải lương cuối chiều, miệng bà cằn nhằn tối qua không ngủ được vì ông già ngáy dữ quá. Đêm nay tôi sẽ thủ cục muối hột, cứ hả họng ra ngáy là tôi thả vô miệng cho mặn thấy mồ tổ. Mặt ông già tê mê, khoái chí nói bà cằn nhằn cũng có duyên, y như hồi xưa vậy, thiệt chẳng bõ công tôi bỏ xứ theo bà..."

Nguyễn Ngọc Tư
(Ảnh: Nguyễn Vũ Phước)

09/01/2023

Có đôi khi chúng ta thích một bài hát không phải vì bài hát đó nghe thật hay mà bởi vì ca từ viết thật giống chính mình. Thứ âm nhạc này vừa lọt vào tai liền cảm thấy vui vẻ nhưng khi đi vào lòng người lại vô cùng thương tâm. Ở thời điểm hạnh phúc, thứ chúng ta nghe thấy là âm nhạc, vào những lúc buồn bã, chúng ta bắt đầu hiểu được ca từ.

- Mê Mê dịch

09/01/2023

Hiện trạng gần Tết🤪

09/01/2023
21/12/2022

ĐẤT NƯỚC TRÁI TIM

Có nơi nào, như đất nước của tôi?
Một dải đất mang hình cong chữ s
Ba bề biển đông, gió mưa gầm thét
Vẫn vững vàng, như dãy núi Trường Sơn.

Có đất nước nào tần tảo sớm hôm?
Những mầm lúa vươn lên từ sỏi đá
Mẹ vỡ đất, cha đạp bằng sóng cả
Khát vọng tuôn trào từ lam lũ.. nghìn năm...

Có đất nước nào được xếp từ trái tim?
Một tấc đất đau, đêm mẹ hiền không ngủ
Một tiếng gọi thôi, muôn người ra tuyến lửa
Một nơi gian lao, cả Tổ quốc hướng về...

Đất nước tôi, bạn có lắng nghe?
Ra trận tuyến, vẫn nụ cười tỏa nắng
Gác tình riêng, bao " chiến binh" thầm lặng
Cho đất nước nhà hạnh phúc bay cao....

Đất nước tôi là tiếng gọi ngọt ngào
Là tiếng trái tim- tình yêu vĩ đại
Lời Bác dạy cùng non sông còn mãi
Nắng Ba Đình tỏa ánh sáng lung linh...

Tác giả : Vũ Tuấn
( Thanh Ba - Phú Thọ)

07/11/2022

"Nghĩ buồn cười, sao mấy cụ già này cứ đinh ninh là nước chảy một dòng. Bao nhiêu năm? Bao nhiêu mùa? Mười, hai mươi, ba mươi… Cái đầm Bà Tương đằng trước Xóm Xẻo quê mình hồi xưa sâu biết bao nhiêu giờ đã cạn, xuồng lớn men theo lạch mới chạy được. Mớ đước già nua ven Đầm đã không còn nữa dù chỉ một bóng cây, ngày xưa xinh đẹp bao nhiêu giờ đã cỏi cằn. Trời đất thay đổi, huống chi con người..."...............................
NỖI BUỒN RẤT LẠ
Nguyễn Ngọc Tư

Vậy là ông Tư Đờ, giám đốc công ty xuất nhập khẩu bị bắt rồi.
Tôi có biết ông, ông từng giàu có, từng hào phóng, từng nổi tiếng là chịu làm và làm mạnh, táo bạo. Tôi làm báo, có tới công ty ông vài lần, chính xác thì bao nhiêu lần thì không nhớ, khi thì đến tìm hiểu về công đoàn, khi thì về một mặt hàng mới… Viết xong cũng đãi đằng, nhậu nhẹt. Bây giờ nghĩ lại thấy kinh lắm, cho tới bây giờ tôi đã từng ngồi chung một bàn tiệc hình như nhiều, rất nhiều người trong cái tỉnh nhỏ này. Ở đời, người ta đôi lúc có thể làm bạn với nhau bằng một ly rượu trắng cưa đôi, tôi vào nghề báo sáu năm, lên lương ba lần, giao du nhiều, be bét gần hết một tuổi trẻ, uống ngàn ly rồi, bạn được mấy ai? Như ông Tư Đờ này vậy, bây giờ chỉ còn nhớ rõ nhất là cái lần ông vỗ đầu tôi:
- Ba khỏe không mậy?
Tôi biết, chắc ông có quen với ba tôi, chắc từ hồi kháng chiến, những mối quan hệ không còn giá trị, nhắc cũng được mà không nhắc cũng được, vậy thôi.
Vậy mà nghe tin này, ba tôi lặn lội từ Xóm Xẻo lên gặp tôi. Ông lột dép xách tay từ ngoài chân thềm, tay kia cầm cái giỏ bang chuối vơi rau, một con vịt trắng thò cổ ra thoi thóp. Ông ngó thấy mặt tôi đã hỏi:
- Thằng Tư Đờ sao mậy, tao nghe đài nói như búa bổ, nó bị bắt phải không?
Tôi bật cười:
- Ba làm gì mà dữ vậy, không kịp thở. Ổng bị bắt, ba à.
- Mày nói làm sao chớ, thằng Tư Đờ đâu có tệ hệ vậy, tao biết nó mấy chục năm trời…
Tôi mời ba tôi ngồi, đi súc bình trà đóng mốc từ mấy tháng trước rồi hốt một nhúm trà, châm nước mới. Nghĩ buồn cười, sao mấy cụ già này cứ đinh ninh là nước chảy một dòng. Bao nhiêu năm? Bao nhiêu mùa? Mười, hai mươi, ba mươi… Cái đầm Bà Tương đằng trước Xóm Xẻo quê mình hồi xưa sâu biết bao nhiêu giờ đã cạn, xuồng lớn men theo lạch mới chạy được. Mớ đước già nua ven Đầm đã không còn nữa dù chỉ một bóng cây, ngày xưa xinh đẹp bao nhiêu giờ đã cỏi cằn. Trời đất thay đổi, huống chi con người.
- Uống nước đi ba. Chuyện hồi xưa khác, bây giờ khác. Biết bao nhiêu năm rồi, ba quen ổng từ hồi nào? Sao ít nhắc quá vậy?
- Hồi chiến tranh. Hồi đó, cỡ tuổi mày bây giờ, nó là một tay du kích nổi tiếng lì. Tụi ngụy ngoài chợ Rạch Ráng nghe nói tên Tư Đờ là thiếu điều té đái. Biết bao nhiêu lần tụi giặc càn vô vùng căn cứ Xóm Xẻo, tụi tao đánh giạt hết. Tao nè, Tư Đờ nè, bác Mười Mực của mày nè… Bây giờ đứa còn, đứa chết. Nếu thiệt vậy thì thằng Tư Đờ coi vậy như chết rồi, nhưng mà chết kiểu đó, tao không đang tâm.
- Làm kinh tế mà ba, đâu có liên quan gì tới chuyện đánh giặc. Sẩy chân là chuyện thường.
Ba tôi xửng vửng:
- Bộ có nhiều đứa giống như nó lắm sao?
- Nhiều, lớn thuyền thì lớn sóng.
Ba tôi thẫn thờ. Con vịt trong giỏ để góc nhà thò đầu kêu cạc cạc. Lâu lắm ông mới lên tiếng:
- Hồi xưa, nó là thằng tốt nhất, lâu nay không gặp, ngờ đâu nó ra nông nỗi này…
- Không biết thế nào, công ty ông ta thâm hụt mấy tỉ mà ổng thì một ngày một giàu. Chìm xuống mà không hay. Cuối cùng thì kết cuộc như vậy thôi, làm lớn mà…
Ba tôi nhướng đôi chân mày đã nhuốm bạc lên,cự:
- Bây nói vậy, chứ làm lớn ai cũng hư hết sao? Tao coi ti vi, coi tụi bây hết, hễ làm giám đốc là phải có bồ, phải tham lam tiền bạc, phải ăn chơi. Tao hỏng chịu. Má mày sanh ra mày, tao cũng muốn mày làm lớn, ông này ông nọ. Nói kiểu này, tao mơ ước vậy làm chi. Nhớ thằng Tư Đờ hồi đó dám cho đồ vợ rồi mà chưa dám nắm tay con gái người ta…
- Có tiền, giàu có, có quyền lực thì dễ hư hơn mà ba.
Ba bất giác nhìn tôi trân trân:
- Con đã gặp nhiều người như vậy lắm hả con?
Trong giọng của ông dường như tội nghiệp tôi ghê lắm. Vâng tôi là một đứa con tội nghiệp. Giá tôi có thể ở lại Xóm Xéo, sống một đời nông dân như ba tôi. Chiều đi ruộng về nằm võng nghe đài Hậu Giang ca cải lương, tối ra Đầm đặt lú. Trời thanh, mây tạnh. Chuyện “vĩ mô” có người có “vĩ mô” lo. Đằng này tôi ra đời. Gặp biết bao nhiêu người, gặp bao nhiêu chuyện như chuyện của ông Tư Đờ bạn ba tôi đây. Lúc đầu thì sửng sốt lắm. Một người đã từng vào sinh ra tử trong chiến tranh sao để gục ngã vậy? Thế rồi từ từ thấy quen đi (choa, chuyện này người ta cũng quen được sao?). Tôi thấy mình không còn ngây thơ nữa. Nhớ những ngày chân ướt chân ráo vô nghề, làm ở Phòng thời sự, đi họp hành đưa tin nhiều, gặp mấy chú lãnh đạo, mấy chú vò đầu, vuốt tóc, khen trẻ mà giỏi, ráng lên để thay mấy chú chớ con. Ngay ngất lắm, về nhà không muốn gội đầu, sợ dấu phai đi. Tất cả là phù phiếm. Người ta không còn yêu mặt trăng nữa thì biết trên ấy chỉ còn sỏi đá, không sự sống. Tôi cứ khinh khỉnh nhìn mấy tên phóng viên mới vô nghề, gặp ở quán cà phê nào cũng thì thầm với nhau, ông Bảy tiêu rồi, ông Chín cũng tiêu… bằng một nỗi đau đớn mà tôi cho là khờ dại.
Ba tôi ở lại với tôi một ngày. Buổi tối, tôi rủ ba tôi nhậu. Hai ba con thôi. Ở đây hay về quê cũng vậy, hai ba con tôi thường ngồi lại vơi nhau. Để coi, lần tôi về quê cũng lâu lắm rồi, đợt đó xóm kéo điện về. Cái xóm nhỏ oai hùng, cái xóm nhỏ nghèo quê tôi hai mưới sáu năm giải phóng người ta thấy được ánh điện đầu tiên trong đời. Người già Xóm Xẻo uống trà quạu thức sáng đêm nhìn bóng đèn cho đã con mắt. Con trai con gái xóm rủ nhau chèo thuyền ra ngoài đầm nhìn vô xóm sáng choang, coi giống ngoài thị xã không, rồi chèo trở lại, thương nhau lâu lắm mà bây giờ mới dám nói. Cái ánh sáng làm cho người ta tự tin lên. Còn tụi con nít bị đánh quắn đít tưởng đâu vẫn còn ban ngày. Ba tôi ngồi nhăm nhi với tôi, mồi là niềm vui khôn tả, nên uống hoài không thấy say.
Tối nay lại khác, trông ông buồn rũ. Nói qua nói lại một hồi quay về ngay ông Tư Đờ.
- Tao nhớ coi, hồi Tết năm nào nè, Tư Đờ có về nhà mình.
- Vậy sao ba?
- Ừ, nó nói cha sống như vậy mà khỏe hơn tui. Chưa bao giờ tui sống một ngày yên bình. Giặc bây giờ nằm tứ phía. Tụi nó giết mình ngọt ngào mà mình không hay. Bây giờ tụi nó bắn tôi băng đạn đường không hà. Ngấm đạn rồi mới hay. Đau lắm. Cực lắm.
- Ổng nói vậy cho mát lòng ba chứ cực nổi gì. Ổng đi nước ngoài như cơm bửa. Ở nhà máy lạnh, ra đường đi xe máy lạnh, đi nhậu cũng nhà hàng máy lạnh. Ai như ba, đầu tắt mặt tối, mưa nắng dẫu dài, nghèo vẫn hoàn nghèo. Thôi bỏ chuyện đó, vô cái này đi ba.
Ông lặng lẽ uống, không nhăn mặt khè khè như mọi khi ngậm rồi nhọc nhằn nuốt. Bữa rượu buồn quá. Buồn vì cái ông Tư Đờ của thời xa xôi nào đó tự nhiên hồn vía bay về. Chợt ba tôi trầm ngâm:
- Coi chừng sống trong cuộc sống toàn máy lạnh làm cho máu người ta lạnh đi. Còn mày, mày lạnh được bao nhiêu phần rồi? Nói chuyện tao nghe không được…
- Tôi không biết mình nói chuyện gì mà ba tôi buồn “nghe không được”. Tôi suy nghĩ mãi, suy nghĩ hoài. Đến đi ngủ, tôi tấn mùng cho ba, ông bảo: “Về dưới gặt xong tao trở lên, mày coi có cách nào cho tao vô thăm thằng Tư Đờ, tao cần gặp nó, có chuyện tao muốn nói chuyện với nó… Sao tao tức mình quá…” Tôi nói thôi ba ngủ đi, chuyện thiên hạ mà.
- o O o -
Tôi đưa ba tôi ra bến đò về quê. Ông nhằn “Đi chuyến này cốt là hỏi coi chuyện thằng Tư Đờ ra làm sao, về dưới bà con có hỏi còn biết đường nói, mà cũng không đâu vô đâu hết, tốn công…”. Tôi cười, vỗ vỗ lưng ông an ủi. “Thì ba biết rồi còn gì, báo nói, đài nói, người ta đồn đãi, không trúng mười thì trúng một, hai”. Ông gạt ngang: “Nhưng tao muốn nghe thằng Tư nó nói, nói thẳng thắn, thật thà, nó phải nói với tao sao mà tới nông nổi như vậy, nó phải trả lời bà con Xóm Xẻo, chổ bà con cưu mang nó mười mấy năm trời. Làm lớn cũng khổ tâm lắm…”. Câu nói cuối cùng của ông buông xuống, nhẹ như một tiếng thở dài. Khi chiếc tầu chạy tuyến Cái Nước xa rồi, sao tự nhiên tôi buồn, buồn quá. Nỗi buồn này nặng hơn, trong suốt và nhiều g*i nhọn hơn nổi buồn của ba tôi.
Ui chao! Vậy là ông Tư Đờ bị bắt rồi. Ông Tư Đờ bạn của ba tôi, từng là bạn nhậu của tôi, đã từng vỗ đầu tôi và hỏi: “Ông già khỏe hôn mậy?” và hình như có một lần, một lần nào đó, khuya, rất khuya, tôi đã đưa ông Tư Đờ về nhà, ông say lắm, rất say. Hình như ông tựa hẳn vào tôi. Mà sao bây giờ tôi bỏ ông vậy? Tôi quên ông vậy? Tôi có già đâu?
Thôi, buồn quá. Tôi thấy mình thà chết còn sướng hơn, chứ còn trẻ trai mà sống làm chi dửng dưng, tạnh quẽ với cuộc đời như thế này.

26/06/2022

Trải qua thời gian, đứa trẻ bắt đầu biết nói. Nó bắt chước âm thanh của những người xung quanh. Song song với sự tương tác với thực tiễn, những âm thanh đứa trẻ phát ra ngày càng có nhiều ý nghĩa phức tạp hơn. Đây là khoảnh khắc đầu óc chúng ta thực sự tạo ra những ký ức rõ ràng hơn về thế giới. Mới đầu, ngôn ngữ mô tả những gì trực quan nhất mà giác quan của chúng ta có thể cảm nhận được. Ngôn ngữ trực quan càng đầy đặn bao nhiêu, chúng ta càng có nhiều dữ kiện và mấu nối để thấu hiểu mối quan hệ giữa những khái niệm với nhau bấy nhiêu. Ta sản sinh ra những khái niệm mới dùng để mô tả những mối quan hệ ấy. Chúng là những khái niệm trừu tượng. Chức năng của chúng là mô tả triệt để thế giới, thay thế tất cả những gì “có thật” thành ngôn ngữ, ký hiệu, ý niệm, ý nghĩa. Từ ánh ban mai của sự sống, đứa trẻ đã rơi vào cõi của ngôn từ. Đứa trẻ giống như mầm cây, đâm chồi từ hạt giống được chôn trong vựa đất màu mỡ của ngôn từ.

Tồn tại tức là tồn tại trong ngôn ngữ.

Trích Cái Đẹp - Kiếp Người: Vĩnh Cửu và Vô Thường.
Link sách: https://tinyurl.com/kiepnguoi-tiki

03/06/2022

"Chúng ta ngày tuổi trẻ
Đều phải băng qua rừng
Có kẻ đi thật chậm
Có người như thiêu thân.

Ngươi vài năm khó nhọc
Ta vài thập kỷ buồn
Chưa ai từng đi trọn
Một học trình yêu thương

Một trái tim yếu đuối
Một tấc lòng âm u
Vẫn đi về ánh sáng
Bên kia,
Sau sương mù."

- Nguyễn Thiên Ngân

(Ảnh: Mộc Nhiên)

05/05/2022

HOA TÍM NGÀY XƯA

Nhớ ngày nào e ấp bước vào yêu
Đẹp lắm đường xưa hoa nở bao chiều
Em ngơ ngẩn say nhìn cành hoa tím
Ánh mắt dịu dàng tay ngọc nâng niu

Khẽ mỉm cười em len lén nhìn tôi
Nâng nhẹ cành hoa tim tím lên môi
Như thầm hỏi lòng ai dường lo lắng...
Màu tím buồn màu dang dở chia phôi?

Biết nói gì tuổi trong sáng hồn nhiên
Giấy trắng hồn trinh chưa vướng lụy phiền
Nhưng đã lỡ yêu sao màu hoa tím
Tôi thở dài mong tình mãi bình yên

Nay thẫn thờ chân bước lạc đường quen
Đâu bóng người thương phố đã lên đèn
Về đâu hỡi? Hoa tím ngày xưa ấy
Thơ viết cho người tím giọt tình hoen...!

- Nguyên Lễ -
Tinhyeuvanoinho.net

05/05/2022
01/05/2022

VỀ LẠI NHÀ XƯA

Con trở về thăm lại mái nhà xưa
Nơi có hàng dừa đu đưa trước ngõ
Về thăm lại góc sân vườn bé nhỏ
Nơi mẹ ngồi, hắt bóng xuống chiều quê....

Mẹ nhọc nhằn cho con được ước mơ
Con bay xa, từ vai gầy của mẹ
Khôn lớn rồi, cứ ngỡ mình nhỏ bé
Mẹ thiên thần, sống mãi với thời gian...

Từ lúc nào con thành kẻ vô tâm?
Lấy cớ mưu sinh, để vui ngày lễ
Bỏ lỡ chuyến xe trở về bên mẹ
Cây mẹ trồng, trái chín cuối mùa đông....

Mẹ đi rồi! Con mới thấy mênh mông
Một nỗi buồn thẳm sâu trong tiềm thức
Mới thấu hiểu nơi bình yên hạnh phúc
Là bên mẹ nghèo , bát ngát tình thương...

Con về quê,lặng khóc giữa sân vườn
Nhà vẫn đây ! Nhưng ai chờ con nữa?
Căn bếp lạnh, bao năm không nhóm lửa
Thấp thoáng mẹ ngồi....nấu cơm tối chờ con...
Tác giả : Vũ Tuấn
Ảnh minh hoạ (nguồn internet)

18/04/2022
10/04/2022

𝐂𝐇Ú𝐍𝐆 𝐓𝐀 𝐒Ẽ 𝐆𝐈À Đ𝐈

𝐑ồ𝐢 𝐦ộ𝐭 𝐧𝐠à𝐲 𝐜𝐡ú𝐧𝐠 𝐭𝐚 𝐬ẽ 𝐠𝐢à đ𝐢
𝐍𝐡ớ 𝐧𝐡ớ 𝐪𝐮ê𝐧 𝐪𝐮ê𝐧 𝐜𝐡ẳ𝐧𝐠 𝐜ò𝐧 𝐠ì 𝐥ư𝐮 𝐫õ
𝐁ó𝐧𝐠 𝐭𝐡ờ𝐢 𝐠𝐢𝐚𝐧 𝐧𝐡𝐮ố𝐦 𝐡𝐨à𝐧𝐠 𝐡ô𝐧 𝐭𝐡ẫ𝐦 đỏ
𝐍𝐡ữ𝐧𝐠 â𝐮 𝐥𝐨 𝐜ũ𝐧𝐠 𝐜𝐡ẳ𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐢ế𝐭 𝐭𝐡𝐚 𝐠ì

𝐑ồ𝐢 𝐦ộ𝐭 𝐧𝐠à𝐲 𝐜𝐡ú𝐧𝐠 𝐭𝐚 𝐬ẽ 𝐠𝐢à đ𝐢
𝐍𝐡ữ𝐧𝐠 𝐤ý ứ𝐜 𝐜𝐡ỉ 𝐜ò𝐧 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐡ơ𝐢 𝐭𝐡ở
𝐍𝐡ữ𝐧𝐠 ướ𝐜 𝐦ơ 𝐭𝐚 𝐦ộ𝐭 𝐭𝐡ờ𝐢 𝐝𝐚𝐧𝐠 𝐝ở
𝐇𝐨à𝐢 𝐛ã𝐨 𝐤𝐡𝐢 𝐱ư𝐚 𝐜ũ𝐧𝐠 𝐩𝐡ủ 𝐛ụ𝐢 𝐱𝐚 𝐝ầ𝐧

𝐑ồ𝐢 𝐦ộ𝐭 𝐧𝐠à𝐲 𝐧𝐡ữ𝐧𝐠 𝐨á𝐧 𝐠𝐢ậ𝐧 𝐭𝐡ở 𝐭𝐡𝐚𝐧
𝐂𝐡ẳ𝐧𝐠 𝐭𝐡ể đổ𝐢 𝐥ấ𝐲 𝐯à𝐢 𝐧ă𝐦 𝐬ự 𝐬ố𝐧𝐠
𝐍𝐡ữ𝐧𝐠 𝐛𝐨𝐧 𝐜𝐡𝐞𝐧 𝐠𝐢ữ𝐚 𝐜𝐮ộ𝐜 đờ𝐢 𝐝à𝐢 𝐫ộ𝐧𝐠
𝐍í𝐮 𝐧ổ𝐢 𝐤𝐡ô𝐧𝐠 𝐪𝐮ã𝐧𝐠 𝐡ạ𝐧𝐡 𝐩𝐡ú𝐜 𝐱𝐮â𝐧 𝐭𝐡ì!?

𝐑ồ𝐢 𝐦ộ𝐭 𝐧𝐠à𝐲 𝐜𝐡ú𝐧𝐠 𝐭𝐚 𝐬ẽ 𝐠𝐢à đ𝐢
𝐒ợ 𝐥ã𝐧𝐠 𝐪𝐮ê𝐧 𝐧𝐡ữ𝐧𝐠 đ𝐢ề𝐮 𝐭𝐚 𝐜ầ𝐧 𝐠𝐢ữ
𝐒ợ 𝐜ô đơ𝐧 𝐠𝐢ữ𝐚 𝐜𝐮ộ𝐜 đờ𝐢 𝐭ư 𝐥ự
𝐒ợ 𝐩𝐡ô𝐢 𝐩𝐡𝐚𝐢 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐜𝐡í𝐧𝐡 𝐭𝐫á𝐢 𝐭𝐢𝐦 𝐦ì𝐧𝐡!

𝐇ã𝐲 𝐦ỉ𝐦 𝐜ườ𝐢 𝐭𝐡ứ𝐜 𝐠𝐢ấ𝐜 𝐦ỗ𝐢 𝐛ì𝐧𝐡 𝐦𝐢𝐧𝐡
𝐒ố𝐧𝐠 𝐭𝐫ọ𝐧 𝐯ẹ𝐧 𝐭ừ𝐧𝐠 𝐭𝐡á𝐧𝐠 𝐧𝐠à𝐲 𝐬𝐨𝐧 𝐭𝐫ẻ
𝐌ạ𝐧𝐡 𝐝ạ𝐧 𝐜𝐡𝐨 đ𝐢, 𝐛𝐢ế𝐭 𝐲ê𝐮 𝐭𝐡ươ𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐢𝐚 𝐬ẻ
𝐁ở𝐢 𝐦ộ𝐭 𝐧𝐠à𝐲 𝐭𝐚 𝐜𝐡ắ𝐜 𝐜𝐡ắ𝐧 𝐠𝐢à đ𝐢....

𝐓𝐡𝐮 𝐏𝐡ươ𝐧𝐠
𝐒𝐓

***

𝐑Ồ𝐈 𝐌Ộ𝐓 𝐍𝐆À𝐘 , 𝐂𝐇Ú𝐍𝐆 𝐓𝐀 𝐒Ẽ 𝐆𝐈À Đ𝐈

𝐓𝐡ờ𝐢 𝐠𝐢𝐚𝐧 𝐥à 𝐭𝐡ứ 𝐯ô 𝐭ì𝐧𝐡 𝐧𝐡ấ𝐭 𝐭𝐫ê𝐧 đờ𝐢 𝐧à𝐲 𝐦à 𝐝ù 𝐜𝐡ú𝐧𝐠 𝐭𝐚 𝐜ó 𝐜ố 𝐠ắ𝐧𝐠 𝐛𝐚𝐨 𝐧𝐡𝐢ê𝐮 𝐭𝐡ì 𝐜ũ𝐧𝐠 𝐤𝐡ô𝐧𝐠 𝐜ả𝐧 𝐧ổ𝐢 𝐬ự 𝐭à𝐧 𝐩𝐡á 𝐜ủ𝐚 𝐧ó. 𝐓𝐡ờ𝐢 𝐠𝐢𝐚𝐧 𝐥à𝐦 𝐜𝐡ú𝐧𝐠 𝐭𝐚 𝐥ớ𝐧 𝐥ê𝐧 𝐧𝐡ư𝐧𝐠 đồ𝐧𝐠 𝐭𝐡ờ𝐢, 𝐧ó 𝐜ũ𝐧𝐠 𝐥à𝐦 𝐝á𝐧𝐠 𝐧𝐠ườ𝐢 𝐜𝐡𝐚 𝐧𝐡ỏ đ𝐢, 𝐥à𝐦 𝐦á𝐢 𝐭ó𝐜 𝐦ẹ 𝐛ạ𝐜 𝐥ạ𝐢 𝐯à 𝐤𝐡𝐢ế𝐧 𝐧𝐡ữ𝐧𝐠 𝐧𝐠ườ𝐢 ô𝐧𝐠, 𝐧𝐠ườ𝐢 𝐛à 𝐤í𝐧𝐡 𝐲ê𝐮 𝐜ủ𝐚 𝐜𝐡ú𝐧𝐠 𝐭𝐚 𝐧𝐠à𝐲 𝐜à𝐧𝐠 𝐠𝐢à 𝐲ế𝐮.
𝐃ẫ𝐮 𝐛𝐢ế𝐭 𝐫ằ𝐧𝐠 𝐚𝐢 𝐫ồ𝐢 𝐜ũ𝐧𝐠 𝐠𝐢à 𝐧𝐡ư𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐢 𝐜𝐡ứ𝐧𝐠 𝐤𝐢ế𝐧 𝐧𝐡ữ𝐧𝐠 𝐧𝐠ườ𝐢 𝐭𝐡â𝐧 𝐲ê𝐮 𝐧𝐡ấ𝐭 𝐜ủ𝐚 𝐦ì𝐧𝐡 𝐛ị 𝐝ấ𝐮 𝐯ế𝐭 𝐭𝐡ờ𝐢 𝐠𝐢𝐚𝐧 𝐢𝐧 𝐛ó𝐧𝐠, 𝐤𝐡ô𝐧𝐠 𝐚𝐢 𝐭𝐫á𝐧𝐡 𝐧ổ𝐢 𝐧ỗ𝐢 𝐭â𝐦 𝐬ự 𝐧ặ𝐧𝐠 𝐭𝐫ĩ𝐮 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐥ò𝐧𝐠, 𝐛ở𝐢 𝐯ậ𝐲 𝐦à 𝐦ớ𝐢 đâ𝐲, 𝐤𝐡𝐢 𝐜𝐥𝐢𝐩 𝐪𝐮𝐚𝐲 𝐜ả𝐧𝐡 𝐦ộ𝐭 𝐧𝐠ườ𝐢 𝐛à đ𝐚𝐧𝐠 𝐥ẩ𝐦 𝐛ẩ𝐦 𝐧ó𝐢 𝐜𝐡𝐮𝐲ệ𝐧 𝐯ớ𝐢… 𝐜á𝐢 𝐠ươ𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐢ế𝐧 𝐧𝐡𝐢ề𝐮 𝐧𝐠ườ𝐢 𝐤𝐡ô𝐧𝐠 𝐤𝐡ỏ𝐢 𝐧𝐠𝐡ẹ𝐧 𝐧𝐠à𝐨.
𝐍𝐠ườ𝐢 𝐠𝐢à – 𝐧𝐡ữ𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐢ế𝐜 𝐥á 𝐦𝐨𝐧𝐠 𝐦𝐚𝐧𝐡, 𝐜𝐡ơ𝐢 𝐯ơ𝐢 𝐠𝐢ữ𝐚 𝐤𝐡𝐨ả𝐧𝐠 𝐭𝐫ố𝐧𝐠 𝐯ắ𝐧𝐠 𝐜ủ𝐚 𝐜à𝐧𝐡 𝐯à 𝐦ặ𝐭 đấ𝐭, 𝐭𝐡â𝐧 𝐥á, 𝐠â𝐧 𝐥á đã ú𝐚 𝐯à𝐧𝐠, 𝐡ằ𝐧 𝐝ấ𝐮 𝐯ế𝐭, 𝐜𝐮ố𝐧𝐠 𝐥á 𝐛ấ𝐮 𝐯í𝐮, 𝐛á𝐦 𝐡ờ 𝐯ớ𝐢 𝐜à𝐧𝐡 𝐜â𝐲. 𝐂𝐡ỉ 𝐦ộ𝐭 𝐜ơ𝐧 𝐠𝐢ó 𝐦ạ𝐧𝐡 𝐯ô 𝐭ì𝐧𝐡 𝐭ạ𝐭 𝐧𝐠𝐚𝐧𝐠 𝐪𝐮𝐚 𝐥à 𝐜𝐡𝐢ế𝐜 𝐥á 𝐜𝐡𝐚𝐨 𝐧𝐠𝐡𝐢ê𝐧𝐠, 𝐱𝐨𝐚𝐲 𝐯ò𝐧𝐠, 𝐜𝐡ì𝐦 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐤𝐡ô𝐧𝐠 𝐠𝐢𝐚𝐧 𝐡ắ𝐭 𝐡𝐢𝐮 𝐜ủ𝐚 𝐧𝐠à𝐲 𝐯à 𝐧𝐠ủ 𝐲ê𝐧 𝐜ù𝐧𝐠 đấ𝐭 𝐧â𝐮 𝐥ạ𝐧𝐡 𝐥ẽ𝐨…
𝐑ồ𝐢 𝐦ộ𝐭 𝐧𝐠à𝐲, 𝐜𝐡ú𝐧𝐠 𝐭𝐚 𝐬ẽ 𝐠𝐢à đ𝐢….
𝐑ồ𝐢 𝐬ẽ đế𝐧 𝐧𝐡ữ𝐧𝐠 𝐧𝐠à𝐲 đó, 𝐤𝐡𝐢 𝐜𝐡ú𝐧𝐠 𝐭𝐚 𝐛𝐢ế𝐧 𝐭𝐡à𝐧𝐡 𝐧𝐡ữ𝐧𝐠 ô𝐧𝐠 𝐠𝐢à, 𝐛à 𝐥ã𝐨, 𝐤𝐡𝐢 𝐜𝐡ú𝐧𝐠 𝐭𝐚 𝐧𝐠ồ𝐢 đế𝐦 𝐭ừ𝐧𝐠 𝐭ờ 𝐥ị𝐜𝐡 𝐱é đ𝐢, đế𝐦 𝐭𝐡ờ𝐢 𝐠𝐢𝐚𝐧 𝐤𝐡ô𝐧𝐠 𝐛𝐚𝐨 𝐠𝐢ờ 𝐭𝐫ở 𝐥ạ𝐢, đế𝐦 𝐧ỗ𝐢 𝐜ô đơ𝐧 𝐯à 𝐬ự 𝐛ạ𝐜 𝐛ẽ𝐨 𝐜ủ𝐚 𝐝ò𝐧𝐠 đờ𝐢, đế𝐦 𝐬ự 𝐧𝐠ắ𝐧 𝐧𝐠ủ𝐢 𝐜ủ𝐚 𝐤𝐢ế𝐩 𝐧𝐠ườ𝐢 𝐯ì 𝐬𝐚𝐨 𝐭𝐡ê 𝐥ươ𝐧𝐠 𝐪𝐮á.
𝐇ó𝐚 𝐫𝐚 𝐧𝐡ữ𝐧𝐠 𝐠ì 𝐦à 𝐭𝐡ờ𝐢 𝐭𝐫ẻ 𝐡𝐨à𝐢 𝐛ã𝐨 𝐥ạ𝐢 𝐜𝐡ẳ𝐧𝐠 𝐭𝐡ể đổ𝐢 𝐥ấ𝐲 𝐯à𝐢 𝐧ă𝐦 𝐬ự 𝐬ố𝐧𝐠, 𝐧𝐡ữ𝐧𝐠 𝐠𝐢à𝐧𝐡 𝐠𝐢ậ𝐭 𝐭𝐡ườ𝐧𝐠 𝐭ì𝐧𝐡, 𝐧𝐡ữ𝐧𝐠 𝐨á𝐧 𝐭𝐡á𝐧, 𝐭𝐡ở 𝐭𝐡𝐚𝐧, 𝐜𝐡ẳ𝐧𝐠 𝐤𝐡á𝐜 𝐧à𝐨 𝐜á𝐢 𝐥ậ𝐭 𝐦ì𝐧𝐡 𝐜ủ𝐚 𝐯ũ 𝐭𝐫ụ, 𝐜𝐡ớ𝐩 𝐦ắ𝐭 đã 𝐤𝐡ô𝐧𝐠 𝐭𝐡ấ𝐲 đâ𝐮.
𝐕à 𝐫ồ𝐢 𝐜𝐡ú𝐧𝐠 𝐭𝐚 𝐬ẽ 𝐧𝐡ậ𝐧 𝐫𝐚, 𝐜𝐡ú𝐧𝐠 𝐭𝐚 𝐬ố𝐧𝐠 𝐦ộ𝐭 đờ𝐢 𝐧𝐡ư𝐧𝐠 𝐭ự 𝐛ả𝐧 𝐭𝐡â𝐧 𝐥𝐮ô𝐧 𝐥𝐮ô𝐧 𝐩𝐡ủ đị𝐧𝐡 𝐧𝐡𝐚𝐮 𝐦ỗ𝐢 𝐧𝐠à𝐲.
𝐂𝐡ú𝐧𝐠 𝐭𝐚 𝐬ẽ 𝐭𝐡ấ𝐲 𝐭ừ𝐧𝐠 𝐛ộ 𝐩𝐡ậ𝐧 𝐭𝐫ê𝐧 𝐜ơ 𝐭𝐡ể đề𝐮 𝐦ỏ𝐢 𝐦ệ𝐭, 𝐧𝐡ư𝐧𝐠 𝐧𝐢ề𝐦 𝐭𝐡𝐚 𝐭𝐡𝐢ế𝐭 𝐲ê𝐮 𝐭𝐡ươ𝐧𝐠 𝐥ạ𝐢 𝐫ộ𝐧𝐠 𝐥ớ𝐧 𝐡ơ𝐧 𝐛𝐚𝐨 𝐠𝐢ờ 𝐡ế𝐭. 𝐂𝐡ú𝐧𝐠 𝐭𝐚 𝐛ỗ𝐧𝐠 𝐝ư𝐧𝐠 𝐜ó 𝐭𝐡ậ𝐭 𝐧𝐡𝐢ề𝐮 𝐭𝐡ờ𝐢 𝐠𝐢𝐚𝐧, 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐢 𝐭𝐡ờ𝐢 𝐭𝐫ẻ 𝐥𝐮ô𝐧 𝐪𝐮𝐞𝐧 𝐦𝐢ệ𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐚𝐧 “𝐛ậ𝐧”, 𝐜𝐡ú𝐧𝐠 𝐭𝐚 𝐬ẽ 𝐭𝐫ở 𝐧ê𝐧 𝐥ẩ𝐦 𝐜ẩ𝐦 𝐭𝐫ướ𝐜 𝐧𝐡ữ𝐧𝐠 𝐧𝐠ườ𝐢 𝐭𝐫ẻ 𝐭𝐮ổ𝐢, 𝐧ó𝐢 𝐧𝐡ữ𝐧𝐠 𝐜â𝐮 𝐜𝐡𝐮𝐲ệ𝐧 đâ𝐮 đâ𝐮, 𝐧𝐡ữ𝐧𝐠 𝐭𝐫𝐢ế𝐭 𝐥ý 𝐬ố𝐧𝐠 𝐜ũ𝐧𝐠 đâ𝐮 đâ𝐮.
𝐂𝐡ú𝐧𝐠 𝐭𝐚 𝐬ẽ 𝐭𝐡ấ𝐲 𝐦ệ𝐭 đế𝐧 𝐧ỗ𝐢 𝐭𝐡ở 𝐜ũ𝐧𝐠 𝐤𝐡ó 𝐤𝐡ă𝐧, 𝐧𝐡ư𝐧𝐠 𝐥ạ𝐢 𝐜ó 𝐭𝐡ể 𝐧ó𝐢 𝐯ề 𝐚𝐢 đó, 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐪𝐮á 𝐤𝐡ứ, 𝐡à𝐧𝐠 𝐠𝐢ờ. 𝐂𝐡ẳ𝐧𝐠 𝐡𝐢ể𝐮 𝐧ổ𝐢 𝐭ạ𝐢 𝐬𝐚𝐨 𝐦ỗ𝐢 𝐦ộ𝐭 𝐡ồ𝐢 ứ𝐜 𝐜ứ 𝐡𝐢ệ𝐧 𝐥ê𝐧 𝐫õ 𝐫ệ𝐭 𝐭ừ𝐧𝐠 𝐧𝐠à𝐲, 𝐤𝐡𝐢ế𝐧 𝐜𝐡ú𝐧𝐠 𝐭𝐚 𝐜ả𝐦 𝐭𝐡ấ𝐲, 𝐡𝐚𝐲 𝐥à 𝐜ứ 𝐧𝐡ờ 𝐧ó 𝐦à 𝐡ạ𝐧𝐡 𝐩𝐡ú𝐜 𝐧ố𝐭 𝐪𝐮ã𝐧𝐠 đờ𝐢 𝐜ò𝐧 𝐥ạ𝐢.
𝐂𝐡ú𝐧𝐠 𝐭𝐚 𝐬ẽ 𝐤𝐡ô𝐧𝐠 𝐩𝐡á𝐭 𝐫ồ 𝐯ì 𝐜𝐡𝐮𝐲ệ𝐧 𝐭ă𝐧𝐠 𝐜â𝐧, 𝐬ẽ 𝐤𝐡ô𝐧𝐠 𝐪𝐮𝐚𝐧 𝐭â𝐦 đế𝐧 𝐜á𝐢 𝐭ủ 𝐪𝐮ầ𝐧 á𝐨, 𝐬ẽ 𝐤𝐡ô𝐧𝐠 𝐬ố𝐧𝐠 𝐜𝐡ế𝐭 𝐦𝐮ố𝐧 đ𝐢 𝐝𝐮 𝐥ị𝐜𝐡 đâ𝐲 đó 𝐦à 𝐜𝐡ỉ 𝐭𝐡𝐚 𝐭𝐡𝐢ế𝐭 đượ𝐜 ở 𝐲ê𝐧 𝐧𝐡à.
𝐂𝐡ú𝐧𝐠 𝐭𝐚 𝐬ẽ 𝐥à𝐦 𝐧𝐡ữ𝐧𝐠 đ𝐢ề𝐮 𝐭𝐫ướ𝐜 đâ𝐲 𝐜𝐨𝐢 𝐥à 𝐯ô 𝐛ổ, 𝐧𝐡ư 𝐥à 𝐧𝐠ồ𝐢 𝐲ê𝐧 𝐦ộ𝐭 𝐜𝐡ỗ 𝐬𝐮𝐲 𝐧𝐠𝐡ĩ, 𝐧𝐡ư 𝐥à đ𝐢 𝐝ạ𝐨 𝐭𝐫ê𝐧 đườ𝐧𝐠, 𝐧𝐡ì𝐧 𝐧𝐡ữ𝐧𝐠 𝐧𝐠ườ𝐢 𝐭𝐫ẻ 𝐧𝐡ư 𝐧𝐡ì𝐧 𝐛ả𝐧 𝐬𝐚𝐨 𝐜ủ𝐚 𝐦ì𝐧𝐡 𝐭ừ 𝐫ấ𝐭 𝐥â𝐮 𝐫ấ𝐭 𝐥â𝐮, 𝐜𝐡ú𝐧𝐠 𝐭𝐚 𝐭𝐡ậ𝐦 𝐜𝐡í 𝐤𝐡ô𝐧𝐠 𝐜ò𝐧 𝐧𝐡ớ 𝐧ổ𝐢 𝐤𝐡𝐮ô𝐧 𝐦ặ𝐭 𝐧𝐠à𝐲 𝐱ư𝐚 ấ𝐲 𝐜ủ𝐚 𝐦ì𝐧𝐡, đã 𝐭ừ𝐧𝐠 𝐭𝐫ô𝐧𝐠 𝐭𝐡ế 𝐧à𝐨.
𝐂𝐡ú𝐧𝐠 𝐭𝐚 𝐜𝐡ạ𝐲 𝐜𝐡ậ𝐦, đ𝐢 𝐜𝐡ậ𝐦, 𝐧𝐡ư𝐧𝐠 𝐥ạ𝐢 𝐩𝐡ả𝐢 đ𝐮𝐚 𝐯ớ𝐢 𝐜𝐮ộ𝐜 đờ𝐢 đ𝐚𝐧𝐠 𝐫ú𝐭 𝐧𝐠ắ𝐧.
𝐂𝐡ú𝐧𝐠 𝐭𝐚 𝐬ẽ 𝐝ạ𝐲 𝐜𝐨𝐧 𝐜𝐡á𝐮 𝐧𝐡ữ𝐧𝐠 đ𝐢ề𝐮 𝐧𝐠à𝐲 𝐭𝐫ẻ 𝐭ừ𝐧𝐠 𝐠𝐡é𝐭 𝐜𝐚𝐲 𝐠𝐡é𝐭 đắ𝐧𝐠, 𝐜𝐡ú𝐧𝐠 𝐭𝐚 𝐬ẽ 𝐤𝐡𝐮𝐲ê𝐧 𝐜𝐨𝐧 𝐜𝐡á𝐮 𝐧𝐡ữ𝐧𝐠 đ𝐢ề𝐮 𝐭𝐫ướ𝐜 đâ𝐲 𝐛ố 𝐦ẹ 𝐤𝐡𝐮𝐲ê𝐧 𝐜𝐡ú𝐧𝐠 𝐭𝐚, 𝐧𝐡ư𝐧𝐠 𝐥ạ𝐢 𝐛ị 𝐜𝐡ú𝐧𝐠 𝐭𝐚 𝐜𝐡𝐨 𝐫ằ𝐧𝐠 ấ𝐮 𝐭𝐫ĩ 𝐯à 𝐡ồ đồ.
𝐂𝐡ú𝐧𝐠 𝐭𝐚 𝐤𝐡ô𝐧𝐠 𝐠𝐡𝐞𝐧 𝐭𝐮ô𝐧𝐠, 𝐤𝐡ô𝐧𝐠 𝐠𝐢ỏ𝐢 𝐥ừ𝐚 𝐠ạ𝐭 𝐭ì𝐧𝐡 𝐲ê𝐮…
𝐂𝐡ú𝐧𝐠 𝐭𝐚 𝐬ẽ 𝐤𝐡ô𝐧𝐠 𝐜ã𝐢 𝐯ã 𝐯ớ𝐢 𝐧𝐠ườ𝐢 đ𝐚𝐧𝐠 ở 𝐛ê𝐧 𝐜ạ𝐧𝐡 𝐦ì𝐧𝐡 𝐜𝐡ỉ 𝐯ì 𝐧𝐡ữ𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐮𝐲ệ𝐧 𝐧𝐡ỏ 𝐧𝐡ặ𝐭 𝐧ữ𝐚, 𝐜𝐡ú𝐧𝐠 𝐭𝐚 𝐬ẽ 𝐧𝐠ắ𝐦 𝐡ọ 𝐧𝐡𝐢ề𝐮 𝐡ơ𝐧, 𝐜ả𝐦 𝐭𝐡ấ𝐲 𝐛𝐢ế𝐭 ơ𝐧 𝐡ọ 𝐧𝐡𝐢ề𝐮 𝐡ơ𝐧. 𝐕ì 𝐜𝐡ú𝐧𝐠 𝐭𝐚 𝐬ợ 𝐬ẽ 𝐥ã𝐧𝐠 𝐪𝐮ê𝐧 𝐡ọ, 𝐜𝐡ú𝐧𝐠 𝐭𝐚 𝐬ợ 𝐡ọ 𝐬ẽ 𝐫𝐚 đ𝐢 𝐭𝐫ướ𝐜, 𝐛ỏ 𝐥ạ𝐢 𝐜𝐡ú𝐧𝐠 𝐭𝐚 đơ𝐧 độ𝐜 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐜𝐮ộ𝐜 𝐬ố𝐧𝐠 𝐧à𝐲. 𝐂𝐡ú𝐧𝐠 𝐭𝐚 𝐜𝐡ỉ 𝐭â𝐦 𝐧𝐢ệ𝐦 𝐝𝐮𝐲 𝐧𝐡ấ𝐭 𝐦ộ𝐭 đ𝐢ề𝐮, 𝐠𝐢á 𝐧𝐡ư đừ𝐧𝐠 𝐛𝐚𝐨 𝐠𝐢ờ 𝐱𝐚 𝐧𝐡𝐚𝐮, 𝐯à 𝐬ẽ 𝐦ã𝐢 𝐤𝐡ô𝐧𝐠 𝐱𝐚 𝐧𝐡𝐚𝐮. 𝐂𝐡ú𝐧𝐠 𝐭𝐚 𝐯ẫ𝐧 𝐪𝐮𝐚𝐧 𝐭â𝐦 đế𝐧 𝐯𝐢ệ𝐜 𝐦𝐚𝐢 𝐭𝐡ứ𝐜 𝐝ậ𝐲 𝐩𝐡ả𝐢 𝐥à𝐦 𝐠ì, 𝐧𝐡ư𝐧𝐠 𝐤𝐡ô𝐧𝐠 𝐩𝐡ả𝐢 𝐥à 𝐦ụ𝐜 𝐭𝐢ê𝐮, đó 𝐥à 𝐭ự 𝐭𝐫ả𝐢, để 𝐭ậ𝐧 𝐝ụ𝐧𝐠 𝐭𝐡ờ𝐢 𝐠𝐢𝐚𝐧 í𝐭 ỏ𝐢, 𝐜ả𝐦 𝐭𝐡ụ 𝐧ố𝐭 𝐜𝐮ộ𝐜 𝐬ố𝐧𝐠 𝐧à𝐲.
𝐂𝐡ú𝐧𝐠 𝐭𝐚 𝐬ẽ 𝐡ờ𝐧 𝐝ỗ𝐢 𝐧𝐡𝐢ề𝐮 𝐡ơ𝐧 𝐧𝐡ữ𝐧𝐠 𝐧𝐠ườ𝐢 𝐱𝐮𝐧𝐠 𝐪𝐮𝐚𝐧𝐡, 𝐜𝐡ú𝐧𝐠 𝐭𝐚 𝐦𝐮ố𝐧 𝐡ọ 𝐪𝐮𝐚𝐧 𝐭â𝐦 𝐧𝐡𝐢ề𝐮 𝐡ơ𝐧 𝐧ữ𝐚 đế𝐧 𝐦ì𝐧𝐡.
𝐂𝐡ú𝐧𝐠 𝐭𝐚 𝐬ẽ 𝐭𝐫ở 𝐧ê𝐧 𝐤𝐡ó 𝐭í𝐧𝐡, 𝐛ở𝐢 𝐯ì 𝐜𝐡ú𝐧𝐠 𝐭𝐚 𝐬ợ 𝐩𝐡ả𝐢 𝐫𝐚 đ𝐢, 𝐬ợ 𝐦ộ𝐭 𝐧𝐠à𝐲 𝐧à𝐨 đó 𝐧𝐡ắ𝐦 𝐦ắ𝐭 𝐫ồ𝐢 𝐤𝐡ô𝐧𝐠 𝐭𝐡ể 𝐭ỉ𝐧𝐡 𝐥ạ𝐢, 𝐬ợ 𝐜𝐨𝐧 𝐜𝐡á𝐮 𝐯ề 𝐬𝐚𝐮 𝐬ẽ 𝐜𝐡ẳ𝐧𝐠 𝐜ò𝐧 𝐧𝐡ớ 𝐧𝐡𝐮𝐧𝐠 𝐠ì đế𝐧 𝐜𝐡ú𝐧𝐠 𝐭𝐚 𝐧ữ𝐚. 𝐂ò𝐧 đ𝐢ề𝐮 𝐠ì 𝐜𝐡𝐮𝐚 𝐱ó𝐭 𝐡ơ𝐧 𝐥à 𝐬ự 𝐥ã𝐧𝐠 𝐪𝐮ê𝐧?
𝐂𝐡ú𝐧𝐠 𝐭𝐚 𝐬ợ 𝐡ã𝐢 𝐜ô đơ𝐧, 𝐜𝐡ú𝐧𝐠 𝐭𝐚 𝐬ợ 𝐩𝐡ả𝐢 𝐫ờ𝐢 𝐱𝐚 𝐭𝐡ế 𝐠𝐢ớ𝐢 𝐧à𝐲 𝐦ộ𝐭 𝐦ì𝐧𝐡, 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐭𝐡ờ𝐢 đ𝐢ể𝐦 𝐜𝐡ẳ𝐧𝐠 𝐜ó 𝐚𝐢 𝐛ê𝐧 𝐜ạ𝐧𝐡.
𝐕à 𝐜𝐡ú𝐧𝐠 𝐭𝐚 𝐧𝐡ậ𝐧 𝐫𝐚 𝐜𝐮ộ𝐜 𝐬ố𝐧𝐠 𝐜ó ý 𝐧𝐠𝐡ĩ𝐚, 𝐬𝐨 𝐯ớ𝐢 𝐯𝐢ệ𝐜 𝐭𝐡ờ𝐢 𝐭𝐫ẻ 𝐯ẫ𝐧 𝐜ă𝐦 𝐠𝐡é𝐭, 𝐥ạ𝐢 𝐦𝐮ố𝐧 𝐭𝐡𝐚 𝐭𝐡𝐢ế𝐭 𝐠𝐢ữ 𝐠ì𝐧. Đã 𝐧𝐡ọ𝐜 𝐜ô𝐧𝐠 𝐬ố𝐧𝐠 𝐜ả 𝐦ộ𝐭 đờ𝐢 𝐧ê𝐧 𝐜𝐡𝐮𝐲ệ𝐧 𝐠ì 𝐜ũ𝐧𝐠 𝐡𝐨á 𝐭𝐡à𝐧𝐡 đ𝐢ề𝐮 𝐜𝐡â𝐧 𝐭𝐡ậ𝐭 𝐧𝐡ấ𝐭. 𝐓ự 𝐝ư𝐧𝐠 𝐦𝐮ố𝐧 𝐥à𝐦 𝐥ạ𝐢 𝐭ấ𝐭 𝐜ả 𝐧𝐡ữ𝐧𝐠 𝐬𝐚𝐢 𝐭𝐫á𝐢, 𝐬ử𝐚 𝐜𝐡ữ𝐚 𝐡ế𝐭 𝐧𝐡ữ𝐧𝐠 𝐬𝐚𝐢 𝐥ầ𝐦, 𝐡𝐨à𝐧 𝐭𝐡𝐢ệ𝐧 𝐦ọ𝐢 đ𝐢ề𝐮 𝐤𝐡𝐢 𝐱ư𝐚 𝐝𝐚𝐧𝐠 𝐝ở, ô𝐦 ấ𝐩 𝐧𝐡𝐢ề𝐮 𝐧ỗ𝐢 𝐜𝐚𝐧𝐡 𝐜á𝐧𝐡 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐭â𝐦, 𝐛ở𝐢 𝐯ì 𝐜𝐡ú𝐧𝐠 𝐭𝐚 𝐬ợ 𝐩𝐡ả𝐢 𝐦ắ𝐜 𝐧ợ 𝐚𝐢 đó, 𝐦𝐚𝐧𝐠 𝐬𝐚𝐧𝐠 𝐭𝐡ế 𝐠𝐢ớ𝐢 𝐛ê𝐧 𝐤𝐢𝐚…
𝐑ồ𝐢 𝐬ẽ 𝐜ó 𝐧𝐠à𝐲 𝐜𝐡ú𝐧𝐠 𝐭𝐚 𝐭𝐫ở 𝐧ê𝐧 𝐠𝐢à đ𝐢, 𝐧𝐡ớ 𝐧𝐡ớ 𝐪𝐮ê𝐧 𝐪𝐮ê𝐧 𝐜𝐡ẳ𝐧𝐠 đ𝐢ề𝐮 𝐠ì 𝐥ư𝐮 𝐥ạ𝐢 𝐫õ, 𝐤𝐡𝐢 𝐛ó𝐧𝐠 𝐭𝐡ờ𝐢 𝐠𝐢𝐚𝐧 đổ ậ𝐩 𝐱𝐮ố𝐧𝐠 𝐜𝐮𝐧𝐠 đườ𝐧𝐠 đờ𝐢 đã 𝐧𝐡𝐮ố𝐦 𝐦à𝐮 𝐡𝐨à𝐧𝐠 𝐡ô𝐧 đỏ 𝐭𝐡ẫ𝐦, 𝐥ạ𝐢 𝐜𝐡ỉ 𝐦𝐮ố𝐧 𝐭𝐡ờ𝐢 𝐭𝐫ẻ 𝐧ế𝐮 𝐜ó 𝐭𝐡ể 𝐪𝐮𝐚𝐲 𝐥ạ𝐢, 𝐬ẽ 𝐬ố𝐧𝐠 𝐭𝐡ậ𝐭 𝐤𝐡á𝐜, 𝐜𝐡𝐨 𝐤𝐡á𝐜 đ𝐢 !

𝐓𝐡𝐞𝐨 𝐂𝐚𝐃𝐞 / 𝐌𝐚𝐬𝐤 𝐎𝐧𝐥𝐢𝐧𝐞
𝐒𝐓

Address


Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Le Lai posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Shortcuts

  • Address
  • Alerts
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Media Company?

Share