TTYTMK-Bản tin thông tin thuốc

  • Home
  • TTYTMK-Bản tin thông tin thuốc

TTYTMK-Bản tin thông tin thuốc Cập nhật các thông tin liên quan đến thuốc

24/01/2024

ISMP Canada: Khuyến cáo tránh nhầm lẫn giữa Depo-Medrol và Solu-Medrol

ISMP Canada đã ghi nhận sự cố sử dụng nhầm lẫn giữa Depo-Medrol và Solu-Medrol trên một bệnh nhi 3 tuổi ghép tạng. May mắn, đã không có phản ứng có hại nào xảy ra. ISMP Canada đã yêu cầu công ty sản xuất (Pharmacia) điều chỉnh nhãn thuốc Depo-Medrol do cảnh báo: “Không tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm nội tủy không được nhấn mạnh nổi bật trên nhãn thuốc. Đồng thời, ISMP đã tiến hành phân tích các yếu tố nguy cơ có liên quan đến các sai sót trong quá trình sử dụng thuốc và đưa ra các khuyến cáo đi kèm nhằm tránh tái diễn sự cố trên.

Thông tin chi tiết vui lòng tham khảo thêm tại link ở comment.
Điểm tin: SV. Nguyễn Minh Tâm, SV. Trần Phương Thảo B

13/12/2023

Pharmacy Times: Nguy cơ trẻ dị ứng hô hấp khi mẹ dùng kháng sinh trong thai kỳ

Một nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa việc sử dụng kháng sinh của người mẹ trong thai kỳ và nguy cơ mắc bệnh dị ứng ở trẻ em dưới 3 tuổi.

Kết quả chỉ ra rằng việc sử dụng kháng sinh của người mẹ có liên quan đến việc gia tăng nguy cơ dị ứng đường hô hấp ở trẻ, đặc biệt là bệnh hen phế quản ở trẻ trước tuổi đi học, viêm mũi-kết mạc dị ứng, khò khè và các bệnh dị ứng ở trẻ dưới 3 tuổi. Bên cạnh đó, các kết quả cho thấy việc sử dụng kháng sinh ở người mẹ lại không góp phần làm tăng nguy cơ dị ứng thực phẩm, viêm da cơ địa và chàm. Theo các nhà nghiên cứu, các kết quả này không bị ảnh hưởng bởi thời gian phơi nhiễm kháng sinh, giới tính của trẻ sơ sinh hay tiền sử dị ứng của người mẹ, ngoại trừ nguy cơ bị viêm kết-mạc mũi dị ứng ở trẻ có mẹ không có tiền sử dị ứng.

Thông tin chi tiết vui lòng tham khảo thêm tại link ở comment.
Điểm tin: SV. Trần Phương Thảo A; SV. Nguyễn Ngọc Trúc.

18/10/2023

MHRA: Nguy cơ xuất hiện ý định hoặc hành động tự sát khi dùng kháng sinh fluoroquinolon

Các nhân viên y tế khi kê đơn thuốc kháng sinh fluoroquinolon (ciprofloxacin, delafloxacin, levofloxacin, moxifloxacin, ofloxacin) cần lưu ý đến nguy cơ phản ứng trên tâm thần, bao gồm trầm cảm và loạn thần, có thể dẫn đến ý nghĩ hoặc cố ý tự tử. Nhân viên y tế cũng cần khuyến cáo bệnh nhân nên cảnh giác trước những nguy cơ này.

Thông tin chi tiết vui lòng tham khảo thêm tại link ở comment.
Điểm tin: SV. Nguyễn Linh Phương

05/10/2023

MEDSAFE: Tình hình phản ứng có hại nghiêm trọng kéo dài liên quan đến fluoroquinolon tại New Zealand

Trung tâm Theo dõi phản ứng có hại (CARM) của New Zealand mới ghi nhận một trường hợp viêm gân vai do ciprofloxacin. Cơn đau xuất hiện ở vai và lan đến cổ tay và hông trong vòng 2 tuần sử dụng ciprofloxacin. Tại thời điểm báo cáo, bệnh nhân vẫn chưa hồi phục.
Fluoroquinolon liên quan đến phản ứng có hại kéo dài, gây tàn tật và không hồi phục trên các cơ quan khác nhau, thậm chí cùng lúc trên nhiều cơ quan như hệ xương khớp và hệ thần kinh. Một số phản ứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng khi sử dụng fluoroquinolon bao gồm viêm gân, đứt gân và bệnh lý thần kinh ngoại biên. Bệnh nhân cần được thông báo về nguy cơ khi sử dụng fluoroquinolon và báo với bác sĩ ngay khi các triệu chứng xuất hiện. Ngừng fluoroquinolon có thể làm giảm nguy cơ gặp phản ứng có hại không hồi phục của thuốc.

Thông tin chi tiết vui lòng tham khảo đường link tại comment.
Điểm tin: SV. Trịnh Việt Hà

05/09/2023

EMA VÀ BỘ Y TẾ CANADA: KHUYẾN CÁO VỀ SỬ DỤNG TOPIRAMAT Ở PHỤ NỮ CÓ THAI
Ngày 01/09/2023, Ủy ban Đánh giá Nguy cơ Cảnh giác Dược (PRAC) của EMA đã đưa ra khuyến cáo về việc áp dụng các biện pháp mới nhằm tránh việc sử dụng topiramat ở phụ nữ có thai, do thuốc này có thể làm tăng nguy cơ rối loạn phát triển thần kinh sau khi trẻ phơi nhiễm với thuốc từ trong bụng mẹ. Bản tin InfoWatch tháng 8/2023 của Bộ Y tế Canada cũng đề cập đến việc thông tin sản phẩm của thuốc chứa topiramat ở nước này đang được cập nhật các nội dung chống chỉ định, cảnh báo và thận trọng do nguy cơ rối loạn phát triển thần kinh.
Từ các kết quả rà soát y văn, PRAC đã xác nhận có sự gia tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh và suy giảm phát triển ở trẻ trong bụng mẹ khi người mẹ sử dụng topiramat trong thai kỳ. Dữ liệu từ hệ thống đăng ký thông tin ca bệnh của Bộ Y tế Canada cũng cho thấy có sự gia tăng nguy cơ rối loạn phát triển thần kinh (ví dụ: rối loạn phổ tự kỷ, thiểu năng trí tuệ) ở trẻ sơ sinh có phơi nhiễm với topiramat từ trong bào thai.
PRAC và Bộ Y tế Canada đưa ra một số khuyến cáo như sau:
- Với phụ nữ đang sử dụng topiramat để điều trị động kinh, tránh sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai ngoại trừ trường hợp không có thuốc khác thay thế.
- Tăng cường các biện pháp nhằm tránh cho trẻ phơi nhiễm với topiramat từ trong bụng mẹ. Theo đó, tất cả bệnh nhân nữ có khả năng mang thai đều được cảnh báo về nguy cơ của topiramat khi sử dụng trong thai kỳ và các biện pháp tránh thai cần tuân thủ để tránh mang thai trong thời gian sử dụng thuốc.
- Trước khi bắt đầu kê đơn topiramat cho các bệnh nhân nữ có khả năng mang thai, cần tiến hành thử thai và đề nghị bệnh nhân sử dụng các biện pháp tránh thai có hiệu quả cao.
- Phụ nữ có kế hoạch mang thai nên khám tiền sản để đánh giá nguy cơ động kinh và cân nhắc các thuốc khác thay thế.
- Trong trường hợp đang sử dụng thuốc ở ba tháng đầu thai kỳ, cần theo dõi thai kỳ cẩn thận.

Thông tin chi tiết vui lòng tham khảo tại:
http://canhgiacduoc.org.vn/CanhGiacDuoc/DiemTin/2419/EMA-Health-Canada-khuyen-cao-su-dung-topiramat-phu-nu-co-thai.htm
Điểm tin: DS. Nguyễn Hà Nhi.

22/08/2023

SFDA: NGUY CƠ NHIỄM TOAN ỐNG THẬN KHI SỬ DỤNG IBUPROFEN
SFDA (Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Ả Rập Xê út) đã phát hiện được tín hiệu nhiễm toan ống thận của ibuprofen

SFDA nhận thấy có 116 báo cáo ca ADR đơn lẻ trong cơ sở dữ liệu VigiBase. SFDA đã trích xuất các trường hợp có điểm hoàn thiện = 0,5 (10 trường hợp) để đánh giá mối quan hệ nhân quả. Kết quả đánh giá cho thấy, tất cả các trường hợp nhiễm toan ống thận đều có nhiều khả năng hoặc có thể liên quan đến ibuprofen. Tín hiệu an toàn thuốc phát hiện được qua khai phá dữ liệu được biểu thị bằng chỉ số IC. Với cặp thuốc - ADR trên, chỉ số IC được tính toán = 4,2 cho thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê.

SFDA đã kết luận, từ dữ liệu báo cáo ca ADR hiện có, dữ liệu về thuốc cùng nhóm và bằng chứng từ y văn cho thấy có mối liên hệ giữa ibuprofen và nhiễm toan ống thận. Cần đánh giá sâu hơn về tín hiệu này để xác định nguy cơ và cảnh báo nhân viên y tế về biến cố bất lợi có thể xảy ra.

Nguồn: https://apps.who.int/iris/handle/10665/372279
Điểm tin: SV. Kim Thị Khánh Huyền

10/07/2023

MHRA: NGUY CƠ TIỀM ẨN KHI SỬ DỤNG CÁC NSAID KÉO DÀI SAU TUẦN THỨ 20 CỦA THAI KỲ

Một nghiên cứu tại Châu Âu năm 2022 cho thấy sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) từ sau tuần thứ 20 của thai kỳ có liên quan đến sự tăng nguy cơ thiếu ối và rối loạn chức năng thận ở thai nhi. Một số trường hợp co thắt ống động mạch cũng đã được phát hiện trong giai đoạn sớm này.

Vì vậy, sau tuần thứ 20 của thai kỳ, phụ nữ chỉ nên sử dụng các NSAID đường toàn thân khi thực sự cần thiết và nên sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất có thể. Nếu người mẹ có sử dụng NSAID dài ngày, cân nhắc thêm việc theo dõi trẻ sơ sinh.

Khuyến cáo này bổ sung thêm cảnh báo trước đây về việc không sử dụng NSAID trong ba tháng cuối thai kỳ.

Thông tin chi tiết tham khảo tại: http://canhgiacduoc.org.vn/CanhGiacDuoc/DiemTin/2387/MHRA-Nguy-c%C6%A1-ti%E1%BB%81m-%E1%BA%A9n-khi-s%E1%BB%AD-d%E1%BB%A5ng-NSAID-d%C3%A0i-ng%C3%A0y-sau-20-tu%E1%BA%A7n-thai-k%E1%BB%B3.htm

Điểm tin: SV. Kim Thị Khánh Huyền, SV. Đặng Minh Đức

07/07/2023

Medsafe: Cảnh báo phù mạch do thuốc ức chế men chuyển (ACEI) có thể gây tử vong

Trung tâm theo dõi phản ứng có hại New Zealand (CARM) đã nhận được một báo cáo về phản ứng phù mạch gây tử vong do thuốc ức chế men chuyển ACEI.

Thuốc ức chế men chuyển là thuốc có tác dụng ức chế quá trình chuyển hóa angiotensin I thành angiotensin II, được chỉ định điều trị trong các bệnh lý như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, suy tim và bệnh thận do đái tháo đường.

Phù mạch là hiện tượng sưng nề cục bộ ở da/niêm mạc mà không có biểu hiện ngứa/mày đay. Các phản ứng phù thường gặp do thuốc ức chế men chuyển bao gồm phù mặt, môi hoặc lưỡi, nghiêm trọng hơn có thể phù gây ngạt đường thở dẫn đến tử vong.

Trước khi chỉ định thuốc ức chế men chuyển cho bệnh nhân, cần khai thác kỹ bệnh nhân có tiền sử sử dụng thuốc trước đó chưa và có ghi nhận phản ứng bất lợi nào không, đặc biệt với biểu hiện sưng, phù. Không nên chỉ định thuốc ACEI cho những bệnh nhân đã từng gặp phản ứng phù mạch do thuốc.

Chi tiết xin truy cập: http://canhgiacduoc.org.vn/CanhGiacDuoc/DiemTin/2383/Medsafe-Canh-bao-phu-mach-do-thuoc-uc-che-men-chuyen-ACEI-co-the-gay-tu-vong.htm
Điểm tin: CTV. Nguyễn Thị Thu Hằng, CTV. Nguyễn Lê Phương Nga

21/06/2023

ANSM: Dự phòng nguy cơ nhiễm toan lactic khi sử dụng metformin

Nhiễm toan lactic là phản ứng có hại của metformin và có thể dẫn đến tử vong nếu không xử trí kịp thời. Bệnh nhân có nguy cơ nhiễm toan lactic và có các dấu hiệu của nhiễm toan lactic cần được tư vấn y tế khẩn cấp.

Metformin là thuốc đào thải qua thận, được chỉ định để điều trị đái tháo đường tuýp 2. Nguy cơ nhiễm toan lactic khi sử dụng metformin tăng lên đối với các bệnh nhân suy giảm chức năng thận. Dưới đây là một số biện pháp nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm toan lactic:

- Theo dõi chức năng thận và chỉ định liều metformin phù hợp với chức năng thận.

- Đánh giá nguy cơ suy giảm chức năng thận: sử dụng các thuốc gây độc thận hoặc khả năng mất nước có thể làm tăng nguy cơ nhiễm toan lactic.

- Ngừng sử dựng metformin và tăng cường theo dõi chức năng thận trong trường hợp tiêm thuốc cản quang chứa iod, lưu ý cần đảm bảo cơ thể người bệnh đủ nước.

- Ngừng sử dụng metformin tạm thời khi có tình trạng mất nước cấp tính (do tiêu chảy, nôn mửa dữ dội, sốt hoặc do giảm lượng nước uống vào) và tái sử dụng thuốc khi lượng nước trong cơ thể trở về mức bình thường đồng thời không có tình trạng suy giảm chức năng thận.

- Thận trọng đối với bệnh nhân đái tháo đường không kiểm soát hoặc có tình trạng cấp tính hoặc có bệnh mạn tính ở trạng thái mất bù (nhồi máu cơ tim gần đây, suy tim cấp, suy hô hấp, sốc) có khả năng làm thay đổi chức năng thận, dẫn đến nguy cơ nhiễm toan lactic.

Thông tin thêm xin truy cập tại:
http://canhgiacduoc.org.vn/CanhGiacDuoc/DiemTin/2373/ANSM-du-phong-nguy-co-nhiem-toan-lactic-khi-su-dung-metformin.htm
Điểm tin: Điểm tin: CTV. Nguyễn Ngọc Quỳnh Trang, CTV. Phùng Ngọc Mai

06/01/2023

TGA: Các chế phẩm bổ sung có chứa vitamin B6 có thể gây bệnh thần kinh ngoại biên

Vitamin B6 (pyridoxine) có trong nhiều chế phẩm bổ sung vitamin tổng hợp và khoáng chất. Vitamin B6 có thể gây ra bệnh thần kinh ngoại biên với các triệu chứng đặc trưng như ngứa, bỏng rát hoặc cảm giác tê thường gặp ở bàn tay, bàn chân ngay cả khi sử dụng ở liều thấp.

TGA đã nhận được hơn 30 báo cáo về bệnh thần kinh ngoại biên nghi ngờ liên quan đến các chế phẩm có chứa vitamin B6. Đây là một tác dụng không mong muốn đã được biết đến của vitamin B6 nhưng những báo cáo nhận được cho thấy một số người chưa nhận thức được điều này và không biết rằng vitamin B6 có trong nhiều chế phẩm bổ sung.

Khuyến cáo người bệnh nếu đang sử dụng một hoặc nhiều chế phẩm bổ sung nên:
- Kiểm tra thành phần có chứa vitamin B6 không. Nên tìm tất cả các tên gọi khác của vitamin B6 trên nhãn.
- Kiểm tra tổng liều vitamin B6 đang sử dụng hàng ngày. Mặc dù liều lượng tối đa cho phép hàng ngày ở mỗi sản phẩm đã giảm xuống 100 mg đối với người lớn (và thấp hơn đối với trẻ em tùy theo độ tuổi), khả năng mắc bệnh thần kinh ngoại biên vẫn có thể xảy ra ngay ở liều rất thấp (dưới 50 mg).
- Cần chú ý với những triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên như ngứa, bỏng rát hoặc cảm giác tê ở bàn tay và bàn chân, ngừng sử dụng (các) sản phẩm nếu gặp phải các triệu chứng trên.
- Liên hệ với nhân viên y tế khi cần thiết.

Thông tin thêm xin truy cập:
http://canhgiacduoc.org.vn/CanhGiacDuoc/DiemTin/2328/TGA-Cac-che-pham-bo-sung-co-chua-vitaminB6-co-the-gay-benh-than-kinh-ngoai-bien.htm
Điểm tin: CTV. Nguyễn Lê Phương Nga, CTV. Nguyễn Thị Thu Hằng

16/12/2022

Medsafe: Nguy cơ hạ đường huyết khi sử dụng các thuốc điều trị đái tháo đường thế hệ mới

Gần đây, Trung tâm Theo dõi Phản ứng có hại (CARM) ở New Zealand đã nhận được 2 báo cáo về trường hợp hạ đường huyết liên quan đến các thuốc điều trị đái tháo đường thế hệ mới (một báo cáo với vildagliptin và một báo cáo với empagliflozin). Nhân viên y tế cần theo dõi và thảo luận về nguy cơ hạ đường huyết khi kê đơn thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 (T2DM).

Thông tin cần lưu ý

- Hạ đường huyết có khả năng xảy ra khi sử dụng các thuốc điều trị đái tháo đường thế hệ cũ như insulin và sulfunylurea.

- Thuốc chủ vận thụ thể GLP-1 (peptid giống glucagon 1), thuốc ức chế SGLT-2 (đồng vận chuyển natri-glucose 2) hoặc thuốc ức chế DPP-4 (dipeptidyl peptidase 4) thường không gây hạ đường huyết khi sử dụng đơn trị liệu, mặc dù đã có một vài trường hợp được ghi nhận.

- Nguy cơ hạ đường huyết tăng lên khi sử dụng đồng thời các thuốc chủ vận thụ thể GLP-1, thuốc ức chế SGLT-2 hoặc thuốc ức chế DPP-4 với insulin và/hoặc các sulfonylurea. Bệnh nhân được điều trị đồng thời các thuốc kể trên có thể cần sử dụnginsulin hoặc sulfonylurea liều thấp hơn để phòng ngừa các đợt hạ đường huyết.

Điểm tin: CTV. Nguyễn Ngọc Quỳnh Trang, CTV. Phùng Ngọc Mai

Thông tin thêm xin truy cập tại:
http://canhgiacduoc.org.vn/CanhGiacDuoc/DiemTin/2319/Medsafe-nguy-co-ha-duong-huyet-doi-voi-cac-thuoc-dieu-tri-dai-thao-duong-the-he-moi.htm

31/10/2022

EMA: Khuyến cáo bổ sung cảnh báo về các phản ứng có hại nghiêm trọng trên thận và đường tiêu hóa của các thuốc chứa codein phối hợp với ibuprofen

Ủy ban Đánh giá nguy cơ Cảnh giác dược (PRAC) khuyến cáo bổ sung cảnh báo vào tờ thông tin sản phẩm của các loại thuốc chứa codein phối hợp ibuprofen về các phản ứng có hại nghiêm trọng, bao gồm tử vong, đặc biệt khi sử dụng trong thời gian dài với liều cao hơn liều khuyến cáo.

Thuốc chứa codein phối hợp với ibuprofen là sự kết hợp của hai thuốc cùng có tác dụng giảm đau, một thuốc thuộc nhóm opioid (codein) và một thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) (ibuprofen). Sử dụng liên tục codein phối hợp với ibuprofen dẫn đến phụ thuộc (nghiện thuốc) và lạm dụng thuốc do có thành phần codein.

Ủy ban đã đánh giá một số trường hợp độc tính trên thận, tiêu hóa và chuyển hóa được báo cáo liên quan đến lạm dụng và phụ thuộc vào thuốc chứa codein phối hợp với ibuprofen, trong đó một số trường hợp đã tử vong.

Thông tin thêm xin truy cập:
http://canhgiacduoc.org.vn/CanhGiacDuoc/DiemTin/2283/EMA-khuyen-cao-bo-sung-canh-bao-ve-cac-phan-ung-co-hai-nghiem-trong-tren-than-va-duong-tieu-hoa-cua-cac-thuoc-co-chua-codein-phoi-hop-ibuprofen.htm
Điểm tin: CTV. Nguyễn Phương Thảo; CTV. Nguyễn Lê Phương Nga

23/10/2022

WHO Pharmaceuticals Newsletter: Metronidazol - Nguy cơ kéo dài khoảng QT và nhịp nhanh thất

Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) và Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thiết bị y tế Nhật Bản (PMDA) đã khuyến cáo bổ sung nguy cơ kéo dài khoảng QT và nhịp nhanh thất (bao gồm xoắn đỉnh) trên tờ thông tin sản phẩm có chứa metronidazol.

Metronidazol là kháng sinh có phổ tác dụng trên vi khuẩn kỵ khí và kháng động vật đơn bào (amip, trùng roi...). Khuyến cáo bổ sung nguy cơ trên được áp dụng cho dạng chế phẩm đường uống và tiêm. Các báo cáo liên quan đến kéo dài khoảng QT và/hoặc nhịp nhanh thất (bao gồm xoắn đỉnh) ở Nhật Bản và trên thế giới đã được đánh giá. Trong một báo cáo, mối quan hệ nhân quả giữa thuốc và phản ứng có hại được đánh giá ở mức độ có thể.

Nguồn: https://www.who.int/publications/i/item/9789240057883
Điểm tin: CTV. Lê Thị Nguyệt Minh, CTV. Kim Thị Khánh Huyền

01/10/2022

HSA: Donepezil với nguy cơ kéo dài khoảng QT và xoắn đỉnh

Các trường hợp kéo dài khoảng QT và xoắn đỉnh liên quan đến donepezil đã được báo cáo từ nhiều nước và trong y văn.
Thông tin sản phẩm của các thuốc chứa hoạt chất này đang được cập nhật bao gồm các cảnh báo an toàn và các yếu tố nguy cơ.

HSA khuyến cáo nhân viên y tế cần cân nhắc yếu tố an toàn khi kê donepezil cho bệnh nhân có tiền sử kéo dài khoảng QT hoặc tiền sử gia đình có kéo dài khoảng QT, các bệnh nhân có tiền sử bệnh tim, rối loạn điện giải hoặc sử dụng các thuốc gây kéo dài khoảng QT.

Đồng thời, có thể cân nhắc đánh giá điện tâm đồ (ECG) để theo dõi diễn biến lâm sàng trên các bệnh nhân có nguy cơ.

Thông tin thêm xin truy cập tại:
http://canhgiacduoc.org.vn/CanhGiacDuoc/DiemTin/2248/HSA-Donepezil-voi-nguy-co-keo-dai-khoang-QT-va-xoan-dinh.htm

Điểm tin: CTV. Vương Thảo Ngân; CTV. Vũ Thu Thủy; CTV. Tăng Quốc An

11/08/2022

ANSM: Độc tính nghiêm trọng của colchicin – Lưu ý sử dụng thuốc đúng cách

Thông tin cho bác sĩ Đa khoa, bác sĩ các chuyên khoa Cơ xương khớp, Lão khoa, Tim mạch, Thận – Tiết niệu, Huyết học – Truyền máu, Nội, dược sĩ cộng đồng, dược sĩ bệnh viện, nhà quản lý y tế

Colchicin là thuốc có khoảng điều trị hẹp, do vậy có nguy cơ cao xảy ra quá liều, biểu hiện ban đầu là rối loạn tiêu hoá (tiêu chảy, buồn nôn, nôn). Ngộ độc colchicin liều cao có thể gây ra suy đa tạng dẫn đến tử vong (do tổn thương hệ hô hấp, tim mạch, thần kinh, huyết học).

Những nguy cơ trên có thể được giảm thiểu bằng cách tuân thủ chỉ định, khuyến cáo về liều dùng, chống chỉ định và tương tác thuốc trong tờ Thông tin Sản phẩm.

Thông tin thêm về biện pháp giảm thiểu nguy cơ xin truy cập tại:
http://canhgiacduoc.org.vn/CanhGiacDuoc/DiemTin/2233/ANSM-Doc-tinh-nghiem-trong-cua-colchicin-luu-y-su-dung-thuoc-dung-cach.htm

20/07/2022
05/07/2022

MHRA: Metformin và nguy cơ thiếu hụt vitamin B12

Thiếu hụt vitamin B12 là một tác dụng không mong muốn thường gặp sử dụng metformin, đặc biệt khi sử dụng metformin liều cao hoặc kéo dài, bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ. Do đó, khuyến cáo theo dõi nồng độ vitamin B12 huyết thanh trên bệnh nhân đang được điều trị bằng metformin và có biểu hiện gợi ý thiếu vitamin B12. Ngoài ra, nên theo dõi định kỳ những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ thiếu hụt vitamin B12.

Thông tin thêm xin truy cập tại
http://canhgiacduoc.org.vn/CanhGiacDuoc/DiemTin/2206/MHRA-Metformin-va-nguy-co-thieu-hut-vitamin-B12.htm

Điểm tin: CTV. Nguyễn Thị Thu Hằng; CTV. Nguyễn Lê Phương Nga; CTV. Nguyễn Hà Nhi

01/07/2022

Bộ Y tế: Hướng dẫn tiêm vắc xin phòng COVID-19

Gần đây, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo công văn số 3309/BYT-DP ngày 23/06/2022 và công văn số 3405/BYT-DP ngày 29/06/2022.

Theo đó, vắc xin Covid-19 được khuyến cáo tiêm cho các đối tượng khác nhau như sau:

I- Người từ 18 tuổi trở lên

1- Liều bổ sung (Không phải Mũi 3) được tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên (1) có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng (2) đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vắc xin Sinopharm (Vero cell) hoặc vắc xin Sputnik V.

2- Liều nhắc lại lần 1 (mũi 3) (không tính liều bổ sung) được tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản (đủ 1 hoặc 2 hoặc 3 tùy theo loại vắc xin và mũi bổ sung nếu có).

3- Liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) được tiêm người từ 50 tuổi trở lên; người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng; người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19 như cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu, công nhân, người làm việc các khu công nghiệp.

II- Trẻ từ 12 đến 17 tuổi tiêm liều nhắc lại (mũi 3) cho trẻ đã tiêm đủ liều cơ bản.

III- Trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi: (1) vắc xin Pfizer cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi; (2) vắc xin Moderna cho trẻ từ 6 đến dưới 12 tuổi.

Theo WHO, hiện một số quốc gia đang đề xuất bổ sung liều tăng cường sau liều tăng cường đầu tiên (ví dụ: liều thứ 4 cho người cao tuổi và liều thứ 5 cho người suy giảm miễn dịch). Dữ liệu về lợi ích của bổ sung liều tăng cường còn hạn chế, đặc biệt về thời gian bảo vệ thêm của vắc xin. Tính đến tháng 5/2022, chỉ có dữ liệu với vắc xin mRNA chưa có dữ liệu với các loại vắc xin khác.

WHO đã rà soát 7 nghiên cứu về việc sử dụng vắc xin mRNA liều thứ 4. Kết quả cho thấy một số lợi ích ngắn hạn của việc tiêm bổ sung một liều vắc xin mRNA tăng cường ở nhân viên y tế, những người trên 60 tuổi hoặc có các tình trạng suy giảm miễn dịch. Dữ liệu để kết luận tiêm một liều bổ sung cho người trẻ khỏe mạnh còn hạn chế; dữ liệu sơ bộ cho thấy lợi ích là rất nhỏ ở những người trẻ tuổi.

Thông tin thêm xin truy cập tại:
1-http://canhgiacduoc.org.vn/SiteData/3/UserFiles/CV-HD-TIEM-PHONG-COVID-19-23-6-2022.pdf

2-http://canhgiacduoc.org.vn/SiteData/3/UserFiles/cong-van-3405-byt-dp-2022-huong-dan-tiem-vac-xin-phong-covid-19(1).pdf

3- http://canhgiacduoc.org.vn/CanhGiacDuoc/DiemTin/2199/WHO-Khuyen-cao-tam-thoi-ve-viec-bo-sung-lieu-tang-cuong-cac-vaccin-Covid-19-mRNA-da-duoc-phe-duyet-su-dung-khan-cap.htm

05/05/2022

Không khuyến cáo sử dụng fluoroquinolon để điều trị viêm bàng quang cấp ở phụ nữ: Thông tin từ bản tin BIP số 1/2022 (Pháp)

Năm 2018, Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Pháp (SPILF) đã khuyến cáo không sử dụng fluoroquinolon để điều trị viêm bàng quang cấp ở phụ nữ. Cơ quan Y tế Quốc gia Pháp (HAS) cũng kết luận rằng nhóm kháng sinh này “không có đủ lợi ích” đối với chỉ định trên. Các thuốc bao gồm ciprofloxacin, levofloxacin, ofloxacin, lomefloxacin, và norfloxacin. Quyết định này dựa trên cơ sở tình trạng kháng fluoroquinolon ngày càng phổ biến, trong khi thuốc có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng trên gân, cơ xương, gây rối loạn giấc ngủ, co giật, mê sảng, tăng xu hướng tự tử, v.v.

Nguồn:http://canhgiacduoc.org.vn/SiteData/3/UserFiles/Bip%20N%C2%B01-%202022%20final.pdf

05/05/2022

This 2022 Recommendation Statement from the US Preventive Services Task Force concludes that the net benefit of low-dose aspirin use in adults aged 40 to 59 years who have a 10% or greater 10-year CVD risk is small; that persons not at increased risk for bleeding and willing to take low-dose aspirin...

31/03/2022
25/03/2022

This population-based cohort study examines the association between COVID-19 vaccination during pregnancy and maternal and neonatal peripartum outcomes just before, during, or after delivery.

03/03/2022

📣📣📣 EMA: Khuyến cáo ngừng lưu hành dịch truyền HES (hydroxyethyl-starch)

Ngày 11/2/2022, PRAC vừa khuyến cáo đình chỉ giấy phép lưu hành của dịch truyền chứa hydroxyethyl-starch (HES) trên toàn Châu Âu.

Khuyến nghị này đã được gửi đến Nhóm điều phối thuốc sử dụng trên người được phê duyệt theo quy trình không tập trung và thừa nhận lẫn nhau (CMDh) của EMA và cơ quan này đã thông qua vào ngày 23/02/2022. Khuyến cáo của CMDh sẽ được gửi đến Ủy ban châu Âu để có quyết định pháp lý cuối cùng.

Thông tin thêm xin truy cập tại
http://canhgiacduoc.org.vn/CanhGiacDuoc/DiemTin/2110/EMA-PRAC-khuyen-cao-ngung-luu-hanh-dich-truyen-HES.htm

https://www.ema.europa.eu/en/news/hydroxyethyl-starch-solutions-infusion-recommended-suspension-market

24/12/2021

Cách đây 10 h, Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa kỳ (FDA) đã phê duyệt sử dụng trong tình huống khẩn cấp (EUA) cho thuốc kháng virus molnupiravir (do công ty MSD phát triển). Quyết định này của FDA dựa trên đánh giá các dữ liệu dược lý và lâm sàng hiện có của thuốc. Việc sử dụng molnupiravir theo quyết định này được giới hạn bới các quy định:
- Phân phối thuốc đặt dưới sự kiểm soát của chính phủ liên bang để đảm bảo thuốc sử dụng đúng theo các điều kiện trong khuôn khổ chương trình EUA.
- Thuốc được chỉ định cho bệnh nhân người lớn mắc COVID-19 mức độ nhẹ đến trung bình: 1) có kết quả xét nghiệm virus trực tiếp dương tính; 2) có nguy cơ chuyển nặng bao gồm nhập viện và tử vong do COVID-19 (tiêu chí này liên quan đến các tình trạng y khoa sẵn có của người bệnh theo hướng dẫn hiện hành của CDC Hoa kỳ: https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/need-extra-precautions/people-with-medical-conditions.html); 3) và sử dụng trong tình huống mà các thuốc điều trị COVID-19 khác đã được FDA cho phép không sẵn có hoặc không phù hợp về lâm sàng để sử dụng các thuốc này.

FDA cũng nhấn mạnh không sử dụng molnupiravir cho bệnh nhân dưới 18 tuổi, không khởi đầu sử dụng trên những bệnh nhân đã nhập viện điều trị COVID-19; thời gian sử dụng không quá 5 ngày; không sử dụng với mục đích dự phòng trước phơi nhiễm và sau phơi nhiễm COVID-19.

Liên quan đến Cảnh giác Dược, FDA cũng nhấn mạnh yêu cầu và tầm quan trọng của việc theo dõi, giám sát và báo cáo các biến cố bất lợi, biến cố bất lợi nghiêm trọng liên quan đến molnupiravir.

Trước đó, cơ quan quản lý thuốc và các sản phẩm Y tế Anh (MHRA) đã phê duyệt sử dụng thuốc. Cơ quan quản lý thuốc châu Âu cũng đã có đánh giá và có khuyến cáo sử dụng để các cơ quan quản lý Dược phẩm các nước thành viên tham khảo trong quá trình xem xét, phê duyệt sử dụng sản phẩm này.

eMC: https://www.medicines.org.uk/emc/product/13044
EMA: https://www.ema.europa.eu/en/news/ema-issues-advice-use-lagevrio-molnupiravir-treatment-covid-19

Link thông báo của FDA: https://www.fda.gov/news-events/press-announcements/coronavirus-covid-19-update-fda-authorizes-additional-oral-antiviral-treatment-covid-19-certain

28/09/2021

Hôm 24/09/2021, Tổ chức Y tế Thế giới ((WHO) đã cập nhật hướng dẫn điều trị COVD-19 trong đó bổ sung trong phối hợp carisivimab và imdevimab được khuyến cáo sử dụng sớm cho những bệnh nhân có nguy cơ cao phải nhập viện.

Nguồn: https://www.who.int/publications/i/item/WHO-2019-nCoV-therapeutics-2021.3

27/09/2021

💉💉💉 FDA cấp phép tiêm liều vắc xin COVID-19 Pfizer-BioNTech tăng cường cho một số đối tượng

💉 Ngày 22/9/2021, FDA sửa đổi giấy phép sử dụng trong trường hợp khẩn cấp đối với vắc xin Pfizer-BioNTech, cho phép sử dụng thêm 1 liều với một số đối tượng đặc biệt sau khi đã tiêm đủ 2 liều ít nhất 6 tháng.

💉Các đối tượng này gồm có:
- Người từ 65 tuổi trở lên;
- Người từ 18-64 tuổi có nguy cơ cao mắc COVID-19 nghiêm trọng và;
- Người từ 18-64 tuổi thường xuyên phơi nhiễm với SARS-CoV-2 do yêu cầu công việc khiến họ có nguy cơ cao mắc biến chứng nặng của COVID-19 bao gồm COVID-19 nghiêm trọng.

💉Quy định mới hiện chỉ áp dụng cho vắc xin COVID-19 của Pfizer-BioNTech

Nguồn: https://www.fda.gov/news-events/press-announcements/fda-authorizes-booster-dose-pfizer-biontech-covid-19-vaccine-certain-populations

17/08/2021

CDC Hoa Kỳ: Khuyến cáo về tiêm phòng vắc xin COVID-19 cho người có bệnh lý nền

Đa số người có bệnh lý nền đều có thể tiêm phòng vắc xin COVID-19. Khuyến cáo này cung cấp thông tin giúp người trong từng nhóm đối tượng đưa ra quyết định hợp lý về việc tiêm phòng.

Người trưởng thành ở mọi độ tuổi có bệnh lý nền đều có nguy cơ nhiễm COVID-19 mức độ nghiêm trọng cao hơn người bình thường. Đa số người có bệnh lý nền đều có thể tiêm phòng vắc xin COVID-19.

Thông tin thêm xin truy cập tại
http://canhgiacduoc.org.vn/CanhGiacDuoc/DiemTin/1994/CDC-Hoa-Ky-Khuyen-cao-ve-tiem-phong-vaccin-COVID-19-cho-nguoi-co-benh-ly-nen.htm

14/08/2021

Đội Truyền thông PNT Zone – ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch Tài liệu này là huấn luyện nội bộ của trường ĐHYK Phạm Ngọc Thạch, vui lòng tham khảo thêm ý kiến của y tế địa phương. Được thực hiện bởi đội ngũ sinh viên trường, dưới ...

Address


Alerts

Be the first to know and let us send you an email when TTYTMK-Bản tin thông tin thuốc posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Shortcuts

  • Address
  • Alerts
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Media Company?

Share