Cục Hậu cần - Kỹ thuật Quân khu 4

  • Home
  • Cục Hậu cần - Kỹ thuật Quân khu 4

Cục Hậu cần - Kỹ thuật Quân khu 4 trang chính trị

TIẾP TỤC ĐỔI MỚI CÔNG TÁC THI ĐUA - KHEN THƯỞNGSáng 21/11, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Quốc phòng tổ chức họp phiê...
21/11/2023

TIẾP TỤC ĐỔI MỚI CÔNG TÁC THI ĐUA - KHEN THƯỞNG

Sáng 21/11, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Quốc phòng tổ chức họp phiên cuối năm 2023. Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Quốc phòng chủ trì phiên họp.

Các ý kiến phát biểu tại phiên họp khẳng định công tác Thi đua - Khen thưởng và phong trào Thi đua Quyết thắng năm 2023 được Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị, cấp ủy, chính trị viên, chỉ huy cơ quan, đơn vị các cấp lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai kịp thời, toàn diện, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm. Phong trào Thi đua Quyết thắng diễn ra sôi nổi, rộng khắp, gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới và các phong trào thi đua yêu nước; các cuộc vận động của các cấp, các ngành, các tổ chức, thực sự là động lực to lớn, trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của Quân đội; xây dựng cấp ủy, tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện, "Mẫu mực tiêu biểu".

Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Quốc phòng đã tập trung thảo luận, thống nhất chủ đề thi đua năm 2024 là “Đoàn kết, mẫu mực, kỷ cương, chủ động, sáng tạo, quyết thắng”; nội dung thi đua tập trung xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện, mẫu mực tiêu biểu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thực hiện tốt 3 đột phá theo Nghị quyết đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI; triển khai thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước; phát động và tổ chức đợt thi đua cao điểm với chủ đề “Tiếp bước chiến sĩ Điện Biên, tiến lên giành 3 nhất”, lập thành tích chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024); phát động đợt thi đua cao điểm với chủ đề “Tự hào truyền thống, viết tiếp chiến công, xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ”, lập thành tích chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân trong năm 2024.

Tại phiên họp, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Quốc phòng đã xem xét, bỏ phiếu xét tặng Cờ Thi đua của Chính phủ năm 2023 và Cờ Thi đua của Bộ Quốc phòng cho các tập thể; cho ý kiến vào nội dung phát động phong trào thi đua Quyết thắng năm 2024 tại Hội nghị Quân chính toàn quân năm 2023.

Phát biểu kết luận phiên họp, Đại tướng Lương Cường nhấn mạnh: Toàn quân cần đổi mới công tác Thi đua - Khen thưởng; nội dung các phong trào thi đua phải bám sát yêu cầu nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức; yêu cầu cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Quốc phòng tiếp thu các ý kiến đóng góp của các thành viên tại phiên họp nghiên cứu, rà soát, sớm hoàn thiện các văn bản báo cáo Thường vụ Quân ủy Trung ương.

Đại tướng Lương Cường yêu cầu trong năm 2024, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Quốc phòng tiếp tục có các chủ trương và nhiều giải pháp phù hợp trong triển khai tổ chức Phong trào Thi đua Quyết thắng và tiến hành công tác Thi đua - Khen thưởng của toàn quân. Cụ thể, công tác Thi đua - Khen thưởng và Phong trào Thi đua Quyết thắng cần phải tạo ra động lực mạnh mẽ trên tất cả các mặt công tác để thúc đẩy việc hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ./.

Tư tưởng nhất quán, xuyên suốt về đường lối đối ngoại, ngoại giao Việt Nam Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ...
21/11/2023

Tư tưởng nhất quán, xuyên suốt về đường lối đối ngoại, ngoại giao Việt Nam

Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã hình thành nền đối ngoại, ngoại giao độc đáo, đậm truyền thống, bản sắc dân tộc: đề cao hòa bình, hòa hiếu, hữu nghị, trọng lẽ phải, đấu tranh vì chính nghĩa, tinh tế, uyển chuyển, nhân ái, kiên quyết, kiên trì bảo vệ, gìn giữ nền độc lập, bảo vệ bờ cõi đất nước. Truyền thống đó được ông cha ta đúc kết thành những tư tưởng như: “Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn. Lấy chí nhân để thay cường bạo”; Dập tắt chiến tranh cho muôn đời; Để mở nền thái bình muôn thuở.

Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, nền đối ngoại, ngoại giao cách mạng được hình thành. Kế thừa truyền thống của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt nền móng, trực tiếp chỉ đạo và định hướng cho sự phát triển nền đối ngoại, ngoại giao của nước Việt Nam hiện đại. Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh là nền tảng, kim chỉ nam để Đảng ta lãnh đạo công tác đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân.

Đó là đường lối độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, vì lợi ích quốc gia-dân tộc; phát huy nội lực, khai thác và tranh thủ ngoại lực, tạo nên sức mạnh tổng hợp, góp phần vào thắng lợi của công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã đạt những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, trong đó có những đóng góp quan trọng của công tác đối ngoại, ngoại giao.

Đường lối đối ngoại “độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại”(1); “là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”(2); kiên định về nguyên tắc, mục tiêu, linh hoạt, khôn khéo về sách lược được thực hiện nhất quán, đồng bộ, hiệu quả; đồng thời, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân.

Về đối ngoại đảng, đến nay Đảng Cộng sản Việt Nam đã có quan hệ với 253 đảng ở 115 quốc gia trên thế giới, trong đó có 92 đảng cộng sản, 63 đảng cầm quyền, 38 đảng tham gia liên minh cầm quyền, tham chính... Về ngoại giao nhà nước, Việt Nam đã mở rộng, làm sâu sắc quan hệ với 193 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có 3 nước quan hệ đặc biệt, 5 nước đối tác chiến lược toàn diện, 13 nước đối tác chiến lược và 12 nước đối tác toàn diện.

Việc thực hiện đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng đã góp phần quan trọng giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, tạo thuận lợi cho công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao vị thế, uy tín của đất nước.

Về đối ngoại đảng, đến nay Đảng Cộng sản Việt Nam đã có quan hệ với 253 đảng ở 115 quốc gia trên thế giới, trong đó có 92 đảng cộng sản, 63 đảng cầm quyền, 38 đảng tham gia liên minh cầm quyền, tham chính... Về ngoại giao nhà nước, Việt Nam đã mở rộng, làm sâu sắc quan hệ với 193 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có 3 nước quan hệ đặc biệt, 5 nước đối tác chiến lược toàn diện, 13 nước đối tác chiến lược và 12 nước đối tác toàn diện.

Việt Nam đã trở thành thành viên tích cực, chủ động và đóng góp đầy trách nhiệm với tất cả các tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế. Việt Nam được đánh giá cao trong việc thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ, tham gia Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Đặc biệt, trước tác động của đại dịch Covid-19, kinh tế và thương mại toàn cầu suy giảm, nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng khá và được Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá là một điểm sáng “trong bức tranh xám màu” của kinh tế toàn cầu.

Về đối ngoại nhân dân, các đoàn thể, tổ chức nhân dân của ta có quan hệ hợp tác, hữu nghị với hơn 1.200 tổ chức, đối tác nước ngoài; hình ảnh đất nước và con người Việt Nam tươi đẹp, thân thiện, hiếu khách với nền văn hóa phong phú, đa dạng, giàu bản sắc dân tộc, luôn được lan tỏa tới bạn bè quốc tế, góp phần nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam. “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”(3).

Thành tựu của công tác đối ngoại Việt Nam những năm qua là thành quả của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, trong đó nhân tố quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định là sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Hệ thống hóa sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong xây dựng và triển khai đường lối đối ngoại, ngoại giao; giúp các ban, bộ, ngành, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, chính quyền địa phương, các cơ quan làm công tác đối ngoại, ngoại giao, người Việt Nam ở trong nước, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và bạn bè quốc tế hiểu rõ chủ trương, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng ta, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Ban Đối ngoại Trung ương Đảng, Bộ Ngoại giao và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp xuất bản cuốn sách Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”.

Năm 2022, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã tổ chức biên tập, xuất bản cuốn sách Một số vấn đề về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, định hướng cho toàn Đảng, toàn dân và khẳng định với bạn bè quốc tế về con đường mà Đảng ta, nhân dân ta quyết tâm xây dựng là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Để cụ thể hóa những luận điểm, minh chứng rõ nét hơn bằng những thành tựu trong công cuộc đổi mới, định hướng xây dựng và phát triển đất nước, Nhà xuất bản đã hoàn thành, biên tập, xuất bản các cuốn sách của Tổng Bí thư, có tính chuyên đề về những vấn đề trọng đại của đất nước: 1- Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh; 2- Một số vấn đề về đường lối quân sự, chiến lược quốc phòng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới; 3- Cả nước đồng lòng, tranh thủ mọi thời cơ, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; 4- Phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc;…

Việc xuất bản và ra mắt cuốn sách Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một đóng góp to lớn nữa, góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận và cơ sở thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta. Cuốn sách thể hiện tư tưởng nhất quán, xuyên suốt của người đứng đầu Đảng ta về đường lối đối ngoại, ngoại giao Việt Nam trong thời kỳ đổi mới; là minh chứng cho bước trưởng thành, phát triển về tư duy và thành tựu của đối ngoại, ngoại giao Việt Nam.

Nội dung cuốn sách gồm ba phần:

Phần thứ nhất: Vai trò quan trọng và đóng góp to lớn của công tác đối ngoại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, gồm bài viết tổng quan và 7 bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại các hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, hội nghị ngoại giao, hội nghị đối ngoại toàn quốc. Các bài viết, bài phát biểu thể hiện tư duy chiến lược của người đứng đầu Đảng ta về đường lối, chính sách đối ngoại, ngoại giao Việt Nam.

Trên cơ sở đánh giá những kết quả, thành tựu của đối ngoại, ngoại giao đã “góp phần rất quan trọng vào thành tựu chung to lớn, có ý nghĩa lịch sử của Đất nước ta”, nhờ đó “vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế”, Tổng Bí thư chỉ rõ mục tiêu, nhiệm vụ, định hướng cho công tác đối ngoại nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: Việt Nam là một quốc gia đang phát triển mạnh mẽ, có vị trí địa chiến lược quan trọng trong những chuyển dịch hiện nay của thời đại. Trong thế giới biến động và khó lường, thách thức luôn luôn đan xen với cơ hội, rủi ro luôn đi kèm với thời cơ.

Để hiện thực hóa các mục tiêu phát triển của đất nước đến năm 2025, 2030 và 2045, Tổng Bí thư yêu cầu phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại, xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”: gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển; trong đó, “tiên phong trước hết cần thể hiện trong tư duy, nhận thức; tiên phong trong bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa; tiên phong trong kiến tạo cơ hội để thúc đẩy lợi ích quốc gia - dân tộc; tiên phong trong kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, huy động sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nhất là gắn kết sức mạnh cộng đồng người Việt Nam trong và ngoài nước”.

Thực hiện chủ trương của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về “Xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân”(4), trong các bài phát biểu, bài viết, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Đối ngoại là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, quản lý tập trung của Nhà nước; sự gắn kết chặt chẽ, nhịp nhàng giữa đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân, giữa đối ngoại chính trị, đối ngoại kinh tế, đối ngoại văn hóa, đối ngoại quốc phòng, đối ngoại an ninh và đối ngoại trong các lĩnh vực khác.

Đây vừa là truyền thống quý báu, vừa thể hiện sự sáng tạo, độc đáo của nghệ thuật đối ngoại, ngoại giao cách mạng Việt Nam, được Tổng Bí thư phân tích, lý giải và định hướng cụ thể bằng nhãn quan chính trị sâu sắc và tầm tư duy chiến lược; là bước phát triển về tư duy đối ngoại Việt Nam, vừa là yêu cầu cấp thiết, vừa có ý nghĩa lâu dài, đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới.

Phần thứ hai: Đối ngoại Việt Nam vì độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, gồm 78 bài nói, bài viết, bài phát biểu, trả lời phỏng vấn, thư, điện... của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại các hoạt động và diễn đàn ngoại giao song phương, đa phương, thể hiện sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các trụ cột đối ngoại là đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân.

Trải qua các giai đoạn, trên các cương vị: Chủ tịch Quốc hội, Tổng Bí thư, Tổng Bí thư - Chủ tịch nước, các bài viết, bài phát biểu của đồng chí Nguyễn Phú Trọng thể hiện quan điểm, chủ trương đối ngoại trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng.

Việt Nam đã có quan hệ hợp tác rộng mở cả song phương và đa phương với các đối tác, trong các lĩnh vực, ở tất cả các cấp, các ngành, đưa các quan hệ đối ngoại đi vào chiều sâu, ổn định, hiệu quả, thực chất, gia tăng tin cậy chính trị và đan xen lợi ích; huy động và kết hợp hiệu quả các nguồn lực bên ngoài với nội lực trong nước nhằm chủ động tham gia, tích cực đóng góp, nâng cao vai trò của Việt Nam trong xây dựng, định hình các thể chế đa phương và trật tự chính trị-kinh tế quốc tế vì lợi ích quốc gia-dân tộc và lợi ích chung của cộng đồng quốc tế trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.

Trong quan hệ song phương, các bài nói, bài viết, bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn luôn thể hiện sự đánh giá cao mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, hợp tác cùng có lợi.

Phát huy truyền thống hòa hiếu của ông cha, Tổng Bí thư khẳng định cần tiếp tục đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ với các nước láng giềng, đối tác chiến lược toàn diện, đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và bạn bè truyền thống, tăng cường tin cậy, phát huy điểm đồng, linh hoạt, sáng tạo trong xử lý các tranh chấp và thúc đẩy hòa bình, hợp tác cùng phát triển nhằm củng cố vững chắc cục diện đối ngoại ổn định, phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Việt Nam sẵn sàng tham gia vào các cơ chế hợp tác đa phương, các tổ chức khu vực, quốc tế và các khuôn khổ hợp tác cũng như trong những vấn đề quan trọng có tầm chiến lược, phù hợp với yêu cầu, khả năng và điều kiện của đất nước.

Trong quan hệ với các đảng cộng sản, công nhân, các đảng cầm quyền và các đảng dân chủ, vì hòa bình, tiến bộ trên thế giới, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm đặc biệt, đóng góp cả lý luận và thực tiễn vào kho tàng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh từ công cuộc đổi mới của Việt Nam, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xây dựng một xã hội công bằng và tiến bộ, thật sự vì con người.

Tổng Bí thư nhấn mạnh, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa, với các đảng cộng sản, công nhân và bạn bè truyền thống. Trong các bài nói, bài viết, bài phát biểu, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm và tình cảm tới cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và người dân nước sở tại, luôn tích cực giới thiệu hình ảnh đất nước Việt Nam hòa bình, hòa hiếu, thân thiện, mến khách, năng động và phát triển trong con mắt của bạn bè quốc tế.

Phần thứ ba: Dấu ấn đối ngoại, ngoại giao, gồm 52 ý kiến của các chuyên gia, nhà chính trị, nhà ngoại giao, nhà nghiên cứu, bạn bè quốc tế về vai trò, đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong việc hình thành và phát triển trường phái ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”.

Đó là những kỷ niệm, tình cảm, câu chuyện của các đại sứ, các cán bộ làm công tác đối ngoại, ngoại giao, các nhà báo, người Việt Nam ở nước ngoài được tháp tùng, được gặp Tổng Bí thư trong các chuyến thăm và làm việc ở trong và ngoài nước. Những ý kiến thể hiện sự kính trọng, tình cảm trân quý đối với Tổng Bí thư và niềm tin tưởng, tự hào về những thành tựu to lớn của đất nước, trong đó có đóng góp quan trọng của công tác đối ngoại, ngoại giao Việt Nam.

Các bài nói, bài viết, bài phát biểu, trả lời phỏng vấn, thư, điện... của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tuyển chọn trong cuốn sách là sự tổng kết những bài học kinh nghiệm có giá trị của công tác đối ngoại, ngoại giao Việt Nam, thể hiện bước phát triển tư duy chiến lược của Đảng ta, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư, góp phần định hướng mục tiêu, nhiệm vụ của công tác đối ngoại, ngoại giao trong giai đoạn mới.

---------------

(1) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, t. 1, tr. 161.

(2) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, tr. 162.

(3) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, tr. 104.

(4) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, tr. 162.

PGS, TS VŨ TRỌNG LÂM

Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật

CHUYÊN MỤC: "LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA"Ngày 21 tháng 11“… Kháng chiến của ta nhất định thắng lợi, nhưng phải trườn...
21/11/2023

CHUYÊN MỤC: "LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA"
Ngày 21 tháng 11
“… Kháng chiến của ta nhất định thắng lợi, nhưng phải trường kỳ, gian khổ, tự lực cánh sinh”.
Lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong “Thư gửi quân và dân Tây Bắc”, ngày 21 tháng 11 năm 1953, Báo Nhân dân, số 149, từ ngày 21 đến 25 tháng 11 năm 1953.
Đây là thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược có sự thay đổi lớn có lợi cho ta, các đại đoàn chủ lực ra đời, liên tục giành thắng lợi lớn trên các chiến trường, đặc biệt các chiến dịch quan trọng như Chiến dịch Biên giới (1950), Chiến dịch Tây Bắc (1952)… làm phá sản âm mưu của thực Pháp hòng chia rẽ dân tộc bằng “xứ Thái tự trị”, “xứ Nùng tự trị” giải phóng một vùng Tây Bắc nối liền với Việt Bắc tạo thành thế liên hoàn có lợi cho kháng chiến. Ngày 20 tháng 11 năm 1953, thực dân Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, mở đầu giai đoạn chiếm đóng vùng đất xứ Thái Tây Bắc Việt Nam. Ngay ngày hôm sau, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư động viên, căn dặn quân dân cả nước nói chung, quân dân Tây Bắc nói riêng đề cao cảnh giác, đoàn kết nhất trí một lòng xây dựng lực lượng, tạo sức mạnh tổng hợp chuẩn bị cho cuộc quyết chiến chiến lược đánh bại thực dân Pháp xâm lược.
Thực hiện sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã nêu cao ý chí tự lực, tự cường vừa chiến đấu, vừa sản xuất, xây dựng lực lượng góp phần vào chiến thắng đông xuân 1953 - 1954, mà đỉnh cao là thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ (07/5/1954) chấm dứt hơn 80 năm đô hộ của thực dân Pháp. Tinh thần đó tiếp tục được toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phát huy, tạo nên sức mạnh chiến đấu, chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, trong các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, làm nhiệm vụ quốc tế cao cả và trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
Thấu triệt lời Bác dạy, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tin tưởng và trung thành với sự lãnh đạo “Tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt” của Đảng Cộng sản Việt Nam, tận trung với nước, tận hiếu với dân. Mỗi cán bộ, chiến sĩ phải tích cực học tập, quán triệt và thấm nhuần lời dạy của Bác, luôn đề cao cảnh giác, tự lực, tự cường, đoàn kết thống nhất, thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao trình đội mọi mặt, chiến đấu anh dũng, chấp nhận hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng, tô thắm truyền thống “Quyết chiến, quyết thắng”, xứng đáng với niềm tin yêu và danh hiệu cao quý “Bộ đội Cụ Hồ” mà nhân dântin tưởng, yêu mến trao tặng.
Ed: d3/ Lữ đoàn Vận tải 654

21/11/2023

BẢN TIN BỆNH VIỆN QUÂN Y 4, CHUYÊN MỤC LẮNG NGHE KỂ CHUYỆN BÁC HỒ.

VAI TRÒ CỦA NGƯỜI THẦY TRONG SỰ NGHIỆP TRỒNG NGƯỜI Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của người thầy gi...
20/11/2023

VAI TRÒ CỦA NGƯỜI THẦY TRONG SỰ NGHIỆP TRỒNG NGƯỜI

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của người thầy giáo.
“Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản?. Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất…, những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh… Nếu không có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân, thì làm sao mà xây dựng xã hội chủ nghĩa được? Vì vậy nghề thầy giáo rất là quan trọng, rất là vẻ vang”

Xuân Quân, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn vận tải 654

ĐỔI MỚI, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TRONG GIAI ĐOẠN MỚIĐại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên...
20/11/2023

ĐỔI MỚI, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TRONG GIAI ĐOẠN MỚI

Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương (QUTƯ), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng vừa ký ban hành Chỉ thị số 2423-CT/QUTW của Ban Thường vụ QUTƯ về đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị (GDCT) trong giai đoạn mới.
Chỉ thị nêu rõ: Sau 12 năm thực hiện Chỉ thị số 124-CT/QUTW ngày 31-3-2011 của Ban Thường vụ QUTƯ về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác GDCT tại đơn vị trong giai đoạn mới, công tác GDCT trong toàn quân đã có nhiều đổi mới và đạt kết quả quan trọng, cơ bản khắc phục được những tồn tại, khó khăn trong công tác GDCT. Cấp ủy, chỉ huy các cấp quán triệt, nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò quan trọng của công tác GDCT; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả nội dung, yêu cầu được xác định trong Chỉ thị số 124-CT/QUTW; công tác GDCT đã bám sát nhiệm vụ chính trị và hoạt động của bộ đội; xây dựng, nâng cao bản lĩnh chính trị, ý chí quyết tâm, phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ cho cán bộ, chiến sĩ; góp phần xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội, bảo đảm cho Quân đội thực sự là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, Ban Thường vụ QUTƯ chỉ thị: Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm của cấp ủy, tổ chức đảng, chính ủy, chính trị viên và người chỉ huy các cấp đối với công tác GDCT; kiên quyết khắc phục những hạn chế, khuyết điểm, tạo chuyển biến thực chất, vững chắc về chất lượng GDCT trong toàn quân và lực lượng dân quân tự vệ. Nâng cao chất lượng, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác GDCT tại đơn vị; gắn với phát huy vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ trì, chủ chốt các cấp, cán bộ ở đơn vị cơ sở. Đổi mới căn bản, toàn diện, đồng bộ nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp GDCT. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng cơ chế hoạt động, tổ chức và quản lý công tác GDCT, bảo đảm tính khách quan, khoa học, đúng quy chế, quy định. Ưu tiên bảo đảm ngân sách cho công tác GDCT; chuẩn hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang bị GDCT và đẩy mạnh ứng dụng khoa học-công nghệ trong GDCT.
Chỉ thị này thay thế Chỉ thị số 124-CT/QUTW; cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc.

Nguồn : Báo QĐND
Xuân Quân, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn vận tải 654

Những người thầy mặc áo línhSuốt chiều dài phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam, từ ông đồ xưa đến các thầy giáo, cô ...
20/11/2023

Những người thầy mặc áo lính

Suốt chiều dài phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam, từ ông đồ xưa đến các thầy giáo, cô giáo ngày nay luôn được xã hội kính trọng, tôn vinh. Thầy cô không chỉ dạy chữ mà còn dạy cho học trò thấu hiểu đạo làm người, “tiên học lễ, hậu học văn” là vậy. Trong thời đại ngày nay, những phẩm chất cao đẹp đó đang được các thế hệ thầy, cô giáo gìn giữ, vun đắp, nâng lên một tầm cao mới.

Cùng với đội ngũ thầy giáo, cô giáo nói chung, những người thầy mang sắc phục màu xanh luôn cảm thấy vinh dự, tự hào được đứng trong hàng ngũ giảng viên tại các học viện, nhà trường Quân đội. Trong các đơn vị quân đội, hằng ngày chỉ bảo tận tình, lên lớp đều đặn để truyền đạt kiến thức cho cán bộ, chiến sĩ. Cái đẹp bình dị mà cao quý, hội tụ đủ phẩm chất của người thầy giáo nhưng lại có nét riêng biệt của những giảng viên, giáo viên mặc áo lính. Đó là phẩm chất cao đẹp của “Bộ đội cụ Hồ - Người chiến sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam”.

Cái riêng ở đây chính là họ được “đóng vai” nhiều cương vị khác nhau: Vừa là giảng viên, vừa là người chỉ huy, quản lý; người anh, người bạn, người đồng chí, đồng đội... Nhưng có lẽ, điều đặc biệt nhất chính là tình cảm thiêng liêng, cao quý, tình đồng chí, đồng đội của giảng viên, giáo viên với các thế hệ học viên thân yêu.

Hằng năm, cứ đến Ngày nhà giáo Việt Nam, đội ngũ giảng viên, giáo viên luôn được các thế hệ học viên, chiến sĩ dành nhiều tình cảm ấm nồng, những bó hoa tươi, những lời chúc mừng cùng cái bắt tay ấm tình đồng đội.

Nhưng có lẽ niềm hạnh phúc nhất đối với người giảng viên, giáo viên chính là lượng kiến thức, kinh nghiệm của mình được học viên, chiến sĩ tiếp thu, lĩnh hội một cách tối đa. Điều này được thể hiện với sự cố gắng, nỗ lực của học viên, chiến sĩ qua đánh giá chất lượng bài học trên giảng đường; qua những giọt mồ hôi trong điều kiện vất vả trên thao trường, bãi tập giữa trời nắng gắt …, và chỉ có “thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu”, để đạt được mục đích cuối cùng, khi hoàn thành mỗi khóa học, các học viên, chiến sĩ hoàn toàn tự tin với kiến thức nền tảng, sẵn sàng bước vào thử thách mới, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Không gì vui hơn đối với những người thầy "áo lính" là chứng kiến các học viên, chiến sĩ mà mình chăm lo, đào tạo phát triển, trưởng thành…

Đội ngũ giáo viên mang trên mình sắc áo màu xanh thấu hiểu rằng: Mỗi trang giấy, từng lời nói trong quá trình lên lớp nhằm truyền thụ kiến thức cho học viên ở giảng đường hay chiến sĩ trên thao trường, bãi tập chính là biết bao giọt mồ hôi, công sức và lòng say mê nghề nghiệp; là sự kết tinh kiến thức về khoa học chính trị, quân sự, quản lý, giáo dục, chỉ huy bộ đội; những bài học kinh nghiệm quý báu được rút ra từ các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, để góp phần vào sự nghiệp xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Xuân Quân, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn vận tải 654

CĂN CỨ HẬU CẦN 2: CHÚC MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM.Nhân kỷ niệm 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2023),...
20/11/2023

CĂN CỨ HẬU CẦN 2: CHÚC MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM.
Nhân kỷ niệm 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2023), sáng ngày 20/11/2023, cán bộ, nhân viên Căn cứ Hậu cần 2, đã đến tặng hoa chúc mừng và gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến BGH, cán bộ, tập thể giáo viên của 3 trường trên địa bàn xã Tân Thành. Đồng thời mong muốn trong thời gian tới, Ban Giám hiệu các nhà trường và đội ngũ cán bộ, giáo viên các trường học đóng quân trên địa bàn thường xuyên phối hợp với đơn vị trao đổi thông tin, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh cho học sinh, thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết gắn bó keo sơn giữa đơn vị và nhà trường, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đóng quân./.
Tin, ảnh: Nguyễn Mạnh.

THẦY GIÁO LÁI XE ÔMNgười đàn ông đeo khẩu trang che kín khuôn mặt, lái xe ôm dừng trước cổng cho cô sinh viên xuống...Bấ...
20/11/2023

THẦY GIÁO LÁI XE ÔM
Người đàn ông đeo khẩu trang che kín khuôn mặt, lái xe ôm dừng trước cổng cho cô sinh viên xuống...
Bất ngờ cô sinh viên đưa cho ông gói quà và nói:
- Chú về nhà rồi mở ra xem nhé! Bắt đầu từ ngày mai cháu không đi học nữa, hôm nay cháu đã tốt nghiệp rồi. Cám ơn chú nhiều!
Người đàn ông lái xe ôm về nhà, cất xe, vào phòng mở gói quà ra. Ông ngạc nhiên thấy ngoài bộ quần áo mới còn có cả số tiền rất lớn, và một bức thư như sau:
''Thưa thầy, em là Tuyết Lan học toán với thầy năm lớp sáu ở trường Nguyễn Trãi. Lên lớp chín thì em nghe tin thầy bị giảm biên chế, đồng thời thầy cũng bị đau dây thanh quản nên khó nói. Từ đó thầy đi lái xe ôm kiếm sống, lúc nào thầy cũng đeo khẩu trang kín mít để đừng có học trò nào nhận ra.
Nhưng em đã nhận ra thầy khi thầy ngồi đón khách ở ngã tư gần nhà. Từ đó, em không tự đạp xe đi học nữa mà đặt mối thầy chở em đi học suốt hết lớp chín, hết phổ thông và lên đại học.
Sáng nào đi học em cũng lấy theo 3 phần ăn, một cho em đến lớp ngồi ăn, hai biếu thầy một phần, và ba là biếu bà bán vé số nghèo ở góc đường Nguyễn Du.
Ngày nào em cũng mua cho bà mấy tờ vé số, rất mong trúng số, nhưng cũng chẳng hy vọng lắm...
Bố mẹ em hay thắc mắc về hành vi của em, nhưng vì cưng em nên bố mẹ cũng chiều ý em.
Em phát hiện thầy rất yêu nghề dạy học.
Dù không còn đến lớp nữa, nhưng thầy đã lập ra một trang Web dạy kèm cho tất cả ai bị yếu toán.
Thầy đã dạy dỗ tận tình, giúp nhiều bạn lấy lại căn bản toán bị mất, để các bạn có nền tảng học tiếp. Thầy cứ tập trung hướng dẫn biết bao học sinh trung học cơ sở trở nên vững vàng về toán...
Thì ra ban ngày thầy chạy xe ôm, ban đêm thầy lên Internet để dạy học miễn phí.
Em nhận ra thầy vì cái cách nói quen thuộc của thầy vào cuối các buổi học là “các em gắng học để sau này phụng sự cho đời”.
Bây giờ lên mạng, thầy vẫn nói câu đó.
Trong cuộc đời thực, thầy là người lái xe ôm đen đúa vất vả, nhưng trên mạng thầy vẫn còn uy phong của một thầy giáo tận tụy hiền lành.
Hình như trời không phụ lòng người, thầy không biết là em mua mãi rồi cũng trúng số độc đắc, lúc đó em đang học năm thứ ba đại học. Em lĩnh tiền rồi đưa hết vào gửi tiết kiệm ở ngân hàng. Em kiên nhẫn chờ đến hôm nay...
Hôm nay em đã tốt nghiệp nên sẽ không còn đi xe ôm nữa mà sẽ tự lái xe máy đi làm thầy ạ!
Em kính biếu thầy một phần số tiền trúng số độc đắc của em như chút lòng tri ân của người học trò ngày xưa, mà sự thành công của em hôm nay đã có không ít ơn thầy trong đó".
“Nhất tự vi sư - Bán tự vi sư”.
Mai này dù có đi xa, không còn hằng ngày ngồi trên xe của thầy nhưng em vẫn luôn nhớ về “chú xe ôm” luôn bịt mặt, thân thể gầy gò, nhưng có trái tim tình người quý báu, và dưới mái tóc đã bạc ấy là một tâm hồn cao cả...
St: Nguyễn Ngọc Tế - CCHC1

Address


Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Cục Hậu cần - Kỹ thuật Quân khu 4 posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Shortcuts

  • Address
  • Alerts
  • Videos
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Media Company?

Share