Kim Thanh » Trao giá trị cho con

  • Home
  • Kim Thanh » Trao giá trị cho con

Kim Thanh » Trao giá trị cho con Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Kim Thanh » Trao giá trị cho con, Digital creator, .

High gì b
02/05/2023

High gì b

Nghe nói “Mỗi hình x.ă.m đều có một ý nghĩa và câu chuyện của nó”
Và hình x.ă.m của ny tôi:.... - Là sao nhỉ??

10/01/2023

Bộ sách Giáo dục giới tính "Thử thách 90 Ngày - Trưởng Thành Toả Sáng"

6 giai đoạn bố mẹ bố mẹ cần trao quyền quyết định cho con để bé lớn lên tự lập và thành công3 tuổi: Dạy con tự lập trên ...
14/12/2022

6 giai đoạn bố mẹ bố mẹ cần trao quyền quyết định cho con để bé lớn lên tự lập và thành công
3 tuổi: Dạy con tự lập trên bàn ăn
Theo các chuyên gia tâm lý, ở giai đoạn hơn 1 tuổi, trẻ đã học được cách cầm nắm và lúc này, bố mẹ nên chuẩn bị cho trẻ vài món ăn dặm đơn giản, chẳng hạn như khoai tây mềm. Việc này sẽ giúp rèn luyện kỹ năng cầm nắm của trẻ, cũng như hình thành tính tự lập.
Tùy vào từng giai đoạn phát triển của trẻ mà bố mẹ lựa chọn các bài tập phù hợp. Giai đoạn 2-3 tuổi là thời điểm lý tưởng nhất để dạy trẻ tự lập trên bàn ăn. Bố mẹ không nên cho trẻ vừa ăn vừa ngồi trên xe tập đi, hoặc ngồi bệt dưới đất ăn cơm. Bởi nó sẽ khiến trẻ bị phân tán sự chú ý, ân chậm, lâu ngày dẫn đến lười ăn.
Thay vào đó, bố mẹ hãy mua hoặc tự đóng một bộ bàn ăn riêng vừa với vóc dáng để trẻ tự ngồi ăn uống. Tập cho trẻ tự ăn ở giai đoạn này thì khi trẻ đến tuổi đi học cả bố mẹ và con sẽ nhàn hơn rất nhiều.
Dù trẻ đã lớn nhưng nhiều bậc cha mẹ vẫn cho ngủ cùng: Một mặt để gia tăng tình cảm, một mặt vì nhiều đứa trẻ chỉ cần không có bố mẹ là khóc thét, sợ hãi và khó ngủ. Tuy nhiên điều này thực chất gây hại và khiến trẻ bị ỷ lại vào bố mẹ, khó tự lập. Ở giai đoạn trẻ 5 tuổi, bố mẹ nên tạo điều kiện và tập cho trẻ ngủ riêng.
5 tuổi: Dạy trẻ tự đi ngủ
Lúc bắt đầu, trẻ có thể sợ hãi và khóc nhưng bố mẹ cần kiên trì, an ủi đến khi trẻ chìm vào giấc ngủ thì mới đi ra khỏi phòng. Mẹ cũng có thể kể cho trẻ nghe những câu chuyện về các bạn nhỏ dũng cảm, biết ngủ một mình thật ngoan để trẻ noi theo.
6 TUỔI: DẠY TRẺ TỰ LẬP TRONG PHÒNG TẮM
Nhiều bố mẹ nghĩ con còn nhỏ, vẫn chưa biết gì nên vô tư thay quần áo trước mặt con hoặc tắm cùng con. Tuy nhiên việc này là sai! Các chuyên gia tâm lý khuyến cáo, ở độ tuổi này bố mẹ nên hướng dẫn cho con tự tắm, dạy con cách sử dụng vòi nước, nhớ đóng cửa khi đang sử dụng nhà tắm,...
Bố mẹ cũng nên điều chỉnh nhiệt độ nước trước khi con tắm, tránh để con bị bỏng.
8 tuổi: Dạy trẻ tự lập trong phòng riêng
Giai đoạn này trẻ đã đi học và đa số đều có phòng riêng. Vì vậy, bố mẹ hay bất cứ ai trong nhà trước khi vào phòng của trẻ đều cần phải gõ cửa. Điều này giúp trẻ cảm thấy mình được tôn trọng trong không gian cá nhân.
Bố mẹ có thể góp ý và chỉ cho trẻ cách sắp xếp vật dụng trong phòng sao cho ngăn nắp nhưng không nên can thiệp quá mức mà cần để trẻ được thoả thích sáng tạo. Đặc biệt bố mẹ không nên tự tiện lục đồ, đọc trộm nhật ký của con.
12 tuổi: Dạy trẻ tự lập trong phòng bếp
Ở giai đoạn này, bố mẹ cần dạy con cách sử dụng các vật dụng nhà bếp, cách nấu những món ăn cơ bản,... Bố mẹ cũng có thể cho con nêm nếm thức ăn và đưa ra nhận xét về các món ăn.
Ngoài ra bố mẹ có thể cho con đi chợ cùng, cho con đứng quan sát quá trình nấu nướng để con học thêm được những kỹ năng bếp núc. Trong khoảng thời gian này, bố mẹ cũng có thể hỏi chuyện con những việc hàng ngày, việc ở trên lớp và các mối quan hệ với bạn bè - từ đó giúp đôi bên gắn kết hơn.
13 tuổi: Dạy trẻ tự làm các công việc nhà
Bố mẹ tự làm việc nhà thì sẽ nhanh hơn rất nhiều so với con tự làm. Tuy nhiên dù chậm đến mấy, chúng ta vẫn cần để con trẻ tự làm để học được tính tự lập, đồng thời có trách nhiệm hơn với các công việc chung của gia đình.
Nếu bố mẹ cứ làm thay suốt thì con sẽ bị ỷ lại, dựa dẫm. Đứa trẻ không làm việc nhà khi trưởng thành sẽ khó thích nghi với cuộc sống, nhất là khi phải sống riêng, sống xa nhà.Vậy nên hãy giao cho con những công việc như dọn dẹp nhà cửa, rửa bát, phơi quần áo,... để rèn cho con sự tự lập.
Ở một số giai đoạn nhất định, bố mẹ cần “lùi lại”, trao quyền quyết định để trẻ có thể học được tính tự lập.
Ba mẹ cũng tham khảo 1 số bộ sách giúp con tính tự lập ở dưới phần bình luận nhé!

Tại sao nhiều trẻ em hiện nay lại dễ bị trầm cảm❓❓❓Ngày càng có nhiều bố mẹ trẻ hỏi tôi những câu tương tự. Có một thực ...
14/12/2022

Tại sao nhiều trẻ em hiện nay lại dễ bị trầm cảm❓❓❓
Ngày càng có nhiều bố mẹ trẻ hỏi tôi những câu tương tự. Có một thực tế là xã hội càng phát triển thì số lượng trẻ em bị trầm cảm càng nhiều. Không ít bậc phụ huynh nghĩ rằng mình cứ lo làm ăn kiếm tiền, lo cho gia đình sung túc, lo cho các con không thiếu thứ gì là tốt rồi. Thỉnh thoảng dạy dỗ các con kiểu giáo huấn, giao giảng kiểu ngày xưa bố mẹ khổ lắm, các con bây giờ quá sướng, chỉ cần lo mỗi chuyện học thôi, cố lên.
Không sai, nhưng chưa đủ!
Một chị bạn học đại học với tôi phải đi công tác ở tỉnh xa dài ngày. Con gái tuổi teen ở nhà với bố. Ông bố thì gia trưởng, nghiêm khắc, áp đặt con những nguyên tắc sống của thế hệ 6x. Không biết tâm sự cùng ai, cô bé bỏ tới nhà bạn sống.
Người mẹ hay tin bỏ dở đợt công tác tới thuyết phục con quay trở lại nhà. Nhưng cô bé cương quyết không về. Chật vật nửa năm bằng mọi cách chứng minh cho con thấy bố mẹ rất yêu con, con là phần không thể tách rời của gia đình, cô bé mới chịu trở về.
Một cặp vợ chồng khác có cậu con trai cũng học lớp 11, hết duyên nên hai người li dị. Cậu bé ở với cha, người cha đặt kỳ vọng rất lớn lên đứa con và suốt ngày giáo huấn nó phải làm điều này làm điều kia, phải nỗ lực bằng mọi cách để đạt được mục tiêu này hay mục tiêu khác.
Người mẹ xót con và cầu viện tôi đưa thằng bé tới gặp bác sĩ tâm lý. Bác sĩ vừa điều trị cho thằng bé vừa nói chuyện riêng với cả bố lẫn mẹ. Rồi anh đưa ra một kết luận bất ngờ: Chính người cha mới cần điều trị tâm lý. Anh bị trầm cảm sau vụ ly hôn và đã gây sức ép quá lớn lên con. Anh cứ nghĩ anh đang trong trạng thái bình thường, không có vấn đề gì!
Một chị bạn khác có con trai tuổi teen tự nói với mẹ rằng con là đồng tính. Chị hoảng sợ thực sự, con mình khoẻ mạnh, bình thường mà! Sao lại gay được? Cậu bé nói với mẹ rằng cậu biết rất rõ mình khác biệt với đám bạn con trai, cậu đã tìm hiểu rất kỹ sách vở rằng xu hướng tính dục của cậu là tự nhiên và không phải là bệnh.
Người mẹ hiện đại này dẫu hiểu vấn đề nhưng vẫn không chấp nhận được thực tế đó. Chị thoả thuận với con: mẹ vẫn yêu con, nhưng tạm thời chúng ta sẽ không nói chuyện này cho tới khi con trưởng thành. Chị cũng không dám nói với chồng, bởi nghĩ rằng đó sẽ là cú sốc lớn đối với anh, bởi anh là con một và thằng bé không những cũng là con một mà còn là cháu đích tôn của dòng họ!
Nhưng liệu cậu bé có thể chờ đến lúc trưởng thành để hạ hồi phân giải với bố mẹ? Cậu đang trải qua giai đoạn phát triển khó khăn trong cuộc đời với vấn đề tính dục mà cậu không thể lảng tránh. Cậu cần sự hỗ trợ của cha mẹ. Tôi khuyên vợ chồng chị nên đối mặt với thực tế, chuẩn bị sẵn tâm lý cho mình và các thành viên khác trong gia đình, tránh để xảy ra những cú sốc về thất vọng và sụp đổ hoài vọng, đẩy con tới những cảm xúc tiêu cực.
Các con tuổi teen giờ nhiều vấn đề tinh thần hơn thời chúng ta cùng tuổi. Cuộc sống ngày xưa đơn giản hơn, ít nhu cầu hơn, ít áp lực hơn. Đó là chưa kể tác nhân gây áp lực của thế hệ tuổi teen hiện nay trong bối cảnh mạng xã hội phát triển đều khá vô hình, hoặc ở những xa, rất khó nhận biết.
Làm bố mẹ các cháu teenager thời nay đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn, nhiều quan tâm hơn, nhiều kiên trì hơn và cũng nhiều yêu thương hơn. Lo cuộc sống vật chất cho con thôi là chưa đủ, lo cuộc sống tinh thần của chúng mới là điều quan trọng. Hãy kịp thời phát hiện và cùng các con đối diện với những vấn đề của chúng, đừng để chúng phải giải quyết một mình!
St VŨ MẠNH CƯỜNG

Con trai tới tuổi dậy thì, là mẹ hiện đại nên làm gì?Văn hoá, xã hội thay đổi theo năm tháng, làm mẹ hiện đại vừa hiểu c...
14/12/2022

Con trai tới tuổi dậy thì, là mẹ hiện đại nên làm gì?
Văn hoá, xã hội thay đổi theo năm tháng, làm mẹ hiện đại vừa hiểu con vừa chăm con đúng cách là điều rất khó. Khi con đến tuổi dậy thì, mẹ nên làm gì để có thể giáo dục giới tính cho con? Mặc khác, sự khác biệt của thế hệ nhiều lúc vẫn gây bối rối và không biết làm gì đúng làm gì là chưa đúng.
Khi thấy con trai mình có những thay đổi dưới đây:
Tinh hoàn và da bìu tăng kích thước.
Lông mọc nhiều hơn ở mặt và các bộ phận khác.
Phát triển chiều cao, tay và chân dài hơn.
Tăng kích thước dương vật.
Xuất tinh lần đầu tiên (sau khi tinh hoàn phát triển được 1 năm).
Thay đổi tông giọng (trầm hơn).
Sưng đau ở vùng ngực do sự thay đổi nội tiết tố (đây chỉ là tình trạng tạm thời).
Mẹ hoặc ba hướng dẫn con trai cách chăm sóc bản thân khi đến tuổi dậy thì
Một dấu hiệu dễ thấy của tuổi dậy thì nữa đó là, hiện tượng mụn trứng cá. Song, các tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi hoạt động mạnh hơn; làm cho mùi cơ thể trở nên nồng hơn, đặc biệt là ở nách và bẹn.
Cha mẹ nên hướng dẫn con trai tự chăm sóc bản thân với các cách như:
Dạy con cách sử dụng lăn khử mùi
Khuyến khích con tắm thường xuyên
Xây dựng thói quen mặc quần lót cho con (ưu tiên vải cotton thoáng mát)
Trao cho con những kiến thức về giáo dục giới tính
Tiến sĩ Ngô Xuân Điệp – Trưởng khoa Tâm lý Đại học Sư phạm TPHCM nhận định rằng; ở độ tuổi từ 12 – 18, các cha mẹ cần phải cởi mở hết cỡ với trẻ về các vấn đề giới tính, tình dục.
Hãy nói với con trẻ hết về chuyện yêu đương, bao cao su, phòng tránh thai, phòng tránh bệnh lây lan qua đường tình dục, thậm chí là tư thế quan hệ; hay như thế nào là mối quan hệ lành mạnh và không lành mạnh.
Tuy nhiên trên thực tế chỉ khoảng 5% đến 6% các gia đình thông thoáng chuyện này.
Chia sẻ cách để chúng ta giữ an toàn trên mạng xã hội bao gồm:
Cân nhắc giảm bớt số lượng bài đăng.
Không nên gắn thẻ vị trí của mình.
Tận dụng các tính năng “quyền riêng tư”.
Nhận biết và bài trừ các nội dung tiêu cực.
Sử dụng ngôn từ văn minh.
Một cách khéo léo để nói chuyện về giới tính cho con có thể bắt đầu bằng 1 cuốn sách giáo dục giới tính đó ạ.
Ba mẹ cần sách giáo dục giới tính cho con có thể ib cho page để được tư vấn nhé!

VIỆC HỌC THÊM CÓ THẬT SỰ QUAN TRỌNG KHÔNGHAY LÀ CÓ NÊN CHO CON ĐI HỌC THÊM KHÔNG?Câu trả lời của mình là CÓ.Xin chia sẻ ...
14/12/2022

VIỆC HỌC THÊM CÓ THẬT SỰ QUAN TRỌNG KHÔNG
HAY LÀ CÓ NÊN CHO CON ĐI HỌC THÊM KHÔNG?
Câu trả lời của mình là CÓ.
Xin chia sẻ góc nhìn của cá nhân mình.
Mình là phụ huynh có 2 con trai đã trưởng thành.
Mình cũng là cô giáo. Mình dạy thêm và con mình cũng đi học thêm.
Mình cũng là người tích cực khuyến khích con mình tự học.
Việc học của hai con mình thực sự nhẹ nhàng, không áp lực. Mình cũng không vất vả chạy đua vũ trang trong việc đưa con đi học thêm.
Có gì mâu thuẫn không?
Thực tế:
Mình đã cho con đi học thêm tiếng Anh, tiếng Pháp, học đàn ghi ta, học bơi, học bóng rổ, học phần cứng máy tính, học kỹ năng sống …
Đó là những khóa học mình cho là rất cần thiết mà nhà trường không thể dạy cho các con.
Không thể học tốt tiếng Anh trong những lớp học đông tới 50-60 học sinh, với thầy cô được tăng cường từ môn tiếng Nga sang dạy tiếng Anh … Không thể học tốt với những thày cô mỗi ngày đứng lớp nói ra rả 6-8 tiết, cuối buổi mặt mũi phờ phạc thở không ra hơi ở các trường công.
Con mình phải đến lớp học thêm đàn ghi ta vì ở trong trường không có. Mình quan niệm: con phải học để biết chơi một nhạc cụ để nó là bạn của con trong những lúc cô đơn, trống vắng. Âm nhạc giúp phát triển IQ và EQ.
Học bơi là học kỹ năng sinh tồn. Hàng năm cứ vào dịp hè hoặc kết thúc năm học, cứ nghe tin bọn trẻ con chết vì đuối nước, tim mình như nghẹt lại. Hai vợ chồng nhất trí cho con đi học bơi …
Học bóng rổ để rèn luyện sức khỏe, để tăng khả năng giao tiếp, hòa nhập.
Học kỹ năng sống, tất nhiên rồi để có kỹ năng sống tốt hơn.
Hai con mình lớn lên ở thành phố, mặc dù bố mẹ đã cố gắng dạy dỗ, các con ngoan nhưng chắc chắn không thể toàn diện. Học thêm một khóa kỹ năng sống để khắc phục bớt những chỗ còn thiếu hụt.
Riêng về kỹ năng sống: Mình thấy mình không thể ngồi cả ngày cả buổi để dạy cho con về đạo đức, về lòng biết ơn, về nhiều thứ … Rõ ràng là không thể.
Nhưng có một nơi họ tạo ra môi trường và không khí để làm việc đó. Họ có những thầy cô được đào tạo để chuyên làm việc đó, để dành cả ngày để huấn luyện con mình suy nghĩ về mục tiêu cuộc đời, về lòng biết ơn, về tư duy đúng. Nên mình gửi con đến học.
Tất nhiên mình đã tìm hiểu rất kỹ trước khi gửi con đến đó.
Gấu được học thêm về phần cứng máy tính, con trở nên tự tin hơn rất nhiều khi tự tay lắp ráp được chiếc máy tính đầu tiên của mình.
Tôm tự học lập trình đồ họa, học vẽ ô tô trên Youtube …
Bản thân mình cũng đến các lớp học thêm về gõ 10 ngón, về Yoga, thiền …
Rõ ràng, muốn phát triển toàn diện thì học ở trường là không đủ, phải học thêm là chắc chắn.
Nhưng mình không cho con mình học thêm các lớp đội tuyển ở trường. Mặc dù mình là giáo viên, con có thể được học miễn phí.
Đơn giản vì con không thích, mình cũng thấy không phù hợp. Thế thôi.
Mình không ép con thi học sinh giỏi hay các cuộc thi này nọ … mình giành thời gian cho con tự làm giàu tri thức của mình.
CÒN VIỆC HỌC TĂNG CƯỜNG Ở TRƯỜNG THÌ SAO?
Ở Tiểu học, con mình không đi học thêm nhưng tự học thêm ở nhà với sự trợ giúp của mẹ.
Cấp 2: Việc học tăng cường là không tránh khỏi. (Cứ xác định là không tránh khỏi đi)
Cả hai con mình học ở trường công. Mình xác định: các tiết học chính khóa ở trường, với lượng học sinh đông 45-55 hs/lớp, và với rất nhiều lý do khác, các thầy cô không thể truyền đạt hết nội dung kiến thức cần thiết trong mỗi buổi học.
Nên các buổi học thêm là cần thiết.
Tùy theo mỗi trường gọi là tiết tăng cường hay phụ đạo, học ở trung tâm liên kết hay thuê phòng học nhưng vẫn là thầy cô đang dạy con trên lớp.
Không phải thầy cô nào cũng nhăm nhăm dạy để kiếm tiền. Họ cũng rất lo cho chất lượng, cho thành tích chung của lớp, của trường. Thầy cô là người nắm rõ sức học của con, phần nào đã dạy, phần nào chưa, phần nào cần củng cố. Các thầy cô cũng thường xuyên được tập huấn chuyên môn, được cập nhật tình hình dạy học, thi cử…
Nên mình cho con học phụ đạo do thầy cô đang dạy ở trường dạy.
Tuy nhiên, các con chỉ chọn một số môn.
Gấu thì học Toán, Văn, Lý, Hóa.
Tôm thì học Toán, Văn, Lý, tiếng Đức. (mỗi tuần 2-4 tiết/môn)
Ở lớp học thêm, thầy cô giáo chia lớp thành 2 nửa, tùy theo trình độ. Các bạn học tốt thì nâng cao thêm, các bạn trung bình thì học thêm cơ bản. Mình thấy lớp học này cũng ổn.
Ngoài ra các con không học thêm ở chỗ khác.
Lên cấp 3, cả Tôm và Gấu hầu như không học thêm các thầy cô của mình. Các con đã lớn và tự quyết định. Lúc này các con đã có khả năng tự kiểm soát, tự học, nên mình mua các khóa bài giảng online cho các con. Học online có ưu điểm: Các con được chọn thầy cô mà mình thích, được nghe đi nghe lại những chỗ mình chưa hiểu.
Mình cho các con chọn: Hoặc là tự học ở nhà thì phải tự giác. Hoặc là đi học ở các Trung tâm như các bạn. Các con chọn tự học ở nhà.
Trong thời gian đại dịch Covid, Tôm học ở nhà rất ổn vì con đã có thói quen tự học online.
Với cá nhân mình, dù học ở đâu, ý thức tự giác của con là quan trọng.
Với phụ huynh, biết chọn gì, bỏ qua cái gì, giúp con như thế nào là quan trọng.
Cách học phù hợp với sở thích, sở trường, năng lực của con có tác dụng tốt. Các con mình không phải là học sinh xuất sắc, không có thành tích nổi bật nhưng cho đến giờ, các con bắt nhịp khá tốt với giáo dục Châu Âu.
Gấu học Đại học ở Pháp, đã tốt nghiệp và có công ăn việc làm tốt ở Pháp.
Tôm hiện là du học sinh ở Đức. Con hài lòng với cuộc sống hiện tại.
Chia sẻ của Mẹ Minh Lý

2 vợ chồng cãi nhau vì quan điểm xử lý khác nhau khi con lớp 5 xem se.xyĐó là câu chuyện của nhà mình, khi bé trai nhà m...
06/12/2022

2 vợ chồng cãi nhau vì quan điểm xử lý khác nhau khi con lớp 5 xem se.xy
Đó là câu chuyện của nhà mình, khi bé trai nhà mình bắt đầu lên lớp 5. Con bắt đầu có dấu hiệu dậy thì giọng con bị vỡ giọng và con tăng chiều cao. Mình thắc mắc sao con dậy thì sớm thế thường thì con trai dậy thì muộn hơn con gái. Có một hôm tối mình đang nấu cơm thì con trai liền chạy vào hỏi “ sao hôm qua con đi vệ sinh sao thấy mẹ lại nằm lên bố vậy, bố mẹ dạy con là không được đánh bạn, đè lên bạn mà”. Con nói xong mà mình giật cả mình, bối rối không biết trả lời sao. Thì chồng mình nói “ Con chưa cần biết đâu con vẫn còn bé lớn lên con sẽ biết, lần sau không được nghe lén hay nhìn lén nghe chưa” Con nói vâng rồi chạy ra ngoài chơi. Mình không biết chồng nói như vậy có đúng không nữa.
Một thời gian sau mình thấy con có biểu hiện rất lạ, thường xuyên lén lút làm gì đó vào buổi tối cũng như giờ ngủ trưa. Có lần mình nhìn theo xem con làm trò gì thì bất ngờ thì thấy con đang xem phim đen rồi cho tay vào quần để th.ủ dâ.m. Mình giật cả mình vì con chỉ lớp 5 thôi mà sao lại biết đến những cái này, rồi mình ra nói chuyện với chồng. Chồng mình bắt đầu nổi khùng lên đang định lao vào đánh con may mà mình giữ mà khuyên ngăn không thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Mình gọi con ra nói chuyện xem tại sao con lại xem phim này con bảo rằng “ Lần trước con hỏi bố mẹ thì bố mẹ không trả lời, nên con đi hỏi bạn bè thì chúng nó bảo con lên mạng tra đi rồi sẽ biết còn bảo hay lắm á, nên con tò mò rồi tìm theo”
Nói đến đây mình và chồng không biết trả lời sao chỉ bảo con đi về phòng và lần sau cấm không được xem, rồi 2 vợ chồng bàn bạc xem làm như nào. Chồng đòi phải phạt vì cái tội xem linh tinh và câm sử dụng thiết bị điện tử nếu không nghe lời thì sẽ dùng biện pháp mạnh. Mình thì thương con không muốn con bị đánh nhưng cũng không biết phải làm sao, vì rất khó để nói về vấn đề nhạy cảm này như thế nào
Ngày hôm sau con vẫn tiếp tục xem, lần này con còn biết xóa cả lịch sử web nhưng xóa không hết. Chồng mình về kiểm tra lại nổi giận lôi đình lên đòi đập điện thoại trước mặt con để cảnh cáo. Mình ngăn cản lại nhưng biết cứ để lâu cũng không giải quyết được vấn đề gì, vì chuyện này mà cả 2 vợ chồng cũng như con đang không nói chuyện với nhau. Bố mẹ thì mất kết nối với con, 2 vợ chồng bất đồng quan điểm dạy con, rồi đống việc ở công ty cũng khiến mình mệt mỏi.
Đi làm mình không có tâm trạng tốt để làm việc, rồi tâm sự với các bà bỉm sữa làm mẹ làm sao để giải quyết vấn đề này. Mọi người góp ý nhưng không biết phải làm sao, rồi có chị giám đốc nhân sự bảo mình rằng sao không giáo dục giới tính cho con từ bé đi. Mình mới chợt nhận ra là mình cũng chưa giáo dục giới tính cho con. Chị giới thiệu cho mình bộ sách giáo dục giới tính, mình tìm hiểu thì thấy được lên VTV nên cũng yên tâm.
Mua cho con về đọc thấy bảo là có cả sách cho bố mẹ nữa. Rồi sau 90 ngày thử thách và đọc sách cùng con, mình nhận ra rằng người làm cha làm mẹ như vợ chồng mình còn thiếu nhiều kiến thức lắm. Đặc biệt là kiến thức về giới tính, đọc xong mình thấy cũng không khó mấy. Không còn ngại nói về giới tính nữa. Đặc biệt con còn bảo sẽ thôi không xem và th,ủ dâ.m nữa, việc đấy không phù hợp với độ tuổi của con. Con xin lỗi vì đã khiến bố mẹ phải tranh luận vì con, con còn nghĩ tới cảm xúc của hai vợ chồng con trưởng thành một chút rồi.
Các ba mẹ muốn tìm hiểu về sách thì mình để link cho các mẹ tìm hiểu, ba mẹ nên dạy con kiến thức sớm để con trưởng thành an toàn. Đang có trợ giá 221k và miễn phí vận chuyển đấy, các mẹ nhanh tay nhé.
https://bit.ly/3HmZNTI

Address


Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Kim Thanh » Trao giá trị cho con posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Shortcuts

  • Address
  • Alerts
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Media Company?

Share