Công an thị trấn Trà Ôn

  • Home
  • Công an thị trấn Trà Ôn

Công an thị trấn Trà Ôn Công an Thị Trấn Trà Ôn

01/11/2024
01/11/2024

Bác bỏ luận điệu sai trái “ở Việt Nam quyền lực nhà nước không thuộc về nhân dân”

Những luận điệu và thủ đoạn phản ánh sai lệch về quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay đều xuất phát từ những tổ chức, cá nhân chống cộng cực đoan, chống chủ nghĩa xã hội và cơ hội về chính trị. Động cơ và mục đích chính trị của họ cũng không ngoài mục đích phủ nhận thành quả của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN) trong gần 80 năm qua.

1. Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cả hệ thống chính trị vào cuộc thực thi quyền lực nhà nước trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đồng thời luôn thống nhất trong lãnh đạo tổ chức thực hiện, nhằm góp phần bảo đảm quyền lực nhà nước thực sự thuộc về nhân dân. Chủ trương đó không phải là khẩu hiệu suông, càng không phải là việc “đấu đá, triệt hạ phe cánh” như những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch. Trước mỗi kỳ đại hội Đảng, các đối tượng chống phá lại đơm đặt, dựng chuyện và xuyên tạc rằng: “Ở Việt Nam quyền lực nhà nước không thuộc về nhân dân”.

Sự thật lịch sử và quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam đã bác bỏ, phủ nhận những luận điệu xuyên tạc, chống phá đó.

Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, thiết lập nên những thiết chế căn bản đầu tiên của một nhà nước dân chủ nhân dân-khởi đầu của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Điều 1 của Hiến pháp năm 1946 khẳng định tính chất của Nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; mọi quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”.

Trong suốt quá trình cùng với Đảng, Nhà nước và nhân dân tổ chức, xây dựng hệ thống quyền lực ở nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng luôn nhấn mạnh và thực hành tư tưởng: “Nước ta là nước dân chủ/ Bao nhiêu lợi ích đều vì dân/ Bao nhiêu quyền hạn đều của dân/ Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân/ Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân/ Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra/ Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên/ Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”.

Như vậy, có thể thấy, từ những văn bản pháp lý đầu tiên của Nhà nước và người đứng đầu Nhà nước ta đã xác nhận, hệ thống chính trị XHCN nước ta luôn khẳng định chủ thể thật sự, chủ thể đích thực và chủ thể tối cao của Nhà nước và của tất cả quyền lực nhà nước là nhân dân. Điều này có nghĩa rằng, ở Việt Nam, quyền lực nhà nước có nguồn gốc từ nhân dân và cho dù bất cứ cơ quan, cá nhân nào nắm giữ thì quyền lực nhà nước cũng đều có nguồn gốc từ sự ủy quyền của nhân dân. Không có thứ quyền lực nhà nước nào có nguồn gốc tự thân, nằm ngoài sự trao quyền, ủy quyền của nhân dân.

2. Kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và quyền lực nhà nước, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn chú trọng hiện thực hóa chủ trương “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” thành cơ chế chung trong quản lý toàn bộ xã hội. Đảng thực thi quyền lực chính trị của các giai tầng xã hội mà mình đại diện bằng cách tác động vào Nhà nước, để thông qua Nhà nước hiện thực hóa quyền, lợi ích và ý chí của các giai tầng xã hội.

Trong lãnh đạo công cuộc đổi mới, Đảng ta đã có nhiều chủ trương, đường lối lãnh đạo thực hiện lĩnh vực này. Nghị quyết Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh: Tiếp tục phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, được nhân dân tham gia ý kiến.

Hiến pháp năm 2013 hiến định: “1) Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; 2) Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; 3) Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện những quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (Điều 2). Về hình thức: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước” (Điều 6). Để bảo đảm quyền lực nhà nước thực sự thuộc về nhân dân, Điều 8 Hiến pháp năm 2013 hiến định: “Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền”.

Những năm qua, trong đời sống chính trị-pháp lý ở Việt Nam, việc kiểm soát quyền lực nhà nước đã trở thành nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị. Hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội và của các cơ quan Quốc hội, đại biểu Quốc hội được quan tâm tăng cường; công tác thanh tra, kiểm tra phục vụ quản lý nhà nước trong bộ máy hành pháp đã được đẩy mạnh, góp phần không chỉ nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước mà còn trực tiếp đấu tranh phòng, chống tham nhũng có hiệu quả. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội và nhất là vai trò, quyền làm chủ của nhân dân đã được bảo đảm thực thi thực chất, đầy đủ theo phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát, dân thụ hưởng”. Công tác kiểm tra, kỷ luật Đảng đã được kết hợp chặt chẽ với việc thực thi các cơ chế thanh tra, kiểm soát bằng pháp luật. Công tác phòng, chống tham nhũng, chống tha hóa quyền lực được tiến hành đồng bộ, bài bản, ngày càng hiệu quả. Việc xử lý các hành vi, đối tượng tham nhũng bảo đảm nghiêm khắc nhưng cũng nhân văn, có lý, có tình, kết hợp “xây” và “chống”, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai, làm gì; không còn tư tưởng “hạ cánh an toàn”, làm bước nào chắc bước đó, vi phạm đến đâu, xử lý đến đó, kỷ luật Đảng trước, kỷ luật hành chính, hình sự sau; bảo đảm phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ.

Với bước đi có lộ trình, phù hợp và kiên quyết, Việt Nam đã đạt được kết quả to lớn trong công tác phòng, chống tham nhũng. Qua đó, xử lý dứt điểm, kịp thời, nghiêm minh trước pháp luật nhiều vụ án, vụ việc nghiêm trọng, phức tạp, trong đó, có nhiều cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước, điều đó cho thấy, sự quyết tâm của Đảng đối với xử lý tham nhũng, tiêu cực trong thực thi quyền lực nhà nước, góp phần củng cố niềm tin của các tầng lớp nhân dân.

3. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân là kết quả thực hành tư tưởng pháp quyền xã hội chủ nghĩa sáng suốt và rõ ràng, được định hướng bởi lý luận Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, được Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo trực tiếp, toàn diện về mọi mặt, được Nhà nước Việt Nam hiện thực hóa trong các chính sách và luật pháp; được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thực thi hiệu lực và hiệu quả; được nhân dân và các đoàn thể chính trị-xã hội trực tiếp giám sát, tham gia, quản lý bằng những cơ chế, chính sách phù hợp.

Như vậy, cả lịch sử hình thành nhà nước, xây dựng, hiến định những tư tưởng pháp quyền XHCN đầu tiên đến quá trình tổ chức hiện thực hóa, thực thi trong đời sống chính trị, xã hội và pháp lý; cùng với sự bổ sung, phát triển ở những giai đoạn tiếp theo cho thấy, ở Việt Nam quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân. Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ là sự tiếp nối mà còn là một sự bổ sung, phát triển và khẳng định sự kiên định nhất về chủ trương, đường lối thực thi quyền lực nhà nước của nhân dân, hoàn toàn không có sự xa rời và đối nghịch với tư tưởng pháp quyền XHCN mà Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối chính trị của Đảng đã đề ra, đó là xây dựng nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và mọi quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân.

Những luận điệu và thủ đoạn phản ánh sai lệch về quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay đều xuất phát từ những tổ chức, cá nhân chống cộng cực đoan, chống chủ nghĩa xã hội và cơ hội về chính trị. Động cơ và mục đích chính trị của họ cũng không ngoài mục đích phủ nhận thành quả của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong gần 80 năm qua. Mưu đồ sâu xa là lợi dụng bàn luận về những vấn đề dân chủ của đất nước, lợi dụng việc góp ý vào chủ trương, đường lối, chính sách, nhất là văn kiện của các kỳ đại hội Đảng để xuyên tạc, phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với việc xây dựng chế độ và Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay.

Những quan điểm, thái độ và hành động chính trị phản động, thù địch đó tất yếu sẽ bị thất bại, không chỉ bởi tất cả quyền lực của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam hiện nay đã thuộc về nhân dân, mà còn bởi sự nhận thức chính trị của nhân dân Việt Nam hiện nay đã phát triển hơn hẳn những giai đoạn trước; đồng thời nhờ vào chính những thành quả cách mạng to lớn mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục phát huy trong thời kỳ mới.

Đại tá PHẠM ĐỨC ĐẠT, Phó trưởng phòng Thông tin khoa học quân sự, Học viện Chính trị

01/11/2024

"BẮT PEN" TRÀO LƯU ĐỘC HẠI GÂY HẬU QUẢ KHÔN LƯỜNG

01/11/2024

THỦ ĐOẠN BÁN HÀNG GIẢ, HÀNG NHÁI QUA SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

01/11/2024

Sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Vĩnh Long từ 01/11/2024

28/10/2024

Bắt quả tang hai người đàn ông trộm cát trong đêm
Ngày 26/10, Công an xã An Phước, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long cho biết lực lượng vừa bắt quả tang hai người đàn ông sử dụng ghe gỗ không số hiệu, gắn máy công suất lớn để khai thác cát không phép trên tuyến sông Cổ Chiên.
Cụ thể, vào khoảng 0 giờ 15 phút rạng sáng ngày 26/10, trong lúc tuần tra trên sông, lực lượng Công an xã An Phước, huyện Mang Thít đã phát hiện, bắt quả tang hai người đàn ông sử dụng ghe gỗ làm phương tiện khai thác cát không phép tại thủy phận ấp Phú Hòa, xã An Phước, huyện Mang Thít.
Qua làm việc, hai người đàn ông trên khai là Nguyễn Thanh Nhàn, sinh năm 1984, ngụ xã An Phước, huyện Mang Thít và Lê Phước Yên, sinh năm 1974,ngụ xã Long Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Chiếc ghe gỗ dùng làm phương tiện khai thác cát không phép không số hiệu, tải trọng 40 tấn.
Thời điểm kiểm tra, hai người này thừa nhận việc khai thác cát không phép và phương tiện đã hút được khoảng 14,88m3 cát.
Hiện, lực lượng Công an đang tiếp tục làm việc, để xử lý đối tượng theo quy định của pháp luật.
Hoàng Thân

28/10/2024

GIẢ MẠO NHÂN VIÊN HÃNG HÀNG KHÔNG LỪA ĐẢO THÔNG BÁO HỦY CHUYẾN BAY ONLINE

23/10/2024

Trình Thủ tướng phê duyệt phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm nay sẽ kéo dài từ ngày 25/1 – 2/2/2025 (từ 26 tháng Chạp 2024 đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng 2025) kéo dài 9 ngày là phương án được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chọn để trình Thủ tướng phê duyệt trong tờ trình ngày 22/10.

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết đã thu thập ý kiến từ 16 bộ, ngành trong suốt hơn một tháng qua. Kết quả cho thấy 13/13 bộ, ngành đồng tình với phương án nghỉ kéo dài, nhằm tạo điều kiện cho người lao động có thêm thời gian bên gia đình, đồng thời kích cầu du lịch và mua sắm. Ba cơ quan khác không có ý kiến phản hồi.

Nếu được thông qua, cán bộ, công chức, viên chức sẽ có kỳ nghỉ liên tục 9 ngày. Lịch nghỉ Tết chính thức bắt đầu từ thứ Hai, 27/1/2025 (tức 28 tháng Chạp năm Giáp Thìn), kéo dài đến hết thứ Sáu, 31/1/2025 (tức mùng 3 Tết). Trước đó, người lao động đã có hai ngày nghỉ cuối tuần vào thứ Bảy và Chủ nhật (25 - 26/1/2025). Sau kỳ nghỉ Tết chính thức, người lao động sẽ tiếp tục nghỉ thêm hai ngày cuối tuần (1 - 2/2/2025). Như vậy, tổng cộng, kỳ nghỉ sẽ kéo dài từ 25/1 đến 2/2/2025.

Đây là lịch nghỉ áp dụng cho công chức, viên chức Nhà nước. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội khuyến khích các doanh nghiệp trong cả nước áp dụng theo lịch này. Đối với các doanh nghiệp không thuộc đối tượng nêu trên, người sử dụng lao động có thể lựa chọn một trong ba phương án nghỉ Tết: Nghỉ một ngày cuối năm Giáp Thìn và bốn ngày đầu năm Ất Tỵ, nghỉ hai ngày cuối năm và ba ngày đầu năm, hoặc nghỉ ba ngày cuối năm và hai ngày đầu năm.

Người sử dụng lao động phải thông báo phương án nghỉ Tết Âm lịch cho người lao động ít nhất 30 ngày trước khi kỳ nghỉ bắt đầu. Người lao động làm thêm giờ hoặc làm việc ban đêm trong dịp Tết sẽ được hưởng lương ít nhất bằng 300% so với ngày thường./.
(cand.com.vn)

23/10/2024

CẢNH BÁO THỦ ĐOẠN LỪA ĐẢO "XEM PHIM ONLINE NHẬN TIỀN"

16/10/2024
16/10/2024

THỦ ĐOẠN "GIẢ DANH SHIPPER" LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

12/10/2024

CẢNH BÁO HÌNH THỨC LỪA ĐẢO THÔNG QUA PHẦN MỀM VNEID

26/09/2024

Cảnh giác trước thủ đoạn xuyên tạc, bôi lem chính sách đặc xá

Đặc xá là chính sách khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn đối với người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt. Với chính sách đặc xá, Nhà nước động viên, khuyến khích người bị kết án phạt tù ăn năn hối cải, tích cực học tập, lao động cải tạo để được hưởng sự khoan hồng. Tuy nhiên, với mục đích chống phá, các thế lực thù địch, phản động, các đối tượng chống đối, cơ hội chính trị đã tung ra nhiều luận điệu sai trái, xuyên tạc công tác đặc xá.

Theo Quyết định của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2024, Nhà nước ta sẽ tiến hành đặc xá tha tù trước thời hạn cho các phạm nhân có đủ điều kiện vào dịp kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2024) và 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024). Đến nay, công tác đặc xá đang được các cơ quan chức năng tiến hành khẩn trương, nghiêm túc và chặt chẽ theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, với mục đích chống phá, các thế lực thù địch đã tung ra vô số thông tin sai trái, độc hại xung quanh công tác này.

Lợi dụng quá trình xét đặc xá, các đối tượng xấu đã lèo lái dư luận, móc nối với hoạt động phạm tội của các đối tượng lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để công kích Đảng, Nhà nước ta. Chúng rêu rao rằng: “Đảng, Nhà nước Việt Nam phân biệt đối xử với các “tù nhân lương tâm” trong đặc xá”; “cứ nộp tiền sẽ được đặc xá”; “công lý không giành cho dân nghèo”; “đặc xá chỉ là trò mị dân”; “Nhà nước diễn kịch trong xét đặc xá cho phạm nhân”… Từ một chính sách nhân văn, nhân đạo, qua lăng kính nhìn nhận của các đối tượng khoác áo dân chủ, nhân quyền, công tác đặc xá đã bị bóp méo, bôi lem, tạo ra gam màu tiêu cực, bôi xấu Đảng, Nhà nước, chế độ.

Trang facebook của tổ chức khủng bố Việt Tân đưa ra nhiều thông tin tiêu cực, cho rằng đặc xá chỉ là “diễn kịch”, “trò hề”, thậm chí xuyên tạc Nhà nước Việt Nam “cưỡng bức đặc xá”. Các đối tượng dựa vào những thông tin sai trái trên mạng xã hội rồi mặc nhiên quy kết, Nhà nước Việt Nam áp dụng hình thức “cưỡng bức đặc xá”! Các đối tượng quy kết những phạm nhân phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, bị kết án tù về các tội như “tội thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, “tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam”, “tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”… để gán ghép thành “tù nhân chính trị”, “tù nhân lương tâm”, từ đó đưa ra yêu sách đòi Nhà nước phải đặc xá, tha tù “vô điều kiện” cho các phạm nhân này.

Đặc xá là một trong những chế định pháp lý quan trọng, được quy định trong Hiến pháp và đồng thời được thể chế hoá tại Luật Đặc xá cùng nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác. Trong 15 năm qua, với 9 đợt đặc xá, Chủ tịch nước đã quyết định tha tù trước thời hạn cho hơn 92.000 phạm nhân có kết quả học tập, cải tạo, lao động tốt. Nhiều trường hợp sau khi được đặc xá trở về với gia đình đã tích cực tham gia các hoạt động lao động, sản xuất, làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội; trở thành hạt nhân tích cực tham gia các phong trào bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở.

Sau khi Chủ tịch nước ký ban hành Quyết định về đặc xá năm 2024, Văn phòng Chủ tịch nước đã phối hợp với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân tối cao tổ chức họp báo công bố công khai quyết định này. Để bảo đảm công tác đặc xá được thực hiện dân chủ, công bằng, khách quan, các cơ quan chức năng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Ngày 2/8/2024, thay mặt Hội đồng tư vấn đặc xá, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký ban hành Hướng dẫn số 88/HD-HĐTVĐX về việc triển khai Quyết định của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2024. Tiếp đó, ngày 7/8/2024, Chính phủ ban hành Công điện số 76/CÐ-TTg về việc triển khai thực hiện công tác đặc xá năm 2024. Đây là những căn cứ quan trọng để công tác đặc xá được thực hiện hiệu quả. Cùng với đó, để tăng cường tính công khai, minh bạch trong xét đặc xá, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí đưa tin đầy đủ các nội dung liên quan đến công tác đặc xá để người dân và các can phạm hiểu, tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân và người nhà cũng như nâng cao hiệu quả công tác giám sát xã hội đối với hoạt động của cơ quan chức năng trong thực thi nhiệm vụ.

Đến nay, công tác đặc xá được các cơ quan chức năng thực hiện theo quy trình chặt chẽ, bảo đảm đúng đối tượng, đúng thủ tục, điều kiện. Khi xét đặc xá, tất cả phạm nhân được xem xét một cách bình đẳng, không phân biệt quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, địa vị xã hội trước khi bị kết án. Nguyên tắc cao nhất khi xét đặc xá là thượng tôn pháp luật. Pháp luật nước ta nghiêm cấm các hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn để đề nghị đặc xá cho người không đủ điều kiện; không đề nghị đặc xá cho người không đủ điều kiện; không cản trở người bị kết án phạt tù thực hiện quyền được đề nghị đặc xá; nghiêm cấm việc đưa hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ, nhũng nhiễu trong việc thực hiện đặc xá…
Đặc xá là chính sách khoan hồng đặc biệt của Nhà nước đối với phạm nhân; thể hiện sự ghi nhận kết quả cải tạo, chấp hành tốt các nội quy, quy định của phạm nhân; mở ra cơ hội mới đối với những người đã từng lầm lỡ, lạc đường nay đã ăn năn, hối cải. Vì vậy, để được hưởng đặc xá, các phạm nhân phải đáp ứng nhiều điều kiện về ý thức cải tạo, chấp hành án; thời gian chấp hành án phạt tù; việc chấp hành hình phạt bổ sung, đóng án phí; việc chấp hành nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại… Đồng thời, pháp luật cũng quy định rõ các trường hợp không được đặc xá, đó là các phạm nhân bị kết án phạt tù về tội phản bội Tổ quốc; tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; tội gián điệp; tội xâm phạm an ninh lãnh thổ; tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân; tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; tội phá rối an ninh… Đây là cơ sở để sàng lọc, bảo đảm những người được hưởng đặc xá phải thực xứng đáng, tránh trường hợp sau khi được hưởng khoan hồng lại tiếp tục thực hiện các hành vi vi phạm, gây hại cho Tổ quốc.

Việc các đối tượng xấu bôi nhọ công tác đặc xá với chiêu bài “tù nhân lương tâm”, “tù nhân chính trị” là một thủ đoạn hết sức đê hèn. Phải khẳng định rõ, ở Việt Nam không tồn tại cái gọi là “tù nhân lương tâm”. Việc kết án đối với bất kỳ ai đều trải qua một quá trình tố tụng hình sự nghiêm minh, theo đúng quy định của pháp luật. Thực chất, những kẻ được giới “dân chủ” xếp vào nhóm “tù nhân lương tâm” hầu hết là các đối tượng bị kết án thuộc nhóm tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia. Đáng chú ý, ngay cả trong quá trình chấp hành án phạt tù, các đối tượng này vẫn không hề hối cải, tiếp tục ngoan cố, không nhìn nhận được lỗi lầm của bản thân, không từ bỏ ý đồ chống phá đất nước, liên tục thực hiện các hành vi chống đối, bất hợp tác với cán bộ quản giáo. Thậm chí, có kẻ còn giở trò tạo cớ cho các thế lực bên ngoài thực hiện hành vi chống phá, gây sức ép, tìm cách can thiệp vào công việc nội bộ của đất nước. Theo quy định tại Hiến pháp thì “Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất”. Do đó, không chỉ Việt Nam mà tất cả các nước trên thế giới đều không bao giờ chấp nhận những kẻ phá hoại đất nước.

Đặc xá là chính sách thể hiện rõ tính nhân văn, nhân đạo của Đảng, Nhà nước ta, là minh chứng khẳng định Việt Nam luôn ưu tiên bảo đảm và thúc đẩy quyền con người. Không chỉ dừng lại ở việc tha tù trước thời hạn, Đảng, Nhà nước còn thực hiện đồng bộ các giải pháp để những phạm nhân sau khi được đặc xá có điều kiện thuận lợi trong tái hòa nhập cộng đồng, có việc làm ổn định, trở thành người có ích cho xã hội, phòng ngừa tái phạm tội, vi phạm pháp luật. Để bảo đảm công tác đặc xá năm 2024 mang lại hiệu quả cao nhất, cùng với việc rà soát, lập danh sách đề nghị đặc xá, các cơ quan chức năng cũng đẩy mạnh tuyên truyền các quy định về đặc xá, đặc biệt chú trọng giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và quần chúng nhân dân trong việc xóa bỏ thái độ kỳ thị đối với người được đặc xá. Đây là những minh chứng rõ ràng về tính nhân văn, khách quan, công minh trong xét đặc xá, phản bác các luận điệu xuyên tạc công tác đặc xá mà các thế lực thù địch, phản động đang cố tình bôi nhọ, xuyên tạc./.
Bùi Quang – Anh Tú (cand.com.vn)

20/09/2024

Vì an ninh Tổ quốc: Tăng cường quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự ----------...

18/09/2024

CẢNH GIÁC LỜI KÊU GỌI QUYÊN GÓP TỪ TỪ THIỆN, MẠO DANH

Address


Telephone

+842703770268

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Công an thị trấn Trà Ôn posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Shortcuts

  • Address
  • Telephone
  • Alerts
  • Videos
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Media Company?

Share