14/01/2024
Artketing: Chiến lược hiệu quả hay chỉ là câu chuyện phù phiếm?
Cuối năm 2023 vừa qua, với chiến lược của công ty để quảng bá cho chiếc gương của Poltronova Jasmine & team đã brainstorm rất nhiều hướng tiếp cận khác nhau để tìm ra cách quảng bá một món đồ nội thất hiệu quả nhất trên tinh thần của sự sáng tạo. Cuối cùng, team tin rằng khai thác tính nghệ thuật cho một sản phẩm có bề dày lịch sử và văn hóa như Ultrafragola sẽ là điểm độc đáo để chiến dịch có thể thu hút tệp khách hàng tiềm năng.
Vì vậy Italian Atelier SRL đã quyết định hợp tác với De La Sól để tổ chức triển lãm nghệ thuật mang tên "Into The Mirror". Triển lãm lấy cảm hứng từ nguồn gốc thiết kế của chiếc gương Ultrafragola từ thương hiệu Poltronova để kể về câu chuyện dám đón nhận mọi sự khác biệt của bản thân nhằm trở thành một phiên bản độc nhất.
Tình cờ là, sau khi có cơ hội gặp gỡ và tiếp xúc với nhiều anh chị trong ngành ở một vài sự kiện sau đó, Jasmine mới biết rằng chiến lược này được mọi người gọi là "artketing", một hình thức marketing cảm xúc, đặc biệt phù hợp với các ngành hàng đề cao giá trị trải nghiệm.
Artketing nôm na là sự kết hợp của nghệ thuật và marketing cho ngành hàng luxury. Thông qua nghệ thuật, các thương hiệu luxury có thể kể câu chuyện về sản phẩm, truyền tải giá trị của sản phẩm và tạo ra những trải nghiệm độc đáo cho khách hàng.
Có rất nhiều thương hiệu luxury đã thành công với chiến lược artketing, như màn hợp tác của Louis Vuitton và nghệ sĩ Yayoi Kusama, Hermès ra mắt bst túi Kellydoll bằng triển lãm nghệ thuật “Leather Forever”,.. Tại Việt Nam, Hermès cũng đã áp dụng chiến lược này với triển lãm khăn lụa Carré Club tại Bảo tàng Mỹ Thuật HCM.
Tuy nhiên, việc đầu tư vào chiến lược marketing đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo tỷ lệ tăng trưởng trong thời gian ngắn nhất.
Điều này cũng khiến nhiều doanh nghiệp đặt câu hỏi, liệu rằng chiến lược Artketing sẽ mang lại hiệu quả thương mại, hay chỉ là một câu chuyện phù phiếm về branding?
Thực tế, để trả lời câu hỏi này, Jasmine đã nhìn lại kết quả từ triển lãm “Into The Mirror” với sức thu hút hơn 10.000 khách tham quan. Nhiều người chia sẻ rằng họ đã có những trải nghiệm độc đáo về chiếc gương và hiểu hơn về thông điệp nghệ thuật ngoài sự đắt đỏ. Bên cạnh hiệu quả truyền thông đáng kể, các lời mời hợp tác thương mại cũng là những kết quả nằm ngoài mong đợi mà Artketing mang lại.
Vậy nên với mình, chiến lược "Artketing" có thể đem đến 4 giá trị cốt lõi sau đây:
● Giá trị cảm xúc: tạo ra những điểm chạm cảm xúc với khách hàng, giúp khách hàng cảm thấy gắn bó và yêu thích thương hiệu hơn.
● Giá trị sản phẩm: truyền tải giá trị của sản phẩm một cách hấp dẫn hơn
● Giá trị trải nghiệm: tạo ra những trải nghiệm, tương tác độc đáo, mang lại nhiều dấu ấn
trên hành trình khách hàng
● Giá trị branding: khai thác hình ảnh thương hiệu theo hướng nghệ thuật là một cách để
nâng tầm giá trị thương hiệu
Tuy nhiên, "Artketing" cũng là một chiến lược đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc. Các thương hiệu cần thấu hiểu sâu sắc về nghệ thuật và thị trường mục tiêu để triển khai chiến lược này một cách hiệu quả nhất.
Nếu bạn đang tìm kiếm một chiến lược marketing phù hợp với thương hiệu nội thất cao cấp, hãy thử áp dụng "Artketing" nhen.
P/s : ai đã ghé Into the Mirrow thì thả hình nhẹ cho Jasmine xin bên dưới comments với nha 🫶