17/11/2022
Sở dĩ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có thể cướp được chính quyền, thực tế là nhờ Liên Xô “xuất khẩu cách mạng”. Năm 1919, Liên Xô thành lập “Quốc tế Thứ ba” với ý đồ xuất khẩu cách mạng ra toàn thế giới, muốn hoàn toàn nhuộm đỏ toàn bộ xã hội quốc tế. Kế hoạch này nhanh chóng được thực thi. Tháng 4/1920, đại biểu của Quốc tế Thứ ba là Grigori Voitinsky sang Trung Quốc. Tháng 5 năm đó, văn phòng liên lạc được thành lập ở Thượng Hải để chuẩn bị cho việc thành lập ĐCSTQ.
Trong 30 năm đầu, ĐCSTQ chỉ là một cơ quan của Đảng Cộng sản Liên Xô (ĐCSLX). Lúc đó, mỗi tháng, Mao Trạch Đông nhận từ Nga từ 160 – 170 tệ tiền lương [2], mà lúc đó lương tháng của một công nhân phổ thông ở Thượng Hải chỉ trên dưới 20 nhân dân tệ.
Quá trình cướp chính quyền của ĐCSTQ còn có liên quan đến quá trình thâm nhập vào Mỹ. Đây là một trong những nguyên nhân mà Tổng thống Mỹ Harry S. Truman thôi ủng hộ Tưởng Giới Thạch, nhượng lại Trung Quốc cho ĐCSTQ vẫn đang được Liên Xô trợ giúp. Truman còn đưa ra quyết định rút khỏi châu Á sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Năm 1948, Quân đội Mỹ rút khỏi Hàn Quốc. Ngày 5/1/1950, Truman tuyên bố rằng Mỹ sẽ không tham dự vào tình hình ở châu Á, không can dự vào chính sách, không viện trợ quân sự cho Đài Loan của Tưởng Giới Thạch, kể cả nếu Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (ĐCSTQ) và Cộng hòa Trung Hoa (Đài Loan) phát sinh chiến tranh thì Mỹ cũng đứng ngoài cuộc.
Một tuần sau, Ngoại trưởng Mỹ Dean Acheson lại nhắc lại chính sách của Truman [3] và công bố nếu trên bán đảo Triều Tiên phát sinh chiến tranh, Mỹ sẽ đứng ngoài cuộc. [4] Mặc dù sau này, Triều Tiên xâm lược Hàn Quốc, khiến Liên Hiệp Quốc xuất quân thì Mỹ lại thay đổi chính sách, nhưng chính sách không can thiệp vào châu Á trước đó của Mỹ đích xác đã tạo điều kiện cho Đảng Cộng sản bành trướng ở châu Á.
Việc ĐCSTQ “xuất khẩu cách mạng” có thể nói là bất kể vốn liếng, chi phí. Ngoài việc huấn luyện đội du kích các nước, cung cấp vũ khí, phái đi quân đội tác chiến để lật đổ chính phủ hợp pháp của các nước ra, ĐCSTQ còn cung cấp một lượng lớn kim tiền để trợ giúp. Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa điên cuồng năm 1973, “viện trợ đối ngoại” của ĐCSTQ đạt đến mức kỷ lục về chi tiêu tài chính quốc gia, chiếm 7%.
Theo Tiền Á Bình, một học giả Trung Quốc tiếp cận được hồ sơ giải mật của Bộ Ngoại giao Trung Quốc: “Năm 1960, ngoài 10.000 tấn gạo được vận chuyển đến Guinea, còn có 15.000 tấn tiểu mạch vận chuyển đến Albania. Từ năm 1950 đến cuối năm 1964, tổng số tiền Trung Quốc chi viện cho nước ngoài đã đạt đến 10,8 tỷ nhân dân tệ, trong đó, mức viện trợ cao nhất rơi vào giai đoạn 1960-1964, đúng lúc đang xảy ra nạn đói lớn ở Trung Quốc.” [5]
Trong giai đoạn xảy ra nạn đói từ năm 1958-1962, hàng chục triệu người bị chết đói. Thế nhưng, khoản tiền “chi viện cho nước ngoài” lại lên đến 2,36 tỷ tệ. [6] Khoản tiền này nếu như dùng để mua lương thực thì đủ để cứu sống cả 30 triệu người bị chết. Vì vậy, những oan hồn này không chỉ là cái giá phải trả giá cho “Đại nhảy vọt” của ĐCSTQ, mà còn là vật hy sinh cho việc xuất khẩu cách mạng của ĐCSTQ.
1.1 Chiến tranh Triều Tiên
tà linh cộng sản mưu đồ chiếm lĩnh thế giới để hủy diệt toàn nhân loại. Do vậy, nó cũng lợi dụng dục vọng danh lợi, quyền vị của con người, dẫn dụ con người truyền rộng hình thái ý thức tà giáo của nó ra thế giới. Stalin, Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành (Kim Il-sung), Hồ Chí Minh đều do sự sai khiến của loại dã tâm này mà hành sự.
Năm 1949, khi Mao Trạch Đông bái kiến Stalin, đã dùng 21 điều kiện hết sức bất lợi cho Trung Quốc, chuẩn bị hy sinh hàng triệu quân nhân và hàng chục triệu người lao động để giúp Stalin bành trướng ở châu Âu, đổi lại, Liên Xô trợ giúp Mao khống chế Triều Tiên. [7] Ngày 25/6/1950, Triều Tiên phát động âm mưu ấp ủ đã lâu, chiến tranh xâm lược Hàn Quốc, trong ba ngày đã vây hãm xong thành Seoul, nửa tháng sau đã chiếm lĩnh gần hết bán đảo Triều Tiên.
Từ tháng 3/1950, khá lâu trước khi chiến tranh bùng nổ, Mao Trạch Đông đã bố trí nhiều binh đoàn ở Đông Bắc Trung Quốc, chuẩn bị vào Triều Tiên tham chiến bất cứ lúc nào. Chi tiết của cuộc chiến tranh này vượt ngoài phạm vi của chương này, nhưng tóm lại, cuộc chiến này kéo dài không kết là do chính sách nhượng bộ của Truman. ĐCSTQ lấy danh nghĩa “quân chi viện” tham chiến, còn có một tâm ý hiểm ác khác, chính là đem cả triệu binh sĩ đầu hàng trong nội chiến với Quốc dân Đảng lên tiền tuyến làm bia đỡ đạn. [8] Đến khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc, phía Trung Quốc thương vong cũng lên đến hơn 1 triệu người.
Kết quả của chiến tranh Triều Tiên là Nam Bắc phân chia. Trong khi ĐCSTQ và ĐCSLX tranh giành quyền khống chế Triều Tiên thì Triều Tiên ở giữa “ăn” cả hai bên. Ví dụ, năm 1966, khi Kim Nhật Thành sang thăm Trung Quốc, biết được Bắc Kinh đang xây dựng đường sắt ngầm, thì cũng yêu cầu ĐCSTQ xây dựng không hoàn lại một tuyến ở Bình Nhưỡng.
Mao Trạch Đông lập tức quyết định ưu tiên xây đường sắt ngầm không hoàn lại cho Triều Tiên, dừng việc xây dựng đường sắt ngầm ở Bắc Kinh lại, chuyển hết nhân lực, vật lực sang Bình Nhưỡng, bao gồm cả hai sư đoàn của Tổng Công ty Đường sắt của Quân đội Giải phóng Nhân dân, gồm hàng vạn người và một đội kỹ thuật viên lớn. Triều Tiên không tốn một đồng nào, một người nào, còn yêu cầu ĐCSTQ đảm bảo tính an toàn của đường sắt ngầm trong thời kỳ chiến tranh. Kết quả là, hệ thống đường sắt ngầm của Bình Nhưỡng trở thành hệ thống đường sắt ngầm sâu nhất thế giới bấy giờ, nơi sâu nhất đạt đến 150 mét dưới lòng đất, độ sâu bình quân là 90 mét.
Sau khi công trình hoàn tất, Kim Nhật Thành lại trở mặt không thừa nhận, nói rằng người Triều Tiên tự thiết kế, thi công và hoàn thành công trình đó. Đồng thời, Kim Nhật Thành còn vượt mặt ĐCSTQ, hễ có việc gì thì trực tiếp báo cáo với Liên Xô, hoặc là xin tiền và trang thiết bị từ Liên Xô, lại thanh trừng tất cả những nhân sĩ có ý đồ xây dựng quan hệ thân chính phủ Bắc Kinh mà ĐCSTQ lưu lại sau chiến tranh Triều Tiên, người thì giết, người thì giam. ĐCSTQ tiền mất tật mang, mất cả chì lẫn chài. [9]
Sau khi ĐCSLX sụp đổ, viện trợ của ĐCSTQ đối với Triều Tiên cũng không lớn như trước nữa. Bắt đầu từ những năm 1990, Triều Tiên bắt đầu rơi vào tình trạng chết đói khắp nơi. Năm 2007, tổ chức phi chính phủ của Hàn Quốc là “Hội Liên hiệp người Triều Tiên thoát Bắc” cho biết, trong 60 năm nhà họ Kim chấp chính, ít nhất có 3,5 triệu người chết vì đói và bệnh liên quan. [10] Đây cũng là món nợ máu của chính quyền cộng sản tà ác khi xuất khẩu cách mạng.
1.2 Chiến tranh Việt Nam
Trước cuộc Chiến tranh Việt Nam, ĐCSTQ trợ giúp Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đánh bại Pháp vào năm 1954, đưa đến “Hiệp định Geneva 1954” và sự đối đầu giằng co giữa hai miền Nam Bắc Việt Nam. Sau đó, Pháp rút khỏi Việt Nam, sự xâm chiếm của Bắc Việt đối với Nam Việt và sự tham dự của Mỹ liền khiến chiến tranh Việt Nam trở thành chiến tranh cục bộ lớn nhất thế giới sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Quân đội Mỹ tham gia cuộc chiến này từ năm 1964 đến 1973.
Đầu năm 1952, Mao Trạch Đông đã phái nhiều đoàn cố vấn sang cho ĐCSVN. Trưởng đoàn cố vấn quân sự là Trung tướng Quân đội Giải phóng Nhân dân Vy Quốc Thanh. ĐCSTQ phái đoàn cố vấn cải cách ruộng đất sang bắt giữ và hành quyết hàng vạn địa chủ, phú hào của Việt Nam, dẫn đến nạn đói và các cuộc bạo động của nông dân ở Bắc Việt. ĐCSTQ và ĐCSVN liên thủ trấn áp những cuộc bạo động này, và phát động cuộc vận động “chỉnh huấn Đảng” và “chỉnh quân” giống như “Chỉnh phong Diên An” của ĐCSTQ (là cuộc vận động cải tạo tư tưởng đầu tiên diễn ra từ năm 1942-1944, gồm có tuyên truyền, giam giữ, cải tạo tư tưởng, v.v.)
Để trở thành lãnh tụ cộng sản ở châu Á, Mao Trạch Đông không quan tâm đến nạn đói lớn chết hàng chục triệu người trong nước, mà viện trợ cho Việt Nam trên quy mô lớn. Năm 1962, tại “Đại hội 7.000 người”, Lưu Thiếu Kỳ, bấy giờ là Phó Chủ tịch thứ nhất của ĐCSTQ, muốn chấm dứt chính sách điên cuồng của Mao Trạch Đông, chuẩn bị khôi phục kinh tế, cho Mao Trạch Đông lùi về tuyến sau. Nhưng Mao Trạch Đông không chịu mất đi quyền lực, bèn hung hăng tham gia chiến tranh Việt Nam. Người không có quân quyền là Lưu Thiếu Kỳ, khi đối diện với bộ máy chiến tranh đang khởi động, thì chỉ còn biết gác kế hoạch khôi phục kinh tế sang một bên.
Năm 1963, Mao liên tiếp phái La Thụy Khanh và Lâm Bưu sang Việt Nam. Lưu Thiếu Kỳ hứa với Hồ Chí Minh rằng ĐCSTQ sẽ một mình gánh chịu toàn bộ chi phí chiến tranh Việt Nam, và còn nói: “Trong chiến tranh, các ông có thể coi Trung Quốc như hậu phương của mình.”
Dưới sự trợ giúp và xúi giục toàn lực của ĐCSTQ, tháng 7/1964, tại Vịnh Bắc Bộ, ĐCSVN dùng ngư lôi tập kích tàu chiến Mỹ, tạo ra “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ”, dẫn đến việc Mỹ chính thức tham chiến. Sau đó, ĐCSTQ dùng tiền, vật tư, vũ khí và nhân lực để tranh đoạt với Liên Xô quyền khống chế đối với Việt Nam.
Căn cứ theo số liệu trong “Chân tướng cách mạng – Trung Quốc ký sự Thế kỷ 20” của Trần Hiến Huy, “Sự chi viện cho Việt Nam của Mao gây ra cho Việt Nam tai nạn nặng nề, khiến cho 5 triệu dân thường Việt Nam tử vong, khắp nơi là những đống đổ nát và bãi mìn, kinh tế suy sụp… Những khoản viện trợ không hoàn lại của ĐCSTQ cho ĐCSVN bao gồm trang bị đầy đủ vũ khí, đạn dược cho 2 triệu lính lục-hải-không quân và các vật phẩm quân dụng khác; hơn 100 xí nghiệp sản xuất và xưởng sửa chữa; hơn 300 triệu mét vải; hơn 3 vạn xe hơi, hàng trăm ki-lô-mét đường sắt; hơn 5 triệu tấn lương thực, hơn 2 triệu tấn xăng; hơn 3.000 km ống dẫn dầu cho đến vài trăm triệu đô la Mỹ ngoại tệ. Ngoài vật tư, kim tiền viện trợ cho Việt Nam, ĐCSTQ còn bí mật phái đi hơn 30 vạn quân giải phóng mặc quân phục Bắc Việt luân phiên nhau tham gia tác chiến với quân Mỹ và quân Nam Việt. Để bảo mật, vô số binh sĩ Trung Quốc chết trận đều được chôn ở Việt Nam.”
Đến năm 1978, tổng viện trợ của ĐCSTQ cho Việt Nam đã lên đến 20 tỷ USD [12], trong khi GDP của Trung Quốc năm 1965 chỉ đạt 70,4 tỷ nhân dân tệ (theo tỷ giá hối đoái hồi đó thì ước chừng khoảng 28,6 tỷ USD). [13]
Năm 1973, dưới áp lực của cuộc vận động phản đối chiến tranh, mà thực ra là do các phần tử cộng sản tại Mỹ xúi giục, Mỹ đã đưa ra thỏa hiệp và rút quân khỏi Việt Nam. Ngày 30/4/1975, Bắc Việt chiếm được Sài Gòn, Nam Việt diệt vong. Dưới sự chỉ đạo của ĐCSTQ, ĐCSVN bắt đầu cuộc vận động tương tự cuộc vận động “đàn áp các phần tử phản cách mạng” của ĐCSTQ sau khi nó cướp được chính quyền. Nam Việt có khoảng hơn 2 triệu người liều chết trốn đi [14], trở thành dòng người tị nạn lớn nhất ở châu Á trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Năm 1976, toàn bộ Việt Nam rơi vào bàn tay ma quỷ của chủ nghĩa cộng sản.
1.3 Khmer Đỏ
Trong chiến tranh Việt Nam, ĐCSVN yêu cầu ĐCSTQ viện trợ cho Việt Nam trên quy mô lớn, nhưng điều này, sau này, lại trở thành một ngòi nổ trong xích mích Trung-Việt. Để xuất khẩu cách mạng, ĐCSTQ đã lấy viện trợ kếch xù làm cái giá đánh đổi để yêu cầu Việt Nam không ngừng đánh Mỹ. Song, Việt Nam không hề hy vọng duy trì cuộc chiến tranh trường kỳ như vậy, nên từ năm 1969 đã bắt đầu gia nhập cuộc hội đàm bốn bên do Mỹ chủ trì. Cuộc hội đàm này loại trừ ĐCSTQ ra ngoài.
Đến những năm 1970, sau sự kiện Lâm Bưu, Mao Trạch Đông thấy cần phải cấp bách xây dựng lại uy vọng trong nước, lại thêm việc quan hệ Trung-Xô ngày càng xấu đi sau khi khai chiến tại đảo Trân Bảo (Damansky theo tiếng Nga), Mao lại liên Mỹ chống Xô, mời tổng thống Nixon thăm Trung Quốc. Lúc đó, nước Mỹ cũng đối diện với làn sóng phản đối chiến tranh Việt Nam ở trong nước, không muốn tiếp tục tham chiến nữa, Việt Nam và Mỹ ký hiệp định hòa bình, Việt Nam ngày càng rời xa ĐCSTQ, xích lại gần với Liên Xô.
Mao cực kỳ bất mãn với Việt Nam, quyết định lợi dụng Campuchia để chế ước Việt Nam. Quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia ngày càng bất hòa, cuối cùng hai nước khai chiến.
Sự nâng đỡ của ĐCSTQ đối với Đảng Cộng sản Campuchia bắt đầu từ năm 1955, đưa các lãnh đạo của Đảng Cộng sản Campuchia sang Trung Quốc đào tạo. Ác quỷ giết người Pol Pot, lãnh đạo tối cao của Đảng Cộng sản Campuchia, chính là do Mao Trạch Đông bổ nhiệm vào năm 1965. Mao cung cấp tiền bạc và vũ khí cho Đảng Cộng sản Campuchia. Chỉ riêng trong năm 1970, Trung Quốc đã viện trợ cho Pol Pot vũ khí trang bị đủ cho 3 vạn người.
Sau khi Mỹ rút khỏi Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia), chính phủ các nước địa phương căn bản không cách nào đối kháng lại được với quân cộng sản do ĐCSTQ hậu thuẫn. Do vậy, năm 1975, chính quyền Lào và Campuchia đều rơi vào tay cộng sản.
Lào rơi vào tay Việt Nam, còn Campuchia do ĐCSTQ khống chế và lập ra Khmer Đỏ. Để chấp hành chính sách “giáo huấn” Việt Nam của ĐCSTQ, Khmer Đỏ đã nhiều lần tấn công vào miền Nam Việt Nam mà Bắc Việt thống nhất vào năm 1975, thảm sát cư dân ở vùng biên giới Việt Nam – Campuchia, ý đồ đánh chiếm vùng Đồng bằng Sông Mekong. Lúc này, Việt Nam không có quan hệ tốt với Trung Quốc mà giao hảo với Liên Xô. Dưới sự trợ giúp của Liên Xô, tháng 12/1978, Việt Nam bắt đầu tấn công Campuchia.
Sau khi Pol Pot của Khmer Đỏ cầm quyền liền thực hiện việc thống trị khủng bố cực đoan, tuyên bố bãi bỏ tiền tệ, hạ lệnh cưỡng chế tất cả cư dân thành phố ra ngoại ô lao động tập thể, hơn nữa còn thảm sát tất cả các phần tử tri thức. Trong ba năm, bạo chính gây ra số người tử vong lên đến hơn 1/4 nhân khẩu toàn quốc, nhưng lại nhận được sự tâng bốc ghê gớm của lãnh đạo ĐCSTQ là Trương Xuân Kiều và Đặng Dĩnh Siêu. Đến khi Việt Nam và Campuchia khai chiến, trăm họ không chịu nổi, ồ ạt ủng hộ cho quân đội Việt Nam. Chỉ trong một tháng, toàn tuyến của Khmer Đỏ đã sụp đổ, mất thủ đô Phnom Penh. Chính phủ Khmer Đỏ chỉ còn cách trốn lên núi đánh du kích. Năm 1997, sự bạo ngược của Pol Pot thậm chí còn kích khởi sự phản kháng từ trong nội bộ, y bị tổng tư lệnh quân đội Khmer Đỏ là Ta Mok bắt giữ, và phán xử tù chung thân; cho đến năm 1998 y chết do bệnh tim phát tác. Năm 2014, cho dù ĐCSTQ đã tìm mọi cách ngăn cản, Tòa án Hình sự Đặc biệt về Campuchia đã phán xử án tù chung thân cho “nhân vật số hai” của Khmer Đỏ là Nuon Chea và cựu Thủ tướng Khieu Samphan.
Chiến tranh của Việt Nam với Campuchia đã kích cho Đặng Tiểu Bình tức giận, lại thêm một số yếu tố khác, do đó, Đặng Tiểu Bình lấy danh nghĩa “chiến tranh tự vệ phản kích”, đã phát động chiến tranh Trung Việt năm 1979...
Nguồn: https://vn.minghui.org/news/171160-ma-quy-dang-thong-tri-the-gioi-chung-ta-4.html