HƯƠNG HỒI HỘI HOAN

  • Home
  • HƯƠNG HỒI HỘI HOAN

HƯƠNG HỒI HỘI HOAN Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from HƯƠNG HỒI HỘI HOAN, News & Media Website, .

11/05/2023
09/05/2023

Học sinh Hà Nội đoạt 5 HCV Olympic toán quốc tế

Cả 7 học sinh Hà Nội đến từ các trường THCS thuộc quận Ba Đình dự thi Olympic Toán học thế giới PMW (Pangea Math World), được tổ chức tại Berlin (Đức) từ ngày 5 - 8/5/2023 đều giành huy chương. Trong đó, có 5 huy chương Vàng và 2 huy chương Bạc.

Nguồn: Hương Sen Việt

09/05/2023

Đề xuất các phương án cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW

Bộ Nội vụ đề xuất xây dựng các phương án triển khai đồng bộ các nội dung của chế độ tiền lương mới theo Nghị quyết số 27-NQ/TW, gồm: Tăng mức lương thấp nhất của khu vực công bằng mức lương thấp nhất bình quân vùng của khu vực doanh nghiệp; mở rộng quan hệ tiền lương; sắp xếp lại các chế độ phụ cấp và cơ cấu lại tỷ lệ giữa lương cơ bản và phụ cấp; bổ sung quỹ tiền thưởng.

Triển khai đồng bộ các nội dung của chế độ tiền lương mới theo Nghị quyết số 27-NQ/TW,

Báo cáo Quốc hội, đại biểu Quốc hội kết quả thực hiện Nghị quyết số 75/2022/QH15 về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, liên quan đến cải cách tiền lương, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, Bộ đã chủ động tham mưu Thủ tướng Chính phủ xây dựng báo cáo lộ trình thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo yêu cầu tại Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương.

Bộ Nội vụ đã đề nghị các bộ, cơ quan là thành viên Ban Chỉ đạo báo cáo kết quả và kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW.

Đến nay, Bộ Nội vụ nhận được báo cáo của 16/18 bộ, cơ quan là thành viên Ban Chỉ đạo về thực hiện Nghị quyết số 107/NQ-CP (Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW).

Trên cơ sở ý kiến của các bộ, cơ quan, Bộ Nội vụ đã hoàn thiện Báo cáo “Kết quả thực hiện và lộ trình triển khai cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp”.

Trong đó, Bộ Nội vụ đề xuất xây dựng các phương án triển khai đồng bộ các nội dung của chế độ tiền lương mới theo Nghị quyết số 27-NQ/TW, gồm: Tăng mức lương thấp nhất của khu vực công bằng mức lương thấp nhất bình quân vùng của khu vực doanh nghiệp; mở rộng quan hệ tiền lương; sắp xếp lại các chế độ phụ cấp và cơ cấu lại tỷ lệ giữa lương cơ bản và phụ cấp; bổ sung quỹ tiền thưởng.

Tiếp tục điều chỉnh mức lương thấp nhất để bù trượt giá

Đồng thời, Bộ Nội vụ đề xuất phương án điều chỉnh các năm tiếp theo theo hướng tiếp tục điều chỉnh mức lương thấp nhất để bù trượt giá và có phần cải thiện theo mức tăng trưởng GDP cho đến khi đạt mức lương thấp nhất cao hơn mức lương thấp nhất của vùng I (vùng cao nhất) của khu vực doanh nghiệp như mục tiêu đã đề ra tại Nghị quyết số 27-NQ/TW). Bộ sẽ dự toán nguồn kinh phí, kế hoạch nhiệm vụ đối với các bộ, cơ quan liên quan.

Cũng theo Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, Bộ Nội vụ phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và các bộ, ngành liên quan tiến hành sơ kết 5 năm triển khai, thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW.

Căn cứ tình hình kinh tế - xã hội năm 2023, kết quả phục hồi kinh tế sau dịch COVID-19 và khả năng cân đối ngân sách nhà nước giai đoạn sau năm 2023, Báo cáo kết quả sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Kinh tế Trung ương, chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ và ý kiến các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công, Bộ Nội vụ chủ động xây dựng “Báo cáo lộ trình thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương sau năm 2023 theo yêu cầu tại Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018” trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định để các cơ quan của Đảng, Quốc hội và Chính phủ làm căn cứ ban hành các văn bản tổ chức triển khai thực hiện theo chức năng.

Khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Nghị định mới về tăng lương cơ sở

Bên cạnh việc thực hiện Nghị quyết số 75/2022/QH15, trong thời gian chưa thực hiện cải cách tiền lương, Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan xây dựng trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang gửi Bộ Tư pháp thẩm định để thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng từ ngày 1/7/2023.

Đồng thời, phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ tăng 12,5% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm và hỗ trợ thêm đối với người nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp;

Tăng mức chuẩn trợ cấp người có công bảo đảm không thấp hơn mức chuẩn hộ nghèo khu vực thành thị và tăng 20,8% chi các chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở, theo Nghị quyết số 69/2022/QH15 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023.

“Ngày 27/4/2023, Bộ Tư pháp đã có văn bản số 62/BCTĐ-BTP báo cáo thẩm định dự thảo Nghị định quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Hiện nay, Bộ Nội vụ đang khẩn trương giải trình, tiếp thu ý kiến của Bộ Tư pháp, hoàn thiện Tờ trình và dự thảo Nghị định để trình Chính phủ trong tháng 5/2023”, Bộ Nội vụ cho biết.
Khắc phụ tình trạng công chức, viên chức nghỉ việc, thôi việc

Liên quan đến việc khắc phục tình trạng công chức, viên chức có năng lực xin nghỉ việc, thôi việc, Bộ Nội vụ cho biết, tháng 9/2022, Bộ đã có Công văn số 4536/BNV-TCBC gửi các bộ, ngành, địa phương đề nghị triển khai thực hiện đồng bộ một số nhiệm vụ, giải pháp.

Trong đó có đề nghị quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cấp cơ sở; cải thiện môi trường làm việc theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, cạnh tranh lành mạnh.

Bộ quản lý ngành, lĩnh vực tham mưu, hoàn thiện các quy định về xã hội hóa, định mức kinh tế-kỹ thuật, định mức chi phí làm cơ sở ban hành đơn giá, giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước... làm cơ sở để bộ, ngành, địa phương phê duyệt phương án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

Cùng với đó là các chính sách hỗ trợ kịp thời đối với cán bộ, công chức, viên chức có hoàn cảnh kinh tế khó khăn; xây dựng đội ngũ lãnh đạo, quản lý có năng lực, uy tín;

Đổi mới công tác bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức để tạo cơ hội, điều kiện phát triển, nhất là cán bộ trẻ;

Khuyến khích, tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức được tham gia học tập nâng cao trình độ, năng lực làm việc thông qua các chương trình, dự án đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước và nước ngoài;

Quy hoạch, xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi, có cơ chế, chính sách thỏa đáng, làm cơ sở định hướng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức…

Triển khai cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW vào thời điểm phù hợp

Hiện Bộ Nội vụ tiếp tục chủ động nghiên cứu, tham mưu các cấp có thẩm quyền trên cơ sở điều kiện kinh tế-xã hội của đất nước để triển khai thực hiện chính sách cải cách tiền lương theo tinh thần của Nghị quyết số 27-NQ/TW vào thời điểm phù hợp theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị;

Tham mưu, đề xuất chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài khu vực công; phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Văn phòng Chính phủ và cơ quan chức năng hoàn thiện các quy định về quản lý, sử dụng, tuyển dụng, bổ nhiệm đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức;

Đôn đốc các địa phương thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý, sử dụng và chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động công vụ, công chức, tạo môi trường thuận lợi cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc.

Để có cơ sở báo cáo cấp có thẩm quyền báo cáo Quốc hội về tình trạng thôi việc theo nguyện vọng đối với công chức, viên chức, ngày 26/4/2023, Bộ Nội vụ đã có công văn gửi các bộ, ngành, địa phương đề nghị phối hợp báo cáo tình hình triển khai thực hiện Công văn số 4536/BNV-TCBC; đồng thời báo cáo tình hình thôi việc và tuyển dụng mới đối với công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý từ ngày 1/7/2022 đến ngày 30/4/2022./.

09/05/2023

3 trẻ nhỏ ở Hà Nội nhập viện do ăn phải bánh chứa ma túy

Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị cho 3 trẻ nhỏ có biểu hiện nôn, co giật, sau khi ăn bánh sô cô la được hàng xóm cho.

Sau khi ăn bánh được hàng xóm cho, bé trai 5 tuổi tên T. ở Hà Nội bỗng nôn nhiều, co giật, nhanh chóng hôn mê. Hai người bạn ăn cùng cũng nhập viện. Kết quả kiểm tra cho thấy bánh này chứa loại ma túy mới, còn gọi là "sô-cô-la bay".

Thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương, các bác sĩ viện này vừa tiếp nhận cấp cứu một trẻ 5 tuổi bị ngộ độc nặng do ăn phải bánh có chứa chất ma túy mới. Hai trẻ nhỏ khác cùng ăn bánh với cháu bé này cũng nhập viện nhưng tình trạng nhẹ hơn.

ThS.BS Nguyễn Tân Hùng, Phó Trưởng khoa Cấp cứu và Chống độc - Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, cháu bé 5 tuổi nhập viện trong tình trạng suy hô hấp, phụ thuộc máy thở, bóp bóng. Bệnh nhân hôn mê sâu, đồng tử giãn to.

Qua khai thác, cháu bé có tiền sử khỏe mạnh. Các triệu chứng ngộ độc xảy ra đột ngột sau khi bé cùng 2 bạn nhỏ khác ăn một loại bánh. Theo lời kể của gia đình bệnh nhi thì bánh mà các cháu bé ăn do người hàng xóm trong xóm trọ cho, người này nói đây là bánh thừa trong bữa liên hoan công ty của anh nên anh mang về.

Các bác sĩ lập tức nghĩ tới khả năng cháu bé bị ngộ độc thực phẩm có chứa chất gây nghiện. Sau thời gian điều trị, trẻ đã hồi phục tốt. Bệnh viện Nhi Trung ương đã mời công an vào cuộc.

Theo bác sĩ Hùng, gần đây thị trường các chất nghiện trở nên đa dạng, đặc biệt, nghiện chất núp bóng thực phẩm như kẹo viên, kẹo sô-cô-la, kẹo xoài, kẹo mút tẩm cần sa, bánh quy. "Điều này làm gia tăng nguy cơ trẻ tiếp xúc và ngộ độc với các loại ma túy", bác sĩ Hùng cho biết.

Với trẻ nhỏ, hầu hết việc ăn, uống phải thực phẩm có chứa ma túy là do vô tình. Biểu hiện bệnh của nhóm này thường nặng hơn, ngộ độc xảy ra đột ngột, rầm rộ, có rối loạn ý thức từ nhẹ tới nặng như lơ mơ, hôn mê, hoặc có triệu chứng tim mạch như rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp.

Tình trạng hô hấp của trẻ cũng có thể bị ảnh hưởng, biểu hiện có thể gồm: rối loạn nhịp thở, suy hô hấp, ngừng thở Một số triệu chứng đường tiêu hóa khác đi kèm như nôn, đi ngoài, đau bụng… Bác sĩ Hùng khuyến cáo nếu thấy những biểu hiện trên, gia đình cần đưa trẻ đi viện ngay.

Cuối năm 2022, Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết lần đầu tiên tiếp nhận bệnh nhân ngộ độc cần sa sau khi ăn bỏng ngô. Trước đó, trung tâm đã tiếp nhận nhiều ca ngộ độc cần sa trong bánh ngọt, bánh quy, kẹo, thuốc lá điện tử, thuốc lào...

Theo vtv.vn

09/05/2023

SEA GAMES 32: VIỆT NAM vươn lên dẫn đầu Bảng tổng sắp huy chương

Tính đến 18 giờ 30 phút, ngày 9/5, với cú đúp Huy chương Vàng ở nội dung chạy 1.500m và chạy 3.000m vượt chướng ngại vật, Nguyễn Thị Oanh đã giúp nâng tổng số Huy chương Vàng cho Đoàn thể thao Việt Nam lên 39, vượt qua Camphuchia (37 Huy chương Vàng) để vươn lên dẫn đầu bảng tổng sắp huy chương SEA Games 32.
___________
(Ảnh: thethao247.vn)

09/05/2023

Thẻ CCCD gắn chíp đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, người dân

Chính phủ vừa có báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với dự án Luật Căn cước. Theo đó, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLDC) là tài sản quốc gia, được Nhà nước bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia. Hiện nay, CSDLDC được thiết kế, xây dựng đáp ứng cấp độ 4 về mức độ bảo đảm an toàn thông tin nên hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu an ninh trong khi lưu trữ, kết nối, chia sẻ thông tin.

Bên cạnh đó, Bộ Công an cũng đang cung cấp nhiều dịch vụ khai thác thông tin trong CSDLDC cho các bộ, ngành, địa phương như: Dịch vụ xác thực thông tin công dân; Dịch vụ xác thực thông tin hộ gia đình; Dịch vụ tra cứu thông tin công dân; Dịch vụ gợi ý số định danh cá nhân yêu cầu có số CMND; Dịch vụ gợi ý số định danh không yêu cầu có số CMND; Dịch vụ xác nhận số định danh cá nhân và số CMND... Các dịch vụ này trong thời gian qua đã được triển khai rất hiệu quả, đem lại nhiều thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước, tiết kiệm cho ngân sách nhà nước.

Hiện nay, Bộ Công an đã tiếp nhận được hồ sơ đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử của gần 23 triệu người dân và đã triển khai cấp được 21 triệu tài khoản định danh điện tử; các tài khoản này đang được người dân sử dụng thường xuyên, hiệu quả trên ứng dụng VNeID và Cổng dịch vụ công quốc gia. Bộ Công an dự kiến trong năm 2023 sẽ có 40 triệu người dân đăng ký và cấp tài khoản định danh điện tử.

Ở nước ta hiện nay đang có tổng số thuê bao điện thoại được đăng ký và đang hoạt động trên toàn quốc là 148,5 triệu, trong đó di động chiếm 93,3%. Hệ thống internet đã phủ sóng trên 99,7% số thôn trên toàn quốc. Hệ thống cáp quang đã triển khai tới tất cả các xã, phường, thị trấn, trường học, 91% thôn bản. Vùng phủ 3G/4G đã lên tới 95% dân số đưa Việt Nam tiệm cận mức phổ cập internet cao nhất, tương đương với những quốc gia phát triển. Do vậy, việc luật hóa để nâng cao giá trị pháp lý của tài khoản định danh điện tử (CCCD điện tử) tại thời điểm hiện nay là phù hợp với yêu cầu thực tiễn và hoàn toàn khả thi.

Chính phủ cũng cho biết, việc sử dụng thẻ căn cước gắn chíp đã được tích hợp thêm thông tin khác là một phương thức mới, ngoài phương thức hiện hành là sử dụng các giấy tờ hiện có do cơ quan có thẩm quyền cấp cho người dân nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi thực hiện thủ tục hành chính và các giao dịch khác. Quy định này không xung đột với quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan trong việc quản lý, sử dụng các giấy tờ nêu trên; không ảnh hưởng đến chức năng quản lý nhà nước của bộ, ngành, địa phương với các loại giấy tờ, dữ liệu đang quản lý.

Việc tiếp tục cấp hoặc không cấp bản giấy các giấy tờ chứa thông tin đã được tích hợp vào thẻ căn cước do cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực đề xuất cấp có thẩm quyền quyết định. Trong trường hợp thẻ căn cước được sử dụng thay thế hoàn toàn cho việc sản xuất, cấp các loại giấy tờ khác thì sẽ được điều chỉnh, quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành có liên quan.

Chính phủ cũng cho biết, việc sử dụng thẻ căn cước gắn chíp đã được tích hợp thêm thông tin khác là một phương thức mới, ngoài phương thức hiện hành là sử dụng các giấy tờ hiện có do cơ quan có thẩm quyền cấp cho người dân nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi thực hiện thủ tục hành chính và các giao dịch khác. Quy định này không xung đột với quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan trong việc quản lý, sử dụng các giấy tờ nêu trên; không ảnh hưởng đến chức năng quản lý nhà nước của bộ, ngành, địa phương với các loại giấy tờ, dữ liệu đang quản lý.

Việc tiếp tục cấp hoặc không cấp bản giấy các giấy tờ chứa thông tin đã được tích hợp vào thẻ căn cước do cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực đề xuất cấp có thẩm quyền quyết định. Trong trường hợp thẻ căn cước được sử dụng thay thế hoàn toàn cho việc sản xuất, cấp các loại giấy tờ khác thì sẽ được điều chỉnh, quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành có liên quan.

Luật Căn cước cũng xác định rõ nguyên tắc quản lý căn cước và trong triển khai thực tế, Bộ Công an có các thiết bị chuyên dụng để bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong khai thác dữ liệu từ thẻ căn cước có gắn chíp. Theo đó, chỉ có thiết bị chuyên dụng đã được Bộ Công an kiểm tra, đánh giá đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn mới có thể khai thác được thông tin tích hợp trong thẻ căn cước (thiết bị sử dụng phần mềm chuyên dụng, có mã hóa bảo mật và được quản lý theo mã số riêng, truy nguyên được chủ thể sử dụng).

Việc khai thác thông tin trong thẻ căn cước được phân cấp, phân quyền cụ thể, bảo đảm đối tượng khai thác chỉ được phép khai thác khi thực hiện trong chức năng, nhiệm vụ được giao (khai thác thông tin phù hợp với nhiệm vụ của mình) và phải được người dân đó đồng ý thông qua việc xác thực bằng quét vân tay, khuôn mặt trên thiết bị hoặc qua ứng dụng di động VNeID (người dân có quyền cho phép tổ chức, cá nhân khai thác thông tin nào thì sẽ quyết định, phê duyệt trên ứng dụng VNeID).

Trường hợp người dân bị mất thẻ căn cước, nếu bị người khác sử dụng thẻ căn cước trái phép cũng không khai thác được thông tin tích hợp trong chíp khi không cần phải được chủ thẻ xác nhận trên thiết bị chuyên dụng hoặc ứng dụng VNeID. Người dân bị mất thẻ căn cước mà chưa có điều kiện thực hiện việc cấp lại thẻ thì có thể khai thác, sử dụng thông tin tích hợp qua căn cước điện tử (ứng dụng VNeID).

Thẻ căn cước gắn chíp cũng đem lại lợi ích cho cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp và người dân. Hiện nay, thẻ căn cước gắn chíp đã được sử dụng trong đăng ký khám, chữa bệnh theo thẻ Bảo hiểm y tế. Bộ Công an cũng đang triển khai các thiết bị đầu đọc mã QRcode trên thẻ căn cước phục vụ các điểm đón tiếp người dân giải quyết các thủ tục hành chính, góp phần rút ngắn quy trình, số hóa dữ liệu ở một số địa phương. Qua triển khai thực hiện đã cho thấy hiệu quả tốt, đem lại nhiều thuận lợi cho người dân và cơ quan, tổ chức.

Việc tích hợp thông tin vào thẻ căn cước sẽ giúp cơ quan nhà nước giảm chi phí giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức khi sử dụng thẻ căn cước có gắn chíp đã được tích hợp các thông tin có liên quan đến lĩnh vực mình quản lý; không phải chi cho hoạt động in, sản xuất các giấy tờ cấp cho người dân (nếu người dân không có nhu cầu hoặc chỉ cần bản điện tử của giấy tờ đó); không phải tốn nhiều thời gian để kiểm tra, xác minh thông tin, giấy tờ do người dân cung cấp; giảm nhân lực để giải quyết thủ tục hành chính và quản lý hệ thống hồ sơ giấy tờ của người dân.

Tổ chức, doanh nghiệp và người dân cũng không phải tốn thời gian, công sức, chi phí để thực hiện việc trích lục, sao y, chứng thực, công chứng các loại giấy tờ của bản thân; giảm chi phí trong giải quyết thủ tục hành chính như bưu chính, kê khai nhiều loại giấy tờ khác nhau... Không phải bảo quản, mang theo nhiều loại giấy tờ khác nhau khi cần sử dụng để thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự hay các hoạt động khác cần phải xuất trình giấy tờ cá nhân.

Ví dụ như hiện nay, chi phí để cấp đổi giấy phép lái xe là 135.000đ, chi phí để cấp đăng ký xe là 30.000đ, chi phí để sản xuất, cấp văn bằng, chứng chỉ trung bình từ 10.000 - 50.000đ/văn bằng, chứng chỉ; chi phí để in thẻ bảo hiểm y tế (2.000đ/thẻ)... Chi phí để sao y, chứng thực, công chứng từ 2.000-10.000đ/trang.

Trường hợp cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân không đầu tư thiết bị chuyên dụng để đọc thông tin tích hợp trong thẻ căn cước thì có thể lựa chọn các cách thức khác để khai thác thông tin của người dân (bao gồm cả thông tin tích hợp) qua kết nối, chia sẻ và khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, khai thác qua cổng dịch vụ công... (đây là cách phổ biến, tiết kiệm, sẽ phát triển, mở rộng trong thời gian tới).

Về cơ bản, hiện nay Bộ Công an đã bảo đảm các yêu cầu để thực hiện việc tích hợp thông tin vào thẻ căn cước. Tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ sẽ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh quá trình số hóa, chuẩn hóa số liệu, nâng cấp, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin để phục vụ việc tích hợp thông tin; đề xuất đầu tư nâng cấp hệ thống, mua sắm trang thiết bị phục vụ yêu cầu công tác, đáp ứng việc chuyển đổi số ở bộ, ngành, địa phương mình.

(Nguồn: Hương Sen Việt)

07/05/2023

Xăng, dầu đồng loạt giảm giá

Từ 15 giờ hôm nay 4/5, liên Bộ Công Thương – Tài chính đã thực hiện điều chỉnh giá xăng dầu theo chu kỳ. Theo đó, xăng E5 RON 92 và RON 95 đều giảm giá.

Cụ thể, sau điều chỉnh xăng E5RON92 giảm 1.251 đồng/lít, về mức 21.437 đồng/lít. Xăng RON95-III giảm 1.319 đồng/lít, giá bán 22.320 đồng/lít.

Các loại dầu cũng được điều chỉnh giảm, dầu diezen 0.05S giảm 1.143 đồng/lít, không cao hơn 18.254 đồng/lít; dầu hỏa giảm 952 đồng/lít, không cao hơn 18.528 đồng/lít; dầu mazut 180CST 3.5S giảm 334 đồng/kg, giá bán 15.509 đồng/kg.

Theo Bộ Công Thương, thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: Những lo ngại về suy thoái kinh tế và cuộc khủng hoảng ngân hàng tiếp tục gia tăng; việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm; hoạt động sản xuất của Trung Quốc bất ngờ giảm trong tháng 4… các yếu tố này tác động làm giá xăng dầu có diễn biến tăng giảm đan xen nhưng nhìn chung là giảm.

Ngoài ra, tình hình dịch bệnh COVID-19 trong nước đang được kiểm soát, các hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp đã phục hồi trở lại. Kỳ điều hành này, trước diễn biến giá xăng dầu thế giới nêu trên và các quy định hiện hành, liên Bộ Công Thương – Tài chính quyết định đưa mức trích lập Quỹ BOG đối với mặt hàng dầu Mazut về mức 300 đồng/kg (kỳ trước không trích lập); tăng mức trích lập Quỹ BOG đối với các mặt hàng xăng E5RON92, xăng RON95 lên 500 đồng/lít (kỳ trước 300 đồng/lít); giữ nguyên mức trích lập Quỹ BOG đối với mặt hàng dầu diezen và dầu hỏa; tiếp tục không chi Quỹ BOG đối với tất cả các mặt hàng xăng dầu.

07/05/2023

Chào mừng Kỷ niệm 69 Năm Chiến thắng lịch sử - lừng lẫy năm Châu, chấn động địa cầu: Chiến Dịch Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2023)

Điện Biên Phủ là một thung lũng lòng chảo rộng lớn ở phía tây vùng rừng núi Tây Bắc, gần biên giới Lào - Việt, nằm trên ngã ba nhiều đường lớn và đường nhỏ quan trọng.

Đối với đế quốc Pháp - Mỹ, Điện Biên Phủ là một địa bàn chiến lược hết sức quan trọng, là một vị trí chiến lược cơ động ở giữa miền Bắc Việt Nam, Thượng Lào và miền Tây Nam Trung Quốc, có thể trở thành một căn cứ lục quân và không quân rất lợi hại trong âm mưu xâm lược của chúng ở vùng Đông Nam châu Á.

Thấy rõ vị trí quan trọng đó của Điện Biên Phủ, ngày 20-11-1953, thực dân Pháp cho quân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ và xây dựng ở đây một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương.

Lực lượng của địch ở Điện Biên Phủ gồm 17 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội xe tăng, 1 đại đội xe vận tải có khoảng 200 chiếc và phi đội không quân thường trực có 14 chiếc. Tổng số binh lực là 16.200 tên. Chúng bố trí thành tập đoàn cứ điểm gồm 40 cứ điểm, tổ chức thành 8 cụm, mỗi cụm cứ điểm là một hệ thống hoả lực nhiều tầng. Tám cụm cứ điểm họp thành ba phân khu, 80% lực lượng không quân ở Đông Dương và nhiều loại vũ khí hiện đại khác của Pháp và Mỹ đã được đưa vào tác chiến ở Điện Biên Phủ.

Với số quân đông, hoả lực mạnh, công sự vững chắc, các tướng tá Pháp và Mỹ xác nhận đây là "một tập đoàn cứ điểm đáng sợ", "một pháo đài bất khả xâm phạm". Xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, thực dân Pháp và can thiệp Mỹ hòng thực hiện ý đồ thu hút chủ lực ta lên đó để tiêu diệt, rồi chuyển sang tiến công ta.

Thực hiện quyết tâm của Bộ Chính trị Trung ương Đảng tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, công việc chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành từ cuối năm 1953.

Chủ tịch Hồ Chí Minh Chỉ thị: "Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được". Trung ương Đảng quyết định thành lập Đảng uỷ và Bộ chỉ huy mặt trận Điện Biên Phủ do đồng chí Võ Nguyên Giáp, Uỷ viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng, trực tiếp làm Bí thư Đảng uỷ và Chỉ huy trưởng mặt trận.

Chính phủ quyết định tổ chức Hội đồng cung cấp Mặt trận Trung ương do Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm Chủ tịch và Hội đồng cung cấp Mặt trận các cấp.

Với khẩu hiệu "Tất cả cho mặt trận, tất cả để chiến thắng”, nhân dân ta đã dồn hết sức người, sức của cho chiến dịch.

Đầu tháng 3-1954, công tác chuẩn bị mọi mặt cho chiến dịch đã hoàn thành.

Ngày 13-3-1954, quân ta nổ súng mở đợt tiến công thứ nhất vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Sau 5 ngày chiến đấu, ta đã tiêu diệt nhanh gọn hai cứ điểm kiên cố bậc nhất của địch (Him Lam và Độc Lập), sau đó, làm tan rã thêm một tiểu đoàn địch và tiêu diệt cứ điểm Bản Kéo. Ta diệt và bắt sống 2.000 tên địch, bắn rơi 12 máy bay, mở thông cửa vào trung tâm tập đoàn cứ điểm, uy hiếp sân bay Mường Thanh, giáng một đòn choáng váng vào tinh thần binh lính địch. Trong đợt tiến công mở đầu này, Phan Đình Giót đã nêu gương chiến đấu dũng cảm, lấy thân mình lấp lỗ châu mai tạo điều kiện cho toàn đơn vị tiến lên tiêu diệt địch.

Ngày 16-3-1954, địch cho 3 tiểu đoàn nhảy dù xuống tăng viện cho tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Ngày 30-3-1954, ta mở đợt tiến công thứ hai đánh đồng loạt các ngọn đồi phía đông của phân khu trung tâm.

Đánh vào khu đông, ta tiêu diệt 2.500 tên địch, chiếm lĩnh phần lớn các điểm cao quan trọng ở phía đông, củng cố từ trên đánh xuống, tạo thêm điều kiện chia cắt, bao vây, khống chế địch, chuyển sang tổng công kích tiêu diệt địch.

Để tăng cường cho Điện Biên Phủ, thực dân Pháp đã tập trung hầu hết máy bay chiến đấu, máy bay vận tải ở Đông Dương cho mặt trận. Đế quốc Mỹ tăng viện gấp cho Pháp 100 máy bay oanh tạc chiến đấu, 50 máy bay vận tải và cho Pháp mượn 29 máy bay C119 có cả người lái; lập cầu hàng không chở dù từ Nhật và Mỹ sang mật trận Điện Biên Phủ. Đế quốc Mỹ còn đưa 2 tàu sân bay vào vịnh Bắc Bộ diễn tập "đổ bộ ào ạt vào Đông Dương".

Về phía ta, qua hai đợt chiến đấu, lực lượng không ngừng được củng cố. Bộ đội ta đã có những cố gắng phi thường, chiến đấu dũng cảm, lập nhiều chiến công rực rỡ. Tuy vậy, do cuộc chiến đấu liên tục, kéo dài và ác liệt, khó khăn về cung cấp tiếp tế cũng tăng thêm nên đã phát sinh tư tưởng tiêu cực, ngại thương vong, mệt mỏi.

Thực hiện chỉ thị của Bộ Chính trị, một đợt sinh hoạt chính trị được tiến hành sâu rộng từ các cấp uỷ đến chi bộ, từ cán bộ đến chiến sĩ trong tất cả các đơn vị trên toàn mặt trận. Tư tưởng hữu khuynh tiêu cực bị phê phán sâu sắc tinh thần triệt để cách mạng, tinh thần quyết chiến, quyết thắng được phát huy mạnh mẽ.

Ngày 1-5-1954, ta mở đợt tiến công thứ ba. Quân ta lần lượt đánh chiếm những cứ điểm còn lại ở phía đông và phía tây, bẻ gãy những cuộc phản kích của địch.

Ngày 4-5-1954, địch thả tiểu đoàn dù dự bị cuối cùng xuống Điện Biên Phủ.

Ngày 7-5-1954, bộ đội ta phất cao cờ chiến thắng, tiến thẳng vào sở chỉ huy địch, tướng Đờ Cáttơri (De Castries) và toàn bộ tham mưu tập đoàn cứ điểm bị bắt sống.

Sau 55 ngày đêm chiến đấu vô cùng anh dũng, chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng. Ta tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên địch, gồm 21 tiểu đoàn, trong đó có 17 tiểu đoàn bộ binh cơ động chiến lược, 3 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội xe tăng, 353 sĩ quan từ thiếu uý đến thiếu tá, 16 trung tá và đại tá, 1 thiếu tướng. Tổng cộng, số lượng địch bị tiêu diệt và bắt sống tại Điện Biên Phủ bằng 4% quân số địch ở Đông Dương, 20% lính Âu - Phi. Ta hy sinh 4.200 đồng chí, mất tích 792 đồng chí, bị thương 9.118 đồng chí.

Ta thu được 28 khẩu pháo, 5.915 khẩu súng lớn nhỏ, 3 xe tăng, 64 ô tô, 43 tấn dụng cụ thông tin, 20 tấn thuốc quân y, 40 tấn đồ hộp, 40.000 lít xăng dầu, bắn rơi 62 máy bay các loại.

Tại các chiến trường phối hợp trong toàn quốc, ta tiêu diệt 126.070 tên địch.

Đây là chiến dịch tiến công hiệp đồng binh chủng quy mô lớn nhất của quân đội ta trong kháng chiến chống thực dân Pháp, góp phần quyết định làm phá sản kế hoạch Nava của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, là chiến thắng có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, một chiến công vĩ đại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, cổ vũ phong trào chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc trên thế giới.

Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi 9 năm kháng chiến trường kỳ, anh dũng của nhân dân ta. Điện Biên Phủ ghi một mốc son chói lọi vào lịch sử dân tộc và thời đại, trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng và sức mạnh Việt Nam.

______________
Nguồn: Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 3, tr.938-943, NXB Chính trị Quốc gia, 2008.

07/05/2023

Luận điểm “tham gia liên minh quân sự thì Việt Nam tồn tại, phát triển”, đúng hay sai

Dưỡng Nguyên

Sai một ly là đi một dặm

Tuyệt đối hóa vai trò và sức mạnh quân sự của phương Tây, nhất là sức mạnh quân sự của khối NATO, một số người cho rằng, sở dĩ Ucraina có sức mạnh quân sự to lớn để chống lại Nga, “đe dọa và phản công Nga” là nhờ phương Tây và NATO “chống lương”, giúp sức; đổ tiền của, vũ khí, trang bị quân sự, chuyên gia và cung cấp “đô la” nuôi dưỡng những “đội quân đánh thuê đa quốc gia”.

Từ ý tưởng đó, họ cho rằng thời nay, một nước yếu có thể trở thành một nước mạnh, làm nản lòng đối phương, lại bảo vệ được lợi ích quốc gia – dân tộc nếu có liên kết, liên minh quân sự với các nước lớn; đặc biệt là liên minh quân sự với phương Tây và NATO. Vì thế, họ cho rằng, Phần Lan và Thuỵ Điển là hai quốc gia nhỏ bé nhưng đã đi đúng hướng; Phần Lan đã được kết nạp vào NATO và tới đây, đến lượt Thụy Điển. Đây vừa là tấm gương, vừa là mô hình tốt để Ucraina và các nước nhỏ khác học tập, noi theo; trong đó có Việt Nam.

Theo lý lẽ này, họ “rất lo cho tương lai của Việt Nam, nhất là lo cho sự an nguy, tồn vong và phát triển của dân tộc nhỏ bé này” nên đã kiến nghị với Đảng, Nhà nước ta “hãy đổi mới mạnh mẽ để sớm có tư duy mới về xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng; sớm có liên minh quân sự với các nước lớn để giữ vững chủ quyền biển, đảo; bảo vệ lợi ích quốc gia – dân tộc”.

Họ lập luận rằng, nếu Đảng ta vẫn “khư khư ôm giữ” quan điiểm “cố chấp, bảo thủ” của mình, coi thường việc liên minh, liên kết quân sự với các nước lớn thì nguy cơ mất lãnh thổ, mất chủ quyền biển, đảo đang hiện hữu vì bị “cô lập”, “một mình một chợ”. Theo họ, Việt Nam cần lấy “cuộc xung đột quân sự Nga – Ucraina làm bài học lớn cho mình”, nhất là bài học về “bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa”, “giữ nước từ khi nước chưa nguy” để phòng thân. Việt Nam cần học “tấm gương dũng mãnh của Ucraina” để xúc tiến và thực hiện việc xây dựng liên minh quân sự; nhờ đó mà có sự giúp đỡ của liên minh quân sự về vũ khí, trang bị và chuyên gia quân sự để tạo “vây cánh”, “phe phái”, “răn đe” mọi thế lực có âm mưu xâm lược Việt Nam.

Đó là phương cách tốt nhất để bảo vệ tổ quốc, lợi ích quốc gia – dân tộc. Theo đó, họ cho rằng, Đảng, Nhà nước Việt Nam cần “xem lại chính sách “bốn không” và đường lối “ngoại giao cây tre”; đừng “cứng nhắc” vì nó “có tính chất ba phải”, “lập lờ nước đôi”; không tạo ra được sức mạnh quốc gia để răn đe đối phương. Nếu Đảng ta cứ đi theo “vết xe đổ” này thì đất nước sẽ nguy cấp nếu địch tấn công ta bằng “chiến tranh hiện đại”

Không biết dựa vào đâu, “học mót ai”, “tin vào cái gì” mà những người này đang lu loa, quả quyết rằng, hiện nay sức mạnh quân sự của Việt Nam là “quá yếu” lại “lạc hậu”, “quân đội Việt Nam đông nhưng không mạnh”, trong khi kinh tế lại không phát triển; vũ khí, trang bị lại cũ kỹ, lạc hậu, thiếu đồng bộ. Cho nên, từ chỗ “vì lo cho đất nước”, họ đã viết bài, tung tin lên mạng xã hội, gửi “tâm thư” kiến nghị với Đảng, Nhà nước Việt Nam phải tham gia liên minh quân sự với các nước lớn; trước hết là với Mỹ, Anh, Pháp, Nhật…, để nhận được sự hỗ trợ về quân sự, vũ khí, trang bị, chuyên gia nhằm nâng cấp sức mạnh quân sự quốc gia để bảo vệ vững chắc lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo Việt Nam, chấm dứt sự đôi co, tranh chấp với “năm nước bốn bên”, làm cho Biển Đông lặng sóng.

Từ sự suy diễn này, họ lập luận: Nếu Đảng, Nhà nước Việt Nam không tham gia liên minh quân sự thì nguy cơ mất nước sẽ kề bên; nếu Đảng ta tiếp tục thực hiện chính sách “bốn không”, nhất là chủ trương “không liên minh quân sự” thì chẳng những Đảng sẽ đứng trước nguy cơ mất quyền lãnh đạo; quốc gia đứng trước nguy cơ bị xâm lược mà Đảng còn có tội với nhân dân, rồi họ quy kết, nếu Đảng cứ “cứng nhắc”, “bảo thủ” thì Đảng ta sẽ “mất cả chỉ lẫn chài”…

Đúng là “giọng lưỡi con buôn” của những “diễn viên hề xảo trá”. Họ đang nhân danh “công lý vì hòa bình”, “lo cho số phận dân tộc” mà diễn trò bịp bợp, chống phá Đảng, Nhà nước, Nhân dân và Quân đội ta. Họ lo cho quốc gia – dân tộc Việt Nam hay là đang lo cho thân phận “làm tay sai” của họ?

Lẽ phải thuộc về chúng ta

Hơn ai hết, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã trải qua những cuộc kháng chiến thần thánh chống quân xâm lược, giữ nước, giữ nhà; giữ lấy quyền sống làm người và bảo vệ Tổ quốc. Chúng ta thấu hiểu giá trị sống một ngày trong hòa bình, độc lập, tự do là vô cùng cao quý, đáng trân trọng biết nhường nào; và hơn thế, lợi ích quốc – gia dân tộc là tối thượng, thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Chúng ta cũng hiểu rõ giá trị, ý nghĩa của việc tham gia liên minh, liên kết quân sự chống kẻ thù chung để bảo vệ Tổ quốc và tôn trọng sự lựa chọn của một số dân tộc khác. Coi đó là công việc nội bộ của nước khác; còn đi theo con đường nào, làm gì để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ quyền sống làm người và hạnh phúc của nhân dân là quyền của chúng ta, do chúng ta quyết định; không ai, thế lực nào có thể lo và làm thay chúng ta. Đừng vì “chuyện của người ta mà bẻ hoa, vặt lá nhà mình”, “ngúng nguẩy, làm mình làm mẩy”…; tuyên truyền sai lệch chủ trương, đường lối chính trị, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta.

Hãy nhìn lại mà xem, trong lịch sử cách mạng, chúng ta chưa hề liên minh quân sự với cường quốc nào. Thực tế chỉ ra rằng, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN ở Đông Âu đã giúp đỡ chúng ta trên tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, nhưng chúng ta không tham gia liên minh quân sự của Liên Xô, Trung Quốc hay các nước XHCN ở Đông Âu…

Trong bối cảnh quốc tế vô cùng phức tạp như hiện nay, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam xác định rõ muốn bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ lợi ích quốc gia – dân tộc và thành quả cách mạng thì không có cách nào khác là chúng ta phải luôn luôn kiên định đường lối: độc lập, tự chủ; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; luôn tự lực tự cường; tự lực cánh sinh, phải “tự cứu lấy mình”; không thể ỷ nại, trông chờ vào sự giúp đỡ của nước khác hay cầu cứu các nước lớn giúp đỡ bằng sức mạnh của liên minh quân sự và uy lực của đồng đô la.

Bài học xương máu của một số nước trên thế giới về liên minh quân sự giúp chúng ta nhận diện và tỉnh ngộ ra rằng, không phải cứ tham gia liên minh quân sự là có thể “kê cao gối để ngủ”, là “an tâm về chủ quyền và lợi ích quốc gia – dân tộc” và như thế, đất nước sẽ không bị ngoại bang xâm phạm.

Thực tế chỉ ra rằng, các nước tham gia liên minh và là thành viên của khối NATO đều phải gánh vác trách nhiệm về tài chính và quân sự. Họ không phải “ngồi chờ sung dụng”, “ngồi mát hưởng bát vàng”. Các nước lớn đã “mặc cả” về lợi ích “cốt lõi” của họ khi đưa quân đội, vũ khí, trang bị quân sự đến một số nước nhỏ trong liên minh để bảo vệ lợi ích của họ trước hết và trên hết, sau đó mới là bảo vệ lợi ích của đồng minh. Họ không vì lòng tốt, sự nhân đạo, nhân văn mà đổ tiền của, “giúp không công cho nước nhỏ”.

Vì thế, họ luôn đặt lợi ích “cốt lõi” của họ lên vị trí đầu tiên và luôn được đặt trên bàn cân để tính toán kỹ lưỡng khi mà lợi ích “cốt lõi” của họ được bảo đảm thì vui vẻ thực hiện và ngược lại, là sự lạnh nhạt, thờ ơ. Nếu lợi ích “cốt lõi” của họ có nguy cơ “bị thua thiệt” thì sự “mặc cả nào đó” thì lập tức, họ tính lại cho đúng, cho đủ; họ không hề vô tư, trong sáng. Vì thế, không ít thành viên trong NATO đã phải “ngậm đắng nuốt cay” nhưng đã “đâm lao thì phải theo lao”, buộc phải “ngậm bồ hòn khen ngọt, ngậm bồ kết khen thơm” để đổi lại: không bị “bỏ rơi”, bị đối xử “tệ bạc” và “lạnh nhạt”.

Hãy nhìn cho rộng, suy cho kỹ về chủ đề tham gia vào liên minh quân sự với các nước lớn. Trong liên minh ấy, chúng ta được, mất gì khi tự dâng “đất nước có độc lập, chủ quyền” cho người khác kiểm soát; tự biến mình thành “tay sai”, “một thứ nô lệ tầm thường” cho nước lớn, phải chịu sự “sai khiến”, bị “điều phối” từ những kẻ “có tiền, có quyền” để đổi lại “lấy chút hòa bình viễn vông”, “xa lạ”. Không đâu! Chúng ta đã phải “nếm mật, nằm gai” và chiến đấu dòng rã suốt gần 31 năm dòng để đánh đuổi quân xâm lược, giành lấy quyền sống làm người, đất nước có độc lập, tự do; người dân “từ thân phận nô lệ trở thành chủ nhân của đất nước”. Sự thật này không thể bẻ cong, là người dân Việt Nam thì ai ai cũng hiểu rõ chân lý ấy.

Chúng ta là chủ nhân đất nước

Giờ đây, chúng ta có tất cả, tại sao lại phải dâng hiến đất nước, nền độc lập dân tộc, cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho người khác tiếp quản khi tham gia liên minh quân sự với các nước lớn; cho họ đóng quân ở trên lãnh thổ của mình. Làm sao có thể tưởng tượng được trên đất nước ta, quân đồng minh nghênh ngang đi lại, dòm ngó, phán xét quê hương, đất nước mình. Chúng ta sẽ nhìn đội quân “liên minh”, “liên hiệp” ấy từ nơi xa lạ đến đất nước mình với con mắt gì đây; phải đối xử với họ như thế nào cho phù hợp, đúng đạo lý, pháp lý.

Cần thấu triệt và thấm thía sâu sắc triết lý nhân sinh “hãy tự cứu lấy mình”, “đem sức ta mà giải phóng cho ta”; hãy dựa vào sức mình là chính; ra sức xây dựng thực lực, sức mạnh của quốc gia – dân tộc; xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn chặt với nền an ninh nhân dân; xây dựng thế trận lòng dân vững chắc. Hãy kết hợp chắc chắn, bền vững sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trên cơ sở phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của ý Đảng – lòng Dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; bảo vệ thành quả cách mạng mà chúng ta bằng xương máu, mồ hôi, nước mắt và công sức của bao nhiêu thế người Việt Nam đã chiến đấu, hy sinh để xây đắp, tạo dựng nên. Cho nên, hiểu cho đúng bản chất vấn đề Việt Nam không chọn bên, không chọn phe; không đi theo một cường quốc nào; không dựa hẳn vào một cường quốc nào để bảo vệ Tổ quốc là có lý lẽ của riêng mình. Đạo lý và chân lý nằm ở đấy; giá trị và ý nghĩa của độc lập, tự do và nhân quyền Việt Nam cũng nằm ở đấy. Đừng vì suy nghĩ nông cạn, thấy cái lợi trước mắt mà đánh mất tài sản vô cùng quý giá mà chúng ta đang có: độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc.

Ai đó tung ra luận điệu “sức mạnh quân sự Việt Nam quá yếu”, “lạc hậu”, “cần phải liên minh quân sự” để mạnh lên là chiêu trò “cả vú lấp miệng em”, “đánh bùn sang ao” nhằm mục đích đen tối, vụ lợi, lừa bịp nhân dân. Hãy nhìn lại cho rõ tại sao Việt Nam – một dân tộc đất không rộng, người không đông, vũ khí, trang bị quân sự thô sơ và kinh tế nghèo nàn, khoa học, công nghệ còn lạc hậu nhưng lại dám đánh thắng, quyết đánh thắng những đế quốc to lớn đến xâm lược là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ; đã giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng do bè lũ Pôn Pốt gây nên.

Rõ ràng là, chúng ta thắng địch là nhờ có đường lối chính trị – quân sự đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thời cuộc và lòng dân. Chúng ta giữ vững lập trường độc lập, tự chủ với sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc đã được chứng minh, thực chứng. Hơn bao giờ hết, kinh nghiệm đấu tranh cách mạng và bài học xương máu được đúc kết từ thực tiễn hằng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước và lịch sử đấu tranh cách mạng cho phép chúng ta xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN dạy chúng ta biết làm gì để bảo vệ Tổ quốc; không bao giờ mắc mưu địch; không để đất nước bị động, bất ngờ.

Cần khẳng định tính đúng đắn, sáng tạo của chủ trương không tham gia liên minh quân sự của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong bối cảnh quốc tế hiện nay; tiếp tục chỉ ra sự đúng đắn, hợp lý, hợp tình, được lòng dân để vững tin thực hiện chính sách khôn khéo ấy đạt hiệu quả tốt hơn.

Cần đấu tranh khắc phục những quan điểm sai trái, phản động; xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước. Chúng ta tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng và sức mạnh của chính nghĩa, của lẽ phải và quyết tâm thực hiện tốt chủ trương của Đảng: Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; “giúp bạn cũng là tự giúp mình”, vì hòa bình, hữu nghị và hữu ái giai cấp.

Chúng ta đã, đang làm đúng lẽ phải và đạo lý; luôn được bạn bè quốc tế đánh giá cao chính sách đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa của Đảng, Nhà nước ta. Sự thật ấy đã được cuộc sống chứng minh tính đúng đắn, sáng tạo, cớ sao chúng ta phải đổi khác, làm khác.

Address


Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when HƯƠNG HỒI HỘI HOAN posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Shortcuts

  • Address
  • Alerts
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Media Company?

Share