Đông Anh - RSC

  • Home
  • Đông Anh - RSC

Đông Anh - RSC Tin tức
(2)

29/02/2024

3 loại tiền lương tăng từ ngày 1/7/2024

Phát huy giá trị, bản sắc văn hóa mỗi vùng miền Những năm gần đây, du lịch văn hóa đang trở thành xu hướng, vừa giúp du ...
29/02/2024

Phát huy giá trị, bản sắc văn hóa mỗi vùng miền

Những năm gần đây, du lịch văn hóa đang trở thành xu hướng, vừa giúp du khách có được những trải nghiệm thú vị vừa góp phần gìn giữ, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa mỗi vùng miền. Nắm bắt được xu hướng này, nhiều địa phương đã xây dựng và phát triển được các sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo, giàu màu sắc bản địa, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Có thể kể đến: Thủ đô Hà Nội khai thác nét văn hóa đặc trưng của phố cổ, của Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long; Hội An với nhiều sản phẩm có chất liệu từ các nghề thủ công truyền thống, các loại hình nghệ thuật dân gian; Đồng bằng sông Cửu Long với các tour du lịch mang tính “đặc sản” đều gắn với miệt vườn, sông nước, đờn ca tài tử...

Ngoài ra, các mô hình làng du lịch Nghĩa Đô (Lào Cai); bản Lác, bản Văn (Hòa Bình); bản Sin Suối Hồ (Lai Châu); làng văn hóa-du lịch Lô Lô Chải (Hà Giang)... cũng là những sản phẩm thành công được xây dựng từ những yếu tố bản địa đặc sắc của mỗi vùng miền núi phía bắc.

Tuy nhiên, cũng đã xuất hiện không ít sản phẩm bắt chước, sao chép từ những thắng cảnh nổi tiếng. Du khách không cần phải đến Indonesia mới có thể chiêm ngưỡng Cổng trời Bali mà dễ dàng được nhìn thấy ở Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Đà Lạt (Lâm Đồng); hay cây Cầu Vàng (Cầu bàn tay) trong quần thể du lịch Bà Nà Hills (Đà Nẵng) được bê nguyên về Sóc Trăng, Lâm Đồng; Thành phố Venice (Italia) “thu nhỏ” cũng đã mọc lên ở đảo Phú Quốc... Các sản phẩm “đạo nhái” này có thể bước đầu thỏa mãn nhu cầu của một bộ phận du khách thích chụp ảnh bản thân nhưng về lâu dài, sẽ gây nhiều hệ lụy đáng tiếc.

Việc bắt chước hay mô phỏng một công trình kiến trúc chỉ là sự lắp ghép rời rạc; hoàn toàn không có sự gắn kết, hài hòa trong một tổng thể về lịch sử, văn hóa, con người cũng như cảnh quan thiên nhiên chung quanh. Quan trọng nhất, những đặc trưng văn hóa của mỗi địa phương sẽ dần trở nên yếu thế, dẫn đến nguy cơ phai nhạt; du khách không còn hứng thú với những trải nghiệm na ná nhau.

Theo kết quả một cuộc khảo sát khách du lịch quốc tế tại Việt Nam, 90% số khách thích nghe hướng dẫn viên là người dân tộc thiểu số địa phương; 71% số khách muốn được ngủ và ăn ngay tại các làng người dân tộc thiểu số; 81% số du khách muốn được tham gia dệt vải, làm ẩm thực, chế biến thuốc tắm... cùng người dân; 83% số du khách muốn mua đồ lưu niệm ngay tại nơi sản xuất của người dân ở các hộ gia đình. Kết quả này phần nào cho thấy, văn hóa bản địa là giá trị cốt lõi mà mỗi du khách tìm kiếm và mong muốn được trải nghiệm khi đến một vùng đất mới. Nói cách khác, sự khác biệt về văn hóa mới chính là yếu tố kích thích sự tò mò, khám phá và hấp dẫn du khách.

Xây dựng và duy trì sản phẩm gắn với bản sắc của mỗi vùng miền là điều kiện cần thiết để phát triển du lịch văn hóa một cách bền vững. Tuy nhiên, chúng ta không thể nóng vội mà cần một quá trình, từ nắm bắt nhu cầu thị trường, cho đến nghiên cứu văn hóa bản địa, tìm sự tư vấn của những chuyên gia, nhà khoa học; tính toán sự phù hợp cảnh quan chung quanh, đo lường mức độ can thiệp vào tài nguyên di sản...

Trong quá trình này, cần tôn trọng bản sắc văn hóa của mỗi vùng miền, địa phương, điểm đến; hấp dẫn du khách bằng những sản phẩm du lịch mang đặc trưng, giá trị riêng, thay vì những sản phẩm mà du khách có thể dễ dàng tìm thấy và trải nghiệm ở bất kỳ đâu. Bởi bản sắc văn hóa là cả bề dày lịch sử hình thành, phát triển tập quán, phong tục, sinh hoạt, truyền thống... của cả một vùng đất hay một quốc gia.

Hương Sen Việt

Khách du lịch tham quan Hoàng thành Thăng Long về đêm.

28/02/2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu dừng tuyển thẳng vào lớp 10 bằng chứng chỉ IELTS
⬇️⬇️⬇️

Hà Nội dự kiến sáp nhập 25 phường tại 5 quận25 phường tại 5 quận Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hà Đông và Long Biên...
28/02/2024

Hà Nội dự kiến sáp nhập 25 phường tại 5 quận

25 phường tại 5 quận Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hà Đông và Long Biên dự kiến được sáp nhập do không đủ tiêu chí về diện tích và dân số.

Theo phương án của thành phố, quận Đống Đa sẽ giảm hai phường, trong đó sáp nhập phường Khâm Thiên và Trung Phụng; phường Ngã Tư Sở nhập vào Khương Thượng và Thịnh Quang; Trung Tự vào Phương Liên và Kim Liên.

Quận Hà Đông giảm hai phường khi nhập Yết Kiêu, Nguyễn Trãi và Quang Trung thành một phường mới. Quận Hai Bà Trưng giảm 3 phường sau khi nhập Đồng Nhân và Đống Mác, Quỳnh Lôi với Bạch Mai, Cầu Dền vào Bách Khoa và Thanh Nhàn.

Quận Long Biên giảm một phường khi nhập Sài Đồng vào Phúc Đồng và Phúc Lợi. Quận Thanh Xuân giảm hai phường do sáp nhập Thanh Xuân Bắc và Thanh Xuân Nam, Hạ Đình vào Kim Giang.

Thành phố cho hay, phần lớn các phường sau khi sáp nhập vẫn chưa đạt được tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên, quy mô dân số theo quy định, nhưng do các yếu tố đặc thù nên không thể nhập thêm đơn vị hành chính khác liền kề.

Tại các huyện, Ứng Hòa có số xã giảm lớn nhất khi nhập 14 xã thành 5 xã (giảm 9); Thường Tín, Đan Phượng và Quốc Oai cùng giảm 4 xã. Thị xã Sơn Tây giảm 2 phường: nhập phường Lê Lợi, phường Ngô Quyền và phường Quang Trung thành một phường mới.

Sau khi thực hiện việc sắp xếp, thành phố có 30 đơn vị hành chính cấp huyện (17 huyện, 12 quận, một thị xã) và dự kiến có 509 đơn vị hành chính cấp xã (321 xã, 168 phường, 20 thị trấn), số phường xã thị trấn hiện nay là 579.

Thành phố cho biết sẽ thực hiện tốt việc sắp xếp, bố trí, giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi sắp xếp đơn vị hành chính. Các địa phương liên quan rà soát, xác định rõ số lượng cán bộ, công chức, viên chức dôi dư sau khi sắp xếp để có phương án hỗ trợ.

Tại kỳ họp cuối năm 2023, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định chế độ hỗ trợ đối với cán bộ, công chức cấp xã, viên chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã dôi dư nghỉ công tác do sắp xếp đơn vị hành chính.

Theo phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của Hà Nội, thành phố có 173 phường xã phải sáp nhập, trong đó có 79 xã, 87 phường và 7 thị trấn. Tuy nhiên, do những yếu tố đặc thù về lịch sử, địa lý, quy mô dân số... nên thành phố dự kiến chỉ giảm được 70 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó giảm được 54 xã và 15 phường.

Dự kiến phương án này sẽ được trình HĐND thành phố xem xét thông qua tại kỳ họp chuyên đề cuối tháng 3. Sau đó, thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Hương Sen Việt

Địa giới một số phường tại Hà Nội sẽ có điều chỉnh trong thời gian tới.

MỘT CẬU NHÓC THEO VỆ QUỐC ĐOÀN CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ TỔ QUỐC ĐẾN ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN, THẦY THUỐC NHÂN DÂN Kh...
27/02/2024

MỘT CẬU NHÓC THEO VỆ QUỐC ĐOÀN CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ TỔ QUỐC ĐẾN ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN, THẦY THUỐC NHÂN DÂN

Khi xem Đào, phở và piano, có tình tiết nhắc đến những người lính quân y Vệ quốc toàn, từ Hà Nội vượt lên vùng đồi núi chiến khu để chiến đấu cho cách mạng. Mình bỗng chốc nhớ đến một người có xuất phát điểm như vậy...

Một con người xuất sắc của trường Bưởi (Chu Văn An ngày nay), nghỉ học rồi làm Tự vệ thành Hoàng Diệu rồi chiến đấu ở Lĩnh Nam, Hàng Đậu trong những giờ phút khói lửa Toàn quốc Kháng chiến… Một người mà 16 tuổi đã lẽo đẽo chạy theo những chiến sĩ trong Cách mạng tháng Tám để băng bó vết thương, đợi chờ đến năm 18 tuổi để được vào làm y tá của Cục Quân y. Một con người khóc đến đỏ mắt chứng kiến đồng đội hy sinh do bỏng nặng vào những ngày đầu Pháp quay trở lại Hà Nội mà không có thuốc cứu. Tại trận Điện Biên Phủ, phải tận tay cưa tay, chân của người học trò bị trúng mảnh pháo. Đến Khe Sanh và Mậu Thân 1968, phải đứng mổ nhiều ngày liên tục để cứu chữa đồng đội đến mức kiệt sức và thở dốc… Đau lòng ngất lịm đi khi bất lực nhìn đồng đội hy sinh khi bị trúng bom Na**lm… Mọi khoảnh khắc đau lòng, bi hùng nhất của kháng chiến đều đã trải qua.

Người mà mình nhắc đến trong bài là Thiếu tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Thầy thuốc nhân dân, Giáo sư - Tiến sĩ khoa học, từng là Giám đốc Học viện Quân y, Giám đốc sáng lập Viện bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác, Viện trưởng Viện Quân y 103, một người bạn của bác Giáp và một học trò của Cụ Hồ, một trong những trụ cột vĩ đại của y học kháng chiến Việt Nam cùng với giáo sư Tôn Thất Tùng, Hồ Đắc Di, Phạm Ngọc Thạch… Một con người mang tên Lê Thế Trung.

Một câu chuyện ít người biết về việc chiến sĩ Lê Thế Trung đã từng được người đồng bào Mường chỉ về cây xạ đen dùng cho việc cứu chữa nhiễm khuẩn cho các chiến sĩ Việt Minh. Do điều kiện di chuyển, làm việc, mãi sau này vào những năm 1980, Giáo sư Lê Thế Trung mới có điều kiện tìm kiếm quay trở lại phát hiện, tìm hiếm và công bố đề tài khoa học về loại cây bình thường nhưng có tác dụng phi thường này.

Năm 1971, người lính Lê Thế Trung mang theo những mẫu vật tội ác chiến tranh đến Hội nghị hòa bình quốc tế ở Oslo, Na Uy. Bao gồm: bình phoóc-môn chứa gan người bị bom Na**lm đốt cháy, những hộp sọ có nhiều vết lỗ do bom bi, những mảnh xương sườn bị đốt cháy vẫn còn dính chút thịt…

Từ những lần chứng kiến đồng đội hy sinh do bom xăng, bom cháy, Na**lm… trong các cuộc kháng chiến, Giáo sư Lê Thế Trung đã nuôi trong trái tim và khối óc một khát khao mãnh liệt là phải tạo ra một thứ thuốc giúp đồng đội thoát ra khỏi cửa tử. Loại thuốc đó là thuốc bỏng B76, được dùng phổ biến cho đến tận ngày nay. Đề án nổi tiếng một thời về loại thuốc này mang tên: “B76 chống lại B52” - B52 ở đây chính là pháo đài bay nổi tiếng đã trút bom xuống quân, dân ta.

Trong thời hiện đại, Giáo sư Lê Thế Trung chính là “tổng chỉ huy” của ca ghép tạng đầu tiên của Việt Nam, là một trong những người đặt nền móng cho ngành ghép tạng Việt Nam phát triển mạnh mẽ như ở hiện tại. Trước đó, chính Giáo sư Lê Thế Trung cũng là người đầu tiên thực hiện các ca phẫu thuật ghép da cứu các chiến sĩ bị bỏng nặng tại Chiến dịch Khe Sanh. Một bước đột phá giúp tăng tỷ lệ cứu sống các chiến sĩ bị bỏng hy sinh trong chiến đấu.

Khi thực hiện ca ghép tạng đầu tiên, Giáo sư Lê Thế Trung đã 78 tuổi. Khi người ta hỏi Giáo sư rằng tại sao ở độ tuổi này, giáo sư vẫn đứng mổ tận 16 tiếng. Giáo sư Lê Thế Trung vừa cười, vừa trả lời rằng: “Tôi đã từng đứng mổ 3 ngày liền cứu chữa đồng đội ở Khe Sanh, như thế này chưa là gì đâu. Tôi già rồi, nhưng vẫn tinh lắm”.

Nhân ngày thầy thuốc Việt Nam (27/02) mình xin nhắc đến một con người anh hùng, cống hiến hết cuộc đời cho cách mạng và sự nghiệp xây dựng Tổ Quốc, một con người từ công nhân ngành in trở thành một người bác sĩ bậc thầy, một người từng vào sinh ra tử từ những ngày tháng gian khó nhất của Tổ Quốc… Như ai đó đã từng nói: “Tôi đặt trọn Tổ Quốc vào trong trái tim”.


🇻🇳 QUÂN ĐỘI LÀ MỘT TRƯỜNG HỌC LỚN ĐỂ RÈN LUYỆN THANH NIÊN“Lá còn xanh như anh đang còn trẻ. Lá trên cành như anh trong đ...
23/02/2024

🇻🇳 QUÂN ĐỘI LÀ MỘT TRƯỜNG HỌC LỚN ĐỂ RÈN LUYỆN THANH NIÊN

“Lá còn xanh như anh đang còn trẻ. Lá trên cành như anh trong đoàn quân. Gió rung cây cành lá tưng bừng đùa vui. Anh trai làng có đi chiến dịch mùa xuân….”

Đó là những ca từ mở đầu của tác phẩm Lá xanh do tác giả Hoàng Việt sáng tác. Lời bài hát không chỉ tác động to lớn đến tâm trí của mỗi thanh niên mà còn tạo động lực và sức lan toả thôi thúc thanh niên lên đường tòng quân phục vụ cách mạng.

Hàng năm, sau mỗi độ Xuân về, vào đầu năm mới hàng vạn thanh niên trên mọi miền của tổ quốc nô nức lên đường nhập ngũ. Đây vừa là nghĩa vụ, là vinh dự cũng là trách nhiệm của thanh niên Việt Nam.

Được học tập, rèn luyện trong môi trường quân đội là điều kiện tốt để thanh niên tôi luyện những phẩm chất, nhân cách cần thiết đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước.

Có thể nói, môi trường quân đội với kỷ luật tự giác, nghiêm minh nhưng sẽ là cơ hội cho mỗi thanh niên hình thành và phát triển những phẩm chất mà môi trường khác khó có thể mang lại. Khi mới nhập ngũ, thanh niên phải tuân thủ nghiêm khắc với những quy định, điều lệnh quân đội, phải chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy.

Thực tế, thanh niên bước vào quân đội với nhiều đặc điểm tâm lý khác nhau, hội tụ từ nhiều vùng miền khác nhau, những thói quen cũ như sự tùy tiện, buông lỏng, tự do vô kỷ luật thì nay vào quân đội họ phải chuyển hóa một cách nhanh chóng theo yêu cầu quân đội. Đó cũng chính là sự thay đổi từ nhận thức, thói quen, ngôn ngữ, cử chỉ, tác phong… đạt ở mức độ chuẩn hóa và thống nhất trong một tập thể quân sự. Môi trường quân đội cũng giúp cho thanh niên chuyển biến nhanh chóng về mặt nhận thức, đó chính là sự vững vàng về phẩm chất chính trị, về lập trường quan điểm… từ đó hình thành nên sự đề kháng tốt giúp cho thanh niên luôn có ý thức được nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong môi trường quân đội, thanh niên cũng được hình thành lối sống mới như quan hệ đồng chí, đồng đội, ý thức tập thể, quan hệ quân - dân, giải quyết các vấn đề lợi ích phù hợp theo chuẩn mực xã hội. Bên cạnh đó, khi thanh niên vào quân đội cũng được hình thành những phẩm chất chuyên môn nghề nghiệp theo các lĩnh vực, điều đó sẽ làm cơ sở để mỗi quân nhân có thể vận dụng kiến thức vào cuộc sống sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự của mình.

Trong môi trường quân đội, với đội ngũ cán bộ các cấp, họ vừa là người chỉ huy, vừa là nhà giáo dục có thể giúp quân nhân hình thành những tính cách tốt đẹp như sự trung thực, thẳng thắn, tính kiên cường…yếu tố này cũng giúp ích cho thanh niên có thể vững bước trong cuộc sống sau này.

Có thể nói, được học tập, rèn luyện ở môi trường quân đội là điều kiện tốt cho thanh niên phát huy trên nhiều lĩnh vực.

Tiếng Kẻng

Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của ĐảngNgày 23/2, t...
23/02/2024

Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng

Ngày 23/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng đã tiến hành phiên họp đầu tiên. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban chủ trì Phiên họp. Trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phiên họp.

Thưa các vị đại biểu,

Thưa toàn thể các đồng chí,

Như các đồng chí đã biết, theo kế hoạch, dự kiến tháng 01/2026, Đảng ta sẽ tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV. Đây là một sự kiện chính trị có ý nghĩa rất quan trọng về nhiều mặt. Để chuẩn bị cho Đại hội XIV của Đảng, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII đã quyết định thành lập 5 tiểu ban, trong đó có Tiểu ban Văn kiện. Tiểu ban Văn kiện có nhiệm vụ chuẩn bị Báo cáo chính trị và Báo cáo tổng kết 40 năm đổi mới trình Đại hội XIV của Đảng.

Để giúp việc cho Tiểu ban Văn kiện, Ban Bí thư cũng đã quyết định thành lập Tổ Biên tập Văn kiện. Tổ Biên tập đã tích cực, khẩn trương triển khai những công việc cần thiết, như báo cáo của đồng chí Tổ trưởng Tổ Biên tập. Thường trực Tiểu ban đã thảo luận, cho ý kiến, cơ bản nhất trí với nội dung Quy chế, Chương trình, Kế hoạch hoạt động và sự phân công công việc của Tổ Biên tập; đề nghị các đồng chí thực hiện nghiêm túc, có kết quả chương trình, kế hoạch đã đề ra. Sau đây tôi xin có một vài ý kiến mang tính gợi mở về phương pháp luận để các đồng chí nghiên cứu, tiếp tục triển khai các công việc theo chương trình, kế hoạch đã định.

Như chúng ta đều biết, Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng là một sự kiện chính trị cực kỳ quan trọng; Đại hội XIV của Đảng sẽ tiến hành vào thời điểm rất có ý nghĩa: Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang chung sức đồng lòng, tranh thủ mọi thời cơ, thuận lợi, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi nhiều chủ trương, mục tiêu, nhiệm vụ được xác định trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; chúng ta đã trải qua 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 35 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh năm 1991), 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng: đất nước ta đã giành được nhiều kết quả rất quan trọng, nổi bật, với nhiều điểm sáng, tạo tiền đề để cho nước ta bước vào một giai đoạn phát triển mới với những thời cơ, thuận lợi và khó khăn thách thức mới lớn hơn đan xen.

Đại hội XIV của Đảng có nhiệm vụ đi sâu kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII, tổng kết 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, từ đó rút ra những bài học quan trọng; xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong 5 năm tới (2026-2030), tiếp tục thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021 - 2030). Đại hội XIV cũng sẽ kiểm điểm sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII; kiểm điểm việc thi hành Điều lệ Đảng khoá XIII và tiến hành sửa đổi Điều lệ Đảng; bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIV, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

Đại hội XIV sẽ lại là một dấu mốc quan trọng trên con đường phát triển của đất nước ta, dân tộc ta, có ý nghĩa định hướng tương lai; khích lệ, cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiếp tục kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, khẳng định đây là sự lựa chọn đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại; tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, phấn đấu đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: Nước ta là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao; xây dựng một nước Việt Nam "giàu mạnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc", vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Vì vậy, việc chuẩn bị các văn kiện cho Đại hội XIV, đặc biệt là Báo cáo chính trị là báo cáo trung tâm, có vai trò định hướng cho các văn kiện khác của Đại hội phải được tiến hành một cách khoa học, nghiêm túc, có đổi mới trong cách làm, phải bảo đảm thật sự có chất lượng, phản ánh đầy đủ thực tiễn mới của đất nước. Đây là công việc có ý nghĩa hết sức quan trọng, bảo đảm sự thành công của Đại hội.

Để bảo đảm chất lượng công việc, tôi đề nghị tất cả chúng ta, trước hết là các đồng chí trong Tiểu ban, Thường trực Tiểu ban, đặc biệt là các đồng chí trong Tổ Biên tập, Thường trực Tổ Biên tập cần quán triệt sâu sắc và thống nhất cao một số vấn đề về phương châm, phương pháp tư tưởng, hệ quan điểm chỉ đạo và cách làm sau đây:

1. Kiên định hệ quan điểm chỉ đạo mang tính nguyên tắc là: Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Cốt lõi của hệ quan điểm này là kết hợp một cách khoa học giữa nền tảng tư tưởng, mục tiêu lý tưởng, đường lối của Đảng với tinh thần không ngừng đổi mới, sáng tạo, tuân theo quy luật khách quan. Điều đó cũng có nghĩa là kiên định phải đi đôi với đổi mới nhưng là sự đổi mới có nguyên tắc, không tuỳ tiện, nóng vội. Phải nắm vững và xử lý tốt "bốn kiên định", đặc biệt là kiên định một cách sáng tạo và sáng tạo một cách kiên định, theo phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh, vì con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là lâu dài và chưa có tiền lệ, còn rất nhiều khó khăn, thách thức.

Xây dựng các văn kiện Đại hội XIV cũng chính là quá trình tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phân tích và dự báo tương lai, đòi hỏi chúng ta phải thực sự quán triệt các quan điểm khách quan, toàn diện, ổn định và phát triển; thực tiễn và lịch sử - cụ thể của phương pháp biện chứng trong nhận thức, phân tích và trình bày văn kiện. Phải nắm vững và vận dụng sáng tạo phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tiếp tục nắm vững và xử lý tốt các mối quan hệ lớn: Quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; quan hệ giữa tuân theo các quy luật thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa; quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất phù hợp; quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội; quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường; quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và Nhân dân làm chủ; quan hệ giữa thực hành dân chủ với tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội.

2. Gắn kết nhuần nhuyễn giữa nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn; giữa nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn với định hướng chính sách

Chúng ta đều đã biết, sự thống nhất giữa lý luận với thực tiễn là nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Thực tiễn không có lý luận là thực tiễn mù quáng; lý luận không có thực tiễn là lý luận suông. Căn nguyên của bệnh chủ quan là do kém lý luận, coi thường lý luận và lý luận suông; nguyên nhân của bệnh giáo điều là do xa rời thực tiễn, không sâu sát thực tiễn, không gắn bó với quần chúng nhân dân, thiếu quan điểm lịch sử cụ thể và quan điểm phát triển khi đề ra chủ trương, đường lối và nhiệm vụ, giải pháp giải quyết vấn đề.

Trong quá trình xây dựng các văn kiện Đại hội XIV của Đảng, phải gắn kết nhuần nhuyễn việc nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn phát triển trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; với xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, hình thành đồng bộ thể chế phát triển nhanh và bền vững đất nước dựa trên những trụ cột là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhìn lại hơn nửa chặng đường Đại hội XIII của Đảng, trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức bất thường, phức tạp hơn nhiều so với dự báo, nhưng nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt, sát sao, kịp thời của Đảng; sự đồng hành và giám sát có hiệu quả của Quốc hội; sự chỉ đạo, điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự đoàn kết, phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, các địa phương; sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị và sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng nổi bật trên các lĩnh vực. Đại hội XIII của Đảng và các nghị quyết, kết luận của các Hội nghị Trung ương 3, 4, 5, 6, 7, 8 với phương châm "Tiền hô hậu ủng", "Nhất hô bá ứng", "Trên dưới đồng lòng", "Dọc ngang thông suốt", chúng ta đã quán triệt sâu sắc, cụ thể hoá, lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai tổ chức thực hiện một cách quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả; tập trung vào 12 định hướng phát triển đất nước, 3 đột phá chiến lược, 6 nhiệm vụ trọng tâm với quan điểm xuyên suốt là phát triển nhanh và bền vững đất nước, trong đó phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hoá, con người là nền tảng; bảo đảm quốc phòng - an ninh là trọng yếu thường xuyên.

Trong nhiệm kỳ này, chúng ta đã tổ chức nhiều hội nghị toàn quốc mang dấu ấn đặc biệt: Hội nghị Văn hoá toàn quốc lần đầu tiên được tổ chức rất thành công đã tạo ra một nguồn sinh lực mới, khí thế mới cho sự nghiệp xây dựng, chấn hưng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Các hội nghị toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Quốc hội, Chính phủ khoá XV và của các khối như: Nội chính, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực,... được tổ chức rất đồng bộ, bài bản và thành công ngay từ đầu nhiệm kỳ đã sớm định hướng rõ ràng, đúng đắn cho việc tiếp tục đổi mới, xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Các nghị quyết mới của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở toàn bộ 6 Vùng kinh tế - xã hội của cả nước đã góp phần tích cực thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới của Đại hội lần thứ XIII của Đảng về phát triển Vùng - một vấn đề có ý nghĩa chiến lược, rất quan trọng, cả về lý luận và thực tiễn, trong việc phát triển nhanh, bền vững các vùng nói riêng và cả nước nói chung. Đến nay, có thể khẳng định, chưa bao giờ công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta lại được chỉ đạo một cách mạnh mẽ, bài bản, đồng bộ, quyết liệt, và có hiệu quả rõ rệt như thời gian gần đây; để lại dấu ấn nổi bật, tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội và củng cố, tăng cường niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ ta... Đặc biệt, Hội nghị toàn quốc về công tác đối ngoại với việc đề ra đường lối đối ngoại hiện đại, toàn diện, mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" đã góp phần tạo ra những điểm sáng ngoại giao mang tính lịch sử trong nhiệm kỳ này, được Nhân dân đồng tình ủng hộ và bạn bè quốc tế đánh giá cao. Nhiệm vụ của tổng kết là cần làm rõ những kết quả mới, những cách làm mới, những nền tảng đã được tạo dựng, những yêu cầu đặt ra, giúp nhận diện rõ khát vọng, tầm nhìn, định hướng và các giải pháp lớn, sát hợp với tình hình mới, phục vụ giai đoạn phát triển mới khi cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế của nước ta đã ở một tầm cao mới.

Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng toàn quốc lần này phải là một công trình khoa học kết tinh trình độ lý luận, tầm cao trí tuệ của toàn Đảng, niềm tin và khát vọng của cả dân tộc, phản ánh những quy luật khách quan của thực tiễn, xu thế vận động mới của thực tiễn. Coi trọng tổng kết thực tiễn và nắm chắc lý luận khoa học; kết hợp nhuần nhuyễn giữa nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn với định hướng chính sách để phát hiện, tìm tòi những chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp đang xuất hiện có sức sống từ trong thực tiễn, từ những nhân tố mới của thực tiễn, những mâu thuẫn chín muồi trong thực tiễn. Chú ý làm rõ những chủ trương, chính sách nào đã được thực tế khẳng định là đúng đắn, phù hợp, và cái gì cần tiếp tục đổi mới, bổ sung, phát triển.

3. Về cách làm: Văn kiện Đại hội, trong đó có Báo cáo chính trị của Đại hội XIV là sản phẩm của trí tuệ tập thể, là một công trình tập thể của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, cho nên chúng ta phải phát huy dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể và theo đó phải có sự tham gia đóng góp của các cơ quan, ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân; tranh thủ sự tham gia đóng góp của các đồng chí nguyên lãnh đạo, của giới trí thức, các nhà nghiên cứu, quản lý. Đặc biệt, phải chú trọng khai thác kết quả nghiên cứu khoa học ở trong nước và quốc tế, chắt lọc kết quả nghiên cứu của các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học lý luận chính trị đặc biệt cấp quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045,… nhằm cung cấp một cách có hệ thống các luận cứ khoa học và thực tiễn, góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận về đường lối đổi mới, lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và trực tiếp phục vụ việc xây dựng các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Phải tập trung phân tích, đánh giá thật khách quan, toàn diện những kết quả đã đạt được; những hạn chế, yếu kém còn tồn tại và phân tích nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm chủ yếu. Chỉ rõ những mục tiêu, quan điểm, phương châm, tư tưởng chỉ đạo và những nhiệm vụ, giải pháp nào đã được thực tế kiểm nghiệm là đúng đắn, cần tiếp tục kiên trì, nghiêm túc thực hiện. Đồng thời, cần phân tích thật thấu đáo bối cảnh tình hình trong nước, quốc tế, thấy rõ những biến đổi sâu sắc, diễn biến phức tạp, khó lường và dự báo xu thế phát triển trong thời gian tới để kịp thời bổ sung, phát triển một số quan điểm, tư tưởng chỉ đạo và điều chỉnh một số trọng tâm, nhiệm vụ, nội dung giải pháp ứng phó cho phù hợp với tình hình mới.

Trong quá trình thảo luận, bàn bạc, cần hết sức cầu thị, lắng nghe, tôn trọng ý kiến lẫn nhau, cùng tìm ra chân lý, tạo sự thống nhất cao, nhất là những vấn đề mới, vấn đề khó. Cần lưu ý Báo cáo chính trị phải là báo cáo trung tâm, phải đặt ở tầm quan điểm, đường lối, chủ trương lớn; báo cáo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội là báo cáo chuyên đề, bảo đảm không trùng lặp; nhất quán về quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển đất nước giai đoạn 2026 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, góp phần tiếp tục bổ sung, phát triển nhận thức lý luận của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Thưa các đồng chí,

Sắp tới, công việc của Tiểu ban, Thường trực Tiểu ban là rất nhiều, rất khó, đòi hỏi phải có sự cố gắng rất lớn, sự tập trung, nỗ lực rất cao. Đề nghị các đồng chí Thường trực Tiểu ban, Thường trực Tổ Biên tập dành thời gian, tâm sức thoả đáng và có phương pháp làm việc rất khoa học, giữ mối quan hệ chặt chẽ với các tiểu ban, Thường trực Tổ Biên tập các tiểu ban khác để hoàn thành công việc với chất lượng cao và đúng tiến độ.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn và chúc sức khoẻ các đồng chí.
Hương Sen Việt

23/02/2024

9 loại phụ cấp theo chế độ tiền lương mới từ ngày 1/7/2024

Nhiều nhà báo không đặt cái "tâm" khi làm nghề. Khi hai bộ phim Việt là Đào, Phở và Piano - Mai đang thành công thì bây ...
22/02/2024

Nhiều nhà báo không đặt cái "tâm" khi làm nghề. Khi hai bộ phim Việt là Đào, Phở và Piano - Mai đang thành công thì bây giờ họ bắt đầu gây chiến giữa hai bộ phim để câu tương tác. Họ đặt hai bộ phim vào thế đối đầu không sòng phẳng, đặt ra những thuyết âm mưu cực kỳ rẻ tiền đưa những đơn vị không liên quan vào thế bí như là Rạp Quốc Gia và Box Office Việt Nam. Rạp Quốc Gia bị mang tiếng là sử dụng "chiêu trò", Box Office Việt Nam trở thành "đối tượng" gian lận doanh thu phim điện ảnh....

Một bên thì hạ thấp Đào, tâng bốc Mai.
Một bên thì hạ thấp Mai, tâng bốc Đào.

Để rồi kích động dân cư mạng chửi bới, mạt sát, công kích lẫn nhau và thậm chí là phân biệt vùng miền. Hãy để khán giả thưởng thức, phải hiếm hoi lắm điện ảnh Việt Nam mới có những tín hiệu tích cực cả về doanh thu, truyền thông, sự chú ý của khán giả, chất lượng các phim cũng tốt dần hơn, đặc biệt là ở dòng phim lịch sử.

---

20/02/2024

Chủ tịch nước dâng hương tưởng niệm Đức vua An Dương Vương tại đi tích Cổ Loa

ĐÀO, PHỞ VÀ PIANO: FAST & FURIOUS, LEESIN, HỌA SĨ GỐC HÀ NỘI VÀ SỰ LÃNG MẠN GIỮA BI TRÁNG. Nói vui một chút, Đào, Phở và...
20/02/2024

ĐÀO, PHỞ VÀ PIANO: FAST & FURIOUS, LEESIN, HỌA SĨ GỐC HÀ NỘI VÀ SỰ LÃNG MẠN GIỮA BI TRÁNG.

Nói vui một chút, Đào, Phở và Piano là một tác phẩm mà các bạn sẽ được xem những màn đua xe trong Fast & Furious nhưng mà là phiên bản kém hơn. Hình tượng người sĩ dùng cờ đỏ băng đôi mắt bị bỏng cháy do bom đạn rất chân thực đáng để Riot Games phải học tập nếu muốn làm một tác phẩm live action có mặt vị tướng Lee Sin. Một họa sĩ yêu nước không phải từ Áo mà là người Hà Nội, những bát phở mà không ai được ăn, một đám cưới cho ngày mai để chết, bức tranh tường quyết tử…

Phim rất lãng mạn và rất đẹp. Có những chi tiết rất lịch sử như giả tiếng súng bằng pháo nổ buộc vào đòn gánh, gói kỉ vật của những chiến sĩ hy sinh vào những tờ giấy bìa cũ, vẽ cờ bằng máu, quân ta mai phục trong những ngôi nhà đổ nát để “săn Tây”, hàng dài chiến sĩ của Trung đoàn Thủ đô rút lui về chiến khu…

Đào, Phở và Piano là một bộ phim của sự đối lập. Phim tạo ra một không gian lãng mạn giữa bối cảnh chiến tranh. Một đám cưới toàn màu trắng và ánh sáng giữa một chiến hào đầy tối tăm và bụi bặm. Có những nhà hàng Tây sang trọng đối lập với cảnh hoang tàn của phố xá người dân, giữa những đoàn quân trang bị hiện đại với những chiến sĩ chỉ có vũ khí thô sơ. Một chiếc xe tăng đầy khói lửa với một chiếc xe khách tan nát được trưng dụng làm phòng cưới… Tuy nhiên, có một sự thống nhất rằng, những con người trong phim, họ rất bình thản và dường như không sợ hãi.

Nhà bán phở không sợ chiến tranh, họ là hộ dân cuối cùng còn ở lại, đến phút cuối, gia đình ấy vẫn ở lại vì lời hứa nấu phở cho thằng cu bé. Thậm chí, ông bác còn gánh phở xuyên qua những lớp nhà đến với trận địa phòng thủ. Và cũng là người hy sinh đầu tiên trong trận đánh cuối cùng. Thằng cu bé làm nhiệm vụ đánh giày và nghe ngóng thông tin. Nó dẫn anh chiến sĩ qua những góc phố để tránh lính Tây, nó chứng kiến gia đình và cả phố chết, nhưng nó không sợ. Rồi sau đó nó bị phát hiện là Việt Minh do trong người lộ ra cái mũ có hình ngôi sao. Nó bị bắn gục.

Gánh ca hát thì giàu có, yêu cái đẹp, tưởng như là theo Tây. Vậy mà sau này lão chủ gánh hát lại lái xe đưa chiến sĩ về chiến trận, vượt qua mấy chốt gác của Pháp, rồi cả nhóm còn đi cứu thằng bé. Một ca kỹ ở lại cản đường đám lính đuổi theo và bị xâm hại… Cảnh cuối cùng của gánh hát là chèo thuyền đi giữa hồ sen, ngụ ý về sự trong sạch, minh bạch, bị vấy bẩn nhưng không hôi tanh.

Người họa sĩ già khao khát vẽ được một bức tranh gì đó thật là thần thái. Khi mọi người di tản lên chiến khu, ông vẫn ở lại đợi anh chiến sĩ đi tìm đạn dược trở về và nhang khói cho những ai đã ngã xuống. Rồi trở thành người chứng kiến hôn lễ cho đôi trẻ, vẽ bức tranh cuối cùng có cờ đỏ sao vàng trên nền gạch cũ. Cuối phim, có sự xuất hiện của vị cha xứ làm chủ hôn cho đôi trẻ. Vị cha xứ này có một câu rất đáng chú ý: “Không theo bên nào”. Nhưng, khi gặp đôi trẻ và vị họa sĩ già, chứng kiến những câu chuyện, vị cha xứ cũng dùng máu để góp phần vào màu cờ, chỉ tiếc đến phút cuối, ông vẫn giơ vải trắng để đầu hàng rồi bị bắn gục.

Cô gái đã có hai lần quay trở lại và đồng nghĩa rằng cô đã từ chối hai lần được sống. Sống và chết có ý nghĩa gì? Còn nhân vật chính của chúng ta, một chàng trai bị từ chối đơn cảm tử quân vì làm phí một quả lựu đạn, thách thức chỉ huy bắn đi vì “súng hết đạn”, nhận trách nhiệm đi tìm đạn chứ không để đánh nghi binh mãi được. Khi cầm đào trở về chiến lũy vì đồng đội đã đi hết nhưng anh cũng không rút lui, ngồi sửa bom ba càng làm trận cuối cùng… Và hai người đã có một đám cưới như trong mơ, có quan khách, có người chứng kiến, có người chủ hôn, có phòng cưới… Đôi khi, giữa những sự tối tăm, đau thương, khốn cùng nhất lại có những ánh sáng thật đẹp lóe lên rồi vụt tắt.

Thời chiến, người ta vẫn cần một cành đào cho có không khí xuân, vẫn mong được thưởng thức một bát phở có hành, vẫn ca hát, vẫn sống bình thản…

Phim mở đầu bằng tình yêu và kết thúc cũng là tình yêu. Đầu phim, chàng trai cảm tử quân tạm biệt bạn gái để dùng bom ba càng lao vào xe tăng địch nhưng không thành công. Cuối phim, cô gái dùng bom ba càng lao vào xe tăng tất cả đều chết hết. Và thêm một tình yêu nữa chấm dứt…

Lịch sử của chúng ta là bao nhiêu năm? Và bao nhiêu câu chuyện tình yêu đã dở dang? Bao nhiêu người đã ngã xuống? Cuối phim, bộ phim quay ra chiếu bức tranh bị tàn phá, có lá cờ đỏ sao vàng, bên cạnh là cặp đôi uyên ương ôm lấy nhau… Bên cạnh Tổ Quốc là tình yêu, tình yêu vừa là sự nảy nở nhưng cũng là sự hy sinh.

Mỗi người chúng ta đều có những cuộc đời riêng, có thể gắn kết với nhau, có thể đi qua nhau, có thể sống chết cùng nhau. Cặp đôi trong phim đã hết mình với tình yêu của chính họ và trọn vẹn với Tổ Quốc. Mỗi người đều có ba thứ tình yêu, đó là tình yêu đôi lứa, tình yêu gia đình, người thân và tình yêu Tổ Quốc.




Minh họa từ những bức ảnh tự chụp từ Đào, Phở và Piano.

Address


Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Đông Anh - RSC posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Shortcuts

  • Address
  • Alerts
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Media Company?

Share