BIỆN PHÁP ĐỂ QUẢN LÝ VÀ PHÒNG TRỪ
BỆNH THỐI GỐC CHẢY MŨ TRÊN CÂY CÓ MÚI
Link:https://youtu.be/6puuzWQ_fG8
Hình thái thời tiết như hiện nay là điều kiện thuận lợi cho bệnh thối gốc, chảy mũ phát sinh và gây hại trên cây có múi. Đây là bệnh do nấm gây ra, nấm bệnh được lưu tồn trong đất, khi gặp điều kiện ẩm độ cao hay trời có mưa to, nấm sẽ tấn công mạnh lên các phần của cây qua vết nứt hay vết thương. Ngoài ra, bệnh thường xuất hiện và gây hại nặng ở những vườn đất thấp, thoát nước kém và những vườn trồng dày.
Để quản lý và phòng trừ bệnh thối gốc chảy mũ trên cây có múi, theo Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, bà con nông dân cần phải áp dụng các biện pháp sau:
- Lên liếp cao, hình mai rùa để dễ thoát nước, đặc biệt trong mùa mưa.
- Sử dụng các giống cây kháng bệnh và trồng với khoảng cách thưa hợp lý.
- Tăng cường bón thêm phân hữu cơ hoai mục hoặc phân chuồng kết hợp với nấm đối kháng Trichoderma tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, tăng sức đề kháng cho cây.
- Bón cân đối giữa Đạm, Lân và Kali, tránh bón thừa phân đạm.
- Tỉa cành tạo tán cho vườn thông thoáng, tránh gây vết thương cơ giới cho vùng rễ và vùng thân gần gốc.
- Giữ cho gốc cây luôn được khô ráo. Không để đất vườn quá dẻ chặc, tạo điều kiện thoát nước tốt trong mùa mưa.
- Khi phát hiện cây bị bệnh, nên dùng dao cạo sạch hết vết bệnh rồi quét thuốc trừ nấm. Sau một thời gian vết bệnh sẽ lành, vỏ cây sẽ tái sinh.
Ngoài ra, thời tiết mưa nắng xen kẽ cũng là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát sinh phát triển v
ĐỂ VIỆC CANH TÁC RAU MÀU TRONG MÙA MƯA
ĐẠT HIỆU QUẢ
Link:https://youtu.be/_DmGF5QuElA
Tình hình thời tiết như hiện nay thường gây bất lợi đối với các loại rau màu do nhiệt độ và ẩm độ không khí rất cao, gây trở ngại cho việc phát triển của cây trong giai đoạn ra hoa, đậu trái, vì thế năng suất thường không cao. Đặc biệt khi độ ẩm, nhiệt độ cao cũng là điều kiện thích hợp cho nhiều loài sâu bệnh phát sinh, phát triển và gây hại làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.
Vì vậy, để việc việc canh tác rau màu trong mùa mưa đạt hiệu quả, theo Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, bà con nông dân nên áp dụng các biện pháp sau:
- Chọn và làm đất kỹ, bố trí hệ thống kênh mương đầy đủ và hợp lý, không để rau màu bị ngập úng.
- Nên bón vôi cho đất với liều lượng 100 – 150 kg vôi bột/1.000m2 giúp hạ phèn, góp phần tiêu diệt các mầm bệnh trong đất và cung cấp thêm lượng can xi cho cây trồng
- Sử dụng màng phủ nông nghiệp, không chỉ hạn chế ảnh hưởng bất lợi của thời tiết mà còn tạo môi trường thích hợp cho cây sinh trưởng khỏe, hạn chế sâu bệnh.
- Chọn mua giống tốt và kháng sâu bệnh, nên chọn trồng các loại rau có bộ tán lá gọn, thời gian sinh trưởng ngắn, sớm cho thu hoạch.
- Làm sạch cỏ dại, để hạn chế đến mức tối đa sự cạnh tranh dinh dưỡng của cỏ với cây trồng đồng thời loại bỏ được nơi trú ngụ, ẩn nấp và nguồn lây lan của nấm bệnh, côn trùng gây hại cho rau màu.
- Bón phân cân đối theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây, không bón thừa phân đạm.
- Thường xuyên thăm đồng để phát hiện và có biện
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ QUẢN LÝ VÀ PHÒNG TRỪ
BỆNH ĐẠO ÔN LÁ
Link: https://youtu.be/-zBdIg7gPqg
Hình thái thời tiết như hiện nay là điều kiện thuận lợi cho nhiều dịch bệnh phát sinh và lây lan mạnh trên lúa Hè Thu, trong đó có bệnh đạo ôn lá. Ước tính, diện tích lúa nhiễm bệnh hiện nay là trên 21 ngàn ha, tỷ lệ bệnh phổ biến từ 10 đến 15%, phân bố tại các tỉnh Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Bạc Liêu và Trà Vinh. Ngoài yếu tố thời tiết, việc sạ dày và bón thừa phân đạm cũng là nguyên nhân khiến cho bệnh đạo ôn phát triển, gây hại mạnh.
Để quản lý và phòng trừ bệnh đạo ôn lá, theo Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, ở giai đoạn bón phân đón đòng, bà con nông dân nên áp dụng các biện pháp sau:
- Không nên bón thừa phân Đạm, nên bón bổ sung thêm các loại phân có chứa Calsi và Silic để tăng sức đề kháng cho cây.
- Không nên để ruộng khô hạn, không phun các loại phân bón lá và thuốc kích thích sinh trưởng.
- Phun thuốc đặc trị để phòng trừ bệnh đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông, áp dụng nguyên tắc 4 đúng khi phun.
- Đối với bệnh đạo ôn cổ bông, bà con nên phun thuốc khi lúa trổ lẹt xẹt và lúc lúa trổ đều.
Ngoài ra, bà con nông dân cũng cần lưu ý đến rầy nâu vì diện tích lúa nhiễm rầy nâu hiện nay là gần 2 ngàn ha với mật số phổ biến từ 750 – 1.500 con/m2. Để quản lý rầy nâu một cách hiệu quả, bà con cần bảo tồn thiên địch ngay từ đầu vụ. Thực hiện tốt “Ruộng lúa- Bờ hoa” hay còn gọi “Công nghệ sinh thái” nhằm tăng cường “Đa dạng hóa sinh học” dẫn dụ nhiều loài thiên địch đến kiểm soát dịch hại tr
BIỆN PHÁP ĐỂ QUẢN LÝ RẦY NÂU
ĐỒNG THỜI NGĂN NGỪA BỆNH VÀNG LÙN, LÙN XOẮN LÁ
Link: https://youtu.be/OtFc2bVQaF0
Với hình thái thời tiết như hiện nay là điều kiện thuận lợi để rầy nâu phát sinh và gây hại trên ruộng lúa. Rầy nâu trưởng thành và ấu trùng thường tập trung ở phần gốc và thân cây lúa để chích hút nhựa làm cản trở quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, nếu mật số rầy cao có thể gây ra hiện tượng “cháy rầy” làm giảm năng suất lúa. Ngoài việc gây hại trực tiếp, rầy nâu còn là môi giới truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá cho cây lúa.
Để quản lý rầy nâu đồng thời ngăn ngừa bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá một cách hiệu quả, theo Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, bà con nông dân nên áp dụng các biện pháp sau:
- Dọn sạch cỏ dại, lúa chét, làm đất kỹ trước khi xuống giống.
- Khi gieo sạ lúa, bà con cần thực hiện phương châm “Gieo sạ đồng loạt, tập trung né rầy”, trên cơ sở ứng dụng “3 Giảm 3 Tăng” hoặc “1 Phải 5 Giảm”. Tuân thủ lịch gieo sạ theo khuyến cáo địa phương.
- Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali. Tránh bón thừa phân đạm. Chú ý, bón tăng hàm lượng kali, Si-líc và Canxi để tăng sức đề kháng cho cây.
- Không phun thuốc trừ sâu ở giai đoạn đầu của cây lúa, cần bảo tồn thiên địch ngay từ đầu vụ.
- Thực hiện tốt “Ruộng lúa- Bờ hoa” hay còn gọi “Công nghệ sinh thái” ngay từ đầu vụ nhằm tăng cường “Đa dạng hóa sinh học” dẫn dụ nhiều loài thiên địch đến kiểm soát dịch hại trên ruộng lúa.
Bà con nông dân có thể xem bản tin “Thời Tiết Nông V
BIỆN PHÁP ĐỂ QUẢN LÝ BỆNH THÁN THƯ HẠI ỚT
Link:https://youtu.be/6gIfcWpknlQ
Thời tiết như hiện nay sẽ tạo điều kiện tốt cho bệnh thán thư phát sinh, gây hại trên cây ớt. Bệnh xuất hiện trong tất cả các giai đoạn phát triển của cây, nhưng thường gây hại mạnh vào thời kỳ ớt cho trái, làm thối trái hàng loạt, đôi khi gây thất thu năng suất đến 100%. Ngoài yếu tố thời tiết, những ruộng trồng dày, bón thừa đạm cũng tạo điều kiện cho bệnh thán thư phát triển mạnh.
Để quản lý bệnh thán thư hại ớt, theo Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, bà con nông dân nên áp dụng các biện pháp sau:
- Làm đất kỹ kết hợp với bón vôi từ 80-120 kg/công.
- Lên liếp cao để thoát nước tốt và sử dụng màng phủ nông nghiệp để phủ liếp trồng.
- Chọn giống kháng bệnh và nên xử lý hạt giống bằng nước ấm (3 sôi 2 lạnh) hoặc thuốc trừ nấm.
- Gieo trồng với mật độ thích hợp, không trồng quá dày.
- Bón phân cân đối, không bón nhiều phân đạm và nên tăng cường bón bổ sung thêm các loại phân qua lá có chứa canxi, silic để tăng sức đề kháng bệnh.
- Không sử dụng phân bón lá và chất kích thích khi cây bị bệnh.
- Phun thuốc đặc trị bệnh thán thư khi bệnh chớm xuất hiện theo nguyên tắc 4 đúng đồng thời thu gom và tiêu hủy các trái, cành, lá bị bệnh để hạn chế lây lan.
Bà con nông dân có thể xem bản tin “Thời Tiết Nông Vụ” lúc 19h05 hàng ngày trên kênh THVL1 hoặc xem trực tuyến trên thiết bị di động qua ứng dụng xem truyền hình trên Internet THVLi của Truyền hình Vĩnh Long.