Lão Hạc - Cậu Vàng

  • Home
  • Lão Hạc - Cậu Vàng

Lão Hạc - Cậu Vàng T

17/08/2021
17/08/2021

TIÊM VACCINE - KHÔNG THỂ CHẬM TRỄ, LƠ LÀ

Trong những ngày gần đây, Bộ Y tế liên tục phát đi những công văn hỏa tốc gửi các tỉnh, thành phố cảnh báo về hiện tượng chậm trễ trong việc triển khai tiêm vaccine ngừa Covid-19 của một số địa phương.

Bộ Y tế cũng đã nêu đích danh 8 địa phương có tốc độ tiêm chậm là Đồng Nai, Tây Ninh, Trà Vinh, Bình Dương, Hậu Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tiền Giang và Thanh Hóa.

Ngay sau đó, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành văn bản hỏa tốc yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương khẩn trương triển khai thực hiện đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm vaccine ngừa Covid-19, xác định: “Tổ chức tiêm vaccine Covid-19 là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng; là tiêu chí đánh giá năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cá nhân người đứng đầu; để xảy ra chậm trễ, lơ là trong công tác trên sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Tỉnh ủy, UBND tỉnh”.

Hiện nay trước tình thế cấp bách, Chính phủ đang bằng mọi cách thực hiện quyết liệt, bài bản ở các cấp, đặc biệt ở cấp cao về chiến lược và ngoại giao vaccine, không câu nệ hình thức, ngoại giao song phương hay đa phương, điện đàm hay viết thư cho lãnh đạo các nước, lãnh đạo các tổ chức quốc tế như Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các doanh nghiệp sản xuất vaccine để Việt Nam tiếp cận được càng sớm và càng nhiều vaccine là một biện pháp cơ bản, trước mắt cũng như lâu dài nhằm khống chế dịch bệnh. Mặt khác, hàng triệu người dân Việt Nam đang tha thiết, khát khao, mong chờ được tiêm vaccine sớm. Bất cứ sự chậm trễ nào trong việc triển khai chiến lược tiêm vaccine lúc này cũng đều thể hiện thái độ thiếu nghiêm túc trong thi hành nhiệm vụ, thiếu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Nhiều tỉnh, thành phố đưa ra lý do trong việc chậm trễ tiêm vaccine là: Địa phương đang tập trung cho công tác phòng, chống dịch, dẫn đến thiếu người tổ chức tiêm chủng làm cho tiến độ tiêm chậm; việc rà soát để có một kế hoạch tổng thể trong công tác tiêm chủng, một số địa phương chưa thực hiện được; công tác bảo quản vaccine khi thiếu nguồn nhân lực tham gia tiêm... Tất cả những lý do đó đều là ngụy biện! Phải chăng đó là biểu hiện của căn bệnh đã từng xảy lâu nay: “Trên nóng, dưới lạnh”?

Khi Trung ương có quyết tâm rất cao trong lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống dịch thì tại một số địa phương, cơ sở lại chậm trễ, rềnh rang, không có các giải pháp quyết liệt, thiếu tính chủ động và tích cực, không vì lợi ích thiết thực của đại đa số quần chúng nhân dân trong công tác phòng, chống dịch...

Bộ Y tế cho biết hiện cả nước đã tiêm được hơn 13,77 triệu liều vaccine trong tổng số 18,7 triệu liều đã tiếp nhận từ nhiều nguồn. Tuy nhiên, theo báo cáo của Cơ quan thường trực Tiểu ban Tiêm chủng, hiện nay vẫn còn có đơn vị rất chậm trễ trong việc tiếp nhận vaccine, tổ chức triển khai tiêm chủng và báo cáo tiến độ. Vì vậy, theo công văn của Bộ Y tế, nếu địa phương, đơn vị nào triển khai tiêm chủng chậm, Bộ Y tế sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ có biện pháp xử lý, trong đó có thể xử lý kỷ luật người đứng đầu.

Có thể sẽ có những lý do khách quan khác nhau của các địa phương khi tiếp nhận và triển khai tiêm vaccine được phân bổ từ Bộ Y tế, song nếu người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan ban, ngành ở địa phương thiếu trách nhiệm trong tổ chức, triển khai, thiếu sự đôn đốc, kiểm tra, giám sát để cho cấp dưới không hoàn thành nhiệm vụ, nhất định phải xử lý kỷ luật, thậm chí, phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Có như vậy, chúng ta mới hoàn thành được tiến độ trong chiến lược tiêm chủng quy mô toàn quốc, góp phần nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh, hạn chế thấp nhất thiệt hại về sức khỏe, tính mạng nhân dân và kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra.

QĐND

10/08/2021

HƯỚNG DẪN TẠM THỜI GIÁM SÁT VÀ PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 ĐỐI VỚI NGƯỜI TIẾP XÚC GẦN (F1)

Theo Quyết định 3638 /QĐ-BYT ngày 30/7/2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống dịch COVID-19, người tiếp xúc gần (F1) có tiếp xúc gần trong vòng 2 mét hoặc trong cùng không gian kín tại nơi lưu trú, làm việc, cùng phân xưởng, học tập, sinh hoạt, vui chơi giải trí…

Nguồn: Trung tâm Thông tin tư liệu và Đồ họa/TTXVN

06/08/2021

HỘI NGỘ CỦA NHỮNG NGƯỜI XƯA NAY HIẾM

Trung tướng - AHLLVTND Nguyễn Quốc Thước (95 tuổi) và nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình (94 tuổi), tay bắt mặt mừng khi gặp nhau ở Bệnh viện TWQĐ 108 - Hà Nội sáng ngày 4/8/2021.

Hai cụ đã gần 100 tuổi, còn gặp được nhau là vui. Kính chúc hai cụ sức khoẻ và bình an!

04/08/2021

C?m nang phòng, ch?ng Covid-19

04/08/2021

Các hình thức cách ly y tế để phòng - chống dịch Covid-19 tại tỉnh Gia Lai.

04/08/2021

Gia Lai: Lãnh án vì tội phá hoại chính sách đoàn kết

(GLO)- Sáng 2-8, Hội đồng xét xử sơ thẩm Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai đã tuyên phạt các bị cáo: Rah Lan Rah (SN 1977), Siu Chõn (SN 1975) cùng 6 năm tù; Rơ Mah Thêm (SN 1992, cùng trú tại làng Pa Pết, xã Bờ Ngoong, huyện Chư Sê) 5 năm tù về tội “Phá hoại chính sách đoàn kết”.

Từ tháng 3-2019 đến tháng 1-2021, thông qua mạng xã hội Facebook, 3 đối tượng trên đã nghe theo sự lôi kéo, xúi giục và nhận sự viện trợ tiền bạc từ Rah Lan Nglol-đối tượng FULRO lưu vong hiện sống ở nước ngoài để tuyên truyền lôi kéo nhiều người dân ở làng Pa Pết (xã Bờ Ngoong, huyện Chư Sê) tham gia nhóm họp “Blung Hlơu”.

Thông qua nhóm này, các đối tượng đã vận động người dân quyên góp tiền bạc, gạo. Đồng thời, hình thành từng nhóm, phân công các chức danh ở từng bộ khung trong làng với mục đích gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

31/07/2021
30/07/2021

NHẬT KÝ PHÒNG CHỐNG COVID-19.

Vừa hết giờ làm việc buổi chiều thì chúng tôi tức tốc vơ vội bộ quần áo mưa và những thứ cần thiết lên ngay chiếc xe đặc chủng đã đậu sẵn dưới sảnh của đơn vị để đi làm nhiệm vụ tại địa điểm cách đơn vị chúng tôi chừng 100 km để dẫn đoàn người di chuyển từ các tỉnh phía Nam về các tỉnh miền Trung và miền Bắc (đi qua Gia Lai) bằng xe máy theo hướng QL14 lên Kon Tum và QL19 xuống Bình Định để đảm bảo an toàn sự đi lại cho người dân.

Tôi về đến nhà là lúc kim đồng hồ đã chỉ 01 giờ sáng của ngày mới nhưng tôi vẫn thao thức không ngủ được vì những hình ảnh đọng lại trong tâm trí...

Trong lúc ngồi gặm ổ bánh mì mang theo vì chưa kịp ăn chiều và đợi mọi người đổ xăng đầy bình cho chiếc xe của mình để lên chuẩn bị lên đường về với quê nhà thân thương của họ, tôi lại được chứng kiến những hình ảnh và tình cảm của người dân nơi đây dành cho lực lượng chống dịch thật xúc động và rưng rưng mọi người ạ!

Khoảng 7h tối: Có 2 mẹ con chở trên 2 chiếc xe máy đến chỗ các anh 1 sọt nào là chén bát, thìa, đũa, 1 sọt đựng xoong cháo gà nóng hổi với 1 thố hành lá và 1 thố thịt gà đã xé sẵn đến cho các chiến sỹ tuyến đầu chống dịch, chị còn dặn đi dặn lại anh em "Ăn xong cứ gom chén bát đó, mai chị mang về nhà rửa!" 🥰🥰🥰

Một lúc sau, 1 chị có dáng người nhỏ nhắn với chiếc xe máy khá cũ (nghe mọi người bảo nhà chị nghèo lắm) nhưng vẫn nấu và chở đến cho các anh những tô bánh canh ...ăn để có sức làm việc.

Rồi lại 1 chị (tôi đoán tầm ngoài 50) xách 1 túi đến tặng các anh những chai nước chanh, sả, tắc kèm 1 câu: "nước này chị tự nấu tặng cho các chú uống để tăng cường sức đề kháng, có sức mà chống dịch", chị còn quay qua bảo tôi: giờ mới thấy quý trọng màu cờ sắc áo của lực lượng Công an em nhỉ?

Tôi chưa kịp hỏi tên các chị thì đã phải vội chào để lên đường làm nhiệm vụ vì mọi người ngoài kia đã sẵn sàng để lên đường, họ đang rất mong sớm được về đến nhà sau những chặng đường dài đầy khó khăn, vất vả...

P/s: Nhìn anh đồng nghiệp đã gầy rộc vì bao ngày nay làm việc vất vả, vừa cảm ơn bà con và khoe "ở đây bà con thương tụi anh lắm" bỗng thấy khoé mắt cay cay...

Ảnh: Đ/c Trung tá Nguyễn Minh Tuấn - Đội trưởng Đội CSGTĐB số 1, Phòng CSGT Công an tỉnh Gia Lai; Tổ trưởng Tổ kiểm soát, phòng chống dịch, cầu 110, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai.

Theo An tòan giao thông Gia Lai

30/07/2021

Vingroup xây dựng nhà máy công suất 100-200 triệu liều vắc xin ngừa COVID-19/năm ở Hà Nội

Đây là 1 trong 5 công trình, dự án trọng điểm được phép hoạt động trong thời gian giãn cách. Công suất nhà máy là 100-200 triệu liều vắc xin/năm.

UBND thành phố Hà Nội đã có văn bản cho phép 5 công trình/dự án trọng điểm cấp bách được phép hoạt động trong thời gian giãn cách. Trong số này có dự án nhà máy sản xuất vắc xin của Vingroup, đặt tại Hòa Lạc, Hà Nội.

Tại cuộc họp với Thủ tướng cuối tuần trước, Bộ Y tế cho biết Việt Nam hiện đang nghiên cứu, hoàn thiện 2 vắc xin là Nano Covax (Công ty Nanogen) và Covivac (Viện Vắc xin và sinh phẩm y tế Nha Trang), đồng thời nhận chuyển công nghệ 2 vắc xin khác từ Mỹ và Nhật.

Trong số này, vắc xin do Vingroup nhận chuyển giao công nghệ từ Công ty Acturus, Hoa Kỳ, dự kiến thử nghiệm lâm sàng trên người từ tháng 8-2021. Sau khi hoàn thành thử nghiệm sẽ triển khai sản xuất tại nhà máy ở Hòa Lạc, thành phẩm sẽ có mặt trên thị trường dự kiến vào 2022.

Bộ Y tế cho biết nhà máy có công suất 100-200 triệu liều vắc xin/năm, vắc xin sản xuất bằng công nghệ mRNA. Đây là công nghệ tương tự việc sản xuất vắc xin Pfizer và cũng là vắc xin dạng đông khô giống Pfizer, nhưng nhiệt độ bảo quản 2-8 độ C, khác với Pfizer bảo quản ở nhiệt độ âm sâu (âm 75 đến âm 85 độ C).

Trước đó, trong ngày 28-7, Bộ Y tế cho biết có trên 307.270 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là gần 5.321.840 liều, trong đó tiêm mũi 1 là gần 4.825.210 liều, tiêm mũi 2 là 496.630 liều.

Đây là ngày có số người được tiêm chủng lớn nhất kể từ đầu tháng 7 và một trong số ngày có số người được tiêm lớn nhất kể từ tháng 3-2021 khi Việt Nam bắt đầu tiêm vắc xin ngừa COVID-19.

Tuy nhiên so với nhu cầu, con số này vẫn rất chậm kể cả so với số vắc xin đã về (gần 15 triệu liều) và số người cần tiêm chủng. Phát biểu tại cuộc làm việc hôm nay 29-7 với Công ty Nanogen, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu Bộ Y tế cấp phép sớm cho vắc xin Nano Covax.

Cập nhật mới nhất về số liệu tiêm vắc xin ngừa COVID-19 khắp thế giới cho thấy số đã tiêm tại Việt Nam đạt hơn 5,5% dân số, chỉ cao hơn các quốc gia châu Phi, Afghanistan, Bangladesh… So với các quốc gia lân cận, tỉ lệ người dân đã tiêm ở Việt Nam thấp hơn Campuchia (hiện hơn 40%), Thái Lan (hơn 17%), Indonesia (gần 17%)…

LAN ANH

30/07/2021

THỦ TƯỚNG: 'CUỘC SỐNG BÌNH THƯỜNG SẼ SỚM TRỞ LẠI'

Người đứng đầu Chính phủ mong nhân dân vững tin, tự giác chấp hành quy định chống dịch, hy vọng và tin tưởng "bình minh của cuộc sống bình thường sẽ sớm trở lại".

Chiều 28/7, phát biểu tại Lễ công bố và trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm các Phó thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Chính phủ nguyện cống hiến hết sức mình phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân...

Chính phủ nhiệm kỳ khóa XV quyết tâm tiếp tục xây dựng bộ máy hành chính Nhà nước các cấp đoàn kết, liêm khiết; vì dân, gần dân, trọng dân..., thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII và các Nghị quyết của Quốc hội đã đề ra.

Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến rất phức tạp trên toàn cầu và nhất là trong khu vực do biến thể mới hoành hành, Chính phủ xác định hai nhiệm vụ trọng tâm là chống dịch hiệu quả và thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đã được Quốc hội thông qua, bảo đảm an sinh xã hội, an toàn cho nhân dân.

Phòng chống Covid-19 được coi là công việc quan trọng, cấp bách nhất hiện nay. Do đó, Chính phủ sẽ cùng cả hệ thống chính trị và nhân dân cùng nhau kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh bằng cách thực hiện nghiêm quy định về phòng, chống dịch và nhất là thực hiện Chiến lược vaccine. Chính phủ quyết tâm thực hiện hiệu quả Chiến lược vaccine với ba mũi nhọn: mua được vaccine nhiều nhất, nhanh nhất có thể.

Chính phủ cũng sẽ thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao công nghệ để chủ động sản xuất vaccine trong nước và tiêm chủng miễn phí cho toàn dân kịp thời, an toàn và hiệu quả. Mục tiêu đầu năm 2022, Việt Nam cố gắng đạt được tỷ lệ tiêm tạo miễn dịch cộng đồng và không để lỡ nhịp so với các nước khác trong quá trình phục hồi kinh tế sau dịch bệnh.

Theo Thủ tướng, Chính phủ "hết sức thấu hiểu, cảm thông và chia sẻ với những khó khăn về tinh thần và vật chất mà nhân dân phải đối mặt hơn một năm qua do Covid-19 gây ra". Từ thành thị tới nông thôn, những con đường vắng người qua lại. Những khu chợ sầm uất, sân bay, bến cảng, sân trường, nhà máy, xí nghiệp... náo nhiệt giờ lặng lẽ. Những chung cư, sân vận động, nhà thi đấu, ký túc xá, doanh trại quân đội bất đắc dĩ trở thành bệnh viện dã chiến, thành khu cách ly. Sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng tiêu cực, thu nhập, tích lũy của người dân giảm sút... "Đám mây đen Covid-19 đã phủ nghịch cảnh lên cuộc sống của chúng ta".

"Lửa thử vàng, gian nan thử sức", Chính phủ mong nhân dân vững tin, đoàn kết, tự giác chấp hành nghiêm túc các quy định chống dịch, để không phụ sự vất vả của các lực lượng tuyến đầu chống dịch, nhất là đội ngũ y, bác sĩ. Chúng ta có quyền hy vọng và tin tưởng, bình minh của cuộc sống bình thường sẽ sớm trở lại", ông nói.

Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, Thủ tướng đề nghị các thành viên Chính phủ chú ý giải quyết hết các vấn đề liên quan tới cuộc sống người dân.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng ông Phạm Minh Chính đã được Quốc hội bầu giữ chức Thủ tướng, chúc mừng các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ nhiệm kỳ 2021-2026 đã được Quốc hội phê chuẩn và Chủ tịch nước có Quyết định bổ nhiệm.

Ông đánh giá, từ thời điểm kiện toàn các chức danh lãnh đạo Nhà nước đến nay, tuy mới gần 4 tháng nhưng tập thể Chính phủ do Thủ tướng Phạm Minh Chính đứng đầu đã bắt nhịp, kịp thời triển khai mạnh mẽ, đồng bộ các giải pháp chỉ đạo, điều hành; tiếp tục thể hiện một tập thể năng động, quyết liệt hành động.

"Chỉ có tinh thần đoàn kết, quyết tâm mới thành công. Chỉ có khát vọng trong suy nghĩ và hành động mới đưa đất nước tiến lên nhanh hơn, bền vững hơn", ông Phúc nói.

Theo VNE

30/07/2021

ĐỪNG CÓ NHÂN DANH TỪ THIỆN MÀ LÀM TRÒ "THẦY BÓI XEM VOI" ĐỂ BỈ BÔI, CHỈ TRÍCH CHÍNH QUYỀN VÔ CỚ!

Về việc trường hợp tử vong ở Quận 3, TP. HCM, trên báo Tuổi trẻ thấy thông tin, Lãnh đạo quận 3 xác nhận "bà Châu mất do viêm phổi, hoàn toàn không liên quan đến dịch bệnh Covid-19. Kết quả xét nghiệm của bà Châu là âm tính với Covid-19. Vì vậy, địa phương để cho gia đình lo hậu sự, quàn tại tư gia". Thế nhưng anh Đoàn Ngọc Hải viết cả "bức tâm thư" dài ngoằng ngoặc trên facebook gửi Bí thư Thành ủy TP. HCM Nguyễn Văn Nên về trường hợp này có đoạn lại viết: "Một điều tôi rất trăn trở là các cơ quan của phường, quận không một ai xuống xét nghiệm và đưa họ đi bệnh viện từ lúc sáng nay mặc dù họ đã kêu gào trong điện thoại trước mặt tôi". Đọc hết cả bài viết của anh, tôi thật sự sửng sốt tưởng chừng như đây không phải là anh Đoàn Ngọc Hải nguyên Phó Chủ tịch Quận 1, TP.HCM. Bởi vì:

Thứ nhất, anh cũng từng là một Phó Chủ tịch Quận, cũng từng chỉ đạo dẹp vỉa hè, cũng từng chỉ vào mặt một vài chị bán hàng rong mà quát tháo họ, khi đó cũng một bộ phận tư duy dân túy như anh bây giờ cũng nao lòng với những gì anh làm mà chửi anh sấp mặt. Tôi đã thấy tổn thương cho anh, cho chính quyền dù đó là việc chung, là chủ trương đúng nhưng không phải nói là làm được ngay bởi xung quanh còn nhiều điều vướng mắc. Thế mà hôm nay, một sự việc hết sức bình thường mà anh lại vồ vập chỉ trích chính quyền đến thế mà không được nửa lời cảm thông, chia sẻ?!

Thứ hai, xét về sâu xa trong những dòng anh viết, tôi cảm nhận, không phải anh thật sự vì lo toan cho người xấu số, mà thực chất anh đang lấy 1 hiện tượng cá biệt để chỉ trích vô cớ lãnh đạo, chính quyền TP.HCM, vô tình anh đang phủi đi công lao của hàng ngàn cán bộ, nhân viên y tế đang lăn lộn giữa chiến trường chống dịch. Anh thử nghĩ xem, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, ở TP.HCM có ngày lên tới gần 5.000 ca nhiễm, nhưng cứ đặt giả sử bà Châu là 1 công dân chết vì Covid-19, anh Nên và cả tập thể Ban Thường vụ Thành ủy chú tâm lo cho bà ấy, gia đình bà ấy thì liệu họ còn thời gian đâu để tìm giải pháp chống dịch chung cho hàng triệu người dân TP.HCM? Lẽ nào bà Tâm to hơn mạng sống của hàng triệu công dân TP.HCM?

Thứ 3, anh viết lên, hàng ngàn tên phản động, dân chủ cuội, tri thức bất mãn, trở cờ chia sẻ, bình luận bỉ bôi, nói xấu chế độ, "cái bé xé thành to", cái không có, không đúng như anh viết lại trở thành cái lỗi lớn của Đảng, chính quyền TP.HCM, rằng thì "chính quyền bỏ dân trong dịch bệnh", rằng thì để dân thế này thế nọ...

Thứ 4, giữa lúc khó khăn, từ Chính quyền, cơ quan, công sở, bệnh viện, khu cách ly, các điểm chốt lưu thông hàng ngàn cán bộ, nhân viên, lực lượng vũ trang, mặt trận, đoàn thể thức thâu đêm chống dịch. Tôi cũng khẳng định với anh, anh Nguyễn Văn Nên và Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM gần cả tháng nay chưa lúc nào nghỉ ngơi đâu! Thế mà một người đã từng là Phó Chủ tịch Quận như anh lại lấy cái mác "nhà từ thiện" để ăn trên ngồi trốc chỉ trích chính quyền vô cớ. Chuyện không thành có, chuyện nhỏ xé to như kiểu "vấn nạn", "khủng khiếp" như cái anh gì Đại biểu Quốc hội nhiều lần phát biểu, diễn hài trên nghị trường Quốc hội là sao nhỉ?

Làm từ thiện là việc làm nhân nghĩa, đạo đức, rất cần và khuyến khích, nhưng với anh Đoàn Ngọc Hải thì theo tôi, anh nên cắp sách đi học Nghệ sĩ Quyền Linh hay muốn làm từ thiện để nổi tiếng, danh thơm còn mãi với thời gian thì anh nên cắp sách đến học anh Phạm Nhật Vượng. Đừng có nhân danh từ thiện mà làm trò "thầy bói xem voi" như thế để chỉ trích chính quyền vô cớ!

PHĐ

Hai bài viết hết sức dân túy, đưa tin sai sự thật làm bất an trong dư luận của Đoàn Ngọc Hải:
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=222455806429427&id=100059950260526
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=222489833092691&id=100059950260526

30/07/2021

Tiêm lần lượt vaccine của AstraZeneca và Pfizer nâng cao kháng thể

Một nghiên cứu từ Hàn Quốc cho thấy tiêm phối hợp vaccine phòng COVID-19 lần lượt mũi đầu của hãng AstraZeneca và mũi 2 của hãng Pfizer đã làm tăng mức kháng thể trung hòa lên gấp 6 lần.

Một nghiên cứu từ Hàn Quốc cho thấy tiêm phối hợp vaccine phòng COVID-19 lần lượt mũi đầu của hãng AstraZeneca và mũi 2 của hãng Pfizer đã làm tăng mức kháng thể trung hòa lên gấp 6 lần so với hai mũi hoàn toàn của AstraZeneca.

Nghiên cứu được thực hiện liên quan đến 499 nhân viên y tế - 100 người được tiêm phòng phối hợp các mũi, 200 người tiêm hai mũi của liên doanh Pfizer/BioNTech và những người còn lại được tiêm hai mũi AstraZeneca.

Tất cả đều cho thấy những kháng thể trung hòa, vốn ngăn chặn virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào tế bào và nhân lên. Kết quả của lịch trình tiêm phối hợp vaccine cho thấy lượng kháng thể trung hòa tương tự được tìm thấy từ nhóm được tiêm hai mũi Pfizer.

Một nghiên cứu của Anh vào tháng trước cũng cho kết quả tương tự - một mũi tiêm vaccine AstraZeneca sau đó là mũi tiêm vaccine Pfizer đã tạo ra phản ứng tế bào T tốt nhất và phản ứng kháng thể cao hơn so với người tiêm mũi vaccine Pfizer trước và tiếp sau là vaccine AstraZeneca.

(Vietnam+)

30/07/2021

Đủ kiểu lừa đảo trong mùa dịch

Mặc dù các cơ quan chức năng liên tục cảnh báo nhưng nhiều người vì sơ hở nên đã sập bẫy kẻ lừa đảo.

Mặc dù đang giãn cách xã hội, chị Thanh Thảo (SN 1980, ngụ quận 3, TP HCM) vẫn phải ra ngân hàng trình báo về việc bị lừa mất 9 triệu đồng.

Từ gọi điện đến hack Facebook

Trao đổi với phóng viên, chị Thảo cho biết từ nhiều năm trước, đều đặn mỗi tháng người bạn ở Mỹ gửi tiền về nhờ chị làm từ thiện, giúp đỡ người khó khăn. Giữa tháng 7-2020, chị Thảo nhận được tin nhắn Facebook của bạn nhờ nhận 500 USD để ủng hộ người gặp khó khăn, ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Không nghi ngờ gì, chị Thảo nhấp vào đường link trên tin nhắn Facebook và nhập các yêu cầu, khai báo thông tin. Khi thủ tục vừa hoàn thành, tài khoản ngân hàng của chị bị trừ 9 triệu đồng.

"Số tiền đó tôi để dành đóng học phí cho con. Vì một phút mất cảnh giác mà tôi đã rơi vào bẫy kẻ gian. Tôi ra ngân hàng thì nhân viên nói tài khoản nhận là Trần Minh Ngọc, ngoài ra ngân hàng không thông báo gì thêm"-chị Thảo buồn bã nói.

Chiêu lừa không mới nhưng gần đây vẫn được các đối tượng sử dụng là giả nhân viên cơ quan chức năng điện thoại để kêu gọi góp tiền hoặc dọa nạn nhân việc đóng phạt nguội, điện lực cắt điện… Giữa tháng 7-2021, anh H.N.N (37 tuổi, ngụ TP Thủ Đức) được một người gọi điện giới thiệu là nhân viên y tế ở TP HCM, cung cấp số lượng người bị cách ly ở ký túc xá ĐHQG TP HCM đang gặp khó khăn, kêu gọi anh góp tiền giúp đỡ và cho biết đã có nhiều nhà hảo tâm quyên góp tiền vào tài khoản của mình. Không những vậy, người này còn hứa sẽ đề xuất lãnh đạo ưu tiên để anh N. được tiêm vắc-xin sớm nếu anh đóng góp tiền. Tưởng thật, anh N. liền chuyển 2 triệu đồng nhưng ngay sau khi chuyển tiền xong, anh N. không thể liên lạc được với "nhân viên y tế" này do điện thoại đã bị tắt nguồn.

Tương tự, anh Nguyễn Mạnh Tân (SN 1987, ngụ quận 12, TP HCM) kể vừa nhận hóa đơn tiền điện một ngày, chưa kịp thanh toán thì một số điện thoại gọi đến thông báo anh nợ tiền điện chưa trả. Sau khi làm theo hướng dẫn, anh Tân gặp được "tổng đài viên" là một phụ nữ khoảng 30 tuổi, có giọng nói rất gắt, cho biết anh lắp 1 đồng hồ điện ở Hà Nội và đấu dây gian lận 22.000 KWh điện. Do đó, "điện lực đã ra quyết định khởi tố" vụ án hình sự đồng thời phạt số tiền 60 triệu đồng. Biết là chiêu trò lừa đảo, anh Tân nói nhà cách công an quận chỉ vài mét, để sang nhờ can thiệp. Nghe đến đây, đầu dây bên kia liền nhanh chóng cúp máy và chặn số của anh Tân.

Mới đây, ngày 25-7, khi đang ngồi ăn cơm cùng gia đình, anh N.T.H (ngụ quận 4) nhận được tin nhắn từ số điện thoại +6286850813731 với nội dung: "(scbbank) chúng tôi phát hiện tài khoản của bạn đã bị người khác đăng nhập và dùng 10 triệu đồng. Nếu không phải bạn, vui lòng nhấp vào www.geoke.cn để kiểm tra". Cảnh giác, anh H. đã điện thoại hỏi nhân viên ngân hàng Sacombank và được trả lời là tin nhắn lừa đảo.

Báo ngay cho cơ quan công an

Theo Công an TP HCM, lợi dụng tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều đối tượng đã thực hiện hành vi cướp, trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Một số phương thức, thủ đoạn có thể xảy ra như: giả dạng nhân viên y tế, mặc trang phục kín đến tận nhà, mời gọi người dân phun thuốc phòng dịch, phát "thuốc diệt khuẩn" nhằm lừa đảo thu tiền của người dân. Kẻ gian cũng có thể giả mạo nhân viên y tế, đại diện thương mại cho các nhà sản xuất vắc-xin Covid-19 thông báo sở hữu, cung cấp dịch vụ hoặc được quyền tiếp cận vắc-xin Covid-19, đề nghị người dân đưa tiền đặt cọc để tiêm chủng nhưng sau đó chiếm đoạt hoặc cung cấp vắc-xin Covid-19 giả.

Đối tượng còn giả mạo nhân viên y tế lợi dụng sơ hở của người dân để trộm cắp tài sản hoặc gây mê cướp tài sản; đăng thông tin giả mạo trên mạng xã hội về hoàn cảnh khó khăn của bệnh nhân Covid-19 để vận động quyên góp, chiếm đoạt tài sản.

Ngoài ra, đối tượng còn gọi điện thoại thông báo cho người dân nằm trong danh sách bị cách ly, yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, truy cập vào đường link website có chứa mã độc nhằm đánh cắp thông tin cá nhân.

Bên cạnh các hành vi trên, kẻ lừa đảo còn gửi các tin nhắn văn bản hoặc tin nhắn đa phương tiện có chứa đường link liên kết đến website giả mạo có tên, địa chỉ truy cập và hình thức gần giống với website chính thức của các ngân hàng, tổ chức tài chính, trung gian thanh toán yêu cầu người nhận cung cấp thông tin trên website giả mạo để đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản. "Nếu gặp các trường hợp trên, cần báo ngay cho công an để được hỗ trợ" - Công an TP HCM cảnh báo.

Không nên nhấp vào đường link lạ

Thiếu tá Nguyễn Chí Thanh, Phó Đội trưởng Đội CSHS Công an quận 10 (TP HCM), cho biết từng tiếp nhận rất nhiều đơn tố cáo bị lừa qua Facebook, qua điện thoại và qua các mạng xã hội khác.

Thông thường, kẻ gian sẽ dẫn dụ nạn nhân sa vào một câu chuyện có liên quan đến họ như yêu cầu nhấp vào đường link để nhận tiền cọc thuê nhà, nhờ nhận tiền giúp hoặc thanh toán tiền mua hàng online. Khi nạn nhân nhấp vào đường link và điền thông tin, nhập mã OTP gửi về điện thoại thì tiền trong tài khoản ngân hàng sẽ nhanh chóng "bốc hơi".

"Do đó, người dân không được tò mò nhấp vào đường link lạ với bất kỳ lý do nào. Khi nhận được yêu cầu trợ giúp chuyển tiền trong trường hợp khẩn cấp, phải tìm cách liên lạc với người nhờ giúp đỡ bằng cách gọi điện xác thực. Ngoài ra, những người trẻ trong gia đình phải thường xuyên cập nhật, thông tin với cha mẹ, ông bà về các thủ đoạn lừa đảo công nghệ cao để họ biết và đề phòng" - Thiếu tá Nguyễn Chí Thanh nói.

Theo PHẠM DŨNG-SỸ HƯNG (NLĐO)

30/07/2021

Người tiêm vắc xin Covid-19 phải gọi cấp cứu khi có 8 dấu hiệu sau

Tại Quyết định 3588/QĐ-BYT ngày 26/7/2021, Bộ Y tế đưa ra hướng dẫn người được tiêm chủng tự theo dõi sau tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.

Theo đó, người được tiêm chủng tự theo dõi 28 ngày sau tiêm chủng, đặc biệt trong vòng 07 ngày đầu. Khi thấy một trong các dấu hiệu sau phải liên hệ với đội cấp cứu lưu động hoặc đến thẳng bệnh viện:

- Ở miệng thấy có cảm giác tê quanh môi hoặc lưỡi;

- Ở da thấy có phát ban hoặc nổi mẩn đỏ hoặc tím tái hoặc đỏ da hoặc chảy máu, xuất huyết dưới da;

- Ở họng có cảm giác ngứa, căng cứng, nghẹn họng, nói khó;

- Về thần kinh có triệu chứng đau đầu kéo dài hoặc dữ dội, li bì; ngủ gà, lú lẫn, hôn mê, co giật;

- Về tim mạch có dấu hiệu đau tức ngực, hồi hộp đánh trống ngực kéo dài, ngất;

- Đường tiêu hóa có dấu hiệu nôn, đau quặn bụng hoặc tiêu chảy;

- Đường hô hấp có dấu hiệu khó thở, thở rít, khò khè, tím tái;

- Toàn thân:

Chóng mặt, cháng, xây xẩm, cảm giác muốn ngã, mệt bất thường
Đau dữ dội bất thường tại một hay nhiều nơi không do va chạm, sang chấn.
Sốt cao liên tục trên 39 độ C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt.

Ngoài ra, cần đặc biệt lưu ý:

- Thường xuyên đo thân nhiệt, nếu:

Sốt dưới 38,5 độ C: Cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹnh,…
Sốt từ 38,5 độ C trở lên: Sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế, nếu trong vòng 02 ngày không hạ sốt thì thông báo ngay cho nhân viên y tế.
- Luôn có người hỗ trợ bên cạnh 24/24 giờ, ít nhất là trong 03 ngày đầu sau tiêm chủng;

- Không nên uống rượu bia và các chất kích thích ít nhất là trong 03 ngày đầu sau tiêm chủng;

- Đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng;

- Nếu thấy sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ tại vị trí viêm: Tiếp tục theo dõi, nếu thấy sưng to thì đi khám ngay, không bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau.

Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Address


Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Lão Hạc - Cậu Vàng posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Shortcuts

  • Address
  • Alerts
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Media Company?

Share