Tin tức cho mọi người

  • Home
  • Tin tức cho mọi người

Tin tức cho mọi người Thộng tin đến mọi người

Chuyện anh Tin sang thăm Việt Nam có gì phải xoắn hè?- Việt Nam đang duy trì chính sách ngoại giao cân bằng giữa các nướ...
19/06/2024

Chuyện anh Tin sang thăm Việt Nam có gì phải xoắn hè?

- Việt Nam đang duy trì chính sách ngoại giao cân bằng giữa các nước lớn. Nga cũng như Trung, Mỹ đều là các nước lớn. Vậy thì Mỹ, Trung sang thăm ta được thì sao Nga lại không qua thăm được?
- Nước Nga của anh Tin có quan hệ cực kỳ hữu hảo, thân thiện với Việt Nam. Nước Nga chứ không phải ai khác là người bạn đã giúp đỡ Việt Nam mình nhiều nhất, lớn nhất, hiệu quả nhất, chí tình nhất trong đấu tranh giành độc lập, tự do cũng như trong xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. Chỉ mới nhậm chức thời gian ngắn, anh Tin đã xoá ngay khoản nợ 11 tỷ đô cho Việt Nam. Tôi nhắc lại là 11 tỉ đô nhé, bằng GDP của một số quốc gia nhỏ hồi năm 2001 đó! Chứ không phải như cái anh mang tiếng Đại ca của thế giới mà đòi chèo chẹo, bắt VN phải trả bằng sạch khoản nợ 147 triệu đô mà đứa con nuôi què quặt của đại ca vay.
- Anh Tin lần nào qua Việt Nam cũng kính cẩn vào viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lúc nào anh cũng dành tình cảm vô cùng tôn kính và ngưỡng mộ đối với vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của nhân dân Việt Nam. Đó cũng là sự tôn trọng Việt Nam, không như ai kia đã không viếng thăm lăng Người lại còn định không chào quốc kỳ Việt Nam khi được mời duyệt đội danh dự, chỉ đến khi chủ tịch nước Trần Đại Quang kéo áo nhắc mới chào chiếu lệ, ấy là tôi nói cái anh có Bàn Tay Ấm.
- Việt Nam là một trong những nước đầu tiên anh Tin ghé thăm ngay sau khi tái nhậm chức, đấy là sự quan tâm chiến lược của một nước lớn như Nga, không dễ gì có được. Để mà xem, sau chuyến này anh Tin, bác Trọng, anh Tô sẽ bàn khối chuyện hay, mà quan trọng là VN sẽ được ưu đãi nhiều thứ trong đó giúp kinh tế, khoa học công nghệ của VN cất cánh.
- Chuyện của Nga với Ukraina là chuyện của 2 ông ấy, tôi đã khuyên 2 ông ấy không quánh nhau rồi mà vẫn oánh thì tự giải quyết với nhau, không liên quan đến tôi. Tôi coi hai ông là bạn như nhau, không nghiêng về ông nào, tôi chỉ chọn lẽ phải. Anh Tin qua đây hay anh Zế Lèn qua đây tôi đều tiếp chân thành như nhau. Còn đòi tôi ngả qua ông này, từ mặt ông kia thì...tôi xin.
- Việt Nam mình nợ ân tình với nước Nga nhiều lắm. Nền tảng khoa học cơ bản nước nhà ở đâu mà có? Ai đã đào tạo hàng vạn trí thức cho VN? Ai đã giúp VN xây dựng thủy điện Hoà Bình, xương sống của điện lực VN? Ai đã giúp VN xây dựng nền kinh tế, công nghiệp non trẻ sau 1954?...Nhiều lắm. Thế mà người ta qua chơi, chưa cảm ơn người ta thì chớ, còn đòi này kia, các anh chị thấy các anh chị có bạc tình bạc nghĩa không?
Thôi, lo mà chuẩn bị rượu làng Vân với lại mổ con gà trống thiến đón khách quý!

12/06/2024
"THÍCH MINH TUỆ" (LÊ ANH TÚ) TỰ NGUYỆN NGỪNG VIỆC TU TẬP ĐI BỘ KHẤT THỰC DỌC NAM BẮC Ban Tôn giáo Chính phủ đã trò chuyệ...
02/06/2024

"THÍCH MINH TUỆ" (LÊ ANH TÚ) TỰ NGUYỆN NGỪNG VIỆC TU TẬP ĐI BỘ KHẤT THỰC DỌC NAM BẮC
Ban Tôn giáo Chính phủ đã trò chuyện, làm rõ tâm tư, nguyện vọng, cũng như chia sẻ thẳng thắng với ông Minh Tuệ về những câu chuyện đã, đang và sẽ diễn ra. Ông Minh Tuệ nhất trí sẽ tự nguyện dừng việc tu tập đi bộ khất thực.
Với tư cách là một công dân, từng tham gia nghĩa vụ quân sự, nhận thức được pháp luật, gia đình có truyền thống, ông Minh Tuệ hiểu được những khó khăn mà chính quyền gặp phải.
Trước khi nổi tiếng, ông Minh Tuệ có những hành trình dọc Nam - Bắc tu tập rất bình yên, thoải mái. Nhưng, cư dân mạng đã không để hành trình này được yên. Nhiều kẻ đã lợi dụng ông ấy để kiếm tiền, lan truyền văn hóa phẩm đồi trụy, phát hành ấn phẩm vi phạm luật pháp, khiến con đường tu tập của ông ấy gặp khó....
Dừng lại không có nghĩa là ngừng tu tập, không đi nữa không có nghĩa là chấm dứt hành trình hướng về Phật pháp. Chúc ông Minh Tuệ có một quãng đời tu hành tốt đời, đẹp đạo, đúng theo những gì mà ông ấy hướng tới.

25/05/2024
NHẬN DIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG LỢI DỤNG HIỆN TƯỢNG “THÍCH MINH TUỆ” ĐỂ LỒNG GHÉP TÀ ĐẠO. Trong đoàn người đi theo “Thích Minh T...
26/04/2024

NHẬN DIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG LỢI DỤNG HIỆN TƯỢNG “THÍCH MINH TUỆ” ĐỂ LỒNG GHÉP TÀ ĐẠO.
Trong đoàn người đi theo “Thích Minh Tuệ” có một bà cô mang theo một tấm ảnh có hình người giống Đức Phật đến chỗ ông “Thích Minh Tuệ” nghỉ ngơi. Theo mô tả của các Diu-tu-bơ, Tít-tốc-cơ thì người trong hình giống Đức Phật có râu, ria và cười hơi “dê”. Một chốc lát sau thì một Diu-tu-bơ nào đó đã nhanh chí quét Google Lens và phát hiện ra người trên ảnh chính là giáo chủ Lý Hồng Chí của Pháp Luân Công.
Khi được hỏi, mục đích của cô là gì, thì bà cô này cho biết mang đến để cho biết có một vị sư phụ khai “điểm” (hoặc một từ gì đó tương tự) hóa cho những người ở đây được cứu hết tất cả chúng sinh trên toàn thế giới (?) chứ không phải như “Thích Minh Tuệ” đang đi.
Pháp Luân Công là một thứ u mê, lan truyền mê tín dị đoan, mang mầm mống chống phá đất nước rất mạnh mẽ. Mục đích của bà cô này chính là lợi dụng “tự do tôn giáo”, tận dụng hiệu ứng đông đúc, thu hút truyền thông của “Thích Minh Tuệ” để lan truyền làm ảnh hưởng đến luật pháp, an ninh Việt Nam, phật giáo Việt Nam và cá nhân “Thích Minh Tuệ”.
Hãy thử nghĩ xem, nếu “Thích Minh Tuệ” đến nhìn ngắm, cầm, đảnh lễ hoặc nói gì với bà cô này, chắc chắn sẽ bị cắt ghép thể hiện rằng là “Thích Minh Tuệ” liên quan đến Pháp Luân Công, từ đó dụ dỗ người theo Pháp Luân Công. Bởi vì thực tế việc lồng ghép Lý Hồng Chí vào hình ảnh Đức Phật diễn ra tinh vi, không phải ai cũng biết rõ, chưa chắc “Thích Minh Tuệ” đã biết việc này.
Cuối cùng, các chiến sĩ công an đã đến đưa bà cô này đi dưới sự reo hò của các Diu-tu-bơ, Tít-tốc-cơ.

NGHĨA TÌNH 40 NĂM QUẢNG NAM - SÊ KÔNG Ngày 4/4, tỉnh Sê Kông (Lào) kỷ niệm 40 năm thành lập tỉnh. Cột mốc này đồng thời ...
13/04/2024

NGHĨA TÌNH 40 NĂM QUẢNG NAM - SÊ KÔNG

Ngày 4/4, tỉnh Sê Kông (Lào) kỷ niệm 40 năm thành lập tỉnh. Cột mốc này đồng thời đánh dấu 40 năm quan hệ hữu nghị, hợp tác đặc biệt Quảng Nam - Sê Kông.

Ổn định, phát triển vùng biên giới
Đồng chí Lếch-lay Sỉ-vi-lay - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư, Tỉnh trưởng tỉnh Sê Kông cho biết, ngay những ngày đầu thành lập tỉnh, Cơ quan Đảng ủy - chính quyền tỉnh đã chú trọng thực hiện đường lối đối ngoại. Trong đó quan hệ kết nghĩa, hợp tác toàn diện với với tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng từ năm 1984 và tỉnh Quảng Nam từ năm 1997 đến nay.

Theo Sở Ngoại vụ Quảng Nam, những năm gần đây, quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai tỉnh kết nghĩa Quảng Nam - Sê Kông tiếp tục phát triển mạnh mẽ.

Những chuyến thăm, làm việc của lãnh đạo các cấp được duy trì thường xuyên, đã thúc đẩy việc thực hiện tốt các cam kết mà hai địa phương đã đề ra.

Những vấn đề phát sinh ở khu vực biên giới được hai địa phương phối hợp giải quyết nhanh chóng, hiệu quả, nhất là triển khai xây dựng các công trình nằm trong khu vực biên giới.

Đáng chú ý, từ năm 2012, công tác kết nghĩa thôn, bản hai bên biên giới Quảng Nam - Sê Kông được triển khai, mang ý nghĩa quan trọng và hiệu quả tích cực.

Đến nay hai địa phương duy trì hoạt động giao lưu, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển tại 35 thôn của 10 xã biên giới thuộc huyện Tây Giang và Nam Giang với 16 bản của 3 cụm bản thuộc huyện Kà Lừm và Đắc Chưng (tỉnh Sê Kông).

Với cặp cửa khẩu quốc tế Nam Giang - Đắc Tà Oọc, hoạt động xuất nhập khẩu qua khu vực này ngày càng tăng. Trong đó, nhu cầu xuất khẩu hàng hóa nông - lâm sản và khoáng sản từ tỉnh Sê Kông và các tỉnh Nam Lào qua cửa khẩu quốc tế Nam Giang về vùng biển Quảng Nam, TP.Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế rất lớn. Đây là tín tiệu khẳng định mối quan hệ hợp tác giữa Quảng Nam - Sê Kông ngày càng phát triển.

Vì sự phát triển chung
Đồng chí Lếch-lay Sỉ-vi-lay nói, trong suốt 40 năm qua, Sê Kông đã nhận được tài trợ, hỗ trợ hàng trăm dự án với tổng trị giá hàng chục tỷ đồng từ các tỉnh thành Việt Nam. Trong đó, có rất nhiều dự án, chương trình của tỉnh Quảng Nam, nhất là trên các lĩnh vực y tế, giáo dục, nông nghiệp, quốc phòng - an ninh.


Trong lĩnh vực an ninh xã hội, giáo dục, những năm qua, Quảng Nam hỗ trợ huyện Thà Tèng xây dựng Trường Tiểu học Huội Sai; hỗ trợ xây dựng Trường Tiểu học cho huyện Lạ Màm.

Cạnh đó, tổ chức khám chữa bệnh cấp phát thuốc, tặng quà cho người dân; hỗ trợ Hội người Việt Nam tại tỉnh Sê Kông kinh phí xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng và tổ chức các ngày lễ truyền thống Việt Nam; các chương trình tặng gạo cho người dân các bản biên giới tỉnh Sê Kông trong mùa giáp hạt được duy trì thường xuyên.

Đáng chú ý, hiện có 168 lưu học sinh tỉnh Sê Kông đang học tập tại tỉnh Quảng Nam. Đồng thời Quảng Nam cũng tiếp nhận đào tạo 30 cán bộ lãnh đạo, quản lý của tỉnh Sê Kông sang học Trung cấp lý luận chính trị tại Trường Chính trị tỉnh Quảng Nam trong thời gian 6 tháng; tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp cho 15 cán bộ nông, lâm nghiệp tỉnh Sê Kông.

Trong cuộc làm việc của Đoàn đại biểu tỉnh Quảng Nam với Tỉnh ủy - HĐND - Ủy ban Chính quyền - Ủy ban Mặt trận Lào Xây dựng đất nước tỉnh Sê Kông, đồng chí Lương Nguyễn Minh Triết - Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam cho biết, hiện nay hạ tầng giao thông kết nối còn hạn chế, tuyến quốc lộ 14D đang xuống cấp nghiêm trọng và chưa đáp ứng được yêu cầu trong việc vận chuyển hàng hoá với số lượng lớn, đã ảnh hưởng đến kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai bên qua cửa khẩu quốc tế Nam Giang.

Quảng Nam đã đề xuất Trung ương sớm đầu tư tuyến đường này và hướng tới nâng cấp cửa khẩu phụ Tây Giang - Kà Lừm lên cửa khẩu chính.

Ngoài ra, Quảng Nam sẽ kiến nghị Trung ương sớm tháo gỡ các vướng mắc để triển khai xây dựng công trình Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Sê Kông và công trình Đại đội trinh sát 105 của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Sê Kông theo cam kết hai địa phương.



Ổn định, phát triển vùng biên giới
Đồng chí Lếch-lay Sỉ-vi-lay - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư, Tỉnh trưởng tỉnh Sê Kông cho biết, ngay những ngày đầu thành lập tỉnh, Cơ quan Đảng ủy - chính quyền tỉnh đã chú trọng thực hiện đường lối đối ngoại. Trong đó quan hệ kết nghĩa, hợp tác toàn diện với với tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng từ năm 1984 và tỉnh Quảng Nam từ năm 1997 đến nay.

Theo Sở Ngoại vụ Quảng Nam, những năm gần đây, quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai tỉnh kết nghĩa Quảng Nam - Sê Kông tiếp tục phát triển mạnh mẽ.

Những chuyến thăm, làm việc của lãnh đạo các cấp được duy trì thường xuyên, đã thúc đẩy việc thực hiện tốt các cam kết mà hai địa phương đã đề ra.

Những vấn đề phát sinh ở khu vực biên giới được hai địa phương phối hợp giải quyết nhanh chóng, hiệu quả, nhất là triển khai xây dựng các công trình nằm trong khu vực biên giới.

Đáng chú ý, từ năm 2012, công tác kết nghĩa thôn, bản hai bên biên giới Quảng Nam - Sê Kông được triển khai, mang ý nghĩa quan trọng và hiệu quả tích cực.

Đến nay hai địa phương duy trì hoạt động giao lưu, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển tại 35 thôn của 10 xã biên giới thuộc huyện Tây Giang và Nam Giang với 16 bản của 3 cụm bản thuộc huyện Kà Lừm và Đắc Chưng (tỉnh Sê Kông).

Với cặp cửa khẩu quốc tế Nam Giang - Đắc Tà Oọc, hoạt động xuất nhập khẩu qua khu vực này ngày càng tăng. Trong đó, nhu cầu xuất khẩu hàng hóa nông - lâm sản và khoáng sản từ tỉnh Sê Kông và các tỉnh Nam Lào qua cửa khẩu quốc tế Nam Giang về vùng biển Quảng Nam, TP.Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế rất lớn. Đây là tín tiệu khẳng định mối quan hệ hợp tác giữa Quảng Nam - Sê Kông ngày càng phát triển.

Vì sự phát triển chung
Đồng chí Lếch-lay Sỉ-vi-lay nói, trong suốt 40 năm qua, Sê Kông đã nhận được tài trợ, hỗ trợ hàng trăm dự án với tổng trị giá hàng chục tỷ đồng từ các tỉnh thành Việt Nam. Trong đó, có rất nhiều dự án, chương trình của tỉnh Quảng Nam, nhất là trên các lĩnh vực y tế, giáo dục, nông nghiệp, quốc phòng - an ninh.




Trong lĩnh vực an ninh xã hội, giáo dục, những năm qua, Quảng Nam hỗ trợ huyện Thà Tèng xây dựng Trường Tiểu học Huội Sai; hỗ trợ xây dựng Trường Tiểu học cho huyện Lạ Màm.

Cạnh đó, tổ chức khám chữa bệnh cấp phát thuốc, tặng quà cho người dân; hỗ trợ Hội người Việt Nam tại tỉnh Sê Kông kinh phí xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng và tổ chức các ngày lễ truyền thống Việt Nam; các chương trình tặng gạo cho người dân các bản biên giới tỉnh Sê Kông trong mùa giáp hạt được duy trì thường xuyên.

Đáng chú ý, hiện có 168 lưu học sinh tỉnh Sê Kông đang học tập tại tỉnh Quảng Nam. Đồng thời Quảng Nam cũng tiếp nhận đào tạo 30 cán bộ lãnh đạo, quản lý của tỉnh Sê Kông sang học Trung cấp lý luận chính trị tại Trường Chính trị tỉnh Quảng Nam trong thời gian 6 tháng; tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp cho 15 cán bộ nông, lâm nghiệp tỉnh Sê Kông.

Trong cuộc làm việc của Đoàn đại biểu tỉnh Quảng Nam với Tỉnh ủy - HĐND - Ủy ban Chính quyền - Ủy ban Mặt trận Lào Xây dựng đất nước tỉnh Sê Kông, đồng chí Lương Nguyễn Minh Triết - Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam cho biết, hiện nay hạ tầng giao thông kết nối còn hạn chế, tuyến quốc lộ 14D đang xuống cấp nghiêm trọng và chưa đáp ứng được yêu cầu trong việc vận chuyển hàng hoá với số lượng lớn, đã ảnh hưởng đến kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai bên qua cửa khẩu quốc tế Nam Giang.

Quảng Nam đã đề xuất Trung ương sớm đầu tư tuyến đường này và hướng tới nâng cấp cửa khẩu phụ Tây Giang - Kà Lừm lên cửa khẩu chính.

Ngoài ra, Quảng Nam sẽ kiến nghị Trung ương sớm tháo gỡ các vướng mắc để triển khai xây dựng công trình Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Sê Kông và công trình Đại đội trinh sát 105 của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Sê Kông theo cam kết hai địa phương.

QUẢNG NAM ĐẨY MẠNH CHI TRẢ AN SINH XÃ HỘI KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn yêu cầu tiếp tục đẩy m...
02/04/2024

QUẢNG NAM ĐẨY MẠNH CHI TRẢ AN SINH XÃ HỘI KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT

UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt.


Theo số liệu đến hết năm 2023, tỷ lệ người hưởng hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH), trợ cấp thất nghiệp (TCTN) qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh còn thấp. Cụ thể, khoảng 56% đối với người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, 85% đối với người nhận chế độ BHXH một lần và 88% đối với người nhận TCTN.

Để đạt được mục tiêu năm 2024 có ít nhất 59% số người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, 90% số người nhận các chế độ BHXH một lần và 92% số người nhận TCTN qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực đô thị, UBND tỉnh yêu cầu thực hiện các giải pháp đẩy mạnh công tác này ở từng địa phương.

UBND tỉnh giao BHXH tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện và các giải pháp nhằm vận động, khuyến khích phát triển người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH, TCTN qua các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.

BHXH tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố, cơ quan thông tấn, báo chí, Bưu điện tỉnh, các ngân hàng trên địa bàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức, phương pháp phù hợp với điều kiện và nhu cầu thiết thực của người hưởng, các sản phẩm, dịch vụ, ưu đãi của ngân hàng (nếu có).

Ngành bảo hiểm xã hội tuyên tuyền về tính ưu việt của việc nhận lương hưu, trợ cấp BHXH, TCTN qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt; đảm bảo an toàn cho người hưởng khi xảy ra các sự cố, thiên tai, dịch bệnh không thể trực tiếp nhận tiền mặt. Đồng thời tham mưu giao chỉ tiêu cụ thể về số người nhận các chế độ BHXH, TCTN qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt cho các đơn vị trực thuộc, đơn vị có liên quan để tổ chức thực hiện đảm bảo đạt mục tiêu đề ra.

UBND tỉnh yêu cầu Sở LĐ-TB&XH chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm hướng dẫn, yêu cầu người hưởng kê khai số tài khoản ngân hàng khi lập hồ sơ hưởng TCTN hoặc hướng dẫn mở tài khoản ATM (nếu chưa có tài khoản) để chi trả TCTN qua tài khoản thẻ ATM, khuyến khích mọi người hưởng phát sinh mới nhận chế độ qua tài khoản thẻ ATM.

Các cơ quan, đơn vị liên quan tùy theo chức năng, nhiệm vụ thực hiện các phần việc, giải pháp để thực hiện thành công các mục tiêu đề ra trong Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ TẶNG BẰNG KHEN NỮ ĐIỀU DƯỠNG A9 CẤP CỨU BỆNH NHÂN TRONG QUÁN ĂN Ở ĐÀ NẴNG Ngày 29/3/2024, Bộ trưởng Đà...
02/04/2024

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ TẶNG BẰNG KHEN NỮ ĐIỀU DƯỠNG A9 CẤP CỨU BỆNH NHÂN TRONG QUÁN ĂN Ở ĐÀ NẴNG

Ngày 29/3/2024, Bộ trưởng Đào Hồng Lan đã ký Quyết định số 745/QĐ-BYT khen thưởng cho điều dưỡng Đặng Thị Hạ, Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai (Bộ Y tế) đã có thành tích đột xuất, xuất sắc trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành.

Ngày 26/3, Bệnh viện Bạch Mai thông tin về trường hợp điều dưỡng Đặng Thị Hạ - nữ nhân viên y tế Trung tâm Cấp Cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu thành công một bệnh nhân người ngoại quốc ngừng tim tại một nhà hàng ở Đà Nẵng.
Theo đó, ngày 24/3, chị Đặng Thị Hạ, điều dưỡng viên của Trung tâm Cấp Cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội đang ngồi ăn tối với những người bạn tại một nhà hàng ở quận Sơn Trà, Đà Nẵng.

Ngay bàn bên cạnh là người đàn ông ngoại quốc đang ăn tối cùng vợ thì đứng lên, di chuyển và bất ngờ choáng, đi lại loạng choạng, ngã quỵ xuống đất, mất ý thức, vệ sinh không tự chủ.

Vừa nhìn thấy người đàn ông loạng choạng, chị Hạ đã di chuyển nhanh ra cùng vợ người đàn ông này đỡ người bệnh. Khi thấy ông bất tỉnh, chị Hạ đã đỡ ông nằm xuống sàn cứng, kiểm tra mạch cảnh, tri hô nhân viên nhà hàng xung quanh gọi cấp cứu 115 hỗ trợ, đồng thời tiến hành cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực cho nạn nhân.
Sau khoảng vài chục lần ép tim ngoài lồng ngực theo chu kỳ thì bệnh nhân có ý thức trở lại, ổn định chức năng sống và được xe Cấp cứu 115 Đà Nẵng vận chuyển đến cấp cứu tại một bệnh viện lớn ở địa phương.

Lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai cho biết, thông tin về người bệnh sau đó được xác nhận là bệnh nhân Narinder (Ấn Độ) đi du lịch cùng vợ tại Đà Nẵng. Ông có tiền sử bệnh lý mạch vành, đã phải phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành. Trước thời điểm xảy ra ngừng tim 2 ngày, bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa.

Đây là việc làm có ý nghĩa lớn, thể hiện tinh thần rất trách nhiệm của điều dưỡng Hạ, cũng như của cán bộ y bác sĩ Trung tâm Cấp cứu A9, của Bệnh viện Bạch Mai và của ngành y tế Việt Nam.

Hình ảnh này góp phần làm đẹp hơn hình ảnh của người thầy thuốc Việt Nam, cũng như đất nước con người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế./.

ĐỪNG THẤY "SÓNG CẢ" MÀ NGÃ NIỀM TIN! Ngày 20/3/2024, Ban Chấp hành (B*H) Trung ương đã họp, thống nhất cho đồng chí Võ V...
26/03/2024

ĐỪNG THẤY "SÓNG CẢ" MÀ NGÃ NIỀM TIN!

Ngày 20/3/2024, Ban Chấp hành (B*H) Trung ương đã họp, thống nhất cho đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị (BCT), Chủ tịch nước thôi tham gia B*H, BCT, Chủ tịch nước. Các báo cáo của Trung ương và đơn của đồng chí Võ Văn Thưởng nêu rõ, thời gian đồng chí Thưởng làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã không kiểm soát chặt chẽ, đề cán bộ dưới quyền vi phạm pháp luật, để một doanh nghiệp mượn danh đảm nhận nhiều dự án, can thiệp công tác cán bộ, làm mất lòng tin trong nhân dân. Với vị trí được đảm nhiệm, đồng chí Võ Văn Thưởng nhận thấy đã vi phạm những Điều đảng viên không được làm nên làm đơn xin thôi các chức vụ. Bộ Chính trị đồng ý, trình B*H bỏ phiếu đồng ý để đồng chí Thưởng thôi tham gia các chức vụ đang đảm nhiệm, sáng ngày 21/3/2024, Quốc hội đã họp xem xét để đồng chí Võ Văn Thưởng thôi tham gia Quốc hội.

Từ bỏ chức vụ đang đảm nhận không phải là vấn đề mới mà từ xưa trong lịch sử, rất nhiều vị quan thanh liêm vì những lí do khác nhau, xét thấy bản thân không còn xứng đáng với vị trí cũng treo ấn kiếm từ quan về ở ẩn. Với tinh thần tự soi, tự sửa, kiểm điểm nghiêm túc vi phạm khuyết điểm, nêu gương của người cán bộ lãnh đạo cao cấp, nhận thấy bản thân không xứng đáng với cương vị, niềm tin Nhân dân gửi gắm, đồng chí Võ Văn Thưởng đã xin thôi các chức vụ đang đảm nhận. Đây cũng là sự thể hiện tinh thần trách nhiệm, tính tự trọng của người cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược khi nhận thấy khuyết điểm, không đủ uy tín trước Đảng, trước Nhân dân với vị trí đảm nhiệm.

Trong bài viết Sửa đổi lối làm việc của Bác Hồ đã khẳng định "Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”.

Kỷ luật Đảng nghiêm minh, không có vùng cấm, dù ở vị trí gì, chức vụ nào đều phải làm gương. Việc cho thôi người không đủ uy tín đối với đồng chí Võ Văn Thưởng cho thấy quyết tâm xây dựng chỉnh đốn, thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc, kỷ luật, quy định của Đảng trên tinh thần nghiêm túc, cầu thị, kiên quyết thực hiện các quy định của Đảng, loại trừ những nguy cơ làm tổn hại đến uy tín của Đảng, niềm tin của Nhân dân.

Vẫn biết rằng, Nhân dân ta rất lo lắng quan tâm đến công tác nhân sự, nhất là nhân sự cấp cao. Nên sự việc này sẽ không tránh khỏi những bàn tán, dư luận nhiều chiều khác nhau song mỗi người dân hãy bình tĩnh, thận trọng tiếp nhận, bình luận thông tin trên mạng xã hội một cách thông thái, văn minh. Đừng vì tâm lý đám đông, thái độ cực đoan, phát ngôn thiếu cơ sở mà mắc bẫy của những kẻ cố tình té nước theo mưa. Là công dân, chúng ta có quyền thể hiện thái độ, ý kiến nhưng thái độ và phát ngôn luôn phải có cơ sở, khôn ngoan trên lập trường của lợi ích chung, sự tồn vong của Đảng, của chế độ. Cũng đừng thấy "sóng cả" mà ngã niềm tin.

Lễ đón đặc biệt Thủ tướng Phạm Minh Chính ở New ZealandSáng 11/3, tại Nhà Quốc hội thuộc thủ đô Wellington, New Zealand,...
14/03/2024

Lễ đón đặc biệt Thủ tướng Phạm Minh Chính ở New Zealand

Sáng 11/3, tại Nhà Quốc hội thuộc thủ đô Wellington, New Zealand, lễ đón chính thức Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn lãnh đạo cấp cao Việt Nam đã được nước chủ nhà New Zealand tổ chức hết sức đặc biệt.

Lễ đón mở đầu bằng nghi thức truyền thống của người Maori, tộc người đầu tiên khai phá, sinh sống tại xứ đảo New Zealand. Đầu tiên, các chiến binh Maori múa vũ khí chào đón khách. Thủ lĩnh Maori (Kaikorero) và Trưởng Kaikaranga đón và mời Thủ tướng Phạm Minh Chính vào khu vực tiến hành nghi thức lễ đón.

Trong lễ đón với nghi thức truyền thống này, đầu tiên, các chiến binh Maori múa vũ khí chào đón khách. Một chiến binh Maori đặt một con dao gỗ xuống đất trước Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân. Thủ tướng từ từ nhặt dao lên, cầm trong suốt buổi lễ và không rời mắt khỏi chiến binh Maori. Chiến binh ra hiệu để đoàn có thể vào khu vực đón tiếp.

Thủ tướng cầm con dao gỗ trong quá trình thực hiện nghi lễ đón tiếp truyền thống.
Tiếp đó, Đội trưởng Kaikaranga nói lời chúc phúc và cầu nguyện. Thủ tướng và Phu nhân cũng đã làm lễ Hongi (chạm mũi) theo phong tục của người Maori khi chào nhau trong màn múa truyền thống của các chiến binh Maori.

Kết thúc lễ đón truyền thống là lễ đón chính thức. Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon và Phu nhân, Chủ tịch Quốc hội, Phó Tư lệnh quân đội New Zealand đón Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân trước bục danh dự.

Quân nhạc cử Quốc thiều Việt Nam, Quốc kỳ Việt Nam được từ từ kéo lên tung bay trong gió và 19 loạt đại bác chào mừng. Đội trưởng Đội danh dự Quân đội New Zealand chào và mời Thủ tướng duyệt Đội danh dự, chào cờ của Hải quân, Lục quân và Không quân.

Sau khi Thủ tướng duyệt Đội danh dự New Zealand và trở về bục danh dự, quốc thiều Việt Nam một lần nữa được cử lên, kết thúc lễ đón chính thức rất đặc biệt của nước chủ nhà New Zealand giành cho người đứng đầu Chính phủ Việt Nam.

Quốc thiều Việt Nam vang lên cùng 19 loạt đại bác chào mừng người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đến thăm chính thức New Zealand.
Sau lễ đón chính thức, hai Thủ tướng và Phu nhân chụp ảnh chung, Thủ tướng Christopher Luxon mời Thủ tướng Phạm Minh Chính ký sổ lưu niệm, hai Thủ tướng tiến hành hội đàm.

Đây là lần đầu tiên một Thủ tướng Chính phủ ta đến New Zealand trong vòng 7 năm qua, đồng thời là chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến New Zealand trên cương vị người đứng đầu Chính phủ Việt Nam.

New Zealand là một Đối tác Chiến lược quan trọng của Việt Nam ở khu vực Nam Thái Bình Dương. Quan hệ Việt Nam – New Zealand là mối quan hệ song phương có bề dày lịch sử. Năm sau, chúng ta sẽ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với New Zealand. Trong thời gian qua, New Zealand là một đối tác đã hỗ trợ phát triển cho Việt Nam trong rất nhiều lĩnh vực, từ giáo dục đào tạo, đến các lĩnh vực về bình đẳng giới, phát triển.

Đặc biệt, trong lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam và New Zealand đã có rất nhiều hợp tác hiệu quả. Bên cạnh đó, tin cậy chính trị giữa hai bên ngày càng được củng cố. Chúng ta đã đón nhiều đoàn lãnh đạo cấp cao của New Zealand sang thăm Việt Nam và hai bên đã đạt được nhiều thỏa thuận hợp tác.

Trong chuyến thăm New Zealand lần này của Thủ tướng Chính phủ, hai nước sẽ tiếp tục trao đổi về các biện pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa hợp tác song phương, trong đó có hợp tác trong những lĩnh vực truyền thống như là thương mại, đầu tư. Đồng thời, trọng tâm hợp tác giữa hai nước cũng sẽ bao gồm các lĩnh vực mang tính gắn kết, giao lưu nhân dân, đặc biệt là hợp tác về lao động, giáo dục - đào tạo, nông nghiệp, nhất là về công nghệ mới trong nông nghiệp và những biện pháp để mở rộng thị trưởng xuất nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của cả hai bên.

20/01/2024

Trước thềm Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, nhu cầu sử dụng pháo hoa của người dân ngày càng cao, theo đó nhiều cá nhân đã lợi dụng điểm này để kinh doanh pháo hoa kiếm lợi. Vậy việc cá nhân kinh doanh pháo hoa do Bộ Quốc phòng sản xuất có vi phạm pháp luật?

Sau đây là 02 câu hỏi và trả lời liên quan đến vấn đề này:

1. Pháp luật cho phép cá nhân kinh doanh pháo hoa không?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, thuốc pháo hoa. Theo đó, việc kinh doanh pháo hoa phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường;
- Kho, phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh pháo hoa phải phù hợp, bảo đảm điều kiện về bảo quản, vận chuyển, phòng cháy và chữa cháy;
- Người quản lý, người phục vụ có liên quan đến kinh doanh pháo hoa phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn;
- Chỉ được kinh doanh pháo hoa bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định.

Như vậy, theo những nội dung quy định nêu trên, cá nhân không được phép kinh doanh pháo hoa của Bộ Quốc phòng trong dịp Tết mà chỉ có tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng mới được kinh doanh pháo hoa khi đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên.

2. Người dân có được sử dụng pháo hoa, pháo nổ dịp Tết không?

Pháo hoa được phép sử dụng trong những dịp cá nhân là loại pháo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP của Chính phủ được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
Còn loại pháo hoa nổ là loại pháo mà người dân không được phép tự ý sử dụng. Pháo hoa nổ được xếp vào nhóm pháo nổ và nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân tự ý sử dụng. Việc sử dụng pháo hoa nổ do cơ quan có thẩm quyền quyết định trong những trường hợp đặc biệt.
Theo Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về việc sử dụng pháo hoa. Trong đó, quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

Như vậy, loại pháo hoa nổ chỉ do các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sử dụng và phải xin phép Thủ tướng chính phủ, còn người dân chỉ được sử dụng trong dịp Lễ, Tết, cưới hỏi sinh nhật các loại pháo hoa thông thường đã nói ở trên.
Thế nên, người dân không phải lo lắng về vấn đề mà đầu bài đề cập việc đốt pháo gây ra tiếng ồn và bị phạt tiền, bởi người dân chỉ được sử dụng loại pháo hoa không gây ra tiếng nổ.
Tuy không bị xử phạt về việc gây ra tiếng ồn, thế nhưng người dân sử dụng pháo hoa không đúng theo luật định có thể bị phạt theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP./.

PHÁT TRIỂN CHUỖI NÔNG NGHIỆP XANHNâng cao năng lực của hợp tác xã là mấu chốt để chuyển đổi từ nền nông nghiệp manh mún,...
20/01/2024

PHÁT TRIỂN CHUỖI NÔNG NGHIỆP XANH

Nâng cao năng lực của hợp tác xã là mấu chốt để chuyển đổi từ nền nông nghiệp manh mún, tự phát sang hướng xanh hóa.

Chương trình nông nghiệp hữu cơ của TP.Hội An được khởi động từ năm 2013, tổ chức thực hiện từ năm 2014, đến năm 2015 Hội An đã ban hành phương án phát triển giai đoạn 2015 – 2020.

Ông Lê Đình Tường – Phó Trưởng phòng Kinh tế TP.Hội An cho biết, đến nay nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn đã đạt được nhiều kết quả, có 9 mô hình sản xuất hữu cơ. Tổng kinh phí đầu tư gần 6,7 tỷ đồng (trong đó huy động từ các tổ chức phi chính phủ hơn 1,1 tỷ đồng). Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu Hội An Organic và Hội An đã ban hành quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Hội An Organic.

Theo Phòng Kinh tế TP.Hội An, để đổi mới tư duy phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ cho người nông dân, cần thông qua các hoạt động tập huấn, nâng cao nhận thức, kỹ thuật canh tác hữu cơ, phương pháp quản lý sâu bệnh hại theo phương pháp hữu cơ; tuyên truyền, vận động nông dân thay đổi thói quen, tập quán canh tác cũ, nói không với sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật hóa học, chất kích thích sinh trưởng, ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học..

Ban điều phối PGS (nông nghiệp hữu cơ) Hội An đã được thành lập, có trách nhiệm giám sát, thanh tra và cấp chứng nhận PGS cho sản phẩm hữu cơ “Hội An Organic”.

Hiện tại tất cả sản phẩm được cấp chứng nhận PGS đều được dán tem nhãn hiệu chứng nhận “Hội An Organic” với đầy đủ thông tin truy xuất nguồn gốc gồm nhóm sản xuất, người sản xuất, ngày thu hoạch.

Theo ông Lê Đình Tường, tổng diện tích đất sản xuất hữu cơ ở Hội An hơn 3,7ha với 28 hộ tham gia (nhóm nông dân, 1 hộ cá thể và 2 HTX). Đã có 20 chủng loại rau quả, năng suất đạt bình quân 200kg/tháng/sào, doanh thu khoảng 5 triệu đồng/tháng/sào.

Năm 2023, Hội An đã triển khai 3 dự án liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hữu cơ. Dự án liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ lúa hữu cơ tại cánh đồng mẫu 1,5ha xã Cẩm Thanh.

Dự án xây dựng, nâng cao chuỗi sản phẩm mứt Atiso, siro Atiso, các loại trà hữu cơ quy mô 2.500m2 ở xã Cẩm Thanh. Mô hình trồng cây quật đất theo hướng hữu cơ hơn 0,6ha ở xã Cẩm Hà. Ngoài ra, Hội An còn 24,5ha rau, quả được chứng nhận VietGAP (18,5ha rau Cẩm Hà, 6ha chuối Cẩm Kim), 2ha rau, quả chứng nhận theo tiêu chí an toàn.

Qua 10 năm triển khai, các vùng sản xuất rau hữu cơ Hội An đã nâng cao thu nhập cho người nông dân; bảo vệ môi trường, phát triển nông nghiệp bền vững; phát triển nông nghiệp gắn với phát triển du lịch; tạo điểm tham quan học tập cho học sinh, sinh viên và du khách. Thực tế sản xuất nông nghiệp xanh ở Hội An đã cho thấy vai trò tổ chức của các HTX bởi huy động được cả chuỗi giá trị trồng trọt – chế biến – phân phối.

Vai trò của HTX

Nhiều ý kiến cho rằng, có 2 mấu chốt thúc đẩy phát triển nông nghiệp xanh Quảng Nam là cơ chế hỗ trợ làm đòn bẩy, động lực và năng lực dẫn dắt phát triển, khẳng định vai trò chủ thể của các HTX.

Về cơ chế, chính sách, đó là hỗ trợ HTX ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật mới để triển khai nông nghiệp xanh hiệu quả; hỗ trợ HTX liên kết sản xuất, chế biến sản phẩm, quảng bá, mở rộng thị trường xuất khẩu.

Cơ chế thiết thực nhất là hỗ trợ về vốn, tín dụng. Về điểu này, Quảng Nam đã có tín dụng chính sách, tín dụng nông nghiệp, nông thôn; quỹ hỗ trợ phát triển HTX, tuy nhiên với tín dụng thương mại, các HTX rất khó tiếp cận.

Phát triển nông nghiệp xanh vừa mở ra cơ hội cho các HTX nhưng cũng là thách thức lớn của các HTX. Không ít HTX trên địa bàn tỉnh có năng lực nội tại yếu, hiệu quả hoạt động thấp, mô hình tổ chức lỏng lẻo, trình độ cán bộ quản lý còn hạn chế.

Phần lớn HTX có quy mô nhỏ, vốn ít, phạm vi hoạt động hẹp, năng lực cạnh tranh, lợi ích mang lại cho thành viên thấp. Các HTX khó áp dụng các công nghệ sạch, công nghệ tiên tiến để sản xuất xanh, sạch, giảm phát thải carbon.

Theo ông Nguyễn Xuân Vũ – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, các HTX cần vận động, thích ứng với yêu cầu đổi mới, chuyển hướng sang nông nghiệp xanh. Có vậy mới có thể hấp thụ được các cơ chế hỗ trợ, nhất là tạo nên sản phẩm chất lượng để được trợ lực xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Sản xuất xanh, xuất khẩu xanh, tiêu dùng xanh đang trở thành xu thế phát triển trên toàn cầu để giảm phát thải nhà kính, nâng cao năng lực chống chịu với biến đổi khí hậu, đề cao sáng tạo của nền kinh tế.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu cho biết, định hướng phát triển nông nghiệp Quảng Nam là xanh hóa, xuất khẩu chính ngạch để tăng giá trị kinh tế thu được. UBND tỉnh định hướng, khuyến khích phát triển, vấn đề quan trọng là vai trò của các HTX liên kết với doanh nghiệp, tổ chức, quản lý sản xuất với người nông dân và chế biến, phân phối hàng hóa, mở rộng thị trường xuất khẩu

Address


Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Tin tức cho mọi người posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Tin tức cho mọi người:

Videos

Shortcuts

  • Address
  • Alerts
  • Contact The Business
  • Videos
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Media Company?

Share