07/10/2019
Tin hay không tuỳ bạn: đức tin Công giáo đã từng cứu cả thế giới.
[CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT]
Ngày hôm nay (7/10) là tròn 448 năm ngày diễn ra một trận hải chiến mà tầm quan trọng của nó được coi là "một trong những trận đánh quyết định vận mệnh châu Âu" - đó là trận Lepanto (1571).
Trận đại hải chiến này diễn ra giữa đại diện châu Âu là Liên Minh Thần Thánh (Holy League) - một liên minh của các nước Công giáo do Giáo hoàng Pius V lập ra, gồm Quốc Gia Giáo Hoàng (Papal State) Tây Ban Nha của nhà Habsburg, Cộng hòa Venice (Venezia) cùng một số công quốc, vương quốc nhỏ của Ý, và Dòng Hiệp sĩ toàn quyền Malta (còn được gọi là Dòng Hiệp sĩ Cứu tế hay Hiệp sĩ Thánh Gioan). Đối đầu với lực lượng này là hạm đội hùng mạnh của Đế quốc Ottoman. Năm 1453 người Thổ Ottoman chiếm được Constantinople, thủ đô và cũng là thành trì cuối cùng của Đế quốc Byzantine, rồi tiếp đến là toàn bộ vùng bán đảo Balkan, từ đó liên tục uy hiếp phần còn lại của châu Âu. Năm 1529, họ xua hàng chục vạn quân vây hãm kinh thành Vienna, và ít năm sau đó, lại buộc được Đế quốc La Mã Thần Thánh phải kí hòa ước thừa nhận quyền kiểm soát của mình đối với Hungary. Trên biển Địa Trung Hải, đội tàu chiến và cướp biển của Ottoman hoành hành cản trở tàu bè lưu thông trên tuyến đường hàng hải huyết mạch này. Người Thổ đe dọa sẽ chiếm châu Âu, biến Vatican thành chuồng ngựa (stable), nô dịch toàn bộ châu lục và bắt người dân phải tuân theo luật Sharia của đạo Hồi.
Năm 1570, vua Thổ bắt đầu cho quân bao vây và chiếm đảo Cyprus, lúc đó còn là thuộc địa của Venezia, một tiền đồn quan trọng của châu Âu trên biển. Quân Thổ thảm sát tất cả sĩ quan chỉ huy, lính tráng cùng một phần dân cư trên đảo (khoảng hai mươi ngàn người). Đứng trước tình thế nguy ngập này, Giáo hoàng Pius V phải gấp rút huy động một liên minh. Pháp dù là nước Công giáo, không tham gia vì nước này đang có những toan tính riêng. Giáo hoàng phải tự bỏ tiền ra thuê thêm tàu để bổ sung lực lượng. Quân lực của Liên minh, tuy vậy vẫn kém hơn toàn diện so với quân Thổ. Quân Liên minh có khoảng 80,000 người với tầm 28,000 lính (trong đó có 2,000 quân tình nguyện), số còn lại là thủy thủ và người chèo thuyền, khoảng 206 tàu chiến galley và 6 tàu galleass ba cột buồm rất lớn (là loại tàu buôn được cải tạo lại để mang thêm nhiều súng hơn). Quân Thổ có gần 90,000 người trong đó hơn 34,000 lính và 54,000 thủy thủ, tay chèo cùng với hơn 250 tàu galley, galliot (một vài nguồn cho là con số lên tới hơn 300) trong đó có 50 - 60 tàu lớn. Tuy nhiên, Liên quân lại vượt trội hơn về số lượng súng thần công (gần gấp đôi). Giáo hoàng làm mọi cách để củng cố nội bộ phe Liên minh. Lúc bấy giờ, Phong trào Thệ Phản cùng làn sóng xung đột, chia rẽ giữa những người Tin Lành với Giáo hội Công giáo La Mã đang càn quét qua khắp châu Âu, gây nên cho mọi người một tâm trạng hoang mang, lo lắng. Bên trong Giáo hội, Giáo hoàng làm yên lòng và vực dậy tinh thần các giáo hữu bằng cách khuyên họ đọc kinh lần hạt và cầu nguyện cùng Đức Mẹ Maria. Bên ngoài, ngài dẹp yên những mâu thuẫn giữa các nước tham gia Liên minh với nhau và trao quyền chỉ huy toàn bộ hạm đội cho Don Juan của nước Áo, một người con ngoài giá thú của Hoàng Đế La Mã Thần Thánh Charles Quint (tức Karl V), một thanh niên mới 24 tuổi, có tố chất về quân sự nhưng ít được chú ý tới.
Trận chiến diễn ra tại Vịnh Patras ở phía tây Hy Lạp vào sáng ngày 7/10/1571. Đoàn tàu Liên quân sau vài ngày hành trình trên biển đã chạm trán với hạm đội Thổ từ căn cứ của chúng ở Lepanto (nay là thị trấn Nafpaktos, Hy Lạp) bên bờ Bắc cửa vịnh kéo ra. Hai bên bắt đầu dàn trận, mỗi bên bố trí lực lượng của mình thành ba cánh quân lớn (cùng một đội tàu dự bị sẵn sàng tiếp ứng ở phía sau), rồi lao vào đánh giáp lá cà với nhau trong suốt nhiều giờ liền. Ban đầu diễn biến hoàn toàn bất lợi cho quân Công giáo (dù trước lúc trận đánh nổ ra thì một vài tàu chiến Thổ chủ quan, khinh địch đã rời khỏi hàng ngũ của mình, lao thẳng vào đội hình Liên quân và bị các tàu chiến lớn bên Liên quân trang bị tốt hơn nổ súng tiêu diệt bớt). Bước ngoặt chỉ diễn ra khi một đội tàu của Liên quân do chiếc soái hạm Real của Don Juan dẫn đầu dũng cảm xông vào trung tâm quân Thổ và cuối cùng giết chết được Ali Pasha - viên tổng chỉ huy - sau khoảng một tiếng đồng hồ giao tranh, quần thảo ác liệt với chiếc soái hạm Sultana của ông này. Lúc bấy giờ đội tàu Thổ mới bắt đầu lâm vào thế thua và tháo chạy, các tay chèo của quân Thổ (nhiều người trong số đó là người Kitô giáo bị bắt làm nô lệ) nổi loạn, đội hình quân Thổ rối ren, Liên quân thừa thắng xông lên, đánh chìm được khoảng 80 tàu chiến Thổ, giết và làm bị thương hơn 30,000 lính Thổ, chiếm được hơn 130 tàu chiến và giải phóng 12,000 nô lệ chèo thuyền. Về phần mình, Liên quân chỉ bị mất hoặc hư hại 50 tàu, chết và bị thương 13,000 lính.
Thắng lợi to lớn này là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc chiến dai dẳng giữa người Thổ và châu Âu. Với việc gần như toàn bộ hạm đội bị hủy diệt, quân Thổ mất đi một lực lượng thiện chiến, do đó không còn lợi thế trên biển. Trong những cuộc đụng độ lớn trên biển sau đó quân Thổ thường tỏ ra lép vế hơn. Người Thổ cũng phải từ bỏ địa vị bá chủ ở Địa Trung Hải, và châu Âu (tạm thời) thoát khỏi mối đe dọa từ Đế quốc hiếu chiến này.
Những trận đánh để bảo vệ sự tồn vong của châu Âu ngày nay bị phe cánh tả, vô thần cực đoan chống Công giáo ở phương Tây gần như giấu nhẹm. Truyền thông cánh tả, trái lại tìm cách bẻ cong lịch sử, liên tục đả kích Công giáo tàn ác với Hồi giáo, và cùng lúc đó, ca ngợi sự "khoan dung", "nhân đạo" cùng xã hội văn minh, "phát triển rực rỡ, cùng những thành tựu vượt bậc" của người Hồi (trí tưởng tượng bay xa vãi).
Đây là cách mà bọn cánh tả đối xử với tổ tiên của mình -_-
-------------------
Xem thêm tại Facebook của Scott Hahn:
https://www.facebook.com/Dr.ScottHahn/photos/a.239615216059596/1222343964453378/?type=3&theater