Sống tích cực mỗi ngày

  • Home
  • Sống tích cực mỗi ngày

Sống tích cực mỗi ngày HẠNH PHÚC là một nghệ thuật, không phải là một sự tình cờ

CÁCH SỐNG ĐÚNG ĐẮN NHẤT KHI GẶP KHÓ KHĂN: 3 BỚT, 3 NHIỀU, 3 ẨN-------------------------Con người sống ở đời, nếu gặp phả...
12/04/2022

CÁCH SỐNG ĐÚNG ĐẮN NHẤT KHI GẶP KHÓ KHĂN: 3 BỚT, 3 NHIỀU, 3 ẨN
-------------------------
Con người sống ở đời, nếu gặp phải khó khăn, nhất định phải học được cách sống: 3 bớt, 3 nhiều, 3 ẩn, có vậy thì trong lúc gặp khó khăn mới có thể kiên trì bước tiếp, trải qua “mùa đông lạnh lẽo” của đời người tốt hơn.

BA BỚT

1. BỚT PHÁT NGÔN LẠI

Con người ta khi gặp khó khăn, lời có nhiều tới đâu, có biểu đạt trôi chảy tới đâu cũng không có mấy người sẵn sàng lắng nghe, ngược lại có thể phản tác dụng, khiến người khác chê cười: “Nói nghe hay như chim hót vậy mà cũng vẫn rơi vào hoàn cảnh khốn đốn như này”.

Vì vậy, vẫn nên nói ít lại, âm thầm nỗ lực, nói ít làm nhiều, đỡ bị người khác chú ý, bớt rước phải mấy chuyện không như ý lại.

2. BỚT LO CHUYỆN BAO ĐỒNG LẠI

Ở trong hoàn cảnh khó khăn, phải tự dặn mình, bớt quản chuyện bao đồng lại.

Dù bạn có nỗ lực tới đâu nhưng nếu không cho ra kết quả như ý, sẽ chỉ khiến người khác có thêm cớ cười chê, chế nhạo bạn “Giỏi việc như vậy mà vẫn phải sống khổ sở thế này cơ mà!”.

Vì vậy, bớt quản chuyện bao đồng lại, tuân theo tôn chỉ “không phận sự miễn vào” mới là cách bảo vệ bản thân tốt nhất.

3. BỚT LO LẮNG CHO NGƯỜI KHÁC LẠI

Đến thân mình còn lo không xong thì làm sao lo được cho người khác. Đến khi đấy chỉ khiến người khác cười chê ” Lo cho mình tốt trước đi đã!”.

Làm người phải biết tự lượng sức mình, muốn lo cho người khác, đây là ý tốt, không sai, nhưng lòng tốt của bạn đôi khi không phải ai cũng lĩnh ngộ được.

Vì vậy, nếu muốn lo cho người khác, trước tiên hãy lo cho chính mình trước, khi bạn tốt rồi người khác mới có lòng tin ở bạn, lòng tốt của bạn mới không bị cười nhạo.

BA NHIỀU

1. LÀM NHIỀU

Càng là lúc khó khăn càng phải âm thầm nỗ lực, tích lũy cho mình khả năng “lật thân”. Cái gọi là “vốn lập thân” đều phải dựa vào nỗ lực để có được.

Đừng bao giờ trông mong vào bất cứ ai, cũng chẳng có ai có thể trông chờ vào mãi mãi. Phàm là chuyện gì cũng âm thầm bỏ ra, âm thầm thu hoạch, đó mới là tốt nhất.

2. QUAN SÁT NHIỀU

Gặp chuyện quan sát nhiều hơn, tìm ra tất cả những cơ hội có thể đột phá. Một khi gặp được, phải nhanh chóng nắm bắt, tuyệt đối không được từ bỏ. Cơ hội không thể để mất, thời cơ không bao giờ quay lại.

Muốn bước ra khỏi khó khăn, cần có thực lực, cần có dũng khí, cần âm thầm quan sát, chờ đợi cơ hội. Đại trượng phu, không quan tâm được mất nhất thời, cái cần quan tâm là mục tiêu lâu dài.

Vì vậy, gặp được cơ hội tuyệt đối không được bỏ qua, nắm ở trong tay, lật thân vươn lên.

3. HÀNH ĐỘNG NHIỀU

Người khác coi thường bạn, không cần nói nhiều; người khác công kích bạn, không cần tranh luận; người khác hiểu lầm, không cần chứng minh. Những chuyện này, hãy giao hết cho thời gian, thời gian sẽ làm sáng tỏ tất cả.

Con người khi ở thế khó khăn, ngoài việc dựa vào thực lực bản thân đi hành động ra, các cách khác đều là dư thừa. Nói ít lại, làm nhiều lên, dùng hành động chứng minh tất cả.

BA ẨN

1. SẮC SẢO, ẨN

Con người khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn, không được tỏ ra quá sắc sảo, ta đây. Làm vậy sẽ chỉ rước thêm sự ghét bỏ, sự đố kị của người khác.

Bạn sắc sảo tới đâu cũng hãy giữ lại ở trong lòng, đừng không dưng lại rước thêm kẻ địch vào thân.

Lắng nghe ý kiến của người khác nhiều hơn một chút, lắng nghe suy nghĩ của người khác nhiều hơn một chút, càng khiêm tốn càng dễ có được sự tôn trọng và cảm thông của người khác.

2. ƯU THẾ, ẨN

Con người khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn phải biết che đi ưu thế của mình. Không phải ai cũng sẵn sàng khen thưởng cho điểm mạnh của người khác.

Có những người không thể chấp nhận việc người khác giỏi giang hơn mình. Lúc khó khăn, cố gắng tránh khỏi sự đố kị của người khác nhất có thể, một lần nữa, âm thầm nỗ lực mới là lựa chọn đúng đắn nhất.

3. CHÍ HƯỚNG, ẨN

Chí hướng cao vời là tài sản quý giá của con người. Khi gặp khó khăn, chí hướng càng đáng quý hơn. Nó có thể luôn luôn nhắc nhở bạn nỗ lực phấn đấu.

Tuy nhiên, có nỗ lực tới đâu cũng đừng quá khoe khoang, để lộ hết ra bên ngoài, nếu không, gặp phải tiểu nhân đố kị, sẽ chỉ tự rước thêm phiền phức vào thân.

Cất giấu chí hướng vào trong, sớm muộn cũng sẽ có một ngày bạn thành công vươn lên, tới lúc đó, không cần bạn phải nói, người khác ắt sẽ xem trọng chí hướng của bạn.

Đời người, có thuận buồm thì cũng có ngược gió, có đáy ắt có đỉnh.

Con người khi rơi vào tình thế khó khăn, nhất định phải học cách bảo vệ bản thân, để mình ít phải chịu tổn thương nhất có thể. Bảo toàn lòng tự tin, bảo toàn chí hướng, bảo toàn nhân cách, bảo toàn ước mơ.

Khi chúng ta sống sót qua mùa đông lạnh lẽo của cuộc đời, nhảy ra khỏi đáy vực, chúng ta mới có đủ vốn để có khả năng phá vỡ kén và tái sinh.

Hi vọng bạn sẽ sớm vượt qua khó khăn, trồng đậu được đậu, trồng dưa gặt dưa.

Nguồn: Người Chính trực

NHẤT ĐỊNH PHẢI ĐỌC BÀI VIẾT NÀY NẾU MUỐN 30 NĂM QUYẾT ĐỊNH CỦA CUỘC ĐỜI THẬT HUY HOÀNG!---------------------------1. 10 ...
30/03/2022

NHẤT ĐỊNH PHẢI ĐỌC BÀI VIẾT NÀY NẾU MUỐN 30 NĂM QUYẾT ĐỊNH CỦA CUỘC ĐỜI THẬT HUY HOÀNG!
---------------------------
1. 10 năm đầu tiên là 10 năm của tích lũy:
Xuất phát điểm sớm nói quan trọng cũng hẳn, nhưng phải cố gắng để chọn được một một ngành mà mình có thể nhìn rõ nhất. Không có ngành nào là không có tương lai, chỉ có doanh nghiệp và cá nhân không tương lai mà thôi.

Nếu như có gặp một cơ hội nào đó, trong 10 năm này mà bạn thử lập nghiệp cũng không thể lên nổi đâu. Bởi vì lập nghiệp căn bản chính là sự hòa hợp của sáng tạo, cơ hội và nhiệt huyết; cho nên từ 25 đến 35 tuổi nếu như tới thời điểm nào đó mà bạn có được sự kết hợp của 3 yếu tố này thì mới nên ra sức lập một doanh nghiệp của riêng mình.

Không chỉ là lập nghiệp, đối với những người bình thường mà nói dù trong công việc hay là cuộc sống thì trong 10 năm này vẫn phải làm được 3 điểm sau:

Một là, học lấy những kỹ năng cơ bản nhất như lắng nghe, nhẫn nại, giao tiếp, kỹ năng cân bằng cuộc sống với công việc. Những kỹ năng này hoặc là EQ, hoàn toàn trong sách không hề dạy mà chúng ta bắt buộc phải từng trải thì mới biết được. 10 năm này chính là 10 năm để tu thân dưỡng tính: nói lời hay, làm việc tốt, làm người tốt.

Hai là, thiết lập một gia đình nhỏ mỹ mãn, duy trì những mối quan hệ xã hội tốt đẹp, đó chính là tài nguyên của sự hạnh phúc đích thực. Tất cả của cải, tất cả những thành tựu cũng chỉ như mây khói qua mắt, một người sở hữu cuộc sống hạnh phúc chính là khi anh ta được ánh xạ hào quang lên những người thân quan trọng bên cạnh mình.

Ba là, tích lũy một số vốn nhất định, học cách quản lý tài chính và đầu tư.

10 năm đầu tiên trong quá trình lập nghiệp là đoạn thời gian chúng ta nên chọn lấy cho mình càng nhiều thử thách càng tốt, rèn luyện bản thân thật nhiều, và nhận ra sở đoản của bản thân. Sở đoản dĩ nhiên không thể sánh với sở trường, xong mức độ thành công của bạn sau này lại sẽ được quyết định bởi chính những sở đoản đó. Trong cuộc sống nguyên lý "khối gỗ" này cũng là một bài học đầy ý nghĩa.

10 năm đầu tiên này nên tránh khỏi thuyết "làm vì sở thích", bởi vì: bạn chưa chắc đã hiểu được chính mình; cũng như bạn sẽ không có cơ hội để phát triển công việc theo sở thích đó. Từ 25 đến 35 tuổi chúng ta cũng phải tránh xa thuyết "vì của cải" hoặc là "coi khinh tiền bạc", tiền bạc không phải là mục tiêu, xong nó vẫn quan trọng. 10 năm này nhất định phải chú ý tới 3 mục tiêu bên trên, đừng quá để tâm vào một chút được mất cỏn con, phải cố gắng nắm bắt lấy từng cơ hội.

Mỗi người đều có một công việc chính, nhưng tôi tin thế giới này đến 90% mọi người cuối cùng vẫn không tìm được công việc chính của mình là gì.

10 năm đầu tiên này không nhất thiết phải liên quan mật thiết tới công việc chính đó, xong vẫn nên cố gắng sớm phát hiện ra đâu là công việc mà mình muốn theo nó lập nghiệp, sớm chuẩn bị cho nó.

10 năm đầu tiên của quá trình lập thân lập nghiệp này nhất định bạn phải học được cách quản lý tài chính, quản lý cuộc sống, quản lý công việc. Với những người lựa chọn sự nghiệp, nguyên tắc đầu tiên là phát triển năng lực bản thân, nguyên tắc thứ 2 là tạo ra của cải và tốc độ gia tăng của cải, thứ 3 là hỗ trợ cho công việc chính.

2. 10 năm tiếp theo từ 35 đến 45 tuổi, có 3 mục tiêu quan trọng nhất là:
Một, nuôi dưỡng con cái thật tốt, đây sẽ là 10 năm trưởng thành quan trọng của con cái và cũng là 10 năm mà chúng ta có thể thật sự ở bên bầu bạn với con.

Hai là bắt đầu sự nghiệp chính của mình, đây là lúc để bắt đầu phát huy những tài năng mà bạn có.

Ba là phát triển đức tính trên cơ sở phát triển sự nghiệp và tích lũy của cải, đem một phần vốn bỏ vào những công trình công đức, đầu tư vào các công việc xã hội.

3. 10 năm cuối cùng cũng là 10 năm hoàng kim nhất trong sự nghiệp: Từ 45 đến 55 tuổi. Mục tiêu của 10 năm này là:
Một là, củng cố công việc chính đang làm trở thành sự nghiệp cả đời, đem thời gian, và vốn liếng của 10 năm hoàng kim này dốc lòng vào sự nghiệp quan trọng nhất để nó đơm hoa kết trái.

Hai là, chuẩn bị cho sự nghỉ hưu, 10 năm hoàng kim có thể là ở đỉnh cao. Nhưng, sau đỉnh núi suy cho cùng vẫn sẽ là hoàng hôn. Con đường dưới chân núi nên đi như thế nào, hay là đem đoạn đường dưới núi biến thành một chuyến du lịch nhỏ như một cách hưởng thụ.

Phản chiếu bản thân - 10 năm đầu tiên có thể nói là 10 năm phong cảnh để phát hiện ra tài năng tồn tại trong mỗi người, sửa chữa rất nhiều những yếu điểm, từ từ thấu hiểu những đạo lý trong sách vở và cuộc sống, lĩnh ngộ lấy sự tồn tại của bạn thân.

Theo Tri thức trẻ

12 BƯỚC THIẾT LẬP MỤC TIÊU VÀ BÀI TẬP ÁP DỤNG(01) BƯỚC 1. Xác định chính xác những điều mà bạn mong muốn trong từng lĩnh...
29/03/2022

12 BƯỚC THIẾT LẬP MỤC TIÊU VÀ BÀI TẬP ÁP DỤNG

(01) BƯỚC 1. Xác định chính xác những điều mà bạn mong muốn trong từng lĩnh vực chủ yếu của cuộc đời bạn. Hãy bắt đầu bằng cách lý tưởng hoá nó.

Chỉ cần tưởng tượng rằng, không có bất kì hạn chế nào trong việc bạn có khả năng làm gì, đạt được điều gì và trở nên ra sao trong tương lai. Hãy tưởng tượng rằng bạn có tất cả thời gian và tiền bạc, bạn bè và những mối quan hệ, đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm cần thiết để hoàn thành bất cứ mục tiêu nào bạn đã đề ra cho chính mình.

Sẽ ra sao nếu bạn chỉ cần vung cây đũa phép và biến mọi thứ trong cuộc đời mình trở nên hoàn hảo trong cả bốn lĩnh vực chủ yếu. Nếu cả bốn điều này trong cuộc sống của bạn đều hoàn hảo thì chúng sẽ như thế nào?

A.Thu nhập: Bạn muốn kiếm được bao nhiêu tiền trong năm nay, năm sau và năm năm tới?

B.Gia đình: Bạn muốn xây dựng lối sống như thế nào cho bản thân và cho gia đình mình?

C.Sức khoẻ: Sức khoẻ của bạn sẽ thay đổi ra sao nếu tất cả mọi thứ đều trở nên hoàn hảo?

D.Tài sản: Bạn muốn để dành và tiết kiệm được bao nhiêu trong quá trình làm việc của mình?

Phương pháp ba mục tiêu: Ngay bây giờ, trong vòng 30 giây, bạn hãy liệt kê ra giấy 3 mục tiêu quan trọng nhất trong cuộc sống.

Hãy viết chúng thật nhanh. Đáp án cho “Phương pháp lập danh sách tức thời” này chắc chắn là bức tranh mô tả rõ ràng nhất về những điều mà bạn đang thật sự mong muốn trong cuộc sống hiện tại.

(02) BƯỚC 2. Viết chúng ra.

Những mục tiêu của bạn cần phải được viết ra trên giấy. Chúng phải rõ ràng, cụ thể, chi tiết và có thể đo lường được. Hãy viết chúng như thể bạn đang đặt hàng một nhà máy để sản xuất ra những mục tiêu cho mình từ rất sớm. Phần mô tả cần phải cụ thể và rõ ràng trong mọi hoàn cảnh ngữ nghĩa.

Chỉ có khoảng 3% người trưởng thành đã viết ra mục tiêu của mình. và tất cả những người còn lại đều làm việc cho họ đấy.

(03) BƯỚC 3: Xác lập thời hạn(deadline)

Tiềm thức của bạn luôn coi “thời hạn deadline” như một “cơ chế ép buộc” điều khiển bạn một cách vô thức hay có chủ ý giúp bạn đạt được mục tiêu của mình đúng thời hạn. Nếu mục tiêu của bạn đủ lớn, hãy chia nhỏ chúng ra thành những thời hạn khác nhau.

Nếu bạn mong muốn có khả năng độc lập về tài chính, hãy thiết lập những mục tiêu 10 năm hay 20 năm cho bản thân và sau đó chia nhỏ chúng ra theo từng năm. Như vậy, bạn có thể biết được mình cần phải tiết kiệm hoặc đầu tư ra sao mỗi năm.

Vì một vài lý do nào đó mà bạn không thể hoàn thành thời hạn deadline của mình thì đơn giản là cứ thiết lập thêm một thời hạn mới. Không hề có mục tiêu nào là không hợp lý cả, chỉ có thời hạn không hợp lý mà thôi.

(04) BƯỚC 4. Xác định những trở ngại mà bạn phải vượt qua để đạt được mục tiêu của mình.

Tại sao bây giờ bạn vẫn chưa đạt được mục tiêu?

Nguyên lý của Sự ràng buộc: Luôn luôn tồn tại một yếu tố hạn chế hay sự ràng buộc nhất định mà sẽ quyết định tốc độ hoàn thành mục tiêu của bạn. Điều đó có ý nghĩa gì đối với bạn?

Sự ràng buộc hoạt động theo quy luật 80/20. Nghĩa là 80% nguyên nhân cản đường bạn đến với mục tiêu của mình đến từ bên trong bản thân. Đó chính là sự thiếu thốn kĩ năng, kiến thức hay chất lượng. Chỉ có 20% nguyên nhân còn lại là do tác động từ bên ngoài. Hãy luôn luôn bắt đầu với chính mình.

(05) BƯỚC 5. Xác định những kiến thức, thông tin và kĩ năng cần có để đạt được mục tiêu của mình.

Đặc biệt là phải xác định kĩ năng mà bạn cần phải phát triển để có thể đứng trong top 10% trong lĩnh vực của mình.

Khám phá lớn nhất: Kĩ năng quan trọng mà bạn yếu kém nhất sẽ quyết định mức thu nhập và sự thành công của bạn. Để có thể tiến bộ hơn, bạn nên tập trung vào giải quyết những kĩ năng còn yếu của bản thân thay vì những cái khác.

Câu hỏi chủ chốt: Kĩ năng nào mà nếu như bạn phát triển và thực hiện nó một cách hoàn toàn xuất sắc sẽ ảnh hưởng một cách tích cực sâu sắc đến cuộc đời bạn?

Kĩ năng nào mà nếu như bạn phát triển và thực hiện nó một cách nhất quán, theo một phong cách xuất sắc, sẽ giúp bạn hoàn thành mục tiêu quan trọng nhất của mình tốt nhất? Dù cho là kĩ năng gì, cứ viết nó ra, lập kế hoạch và phát triển nó mỗi ngày.

(06) BƯỚC 6. Xác định những người sẽ giúp đỡ bạn và những mối quan hệ hợp tác cần có để đạt được mục tiêu của mình.

Bây giờ, hãy lên một danh sách tất cả những người có liên quan hoặc sẽ làm việc cùng để đạt được mục tiêu trong cuộc đời bạn. Hãy bắt đầu với những thành viên trong gia đình, đó là sự hỗ trợ và hợp tác mà bạn sẽ rất cần.

Liệt kê những người sếp, đồng nghiệp và cấp dưới. Đặc biệt là phải liệt kê những vị khách hàng mà bạn cần sự giúp đỡ của họ để có thể bán đủ hàng hay dịch vụ, giúp bạn kiếm được khoảng tiền mình mong muốn.

Ngay khi đã xác định được danh sách những người mình cần sự giúp đỡ, hãy tự hỏi bản thân mình: “Mình sẽ mang lại được gì cho họ?”. Hãy làm một “người cho đi” hơn là một “kẻ chỉ biết nhận”.

Để có được những mục tiêu lớn, bạn nhất thiết sẽ cần sự giúp đỡ và ủng hộ của rất nhiều người. Chỉ cần một nhân vật chủ chốt xuất hiện tại một thời điểm hay một không gian nhất định sẽ khiến cho cuộc đời bạn thay đổi hoàn toàn. Những người thành công nhất là những kẻ biết xây dựng và duy trì một mối quan hệ rộng lớn với những người mà họ có thể giúp đỡ hoặc giúp đỡ lại họ.

(07) BƯỚC 7. Liệt kê một danh sách tất cả những điều bạn cần làm để đạt được mục tiêu của mình.

Hãy kết hợp những trở ngại mà bạn có thể phải vượt qua, kiến thức và kĩ năng mà bạn cần phải phát triển, những mối quan hệ hợp tác mà bạn cần phải có. Liệt kê bất kì điều gì mà bạn nghĩ rằng là cần thiết để cuối cùng có thể đạt được mục tiêu của mình.

Khi bạn nghĩ ra được một điều mới, cứ thêm chúng vào cho đến khi hoàn thành xong danh sách.

Khi bạn đã làm được một danh sách tất cả những điều mình cần làm để đạt được mục tiêu, bạn sẽ thấy rằng mục tiêu ngày càng dễ đạt được hơn bạn nghĩ.

“Một chuyến du hành ngàn dặm bắt đầu từ một bước đi nhỏ”. Bạn có thể xây dựng một bức tường thành lớn nhất thế giới bằng việc đắp nên từng viên gạch nhỏ.

(08) BƯỚC 8. Biến danh sách của bạn thành một kế hoạch.

Bạn có thể làm điều này bằng cách sắp xếp các bước trong danh sách của mình theo trình tự và ưu tiên.

Trình tự -­‐ Điều gì bạn cần phải làm trước khi thực hiện một việc khác, và theo một thứ tự như thế nào?

Ưu tiên – Điều gì quan trọng nhất và kém quan trọng nhất?

Quy luật 80/20 thể hiện rằng 80% kết quả sẽ đến từ 20% những nỗ lực hoạt động của bạn.

Quy luật 20/80 thể hiện rằng 20% khoảng thời gian mà bạn dành để xây dựng mục tiêu và thiết lập kế hoạch đầu tiên sẽ đáng giá 80% khoảng thời gian và nỗ lực bạn cần có để đạt được mục tiêu của mình. Việc lên kế hoạch trước là rất quan trọng.

(09) BƯỚC 9. Xây dựng kế hoạch.

Sắp xếp danh sách của bạn thành một chuỗi các bước từ khi bắt đầu cho đến khi hoàn thành mục tiêu của bạn.

Khi đã có được một Mục Tiêu và một Kế Hoạch cụ thể thì có nghĩa là bạn đã tăng khả năng đạt được mục tiêu của mình lên 10 lần, tăng lên 1000%.

- Lập kế hoạch mỗi ngày, mỗi tuần và mỗi tháng.

- Lập kế hoạch tháng vào đầu mỗi tháng.

- Lập kế hoạch tuần vào cuối tuần trước đó.

- Lập kế hoạch ngày vào tối ngày hôm trước.

Càng lập kế hoạch một cách cẩn thận và chi tiết, bạn càng đạt được thành công trong thời gian sớm hơn. Cứ mỗi 1 phút bạn dành để lập kế hoạch sẽ giúp bạn tiết kiệm 10 phút khi thực hiện. Điều này có nghĩa là bạn sẽ đạt được tỉ lệ ROI là 1000% nếu bạn dành thời gian để lập kế hoạch mỗi ngày, mỗi tuần và mỗi tháng.

(10) BƯỚC 10. Hãy chọn ra một nhiệm vụ hàng đầu và quan trọng nhất mỗi ngày.

Thiết lập ưu tiên trong danh sách của bạn theo quy luật 80/20.

Hãy tự hỏi bản thân rằng: “Nếu tôi chỉ có thể thực hiện một việc trong danh sách này thì việc nào là quan trọng nhất?” Dù câu trả lời là gì, hãy ghi số 1 vào bên cạnh hoạt động đó.

Sau đó lại tự hỏi tiếp: “Nếu tôi có thể làm thêm một nhiệm vụ khác trong danh sách này, điều nào sẽ đáng giá thời gian mà tôi đã bỏ ra?”. Và ghi số 2 bên cạnh nhiệm vụ đó.

Tiếp tục đặt câu hỏi: “Mình nên dành thời gian quý giá vào việc gì?” Ngay sau khi đã có danh sách top 7 nhiệm vụ quan trọng nhất, hãy sắp xếp chúng theo trình tự và ưu tiên.

Bạn cũng có thể hỏi rằng: “Nếu tôi chỉ có thể làm một việc suốt một ngày dài, hoạt động nào sẽ mang lại giá trị lớn nhất cho công việc và những mục tiêu của tôi?”

Chú ý và tập trung là những chìa khoá dẫn đến thành công. Chú ý nghĩa là bạn biết chính xác là mình đang muốn đạt được điều gì. Tập trung đòi hỏi bạn phải cống hiến toàn bộ sức mình chỉ để làm những việc giúp đưa bạn đến với thành công của mình.

(11) BƯỚC 11. Tập thói quen tự giác kỷ luật.

Một khi đã xác định được nhiệm vụ quan trọng nhất, bạn cần phải tìm ra biện pháp để tập trung toàn tâm cho đến khi nhiệm vụ đó được hoàn thành 100%.

Nếu bạn có khả năng chọn lựa được một nhiệm vụ quan trọng nhất và dành toàn tâm thực hiện nó, mà không mất phương hướng hay mất tập trung, sẽ giúp cho năng suất và chất lượng đầu ra tăng gấp đôi hay gấp ba lần.

Tự xử lý là một trong những kĩ thuật quản lý hiệu quả, mạnh mẽ nhất mọi thời đại. Nghĩa là khi bạn bắt đầu thực hiện nhiệm vụ, bạn có thể bỏ qua mọi sự sao nhãng và tập trung vào nó cho đến khi hoàn thành. Một khi đã hình thành được thói quen hoàn thành mọi nhiệm vụ, Bạn sẽ đạt được gấp đôi, gấp ba và thậm chí là gấp năm lần người khác làm được.

(12) BƯỚC 12. Thực hành trực quan hoá những mục tiêu của bạn.

Hãy vẽ nên những bức tranh cụ thể, sống động, thú vị và đầy cảm xúc về những mục tiêu của mình nếu chúng có tồn tại trên thực tế. Hãy xem như bạn đã hoàn thành tất cả những mục tiêu đó và đang tận hưởng thành công của mình.

Nếu là một chiếc xe hơi, hãy tưởng tượng bạn đang lái nó. Nếu là một kì nghỉ, nghĩ xem bạn đang tận hưởng nó thể nào. Nếu bạn mong muốn có được một căn nhà đẹp, hãy nhìn mình đang vui vẻ sống ở đó.

Trong quá trình trực quan hoá, hãy dành ra ít phút để tạo nên những cảm xúc mà bạn có thể sẽ có khi đạt được mục tiêu của mình. Một bức tranh tinh thần đi kèm với một cảm xúc mãnh liệt sẽ có ảnh hưởng to lớn đến tiềm thức và siêu tiềm thức (trí tuệ cao cấp) của bạn.

Sự trực quan hoá có lẽ là một phương pháp có sẵn mạnh mẽ nhất giúp bạn đạt được mục tiêu của mình nhanh hơn bạn tưởng. Khi bạn kết hợp những mục tiêu rõ ràng với sự trực quan hoá và cảm xúc hoá, bạn sẽ kích hoạt được siêu tiềm thức của mình. Nó sẽ giúp giải quyết mọi vấn đề trên con đường đi đến mục tiêu của bạn. Nó sẽ kích hoạt Luật Hấp Dẫn giúp bạn thu hút những con người, hoàn cảnh, ý tưởng hay nguồn lực giúp đỡ bạn đạt được mục tiêu nhanh chóng hơn.
--------------------------------------------
BÀI TẬP XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU

Bước 1: Lấy ra 1 tờ giấy trắng và viết chữ Mục tiêu lên đầu trang cùng với ngày tháng hôm nay. Tự mình viết ra ít nhất 10 mục tiêu mà bạn mong muốn đạt được trong năm sau, hoặc trong tương lai gần nhất.

Bắt đầu mỗi câu bằng chữ “Tôi” và chỉ được phép dùng chữ “Tôi” và kèm theo đó là một động từ như một mệnh lệnh mà ý thức của bạn dành cho tiềm thức của bạn.

Mô tả mục tiêu của bạn ở thì hiện tại, như là nó đã được hoàn thành trước đây. Nếu mục tiêu của bạn là kiếm được một khoảng tiền trong một vài năm nhất định, hãy ghi là: “Tôi kiếm được số tiền này vào cuối năm nay.”

Nếu mục tiêu của bạn là mua được một chiếc xe hơi, hãy ghi là: “Tôi đã lái một chiếc xe như thế trong một ngày như thế”.

Cuối cùng, khi đã viết ra những mục tiêu của mình, hãy nhớ luôn viết chúng ở một trạng thái tích cực. Thay vì ghi rằng: “Tôi sẽ bỏ hút thuốc”, hãy ghi là: “Tôi là một người không hút thuốc”.

Hãy luôn xem mục tiêu của bạn là có thật trong thực tế, như là bạn đã từng đạt được nó rồi. Điều này sẽ giúp kích hoạt tiềm thức và siêu tiềm thức của bạn, làm thay đổi những điều bên ngoài cho phù hợp với các mệnh lệnh đến từ bên trong tâm trí bạn.

2. Quyết định dựa trên những mục đích đã xác định cơ bản.

Ngay sau khi đã viết ra danh sách 10 mục tiêu, hãy tự hỏi bản thân rằng: “Nếu tôi có thể vung đũa phép và hoàn thành một mục tiêu ngay trong vòng 24 giờ, mục tiêu nào sẽ có ảnh hưởng lớn nhất đến cuộc đời của tôi?”

Dù câu trả lời là gì, hãy khoanh tròn mục tiêu đó và đưa nó lên đầu của một trang giấy trắng khác.

1. Viết nó ra một cách rõ ràng và chi tiết.

2. Xác định thời hạn deadline chính cho mục tiêu đó và những thời hạn phụ thêm nếu cần thiết.

3. Xác định những trở ngại mà bạn có thể phải vượt qua để đạt được mục tiêu của mình. Sau đó, xác định tầm quan trọng của nó, cái nào đến từ bên trong, bên ngoài.

4. Xác định những kiến thức và kĩ năng cần có để đạt được mục tiêu của mình. Sau đó, xác định kĩ năng quan trọng nhất mà bạn cần phải phát triển thật xuất sắc.

5. Xác định những con người sẽ giúp đỡ hay bạn cần sự hợp tác của họ và nghĩ đến những điều bạn có thể mang đến cho họ.

6. Liệt kê một danh sách những điều bạn cần làm để đạt được mục tiêu của mình. Thêm vào đó những điều khác ngay khi bạn vừa mới nghĩ ra.

7. Sắp xếp danh sách của bạn theo trình tự và ưu tiên, cái gì cần làm trước và cái gì là quan trọng nhất?

8. Lên kế hoạch bằng cách sắp xếp danh sách đó thành từng bước từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc và tìm cách thực hiện kế hoạch đó mỗi ngày.

9. Lập kế hoạch cho mục tiêu của bạn theo những hoạt động mà bạn phải tham gia để có thể đạt được nó, hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng.

10. Thiết lập thứ tự ưu tiên cho danh sách của bạn và xác định điều quan trọng nhất cần phải làm để có thể tiến nhanh hơn đến với mục tiêu của bạn. Tập thói quen kỷ luật để có thể tập trung toàn tâm vào những việc quan trọng bạn có thể làm hôm nay cho đến khi nó hoàn thành 100%. Thực hành tự xử lý cho từng nhiệm vụ nhỏ.

Tác giả: Brian Tracy

LÒNG BIẾT ƠN MANG ĐẾN MỘT NỘI TÂM SUNG TÚC-----------------------------Thường xuyên mang trong mình tấm lòng biết ơn chí...
29/03/2022

LÒNG BIẾT ƠN MANG ĐẾN MỘT NỘI TÂM SUNG TÚC
-----------------------------
Thường xuyên mang trong mình tấm lòng biết ơn chính là thể hiện của tâm tính lương thiện, là một loại mỹ đức và là một quy phạm căn bản để làm người.

Những người biết đủ, biết hài lòng với cuộc sống của mình sẽ hiểu được ý nghĩa của lòng biết ơn.

Khi một người cảm thấy biết ơn từng bông hoa, từng cọng cỏ, và từng ngụm nước, thì cuộc sống của người đó chắc chắn sẽ rất phong phú và sung túc.

Trên thực tế, khi trong tâm một người mang theo thiện niệm, mang theo lòng biết ơn thì không chỉ tạo phúc cho chính mình mà còn làm lợi cho người khác.

Robert A. Emmons, giáo sư tâm lý của Đại học California, Davis và Michael McCullough, giáo sư tâm lý học tại đại học Miami, Mỹ sau khi tiến hành nghiên cứu đã chỉ ra rằng:

Khi một người thường xuyên mang trong mình tấm lòng biết ơn (cảm kích) đối với người khác thì người ấy sẽ sống ngày càng vui vẻ và có một tinh thần sung túc, nội tâm an hòa.

Trong thực nghiệm của mình, các giáo sư lựa chọn một số học sinh và chia làm hai nhóm.

Nhóm thứ nhất, các giáo sư yêu cầu họ phải ghi nhớ năm sự tình khiến họ cảm kích trong một ngày.

Nhóm còn lại phải ghi nhớ năm sự tình khiến họ không hài lòng trong một ngày.

Sau ba tuần như vậy, các giáo sư phát hiện ra rằng các học sinh ở nhóm thứ nhất có sự thay đổi tích cực hơn rất nhiều so với các học sinh ở nhóm còn lại cả về tâm lý, thân thể và cách đối xử với người khác.

Sau thực nghiệm trên, các giáo sư lại tiến hành khảo sát với nhóm đối tượng khác nhau về tuổi tác, tình trạng sức khỏe.

Các khảo sát này đều cho kết quả giống như vậy.

Ngẫm lại một chút về bản thân chúng ta, từ nhỏ đến lớn chúng ta đều nhận được ân huệ từ ông bà, cha mẹ, người thân, thầy cô giáo, bạn bè, và ngay cả những người chúng ta không quen biết.

Họ vì chúng ta mà trả giá không ít, nhưng rất nhiều người trong chúng ta lại không biết ơn điều đó, thậm chí còn cho rằng đó là một việc đương nhiên.

Có một câu chuyện như thế này:
Một triết gia cùng vài người bạn đến nhà hàng ăn tối.

Ông chủ nhà hàng nghe danh vị triết gia đã lâu, bèn tìm đến gặp gỡ.

Trong lúc mọi người đang cười nói vui vẻ thì nhân viên phục vụ đem các món ăn nóng hổi đặt lên bàn.

Khi mọi người đã yên vị quanh bàn ăn, người triết gia nọ liền chuyển chủ đề sang các món ăn trên bàn.

Ông nói: “Nhìn thấy các món ăn trước mặt, trong lòng các bạn có nảy sinh lòng cảm ơn không? Cảm ơn các thực phẩm, rau quả đã thành tựu bữa ăn này, cảm ơn người đầu bếp, cảm ơn người phục vụ chúng ta…”

Ông chủ hỏi: “Tại sao phải cảm ơn? Chúng ta ăn đều phải trả tiền cơ mà!”.

Trong khi mọi người nhìn nhau không biết nói sao thì triết gia lại mỉm cười: “Thế tại sao chúng ta không trực tiếp ăn những đồng tiền đó?”

Nếu một người trong lòng không biết cảm kích, không biết ơn những điều người khác làm cho mình, coi mọi việc tốt đẹp mà người khác làm cho mình là tự nhiên, là lẽ thường tình, là nghĩa vụ của người khác thì người ấy rất vô tâm, nói nặng một chút là chỉ biết đến mình.

Ngược lại, người biết cảm ơn là người có nhân cách tốt đẹp, sống có nghĩa có tình, có trước có sau.

Những người như vậy họ cũng thường là người biết nghĩ cho người khác trước khi nghĩ đến mình, chính là người nhân đức, là bậc quân tử mà người đời thường ngưỡng mộ.

Cổ nhân có câu:
“Thi huệ vô niệm, thụ ân mạc vong”, nghĩa là làm điều tốt không cần suy tính, mang ơn người đừng bao giờ quên.

Cũng có câu:
“Tích thủy chi ân, dũng tuyền tương báo”, nghĩa là dù ơn huệ nhỏ như giọt nước thôi cũng không thể xem nhẹ, cũng cần coi đó như một dòng suối, dòng sông, bởi “một miếng khi đói bằng một gói khi no” vậy.

Người biết cảm ơn bề trên, biết ơn đấng sinh thành, biết ơn vạn vật, là người thấu hiểu đạo lý của tự nhiên, đạo lý làm người.

Người như vậy biết trân quý sinh mệnh, sống thuận theo tự nhiên, phù hợp với đạo, là người trí tuệ, nên cuộc đời của người ấy tự nhiên cũng thông thuận, may mắn.

Đó cũng chính là phúc báo của lòng biết ơn!

Nguồn: Người chính trực

NẾU KHÔNG THỂ SỐNG TỐT, HÃY NÊN SỐNG ĐÚNG----------------------------Thảo mai, ganh tị, cạnh tranh với người khác hay kh...
29/03/2022

NẾU KHÔNG THỂ SỐNG TỐT, HÃY NÊN SỐNG ĐÚNG
----------------------------
Thảo mai, ganh tị, cạnh tranh với người khác hay không dám sống đúng với chính bản thân mình… tất cả những việc làm này không chỉ biến bạn thành người xấu trong mắt người khác mà còn đang khiến cuộc sống của bạn trở nên tệ hơn bao giờ hết

1. Đừng dùng thời gian để nói xấu người khác.
Đem người khác ra làm trò tiêu khiển, cười cợt chẳng thể làm cho người đó xấu đi, hay tồi tệ hơn.

Thay vì nói xấu người khác thì bạn hãy dành thời gian rảnh để chăm lo cho bản thân, bạn có thể đọc sách mở mang kiến thức, đi café thư giãn, hoặc mua sắm cho mình một bộ đồ thật đẹp để bản thân cảm thấy thoải mái hơn.

2. Đừng trở thành kẻ vô ơn.
Nếu không thể nhớ ơn những người đã giúp bạn bước đến sự trưởng thành, hay "đốt lửa" cho sự thành công của chính bạn thì cũng đừng bao giờ "phủi phui" những việc làm của họ.

Ở nơi nào đó trên thế giới này, còn rất nhiều người đang đấu tranh trong tuyệt vọng với cuộc sống của họ. Vậy tại sao bạn lại phải tự biến mình thành kẻ vô ơn với những người đã giúp đỡ bạn?

3. Đừng lãng phí thời gian để cố làm vừa lòng tất cả mọi người.
Chúng ta sinh ra không vì mục đích làm vừa lòng mọi người. Chẳng ai tồn tại trên cuộc đời này mà hoàn hảo cả. Bạn có kiệt sức khi suốt ngày phải tìm cách thảo mai sống cho hợp với từng người?

Thay vì vậy, bạn chỉ nên học cách đừng làm cho những người thật sự tốt và quan tâm đến bạn đã là quá đủ rồi. Đừng lãng phí thời gian vì những kẻ ghét bạn thì sẽ mãi không thích thấy bạn, và những người yêu thương bạn thì sẽ luôn bên cạnh bạn

4. Đừng than vãn quá nhiều.
Sẽ chẳng ai thương hại cho bạn nếu bạn cứ tiếp tục than vãn ở tần suất nhiều không thể đếm được đâu. Tất cả mọi thứ dù tốt đẹp hay khó khăn xuất hiện trong cuộc sống của chúng ta đều có lý do riêng của chúng.

Sẽ không có một con người trưởng thành nếu như chưa từng bước qua những cung bậc cảm xúc trong quá khứ. Nếu có những giây phút trên cuộc đời làm cho bạn trở nên mạnh mẽ thì giây phút đó chính là ngay lúc này

5. Hãy dám đối diện với trục trặc của bản thân.
Chúng ta không phải ai cũng dám đối mặt với những khó khăn, rắc rối của bản thân. Không ai ép bạn phải giải quyết tất cả trong một lúc, nhưng đừng để những thất vọng, buồn chán, đau khổ làm ảnh hưởng đến bản thân và những người đang quan tâm đến bạn.

Chúng ta luôn có thời gian để đối mặt, thích nghi và sửa lại toàn bộ những trục trặc ấy. Phần tốt đẹp trong cuộc sống là những khoảnh khắc bạn biết bản thân mình cần gì và làm thực hiện những điều đó như thế nào.

6. Hãy dám nhận trách nhiệm.
Chưa bao giờ dám nhận sai và luôn đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. Thay vì trốn tránh trách nhiệm thì bạn nên học cách xin lỗi, và biết cách sửa chữa những sai lầm của chính mình.

Chẳng một ai thành công mà chưa từng bước qua thất bại cả. Điều luôn làm con người ta hối hận nhất đó chính là những việc mình chưa bao giờ dám nhận trách nhiệm chứ không phải việc trốn tránh nó.

7. Và đừng tự gắn mác "kẻ sai lầm".
Đừng bao giờ sống quá buông thả với bản thân và đùa giỡn với tình cảm của người khác. Cuộc sống ngắn ngủi, yêu thương rất ít và hãy tập trung sống thật nghiêm túc trong chuyện tình cảm nếu bạn không muốn bị xem là kẻ sở khanh và đánh mất đi giá trị của bản thân.

Nếu bạn không tự cảm thấy thỏa mãn với hạnh phúc của chính con người bên trong của bạn thì chẳng có ai có thể làm bạn cảm thấy hạnh phúc dài lâu cả.

8. Đừng ganh tị với người khác.
Thay vì ganh tị và luôn muốn hơn thua với người khác thì tại sao bạn lại không tập trung vào những mục tiêu riêng của bản thân. Đừng bao giờ lo lắng khi nhìn thấy người khác giỏi hơn bạn, hãy lo hoàn thành tốt cái tốt nhất mà bản thân bạn có thể thực hiện. Hãy nhớ tiêu chuẩn của bạn và người khác luôn là những tiêu chuẩn khác nhau

9. Đừng sống trong hận thù.
Kẻ thù của bạn cũng sẽ chẳng chết đi khi bạn cứ ôm hận thù mãi trong lòng, thậm chí việc này còn khiến bản thân bạn thêm khó chịu. Vậy tại sao chúng ta không sống thật tốt, làm những việc bạn yêu thích và để cho những người không thích bạn phải nhìn thấy bạn trong sự ngưỡng mộ. Đừng bận tâm vì những điều không đáng có trong cuộc sống tốt đẹp của riêng bạn.

10. Dám sống đúng với chính mình.
Thay vì lo lắng vô vọng cho tương lai của chính mình, và ủ rũ không biết rồi mình sẽ đi đâu về đâu thì hãy tự nhìn nhận lại xem bạn đang là ai, ở vị trí nào và bạn cần gì thì bạn sẽ sớm tìm ra được câu trả lời cho bản thân.

Tập suy nghĩ tích cực để sống thật tốt, đây cũng chính là nền tảng thành công cho tất cả những sự việc xảy ra quanh bạn. Nếu bạn không tin vào chính bản thân mình thì ai sẽ tin bạn bây giờ?

Nguồn: kênh14

Address


Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Sống tích cực mỗi ngày posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Shortcuts

  • Address
  • Alerts
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Media Company?

Share