Công an xã Tích Thiện

Công an xã Tích Thiện Tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức cảnh giác của quầ

CÔNG AN XÃ TÍCH THIỆN: BẮT 2 ĐỐI TƯỢNG DÙNG KÍCH ĐIỆN BẮT CÁ Vào khoảng 11 giờ 30 phút ngày 29/9/2023, Công an xã Tích T...
29/09/2023

CÔNG AN XÃ TÍCH THIỆN: BẮT 2 ĐỐI TƯỢNG DÙNG KÍCH ĐIỆN BẮT CÁ
Vào khoảng 11 giờ 30 phút ngày 29/9/2023, Công an xã Tích Thiện, huyện Trà Ôn nhận được tin báo của quần chúng nhân dân trên địa bàn có đối tượng dùng công cụ kích điện để đánh bắt thủy sản. Công an xã tiến hành đi đến hiện trường xác minh vụ việc và đã phát hiện bắt quả tang 02 đối tượng có hành vi dùng xung kích điện đánh bắt thủy sản trái phép trên sông thuộc địa bàn ấp Tích Phước và ấp Tích Khánh, xã Tích Thiện, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.
Tại hiện trường, lực lượng chức năng thu giữ 02 chiếc vỏ lãi có tải trọng khoảng 200 kg, 02 máy xăng 6.0 mã lực, 03 bình ắc quy, 02 bộ kích điện và các dụng vụ có liên quan.
Qua làm việc, 02 đối tượng thừa nhận toàn bộ hành vi vi phạm.
Công an xã Tích Thiện đã lập biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện nêu trên và tiến hành xác minh vụ việc để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Việc đánh bắt cá bằng xung điện khiến nguồn lợi thủy sản đứng trước nguy cơ bị tận diệt và có thể ảnh hưởng đến tính mạng con người. Do đó, mọi người không nên thực hiện hành vi này. Mọi hành vi vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật./.

26/09/2023
26/09/2023
26/09/2023

⚠️CẢNH BÁO⚠️ 5 RỦI RO KHI TRUY CẬP CÁC WEB LẬU.

➡️ Hiện nay có rất nhiều website được mở ra để người dùng có thể xem những bộ phim, chương trình yêu thích mà không phải trả phí. Tuy nhiên, không phải website nào cũng an toàn tuyệt đối.

🚨 Tính an toàn của một website có thể được đánh giá qua một vài yếu tố như phản hồi từ người xem, uy tín hay trang web có được cấp phép để cung cấp nội dung bản quyền hay không.

Dưới đây là một số rủi ro mà người dùng có thể gặp phải khi sử dụng các website không chính thống 👇🏻

26/09/2023

Bác bỏ luận điệu cho rằng “thực chất tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa dân tộc”

Khi việc công khai phủ nhận bản chất cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh dần đuối lý và tỏ ra kém hiệu quả, thời gian gần đây, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lại sử dụng một chiêu trò khác để chống phá cách mạng Việt Nam, đó là: dựa trên một số sự kiện lịch sử để đưa ra những xuyên tạc nhằm chứng minh rằng, “thực chất tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa dân tộc”. Mục đích sâu xa của chúng là làm cho tư tưởng Hồ Chí Minh đối lập với chủ nghĩa Mác – Lênin để phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng ta. Đây là luận điệu phi lý, cần kiên quyết bác bỏ.

Từ sự thừa nhận không thể phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng ta bằng cách điên cuồng phủ nhận bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh khi hệ thống tư tưởng, lý luận này đang ngày càng đúng với những diễn biến của thời đại, các thế lực chống phá lại dở nhiều chiêu trò khác. Một trong những thủ đoạn gần đây mà chúng thường sử dụng là đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lênin; chúng dựa vào những sự kiện lịch sử rồi dùng thủ thuật quen thuộc là “đánh lộn sòng đen trắng” để hướng lái dư luận, rằng: tư tưởng Hồ Chí Minh thực chất là chủ nghĩa dân tộc. Chẳng hạn như: vin vào sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Liên xô để gặp gỡ I.V. Stalin - Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên xô và cuộc nói chuyện giữa hai vị lãnh tụ vĩ đại này vào cuối năm 1952 để đưa ra luận điệu rằng: “I.V. Stalin cáo buộc Hồ Chí Minh là người đi theo chủ nghĩa dân tộc”; trắng trợn hơn, họ dựa vào sự kiện Quốc tế III chỉ thị đồng chí Nguyễn Ái Quốc về tại Cửu Long, Trung Quốc để hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương, nhưng kết quả của Hội nghị là Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (03/02/1930) để rêu rao rằng: “Sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930) đã chứng minh rằng tư tưởng Hồ Chí Minh thực chất là chủ nghĩa dân tộc”. Tinh vi hơn, họ còn “giả vờ” công nhận công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam để hạ thấp, kích động tư tưởng bài trừ chủ nghĩa Mác - Lênin, cho rằng việc Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động là không phù hợp, bởi vì đây là hai hệ tư tưởng hoàn toàn đối lập nhau, v.v. Tuy nhiên, thực tế lịch sử lại chứng minh điều ngược lại, trong quá trình hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh luôn đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Và tư tưởng của Người “là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam; kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi”1; hoàn toàn không thể, không phải là biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc như luận điệu xuyên tạc của các thế lực chống phá.

Thứ nhất, động lực thôi thúc người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước và đến với chủ nghĩa Mác - Lênin là chủ nghĩa yêu nước chứ không phải là chủ nghĩa dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước (hay chủ nghĩa ái quốc, lòng yêu nước, tinh thần yêu nước) là cảm xúc, tình cảm, tinh thần yêu thương, tích cực đối với quê hương, đất nước. Trong khi đó, “Chủ nghĩa dân tộc là tâm lý, hệ tư tưởng, thế giới quan và chính sách thích những dân tộc này hơn những dân tộc khác, tán dương dân tộc mình, gây căm thù dân tộc và thù hằn chủng tộc”2. Sự khác biệt cơ bản giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa dân tộc thể hiện ở chỗ: người yêu nước tự hào về đất nước của mình vì những gì nó xứng đáng, còn người theo chủ nghĩa dân tộc tự hào về đất nước của mình bất kể thứ gì (kể cả việc gây tội ác với dân tộc khác), tức là sự tự hào một cách mù quáng và cực đoan. Trong bài viết “Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin” đăng trên Báo Nhân dân (ngày 22/4/1960), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba. Từng bước một, trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác - Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”3. Từ lòng yêu nước, thương nòi, Người đã yêu thương, đồng cảm với các dân tộc cùng cảnh ngộ, những lớp người dân lao động lầm than ở các nước chính quốc; đó là động lực để Người tìm đường cứu nước và đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và hiện thực hóa lý tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc, giai cấp, nhân loại. Trả lời phóng viên của Tạp chí Thanh Niên (Canada, tháng 12/1965), Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nói rằng lúc còn thanh niên, tôi theo “chủ nghĩa dân tộc”, có lẽ không đúng. Vì hồi đó tôi chỉ biết thương đồng bào tôi, chứ chưa biết “chủ nghĩa” gì cả. Khi đi sang châu Phi, tôi thấy nhân dân thuộc địa ở đây cũng cực khổ, cũng bị áp bức, bóc lột như nhân dân Đông Dương. Khi sang các nước châu Âu, tôi thấy ở đó cũng có một số người rất giàu, “ngồi mát ăn bát vàng”, và lớp người nhân dân lao động rất nghèo khổ. Tôi suy nghĩ nhiều lắm. Trong lúc đó thì Cách mạng Tháng Mười vĩ đại thành công ở Nga. Lênin tổ chức Quốc tế Cộng sản. Rồi Lênin phát biểu Luận cương cách mạng thuộc địa. Những việc đó làm cho tôi thấy rằng: Nhân dân lao động Đông Dương, nhân dân các thuộc địa và nhân dân lao động muốn tự giải phóng thì phải đoàn kết lại và làm cách mạng. Vì vậy, tôi trở nên người theo Chủ nghĩa Mác - Lênin”4. Như vậy, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh là cả một chặng đường dài, vượt qua những chông g*i thử thách, Người đã đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lênin nhưng rõ ràng, động lực chính là lòng yêu nước, thương dân, chứ không phải vì chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, hay chủ nghĩa dân tộc cực đoan như các thế lực phản động đang rêu rao.

Thứ hai, Hồ Chí Minh luôn đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân trong tiếp cận, giải quyết vấn đề dân tộc; là người luôn đấu tranh chống lại những biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc, không chấp nhận chủ nghĩa dân tộc tư sản, chủ nghĩa Sô vanh trong phong trào Cộng sản quốc tế. Xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc luôn gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Vấn đề dân tộc được Người tiếp cận và giải quyết như động lực để thúc đẩy sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và là tiền đề cho cách mạng vô sản trên toàn thế giới; lý tưởng giải phóng dân tộc không thể tách rời với mục tiêu giải phóng giai cấp, giải phóng nhân loại. Trong thực tiễn hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh cũng luôn đấu tranh chống chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, Sô vanh nước lớn. Tại Hội nghị đại biểu các Đảng Cộng sản và công nhân các nước xã hội chủ nghĩa họp ở Mátxcơva từ ngày 14 đến 16/11/1957, chính Hồ Chí Minh là người kiên quyết nhất trong đấu tranh chống chủ nghĩa dân tộc tư sản. Người đã tán thành bản Tuyên bố chung của Hội nghị và nhấn mạnh thêm: “Bản Tuyên bố nhắc nhở chúng ta cần phải tăng cường giáo dục theo tinh thần chủ nghĩa Mác - Lênin và đấu tranh chống những khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa như chủ nghĩa dân tộc tư sản, chủ nghĩa sô vanh, chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa xét lại, đặc biệt là chủ nghĩa xét lại”5. Chính vì vậy, cho rằng “Thực chất tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa dân tộc” là một luận điệu “đánh lộn sòng đen trắng” cố tình lấp liếm, bỏ qua lập trường, quan điểm giai cấp công nhân của Hồ Chí Minh trong nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam, phủ nhận vấn đề độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng của Người.

Thứ ba, Hồ Chí Minh là một trong những người tiên phong bảo vệ và phát triển tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc và đại đoàn kết dân tộc trong mối quan hệ với nhân loại, vì mục tiêu chung là công bằng, tiến bộ và hòa bình. Đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, kế thừa quan điểm về vai trò của quần chúng nhân dân là người sáng tạo chân chính ra lịch sử, và khẩu hiệu hành động: “Vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại!”, Hồ Chí Minh thấy rõ sự cần thiết và con đường tập hợp, đoàn kết các lực lượng của từng dân tộc và trên thế giới để sự nghiệp giải phóng dân tộc giành thắng lợi hoàn toàn, Người kêu gọi: “Lao động tất cả các nước đoàn kết lại!”. Đồng thời, Người khẳng định: “Cuộc đấu tranh cách mạng của công nhân các nước tư bản trực tiếp giúp cho các dân tộc bị áp bức tự giải phóng mình, vì cuộc đấu tranh đó đánh thẳng vào trái tim của bọn áp bức;... Trong khi đó, cuộc đấu tranh cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa lại trực tiếp giúp đỡ giai cấp vô sản các nước tư bản trong cuộc đấu tranh chống các giai cấp thống trị để tự giải phóng khỏi ách nô lệ của chủ nghĩa tư bản. Sự nhất trí của cuộc đấu tranh chống đế quốc bảo đảm thắng lợi cho các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa và cho giai cấp vô sản ở các nước tư bản”6. Đây không chỉ là một cống hiến rất quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào kho tàng lý luận Mác - Lênin, mà còn cho thấy, Người luôn giải quyết hài hòa, đặt quyền lợi của dân tộc trong mối liên hệ với nhân loại, với giai cấp, với các dân tộc bị áp bức vì mục tiêu chung là xây dựng thế giới hòa bình, tiến bộ, phát triển. Tư tưởng đó đã vượt lên trên “chủ nghĩa dân tộc”, nó hoàn toàn trái ngược với mưu đồ đen tối của các thế lực thù địch nhằm phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng ta, với mưu đồ chính trị đi ngược lại lợi ích quốc gia - dân tộc.

Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh có mối quan hệ biện chứng không thể tách rời, là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động cách mạng, “mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi”7. Đó là tất yếu khách quan, sự lựa chọn của lịch sử mà không luận điệu, thế lực nào có thể xuyên tạc, phủ nhận. Luận điệu “Thực chất tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa dân tộc” là vô căn cứ, thủ đoạn xảo trá, thấp hèn, dù có tô vẽ thế nào cũng không thể che mờ chân lý.

(Đại tá NGUYỄN CÔNG KHƯƠNG - Thiếu tá NGUYỄN ĐỨC CƯƠNG)

26/09/2023
26/09/2023

Nữ chủ hụi lừa đảo trên 3 tỉ đồng lãnh án 16 năm tù

Qua 3 ngày xét xử, sáng 15.9, Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long tuyên phạt 16 năm tù giam đối với bị cáo Võ Thị Huyền Trang, sinh năm 1988, ngụ xã Quới An, huyện Vũng Liêm về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Theo cáo trạng, với vỏ bọc là người có uy tín tại địa phương, Trang đã đứng ra làm đầu thảo và tổ chức nhiều dây hụi cho các hụi viên tại các huyện: Vũng Liêm, Mang Thít, thành phố Vĩnh Long (tỉnh Vĩnh Long) và huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre) tham gia chơi hụi mục đích để hưởng hoa hồng.

Lúc đầu khi mới mở các dây hụi bị cáo thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ của đầu thảo, như công khai danh sách hụi viên, các dây hụi cũng như quá trình thu, giao tiền nên được nhiều người tin tưởng.

Bị cáo Võ Thị Huyền Trang tại Tòa . Ảnh: Công an cung cấp.
Bị cáo Võ Thị Huyền Trang tại phiên tòa xét xử về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Ảnh: Công an cung cấp
Tuy nhiên, từ tháng 6.2018 đến tháng 4.2020, bị cáo Trang đã đứng ra tổ chức 29 dây hụi với 644 phần hụi, gồm hụi tuần và hụi tháng.

Cũng trong khoảng thời gian này, do muốn có tiền tiêu xài cá nhân nên Trang đã nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền của các hụi viên bằng cách tự hốt hụi trong các dây hụi nhưng không hỏi ý kiến của các hụi viên; lập nhiều phần hụi khống vào các dây hụi, lập tên khống vào các dây hụi; gom tiền nhưng không giao cho hụi viên hoặc giao một phần để chiếm đoạt số tiền còn lại… với tổng số tiền chiếm đoạt là 3.027.845.000 đồng.

Xét thấy hành vi của bị cáo đã làm mất an ninh trật tự tại địa phương, chiếm đoạt số tiền của nhiều người nên Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Võ Thị Huyền Trang 16 năm tù giam về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đồng thời buộc trả lại tiền cho các bị hại số tiền 5.021.000.000 đồng.

26/09/2023
26/09/2023

Sự phi lý của luận điệu xuyên tạc “thơ cách mạng kháng chiến chỉ là thơ minh họa chính trị”

Thơ cách mạng Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1946-1975) đã thể hiện niềm tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống vẻ vang của ông cha ta trong suốt hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Đó là những tác phẩm bám sát lịch sử chiến đấu hào hùng của quân dân ta, là bản anh hùng ca bất diệt. Tuy nhiên, vẫn có những người cố ý phủ nhận, xuyên tạc giá trị thơ cách mạng kháng chiến thế kỷ 20 và cho rằng đó chỉ là “thơ minh họa chính trị”. Luận điệu đó vừa phi lý, vừa phi nghĩa nên cần phải phê phán, bác bỏ.

Sự phi lý của những luận điệu xuyên tạc thơ thời kháng chiến

Thời gian qua, trên nhiều trang mạng, diễn đàn, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị và một số “nhà nghiên cứu” đã có nhiều ý kiến xuyên tạc, phủ nhận giá trị thơ cách mạng Việt Nam trong thời kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, làm tổn thương cả một thế hệ nhà thơ đã đóng góp tâm huyết, tài năng cho sự phát triển của nền văn học nước nhà, nhất là xúc phạm đến những nhà văn, nhà thơ đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Theo họ, dòng thơ này ra đời “theo sự chỉ đạo, đặt hàng của Đảng mà không phải viết do cảm xúc, do tình người của nhà văn”; “là thứ thơ cổ động, không có giá trị gì về nghệ thuật”. Lại có kẻ cho rằng, thơ thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ là “quê mùa”, “tỉnh lẻ”, tác phẩm vì thế “không thể vươn tới cõi thẳm sâu trong thế giới tinh thần mà hầu hết là tả thực, vội vã, sống sượng, nên ít có tính tư tưởng, sức sống của tác phẩm như thế cũng èo uột và ngắn ngủi” (!?).

Những ý kiến, lập luận nêu trên vừa không dựa trên thực tiễn đời sống chiến đấu của quân dân ta trong cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, vừa là cái nhìn phiến diện, lệch lạc, hàm chứa mưu đồ xấu xa là phủ nhận những giá trị của thơ cách mạng kháng chiến thế kỷ 20, sâu xa hơn là phủ nhận toàn bộ giá trị nền văn học nghệ thuật cách mạng nước nhà.

Thơ cách mạng “vị nhân sinh”, vì sứ mệnh cao cả là giải phóng dân tộc

Thơ là sự thổ lộ tình cảm sâu sắc được thăng hoa, lắng đọng qua cảm xúc thẩm mỹ, làm lay động và mang lại cảm xúc cho người đọc. Với chức năng “văn dĩ tải đạo”, “thi dĩ ngôn chí”, thơ chân chính luôn hướng tới cái đẹp để ca ngợi, nuôi dưỡng, bồi đắp những giá trị chân-thiện-mỹ cho con người. Theo nhà phê bình văn học Nga V.Belinsky (1811-1848): “Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật. Phục vụ cuộc sống, phục vụ con ng­ười là mục đích lớn nhất của thơ chân chính”. Lãnh tụ V.I.Lenin cũng cho rằng: “Nghệ thuật thuộc về nhân dân. Nghệ thuật phải bắt rễ sâu xa trong lòng đông đảo quần chúng lao động. Nó phải được quần chúng đó hiểu và yêu thích. Nó phải tập hợp được tình cảm, tư tưởng, ý chí của quần chúng đó, nâng họ lên. Nó phải thức tỉnh những nghệ sĩ trong quần chúng và phát triển các nghệ sĩ đó”.

Trong lịch sử ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, mỗi khi đất nước có giặc ngoại xâm thì cuộc sống, số phận mỗi người dân tất yếu phải gắn chặt với vận mệnh của đất nước. Trong hoàn cảnh đó, lương tâm và trách nhiệm đặt ra tiếng nói của mỗi thi sĩ phải hòa chung với tiếng nói chung của dân tộc, thể hiện tình cảm của quảng đại quần chúng nhân dân lao động, biết đau chung cùng nỗi đau của người dân nô lệ, biết yêu thương, cảm mến và tôn vinh với những con người đã xả thân vì nghĩa lớn.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Rõ ràng là dân tộc bị áp bức, thì văn nghệ cũng mất tự do. Văn nghệ muốn tự do thì phải tham gia cách mạng”. Vì vậy, dù có những đặc trưng, đặc thù thế nào đi chăng nữa thì từ sự nhận thức, phản ánh của mình, nhà thơ vẫn phải nhằm mục đích góp phần vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc, giải quyết những mâu thuẫn, những yêu cầu đặt ra của thời đại. Do đó, trong thời kỳ thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược nước ta, trước cảnh mất nước lầm than, nhân dân ta “một cổ hai tròng”, đây là “lửa thử vàng” để xem dòng thơ nào, tác giả nào thực sự “vị nhân sinh”, gắn bó với vận mệnh dân tộc, đất nước.

Trong những thời khắc trọng đại, yêu cầu nghệ thuật của thơ được tự giác kết hợp với yêu cầu chính trị, với nhiệm vụ lịch sử của đất nước. Thử hỏi thời kỳ đó, những tiếng thở dài “Không rên xiết là thơ vô ý nghĩa” hay “Lũ chúng ta đầu thai nhầm thế kỷ/ Một đôi người u uất nỗi chơi vơi” liệu có đại diện cho tiếng nói cả dân tộc không? Chắc chắn là không!

Hiển nhiên rằng, thơ không còn con đường nào khác ngoài con đường “bay theo đường dân tộc đang bay” và nhà thơ tự nguyện: “Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi/ Cùng đổ mồ hôi cùng sôi giọt máu/ Tôi sống với cuộc đời chiến đấu/ Của triệu người yêu dấu gian lao” (Xuân Diệu). Lịch sử thời kỳ ấy đặt ra cho mỗi nhà thơ, mỗi bài thơ đều thể hiện ý thức trách nhiệm với nhân dân, chủ động dùng thơ như một vũ khí tinh thần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. Nhà thơ trước hết phải là một công dân, đồng thời cũng là một chiến sĩ để những tác phẩm của mình phục vụ tốt nhất cho mục tiêu đấu tranh giành độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.

Thơ cách mạng kháng chiến của chúng ta đã làm tròn sứ mệnh vẻ vang đó. Thế nên, ai đó cho rằng, thơ thời kỳ này không có giá trị là một nhận định hàm hồ, thiếu nhân văn, nếu không muốn nói là thái độ vô ơn bạc nghĩa, có dụng ý xấu.

Không thể phủ nhận giá trị to lớn, cao đẹp của thơ cách mạng

Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã cuốn hút đông đảo nhà thơ giàu năng lực sáng tác và đầy tâm huyết tham gia sứ mệnh giải phóng dân tộc. Thế hệ nhà thơ từ trước cách mạng như Tố Hữu, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Tế Hanh, Lưu Trọng Lư, Hoàng Cầm, Hữu Loan, Anh Thơ... đã được ánh sáng của Đảng “thay đổi đời tôi, thay đổi thơ tôi” để sáng tác các tác phẩm thơ phục vụ cách mạng. Thế hệ nhà thơ nối tiếp là Nguyễn Đình Thi, Quang Dũng, Hoàng Trung Thông, Chính Hữu, Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn... rồi đến Xuân Quỳnh, Bằng Việt, Vũ Quần Phương, Thanh Hải, Thu Bồn, Lê Anh Xuân, Anh Ngọc, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh, Vương Trọng, Hoàng Nhuận Cầm, Giang Nam, Lâm Thị Mỹ Dạ... Còn có nhiều nhà thơ đã anh dũng hy sinh quên mình vì nghĩa lớn và tác phẩm của họ đã trở thành bất tử trong dòng chảy thơ ca cách mạng của dân tộc.

Từ thực tế chiến trường khốc liệt, những câu chuyện cao đẹp, giàu tính nhân văn, những tấm gương chiến đấu hy sinh anh dũng đã tác động mạnh đến những tâm lý, tình cảm của mỗi tác giả để họ sáng tạo nên những bài thơ có giá trị sâu sắc. Sứ mệnh thiêng liêng cao cả của nhà thơ đã hòa vào dòng người “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, “Đường ra trận mùa này đẹp lắm”. Khao khát của nhà thơ là được đến với “biển lớn cuộc đời”. Không có sự hy sinh nào lớn lao, cao cả hơn sự hy sinh cho đất nước mình, dân tộc mình: “Ôi! Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịt/ Như mẹ cha ta, như vợ như chồng/ Ôi, Tổ quốc! Nếu cần, ta chết/ Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông” (Chế Lan Viên)...

Nghệ thuật của thơ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã phát triển mạnh mẽ, đóng góp nhiều thành tựu xuất sắc trong nền văn học Việt Nam. Ngôn từ của thơ thời kỳ này đã góp phần tạo cho thơ Việt Nam một tâm thế mới, sức thuyết phục, truyền cảm hứng mạnh mẽ đối với công chúng để thể hiện tầm vóc cao đẹp của dân tộc và con người Việt Nam. Nhiều nhà thơ đã sử dụng bút pháp tinh tế: “Em là ai? Cô gái hay nàng tiên?” (Tố Hữu); “Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?” (Chế Lan Viên). Nhiều nhà thơ đã thổ lộ tình yêu đôi lứa luôn gắn liền với tình yêu quê hương, đất nước: “Anh yêu em như yêu đất nước”, “Em đứng bên đường như quê hương/ Vai áo bạc quàng súng trường” (Nguyễn Đình Thi); “Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình/ Phải biết gắn bó và san sẻ/ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở/ Làm nên Đất Nước muôn đời...” (Nguyễn Khoa Điềm); “Em chính là quê hương ta đó” (Lê Anh Xuân)...

Có thể khẳng định rằng, thơ cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ mang đậm chất sử thi, trữ tình, phản ánh sâu sắc cuộc sống lao động, chiến đấu hào hùng của quân dân ta. Những cách tân nghệ thuật được thể hiện trên nhiều bình diện: Từ việc mở rộng hình thức câu thơ đến sự vận dụng ngôn ngữ thơ một cách linh hoạt, từ những đổi mới phong phú trong giọng điệu thơ đến việc tìm tòi những kiểu kết cấu mới cho thơ. Nó vừa kết hợp hài hòa giữa lý tưởng và hiện thực, giữa chất anh hùng ca và tính trữ tình, giữa truyền thống và tìm tòi sáng tạo của các nhà thơ cách mạng.

Vậy thì sao vẫn có người “đổi trắng thay đen” để cho rằng thơ thời kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ là thơ “minh họa chính trị” được!

Những kẻ xuyên tạc, chống phá đã cố tình lờ đi hay không hiểu rằng, thời kỳ này, văn học nghệ thuật nói chung, thơ nói riêng đã vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước. Nhà thơ đồng thời là một chiến sĩ, tác phẩm của họ trở thành vũ khí đắc lực góp phần cổ vũ cuộc chiến đấu gian khổ, hào hùng của quân dân cả nước. Các tác giả đã gắn bó với cuộc kháng chiến, được tôi luyện trong lửa đạn và nếm trải những gian lao, thử thách nơi trận mạc, cho nên, trong giai đoạn này, “chất thép” và “chất thơ” đã hòa quyện nhuần nhuyễn. Thơ cách mạng đã tới được những khái quát sâu sắc về đất nước, con người, về hiện tại và tương lai, về dân tộc và thời đại, về lương tâm, trách nhiệm và lẽ sống.

Như vậy, có thể khẳng định rằng, trong 30 năm, thơ thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ đã phát triển cả về chất lượng và số lượng, trên cơ sở sự thống nhất hài hòa giữa nội dung và hình thức, giữa truyền thống và hiện đại. Nhất quán trong một quan niệm nghệ thuật tích cực, phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng, các nhà thơ không ngừng tìm tòi, sáng tạo, nhằm tạo dựng một nền thơ xứng đáng với tầm vóc của dân tộc, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Những đóng góp lớn lao của các nhà thơ chân chính và những giá trị nhân văn cao cả của thơ cách mạng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc là căn cứ thực tiễn và minh chứng sinh động để chúng ta phê phán, bác bỏ những luận điệu phủ nhận dòng thơ này.

Đại tá, TS PHẠM QUANG THANH

(Phó chủ nhiệm Khoa Công tác Đảng, Công tác chính trị, Trường Sĩ quan Chính trị)

26/09/2023
26/09/2023

VÌ SAO NGÀNH CÔNG AN LUÔN LÀ MỤC TIÊU BỊ XUYÊN TẠC, BÔI NHỌ

Với vai trò, chức năng nhiệm vụ phòng, chống các loại tội phạm, lực lượng Công an luôn là “cái g*i trong mắt” các đối tượng phạm tội, là mục tiêu mà các nhà “dân chủ giả hiệu” ở trong và ngoài nước hướng tới tìm cách bôi nhọ, hạ thấp uy tín, danh dự và phủ nhận những công lao của biết bao cán bộ, chiến sĩ ngày đêm vất vả bảo vệ sự bình an cho đất nước, cho nhân dân.

Thủ đoạn của các đối tượng rất tinh vi, xảo quyệt, được che đậy dưới vỏ bọc ngụy trang với những câu chuyện phản ánh về một số sai phạm của cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân. Đặc biệt, họ thường nhắm tới những lĩnh vực nhạy cảm như trật tự xã hội, giao thông, hành chính… để giở chiêu trò “bới lông tìm vết”, sưu tập những sự việc nhạy cảm để bồi bút xuyên tạc, bôi nhọ ngành Công an.

Thậm chí, các đối tượng còn sử dụng những clip, hình ảnh cũ kỹ, nhưng qua cách dàn dựng, miêu tả khiến cho một bộ phận những người nhẹ dạ cả tin lầm tưởng như mới xảy ra và vô tình tiếp tay khi lan tỏa hoặc củ vũ cho những luận điệu xuyên tạc.

Ngoài ra, các đối tượng còn soi mói chuyện đời tư của các cán bộ, chiến sĩ trong ngành Công an như vấn đề nhà đất, xe cộ, đồ trang sức như đồng hồ, dây chuyền… hoặc như vấn đề con, em các đồng chí lãnh đạo có điều kiện đi du học ở nước ngoài…, qua đó bồi bút xuyên tạc, đặt dấu hỏi về nguồn tài chính mà họ có được? từ đó “tạo sóng ngầm trong bể”, gây ra những hiệu ứng xấu làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của lực lượng Công an.

Trong khi đó, chúng ta biết rằng, đất nước ngày nay có được bình yên, an ninh chính trị được ổn định chính là nhờ công sức của hàng vạn cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng Công an. Thế nhưng, thực tế cho thấy, mọi người dân được hưởng thụ thành quả đó, nhưng ít ai thấu hiểu những khó khăn, gian khổ, sự hy sinh của “những bàn chân lặng lẽ”, âm thầm tạo nên những chiến công thầm lặng nhưng rất đỗi vẻ vang.

Do vậy, những câu chuyện tiêu cực được nhiều người chia sẻ, lan truyền chỉ phản ánh được một góc rất rất nhỏ trong ngành Công an, thực tế, những hy sinh và sự cống hiến của các chiến sĩ công an lớn hơn gấp trăm nghìn lần, vì có như vậy đất nước ngày nay có được bình yên, an ninh chính trị được ổn định. Cho nên, dư luận hãy hết sức cảnh giác trước những luận điệu xuyên tạc, bình tĩnh nhận diện không để các đối tượng dắt mũi theo những luận điệu tiêu cực.

✍️TTVC

26/09/2023

Hướng dẫn tự cài đặt và kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức độ 2 👇

26/09/2023
26/09/2023
26/09/2023
15/09/2023

(ANTV) - Vào cuối tháng 8, Bộ tài Chính đã phát đi cảnh báo về những rủi ro liên quan đến tình trạng mua bán vé sổ xố online, mua hộ vé số. Đã có 1 số ý kiến khác nhau về vấn đề này, trong đó cho rằng cơ quan quản lý Nhà nước "khôn...

15/09/2023
15/09/2023
15/09/2023
15/09/2023

⚠️ Rủi ro trẻ em thành nạn nhân của AI khi cha mẹ đăng hình lên mạng

➡️ Gần đây, sự phát triển của các công cụ AI ngày càng "bình dân hóa", tiếp cận với người dùng phổ thông qua hàng loạt ứng dụng trên thiết bị di động.

➡️ Thay vì cẩn trọng với các chương trình này, nhiều người vô tư cung cấp hình ảnh cá nhân hoặc người thân để đăng lên mạng xã hội. Hành động này đang vô tình cung cấp cho các AI lượng lớn dữ liệu miễn phí để học về con người, từ cấu tạo khuôn mặt tới môi trường xung quanh.

⚠️ Cha mẹ chia sẻ hình ảnh, video của con cái lên mạng xã hội có thể vô tình cung cấp dữ liệu để kẻ xấu huấn luyện AI, Deepfake nhằm gây hại hoặc phục vụ ý đồ cá nhân.

15/09/2023

CẢNH BÁO RỦI RO TỪ CÁC TRÀO LƯU GHÉP ẢNH CÔNG NGHỆ AI, DEEPFAKE 🆘
Hiện nay trên mạng xã hội đang có trào lưu ghép mặt mình vào các video có sẵn hoặc biến ảnh mình thành các nhân vân hoạt hình anime, điển hình các app như Faceplay, Reface, Loopsie... để trở thành các người mẫu, hoa hậu, các cô gái xinh đẹp cổ trang, các nhân vật anime dễ thương, phải công nhận là ĐẸP NHƯ THẬT !
Ghép khuôn mặt của mình vào các ảnh và video đó thật dễ thương và xinh đẹp, nên các anh, chị, em nhà mình giờ thi nhau nghịch và còn truyền tai nhau, dạy nhau cách tải app về và tiếp tục lan truyền 1 cách nhanh chóng như lũ tràn về...
Chúc mừng các chị em đã cung cấp data dữ liệu khuôn mặt mình cho các app nước ngoài nhé. Đây là 1 dạng công nghệ có tên là DeepFake.
Theo Cục An toàn thông tin, ứng dụng dạng này luôn đòi hỏi người sử dụng cung cấp hình ảnh, ngoài ra còn có thể yêu cầu truy cập kho ảnh, camera điện thoại và một số quyền khác. Nếu người dùng đồng ý, nhà cung cấp dịch vụ có thể thu thập thông tin về khuôn mặt, hình dáng và một số thông tin cá nhân như email, số điện thoại, sau đó xử lý với mục đích khác nhau.
Ngoài các ứng dụng chỉnh ảnh rộ lên thời gian qua, các đối tượng xấu cũng lợi dụng việc thu thập dữ liệu khuôn mặt có thể diễn ra ở những bức ảnh người dùng chia sẻ công khai trên mạng.
Vì vậy, mọi người nên hạn chế đăng hình ảnh, thông tin cá nhân trên mạng xã hội khi không cần thiết!

15/09/2023

Gần đây, Công an Thừa Thiên Huế đã liên tiếp xử lý nhiều trường hợp đăng thông tin sai sự thật trên mạng xã hội (MXH) Facebook. Điều đáng nói, việc đăng tải thông tin của các đối tượng đã gây hiểu nhầm, ảnh hưởng đến uy tín ...

15/09/2023

CẢNH GIÁC KHI ĐẶT CỌC MUA ĐIỆN THOẠI IPHONE 15 MỚI

Nhân sự kiện hãng Apple ra mắt mẫu điện thoại iPhone mới vào ngày 13/9/2023, trên mạng xã hội facebook đã xuất hiện hàng trăm bài viết nhận đặt cọc mẫu iPhone mới với hình ảnh, cấu hình, giá bán của từng phiên bản, cam kết có máy ngay trong tháng 9 này nhằm thu hút người đặt cọc. Tuy nhiên, các thông tin chính thức của mẫu điện thoại mới này vẫn chưa được hãng Apple công bố, việc nhận đặt cọc ngay từ bây giờ tiềm ẩn nguy cơ bị các đối tượng xấu lợi dụng để chiếm đoạt tài sản.

Theo đó, các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể lợi dụng sự kiện này để lập các website giả mạo, trang mạng xã hội, email để quảng cáo bán mẫu điện thoại iPhone 15 với chương trình khuyến mãi hấp dẫn, đề nghị người mua đặt cọc tiền. Khi người mua đồng ý và đặt cọc tiền, các đối tượng yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân như: tên, địa chỉ, số điện thoại, số CCCD, thông tin tài khoản ngân hàng… và đặt cọc trước một số tiền. Người đặt mua iPhone không chỉ bị thiệt hại về tài sản mà còn bị rò rỉ thông tin cá nhân tiềm ẩn nguy cơ bị kẻ xấu lợi dụng để mua bán thông tin cá nhân, chiếm đoạt tài khoản ngân hàng, vay tiền qua các app online…

Công an thành phố Chi Linh đề nghị người dân thận trọng khi quyết định đặt cọc mua mẫu iPhone mới ở thời điểm này. Trước khi đặt mua, người dân nên tìm hiểu và chờ đợi thông tin chính thức từ hãng Apple hoặc từ các đại lý phân phối của Apple tại Việt Nam. Khi đặt mua mẫu iPhone 15 mới, người dân cần kiểm tra tính xác thực của trang Website, email… tránh việc cung cấp quá nhiều thông tin cá nhân trên mạng . Khi gặp các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần liên hệ ngay với cơ quan Công an để kịp thời giải quyết theo quy định.

Address

ấp Tích Lộc, Xã Tích Thiện, Huyện Trà Ôn
Vinh Long

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Công an xã Tích Thiện posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share