13/11/2024
QUẢN LÝ KHUẨN SỌC TRONG
Bệnh sọc trong trên lúa dạo gần đây khá phổ biến sau chuỗi ngày nắng mưa xen kẽ. Bệnh xuất hiện trên lúa đẻ nhánh, làm đòng và kể cả sau trổ.
Nhìn xa, ruộng lúa có biểu hiện cháy vàng ở chóp hoặc bìa lá làm cho bà con nhầm tưởng do khuẩn cháy bìa lá gây ra. Nhưng thực tế, bệnh sọc trong do một chủng vi khuẩn khác.
𝟏. 𝐁𝐢𝐞̂̉𝐮 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐜𝐮̉𝐚 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐤𝐡𝐮𝐚̂̉𝐧 𝐬𝐨̣𝐜 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠
Bệnh khuẩn sọc trong bắt đầu bằng những vết sọc nhỏ màu xanh đậm, có dạng thấm nước và trong mờ, thường nằm giữa các gân lá lúa. Khi bệnh phát triển, các vết sọc chuyển sang màu vàng cam, dễ nhận thấy hơn khi lá được chiếu sáng. Dần dần, chúng kéo dài trên phiến lá và ngả sang màu vàng nâu.
Trong điều kiện ẩm ướt, dịch khuẩn có thể tiết ra dọc theo các vết bệnh và dịch này theo gió hoặc rơi xuống đất, lây lan khắp cánh đồng.
Khi bệnh nặng, lá lúa dần bạc màu, dễ gây nhầm lẫn với bệnh bạc lá lúa (cháy bìa lá).
𝟐. 𝐍𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐯𝐚̀ 𝐭𝐚́𝐜 đ𝐨̣̂𝐧𝐠 𝐜𝐮̉𝐚 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 đ𝐞̂́𝐧 𝐧𝐚̆𝐧𝐠 𝐬𝐮𝐚̂́𝐭 𝐥𝐮́𝐚
Bệnh sọc trong do vi khuẩn 𝑋𝑎𝑛𝑡ℎ𝑜𝑚𝑜𝑛𝑎𝑠 𝑜𝑟𝑦𝑧𝑎𝑒 𝑝𝑣. 𝑜𝑟𝑦𝑧𝑖𝑐𝑜𝑙𝑎 gây ra, thường xuất hiện từ giai đoạn đẻ nhánh của lúa, nhưng cũng nhanh chóng biến mất nếu điều kiện không thuận lợi.
Tuy nhiên, với sự biến đổi khí hậu như hiện nay bệnh đã xuất hiện phát triển phức tạp hơn. Ở các giống lúa nhiễm bệnh hoặc khi bón thừa đạm, bệnh phát triển mạnh, làm giảm số lượng diệp lục tố, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng quang hợp của cây.
Điều này dẫn đến cây lúa không thể tổng hợp và vận chuyển đủ lượng dưỡng chất cần thiết, đặc biệt giai đoạn trổ về sau vai trò nhà máy tạo tinh bột bị ảnh hưởng làm hạt lúa không tích lũy đủ chất dinh dưỡng (hạt không no đầy) vì thế mà giảm đáng kể năng suất.
𝟑. 𝐁𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐩𝐡𝐚́𝐩 𝐪𝐮𝐚̉𝐧 𝐥𝐲́ 𝐤𝐡𝐮𝐚̂̉𝐧 𝐬𝐨̣𝐜 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠
👉Sử dụng vôi
Vôi giúp quản lý vi khuẩn hiệu quả trên lúa, đồng thời tăng độ pH cho đất và làm cây lúa cứng cáp hơn, hạn chế đổ ngã.
Ưu điểm: Vôi có giá thành rẻ, hiệu quả cao trong việc quản lý vi khuẩn. Tuy nhiên, việc sử dụng vôi còn nhiều khó khăn trong khâu phun xịt và vôi không dùng chung với các chế phẩm nào khác được.
👉 Quy trình quản lý khuẩn sọc trong:
1. Thay mới nước ruộng trước khi phun thuốc.
2. Phun gồm các chế phẩm Khuẩn APN + Elixir 750 WG + Thấm sâu 30 giây giúp quản lý tốt bệnh sọc trong, tăng độ dày, cứng cáp cho lá và kích kháng bệnh.
3. Tháo bỏ nước ruộng sau khi phun để loại các vi khuẩn còn tồn tại trong nước.
👉 Liều lượng:
- Bình máy: 24 ml Khuẩn APN + 100 gram Elixir 750WG + 10 ml Thấm Sâu 30 giây pha cho 25 lít nước.
- Drone: 1 chai Khuẩn APN + 1 kg Elixir 750WG + 1 chai Thấm Sâu 30 giây phun cho 1 hecta.
Lưu ý trong quản lý bệnh do khuẩn
• Tránh lội ruộng hoặc phun thuốc vào buổi sáng khi lá còn ướt sương, vì vi khuẩn dễ bám vào người và lây lan rộng hơn.
• Nhớ thay nước ruộng trước và xả nước sau khi phun để tối ưu hiệu quả quản lý vi khuẩn.
⛔️ Thông tin bài viết thuộc về An Phát Nông. Mọi thao tác sao chép, tham khảo xin hãy ghi nguồn: An Phát Nông. Xin cảm ơn!
-------------------
🏢 Công ty TNHH TM An Phát Nông
Tận Tâm Trong Từng Giải Pháp - An Tâm Phát Triển Nông Nghiệp
Website: https://anphatnong.com.vn/
Youtube: https://www.youtube.com/
Hotline: 0974 890 388 hoặc 0965 890 388
-------------------