Cần Thơ 24H

  • Home
  • Cần Thơ 24H

Cần Thơ 24H Cập nhật tin nhanh 24h thành phố Cần Thơ

12/11/2021

📌⚡📌
Đang xử cựu Chi cục trưởng ở Cần Thơ tham ô tài sản 👇👇👇

23 chợ truyền thống ở Cần Thơ hoạt động trở lạiSau khi hoạt động trở lại, sức mua tại các chợ truyền thống ở TP Cần Thơ ...
12/11/2021

23 chợ truyền thống ở Cần Thơ hoạt động trở lại

Sau khi hoạt động trở lại, sức mua tại các chợ truyền thống ở TP Cần Thơ không cao do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Ngày 11-11, ông Hà Vũ Sơn - giám đốc Sở Công thương TP Cần Thơ - cho biết đã có 23/105 chợ truyền thống được mở lại tại 8/9 quận, huyện, trừ quận Bình Thủy.

Trong đó, quận Ninh Kiều có 2 chợ truyền thống hoạt động trở lại sau thời gian tạm dừng để phòng, chống dịch COVID-19 là chợ An Bình và chợ An Hòa; quận Cái Răng cũng có 2 chợ hoạt động...

Các chợ mở lại có số lượng tiểu thương tham gia từ 30 - 70%, tất cả đều có tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin sau 14 ngày; các lô sạp được bố trí lại để đảm bảo khoảng cách giữa người mua, người bán.

Đồng thời ban quản lý chợ có hướng dẫn, phân luồng cửa vào chợ và ra chợ 2 hướng khác nhau, theo 1 chiều để đảm bảo giảm tiếp xúc, hạn chế tụ tập.

Ông Sơn cho biết dù các chợ hoạt động trở lại nhưng sức mua không cao và tiểu thương cũng rất dè dặt do tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.

Trước đó, Sở Công thương TP Cần Thơ có hướng dẫn cho phép chợ hoạt động trở lại tại tất cả các quận, huyện của TP. Theo đó, chợ tại địa bàn được đánh giá cấp độ 1, cấp độ 2 và cấp độ 3, khách hàng thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K, khai báo y tế qua ứng dụng PC-COVID, 100% tiểu thương và người làm việc tại chợ (ban quản lý chợ) đã được tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin sau 14 ngày hoặc mắc SARS-CoV-2 khỏi bệnh trong thời gian 6 tháng.

Theo Tuổi trẻ

12/11/2021

📌⚡📌
Cần Thơ cho cách ly F0 tại nhà
👇👇👇

Các tỉnh miền Tây ứng phó với COVID-19: Linh hoạt trong kiểm soát dịchCác tỉnh An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau... đã chủ động...
11/11/2021

Các tỉnh miền Tây ứng phó với COVID-19: Linh hoạt trong kiểm soát dịch

Các tỉnh An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau... đã chủ động triển khai nhiều biện pháp ứng phó với COVID-19, tuy nhiên điểm chung là ưu tiên giải pháp căn cơ, đẩy nhanh chiến dịch tiêm vaccine.

Thời gian qua, công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, sẵn sàng lấy lại đà tăng trưởng, tạo bứt phá trong điều kiện bình thường mới.

Thế nhưng, dịch COVID-19 bất ngờ bùng phát mạnh, tốc độ lây lan nhanh đang đặt ra nhiều thách thức to lớn trong kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh, cũng như thực hiện có hiệu quả mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội.

Trong bối cảnh đó, từng bước khống chế dịch bệnh, lên kế hoạch phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong điều kiện bình thường mới là chủ trương được các địa phương chủ động triển khai.

Trong điều kiện bình thường mới, cách ứng phó, kiểm soát dịch COVID-19 không còn đơn thuần là công tác chuyên môn của ngành y tế. Bởi lẽ trong điều kiện mà tỷ lệ người dân được tiêm vaccine chưa thể bao phủ thì tâm thế, phương thức kiểm soát dịch an toàn, linh hoạt… mới là “kháng thể” chính góp phần ngăn chặn, đẩy lùi virus SARS-CoV-2 ra khỏi cộng đồng.

Nhiều địa phương nâng cấp độ dịch

Thời gian qua, các tỉnh, thành phố miền Tây bất ngờ trở thành “điểm nóng” về tình hình dịch COVID-19 khi tỷ lệ người mắc COVID-19 trở về địa phương cao, cùng với đó là số ca mắc trong cộng đồng tăng đột biến đã khiến nhiều địa phương “đổi màu” từ vùng xanh thành vùng cam, vùng đỏ.

Thông tin về vấn đề này, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều cho biết tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh thời gian gần đây diễn biến phức tạp.

Từ đầu tháng 10/2021 đến nay, tỉnh có khoảng 27.300 người dân từ các địa phương về quê. Qua công tác tầm soát, lực lượng chức năng phát hiện gần 760 trường hợp dương tính, chiếm hơn 2,78%.

Cùng với đó, trên địa bàn tỉnh có nhiều xí nghiệp sản xuất thủy sản với nhiều công nhân. Riêng tại thị xã Giá Rai - địa phương được xem là trung tâm công nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu của tỉnh Bạc Liêu. Tại đây có hơn 20 doanh nghiệp hoạt động, chiếm 80% sản lượng chế biến thủy sản của tỉnh.

Vì vậy, ngay sau khi xuất hiện chuỗi lây nhiễm SARS-CoV-2 tại Công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủy sản Tấn Khởi, ở phường 1, thị xã Giá Rai, lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu đã chỉ đạo khẩn trương khoanh vùng, truy vết, điều trị.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh An Giang, những ngày gần đây số ca mắc COVID-19 trên địa bàn tỉnh này liên tục tăng cao.

Trong tuần qua, bình quân mỗi ngày có hơn 400 ca mắc COVID-19, đến nay đã ghi nhận hơn 14.600 ca. Đặc biệt, từ ngày 1/10 đến nay, tỉnh đã tiếp nhận trên 67.000 người tự phát về từ các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An và Thành Hồ Chí Minh; qua xét nghiệm đã phát hiện trên 1.300 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, toàn tỉnh An Giang đã nâng cấp độ dịch lên cấp 3 - cấp nguy cơ cao.

Chỉ trong 2 ngày đầu tiên của tháng 11, dịch COVID-19 đã lây lan nhanh, nhiều ổ dịch mới đồng loạt xuất hiện trong cộng đồng đã khiến tỉnh Cà Mau từ vùng xanh trở thành vùng vàng. Qua đó, 101 xã, phường, thị trấn của địa phương này đều ở cấp độ dịch từ vàng đến đỏ, tương đương từ cấp 2-4.

Trước diễn tiến tình hình dịch bệnh tại địa phương, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải nhận định tình hình dịch COVID-19 tại địa phương đang diễn biến phức tạp khi ổ dịch mới xuất hiện trong cộng đồng rất nhiều. Nhiều ổ dịch có tốc độ lây lan nhanh, số người nhiễm cao khiến công tác khoanh vùng, truy vết nhằm phát hiện sớm F0, F1 rất vất vả.

Qua theo dõi, nguyên nhân chính là số người trở về địa phương lớn. Hiện mỗi ngày có trung bình khoảng 70 - 200 người trở về địa phương, lũy kế đến nay đã khoảng 35.000 người.

Trong khi đó, các quy định mới của Trung ương so với trước đây đều được nới lỏng hơn, nhằm mở ra hoạt động sản xuất kinh doanh, tự do đi lại hơn. Trong khi đó, tần suất, tỷ lệ xét nghiệm lại rất mỏng, thưa.

Thực tế đã qua, nhiều ổ dịch ở thành phố Cà Mau chủ yếu xuất phát từ những khu dân cư trong ngõ hẻm, chợ… nơi có mật độ dân cư đông, đường xá hẹp, nơi sinh sống của nhiều công nhân, người lao động. Do đó, việc lây lan dịch bệnh vào các nhà máy, xưởng sản xuất là không thể tránh khỏi. Nhưng còn mối lo khác nữa là dịch lây lan vào các trường học.

Linh hoạt các giải pháp kiểm soát

Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến ngày một phức tạp, giải pháp được nhiều địa phương đưa ra là nhanh chóng khoanh vùng những nơi có nguy cơ cao, đặc biệt những vùng có F0 phải điều tra, truy vết, cách ly nhanh nhất có thể, trong đó, phương châm phong tỏa phải đảm bảo bao vây được ổ dịch…

Về vấn đề này, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang yêu cầu cả hệ thống chính trị, chính quyền địa phương tập trung, nỗ lực điều tra, xác định rõ nguồn lây để có giải pháp dập dịch hiệu quả; quản lý chặt chẽ, phong tỏa chặt vùng ngoài, kiểm soát tốt vùng trong, có trọng điểm, theo phương châm “phong tỏa hẹp, quản lý chặt."

Bên cạnh đó, các địa phương cần kiên quyết xử phạt thật nghiêm (kể cả xử lý hình sự) các trường hợp vi phạm quy định phòng, chống dịch COVID-19; chủ động thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện địa phương.

Tại tỉnh Cà Mau, đối với người từ ngoài tỉnh về địa phương, các chốt trạm phải tăng cường tuần tra, kiểm soát đúng quy định; vẫn tiến hành xét nghiệm và cách ly đối với người từ vùng dịch về địa phương, để cố gắng cắt đứt nguồn lây.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải nhấn mạnh quan trọng nhất hiện nay không phải là điều tra truy vết tìm nguồn lây xuất phát từ đâu mà trọng yếu là tìm ra hết các F0, F1.

“Biện pháp này nhầm cắt nguồn lây, nếu không thì khả năng Cà Mau sẽ vỡ trận. Bởi, hệ thống y tế của Cà Mau hiện đang rất yếu, khả năng thu dung, điều trị một khi không đáp ứng được thì hậu quả rất lớn. Trước tình hình dịch bệnh hiện nay cùng tỷ lệ tiêm vaccine trong người dân còn thấp, các cấp, ngành từ tỉnh tới cơ sở phải theo dõi sát sao, điều chỉnh cấp độ dịch tăng lên 1 cấp," ông Nguyễn Tiến Hải lưu ý.

Với chủ trương này, Cà Mau mong muốn tất cả người dân đồng tình, ủng hộ, cùng với lãnh đạo tỉnh quyết liệt, áp dụng các quy tắc cao hơn trong một thời gian.

Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau cũng đề nghị các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp chủ động xét nghiệm với tần suất cao hơn, số lượng xét nghiệm đông hơn, theo đó, tổ chức sản xuất theo “3 tại chỗ” hay “1 cung đường, 2 điểm đến” để ngăn chặn nguồn lây.

Các địa phương tăng cường xét nghiệm mở rộng và thường xuyên các khu chợ, khu tập trung đông dân cư…; đẩy nhanh công tác tiêm chủng, với phương châm “vaccine tốt nhất là vaccine tiêm sớm nhất," không lựa chọn; tổ chức tiêm đúng quy định, đúng đối tượng, tiêm nhanh, an toàn.

Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương và góp phần giảm áp lực cho công tác điều trị, chăm sóc sức khỏe bệnh nhân tại các bệnh viện, các tỉnh như An Giang, Cà Mau đã phê duyệt phương án cách ly, theo dõi sức khỏe người mắc COVID-19 không triệu chứng tại nhà.

Ông Trần Quang Hiền, Giám đốc Sở Y tế tỉnh An Giang cho biết, việc thực hiện cách ly, điều trị tại nhà các F0 không triệu chứng nhằm giảm tải hệ thống giường bệnh, nhân lực y tế, các tổ chuyên môn, an ninh trật tự... tại các cơ sở điều trị COVID-19 của tỉnh, qua đó giúp ngành y tế tập trung nguồn lực điều trị hiệu quả cho người mắc COVID-19 mức độ nhẹ, trung bình và nặng.

“Trong giai đoạn đầu, An Giang sẽ triển khai thí điểm cách ly điều trị tại nhà các F0 không triệu chứng tại thành phố Long Xuyên, thành phố Châu Đốc và thị xã Tân Châu. Sau đó, tỉnh sẽ triển khai thí điểm tại các địa phương bùng phát dịch khi các cơ sở thu dung điều trị F0 tại đây không đảm bảo các điều kiện cách ly điều trị," ông Trần Quang Hiền chia sẻ.

Riêng tại Bạc Liêu, do số ca mắc tăng nhanh, nhất là có thêm nhiều ca dương tính với SARS-CoV-2 ngoài cộng đồng không rõ nguồn lây, địa phương đã quyết định thành lập 2 cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 tại huyện Hồng Dân.

Đồng thời, địa phương cũng thành lập thêm 1 cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 nhẹ và không triệu chứng tại thành phố Bạc Liêu.

Riêng tại thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu đã quyết định thành lập cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 khoảng 500 giường nằm trên địa bàn xã Phong Thạnh A sau khi ghi nhận nhiều ca mắc COVID-19 từ các công ty thủy sản trên địa bàn.

Cơ sở này chủ yếu thu dung, điều trị các ca mắc COVID-19 nhẹ và không triệu chứng. Sau đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu quyết định bổ sung tăng thêm 2.500 giường cho các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 của thị xã để tiếp nhận, điều trị bệnh nhân.

Nhằm góp phần tạo miễn dịch cộng đồng, cùng với cả nước thích ứng an toàn, linh hoạt với điều kiện "bình thường mới," các tỉnh miền Tây đã nhanh chóng triển khai kế hoạch tiêm vaccine phòng COVID-19, trong đó có trẻ từ 12-17 tuổi.

Tuy nhiên, do nguồn cung vaccine hạn chế, đến nay tỷ lệ tiêm vaccine trong cộng đồng vẫn còn thấp, đặc biệt là tỷ lệ người dân được tiêm đủ 2 mũi. Người từ 18 tuổi trở lên được tiêm đủ 2 mũi vaccine tại tỉnh An Giang chỉ chiếm 22,33%; ở Bạc Liêu thì tỷ lệ này có cao hơn nhưng cũng chỉ ở mức 35,6%...

Trước tình hình trên, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều đề nghị Chính phủ, Bộ Y tế ưu tiên phân bổ vaccine ngừa COVID-19 cho Bạc Liêu để tăng cường tiêm đạt 100% dân số trong độ tuổi, tỉnh cũng phấn đấu đạt mũi 2 trên 50% trong thời gian sớm nhất.

“Tổng nhu cầu vaccine của Bạc Liêu từ nay đến cuối năm 2021 là trên 400.000 liều. Tỉnh đề nghị Bộ Y tế cung cấp, phân bổ trang thiết bị, vật tư y tế nhằm đảm bảo công tác điều trị bệnh nhân COVID-19 và phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn," ông Phạm Văn Thiều thông tin.

Để kiểm soát dịch COVID-19 trong tình hình mới hiện nay, có thể thấy, các địa phương đã chủ động triển khai nhiều giải pháp linh hoạt, tùy vào điều kiện thực tế khác nhau. Tuy nhiên, điểm chung vẫn là ưu tiên giải pháp căn cơ, đẩy nhanh chiến dịch tiêm vaccine trong toàn dân. Đây được xác định là nền tảng đề thực hiện thành công mục tiêu kép mà các địa phương đang hướng đến.

Theo Báo Cần Thơ

Cần Thơ sẵn sàng thí điểm điều trị F0 tại nhàNgày 10/11, thành phố Cần Thơ ghi nhận 579 F0, con số cao nhất từ khi phát ...
11/11/2021

Cần Thơ sẵn sàng thí điểm điều trị F0 tại nhà

Ngày 10/11, thành phố Cần Thơ ghi nhận 579 F0, con số cao nhất từ khi phát hiện ca F0 đầu tiên trên địa bàn.

Số F0 không ngừng tăng, từ 0h ngày 11/11, toàn thành phố nâng cấp độ dịch lên mức độ 3 (nguy cơ cao) kèm theo nhiều biện pháp mạnh để nhanh chóng dập dịch, kiểm soát tình hình.

Sở Y tế TP Cần Thơ đã kích hoạt thêm các bệnh viện điều trị COVID-19. Tổ chức việc thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 theo mô hình tháp 3 tầng với 3.470 giường bệnh.

UBND thành phố Cần Thơ cũng giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan xây dựng quy trình về phát hiện và xử lý F0 tại cộng đồng, doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh, cơ sở dịch vụ, chợ, bệnh viện, trường học, cơ quan, đơn vị... với các bước cụ thể, dễ thực hiện, quy định cơ quan có trách nhiệm chủ trì, cơ quan có trách nhiệm phối hợp, trách nhiệm pháp lý của các chủ thể khi để xảy ra sai phạm để áp dụng thống nhất trên địa bàn thành phố.

Bên cạnh đó, Sở Y tế chủ trì, phối hợp với UBND quận, huyện thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở chuẩn bị sẵn sàng thành lập ngay Trạm y tế lưu động ở những nơi dịch bùng phát, địa bàn dịch phức tạp.

Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên phải có hệ thống cung cấp oxy hóa lỏng, khí nén; Các Trạm y tế xã, phường, thị trấn bảo đảm cung cấp oxy y tế; Có kế hoạch tổ chức và đưa vào hoạt động các Trạm y tế lưu động; Tổ chăm sóc F0 tại cộng đồng, tổ chức quản lý F0 tại nhà.

Ông Phạm Phú Trường Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Cần Thơ cho biết: “Hiện tại, lãnh đạo Thành ủy, UBND cũng đã thống nhất chủ trương chỉ đạo cho ngành Y tế khẩn trương triển khai mô hình điều trị F0 tại nhà. Thực hiện chỉ đạo đó, ngành Y tế cũng đã khảo sát các Trạm y tế về nguồn lực, vật lực, các thiết bị, thuốc thiết yếu nhằm đáp ứng được yêu cầu điều trị F0 trên địa bàn. Tập huấn cho các cán bộ y tế cơ sở có đủ kiến thức, bổ sung và đầu tư các trang thiết bị nhằm đảm bảo tốt nhất vấn đề điều trị các F0 tại gia đình”.

Theo VOV

11/11/2021

⚡❗⚡
Từ đêm nay, vận tải ở Cần Thơ điều chỉnh theo dịch cấp độ 3
👇👇👇

Chi viện 1.000 đơn vị máu bằng máy bay từ Hà Nội vào Cần ThơNgày 9.11, BS.CKII Nguyễn Xuân Việt, Giám đốc Bệnh viện Huyế...
10/11/2021

Chi viện 1.000 đơn vị máu bằng máy bay từ Hà Nội vào Cần Thơ

Ngày 9.11, BS.CKII Nguyễn Xuân Việt, Giám đốc Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ cho biết, trong ngày, bệnh viện đã tiếp nhận thêm 1.000 đơn vị máu được vận chuyển từ Hà Nội vào Cần Thơ để bổ sung cho nguồn máu dự trữ tại bệnh viện.

Hiện nay, trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, điều đó đã dẫn đến nguồn máu dự trữ tại các bệnh viện trở nên khan hiếm, thiếu hụt trầm trọng để có thể điều trị cho bệnh nhân tại các tỉnh thành.

Theo đó, ngày 9.11, Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ đã tiếp nhận 1.000 đơn vị máu từ Trung ương điều phối về. Lượng máu này sẽ được phân bổ cho các bệnh viện trong khu vực ĐBSCL nhằm sử dụng cho cấp cứu, điều trị bệnh nhân.

BS.CKII Nguyễn Xuân Việt, Giám đốc Bệnh viện Huyết học và Truyền máu Cần Thơ cho biết: "Hiện nay, có ngày các bệnh viện cho xe đến lấy máu, ngân hàng máu chỉ cung cấp được một vài hoặc khoảng hơn chục đơn vị máu, không thể nhiều hơn khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Thế nên, chúng tôi đã phải nhờ sự hỗ trợ từ Viện Huyết học và truyền máu Trung ương ngay trong lúc này. Trước đó, chúng tôi cũng đã gửi công văn xin hỗ trợ nguồn máu từ Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Trung ương nhằm bổ sung vào nguồn máu dự trữ tại bệnh viện".

Cũng theo bác sĩ Việt, nhu cầu sử dụng máu cho việc cấp cứu, điều trị bệnh nhân là rất quan trọng và cấp thiết. Bình quân ngân hàng máu phải dự trữ trên 4.000 đơn vị máu các loại, cung cấp cho khoảng 80 bệnh viện khu vực ĐBSCL sử dụng.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng dịch COVID-19, việc tổ chức hiến máu, lấy máu gặp nhiều khó khăn. Từ đó, mỗi ngày lượng máu mà bệnh viện lấy được cũng rất ít, chưa đủ cho cấp cứu, điều trị bệnh nhân.

"Để duy trì lượng máu trong kho, thời gian qua, Bệnh viện Huyết học và Truyền máu Cần Thơ đã phải duy trì lấy máu khắp nơi, mỗi nơi một ít nên rất quý trong giai đoạn khó khăn này và đây cũng là lần thứ 4 bệnh viện nhận hỗ trợ máu từ Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương", bác sĩ Việt cho biết thêm.

Được biết, trong thời gian qua, Bệnh Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã luôn cập nhật tình hình tiếp nhận và cung cấp của các địa phương trên cả nước. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, cho nên tình trạng khan hiếm máu lần lượt xảy ra ở hầu hết các địa phương. Đây cũng là nguồn tiếp sức kịp thời để có thể duy trì điều trị cho bệnh nhân.

Theo Lao Động

Hàng quán ở Cần Thơ lại phải đóng cửa để phòng dịchMới mở cửa trở lại được ít ngày, nhiều hàng quán ở Cần Thơ phải dừng ...
10/11/2021

Hàng quán ở Cần Thơ lại phải đóng cửa để phòng dịch

Mới mở cửa trở lại được ít ngày, nhiều hàng quán ở Cần Thơ phải dừng hoạt động vì dịch bệnh bùng phát trở lại. Giữa khó khăn chồng chất, nhiều cơ sở đang cố gắng duy trì hoạt động trang trải tiền thuê mặt bằng và tiền lương cho người lao động.

Anh Trần Minh Hoàng - quản lý chuỗi các quán ăn Số Dzach - cho biết: Sau khi Cần Thơ cho phép nới lỏng giãn cách, ngoài việc khai trương trở lại những quán trước đây, bên anh đã thuê mặt bằng 80 triệu đồng/tháng để mở thêm quán Dê Số Dzach nằm ở phường Hưng Lợi.

Sau vài ngày kinh doanh khá thuận lợi, dịch bệnh bất ngờ bùng phát trở lại. "Theo phân cấp độ dịch, cơ sở không được kinh doanh tại chỗ thức uống có cồn. Mấy ngày qua, cơ sở cố gắng duy trì hoạt động, chỉ bán thức ăn, không bán bia rượu. Tuy nhiên, lượng khách đã rất thưa vắng".

Anh Hoàng nói và cho biết thêm: "Dù phải gồng gánh chi phí rất cao, như tiền thuê mặt bằng, tiền lương nhân viên, tiền điện nước... nhưng không vì thế mà cơ sở kinh doanh bất chấp. Chúng tôi tuân thủ nghiêm ngặt các quy định phòng dịch và mong muốn dịch bệnh sớm được đẩy lùi để việc kinh doanh sáng sủa trở lại".

Trước đó, ngày 18.10, TP.Cần Thơ ban hành quy định thích ứng dịch bệnh trong tình hình mới, thuộc cấp độ 1. Theo đó, hàng loạt các quán xá, cơ sở kinh doanh đã được phép mở cửa hoạt động. Tuy nhiên, chỉ ít ngày sau, số ca mắc COVID-19 liên tục tăng cao, nhiều vùng ở Cần Thơ đã "đổi màu", buộc nhiều cơ sở phải đóng cửa hoặc tạm dừng hoạt động.

Anh Thanh - chủ một quán nhậu vỉa hè ở phường An Nghiệp, quận Ninh Kiều - cho hay: "Tôi đã vay tiền người thân để nhập hàng và mở bán trở lại. Nhưng chỉ mấy ngày sau, phường đã chuyển qua cấp độ 4, tức vùng đỏ. Hết cách, tôi đành phải tiếp tục đóng cửa".

Chị Lê Thị Mỹ Thanh - quản lý một quán ăn gia đình ở phường Trà Nóc, quận Bình Thủy - cho biết, hiện tại phường đã chuyển sang cấp độ 4. Tuy nhiên, trước đó, khi nắm thông tin dịch bệnh bùng phát, chị đã chủ động cho quán tạm dừng hoạt động. "Thà mình ráng chịu đựng thêm 1 tuần hoặc 1 tháng, chứ lỡ có chuyện gì nguy hiểm lắm".

Trong một diễn biến khác, từ 00 giờ, ngày 11.1, Thành phố Cần Thơ đã nâng cấp độ dịch lên cấp 3 và áp dụng các biện pháp hành chính tương ứng. Theo đó, 5 quận, huyện là cấp 2 và 4 quận là cấp 3. Về cấp độ xã, phường, thị trấn: 16 đơn vị cấp độ 1; 45 đơn vị cấp độ 2; 14 đơn vị cấp 3 và 8 đơn vị cấp 4.

Theo Lao Động

Dịch tăng lên cấp độ 3, Cần Thơ giảm 50% lưu lượng vận tải hành khách Do TP Cần Thơ áp dụng cấp độ dịch tăng lên mức 3 n...
10/11/2021

Dịch tăng lên cấp độ 3, Cần Thơ giảm 50% lưu lượng vận tải hành khách

Do TP Cần Thơ áp dụng cấp độ dịch tăng lên mức 3 nên vận tải hành khách nội tỉnh, liên tỉnh giảm 50% số chuyến.

Chiều 9-11, Sở GTVT TP Cần Thơ có thông báo về việc tổ chức lại vận tải hành khách đường bộ trên địa bàn TP.

Theo đó, kể từ 0 giờ ngày 11-11, vận tải hành khách bằng xe buýt, taxi, hợp đồng, du lịch, vận chuyển học sinh, sinh viên được phép hoạt động nhưng không vượt quá 50% tổng số phương tiện của đơn vị và có thực hiện giãn cách chỗ trên phương tiện.

Đối với các tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh, chỉ được phép đi đến 14 địa phương và ngược lại, gồm: TP.HCM và các tỉnh Bình Dương, Bình Định, Bình Thuận, Cà Mau, Đồng Nai, Hậu Giang, Kiên Giang, Lâm Đồng, Long An, Quảng Ngãi, Tây Ninh, Tiền Giang, Trà Vinh.

Theo Sở GTVT TP Cần Thơ, tần suất khai thác đi, đến các địa phương này không quá 50% số chuyến đã công bố và phải thực hiện giãn cách chỗ trên phương tiện, trừ xe giường nằm.

Trước đó, ngày 29-10, Sở GTVT TP Cần Thơ thông báo thống nhất hoạt động lại tuyến vận tải hành khách cố định đi, đến 15/29 địa phương, trong đó có tỉnh An Giang.

Đến ngày 6-11, Sở GTVT tỉnh An Giang ban hành văn bản tạm dừng hoạt động vận tải hành khách công cộng đường bộ, đường thủy nội địa do địa phương này có dịch cấp độ 3.

Theo PLO

Linh động học trực tuyến và trực tiếp đảm bảo phòng dịchTrường Ðại học Y Dược Cần Thơ và Trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ đã...
09/11/2021

Linh động học trực tuyến và trực tiếp đảm bảo phòng dịch

Trường Ðại học Y Dược Cần Thơ và Trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ đã linh động tổ chức dạy và học phù hợp tình hình thực tế và đặc thù chuyên ngành đào tạo. Ðồng thời đẩy mạnh việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho sinh viên, nhằm vừa ứng phó dịch bệnh vừa đảm bảo chương trình đào tạo.

Ths Nguyễn Văn Luân, Phó Chủ nhiệm Bộ môn Giải phẫu bệnh pháp y, Trường Ðại học Y Dược Cần Thơ, cho biết: “Phần lớn sinh viên đã tiêm vaccine phòng COVID-19. Các em còn tham gia hỗ trợ phòng, chống dịch ở các địa phương, có nhiều kiến thức thực tế. Bộ phận phụ trách công tác sinh viên của trường thực hiện khá tốt công tác đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 nên chúng tôi không quá lo lắng khi tổ chức giảng dạy”. Ths Nguyễn Văn Luân phụ trách dạy 2 môn là Pháp y, Giải phẫu bệnh. Trong 4 tuần qua, thầy giảng dạy xen kẽ trực tuyến và trực tiếp ở giảng đường, phòng thí nghiệm. Việc dạy trực tuyến không quá khó khăn vì sinh viên có khả năng tiếp cận công nghệ, tính tự giác học tốt.

Ðơn cử giờ lên lớp của Ths Nguyễn Văn Luân môn Pháp y cho 66 sinh viên lớp YA K44 được tổ chức tại giảng đường với sức chứa khoảng 200 chỗ. Các sinh viên ngồi giữ khoảng cách, tuân thủ 5K của Bộ Y tế. Bạn Mai Tấn An, sinh viên lớp YA K44 cho biết nhà trường tạo điều kiện tổ chức tiêm ngừa cho sinh viên, thường xuyên nhắc nhở phải thực hiện 5K trong và ngoài lớp học. Việc trường tổ chức vừa học trực tuyến vừa trực tiếp, giúp đảm bảo tiến độ và chất lượng chương trình học. Học trực tuyến giúp sinh viên tiết kiệm thời gian, hạn chế đi lại, phòng ngừa dịch bệnh; do đặc thù của ngành Y nên có những môn hoặc bài học phải học trực tiếp để đảm bảo kiến thức.

Ðể khắc phục những nhược điểm của dạy học trực tuyến như thầy trò khó theo dõi suốt quá trình, hạn chế tương tác vì lớp đông sinh viên, đường truyền mạng không ổn định… cả giảng viên và sinh viên đều đầu tư chuẩn bị kỹ bài giảng, bài học trước khi lên lớp. Tấn An nói: “Ðể khắc phục hạn chế này, tôi đọc qua giáo trình trước khi vô lớp; khi gặp vấn đề không hiểu trong lúc đọc giáo trình cũng như học trực tuyến, tôi chủ động hỏi lại hoặc gặp trực tiếp thầy cô trao đổi”.

Theo kế hoạch học kỳ I năm học 2021-2022 của Trường Ðại học Y Dược Cần Thơ, từ ngày 4-10, tất cả sinh viên tập trung về trường. Tuần đầu tiên, trường chủ yếu dạy và học, tổ chức Tuần sinh hoạt công dân sinh viên bằng hình thức trực tuyến. Bởi còn khoảng 1.000 sinh viên trong tổng số khoảng 11.000 sinh viên của trường chưa thể đến TP Cần Thơ và một số sinh viên còn đang trong thời gian tham gia phòng, chống dịch tại các tỉnh, thành ÐBSCL. Ðến ngày 18-10, sinh viên học chính thức và tham gia học phần lâm sàng ở một số bệnh viện chuyên khoa (chủ yếu sinh viên YK5). PGS.TS BS Võ Huỳnh Trang, Trưởng Phòng Ðào tạo đại học, Trường Ðại học Y Dược Cần Thơ, cho biết: “Do dịch bệnh, trường giảm số sinh viên đi thực tế lâm sàng. Nếu như trước đây một đợt có gần 200 sinh viên, thì nay chưa đến 100 em, nhằm đảm bảo phòng, chống dịch bệnh ở bệnh viện. Khi tổ chức dạy trực tiếp giảng đường cũng vậy, dù giảng đường có sức chứa hơn 200 người, nhưng chỉ có 70-80 sinh viên học. Vào lớp học, các em phải tuân thủ 5K, không tập trung tại sân trường…”.

Trong Tuần sinh hoạt công dân, Trường Ðại học Y Dược Cần Thơ lồng ghép tuyên truyền kiến thức về phòng, chống dịch bệnh, các loại vaccine phòng COVID-19; đẩy mạnh tiêm vaccine phòng COVID-19 cho sinh viên. Nhờ vậy, trường đã có 100% sinh viên được tiêm mũi 1 và gần 80% sinh viên được tiêm mũi 2. PGS.TS.BS Võ Huỳnh Trang nói: “Hiện nay, việc tổ chức cho sinh viên thực hành lâm sàng ở các bệnh viện tại Cần Thơ gặp khó do có bệnh viện có ca nhiễm F0, bị phong tỏa. Ðể giải quyết khó khăn này, trường có hướng đưa sinh viên đi lâm sàng ở một số tỉnh ÐBSCL nếu nơi đó tình hình dịch được kiểm soát. Trước mắt dự kiến có khoảng 200 sinh viên đi lâm sàng ở bệnh viện thuộc tỉnh Ðồng Tháp. Trường sẽ đảm bảo tất cả sinh viên được tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 2. Sinh viên sẵn sàng hỗ trợ công tác phòng, chống dịch nếu địa phương cần.

Năm học 2021-2022, Trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ có quy mô khoảng 3.300 học sinh, sinh viên; trong đó có khoảng 1.200 tân sinh viên. Ngày 11-10, trường đã bắt đầu tổ chức dạy và học năm học mới. Do ảnh hưởng dịch COVID, trường tổ chức dạy lý thuyết bằng hình thức trực tuyến; phần dạy thực hành tổ chức nhiều nhất 18 sinh viên/lớp học và tổ chức thi trực tuyến. Trường đã tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 1 cho 1.902 học sinh, sinh viên và mũi 2 cho 574 học sinh, sinh viên. Ths.Ds Mai Thị Thanh Thường, Phó trưởng Phòng Ðào tạo - Quản lý điều hành, Trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ, cho biết: “Trường tiếp tục rà soát số sinh viên còn lại để các em được tiêm ngừa. Về dạy trực tuyến, giáo viên sử dụng phần mềm Google Meet. Trong quá trình giảng dạy, phòng đào tạo và phòng thanh tra kiểm tra thường xuyên”. Theo Ths Ds Mai Thị Thanh Thường, sau hơn 2 năm học tổ chức giảng dạy trực tuyến, giáo viên, học sinh, sinh viên đã quen cách học này. Thầy trò nhà trường chỉ gặp một số trục trặc do học sinh, sinh viên ở các tỉnh xa, đường truyền mạng không ổn định, nhưng giáo viên chịu khó quay video clip chia sẻ lên lớp học, giúp người học có thêm cơ hội học tập và hiểu bài hơn.

Trong bối cảnh dịch bệnh, để giải quyết khó khăn trong tổ chức thực hành lâm sàng của học sinh, sinh viên, Trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ đã cô đọng học phần lâm sàng, chia nhiều đợt cho sinh viên đi thực tế ở bệnh viện. Ðồng thời tạo điều kiện cho sinh viên tham gia tình nguyện hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19 ở các địa phương, giúp bổ sung thêm kiến thức thực tế. Trong quá trình đi thực tế, lâm sàng, sinh viên tuân thủ 5K khai báo y tế... Sắp tới, nhà trường tiếp tục tổ chức kế hoạch học tập của sinh viên theo hình thức trực tuyến đối với lý thuyết, trực tiếp đối với thực hành. Tùy tình hình thực tế dịch bệnh, trường sẽ tổ chức tăng thời lượng học trực tiếp đối với học phần lý thuyết. Như trong 10 tiết học lý thuyết sẽ dành 70% học trực tuyến và 30% học trực tiếp.

Là các trường đặc thù đào tạo lĩnh vực y dược, Trường Ðại học Y Dược Cần Thơ, Trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ có điều kiện thuận lợi hơn so với các cơ sở đào tạo khác trong việc tổ chức thực hành cho sinh viên. Ghi nhận ở các trường đại học, cao đẳng khác ở TP Cần Thơ vẫn duy trì hình thức dạy và học trực tuyến; đồng thời đẩy mạnh tốc độ tiêm vaccine phòng COVID-19 cho tất cả sinh viên, nhằm đảm bảo an toàn khi sinh viên học tập trung trở lại, nhất là ở các học phần thực hành, thực tập.

09/11/2021

📍⚡📍
Sáng 9/11, miền Tây báo cáo số ca mắc lớn, Cần Thơ vượt mốc 10.000 F0 👇👇👇

09/11/2021

⚡📌⚡
Từ 11-11, Cần Thơ áp dụng phòng chống dịch tương ứng cấp 3 👇👇👇

08/11/2021

⚡📍⚡
F0 tăng mạnh, miền Tây tăng cường năng lực điều trị 👇👇👇

08/11/2021

❗⚡❗
Cần Thơ thêm nhiều ổ dịch mới, đề xuất nâng lên cấp độ 3 nguy cơ cao 👇👇👇

06/11/2021

Cần Thơ vượt 9.000 F0!!

MÓN QUÀ NGHĨA TÌNH CỦA TUỔI TRẺ CẦN THƠ DÀNH CHO NGƯỜI NGHÈO TRONG DỊCH COVID-19Qua mỗi phần quà, tuổi trẻ Cần Thơ mong ...
06/11/2021

MÓN QUÀ NGHĨA TÌNH CỦA TUỔI TRẺ CẦN THƠ DÀNH CHO NGƯỜI NGHÈO TRONG DỊCH COVID-19

Qua mỗi phần quà, tuổi trẻ Cần Thơ mong muốn chia sẻ phần nào khó khăn và nâng cao ý thức của người dân trong phòng, chống dịch Covid-19.

Ngày 6.11, Trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên TP.Cần Thơ phối hợp Trường phổ thông Thái Bình Dương và Đoàn phường Cái Khế (Q.Ninh Kiều TP.Cần Thơ) phát động chương trình "Nghĩa tình người trẻ đất Tây Đô”. Chương trình này là nhằm mục đích tặng túi vật dụng y tế, nhu yếu phẩm cho những người mưu sinh khó khăn trong dịch Covid-19.

Trong buổi đầu phát động, tuổi trẻ Cần Thơ đã ra quân tặng 300 phần quà cho các tiểu thương, người bán vé số dạo tại chợ Cái Khế (Q.Ninh Kiều), chợ Trà An (Q.Bình Thuỷ). Mỗi phần quà trị giá hơn 150.000 đồng, gồm hộp khẩu trang, cồn sát khuẩn, nước rửa tay khô và viên sủi vitamin.

Tại mỗi khu chợ, các bạn đoàn viên, thanh niên trao quà trực tiếp cho người dân. Đính kèm mỗi phần quà là tờ rơi tuyên truyền thông điệp 5K; nhắc nhở người dân tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tại gia đình và nơi công cộng.

Nhận được món quà, bà Trịnh Thị Mỹ Lan (P.Cái Khế, Q.Ninh Kiều) ,phấn khởi nói: “Túi vật dụng y tế này rất thiết thực đối với người bán vé số dạo như tôi. Nếu không được tặng, gần 1 ngày rong ruổi đi bán tôi mới đủ tiền mua”, bà Lan chia sẻ.

Tại mỗi khu chợ, các bạn đoàn viên, thanh niên trao quà trực tiếp cho người dân. Đính kèm mỗi phần quà là tờ rơi tuyên truyền thông điệp 5K; nhắc nhở người dân tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tại gia đình và nơi công cộng.

Nhận được món quà, bà Trịnh Thị Mỹ Lan (P.Cái Khế, Q.Ninh Kiều) ,phấn khởi nói: “Túi vật dụng y tế này rất thiết thực đối với người bán vé số dạo như tôi. Nếu không được tặng, gần 1 ngày rong ruổi đi bán tôi mới đủ tiền mua”, bà Lan chia sẻ.

Theo: Báo Thanh Niên

06/11/2021

Triều cường xấp xỉ báo động III gây ngập nhiều tuyến đường Cần Thơ!!

Phó Chủ tịch Cần Thơ nói về việc cho F0, F1 cách ly, điều trị tại nhàCa nhiễm COVID-19 tăng cao mỗi ngày mà điều kiện gi...
06/11/2021

Phó Chủ tịch Cần Thơ nói về việc cho F0, F1 cách ly, điều trị tại nhà

Ca nhiễm COVID-19 tăng cao mỗi ngày mà điều kiện giường bệnh hạn chế, do đó Cần Thơ sẽ cho F1, F0 được cách ly, điều trị tại nhà.

Từ ngày 25-10 đến nay, TP Cần Thơ liên tục ghi nhận số ca nhiễm tăng cao mỗi ngày. Tính từ ngày 25-10 đến ngày 5-11 (12 ngày), Cần Thơ có thêm 2.629 ca nhiễm.

Báo cáo của Sở Y tế TP Cần Thơ, tính đến 14 giờ ngày 5-11, TP điều trị theo mô hình tháp ba tầng với khả năng điều trị là 3.100 giường (tầng 1 là 1.850 giường, tầng 2 là 1.050 giường và tầng 3 là 200 giường). Tổng số bệnh nhân đang điều trị cùng thời điểm trên là 2.245 người, trong đó tầng 1 có 1.686/1.850 đang điều trị (chiếm hơn 91% khả năng), tức tầng 1 chỉ còn trống 164 giường; tầng 2 đang điều trị 46,76% khả năng, tầng 3 là 34%.

Trao đổi với phóng viên PLO, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Cần Thơ Dương Tấn Hiển, cho biết TP giảm một số bệnh viện (BV) dã chiến do đây là cơ sở của bộ đội và công an cần lấy lại để phục vụ công tác huấn luyện. Chính vì vậy mà tổng số giường điều trị cho bệnh nhân COVID-19 của TP giảm so với trước đây.

Theo ông Hiển, để đảm bảo công tác điều trị, TP đang chuẩn bị để cho F0, F1 được cách ly, điều trị tại nhà. Hiện TP đang hướng dẫn, chuẩn bị lực lượng, hỗ trợ tuyến cơ sở đủ phương tiện, cơ sở vật chất.

Thay vì cách ly, điều trị tập trung thì khi người dân ở nhà, lực lượng y tế cơ sở phải tới phát thuốc, theo dõi sức khỏe, hướng dẫn cho người dân. Ví dụ như việc đo nồng độ SpO2 (độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi) cho người nhiễm SARS-CoV-2 thay vì tập trung thì giờ lực lượng y tế cơ sở lại nhà người dân đo, hoặc hướng dẫn người dân tự đo, nếu có vấn đề mới chuyển cấp cứu…

“Lúc trước TP chưa cho F1 cách ly tại nhà vì chưa phủ vaccine. Giờ khác, TP mạnh dạn cho F0, F1 ở nhà vì hiện người dân đã được tiêm vaccine nhiều, nói một cách nào đó thì người tiêm 2 mũi có nhiễm thì gần như không có triệu chứng” – ông Hiển thông tin.

Còn việc cấp cứu các ca nặng, ông Hiển cho biết TP vẫn duy trì như trước. Tầng 3 có ba BV là Đa khoa TP, Đa khoa Trung ương và BV Lao và Bệnh phổi. Còn tầng 3 chuyên sâu như phụ nữ có con nhỏ hay mang thai thì có BV Phụ sản, trẻ em nhiễm mà nặng thì có BV Nhi đồng.

“TP đang tập trung vào cái đó, bây giờ trong điều kiện không đủ BV dã chiến để thu dung, điều trị hết những bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 thì phải tính tới cho F0 điều trị tại nhà nhưng khi người ta có bệnh thì phải có BV thu dung, điều trị đáp ứng được. Ở đây nói đến là người có bệnh, tức người nhiễm SARS-CoV-2 thì nhiều nhưng không phải ai cũng có bệnh, có bệnh là ở tầng 2” – Phó Chủ tịch UBND TP cho hay.

Cũng theo ông Hiển, trước mắt TP sẽ cho F1, rồi F0 ở nhà. Hiện UBND TP đã giao cho Sở Y tế có hướng dẫn, trong một, hai ngày tới sẽ bắt đầu áp dụng.

“Không phải người nào cũng được ở nhà, mà phải đáp ứng điều kiện, ví dụ như phải tiêm hai mũi vaccine, sức khỏe tốt, không triệu chứng, rồi nơi ở của người đó có đảm bảo phòng riêng không, rồi phụ thuộc địa phương tổ chức hệ thống y tế nữa mới cho” – ông Hiển nói.

Theo PLO

Address


Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Cần Thơ 24H posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Shortcuts

  • Address
  • Telephone
  • Alerts
  • Videos
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Media Company?

Share