Đại Dương Bao La

  • Home
  • Đại Dương Bao La

Đại Dương Bao La Truyền thông

28/03/2022

Đề án "Văn hóa Tôn giáo trên đất Cố đô" của Team "Đại Dương Bao La" chính thức tung trailer sản phẩm "Kiến trúc Phật giáo Huế" với loạt kiến trúc ấn tượng đến từ ba ngôi chùa luôn mang đặc sắc riêng, từ cổ kính đến huyền bí và sự hiện đại khiến người ta phải mê muội, đắm chìm.❤

26/03/2022

Một chiếc mèo biết thưởng thức.🥰

“Mái chùa che chở hồn dân tộc.”🥰
25/03/2022

“Mái chùa che chở hồn dân tộc.”🥰

25/03/2022

💥Tiết lộ một chút phân cảnh hậu trường thực hiện sản phẩm Kiến trúc Phật giáo của Team Đại Dương Bao La.❤
-------------------------------
Mọi chi tiết liên hệ:
Gmail: [email protected].
Sđt: 0795579361.

⛩Một hành trình đi tìm hiểu, khám phá kiến trúc những ngôi chùa Huế của Team Đại Dương Bao La không hẳn là quá dài cũng ...
24/03/2022

⛩Một hành trình đi tìm hiểu, khám phá kiến trúc những ngôi chùa Huế của Team Đại Dương Bao La không hẳn là quá dài cũng không hẳn là quá ngắn. Ở đây, chúng tôi có những giọt mồ hôi rơi nhẹ trên chiếc máy quay, có những cuộc cãi vã chỉ để tăng độ thấu hiểu nhau và cũng không thể nào thiếu những nụ cười bật ngửa trước những tình cảnh “lạ lắm”!

- Ê mệt không mi?
- Mệt!
- Đẹp không mi?
- Kiến trúc quá đẹp, ở đây không biết răng tau thấy bình yên đến lạ!

👉Đó là nguồn động lực mà Team Đại Dương Bao La luôn tràn đầy năng lượng trên chuyến hành trình khám phá những nét đẹp, sự bí ẩn của Kiến trúc Phật giáo Huế. Từ đó, quảng bá đến tất cả mọi người có cùng sở thích chung.

💥Thời gian thấm thoát thoi đưa, chỉ vỏn vẹn 3 ngày nữa thôi!!! Team Đại Dương Bao La sẽ công chiếu sản phẩm đầu tiên của đề án đến với mọi người trong đêm chung kết. Hãy cùng theo dõi và ủng hộ Team chúng mình nhé!❤❤❤

“Cái duy nhất của chùa Huế, có lẽ là khoảng cách vàng của chùa và chúng. Nghĩa là hầu hết các ngôi chùa đều không quá xa...
24/03/2022

“Cái duy nhất của chùa Huế, có lẽ là khoảng cách vàng của chùa và chúng. Nghĩa là hầu hết các ngôi chùa đều không quá xa cách với con người để trở nên biệt lập, cũng ko quá gần để nhiễm những ồn ào tục luỵ. Nó phảng phất một chút “cô vân mạn mạn độ thiên không”, nhưng vẫn rất đời với đêm đêm quỳnh nở muộn…”❤
---------------------
Mọi chi tiết liên hệ:
Gmail: [email protected]
SĐT: 0795579361

[QUANG MINH TỰ - ngôi chùa mang bản sắc văn hóa chùa Huế] 💫 Nhóm “ Đại Dương Bao La” chúng mình đã có nhân duyên đến với...
23/03/2022

[QUANG MINH TỰ - ngôi chùa mang bản sắc văn hóa chùa Huế]

💫 Nhóm “ Đại Dương Bao La” chúng mình đã có nhân duyên đến với chùa Quang Minh một ngôi chùa có diện tích khá lớn để tìm hiểu về nét kiến trúc và nét đặc sắc của ngôi chùa.

💌 Theo như lời chia sẽ của một sư Thầy về kiến trúc trong chùa gồm có: chính điện, hai lầu chuông trống hai bên tách chính điện, trước là cổng tam quan, sau là nhà hậu tổ, xung quanh có nhà tăng, giảng đường, nhà bếp.

🏞 Ngôi chùa được tọa lạc trên một sườn núi ở tổ 1 phường Thủy Xuân - TP Huế, trước đây là tịnh thất quang mình sau khi gia nhập giáo hội phật giáo Việt Nam tại Huế trở thành chùa Quang Minh được khánh thành năm 2008 dưới sự trú trì của Hòa Thượng Thích Khế Chơn. Dù được xây dựng trong thời đại mới nhưng vẫn giữ nét đặc trưng của ngôi chùa huế. Cổng tam quan với kiến trúc có 3 cửa đi vào ở giữa được đề tên “CHÙA QUANG MINH”, hai cửa hai bên đại diện cho lý tưởng của Phật Giáo là “ từ bi” và “trí tuệ” với những hàng câu đối mang giáo lý nhà Phật. Họa tiết chính trong chùa có hoa sen, tứ linh nhưng rồng vẫn là đại diện cho kiến trúc xây dựng chùa, với kiến trúc hoa văn trên mái chùa “ lưỡng long triều pháp luân” biểu tượng cho giáo lý nhà Phật mãi mãi được duy trì, mãi mãi được trường lưu, có các cổ lầu nằn giữa hai mái chùa gồm những họa tiết, tranh vẽ về những ngôi cổ tự, lời kinh, các vị tổ sư.

🏞Hệ thống tổng quát trong ngôi chùa được thu mình trong các rừng cây là chủ yếu vì cuộc sống của chư Tăng thường tìm những nơi yên tỉnh, ở đây vừa mang đạm nét cung đình hòa với thiên nhiên nhiến cho những ai đến đây sẽ vơi bớt đi muộn phiền ở ngoài kia đô thị.
----------------------------------------------
Mọi chi tiết liên hệ:
Gmail: [email protected]
SĐT: 0795579361.

"ĐƯỢC RỒI ĐI THÔI!" 💥Đội thi Đại Dương Bao La hứa hẹn sản phẩm sắp tới sẽ là những đột phá về kiến trúc Phật giáo ở Huế....
23/03/2022

"ĐƯỢC RỒI ĐI THÔI!"

💥Đội thi Đại Dương Bao La hứa hẹn sản phẩm sắp tới sẽ là những đột phá về kiến trúc Phật giáo ở Huế. Mang đến màu sắc mới lạ, không những thu hút người có cùng đam mê về kiến trúc, văn hóa tôn giáo mà còn khiến đông đảo giới trẻ chao đảo về cảnh sắc của Cố đô này.

💌Hãy cùng Team Đại Dương Bao La lên chuyến tàu trở về hành trình khám phá những nét đẹp của Huế qua sản phẩm "Kiến trúc Phật giáo Huế" của đề án chúng mình nhé!

[CHÙA BÁO QUỐC- NGÔI CHÙA CỔ LINH THIÊNG CỦA HUẾ]                                           ⛰ Tọa lạc trê...
23/03/2022

[CHÙA BÁO QUỐC- NGÔI CHÙA CỔ LINH THIÊNG CỦA HUẾ]

⛰ Tọa lạc trên đồi Hàm Long, nằm ở đường Báo Quốc, thuộc phường Phường Đúc, thành phố Huế. Chùa được xây dựng theo hình chữ Khẩu, do Hòa Thượng Giác Phong ( người Quảng Đông, Trung Quốc) khai sơn vào thế kỷ 17, vào thời kỳ vua Lê Dụ Tông và có tên là Hàm Long Tự. Đến năm 1747, Chúa Nguyễn Phúc Khoát ban cho chùa tấm biển “Sắc Tứ Báo Quốc Tự” có ghi dòng chữ: “Quốc Vương Từ Tế đạo nhân ngự đề”.

🏯 Với bề dày lịch sử từ thời xa xưa, cho đến ngày nay chùa Báo Quốc vẫn giữ được mọi người biết đến là chốn thanh tịnh, yên bình. Ngoài ra, chùa Báo Quốc không chỉ là nơi thờ tự mà còn là trung tâm tu học quan trọng ở Huế. Năm 1930, trong phong trào chấn hưng Phật Giáo, chùa đã có những đóng góp tăng tài quan trọng cho Phật Giáo.

🏯 Khu vực Chính điện được xây thành ba gian hai chái, với những nét trang trí rất công phu, các trụ cột, bên vách tường đều có hoa văn bằng mảnh sành hay những họa tiết hình rồng, bên trong khu Chính Điện, là nơi thờ cúng trang nghiêm.

🏯 Ngoài ra, ở dưới chân đồi của ngôi chùa còn có giếng nước nổi tiếng, gọi là giếng Hàm Long, bởi mạch nước ở giếng phun ra như vòi rồng, vì nước trong, thơm và ngọt, nên được người dân tiến dân các Chúa. Chùa Báo Quốc được xây dựng kiểu chữ “khẩu” với mặt trước là ngôi chánh điện, phía sau ngôi chánh điện hai bên có hai dãy nhà là nhà khách và tăng xá, sau cùng là nhà hậu. Các dãy nhà khép kín thành hình vuông trông giống chữ “khẩu” trong chữ Hán. Ngay sau Cổng Tam Quan là sân rộng với những tán cây xanh rợp bóng tạo cảm giác thư thái, thanh tịnh . Không gian ở giữa là vườn cây cảnh. Kiểu kiến trúc này đã tạo ra một không gian yên tĩnh, thoáng mát, có được ánh sáng lẫn hương vị hoa trái đến các dãy nhà. Ngôi chánh điện của Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc trùng lương trùng thiềm, là kiểu kiến trúc truyền thống của Việt Nam có ba gian hai chái với những nét trang trí rất công phu, các trụ cột, bên vách tường đều có hoa văn bằng mảnh sành hay những họa tiết hình rồng. Các tượng Phật được thờ trong chính điện đều đặt trang nghiêm trong khung kính. Án giữa thờ tượng Phật Tam Thế, đức Phật Thích Ca và hai tôn giả Ca Diếp, A Nan. Án hai bên thờ tượng Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Địa Tạng.

📜 Giờ đây, chùa Báo Quốc trở thành ngôi chùa cổ đặc biệt. Rất thu hút những du khách đặt chân đến khi có dịp về thăm Cố đô này.❤
---------------------------------------------
Mọi chi tiết liên hệ:
Gmail: [email protected]
SĐT: 0795579361.

🏯 Sự hình thành huyền bí của chùa thiên mụ và truyền thuyết rùng rợn 🏯 ⛩ Chùa Thiên Mụ còn được biết đến với tên gọi khá...
22/03/2022

🏯 Sự hình thành huyền bí của chùa thiên mụ và truyền thuyết rùng rợn 🏯

⛩ Chùa Thiên Mụ còn được biết đến với tên gọi khác là chùa Linh Mụ. Nếu ai đó nói yêu Huế mà chưa biết chùa Thiên Mụ ở đâu thì đó chưa phải là 1 người con của sứ huế. chùa thiên mụ nằm trên ngọn đồi tả vọng cách thành phố huế 5km và nằm đối diện dòng sông Hương đầy thơ mộng chảy khắp thành phố với sự hình thành lâu dài của năm 1601 ngôi chùa đã toát lên 1 vẻ đầy uy nghiêm và hùng hậu có lẻ sự uy nghiêm mang đến cho ngôi chùa được tráng lệ.

⛩ Các Ông (Bà) truyền nhau kể rằng, trong một lần rong ruổi vi hành của vua Nguyễn Hoàng dọc bờ sông Hương ngược lên đầu nguồn, ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng nước trong xanh uốn khúc, thế đất như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại, ngọn đồi này có tên là đồi Hà Khê. Người dân địa phương cho biết, nơi đây ban đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên đồi, nói với mọi người: "Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh". Vì thế, nơi đây còn được gọi là Thiên Mụ Sơn.

Tư tưởng lớn của chúa Nguyễn Hoàng dường như cùng bắt nhịp được với ý nguyện của dân chúng. Nguyễn Hoàng cả mừng, vào năm 1601 đã cho dựng một ngôi chùa trên đồi, ngoảnh mặt ra sông Hương, đặt tên là "Thiên Mụ".
Sau Năm 1862 dưới thời vua Tự Đức, để cầu mong có con nối dõi, nhà vua sợ chữ "Thiên" phạm đến Trời nên cho đổi từ "Thiên Mụ" thành "Linh Mụ" (hay "Bà mụ linh thiêng").
Vấn đề kiêng cữ như đã nêu chỉ diễn tiến từ năm Nhâm Tuất (1862) cho tới năm Kỷ Tỵ (1869). Sau đó, người dân thoải mái gọi hai tên: chùa Thiên Mụ và chùa Linh Mụ.

🧘Những truyền thuyết xa xưa của các vị vua đổi tên nên vì thế chùa thiên mụ đã có 2 tên đó là thiên mụ và linh mụ.

📜HUẾ - THÀNH PHỐ CỦA SỰ LINH THIÊNG VÀ CỔ KÍNH 🏯 Các kiến trúc chùa viện của Huế theo kiểu chữ khẩu, chữ nhất, chữ tam, ...
21/03/2022

📜HUẾ - THÀNH PHỐ CỦA SỰ LINH THIÊNG VÀ CỔ KÍNH

🏯 Các kiến trúc chùa viện của Huế theo kiểu chữ khẩu, chữ nhất, chữ tam, chữ liễu, tiền đường hay điện thờ làm kiểu nhà trùng lương (trùng thiềm điệp ốc) là kiểu đặc trưng của chùa Huế. Nóc chùa thường trang trí các hoa văn họa tiết rồng phượng với các bức “lưỡng long chầu mặt nguyệt”, “lưỡng long chầu Pháp luân”, các vật linh quy, phụng, lân, hoa sen. Mái chùa lợp ngói âm dương có màu sắc theo thời kỳ kiến trúc cung đình của các triều vua chúa thời đó, mái chia hai lớp để bớt vẻ nặng nề.

🏯 Chính điện trong kiến trúc đình chùa Huế có 3 – 5 gian, 2 chái, cắt mái 2 tầng. Chái nhà hai bên dành cho phương trượng, trụ trì, giám tự. Tiếp theo chính điện là khoảng sân trong bao quanh bởi thiền đường và tăng xá. Vườn của chùa trồng cây ăn quả, bố trí tháp mộ các vị Tổ, trụ trì, tăng chúng; sau vườn là khu canh tác, trồng hoa màu.

🏯Dãy nhà đối diện chính điện nằm ở phía tây bên phải là tăng xá dùng làm nơi ở cho các nhà sư. Dãy nhà khách và nhà ăn thì nằm ở phía đông bên trái đối diện chính điện. Phía sau Hậu điện là nơi thờ các vi khai sơn chùa. Có vẻ đẹp uy nghiêm mà thanh tịnh, hơi u buồn, kiến trúc đình chùa Huế là kiểu kiến trúc đặc sắc của kiến trúc Việt Nam, mang trong mình dấu ấn lịch sử, di tích văn hóa vô cùng có giá trị.

🏯 Ca dao Việt Nam có câu “Đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt”, các ngôi chùa đa số thuộc về cộng đồng làng xã. Xây chùa bao giờ cũng là một việc trọng đài đối với làng quê Việt Nam. Việc chọn đất xây chùa là điểm rất quan trọng bởi sự chi phối quan niệm phong thủy. “Xây dựng chùa, phải chọn đất tốt, ngày tốt, giờ tốt. Đất tốt là nơi bên trái trống không, có sông ngòi hoặc áo hồ bao bọc. Núi ở bên phải cao dày, lớp lớp quay đầu lại hoặc có hình hoa sen…”. Chính vì vậy, hàng trăm ngôi chùa cổ ở Huế đều nằm trên sườn đồi cây cao bóng mát, cảnh trí thiên nhiên u nhàn tĩnh lặng; làm cho chùa Huế trở thành những nơi bảo vệ được môi trường thiên nhiên trong lành, mát mẻ và đường đi lên các chùa trở thành những cảnh đẹp thiên nhiên tuyệt vời thu hút du khách đến thăm quan.

⛩ Team ‘’ Đại Dương Bao La” ra đời với mong muốn sẽ là nơi truyền đạt đến cho mọi người kiến thức và ý nghĩa về những kiến trúc đặc biệt ở vùng đất linh thiêng này. Hi vọng mọi người sẽ cùng đồng hành với nhóm để thực hiện dự án lần này thành công.❤❤

Address


Telephone

+84795579361

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Đại Dương Bao La posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Đại Dương Bao La:

Videos

Shortcuts

  • Address
  • Telephone
  • Alerts
  • Contact The Business
  • Videos
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Media Company?

Share