20/08/2023
Thánh Lễ Tạ Ơn | Mừng Tân Linh Mục Vinh Sơn Nguyễn Văn Thống,CM | Tại Giáo Xứ Ninh Cù | Giáo Phận Thái Bình
Link Full HD tại https://youtube.com/live/qnqmxNVMDdM?feature=share
Đền Thánh ANTÔN Lãm Khê tọa lạc tại ven sông Diêm Hộ, thuộc Xã Đông Kinh Huy?
Thôn Lãm Khê
Be the first to know and let us send you an email when Cổng Thông và Truyền Thông __ Đền Thánh AnTôn Lãm Khê posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.
Send a message to Cổng Thông và Truyền Thông __ Đền Thánh AnTôn Lãm Khê:
Want your business to be the top-listed Media Company?
SƠ LƯỢC LỊCH SỬ ĐỀN THÁNH AN TÔN LÃM KHÊ I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ Giáo họ Lãm Khê tọa lạc tại ven sông Diêm Hộ, thuộc Xã Đông Kinh Huyện Đông Hưng Tỉnh Thái Bình. Cách Tòa Giáo Mục Thái Bình khoảng 20 km về hướng Đông Bắc. Năm đón nhận Tin mừng : 1854 Năm thành lập giáo họ : 1854 Bổn mạng : Thánh AN TÔN PA ĐUA (ngày kính 13 tháng 6 hằng năm) Số giáo dân : 400 Linh mục chánh xứ : GIU SE PHẠM ĐÌNH TÁM II. Thời kỳ đầu Vào khoảng thế kỷ XIX, Lãm Xám – Phủ Đông Quan, một làng quê hẻo lánh, người dân sống thưa thớt, ruộng đất bỏ hoang và chưa có ai theo Chúa. Lúc bấy giờ, người dân sinh sống và cư trú tự do. Một số người Công giáo từ Phú nhai – Giáo phận Bùi Chu đến khai hoang lập nghiệp. Từ đó hạt giống Tin mừng được gieo vào người dân nơi đây (ngày nay là Thôn Lãm Khê, Xã Đông Kinh, Huyện Đông Hưng). Với hành trang là Thập Giá và Tình yêu của Chúa Ki-tô, các vị tiền nhân đã kêu gọi người dân làng Lãm Khe (tên gọi thứ 2 của làng) trở về với Chúa Ki-tô. Số người tin theo Chúa ngày một đông. Năm 1854, nhờ ơn Thiên Chúa ban, Giáo họ Lãm Khê được thành lập và nhận Thánh AN TÔN PAĐUA làm bổn mạng. III. Hình thành và phát triển Sau khi hạt giống đức tin được người dân đón nhận, các tín hữu đã dựng một Ngôi Nhà Nguyện (03 gian: mái tranh vách đất), nằm ở phía cổng Đông làng làm nơi thờ phượng Thiên Chúa. Vài năm sau, ngôi Nhà Nguyện 03 gian được rỡ bỏ đem về khu Bắc làng. Nơi đây, các vị Tiền nhân đã lập một Ngôi Nhà Nguyện mới 05 gian, tường đất theo hướng Đông Tây. Lúc này, các tín hữu đã tăng lên con số hàng trăm. Các cha đã phân bổ hai Thầy Dòng về ở, trông coi Nhà Chúa và lập Nhà Dòng ở đây. Thời gian đó, đã xẩy ra lũ lụt, mất mùa, nạn đói và giặc cướp (Ngũ Dinh ) đã nổi lên quấy phá Nhà Dòng. Chúng đã cướp phá tài sản của Nhà Dòng. Các Thầy Dòng đã phải rời đi nơi khác. Từ biến cố này, tưởng chừng các tín hữu nơi đây sẽ giảm sút. Nhưng dân làng lại càng vững tin và xác tín Hồng ân Thiên Chúa qua lời chuyển cầu của Thánh An-tôn và sự phù trợ của Đức Trinh Nữ Maria, số tín hữu tin theo Chúa mỗi ngày một gia tăng. Một thời gian sau. Khi chính quyền cho đào con Sông từ ngã ba Tích Thủy đến Đò Mom nối với Sông Diêm Hộ, cắt rời Lãm Khê. Nên Đức Cha Thuận và Cha Quang đã lập thêm một Giáo Họ nữa, lấy tên là Tân Lập (sau này gọi là họ Tân Hưng) . Tuy về mặt địa lý xã hội đã tách đôi, nhưng giáo họ Tân Lập và Lãm Khê thuộc xứ Cao Mộc vẫn như một. Bấy giờ Giáo Họ Tân Lập cũng nhận Thánh An-tôn làm Bổn Mạng . Vì ngôi Nhà thờ mới khang trang hơn nên các vị Tiền nhân muốn đón rước Tượng Thánh An-tôn sang để thờ phượng, kính Ngài. Nhưng không thành (theo tương truyền: khi thuyền chở tượng ông thánh ra đến giữa sông thì thuyền quay đầu lại. Mấy lần như vậy). Và bấy giờ, bà con dân làng Tân Hưng đã chuyển nguyên vật liệu sang Lãm Khê để xây dựng một Ngôi Thánh Đường mới và hoàn thành vào năm 1930. Cũng vào thời đó, nhiều người dân chài lưới di cư đến ở rải rác ngay cạnh bờ sông. Nhờ lời chuyển cầu của thánh An-tôn, nhiều người được ơn như ý. Cũng từ đây, Thánh đường ĐỀN THÁNH AN TÔN LÃM KHÊ được nhiều người biết đến. Đặt trọn niềm tin vào Thiên Chúa, qua lời khẩn cầu của Thánh An-tôn. Hằng năm, khách thập phương (Công giáo cũng như không Công giáo) trở về Đền Thánh. Chẳng biết thói quen này có từ bao giờ, mỗi khi nghe tiếng chuông nhà thờ vang lên, các trẻ em khu vực Đền Thánh lại rảo bước về nhà thờ, để cùng với những vị khách cầu nguyện. Có thể nói: lối thức khấn này thật đặc biệt. Năm 1972, ngôi nhà thờ cũ xuống cấp. Bà con giáo dân chung tay xây dựng lại ngôi nhà thờ mới : chiều dài 16m chiều rộng 5m theo hướng Đông Tây . Ngày 29 tháng 6 năm 1998 được sự cho phép của Đức Cha Phan-xi-cô Xa-vi-ê Nguyễn Văn Sang, cha Đa minh Đặng Văn Gia (1994 - 2008), Chánh xứ, giáo xứ Cao mộc đã dâng Thánh lễ đặt viên đá xây dựng ngôi thánh đường ĐỀN THÁNH AN TÔN, với chiều dài 35 m chiều rộng 12 m cao 14m, tháp chuông cao 30 m theo hướng Bắc nam. Ngày 01 tháng 01 năm 2000, thánh lễ Tạ ơn và cắt băng khánh thành. Tiếp sau đó, cha Đa minh lại khởi xướng xây dựng ngôi nhà phòng 04 gian Lợp ngói theo hướng Bắc để bà con có nơi tổ chức hội họp. Năm 2006 Đức Cha Phan-xi-cô Xa-vi-ê Nguyễn Văn Sang ban Sắc nâng Giáo họ Tân Hưng lên hàng Giáo xứ. Từ đó, ĐỀN THÁNH AN TÔN Lãm Khê cũng tách xứ mẹ Cao mộc nhập vào xứ Tân Hưng. Cùng thời gian này, Giáo họ Tích Thủy cũng Tách từ xứ Phương xá nhập về Giáo xứ Tân Hưng. Sự gắn bó yêu thương và tình đoàn kết ngày càng được triển nở trong tình huynh đệ giũa Giáo xứ và Giáo họ. Kể từ khi Giáo họ được thành lập đến nay, quý cha được sai đến coi sóc : Cha Thái, cha Thân, cha Thu, cha Giuse Trần Trọng Hậu. Năm 1978 – 1994, cha Giuse Trần Xuân Chiêu Năm 2008 - 2012, cha Phê-rô Đinh Văn Hùng về quản xứ Tân Hưng, ngài thấy nhu cầu học giáo lý của các em thiếu nhi và ngài cho xây dựng ngôi nhà mục vụ kiên cố theo hướng Đông nhìn về nhà thờ. Năm 2012 - 2013, cha AuGustino Trần Thế Nhận về quản xứ, ngài cũng đã cho đổ sân nhà mục vụ Năm 2013 - 2014, cha Vinh sơn Maria Nguyễn Hoà coi sóc, ngài đã tiến hành làm bộ tòa vàng cung thánh dưới sự giúp đỡ kinh phí của quý ân nhân xa gần. Năm 2014 – 2016, cha Augustino Nguyễn Văn Đề về coi sóc, ngài cho phép thành lập Ban kim nhạc Nữ Năm 2016 đến nay, cha Giuse Phạm Đình Tám được Đức Cha Phê-rô, Bề trên Giáo phận cử về coi sóc. Một một lần nữa, khuôn viên trong và ngoài Đền Thánh như được khoác lên một diện mạo mới. Đời sống đức tin của cộng đoàn được củng cố, các hội đoàn phát triển trong yêu thương, đoàn kết và trách nhiệm. IV. Kết Là một vùng quê nghèo, thuần nông, toạ lạc trong một xã duy nhất có một Nhà thờ với hơn 7000 nhân khẩu. Trong đó, số người Công giáo khoảng trên 400 người. Một con số khiêm tốn so với số lượng trên địa bàn Xã Đông Kinh. Vả lại, trong số hơn 400 bà con giáo dân, vì kế sinh nhai : 140 tín hữu đi làm ăn kinh tế khắp mọi nơi. Hiện nay, chỉ còn 260 nhân danh ở nhà. Nhờ ơn Chúa, với sự quan tâm của Quý Đức Cha, quý Đấng bậc. cách riêng nhờ lời cầu bầu của thánh An-tôn quan thầy, cơ sở vật chất cũng như đời sống đức tin của bà con nơi Đền Thánh ngày càng phát triển không ngừng.