Pure2 DAC

Pure2 DAC Audio Project for the OEM

DSD Monster DAC🤫+ Add the Soft Start (350mS) for Power Supply stability, fast turn-off if PS are drop-down. It will reje...
30/11/2021

DSD Monster DAC🤫
+ Add the Soft Start (350mS) for Power Supply stability, fast turn-off if PS are drop-down. It will rejection the pop when turn-on/turn-off power switch.
+ Add delay time (350mS) into Playing/Muting_Pin for the calculation of MCLK clock, then select the 44.1Khz/48Khz family followed by sample rate of music input.
MCLK will used for double reclock in & out of FPGA. It can rejection the pop & gas until I2S/DSD stabilized before start final.

Trước và sau Double Reclock từ Ian🇨🇦.
13/09/2021

Trước và sau Double Reclock từ Ian🇨🇦.

Công tác chuẩn bị cho thử nghiệm DSD1024 😁
25/09/2020

Công tác chuẩn bị cho thử nghiệm DSD1024 😁

P1. Tải và nạp hệ điều hành Debian Buster 10.5 Console mới nhất cho Beaglebone Green Wifi (BBGW): https://youtu.be/jLANH...
02/09/2020

P1. Tải và nạp hệ điều hành Debian Buster 10.5 Console mới nhất cho Beaglebone Green Wifi (BBGW): https://youtu.be/jLANHB_2YXE
2. Upgrade cập nhật Debian Buster 10.5 lên các package mới nhất, kèm cập nhật các loại USB Wifi, Chip Wifi phổ biến nhất: https://youtu.be/4yUgkbrMtiA
3. Cài đặt ALSA Audio: https://youtu.be/2VZCDKOcaa8
4. Cài đặt Botic Sound Card vào BBGW để biến BBGW có khả năng xuất I2S, DSD trực tiếp trên các chân GPIO: https://youtu.be/Gyjq1s_kUuU
5. Cài đặt HQ NAA (HQ Network Audio) để BBGW có khả năng stream lại nhạc PCM/DSD từ HQ Player trên PC Desktop: https://youtu.be/a7z9W8_CX_0
6. Cài đặt MPD (Music Player Deamon) và một loạt các Plugin bổ trợ khác: PulseAudio, Chrom át, DLNA/uPnP, Shairport Apple, HTTPS Streamer...coming soon
7. Cài đặt Squeezelite để nhận nhạc từ máy chủ Logitech Media Sever...coming soon
8. Cài đặt Roon...coming soon

Lọc CLCCC
04/07/2020

Lọc CLCCC

Beaglebone Green Wireless chắc lại cất kho.HDMI không, HDMI on GPIO Cape không, LAN cũng không, Wifi onboard thì không t...
02/03/2020

Beaglebone Green Wireless chắc lại cất kho.
HDMI không, HDMI on GPIO Cape không, LAN cũng không, Wifi onboard thì không tương thích với các Botic images của BBB, lắp thêm USB Wifi rời cũng không tự nhận deiver nốt. Cuối cùng chỉ còn SSH để giao tiếp Internet Over USB để lập trình bằng mã code của Linux và sài IDE Cloud 9 hoặc Putty để kết nối SSH nhưng không thể patches vá botic được. Giờ đang sài BBGW như IoT, chỉ chạy mấy cái code mẫu điều khiển led nhấp hoặc điều khiển nhà thông minh từ xa qua Internet 😭😢😢

01/03/2020

HQ Player Desktop 4.3.1 (included HQ Client). Khoái bản Desktop hơn bản Pro - quét thư viện nhạc trực tiếp không cần máy chủ Roon/MPD/LMS...
Cơ nhưng mà HQ ngốn CPU quá. Nghe nhạc thì khỏi làm việc 😭

USB Audio Class II (UAC2) - một cập nhật lớn cho Windows. Thông tin thêm:https://docs.microsoft.com/en-us/windows-hardwa...
07/02/2020

USB Audio Class II (UAC2) - một cập nhật lớn cho Windows. Thông tin thêm:
https://docs.microsoft.com/en-us/windows-hardware/drivers/audio/usb-2-0-audio-drivers

Nay em cũng tiến hành update cho mình xem cải thiện gì hơn không, tiện hd ae nào muốn update.

1. Gỡ hết Driver cũ của Amanero trên PC để tránh xung đột. Nếu không gỡ Driver 1.057 cũ thì cài đặt đầu ra trên phần mềm chơi nhạc có rất nhiều lựa chọn Amanero và máy tính dễ bị màn hình xanh khởi động lại. Chắc chắn do xung đột vì rút Amanero ra khỏi PC thì không còn hiện tượng này nữa.

2. Tải SetupUAC2 (hỗ trợ Windows 7-10 và cả Linux) và OemTool117 như ảnh 1, link tải: http://amanero.com/combo384_firmware.htm

3. Flash CPLD 1081 trước, và sau đó Firmware 2006be11 như ảnh 2.

Đây là toàn bộ Driver, CPLD, Firmware mới nhất từ Amanero. Cảm nhận chân DSD_En và Mute hoạt động siêu nhanh và chính xác nên giảm thiểu được sì, bụp khi next/stop/pause. Chơi DSD512 với Jriver trên Core i3, Ram 4GB không lag dựt. CPU 30%, RAM 40%.

Nhược điểm: Amanero không configuratiom bits được ở chế độ Slave nô lệ để dùng clock bên ngoài. Đã thử 2 bản OEM_TOOL117 ngay phía trên vì thấy có ghi MCLK Pin 6 Out nhưng vẫn không được. Khả năng do bản CPLD/Firmware này không hỗ trợ.

Happy new year 2020.+ USB Amanero Input: isolated, re-layouted for optimus more with Crystek Clock low jitter, LT3045 LD...
10/01/2020

Happy new year 2020.
+ USB Amanero Input: isolated, re-layouted for optimus more with Crystek Clock low jitter, LT3045 LDO regulator.
+ AK4118: Total 8 spdif input (4 Coax + 4 Optic).
+ AK4137: Sampling rate convert, PCM/DSD format convert, digital filter. You can bypass AK4137 too (NOS/Native orignal).
=> Universal Digital Audio Interface.

Chúc mừng năm mới 2020.
+ Đầu vào USB: được cách ly, được bố trí lại để tối ưu hơn với đồng hồ Crystek chính xác, ổn áp nhiễu thấp LT3045.
+ AK4118: tổng cộng 8 đầu vào spdif (4 đồng trục + 4 quang học).
+ AK4137: chuyển đổi tỉ lệ lấy mẫu, chuyển đổi định dạng PCM/DSD, lọc số. Bạn cũng có thể bỏ qua AK4137 (NOS/bản địa gốc).
=> Giao diện kỹ thuật số đầu vào phổ cập.

Ngay khi CD trào đời và bắt đầu thử nghiệm. Sony cho ra mắt định dạng Sony I2S 16-bit/48Khz, ở bên kia bán cầu Philips c...
18/10/2019

Ngay khi CD trào đời và bắt đầu thử nghiệm. Sony cho ra mắt định dạng Sony I2S 16-bit/48Khz, ở bên kia bán cầu Philips cho ra Philips I2S 14-bit/44.1Khz.
Kết quả chiến thắng đã thuộc về Sony do với định dạng format của mình, Sony chứa nhiều thông tin dữ liệu âm nhạc hơn. Trong khi Philips đã bị chê trách thậm tệ so với LP mà người chơi audio đã và đang nghe ở thời điểm đó.

Kết quả lý thuyết đã cho thấy, do tần số lấy mẫu 44.1Khz và 48Khz là chưa đủ tốc độ để lấy lại mẫu ở dải tần 10K - 20Khz Analog, nên không thể sao lưu đầy đủ full time (full dữ liệu) ADC ở các dải tần này khiến dải cao bị thiếu. Cộng với việc nhiễu lượng tử lớn do tần số lấy mẫu gây ra khiến âm thanh ồn ào (Signal to Noise thấp).

Để lọc nhiễu lượng tử Digital do tần số lấy mẫu gây ra, cần áp dụng Low Pass Filter ở tần số 22.1Khz (1/2 Fs) với độ dốc cực sâu -96dB mới có thể lọc được nhiễu lượng tử triệt để. Nó khá đắt đỏ và yêu cầu độ chính xác của linh kiện rất cao nhưng lại phát sinh thêm vấn đề. Lọc càng sâu càng ảnh hưởng tới pha của tín hiệu do tần số cắt rất sát với dải phạm vi nghe 20Hz - 20Khz.
Sau đó, Philips giải quyết các vấn đề trên bằng SAA7220 hay còn gọi là Digital Filter (DF) hoặc Oversampling (OS). Nó chứa các chức năng chính sau:
+ Oversampling: nội suy tính toán dựa vào sample data dữ liệu gốc để chèn bù lỗi mất dữ liệu do Laser gây ra khi đọc đĩa, mất dữ liệu ở tần số dải cao do tần số lấy mẫu 44.1Khz và 48Khz (chỉ lấy được 2-4 lần cho Analog 10K - 20Khz, đối với Video minimum tối thiểu là 24 hình/giây để cho các hình ảnh liền lạc không bị ngắt quãng cho bạn dễ hình dung).
+ Up Sample Rate: Up tần số lấy mẫu lên 8 lần. Tức LRCK/FCLK In 44.1Khz/48Khz lên 352.8Khz/384Khz Out để đẩy xa vùng nhiễu lượng tử kỹ thuật số hơn dải phạm vi 20Hz - 20Khz của Analog (tần số LPF = 1/2Fs - Fs là tần số lấy mẫu).
+ Digital Filter: lọc nhiễu lượng tử bằng phương pháp kỹ thuật số. Khi giải quyết ở bước này thì phần LPF ở Analog sau chip DAC chỉ cần lọc đơn giản bậc 1 hoặc bậc 2, sẽ ít ảnh hưởng tới pha của tín hiệu.

Tổng thể 3 giải pháp này đã thuyết phục được người chơi Audio và Phòng Thu sử dụng CD làm phương tiện lưu trữ âm nhạc và phân phối bản thu ra thị trường cho đến tận ngày nay.

Sony và các đối tác Nhật Bản cũng luôn luôn tiếp tục cải thiện không ngừng với các chip DF/OS khác nhau: Nippon SM580x, SM581x, SM584x; Pioneer HDCD PDM-100, Pioneer PDM-200; Yamaha YFS210, BB DF170x...

Nhạc được lưu trữ trên đĩa CD và nhạc số rip lại từ CD được lưu trữ ở HDD cơ bản là như nhau.
Vì vậy, để có 1 chiếc DAC tốt và phù hợp. Tôi nghĩ chúng ta vẫn phải sử dụng các biện pháp DF/OS ở trên.

Một số Diyer theo trường phái No Over Sampling (NOS) vì họ cho rằng dữ liệu Digital được giữ nguyên bản mà không có bất kỳ sự can thiệp nào vào dữ liệu số. Đồng nghĩa âm thanh sẽ tự nhiên hơn sát với dữ liệu ADC gốc tại phòng thu. Nhưng họ sẽ phải giải quyết vấn đề lọc nhiễu lượng tử và bù dữ liệu đã mất dải cao như đã nêu ở trên.
Nếu NOS mà tốt mà hay hơn thì các nhà sản xuất CD Player chẳng việc gì phải sử dụng các chip DF/OS để phát sinh thêm chi phí sản xuất và cồng kềnh/phức tạp mạch hơn.
Như này có phải là phủ nhận toàn bộ sự phát triển của ngành CD Player từ trước đến nay hay không !? Tôi nghĩ rằng họ đã đọc được những đánh giá rác trên mạng và thiếu logic, hoặc ứng dụng sử dụng sai NOS DAC.
Dựa trên những tìm hiểu của tôi, NOS chỉ phù hợp cho các file nhạc số Master Studio được bán trực tiếp dưới dạng file ngày nay do chúng có tần số lấy mẫu 192Khz/24bit trở lên sẵn thay vì 44.1K/48Khz/16bit ở đĩa CD.

Đó cũng là lý do mà các chip DAC thế hệ mới họ đều tích hợp sẵn các bộ lọc DF/OS với nhiều bộ lọc khác nhau cho người dùng tự lựa vì mỗi dạng nội suy khác nhau sẽ cho chất âm khác nhau, và cũng có thể không sử dụng bộ lọc nào NOS (tắt DF/OS) để phù hợp cho cả nhạc số cũ và nhạc số mới. Khi chip DAC ở chế độ NOS ta có thể sử dụng chip DF/OS rời bên ngoài, hoặc sử dụng các chip DSP như Wadia hoặc sử dụng OS bằng chương trình phần mềm chơi nhạc trên PC...

Tôi sẽ ngừng tranh luận NOS/OS tại đây. Cam và táo đều ngon nhưng mỗi loại đều có hương vị khác nhau. Người sẽ thích ăn cam, người khác sẽ thích ăn táo. Và tốt hơn hết nếu tôi được ăn cả hai :D

Tín hiệu SPDIF out trên mấy cái đầu CD Transport chuyên dụng mà thua cả SPDIF out của mấy con đầu CD tích hợp cả DAC int...
03/09/2019

Tín hiệu SPDIF out trên mấy cái đầu CD Transport chuyên dụng mà thua cả SPDIF out của mấy con đầu CD tích hợp cả DAC intergated.

Kiểu này kiếm con Sony 338 mod nguồn linear, clock sịn, bỏ DAC tích hợp rồi câu SPDIF ra DAC ngoài sài lại ngon và rẻ hơn mấy con Transport đắt tiền.

Hoặc thuận tiện hơn làm cái Music Sever lưu CD đã Rip vào HDD, SSD hoặc chơi CD-R trực tiếp nhưng dùng chương trình chơi nhạc buffer dữ liệu vào Ram rồi chơi từ RAM để tránh rung cơ khí ảnh hưởng tới chất lượng tín hiệu.
Một phát ăn liền ra I2S/DSD luôn thay vì lằng tằng ngoằng như CD -> I2S -SPDIF Out -> SPDIF In -> SPDIF to I2S Decoder -> DAC.

Nói chung đường tín hiệu số càng ngắn càng đơn giản thì càng tốt, tránh chuyển đổi nhiều lần. Ngay cả giá trị RC, OPT...ở đầu vào, đầu ra của SPDIF đã ảnh hưởng tới độ sắc nét của xung tín hiệu số rồi.

Con ảnh 1 best on the word nhưng giá thành cực kỳ rẻ. Bác nào hay độ mod CD chắc biết con này :D

Tube I-V-V cho Diff Balance DAC.Hiện tại các DAC hiện nay chia ra 2 loại:+ DAC xuất áp+ DAC xuất dòngCác DAC xuất áp thư...
25/08/2019

Tube I-V-V cho Diff Balance DAC.

Hiện tại các DAC hiện nay chia ra 2 loại:
+ DAC xuất áp
+ DAC xuất dòng
Các DAC xuất áp thường đơn giản hơn, chỉ cần một mạch Pre/Buff thông thường để đệm đầu ra. Nhưng với một DAC xuất dòng, chúng ta phải đối diện với 3 yêu cầu.
+ trở kháng ra thấp (vd ES9038 = 200R/each hoặc 50R nếu parallel song song 4 đầu ra).
+ áp DC để chip DAC nhìn thấy (vd ES9038 = 1.65Vdc). Đồng nghĩa chúng ta phải đối mặt với vấn đề bù DC.
+ Độ gain khuếch đại cao (ít nhất phải biến đổi được tỉ lệ 1mA ra 1V peak to peak).

Mỗi loại chip đều có những yêu cầu khác nhau, có loại muốn nhìn thấy áp đầu ra = 0Vdc và trở kháng càng thấp càng tốt. Vd PCM63/PCM1704...Vì vậy mạch phải có khả năng tùy biến mạnh mẽ để phù hợp cho các yêu cầu khác nhau.

Về mặt yêu cầu, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy. Tube cho DAC gần tương tự với bộ khuếch đại phono MC: yêu cầu trở kháng thấp + độ gain khuếch đại cao...Nhưng với các chip DAC cao cấp & nổi tiếng đều chỉ xuất dòng, và yêu cầu Tube làm nhiệm vụ chuyển đổi I to V hỗ trợ cho DAC. Vì vậy Tube cho DAC là Phono MC Pream nhưng có chức năng chuyển đổi I/V.

Tube chỉ đạt được trở kháng thấp nhất nếu tín hiệu được đưa vào Cathode thay vì Grid. Để giải quyết vấn đề bù DC thì một đường cung cấp điện B- từ -5 đến -12V là cần thiết cho quá trình bù DC đầu vào.
+ In Grid chúng tôi sẽ sử dụng cho các chip DAC xuất áp, yêu cầu trở kháng đầu ra cao (từ 1K - 100K) với mức tăng Gain thấp.
+ In Cathode chúng tôi sẽ sử dụng cho các chip xuất dòng có yêu cầu trở kháng đầu ra cực thấp (từ 60R - 625R) với mức tăng Gain cao. Trường hợp này cũng phù hợp cho cả Phono Moving Coil.

Bên dưới là 2 cấu trúc mạch phù hợp cho các yêu cầu này. Tất nhiên sẽ cần 1 chút sửa đổi để phù hợp cho từng loại chip DAC khác nhau cho các ứng dụng khác nhau (các loại bóng khác nhau sẽ được lựa chọn phù hợp cho từng ứng dụng, mức tăng gain cụ thể, mà tưg đó các giá trị trở cũng thay đổi theo).
Tôi thích cấu trúc mạch thứ 2 hơn. Nếu bạn quan sát kỹ sẽ thấy rằng nó có cấu trúc tương tự Aleph X của PassLab.
Tại sao gọi là "X". Bởi vì nó crossover so sánh chéo giữa Input Visai nửa bên này với Output Stage nửa bên kia để hủy bỏ biến dạng, nhiễu cũng như bù DC. Tổng hợp của tầng Out Stage được tăng x2 lần +3dB do mạch SRPP được cả 2 chu kỳ ngược pha 180 độ push pull kéo đẩy.
Đồng nghĩa đầu ra Balance cuối cùng sẽ match phù hợp như nhau...

Chúng tôi đang cố gắng phát triển 1 dự án Tube I-V-V để sử dụng cho các mục đích đa năng.

Coming soon...

Thấy nhiều sản phẩm DAC của các Diyer đơn thuần chỉ sao chép mạch hoặc chắp vá. Thậm chí sao chép nhưng lại cắt bỏ một s...
13/08/2019

Thấy nhiều sản phẩm DAC của các Diyer đơn thuần chỉ sao chép mạch hoặc chắp vá. Thậm chí sao chép nhưng lại cắt bỏ một số chỗ để đơn giản mạch. Dùng sai hoặc chưa sử dụng đúng cách. Đúng là làm cho DAC kêu không khó nhưng làm cho nó tối ưu nhất là cả một vấn đề.

Nhằm nâng cao chất lượng hơn cho diyer thay chỉ vì ráp theo mạch của người khác. Cũng như hiểu được với thiết kế của mạch đó mình phải áp dụng để sử dụng như nào cho đúng. Kèm theo Pure2 DAC nhận được rất nhiều câu hỏi về sự khác nhau giữa Digital Filter, Oversampling, Up-Sampling.
Pure2 DAC định viết mà chưa sắp sếp được nội dung phần nào trước phần nào sau.

Khoanh đỏ phần này trước cho các bạn tự tìm hiểu về thông số này trong các chip DAC.
Một số câu hỏi dựa để các bạn tự tìm kiếm thông tin.
1. Oversampling 4x, 8x, 16x oversampling trong datasheet của chip là gì?
2. Oversampling này ý chỉ bản thân chip có khả năng đáp ứng cho oversampling 4x, 8x, 16x hay tự trong chip đã có khả năng tự thực hiện Oversampling mà không cần bộ phận Oversampling khác bên ngoài.
3. Lọc số hay lọc Analog có lợi cho tần số lấy mẫu 44.1K/48K hơn.
4. Theo định luật Nyquist, tần số lấy mẫu tối thiểu x2 lần dải phạm vi nghe (20Hz - 20Khz), tức tại 44.1K/48K. Và bạn sẽ phải cần một bộ lọc LPF Analog rất sâu tại F/2 tức 22Khz (điểm cắt 20Khz = 0db, 22Khz = -90dB) để loại bỏ nhiễu lượng tử, alias... Tần số cắt này ảnh hưởng thế nào đến PHA của tín hiệu và chất lượng âm thanh đầu ra.
5. Phải làm gì để cắt LPF ở tần số xa hơn phạm vi 20Hz - 20Khz để tránh ảnh hưởng tới pha tín hiệu...

Bạn nào biết cho Adm xin 1 chấm, chưa biết cho Adm xin 1 dấu phẩy. Adm sẽ cân nhắc nếu phần lớn chưa biết sẽ cố gắng phân tích chi tiết nhất có thể trong khả năng và thời gian cho phép.

Đừng điên rồ khi khai thác sử dụng các thế hệ chip DAC cũ ở chế độ NOS (No Over Sampling) cho nguồn nhạc CD tiêu chuẩn (...
10/08/2019

Đừng điên rồ khi khai thác sử dụng các thế hệ chip DAC cũ ở chế độ NOS (No Over Sampling) cho nguồn nhạc CD tiêu chuẩn (16-bit tần số lấy mẫu 44.1K/48K).

Với tần số lấy mẫu 44.1K cho nguồn Analog 1Khz tức nó được lấy mẫu 44.1/1 = 44.1 lần. Tương tự 5Khz, nó được lấy mẫu 8.82 lần, 10K = 4.41 lần...Nhưng với tần số Analog ở 20Khz với tần số lấy mẫu 44.1K bạn sẽ chỉ có ~2 lần lấy mẫu. Như vậy tín hiệu gốc ban đầu có còn chính xác nữa hay không khi hình sine đó là một hình zic zac trong khi âm thanh và hình ảnh mang tính chuyển động kế thừa và liên tục, không ngắt quãng.

Vâng, điều đó có nghĩa là càng ở tần số cao bạn càng nhận được nhiều sự biến dạng do số lần lấy mẫu càng ít hơn. Hay tốc độ lấy mẫu không đủ nhanh để lấy mẫu full time cho các tần số Analog ở dải cao để tái tạo dải cao chính xác. Do đó, nó là một biến dạng thậm tệ. Âm thanh đều đều nghe rất buồn ngủ không có điểm nhấn ở dải cao, thiếu dải cao, dải cao méo dẹo thiếu chi tiết...

NOS DAC sẽ được cải thiện và lý tưởng ở tần số lấy mẫu cao hơn như 96Khz, 192Khz, 384Khz, 768Khz...

Chính vì lý do tần số lấy mẫu thấp này, nên các chip DAC thế hệ cũ, họ cần tới một chip Digital Filter + tách kênh để sử dụng các thuật toán làm mịn, tính toán nội suy rồi chèn các điểm bị lấy mẫu thiếu này nhằm bổ sung vào dải cao đang bị thiếu. Hoặc có thể trong chip DAC họ đã tích hợp sẵn các chế độ Digital Filter, Delta Sigma, Over Sampling 8x... mà bạn thường thấy trên mặt máy CD thường ghi 8x Over Sampling hoặc Delta Sigma....

Có 2 vấn đề được và mất. Với OS tín hiệu khi đo kiểm chính xác hơn nhưng mất tự nhiên, thiếu nhạc tính hơn do chúng đã bị OS (Over Sample) can thiệp, đụng chạm để phẫu thuật. Với đo kiểm hình sine, nội suy tính toán rất dễ vì chúng là đơn âm + có quỹ đạo biết trước nhưng với một bản nhạc đang được chơi, tức đa âm - đa sắc nhiều nhạc cụ cùng phát ở nhiều dải tần số chồng lấn nhau thì nội suy trở nên thiếu tin cậy. Nội suy chỉ mang tính chất gần đúng khiến cho âm thanh cứng và mất tự nhiên hơn.

Và dựa trên những diễn giải đã nói ở trên. NOS DAC sẽ là tốt hơn khi chúng được chơi các nguồn nhạc có tốc độ lấy mẫu cao. Tức chúng phù hợp cho các file nhạc số Hi-Res Native Studio Master được bán Online trên các trang nhạc số trực tuyến ngày nay.

Đồng nghĩa, nếu bạn muốn một chất âm tự nhiên của NOS DAC để sử lý chất lượng của các đĩa CD tiêu chuẩn, nhưng có độ chính xác cao như OS. Bạn cần phải oversampling tần số lấy mẫu của chúng lên để đạt được hiệu quả cao hơn. Tức lúc này để phù hợp cho nguồn nhạc CD, bắt buộc phải OS chứ không thể NOS được.

Bạn có thể dùng các phần cứng để up tốc độ lấy mẫu lên, hoặc bằng các phần mềm nghe nhạc với các thiết lập Ouput Format để Oversampling. Biện pháp phần mềm mang lại nhiều lựa chọn vì bạn có thể sử dụng nhiều các định luật tính toán khác nhau như IIR, Delta Sigma, SoX...để trải nghiệm và lựa chọn cho hợp gu.

Và một điều lưu ý thêm, các chip thế hệ cũ trước đây chỉ hỗ trợ tần số lấy mẫu 192Khz trở xuống nên không thể dùng ở chế độ NOS kết hợp với tần số lấy mẫu cao hơn được.

Kết luận: Các chip thế hệ cũ cũng không phải là lý tưởng để xây dựng ở chế độ Pure - NOS DAC.

Vậy tại sao các nhà sản xuất âm nhạc không Burn các file nhạc có tần số lấy mẫu cao/hoặc rất cao vào CD!?
CD là phương tiện để các nhà sản xuất âm lựa chọn để phân phối ra thị trường ở 37 năm trước. CD có một nhược điểm là dung lượng thấp, tương đương với thời gian lưu trữ âm nhạc ngắn. Tại phòng thu ADC họ lấy mẫu rất cao nhưng khi Burn và Rip sẽ nén tần số lấy mẫu xuống 44.1K/48K cho phù hợp size của CD.

Ở tần số lấy mẫu 44.1K/48K chỉ gấp đôi phạm vi dải analog 20Hz - 20Khz sẽ nhận được rất nhiều nhiễu lượng tử như ở các bài phân tích trước đây của chúng tôi. Và bạn cũng cần một bộ lọc sâu xuống tận 22Khz để lọc, loại bỏ ảnh hưởng của tần số lấy mẫu tới dải tần phạm vi có thể nghe. Cả hai yêu tố này làm cho âm thanh mất tự nhiên.

Để khắc phục điều này, các CD Player sẽ phải sử dụng các chip Digital Filter như DF1704, SAA7220...để dùng các thuật toán làm mịn các dải cao. Kết quả đo đạc ở các dải tần cao 10K - 20Khz trở nên mịn, chính xác hơn nhưng không đồng nghĩa rằng chúng có chất âm tự nhiên, giống với Analog gốc trước khi ADC.

Một câu nói rất hay về những tranh cãi giữa NOS và OS "Nếu đo đẹp nhưng nghe có vẻ tệ thì nó thật tệ - Nếu đo xấu mà nghe tốt thì bạn đã đo sai".

http://archimago.blogspot.com/2018/11/nos-vs-digital-filtering-dacs-exploring.html?m=1

https://www.kitsunehifi.com/nosvsos/

Đây là một trong những lý do tại sao định dạng DSD là định dạng Digital kỹ thuật số nhưng lại có chất âm gần gũi Analog ...
10/08/2019

Đây là một trong những lý do tại sao định dạng DSD là định dạng Digital kỹ thuật số nhưng lại có chất âm gần gũi Analog hơn so với PCM.
Mạch giải mã DSD đơn giản hơn rất nhiều lần, loại bỏ được các thành phần linh kiện rườm rà và đắt đỏ yêu cầu độ chính xác cao trên PCM.

Nếu bỏ qua 2 IC 74AC374 chỉ sử dụng lọc RC thuần Analog ta cũng có thể giải mã được tín hiệu DSD rồi. Nhưng chỉ với bộ lọc RC sẽ còn chứa rất nhiều tần số ẩn danh/không xác định khác có thể đi qua và gây ra các nhiễu khó xác định để lọc và loại bỏ.

Với việc bổ xung 74AC374 nó được ví như một lọc số thụ động. Chỉ khi các đầu vào 1D đến 8D (DSD DATA) cùng xung nhịp với CLK (DCLK) thì các đầu ra 1Q đến 8Q mới được bật.
Tức các tần số ẩn danh/không xác định, không phải là tần số DSD sẽ bị lọc loại bỏ. Chỉ cho các tín hiệu DSD có chứa các bản ghi Analog được đi qua.
Các đầu vào và đầu ra được nối song2 với nhau để tăng khả năng lái mạnh mẽ với tải.

Ảnh: True 1bit Pure DSD DAC (phác thảo).

Những ưu điểm của nhạc chất lượng cao High-Res Audio so với các định dạng nhạc thông thường (kích ảnh để xem chi tiết).
08/08/2019

Những ưu điểm của nhạc chất lượng cao High-Res Audio so với các định dạng nhạc thông thường (kích ảnh để xem chi tiết).

ĐĨA CD (COMPACT DISC) ĐÃ 37 NĂM TUỔI.Dù kỹ thuật số và phát hành qua Internet đang phổ biến trên thị trường âm nhạc nhưn...
08/08/2019

ĐĨA CD (COMPACT DISC) ĐÃ 37 NĂM TUỔI.

Dù kỹ thuật số và phát hành qua Internet đang phổ biến trên thị trường âm nhạc nhưng trong vài chục năm trở lại đây, đĩa CD mới là phương tiện phát hành âm nhạc hữu hiệu nhất của các hãng thu âm. Ngày 1 tháng 10 năm 1982 chứng kiến album nhạc đầu tiên trên thế giới được phát hành trên đĩa CD (Compact Disc), album này có tên 52nd Street của Billy Joel. Album 52nd Street được phát hành trên đĩa CD cùng với chiếc máy nghe nhạc CD đầu tiên là CDP-101 của Sony tại Nhật Bản.

Trước khi đĩa CD chính thức xuất hiện thì từ năm 1974, một dự án nhằm phát triển đĩa quang để lưu trữ âm thanh đã được hình thành tại Philips. Ban đầu, đĩa CD có đường kính lên tới 20cm và có thể lưu trữ khoảng 700MB dữ liệu, tương ứng với 80 phút nhạc. Tới năm 1977, một phòng thí nghiệm được lập ra nhằm chế tạo đĩa CD và máy chơi nhạc CD, Philips chọn tên gọi Compact Disc để cho cùng tên với một sản phẩm khác của hãng là Compact Cassette. Khi này, đường kính của đĩa CD là 11,5cm.

Cùng lúc với Philips, Sony cũng phát triển đĩa CD và lần đầu tiên trình diễn đĩa âm thanh vào tháng 9 năm 1976. Sau đó, cả Sony và Philips đã hợp tác để thương mại hóa đĩa CD vào năm 1982 với đường kính chuẩn là 12cm. Đĩa CD cũng là nền tảng cho sự ra đời của nhiều loại đĩa dựa trên công nghệ này như CD-ROM (lưu dữ liệu), CD-R (ghi một lần), CD-RW (ghi lại nhiều lần), VCD (nhạc hình), SVCD, PhotoCD, PictureCD, CD-i hay Enhanced CD.

Sau 30 năm tồn tại và thịnh hành trên thị trường âm nhạc, đĩa CD đang dần biến mất và nhường chỗ cho việc phát hành số thông qua mạng Internet. Sự nổi lên của những dịch vụ âm nhạc như iTunes, Spotify, Last.fm... cũng dần giết chết đĩa CD. Ngày nay, hầu hết các album nhạc đều được phát hành trên các dịch vụ âm nhạc trực tuyến. Những thiết bị di động như smartphone, tablet cũng là những chiếc máy chơi nhạc số tiện lợi thay thế cho máy chơi nhạc CD.

Lược sử CD 25 năm của đĩa nhạc CDPhần 4: Rực rỡ (kích vào hình ảnh để xem chi tiết).Như vậy là sau khi giới thiệu với mọ...
08/08/2019

Lược sử CD 25 năm của đĩa nhạc CD
Phần 4: Rực rỡ (kích vào hình ảnh để xem chi tiết).

Như vậy là sau khi giới thiệu với mọi người 3 phần, hôm nay chúng ta sẽ đi đến phần 4 của 25 năm lịch sử của đĩa CD. Đây là phần nói về sự phát triển mạnh mẽ phổ biến của thiết bị lưu trữ này.

Lược sử CD 25 năm của đĩa nhạc CDPhần 3: Các tiếng nói chung (kích vào ảnh để xem chi tiết).
08/08/2019

Lược sử CD 25 năm của đĩa nhạc CD
Phần 3: Các tiếng nói chung (kích vào ảnh để xem chi tiết).

Lược sử 25 năm đĩa nhạc CDPhần 2: Tiến đến tương lai (kích vào ảnh để xem chi tiết).
08/08/2019

Lược sử 25 năm đĩa nhạc CD
Phần 2: Tiến đến tương lai (kích vào ảnh để xem chi tiết).

Lược sử 25 năm đĩa nhạc CDPhần 1: Những đốm sáng ý tưởng (kích vào hình ảnh để xem bài viết).
07/08/2019

Lược sử 25 năm đĩa nhạc CD
Phần 1: Những đốm sáng ý tưởng (kích vào hình ảnh để xem bài viết).

Nhớ về thời hoàng kim của ‘băng video’, ‘đầu video’ VHS.Các hàng cho thuê băng video hồi ấy có đủ mọi thể loại phim như ...
07/08/2019

Nhớ về thời hoàng kim của ‘băng video’, ‘đầu video’ VHS.

Các hàng cho thuê băng video hồi ấy có đủ mọi thể loại phim như chưởng Tàu, hành động Mỹ, tâm lý xã hội, hoa hậu áo tắm, thậm chí… “phim con heo”.

Trong thập niên 1990, nói đến văn hóa phim ảnh ở các gia đình Việt Nam là nói đến những cuốn “băng video” to như cục gạch. Đó là một thiết bị ghi hình mà tên gọi quốc tế là Video Cassette định dạng VHS, ra mắt năm 1976.

Một băng video gồm một vỏ băng bằng nhựa, trong đó có một dây băng từ. Cũng như băng Compact Cassette (loại băng nhỏ hơn, chỉ lưu trữ âm thanh, ở Việt Nam thường gọi là “băng cassette”), băng video có thể dùng để ghi đi ghi lại nhiều lần những nội dung khác nhau.

Băng video VHS được sử dụng với “đầu video” – được coi là một tài sản có giá trị trong nhà. Gia đình nào sở hữu một chiếc đầu video Nhật xịn của Panasonic hay Sony bày phòng khách thì tha hồ “oai” với hàng xóm láng giềng.

Đã có đầu video là phải có một chồng băng video cao ngất chất trong tủ. Cứ lúc nào rảnh rỗi là mọi người lại bật video lên xem. Trẻ em mê hoạt hình, người lớn thì mê phim truyện… Có khi cả xóm tụ tập tại một nhà có đầu video để xem phim, không khí rất rôm rả.

Cùng với sự thịnh hành của băng video là sự nở rộ của những hàng cho thuê băng. Giá thuê thường là 1.000 đồng 1 ngày, sau tăng dần lên 2.000 đồng. Các hàng cho thuê băng có đủ mọi thể loại phim như chưởng Tàu, hành động Mỹ, tâm lý xã hội, hoa hậu áo tắm, thậm chí là cả… “phim con heo”.

Tiếng kêu “xoành xoạch” khi đầu video “nuốt” băng là một âm thanh khó quên trong thời kỳ hoàng kim của băng video.

Những cái tua băng bằng tay như thế này có thể tìm thấy ở mọi cửa hàng bách hóa. Mặc dù đầu video cũng có chức năng tua băng, nhưng mọi người cho rằng tua bằng tay thì sẽ đỡ hại cho đầu hơn.

Sửa đầu video là một công việc ăn nên làm ra, vì chiếc đầu này có thể dính phải đủ thứ trục trặc như kẹt băng, bẩn đầu từ, còn băng video thì rất hay bị mốc, thậm chí còn bị đứt và phải nối lại.

Từ cuối những năm 1990, cùng với việc phát triển kỹ thuật số và sự ra đời những kỹ thuật ghi âm, ghi hình tân kỳ hơn, như dùng đĩa CD, DVD, băng video cassette không còn được ưa chuộng nữa và dần dần chìm vào quên lãng.

Những chiếc đầu video – niềm tự hào một thuở – giờ đây trở thành “đồ cổ”, đem cho chưa chắc có người lấy, trừ… dân buôn đồng nát.

Bạn có còn nhớ băng Cassette? Nó 50 tuổi rồi đấy.Bạn có nhớ lần cuối mình nghe một bài nhạc được phát từ băng Cassette l...
07/08/2019

Bạn có còn nhớ băng Cassette? Nó 50 tuổi rồi đấy.

Bạn có nhớ lần cuối mình nghe một bài nhạc được phát từ băng Cassette là khi nào không? Mình dám cá là những đứa trẻ chừng 10 tuổi chắc là chẳng có ấn tượng gì về nó nữa cả. Mà thậm chí nếu không nhắc lại thì chắc hẳn nhiều bạn cũng đã không còn nhớ đến sự tồn tại của những chiếc băng Cassette, khởi đầu cho những tâm hồn yêu thích âm nhạc từ 20-30 năm về trước. Còn một điều khác nữa là chắc không nhiều người biết rằng, băng Cassette đã 50 năm tuổi.

Băng cassette được phát minh bởi Dale Wiggins, trưởng nhóm nghiên cứu của công ty điện tử Philips. Tháng 8 năm 1963, hãng Philips ở Hà Lan đã cho ra mắt băng Compact Cassette và máy nghe Cassette (được giới thiệu lần đầu tại Hội chợ Triển lãm Phát sóng Funkausstellung tại Berlin). Từ năm 1965, những băng nhạc Cassette thông dụng bắt đầu được bán ra thị trường, lúc đầu chỉ có thể phát bằng chất lượng âm thanh mono (âm thanh đơn kênh, đơn loa), nhưng từ năm 1966 đã có băng Cassette stereo (đa kênh).

Băng Cassette Còn được gọi đơn giản là băng nhạc. Một băng Cassette được cấu tạo từ một cuộn băng có mang từ trường trong một vỏ băng bằng nhựa, trong đó thường được ghi bằng 4 rãnh âm thanh cho 2 mặt. Cuộn băng từ trường này rộng 3,81 mm, còn độ dài của cuộn băng và độ dày của băng tùy thuộc vào thời gian có thể chạy của cả băng, như có nhiều chuẩn thông dụng C60 (30 phút âm thanh mỗi mặt, băng dài 90 m), C90 (45 phút mỗi mặt, băng dài khoảng 130 m)... Cuộn băng từ trường này lúc đầu được làm từ một hỗn hợp ferric oxide (Fe2O3), nhưng sau có loại tráng thêm chromium dioxide (CrO2), hoặc vài hỗn hợp khác để tăng cường chất lượng âm thanh.

Cho đến năm 1988, riêng hãng Philips, nhà sản xuất thiết bị điện tử khổng lồ của Hà Lan, bán được khoảng 3 tỷ băng Cassette. Những hãng sản xuất băng Cassette nổi tiếng khác có thể kể ra như TDK, Maxell, BASF, Sony, JVC, Nakamichi,… Những biến thể phát triển của băng Cassette sau này như Digital Audio Tape (DAT), Digital Compact Cassette (DCC) (phát triển trong những năm 1992-1996) ... tuy nhiên với sự biến chuyển nhanh chóng của thị trường kỹ thuật số, những sản phẩm này không đủ sức cạnh tranh lâu dài với những sản phẩm khác và dần dần bị quên lãng.

Ngày nay, ở các thành phố lớn, băng Cassette gần như đã bị lãng quên khi các thiết bị kỹ thuật số khác đang phát triển quá nhanh. Tuy nhiên, sự thật là nó vẫn còn được dùng để ghi các thể loại nhạc đường phố hay dân gian của người dân ở những khu vực như Trung Đông, Ấn Độ, và châu Á, một chủ cửa hàng bán băng đĩa nói với CNN.

Ngoài ra thì vẫn còn những người lưu luyến với những ký ức đẹp về băng Cassette. Bằng chứng là có nhiều món phụ kiện được lấy cảm hứng từ hình ảnh chiếc băng từ này. Đơn cử như là những vỏ bảo vệ dành cho điện thoại di động có hình băng Cassette hay những món đồ tự chế được làm từ băng Cassette.

Kỳ thực mình vẫn còn nhớ như in cái cảm giác thích thú khi mà Ba mình tặng cho mình chiếc máy Cassette đầu tiên vào năm 1995, lúc đó mình mới 11 tuổi. Nó thực sự là một món quà ý nghĩa và mang tới cho mình nhiều niềm vui. Nhờ nó mình nghe được những bản nhạc phát qua sóng radio, rồi tìm mua các băng Cassette ở cửa hàng, hay là mượn của những thằng bạn. Lúc đó mình nghe đi nghe lại những bài hát của Michael Learns To Rock, Backstreet Boys hay The Moffats. Canh nghe từng bài hát trên sóng radio để thu lại vào băng. Một chiếc băng được thu đi thu lại nhiều lần cho đến khi nó nhão, hoặc là bị cấn và rối. Hồi đó thỉnh thoảng cũng có làm một vài cuốn băng Cassette với những bài hát hay và lãng mạn tặng cho mấy bạn cùng lớp. Thật là vui!

Giờ đây sau 50 năm tồn tại, băng Cassette đã dần dần biến mất, nhưng chắc chắn chúng ta sẽ còn nhớ đến nó rất lâu. Có thể những đứa con, cháu của chúng ta chỉ có thể tìm được băng Cassette trong bảo tàng nhưng hy vọng là qua những câu chuyện kể của các bậc cha ông, chúng có thể mường tượng ra được cái cách mà những thế hệ đi trước đã nghe nhạc và đã yêu âm nhạc như thế nào.

Một số cột mốc và sự kiện quan trọng liên quan đến băng Cassette:
Tháng 8 năm 1963, hãng Philips ở Hà Lan đã cho ra mắt băng Compact Cassette và máy nghe Cassette (được giới thiệu lần đầu tại Hội chợ Triển lãm Phát sóng Funkausstellung tại Berlin). Một băng Cassette được cấu tạo từ một cuộn băng có mang từ trường trong một vỏ băng bằng nhựa, trong đó thường được ghi bằng 4 rãnh âm thanh cho 2 mặt. Cuộn băng từ trường này rộng 3,81 mm, còn độ dài của cuộn băng và độ dày của băng tùy thuộc vào thời gian có thể chạy của cả băng, như có nhiều chuẩn thông dụng C60 (30 phút âm thanh mỗi mặt, băng dài 90 m), C90 (45 phút mỗi mặt, băng dài khoảng 130 m)

Một trong những người ủng hộ băng Cassette ngay từ thời gian đầu là tay guitar Keith Richards của nhóm Rolling Stones, người đã mua một chiếc máy ghi âm để thu lại những đoạn demo nghe không mất tiền. Anh rất yêu thích nó và đã dùng để ghi âm các đoạn guitar cho những bài hát như Street Fighting Man và Jack Flash vào năm 1968. Trong một cuốn hồi ký có tên "Life" của ông, Keith còn nhắc lại rằng "Tôi hy vọng là tôi có thể làm lại được việc đó, chỉ tiếc là họ không còn sản xuất những thiết bị như vậy nữa."

Trong hơn 1 thập kỷ, đối thủ cạnh tranh chính của băng Cassette trên thị trường băng di động đó là loại băng 8 rãnh, ra đời vào năm 1964. 8 rãnh được chia thành 4 chương trình, mỗi cái có 2 kênh stereo (vì thế nên được gọi là 8 rãnh). Các nhà sản xuất xe ô tô đã nhanh chóng ứng dụng chuẩn này, tuy nhiên nó có hạn chế là nó không thể tua lại được và đôi khi các chương trình cắt đôi bài hát. Vào cuối những năm 70, băng Cassette đã giành phần thắng trong cuộc chiến băng từ.

Xe ô tô là một trong những nhân tố góp phần phổ biến băng Cassette. Một số xe đã tích hợp hệ thống máy hát đĩa, tuy nhiên khi xe đi qua ổ gà giằng xóc thì kim đọc lại bị giật. Băng Cassette nhỏ gọn và dễ sử dụng cho nên nó vẫn được ưu tiên hơn. Với sự xuất hiện của băng Cassette, các tài xế bỗng nhiên không còn phải liên tục nghe AM/FM, mà thay vào đó là có thể nghe được các bài hát yêu thích của mình.

Một trong những vấn đề của băng Cassette là tính trung thực - nó không có được chất lượng như băng LP hay băng cối (reel to reel). Nhưng khi công nghệ được cải thiện thì chất lượng của băng Cassette cũng tăng lên. Một trong những chiến dịch quảng cáo nổi tiếng nhất cho băng Cassette được thực hiện bởi công ty Memorex, một nhà sản xuất băng Cassette, họ đã sử dụng giọng ca Ella Fitzgerald để đặt ra câu hỏi là, "Is it live? Or is it Memorex?"

Maxell, một nhà sản xuất băng Cassette khác, đã quảng bá cho chất lượng băng của họ với hình ảnh một người đàn ông ngồi trên ghế, bị thổi tung bởi chất lượng (và có thể là âm lượng) từ chiếc băng nhạc mà anh ta nghe. Trong nhiều năm, các hãng sản xuất như Maxell, TDK và Denon đã quảng bá về chất lượng của loại băng Cassette họ sản xuất và lớp từ phủ trên băng của họ.

Có những hạn chế đối với băng Cassette. Nếu thiết bị của bạn gặp chút trục trặc thì cuốn băng có thể không được cuốn vào và bạn sẽ nhận được một đống bùi nhùi. Cách cổ điển nhất để cuốn băng lại là gỡ rối, sau đó dùng cây bút chì chọt vào lỗ trống giữa lõi cuộn băng và xoay để xếp dây băng trở lại ngay ngắn. Nếu dây băng bị đứt thì hơi buồn, tuy nhiên có thể dán lại bằng keo, hoặc theo một số bạn ở Việt Nam thì dùng nhựa lá mít. Tuy nhiên, đoạn âm thanh ở khúc băng bị đứt sẽ bị ngắt quãng.

Nhóm nhạc của Anh Bow Wow Wow, dẫn đầu bởi ca sĩ Annabella Lwin, 14 tuổi, đã tung ra bản single trên băng Cassette đầu tiên "C-30 C60 C-90 Go" vào năm 1980.

Năm 1979, Sony ra mắt chiếc máy nghe nhạc Walkman đã tạo nên một cuộc cách mạng trên thị trường âm nhạc. Không còn phải cắm tai nghe vào cả giàn máy to lớn, giờ đây bạn có thể nghe nhạc bằng băng từ ngay khi đang đi ngoài đường.

Trong khi đó, "Boombox" là thiết bị đối lập với Walkman, một chiếc radio to với hộc chơi băng Cassette và các loa to. Tất nhiên, bạn có thể dùng nó để nghe nhạc trong phòng, nhưng đa số mọi người vẫn thích mang nó ra nơi công cộng để tận hưởng và chia sẻ "không gian âm thanh" với thế giới. Đây cũng là một thứ gắn liền với văn hoá hip-hop.

Dần dần, một cách tự nhiên, băng Cassette trở thành một nét nổi bật trong văn hoá. Nó đóng vai trò quan trọng trong các bộ phim.

Với sự ra đời của đĩa CD từ năm 1982, băng Cassette bắt đầu mất đi vị thế của nó. Năm 1992, băng Cassette ghi sẵn chiếm hơn một nửa lượng âm nhạc bán ra; 4 năm sau đó, nó giảm xuống còn 1/4. Và khi đĩa ghi được xuất hiện, dường như là "ngày tận thế" của băng Cassette đã đến và khi người dùng đã có thể tải nhạc từ internet thì băng Cassette thực sự rơi vào quên lãng.

Vào ngày 07/09/2013 vừa qua, một nhà sản xuất đã tổ chức ngày Cassette Store Day quốc tế, nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày băng Cassette ra đời. Một số lượng giới hạn các album nhạc sẽ được phát hành ở chuẩn Cassette, và một số album nhạc cổ điển hiện đại sẽ phát hành lại trên định dạng từ rất được yêu thích này. Bạn có thể vào cửa hàng của Cassette Store Day để mua băng Cassette nếu thích.

Address


Telephone

+84915896282

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Pure2 DAC posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Shortcuts

  • Address
  • Telephone
  • Alerts
  • Videos
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Media Company?

Share