MQB Thế Giới Sách

  • Home
  • MQB Thế Giới Sách

MQB Thế Giới Sách Nơi Tinh Hoa Nhân Loại Hội Tụ

"""NHỮNG SAI LẦM KHI BỐ MẸ KHEN CON KHÔNG ĐÚNG CÁCH ⚡✍ Bà Elizabeth Hartley-Brewer, chuyên gia về phương pháp làm bố mẹ ...
03/07/2022

"""NHỮNG SAI LẦM KHI BỐ MẸ KHEN CON KHÔNG ĐÚNG CÁCH ⚡
✍ Bà Elizabeth Hartley-Brewer, chuyên gia về phương pháp làm bố mẹ và sự phát triển của trẻ nhỏ đến từ Anh cho biết: """"Những lời khen ngợi, khuyến khích của cha mẹ sẽ làm cho trẻ cảm thấy hào hứng và tự tin hơn về bản thân mình. Tuy nhiên đôi khi những lời khen đó lại vô tình khiến bé cảm thấy không thoải mái, bị gò bó và áp lực đè nặng mà cha mẹ không hề hay biết”.
💟 Việc khen ngợi có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và tự tin của mỗi đứa trẻ. Bố mẹ không nên tiết kiệm lời khen với con. Tuy nhiên, bố mẹ hãy cùng tìm hiểu xem những lời khen mang tính áp lực có thể gây tổn thương trẻ đó là gì và tính “sát thương” của nó như thế nào đối với con cái:
1️⃣ DÀNH NHỮNG LỜI KHEN “QUÁ ĐÀ”
🖊 Những lời tán dương, lời khen """"hết tầm"""" như """"Con giỏi quá"""", """"Con thông minh quá""""… về lâu dài sẽ không còn giá trị. Điều đáng nói là, những lời khen """"khủng"""" cho một việc làm vừa tầm sẽ khiến trẻ dần có xu hướng trở thành người chỉ ưa nói ngọt, khó nhận ra khuyết điểm của mình khi phải đối mặt với các tình huống trong cuộc sống.
🖊 Theo bà Elizabeth: """"Bố mẹ chỉ nên dành cho con những lời khen khích lệ phù hợp với những gì con đã làm. Việc đưa ra lời khen quá mức đến một lúc nào đó sẽ phản tác dụng, làm cho bé nghi ngờ và không còn tin vào sự khuyến khích đó nữa”.
2️⃣ VỪA KHEN VỪA TẠO RA ÁP LỰC MỚI
🖊 Những khi con đạt được thành tích nào đó, bố mẹ khen con đấy, nhưng cũng vô tình hoặc cố ý đưa ra mục tiêu mới khiến trẻ bị áp lực hơn.
🖊 Điều quan trọng là làm sao để con cảm nhận được lời khen của bố mẹ đủ chân thành và kết quả con đạt được đã được bố mẹ ghi nhận thay vì tạo thêm áp lực mới cho con.
3️⃣ CHỈ KHEN KẾT QUẢ HỌC TẬP TỐT, ĐIỂM SỐ CAO
🖊 Khi con đạt kết quả học tập tốt với những điểm số cao, bố mẹ khen con có lẽ là chuyện bình thường. Nhưng chuyên gia cho rằng đây không phải là lý do duy nhất để bố mẹ có thể khen ngợi con. Con bạn có thể còn rất nhiều điểm mạnh khác đáng được khích lệ như cách ứng xử, cá tính, hành động… Bố mẹ có thể khen ngợi con như: “Mẹ rất vui và tự hào vì hôm nay con cư xử tốt với bạn của con.”
🖊 Những kiểu khen này sẽ làm cho bé cảm thấy rằng ngoài kết quả học tập và điểm số thì những việc làm, thái độ ứng xử của bé cũng rất đáng được khen ngợi.
4️⃣ KHOE CON VỚI TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
🖊 Trong một cuộc phỏng vấn thăm dò ý kiến để viết sách, bà Elizabeth đã hỏi rất nhiều em bé về cảm giác khi được bố mẹ khoe thành tích của mình với tất cả mọi người. Đa phần các bé đều có cảm giác như bố mẹ đang “đánh cắp” thành tích của chính con mình, khiến cho bé băn khoăn không biết ai mới thực sự là người thành công.
🖊 “Trẻ không thích cha mẹ nói với người khác về thành tích của mình. Việc khoe thành tích đó mục đích là cho con hay cho chính bố mẹ? Điều này gây áp lực và khiến trẻ cảm thấy không thoải mái”, bà cho hay.
🖊 Vì vậy, thay vì nói với mọi người hoặc trước khi nói với ai, bố mẹ hãy hỏi con xem liệu con có muốn và đồng ý nếu bố mẹ nói với các bạn hay ông bà của con hay không. Dù trẻ muốn hay không muốn thì ít nhất bé vẫn cảm thấy thoải mái vì được tôn trọng và không còn thấy nặng nề.
5️⃣ CHỈ SỬ DỤNG LỜI NÓI ĐỂ KHEN
🖊 Ngoài việc sử dụng lời nói thì còn có rất nhiều cách khác để khen ngợi trẻ. Lời nói đôi khi còn khiến các bé hiểu nhầm ý. Chính vì vậy, bố mẹ có thể khen con bằng cách mỉm cười, ôm con, tặng con 1 phần quà nhỏ và bất ngờ. Đó chính là những kiểu khích lệ mà bất cứ đứa trẻ nào cũng sẽ thích thú, trẻ cảm thấy được đánh giá cao, được bố mẹ ghi nhận và yêu mến.
6️⃣ “BỐ MẸ RẤT TỰ HÀO VỀ CON ĐÃ...”
🖊 Đây có vẻ là lời khen rất bình thường. Tuy nhiên, sự không bình thường nằm ở chỗ bố mẹ chỉ tập trung ca ngợi thành quả cuối cùng mà vô tình quên mất việc nên dành lời khen về sự tiến bộ, nỗ lực của con trong cả quá trình. Lời khen này cũng chỉ hướng đến cảm nhận của riêng người lớn mà thôi.
🖊 Thay vào đó, hãy khen con: “Mẹ hy vọng là con sẽ và con thực sự nên cảm thấy tự hào về kết quả đã đạt được. Con đã rất cố gắng rồi”. Kiểu khen này sẽ hướng đến chính bản thân trẻ và những nỗ lực của trẻ.
7️⃣ BIẾN NHỮNG LỜI KHEN THÀNH TRÒ ĐÙA
🖊 Bố mẹ đôi khi cảm thấy không thể hài lòng tuyệt đối với những gì con đã làm, mặc dù khen ngợi con nhưng lại vẫn cố tỏ ra hài hước không đúng lúc, đúng chỗ, thậm chí có một chút châm biếm. Điều này cực kì không tốt và có thể ảnh hưởng đến tâm lý con trẻ.
Ví dụ: Khi con của bạn đã hoàn thành 99% bài kiểm tra và bạn vẫn hỏi đùa bé: """"Thế 1% còn lại thì sao?!”. Điều này sẽ khiến bé thất vọng vì bé cho rằng bố mẹ không hề quan tâm đến 99% nỗ lực của bé mà chỉ muốn nhấn mạnh đến 1% thất bại kia.
🖊 Thay vào đó, bố mẹ hãy nói: """"Con làm tốt lắm vì con đã cố gắng hết sức, chắc chắn là con phải hiểu bài rõ nên con mới làm được tốt như vậy.” Lời khen kiểu này sẽ hướng đến sự nỗ lực và hiểu biết của bé chứ không chỉ chiếc huy chương hay điểm số mà bé giành được.
🌟 Vậy đó, khen con trẻ là cả một """"nghệ thuật"""", ảnh hưởng rất nhiều đến tính cách của con bạn. Các bố mẹ hãy để ý đến những vấn đề tưởng chừng như rất nhỏ, rất bình thường này nhé. Nó sẽ góp phần xây dựng tính cách tốt cho trẻ từ rất sớm. Hãy luôn là người đồng hành cùng con trên mọi nẻo đường!"""

"✌️ THAY VÌ QUÁT MẮNG, BỐ MẸ NÊN NÓI GÌ KHI TRẺ KHÓC MÀ KHÔNG KHIẾN CON BỊ TỔN THƯƠNG?🙋🙋💁 Trẻ khóc lóc, ăn vạ là điều mà...
02/07/2022

"✌️ THAY VÌ QUÁT MẮNG, BỐ MẸ NÊN NÓI GÌ KHI TRẺ KHÓC MÀ KHÔNG KHIẾN CON BỊ TỔN THƯƠNG?🙋🙋
💁 Trẻ khóc lóc, ăn vạ là điều mà hầu hết bố mẹ nào cũng gặp phải. Đây cũng là vấn đề đau đầu và không biết giải quyết ra sao để trẻ không tiếp diễn tình trạng này.
Thực tế, khóc là bình thường, là một cách để trẻ truyền đạt thông tin và giải tỏa cảm xúc của mình. Những câu như: “Nín ngay!” hoặc bất cứ câu nào tương tự để ngăn khóc ở trẻ dường như ít khi hiệu quả, mà còn khiến trẻ cảm thấy buồn bực, tổn thương nhiều hơn. hiệu quả, mà còn khiến trẻ cảm thấ
🌵 VÌ SAO CHÚNG TA CẦN ĐỒNG CẢM VỚI TRẺ?
Khóc là một cách thể hiện cảm xúc. Khi bạn chọn đồng cảm với con sẽ khiến con hiểu rằng con được phép làm thế và luôn có sự hỗ trợ của bạn bất cứ khi nào.
Trẻ em đôi khi không thể hiểu được lý do đằng sau cách thể hiện cảm xúc của chúng. Bằng cách ngồi xuống với con, lắng nghe, tôn trọng là bạn đang báo hiệu với con rằng bạn đang rất đồng cảm và quan tâm đến trẻ. Đây cũng chính là lý do vì sao chúng ta không nên yêu cầu một đứa trẻ ngừng khóc.
🌵 NHỮNG CÂU NÓI TÍCH CỰC SỬ DỤNG KHI TRẺ KHÓC
Trước khi bạn bắt đầu làm dịu con bạn, hãy nhớ hít thở sâu, chậm lại, thư giãn và chuẩn bị tinh thần. Quát mắng, la hét, tức giận lúc này chẳng khác nào đổ thêm dầu vào lửa. Hãy tham khảo những cụm từ tích cực mà chúng mình tổng hợp dưới đây nhé!
1. “Con có muốn nói với bố/mẹ có điều gì tồi tệ vừa xảy ra với con không?”
2. “Nhìn mẹ này, mẹ ở đây vì biết rằng con đang gặp khó khăn. Vì vậy hãy nói chuyện với mẹ nhé!”
3. “Tại sao chúng ta lại không chơi một trò chơi con thích nhỉ?”
4. “Con đừng lo, con sẽ an toàn khi có bố/mẹ ở bên cạnh!”
5. “Không sao đâu, con cứ khóc nếu điều này giúp con thoải mái.”
6. “Con không phiền nếu bố/mẹ ngồi đây với con chứ? Ngày hôm nay của con thế nào?”
7. “Mẹ cũng không thích chúng một chút nào. Món đồ này khiến con không thoải mái đúng không?”
8. “Nếu con không muốn nói chuyện với bố, bố sẽ để bạn gấu ở đây để lắng nghe con nhé!”
9. “Con nói đúng, điều này thật không công bằng con ạ!”
11. “Bố/mẹ cũng đã có lúc rất thất vọng/tức giận/buồn bã đấy.”
12. “Chúng ta sẽ cùng nhau giải quyết vấn đề này nhé!”
13. “Hãy luôn nhớ rằng bố/mẹ rất yêu con!”
14. “Con có muốn bố/mẹ giúp con không?”
15. “Con hãy cứ thư giãn đi, rồi chúng ta sẽ tìm ra cách thôi!”
16. “Những khoảnh khắc tồi tệ là điều không tránh khỏi trong cuộc sống, nhưng chúng cũng nhanh chóng biến mất thôi!”
🌵 NHỮNG ĐIỀU NÊN TRÁNH KHI CON KHÓC
Lời nói có thể làm tổn thương hoặc khiến tình hình thêm tồi tệ hơn nếu như chúng ta không kiểm soát được chúng. Dưới đây là những điều bạn nên tránh khi một đứa trẻ đang khóc.
👍 Đánh lạc hướng
Đây là cách mà nhiều ông bà, bố mẹ sử dụng khi muốn con ngừng khóc. Ví dụ như đánh lạc hướng sang người khác, đồ vật khác, món quà, phần thưởng...Thực tế, điều này khiến trẻ có thể ngừng khóc ngay nhưng nên để trẻ đối diện với cảm xúc của chính mình. Bạn nên tìm ra nguyên nhân trẻ khóc là gì để giải quyết triệt để nguyên nhân ấy.
👍 La hét, quát mắng
Khi cả bạn và trẻ cùng căng thẳng thì là hét chỉ khiến tình huống thêm trầm trọng hơn. Hãy hít thở thật sâu, bình tĩnh lại để tìm hiểu vấn đề thật kỹ. Sau khi biết được nguyên nhân, bạn hãy định hướng cho trẻ những điều gì nên làm và không nên làm để hạn chế những hành vi không mong muốn ở trẻ.
👍 Ngăn cấm con khóc
Nghiên cứu cho thấy rằng, trong nước mắt có chứa cortisol, một loại hormone gây căng thẳng. Vì vậy, khóc giúp trẻ giải toả, giảm nhịp tim và huyết áp. Khi trẻ đang căng thẳng đỉnh điểm, câu nói ""Ngừng khóc ngay!"", hoặc ""Nín ngày!"" đem lại sự ức chế nhất định cho trẻ. Hãy xoa dịu cơn bằng những câu nói tích cực để trẻ nhanh chóng được bình tĩnh trở lại.
👍 Hỏi liên tục
Khi trẻ đang khóc, nếu bạn cứ hỏi liên tục vì sao con khóc, đã xảy ra chuyện gì với trẻ thì chỉ khiến con thêm bối rối. Hãy hỏi trẻ từ từ, hoặc chờ cho đến khi cơn khóc dịu xuống, để trẻ có cơ hội được trình bày dõng dạc, cụ thể vấn đề mình đang gặp phải.
👍 Đổ lỗi cho con và so sánh con với bạn bè
Bất cứ đứa trẻ nào khóc cũng sẽ đang trong tình trạng buồn bực một vấn đề gì đó. Vì vậy, bạn nên hạn chế việc đổ lỗi cho trẻ trong lúc còn đang khóc. Khi con hết khóc, hãy cho con cơ hội được nói ra và làm lại. Đứa trẻ nào cũng cần sai lầm để trưởng thành.
Đặc biệt, việc sở sánh cảm xúc của con với các bạn bè khác cũng thật tàn nhẫn. Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng và sẽ không phát triển giống bất cứ ai. Việc so sánh trẻ sẽ khiến con thêm buồn bã và tổn thương hơn.
🥰 Trong cuộc sống của trẻ, bố mẹ chính là những người chắp cánh cho con. Hãy luôn sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ bất cứ những điều mà con bạn muốn nói. Bằng cách đó, bạn sẽ nuôi dưỡng những đứa trẻ có tâm hồn tích cực và rộng mở, và lưu giữ những điều tốt đẹp về cách ứng xử của bố mẹ dành cho con cái, cũng như cách hành xử của con cái với xã hội.
"

"🤷‍♀🤷‍♂ LÀM GÌ KHI NGƯỜI KHÁC NHẬN XÉT CÁCH NUÔI DẠY CON CỦA BẠN? 🧐🧐Cho dù bạn chọn cách nuôi con như thế nào thì sẽ có ...
01/07/2022

"🤷‍♀🤷‍♂ LÀM GÌ KHI NGƯỜI KHÁC NHẬN XÉT CÁCH NUÔI DẠY CON CỦA BẠN? 🧐🧐
Cho dù bạn chọn cách nuôi con như thế nào thì sẽ có lúc bạn nghe được lời nhận xét, đánh giá của người khác. Có người thân chỉ trích về cách nuôi nấng con cái có thể khiến bạn bị tổn thương nhưng ngay cả một lời nhận xét trái chiều từ một người lạ cũng có thể là một sự khó chịu. Thỉnh thoảng, lời khuyên được đưa ra cũng là một viên ngọc quý để mình trân trọng và học cách áp dụng. Nhưng đôi khi việc gạt đi những nhận xét này sang một bên và quên chúng đi lại là cách tốt nhất 👏👏
Điều quan trọng là mình cần tìm ra được những gì mình có thể lắng nghe và những gì mình nên bỏ ngoài tai. Bạn có thể tham khảo những câu hỏi dưới đây để tự hỏi bản thân mình và giúp mình phân biệt được đâu là lời khuyên hữu ích và đâu đơn thuần chỉ là lời chỉ trích, phê phán cũng như cách mình phản ứng trước những lời khuyên ấy 👇👇
🌈🌈 TỰ HỎI BẢN THÂN RẰNG: MÌNH CÓ ĐANG YÊU CẦU SỰ GIÚP ĐỠ CỦA NGƯỜI KHÁC?
Trước khi bản thân mình cảm thấy nhức nhối về những gì họ nói giống như một sự phê bình, hãy xem xét lại rằng: Mình đã mở ra cuộc đối thoại này khi thực sự đặt câu hỏi cho họ? Hay nó đơn thuần chỉ là một lời khuyên được người đó tự nguyện nói ra? Nếu nó là vế đầu tiên thì hãy chấp nhận sự thật rằng bạn chính là người đã mời họ chia sẻ suy nghĩ của mình với bạn.
➡ Phản ứng lại bằng cách nói một cách rõ ràng bạn cần họ giúp gì
Thật sự khó khi bạn yêu cầu sự giúp đỡ nhưng lại nhận được câu trả lời mà mình không thích. Nhưng hãy cố gắng tránh đổ lỗi cho người khác vì đã đưa ra quan điểm của họ khi bạn hỏi về nó. Cùng với đó, hãy:
1⃣. Làm rõ cái mình cần. Thay vì hỏi người thân và bạn bè nghĩ gì thì hãy yêu cầu một cách cụ thể để được hỗ trợ. Bạn có thể nói là: “Con đã quyết định là làm như thế này. Con biết là mẹ có thể không đồng ý, nhưng điều con cần ở mẹ [...] (chỉ là sự lắng nghe, sự động viên/khích lệ, không phán xét…).”
2⃣. Nếu bạn hỏi lời khuyên từ người khác thì hãy sẵn sàng đón nhận để nghe nó. Tìm kiếm lời khuyên từ người khác đôi khi đòi hỏi bản thân mình bị “tổn thương” một chút. Chỉ cần đảm bảo rằng bạn có thể chấp nhận người thân của mình sẽ nói những thứ hơi khó nghe.
3⃣. Tìm kiếm người được đào tạo/được học về vấn đề mình quan tâm. Bạn sẽ thấy người thân và bạn bè là những nguồn thông tin tuyệt vời cho những chủ đề khác nhau. Ví dụ, nếu bạn đang bị thiếu sữa mẹ, hãy tìm đến những người có kinh nghiệm về nuôi con bằng sữa mẹ thay vì những người nuôi con bằng sữa công thức.
🌈🌈 TỰ HỎI BẢN THÂN RẰNG: MỤC ĐÍCH CỦA HỌ LÀ GÌ?
Khi bạn nhận được lời khuyên mà bản thân mình không hề yêu cầu và cảm thấy họ như vắt chanh vào vết thương của mình vậy thì hãy dành cho mình một chút thời gian. Để xem liệu bạn đã hiểu trái tim của người đang dường như phê phán cách nuôi dạy con của bạn. Có phải người đó lên tiếng vì họ thực sự quan tâm đến bạn và gia đình bạn? Người đó đã cố gắng nói lời tôn trọng và đầy yêu thương?
➡Phản ứng lại bằng cách thiết lập rõ ràng mối quan hệ
Nếu vậy, bạn có thể muốn kiềm chế sự phòng vệ quá mức của mình. Hãy cân nhắc ý kiến của người đó: Nó có đáng hay không? Áp dụng hay từ chối (nhẹ nhàng) sao cho phù hợp? Do vậy, việc tập trung vào thái độ, tình cảm của người ấy khi đưa ra lời khuyên thay vì chính lời khuyên đó có vẻ là hữu ích.
🌈🌈 TỰ HỎI BẢN THÂN RẰNG: MÌNH CÓ HIỂU RÕ ĐƯỢC NHỮNG ẨN Ý BÊN TRONG HAY KHÔNG?
Đôi khi rất dễ mắc sai lầm trong việc hiểu sai lời khuyên của người khác. Chúng ta có thể thêm thắt ý nghĩa hoặc cảm xúc vào câu nói của người “tặng” mà trong khi họ không hề có ý như vậy. Chúng ta nhắc đi nhắc lại trong đầu hình ảnh cách họ đã nói chuyện với mình và thỉnh thoảng là phân tích quá mức những gì họ đã thực sự nói. Điều này lại thường đặc biệt xảy ra trong thế giới công nghệ ngày nay (dòng trạng thái trên facebook, tin nhắn qua điện thoại, email…).
➡ Phản ứng lại bằng cách lắng nghe một cách tích cực và đặt những câu hỏi khi cần
Lắng nghe tích cực là khi bạn vừa sử dụng ngôn ngữ và cử chỉ của mình để trả lời họ. Nếu bạn không chắc chắn thì có thể hỏi lại cho rõ: ""Ý của chị là như thế nào khi nói [...]? Chị có thể nói rõ hơn một chút được không?"" Khi bạn trao đổi rõ ràng, nó sẽ giúp mối quan hệ thêm bền vững hơn thay vì bị tổn hại vì hiểu nhầm ý nhau.
Do vậy, nếu bạn đọc được dòng trạng thái trên Facebook và nghĩ rằng: Có liên quan trực tiếp gì đến mình không nhỉ? thì một là bỏ nó qua một bên hoặc tìm kiếm người đó để mình trò chuyện trực tiếp. Bạn có thể thấy nhẹ nhõm hơn nhiều nếu mình biết được câu trả lời chính xác.
🌈🌈 TỰ HỎI BẢN THÂN RẰNG: BÁC SĨ NHI KHOA SẼ NÓI GÌ VỚI MÌNH?
Sẽ có một lúc nào đó bạn nhận được những lời khuyên mà mình thấy khác với những gì mình đã đọc và tìm hiểu được từ các bác sĩ trước đó, chẳng như cho con ăn bao nhiêu là đủ, cho con ngủ như thế nào...
➡ Phản ứng lại bằng cách không quan tâm hoặc cung cấp thêm thông tin cho họ.
Trong những trường hợp này, bạn vẫn có một sự lựa chọn. Bạn có thể “thả nhẹ” một nụ cười và gật đầu, hoặc bạn có thể nhẹ nhàng cung cấp thêm thông tin cho họ. Bạn lựa chọn phương pháp nào thì sẽ còn tùy thuộc và tình huống và con người ở đó.
Nhiều khi, những người thân lớn tuổi thường hào hứng đưa ra lời khuyên với những câu như: “Này, ngày xưa khi mẹ chăm chồng con, mẹ thường […]” Bạn có thể trả lời đơn giản: “Thật ạ?” và để họ có cho riêng mình một “khoảng trời” (trong khi tự mình biết rằng những thông tin mình có đã được cập nhật và chính xác hơn). Hoặc bạn có thể trả lời một câu đơn giản như là: Hiện nay các bác sĩ khuyên là […] và con thì thấy thoải mái với việc đó ạ.”
🌈🌈 TỰ HỎI BẢN THÂN RẰNG: LIỆU MÌNH CÓ ĐANG PHÒNG VỆ QUÁ KHÔNG?
Cuối cùng, tạm dừng với những suy xét rằng liệu có gì sai trong câu nói của người đó hay không. Mà vấn đề là ở đây là chủ đề nhạy cảm với bạn hoặc bạn thực sự có vấn đề với người đó chứ không phải nằm ở lời khuyên📌
Đôi khi là những ông bố bà mẹ, chúng ta có cơ chế phòng vệ của riêng mình. Chúng ta có thể thất vọng về hành vi của con và vì vậy chúng ta lại càng dựng hàng rào bảo vệ mình cao hơn. Ngoài ra, chúng ta có thể cảm thấy người thân luôn chỉ trích mình. Và đột nhiên, mọi lời nhận xét lại giống như một con dao găm vào tim mình nhiều hơn.
➡ Phản ứng lại bằng một thái độ lắng nghe.
Điều này thực sự khó nhưng hãy thử ngồi yên lắng nghe, chỉ lắng nghe mà không phải bận suy nghĩ, phân biệt rạch ròi với cách nuôi dạy con của mình. Và trung thực với suy nghĩ của mình có thể giúp bạn xoa dịu được tình hình. Bạn có thể nói với người thân rằng chủ đề này hơi nhạy cảm với bạn hoặc nói cho họ biết rằng ngay lúc này mình cần nghe lời động viên hơn là những lời khuyên.
🌻🌻 Bằng cách dành thời gian để suy nghĩ trước khi mình phản ứng, bạn thực sự có thể tìm thấy những điều hữu ích và tránh cho mình những cuộc đối đầu không cần thiết.
Và bạn cũng có thể thấy rằng nhiều khi người thân hay thậm chí bạn bè lại chính là những người mà mình khó có thể trao đổi thẳng thắn, rõ ràng vì sợ “mất lòng”. Nhưng hãy nghĩ đến những mối quan hệ thân thiết của bạn, nó bền vững vì bạn sẵn sàng trao đổi cởi mở và khi người đó cũng chịu lắng nghe bạn ☺☺"

"16 ĐIỀU BỐ MẸ CẦN BIẾT TRƯỚC KHI CHO CON ĐI HỌC MẪU GIÁO💁 Cho con đến trường cũng có nghĩa là bố mẹ phải quen với việc ...
01/07/2022

"16 ĐIỀU BỐ MẸ CẦN BIẾT TRƯỚC KHI CHO CON ĐI HỌC MẪU GIÁO💁
Cho con đến trường cũng có nghĩa là bố mẹ phải quen với việc để con xa rời vòng tay mình, đến một không gian mới với những người bạn mới, bạn và bế chắc chắn đều sẽ mang trong mình những nỗi lo lắng không biết con có khóc đến khản cổ không, lỡ con khóc nhiều quá rồi trớ thì sao, con có bị các bạn bắt nạt không, những ngày đầu tiên nên cho con đi học nửa ngày hay cả ngày đây,...
Để giúp bố mẹ bớt lo lắng Bách Khoa Toàn Thư Cho Mẹ & Bé xin chia sẻ một vài kinh nghiệm cho bố mẹ để những ngày đầu tiên đi học của bé sẽ vui vẻ hơn!
Đầu tiên, bố mẹ hãy nhớ là:
☀Tất cả các bé đều khóc trong những ngày đầu đi học, cho dù bố mẹ đã chuẩn bị tốt bao nhiêu. Có bé sẽ khóc ngay từ ngày đầu tiên, có bé thì những ngày đầu rất vui vẻ, hào hứng, những ngày tiếp theo mới khóc. Điều này là hoàn toàn bình thường, vì lúc đầu bé còn tưởng đi học là đi chơi, say mê khám phá những cái mới xung quanh.
☀Sau 1 tuần, hầu hết các bé sẽ chỉ khóc một chút lúc chia tay bố mẹ buổi sáng, sau đó nhanh chóng hòa nhập với bạn bè. Tuy nhiên, với những bé cá tính mạnh và thích nghi chậm, bé có thể sẽ phải khóc đến mấy tháng sau. Một kinh nghiệm là bố mẹ có thể đưa con đi bộ đi học để thời gian từ nhà đến trường lâu hơn một chút, cho bé có khoảng thời gian tương đối để thích nghi và chuyển đổi, chấp nhận việc đi học.
☀Hầu hết các con sẽ ốm trong những ngày đầu đi học. Nếu bé không ốm quá nặng, hãy tiếp tục cho bé đi học đều đặn để bé quen. Mỗi một lần nghỉ học bé sẽ mất thêm thời gian lâu hơn để thích nghi, so với lần đầu tiên. Bố mẹ lưu ý nên rửa tay cho con với xà phòng ngay sau khi đi học về sẽ giúp bé đỡ ốm hơn.
Và sau đây là một số kinh nghiệm, cách chuẩn bị để con có thể háo hức hơn và tự tin hơn, vui vẻ hơn trong những ngày đầu đi học để hòa nhập với môi trường mới nhé:
☀Nên cho bé đi học ngày đầu tiên vào thứ 3. Thứ 2 là thời điểm đầu tuần, các bé trở lại đi học sau những ngày nghỉ nên có thể hơi xáo trộn, các bé nhạy cảm sẽ khóc lóc, mè nheo. Thứ 3 mọi chuyện sẽ ổn hơn và các cô sẽ có nhiều thời gian để chăm sóc bạn mới hơn. Bé nên đi học liên tục 3-4 ngày trước khi nghỉ cuối tuần để dễ thích nghi.
☀Thảo luận với nhà trường để tuần đầu tiên bé đi học, trường chỉ có 1 học sinh mới. Việc này sẽ tránh hiện tượng một vài bé khóc khiến các bé khác khóc theo, nhiều bé cùng khóc khiến trường ồn ào, náo loạn và các cô cũng mệt mỏi hơn. Hơn nữa, việc chỉ có 1 học sinh mới giúp các cô có nhiều thời gian để quan tâm đến con hơn.
☀Sau khi đã chọn được trường ưng ý, hãy nói chuyện với con về những thay đổi sắp tới. Cho dù cho bé đi học lúc bé chỉ 6 tháng và bạn nghĩ bé “chưa hiểu gì”, nhưng việc bố mẹ nói chuyện với bé thể hiện sự tôn trọng, chuẩn bị tinh thần cho bé và bé sẽ cảm nhận được chuyện gì sắp xảy ra. Hãy nói chuyện với con về việc đi học như là một cuộc khám phá mới, hào hứng với một sự thay đổi cần thiết và mang lại lợi ích cho cả con và mẹ như “Ôi, con sắp được đi học rồi đấy. Đi học con sẽ được gặp bao nhiêu là bạn mới, nhiều đồ chơi lắm”, lịch trình một ngày ở trường sẽ như thế nào, ai sẽ chăm sóc con, ở trường có gì khác so với ở nhà…. Đừng dặn dò bé kiểu như “con đừng khóc vì nhớ mẹ nhé” “nếu có bạn nào bắt nạt con chạy ra chỗ cô giáo nhé”. Cho dù khi trao đổi với người nhà mà có bé ngồi gần đó, bố mẹ cũng không nên tỏ thái độ lo lắng hay chuẩn bị trước cho các tình huống xấu. Bé có thể cảm nhận đó là một sự nguy hiểm, hơn là một nỗi mong chờ.
☀Đưa bé đi mua ba lô, mũ, một bộ quần áo mới cho ngày đi học đầu tiên. Hãy cùng bé chuẩn bị, sắp xếp đồ dùng vào ba lô và tập dượt đi học. Điều này sẽ khiến bé hào hứng hơn với việc đi học. Vào những ngày đi học đầu tiên, cho bé mang theo một con thú bông yêu thích, một món đồ chơi yêu thích và chiếc chăn quen thuộc và nhờ cô giáo cho bé ôm những thứ này nếu bé khóc và không muốn chơi với các bạn. Việc này sẽ khiến bé dễ chịu hơn vì không phải tất cả mọi thứ đều xa lạ.
☀Điều chỉnh lịch sinh hoạt ở nhà gần giống với lịch sinh hoạt ở trường để con không bị quá khớp khi đi học. Hãy cho bé ngủ giấc trưa cùng giờ với giờ ngủ ở trường, ăn cùng giờ và chế độ ăn nhẹ như ở trường và cho con đi ngủ sớm buổi tối để sáng mai dậy sớm, vui vẻ tỉnh táo đi học nhé.
☀Nên cho bé đi học cả ngày ngay từ đầu, thay vì đi học nửa ngày. Theo các giáo viên mầm non, thông thường đến buổi chiều các bé sẽ bớt nỗi nhớ nhà, nhớ mẹ và chịu theo các cô hơn. Nếu bé đi học nửa ngày, bé vừa mới chịu theo cô thì bố mẹ đã đón về nên sẽ lâu thích nghi hơn. Tuy nhiên, với các bé nhỏ, khó thích nghi và bố mẹ có nhiều thời gian đồng hành cùng con, bố mẹ có thể cho con đi học ngày đầu 1 tiếng, ngày tiếp theo 2 tiếng, cứ thế tăng dần lên để con dễ thích nghi và làm quen hơn.
☀Nên cho bé bắt đầu đi học vào mùa hè – thu hơn là đông – xuân vì đó là mùa con dễ ốm hơn. Thời điểm 18 tháng là đỉnh điểm của việc phân biệt quen – lạ nên bạn nên tránh thời điểm này để cho con đi học, trước hoặc sau đó 1 tháng sẽ tốt hơn.
☀Nếu có thể, hãy làm quen với một số bé sẽ học cùng lớp với con và cho con chơi với các bạn một thời gian nhất định trước khi đi học để con không quá lạ lẫm khi đến lớp. Bố mẹ cũng có thể chụp ảnh trường, cô giáo và các bạn cho bé xem ở nhà để làm quen trước khi đi học. Hàng tối, bố mẹ có thể cho con xem ảnh, giới thiệu cho con tên, tuổi và một vài đặc điểm của cô giáo, bạn bè để con làm quen nhé.
☀Những ngày đầu tiên đi học, bố mẹ có thể đưa cho bé một chiếc đồng hồ nhỏ có báo thức vào giờ đón bé hoặc chỉ cho bé kim đồng hồ chỉ đến số nào thì sẽ đón bé. Có thể bé sẽ không hiểu những gì bố mẹ nói nhưng một lời hứa, một sự cam kết này sẽ thành một điều kiện để bé yên tâm hơn rằng bạn sẽ đón bé và bố mẹ không bỏ rơi bé. Và hãy nhớ đến đón bé đúng giờ, không trễ hẹn, cho dù có bận gì đi nữa.
☀Nói chuyện với bé rõ ràng và dứt khoát về việc đi học và chào tạm biệt bé. Bố mẹ nên nói một vài câu ngắn gọn “Con đi học còn mẹ đi làm nhé, chúng mình cùng hợp tác với nhau nhé. 5h chiều, sau khi con uống sữa và ngồi chơi một lúc thì mẹ sẽ đến đón con về nhà. Mẹ yêu con, chào con”. Bố mẹ có thể ôm bé, thơm bé rồi nhanh chóng rời đi, đừng tỏ ra lo lắng, đừng nán lại khi bé khóc lóc, dần dần bé sẽ quen hơn.
☀Không bao giờ nên đưa bé đi học mà không chào bé, dặn bé về việc đón bé mà trốn bé đi về. Nhiều bố mẹ thường đưa con đến trường rồi tranh thủ lúc con mải chơi, trốn ra về và cho rằng điều này làm bé ít khóc hơn, nhanh quen hơn. Nhưng hãy thử tưởng tượng bạn yêu một anh chàng mới quen, anh ta đưa bạn đến một nơi xa lạ rồi chả nói năng gì bỏ bạn mà đi, một người lớn như bạn có sợ hãi không? Việc bé bỗng nhiên phát hiện ra không thấy bố mẹ đâu, không hiểu chuyện gì đang xảy ra sẽ khiến bé sợ hãi và tổn thương, càng khó rời xa bố mẹ hơn trong những ngày đi học tiếp theo. Trẻ con có khả năng chịu đựng lớn hơn bạn tưởng rất nhiều, hãy nói chuyện rõ ràng với bé, bé có thể cảm nhận được mọi chuyện và trấn an bản thân tốt hơn là để bé tự vật lộn, không hiểu chuyện gì đang xảy ra.
☀Nói chuyện với bé về những nỗi sợ và lo lắng. Hãy công nhận cảm xúc của con, con đã rất buồn, rất sợ, rất lo lắng khi phải xa mẹ và hướng dẫn bé một số cách để tự trấn an bản thân như mút tay, ôm gấu bông. Việc được công nhận cảm xúc và hiểu những cảm xúc ấy là bình thường sẽ giúp bé cởi mở hơn, tự tin hơn với cảm xúc của mình.
Những ngày đầu tiên đi học là một cột mốc rất quan trọng trong đời con, ảnh hưởng lớn đến tâm lí của con. Nếu bố mẹ chuẩn bị tốt cho con ngay từ những lần tạm xa nhau đầu tiên, con sẽ có tâm lí thoải mái và vui vẻ hơn, thích nghi tốt hơn. Đừng đột ngột, đừng dọa dẫm để những ngày đầu đi học trở thành kí ức đáng sợ trong lòng con nhé!
Ngoài ra bố mẹ cũng có thể mua cho con những cuốn sách hay, thú vị để con có thể mang theo khi đến trường. Đó có thể là những cuốn sách dễ thương về chàng hoàng tử, cô công chúa trong truyện cổ tích hay những tình cảm gia đình không thể thay thế đến sách giúp bé tự lập hơn.... "

"😟 TRẺ ĐÁNH BỐ MẸ VÌ SAO VÀ CHÚNG TA NÊN LÀM GÌ ?😵 Một trong những hành động của các bạn nhỏ, đặc biệt là những bé từ 1-...
30/06/2022

"😟 TRẺ ĐÁNH BỐ MẸ VÌ SAO VÀ CHÚNG TA NÊN LÀM GÌ ?
😵 Một trong những hành động của các bạn nhỏ, đặc biệt là những bé từ 1-3 tuổi dễ khiến bố mẹ phát cáu nhất là đánh mẹ, cào cấu mẹ khi không vừa ý. Bạn đã từng rơi vào trường hợp đó chưa? Nếu rồi thì bạn phản ứng như thế nào, đánh con, quát con là hỗn láo hay để mặc con?
👋 Tuy nhiên đây đều là những cách hành xử vô cùng sai lầm mà rất nhiều bậc phụ huynh mắc phải. Vậy bố mẹ nên ứng xử ra sao khi bé có những hành động tiêu cực như thế? Trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới tình trạng này ở trẻ nhé!
1. Vì sao trẻ lại đánh lại mẹ?
- Vì trẻ giai đoạn 1-3 tuổi CHƯA BIẾT CÁCH THỂ HIỆN CẢM XÚC CỦA MÌNH” và “CHƯA KIỀM CHẾ ĐƯỢC CẢM XÚC CÁU GIẬN, CẢM XÚC TIÊU CỰC”. Khi trẻ đánh là trẻ muốn bố mẹ hãy hiểu cảm xúc của trẻ khi ấy đó. Trẻ cần sự dẫn dắt CỦA CHA MẸ để học được cách thể hiện đúng mà thôi.
- Trẻ học từ môi trường nên trẻ nhìn thấy mẹ đánh mình, các bạn khác đánh nhau thì bắt chước. Và mỗi trẻ có cá tính riêng nên có bố mẹ không đánh trẻ mà trẻ vẫn đánh lại thì cũng đừng “dằn vặt” lương tâm nha bố mẹ.
- Vì sao có trẻ đánh mẹ xong lại cười, thậm chí mẹ đã nói mẹ buồn rồi con vẫn bảo con muốn mẹ buồn. Vậy thì bố mẹ hãy cho trẻ nhiều trải nghiệm về việc đồng cảm với cảm xúc, dạy trẻ về các cung bậc cảm xúc nhiều hơn nữa nhé. Để trẻ thấy bố mẹ cũng an ủi khi con bị đau, bị buồn...
Và ĐỒNG CẢM-THỪA NHẬN từ 0 tuổi là bí quyết cực kì quan trọng mà bạn nên áp dụng cho bé ngay từ những ngày đầu nhé.
- Mẹ là người mà trẻ tin tưởng nên trẻ sẽ bộc lộ hết con người thật của mình, vì thế hãy kiên định để dạy trẻ cách ứng xử đúng.
2. Cách giải quyết
✍️ Bố mẹ hãy tham khảo và áp dụng 4 bước sau:
☑️ Bước 1: Không đánh lại trẻ mà nên hiểu trẻ đang trong quá trình học cách thể hiện cảm xúc. Nếu mình đánh lại thì trẻ hiểu là khi cáu giận chỉ cần đánh là được.
☑️ Bước 2: HÃY BÌNH TĨNH. Vì thái độ bình tĩnh sẽ giúp trẻ học được cách điều khiển cảm xúc của mình như nào. Có thể nhiều người không coi trọng bước này, nhưng thực sự nó rất hiệu quả với mình. Mình hay dẫn con ra một chỗ riêng để hai mẹ con cùng giải quyết.
☑️ Bước 3: Đồng cảm với cảm xúc của trẻ khi ấy “Mẹ thấy con đang cáu giận. Mẹ biết con muốn ABC...”
☑️ Bước 4: Cầm tay trẻ, ngồi ngang tầm nhìn vào mắt trẻ rồi nói ra thông điệp “Con dừng lại” một cách nghiêm khắc và dứt khoát. ""Con dừng lại, không đánh mẹ, mẹ rất đau, khi bực tức việc đánh ko phải là cách giải quyết vấn đề"".
💞 Và đương nhiên phải lặp đi lặp lại cả mấy chục lần trẻ con mới thay đổi, bởi con đang học cách thể hiện cảm xúc, kiềm chế hành vi cáu giận nên mẹ cũng cần bao dung và kiên nhẫn với con hơn.
🤵 Quá trình đó hãy nhờ Bố can thiệp, bằng cách bố sẽ ra nói bé dừng lại vì con làm như vậy mẹ sẽ rất đau. Và cách này vẫn rất hiệu quả với bé đang ở giai đoạn 3-5 tuổi đấy ạ.
3. GHI NHẬN SỰ TIẾN BỘ
🌈 Bất cứ khi nào thấy bé có sự tiến bộ là bố mẹ phải ghi nhận ngay để khích lệ bé sửa.
Ví dụ như con hay đánh bạn khi không giữ được bình tĩnh. Bố mẹ có thể áp dụng chiêu này để hướng dẫn con nhé “Khi con tức mà không kiềm chế được con hãy nhớ câu DỪNG LẠI để nhắc nhở mình nhé. Mẹ cũng sẽ nhờ cô giáo ở lớp nhắc con”. Và chắc chắn rằng dần dần con sẽ học được cách kiềm chế cảm xúc tốt hơn.
👨‍👩‍👧‍👦 Bố mẹ ơi, chuyện bé đánh bố mẹ chỉ là 1 hành vi ứng xử trong quá trình con lớn lên, mà nhờ có nó con mới trưởng thành, và cũng là cơ hội tốt để bố mẹ học cách làm cha mẹ tốt hơn, nên bố mẹ ơi đừng lo lắng quá mà hãy kiên nhẫn và bao dung với con nhé.
❤Tác giả bài viết: Dr Nguyễn Thị Thu (Aki Nguyễn)
❤Cám ơn Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu - Aki Nguyễn về nội dung bài viết rất hay và thiết thực. Chị cũng chính là tác giả cuốn sách ""Kỷ luật mềm của trái tim"" và dịch giả của cuốn ""Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn"" mà chúng mình đã từng giới thiệu đấy ạ."

"LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRẺ TỰ CHỦ ĐỘNG TỪ CHỐI KẸO, bim bim, nước ngọt….và những thứ KHÔNG TỐT (như sau này là bỏ học, chơi điệ...
30/06/2022

"LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRẺ TỰ CHỦ ĐỘNG TỪ CHỐI KẸO, bim bim, nước ngọt….và những thứ KHÔNG TỐT (như sau này là bỏ học, chơi điện tử, dùng điện thoại suốt ngày….)
(Và bài học đầu đời VỀ DẠY CON TỰ KIỂM SOÁT BẢN THÂN, HAM MUỐN VÀ ĐƯA RA LỰA CHỌN)
Thẳng thắn nhìn nhận thì kẹo không phải là một thức ăn lành mạnh nhưng không phải là độc hại. Và việc trẻ một tuần ăn vài cái kẹo cũng không có ảnh hưởng gì đến sức khỏe, sự béo phì cũng như việc sâu răng của trẻ cả ( tất nhiên là cần đánh răng thường xuyên). Không những thế, việc được ăn kẹo là niềm vui của trẻ, thật sự là việc khiến chúng cực kì vui vẻ, thoải mái và hạnh phúc. Và tương tự, chơi điện tử, bim bim hay bỏ học 1-2 buổi cũng vậy (nghiêm túc đấy) Vậy thì tại sao chúng ta lại không thi thoảng cho trẻ được tận hưởng niềm vui đó khi nguy cơ về sức khỏe, tương lai trẻ là thấp?
Việc bố mẹ lạnh lùng cự tuyệt việc ăn kẹo và nói với trẻ rằng những thức ăn đó là độc hại sẽ dẫn đến tâm lí thèm thuồng ở trẻ vì kẹo thực sự là thứ hấp dẫn với trẻ. Chúng sẽ thấy bố mẹ mình thật bất công, quá đáng, vô lí, mình thật đáng thương, sao bố mẹ mình ko yêu mình như bố mẹ các bạn khác…. Nếu nhìn thấy bạn khác ăn kẹo, chúng sẽ trong trạng thái đau khổ vì muốn ăn mà không được ăn. Và nếu thèm quá, chúng sẽ tự thỏa hiệp để ăn khi bố mẹ không ở cạnh để cấm đoán nhưng sẽ ăn trong trạng thái day dứt và lo lắng vì mình đang làm trái lời bố mẹ, đang không nghe lời bố mẹ, đang ăn một thứ độc hại (như lời bố mẹ nói). Và dù ăn kẹo nhưng chúng vẫn rất day dứt, lo lắng và tự trách mình (điều này có vẻ cực kì to tát và bố mẹ đều nghĩ trẻ chẳng bao giờ nghĩ nhiều thế, chúng chỉ ăn kẹo là vui rồi. Và đó là lí do chúng ta không hiểu trẻ và giao tiếp sai với trẻ)
Vậy thì thế nào bây giờ, chẳng lẽ để con ăn kẹo thả ga? Không, trách nhiệm của bố mẹ là hướng dẫn và làm gương để trẻ có một chế độ và lựa chọn ăn uống lành mạnh. NHƯNG quyết định vẫn là ở trẻ, chúng ta cần hướng dẫn và đưa ra cảnh báo cho trẻ còn quyết định thế nào của trẻ chúng ta vẫn nên tôn trọng. Đây là cơ hội để trẻ học cách tự kiềm chế bản thân.
🎏Đầu tiên và khi con còn bé (dưới 3 tuổi), hãy hạn chế để kẹo xuất hiện trong nhà bạn. Trẻ không thể tự đi ra cửa hàng mà mua kẹo về được, kẹo có xuất hiện trong nhà bạn không là do bạn và những người khác trong nhà mua, chứ không phải do trẻ. Trẻ không thấy thì sẽ ít đòi hơn, bạn cũng đỡ đau đầu đi tranh cãi, cấm đoán với trẻ.
🎏Thứ hai, hãy giải thích rõ ràng và đúng đắn cho trẻ rằng ăn kẹo nhiều sẽ có nguy cơ sâu răng, béo phì…Hãy cho trẻ xem ảnh các bạn khác bị sâu răng thế nào, đau đớn thế nào, các phim hoạt hình (như clip đánh răng của Nhật) có con sâu răng trông đáng sợ ra sao, sâu răng đau ra sao, phải đi trám răng khổ sở thế nào…. ( và được ăn kẹo cũng là động lực cực tốt để bé chăm chỉ đánh răng đấy) Rồi cho bé xem ảnh những bạn béo phì vận động đi lại khó khăn thế nào (nhưng đừng ám chỉ béo là xấu nhé, đấy là body shaming và trẻ sẽ có tâm lí chê các bạn béo, nếu trẻ béo chúng sẽ tự ti) Tuy nhiên, bố mẹ đừng cấm tuyệt đối trẻ, vì kẹo ko phải là 1 thứ độc hại và rất hấp dẫn, cấm chỉ tạo nên phản tác dụng, dịp đặc biệt hoặc thi thoảng mà trẻ thấy cũng nên để trẻ ăn. Trẻ có khả năng nhận và xử lí thông tin, hiểu và đưa ra quyết định nên bố mẹ cần chờ đợi và tin tưởng vào con. Với các bạn nhỏ dưới 3 tuổi thì chỉ cần ít để kẹo xuất hiện trước mặt trẻ + giải thích là đủ.
🎏Thứ ba, với trẻ khoảng trên 3 tuổi, hãy để trẻ được quyết định việc ăn kẹo như thế nào bằng cách chọn kẹo và tự tin, thoải mái mỗi khi ăn kẹo. Ví dụ một ngày trong tuần bạn có thể dẫn trẻ đi mua kẹo một lần, nếu là một cửa hàng nào đó chỉ chuyên một loại kẹo ít ngọt, nguyên liệu đảm bảo thì càng tốt. Chúng mình tin chắc đó sẽ là một trong những sự kiện trẻ chờ đón nhất, là ngày vui vẻ nhất của các bạn nhỏ. Và chúng sẽ hào hứng đồng ý với thỏa thuận là chỉ mua bao nhiêu cái kẹo để tuần sau còn được đi tiếp sau một vài lần hiểu quy luật, đỡ được bao nhiêu đau đầu và tranh cãi mỗi lần bố mẹ và bé cùng đi siêu thị hay đến cửa hàng.
🎏Sau đó, hãy để trẻ quản lí số kẹo đó bằng cách thống nhất 1 ngày ăn mấy cái, ăn lúc nào. Cảm giác được chủ động, được quyền quyết định sẽ khiến trẻ tự tin và vui vẻ hơn là việc mẹ cất khư khư đống kẹo, đến giờ mới cho con ăn 1 cái mà vừa ăn lại vừa đe nẹt về tác hại của kẹo. Có câu chuyện bà mẹ cất đống kẹo trên cao thì thấy con tìm mọi cách để ăn trộm kẹo nhưng khi để con tự quản lí thì đúng là mỗi ngày con chỉ lấy 1 cái kẹo để ăn là muốn nói đến vấn đề này. Tuy nhiên thời kì đầu vẫn cần bố mẹ thi thoảng bên cạnh nhắc nhở trẻ về quy định, nếu trẻ ăn quá thì chúng sẽ không có kẹo để ăn cho đến buổi đi mua kẹo sau và còn bị phạt trừ số kẹo của lần sau.
Con người rất dễ bị ám thị, nhất là trẻ con. Nếu bạn luôn ám thị cho con rằng con tự kiểm soát được, con có khả năng quyết định thì còn sẽ có ý thức khẳng định mình, phẩm chất phát triển theo hướng lành mạnh. Còn nếu bạn ám thị rằng con ko có khả năng tự kiềm chế ham muốn của mình, mẹ mà hở ra thì sẽ ăn nhiều kẹo ngay thì con sẽ dần mất đi sự tự tin, trượt theo hướng tiêu cực. Bài học này cũng được áp dụng với bất kì việc nào trong nuôi dạy con, từ chuyện quản lí để con không trộm cắp, nói dối, quay cóp…
🎏Thế còn khi đi ra ngoài thì sao, có người cho con kẹo thì thế nào? Take it easy. Nếu kẹo đó bạn chấp nhận được và con vui vẻ hào hứng thì hãy thống nhất với con là con được ăn mấy cái rồi để con chọn. Muốn trẻ con nghe lời hãy làm người lớn nghe lời trước, hãy thỏa hiệp với trẻ nếu đó không phải là chuyện gì quá nghiêm trọng. Đừng để chuyện nhỏ biến thành cuộc chiến giữa bạn và con, khiến cả hai mẹ con và những người khác mất vui, bạn cũng xấu hổ. Khi bạn đã để con tự kiểm soát được việc ăn kẹo ở nhà thì ra ngoài là chuyện rất đơn giản.
Có một thí nghiệm nhỏ khá nổi tiếng về việc cho trẻ ở trong phòng với 1 cái kẹo, nếu trẻ ko ăn ngay mà đợi thì sẽ được thêm 1 cái kẹo nữa. Nghiên cứu này đã rút ra kết luận rằng những đứa trẻ biết kìm nén ham muốn ăn kẹo ngay và chờ đợi tức là có khả năng kìm chế cao hơn khi còn nhỏ thì khi trưởng thành đạt được những thành tích tốt hơn so với những trẻ “không vượt qua thử thách ngày ấy”. Trong bài viết này chúng mình nói là kẹo nhưng có thể áp dụng với những thứ hấp dẫn trẻ nhưng không tốt nếu quá nhiều tương tự như bim bim, nước ngọt, dùng ipad… Hãy dùng những thứ đó để dạy con bạn bài học về tự kiềm chế, tự kiểm soát đầu đời và cho chúng những niềm vui, hạn chế những lần cãi vã, mệt mỏi giữa bố mẹ và con nhé!"

Address


Alerts

Be the first to know and let us send you an email when MQB Thế Giới Sách posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Shortcuts

  • Address
  • Telephone
  • Alerts
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Media Company?

Share