Kênh thông tin đầu tư BĐS toàn quốc

  • Home
  • Kênh thông tin đầu tư BĐS toàn quốc

Kênh thông tin đầu tư BĐS toàn quốc Cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác nhất về các bất động sản trên toàn qu?

💥💥 Đ𝐚̂́𝐭 đ𝐚̂́𝐮 𝐠𝐢𝐚́ 𝐂𝐨̂̉ 𝐋𝐢𝐧𝐡 𝐜𝐡𝐢̉ 𝟏𝟏𝟎 𝐭𝐫𝐢𝐞̣̂𝐮/𝐦𝟐.🍀 Vị trí: Ngay cạnh Phố Trạm, cách Aeon 700 m.Diện tích: 90-188 m2.Tất...
08/11/2022

💥💥 Đ𝐚̂́𝐭 đ𝐚̂́𝐮 𝐠𝐢𝐚́ 𝐂𝐨̂̉ 𝐋𝐢𝐧𝐡 𝐜𝐡𝐢̉ 𝟏𝟏𝟎 𝐭𝐫𝐢𝐞̣̂𝐮/𝐦𝟐.
🍀 Vị trí: Ngay cạnh Phố Trạm, cách Aeon 700 m.
Diện tích: 90-188 m2.
Tất cả các lô đều có 2 mặt tiền trước và sau nhà.
Đường trước nhà 30m nối cổ Linh với Bát Khối.
Tiềm năng tăng giá cực cao khi:
+ Ngay cạnh trường tiểu học Long Biên và mầm non Long Biên A
+ Nằm giữa cầu Vĩnh Tuy và Trần Hưng Đạo.
+ Nằm trong khu dân cư đông đúc phường Long Biên, phố Trạm.
+ Đối diện là hồ điều hòa và công viên phường Long Biên.
Giá đang rẻ nhất trong khu vực, trong khi:
+ Đất trong ngõ nhỏ làng Trạm từ 120 triệu/m2.
+ Đất mặt phố Trạm trên 200 triệu/m2.
+ Đất mặt đường Cổ Linh 230-270 triệu/m2.
Pháp lí rõ ràng,vào tên chính chủ.
Chỉ có 27 lô, quý khách hàng hãy nhanh tay liên hệ để chọn mua.
𝐇𝐨𝐭 𝐋𝐢𝐧𝐞: 𝟎𝟖𝟔𝟔.𝟎𝟎.𝟔𝟔.𝟗𝟔 Liên hệ ngay để đi xem.

𝐂𝐡𝐮̉ đ𝐚̂̀𝐮 𝐭𝐮̛ 𝐤𝐞́𝐦 "𝐦𝐚̣̆𝐧 𝐦𝐚̀" 𝐧𝐡𝐚̀ 𝐨̛̉ 𝐱𝐚̃ 𝐡𝐨̣̂𝐢, 𝐁𝐨̣̂ 𝐗𝐚̂𝐲 𝐝𝐮̛̣𝐧𝐠 𝐫𝐚 đ𝐞̂̀ 𝐱𝐮𝐚̂́𝐭 𝐦𝐨̛́𝐢Trước việc thiếu hụt nguồn cung...
03/03/2021

𝐂𝐡𝐮̉ đ𝐚̂̀𝐮 𝐭𝐮̛ 𝐤𝐞́𝐦 "𝐦𝐚̣̆𝐧 𝐦𝐚̀" 𝐧𝐡𝐚̀ 𝐨̛̉ 𝐱𝐚̃ 𝐡𝐨̣̂𝐢, 𝐁𝐨̣̂ 𝐗𝐚̂𝐲 𝐝𝐮̛̣𝐧𝐠 𝐫𝐚 đ𝐞̂̀ 𝐱𝐮𝐚̂́𝐭 𝐦𝐨̛́𝐢
Trước việc thiếu hụt nguồn cung nhà ở giá thấp trên thị trường, mới đây Bộ Xây dựng đã đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định 100 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.
Theo quy định hiện nay, dự án bất động sản có diện tích từ 10 ha trở lên phải dành quỹ đất 20% để làm nhà ở xã hội, dành cho người có thu thập thấp.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, đã có hiện tượng chủ đầu tư nộp xin tiền thay thế hoặc chia nhỏ dự án lớn thành dự án dưới 10 ha để tránh việc phải dành quỹ đất.

Bộ Xây dựng đề xuất khắc phục kẽ hở trên bằng cách phân loại dự án theo quy mô tại các đô thị.

Phương án 1: Dự án tại các đô thị loại đặc biệt và loại I có quy mô sử dụng đất từ 2 ha trở lên, dự án tại các đô thị loại II và III có quy mô sử dụng đất là 5 ha trở lên phải dành quỹ đất 20%.

Phương án 2: Dự án tại các đô thị loại đặc biệt và loại I có quy mô sử dụng đất từ 3 ha trở lên, dự án tại các đô thị loại II và III có quy mô sử dụng đất từ 10 ha trở lên phải dành quỹ đất 20%.

Trong đó, Bộ Xây dựng đề nghị chọn phương án 2.

𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐡𝐞̣̂ 𝐬𝐨̂́ đ𝐚̂́𝐭 𝟐𝟎𝟐𝟏, 𝐚̉𝐧𝐡 𝐡𝐮̛𝐨̛̉𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐞̂́ 𝐧𝐚̀𝐨 đ𝐞̂́𝐧 𝐠𝐢𝐚́ 𝐧𝐡𝐚̀ 𝐭𝐚̣𝐢 𝐇𝐚̀ 𝐍𝐨̣̂𝐢?Không chỉ người dân lo lắng vì tiền ...
03/03/2021

𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐡𝐞̣̂ 𝐬𝐨̂́ đ𝐚̂́𝐭 𝟐𝟎𝟐𝟏, 𝐚̉𝐧𝐡 𝐡𝐮̛𝐨̛̉𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐞̂́ 𝐧𝐚̀𝐨 đ𝐞̂́𝐧 𝐠𝐢𝐚́ 𝐧𝐡𝐚̀ 𝐭𝐚̣𝐢 𝐇𝐚̀ 𝐍𝐨̣̂𝐢?
Không chỉ người dân lo lắng vì tiền thuế nhà đất sẽ tăng từ ngày 1/3 mà các doanh nghiệp làm dự án bất động sản "đứng ngồi không yên".
Lo ngại giá nhà tăng khi Hà Nội điều chỉnh hệ số đất 2021

Tại Văn phòng đăng ký đất đai quận Tây Hồ (Hà Nội), trước khi quy định mới được áp dụng, những ngày cuối tháng 2, hàng trăm người dân nộp đến nộp tiền thuê đất.

Anh Đỗ Trung Kiên, quận Tây Hồ, Hà Nội, cho biết: "Giấy chứng nhận sử dụng đất của tôi từ năm 2004, cũng gần 20 năm rồi, trên đó vẫn là nợ tiền sử dụng đất và phí trước bạ, thực tế là cũng chưa có điều kiện. Đây cũng là thời điểm thích hợp để xoá nợ với Nhà nước".
Từ đầu năm nay, thành phố Hà Nội đã điều chỉnh tăng hệ số điều chỉnh giá đất, hay còn gọi là hệ số K, dùng để tính giá đất theo khung giá của nhà nước quy định. Ví dụ, với các thửa đất tại 4 quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, hệ số K = 2,15 trong khi năm 2020 là 2,1. Theo tính toán, giá các loại đất sẽ tăng bình quân 15%. Việc điều chỉnh hệ số K có tác động quan trọng tới thị trường nhà đất bởi giá 1 mảnh đất sẽ được tính bằng cách nhân hệ số K với bảng giá đất do địa phương công bố hàng năm.

Theo phân tích của các chuyên gia, tăng hệ số K sẽ góp phần hỗ trợ giá đền bù giải phóng mặt bằng, giúp Hà Nội gỡ vướng tại nhiều dự án giao thông, đồng thời, cũng mang lại lợi ích cho người dân.

GS, TS Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân, cho biết: "Hệ số K không dùng khi xác định tiền đền bù đất. Nhưng trên thực tế, thường cơ quan định giá cũng căn cứ vào các yếu tố cơ bản. Ví dụ, tối thiểu nhà đầu tư cũng phải đền bù bằng mức đó, vô hình chung người dân khi bị thu hồi đất sẽ nhận được tiền đền bù tương xứng với giá thị trường".
Tuy nhiên, dưới góc độ doanh nghiệp, áp hệ số K cao sẽ làm gia tăng giá vốn đầu vào của dự án, do làm tăng tiền sử dụng đất mà doanh nghiệp phải nộp.

GS, TS Hoàng Văn Cường cho biết them: "Khi chúng ta nộp tiền sử dụng đất nhiều hơn, chi phí ban đầu sẽ mất nhiều hơn để nộp tiền sử dụng đất, lợi nhuận doanh nghiệp sẽ giảm đi tương ứng. Do đó, doanh nghiệp phải tăng giá bán sản phảm đầu ra nếu thị trường chấp nhận".

Ông Nguyễn Chí Thanh, Giám đốc Công ty Bất động sản Thanh Bình, nhận định: "Nếu giá đất tiếp tục tăng như hiện nay sẽ khó thu hút nhà đầu tư, kể cả đầu tư về các tỉnh, khi đầu tư khu công nghiệp với giá đền bù cao, người ta sẽ khó thu hút nhà đầu vào".

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng, tiền sử dụng đất phải nộp chỉ là một cấu phần quan trọng quyết định giá bán của sản phẩm. Vấn đề quan trọng trên thị trường bất động sản vẫn là cung không đủ cầu. Dù giá đất thấp bao nhiêu đi chăng nữa, nhưng nguồn cung ít thì giá nhà vẫn tăng.

Kiến nghị giảm bảng giá đất tại Đà Nẵng

Tại Đà Nẵng, ngay trong những ngày đầu năm mới, nhiều doanh nghiệp đầu tư tại đây tỏ ra lo lắng trước thông tin bảng giá đất tại Đà Nẵng có thể sẽ tăng. Tuy nhiên, cuối tuần qua, UBND thành phố Đà Nẵng đã khẳng định: Thành phố không tăng bảng giá đất trong năm nay. Thậm chí, nhiều ý kiến cho rằng, dựa vào tình hình giá đất thực tế, địa phương có thể xem xét giảm bảng giá đất hiện tại để hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện đầu tư.

Theo giới đầu tư, so với thời điểm sốt nóng cách đây 3 năm, giá đất tại một số khu vực ở TP Đà Nẵng đã giảm từ 20-50%, tùy từng vị trí. Trong khi đó, theo luật Đất đai 2013, việc xây dựng khung giá đất, bảng giá đất theo định kỳ 5 năm. Nếu có biến động đột biến tăng hoặc giảm từ 20% trở lên thì xem xét điều chỉnh. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp và hiệp hội kiến nghị, TP cần điều chỉnh giảm bảng giá đất để phù hợp với thực tế.

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, cho biết: "Quy định pháp luật là các bảng giá đất hàng năm dựa vào sự lên xuống thực tế của thị trường chứ họ không quy định chỉ là tăng. Đà Nẵng, Quảng Nam ghi nhận tăng bảng giá thời sốt nóng, ảo nên giờ cần giảm. Ở đây có ý kiến sợ giảm thì là tư duy là e ngại mình làm cái việc không có lợi cho địa phương. Đó không phải. Cần điều chỉnh xuống nếu giá xuống để tạo điều kiện cho doanh nghiệp".

Theo bảng giá đất hiện hành, giá đất ở cao nhất tại Đà Nẵng là 98,8 triệu đồng/m2; chỉ đứng sau Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Theo các chuyên gia, đây là mức giá khá cao so với 1 số địa phương có lợi thế tương tự. Cụ thể, mức giá đất cao nhất của Đà Nẵng đang gấp 3 lần "đỉnh" đất ở của Nha Trang là 27 triệu đồng/m2, gấp 1,5 lần mức giá đất cao nhất ở Huế (65 triệu đồng/m2).

Theo TS. Nguyễn Đình Cung, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, y kiến và kiến nghị của doanh nghiệp là hợp lý vì chúng ta đang thực hiện kinh tế thị trường, như ở Đà Nẵng giảm, cầu giảm xuống, do đó, rất hợp lý nếu UBND Đà Nẵng xem xét giá đất là chính sách hợp lý khuyến khích đầu tư, phục hồi kinh tế cho Đà Nẵng.

Năm 2020, Đà Nẵng là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhất là các ngành dịch vụ, du lịch, nghỉ dưỡng, hạ tầng giao thông. Các chuyên gia cho rằng, đây là những lĩnh vực cần được thành phố tạo điều kiện phát triển, thu hút đầu tư. Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng khẳng định, thành phố không có chủ trương tăng bảng giá đất.

Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng, cho biết: "Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ điều tra độc lập, nếu đáp úng đủ điều kiện giảm từ 20% trở lên thì chúng tôi sẽ đề xuất cơ quan có thẩm quyền giảm".

Hiện nay, cộng đồng doanh nghiệp đều đang tìm cách xoay xở, ứng phó với ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Bởi vậy, việc hỗ trợ doanh nghiệp, nuôi dưỡng nguồn thu được xem là hết sức quan trọng. Một số ý kiến cho rằng, ngoài việc xem xét điều chỉnh bảng giá đất hợp lý, cũng cần linh hoạt trong việc thu tiền sử dụng, theo hướng chia làm nhiều lần, nhiều đợt. Thay vì yêu cầu doanh nghiệp nộp tiền sử dụng đất một lần, để doanh nghiệp có nguồn vốn quay vòng mở rộng sản xuất.

Nhiều tỉnh, thành phố không không điều chỉnh giá đất năm 2021

Trong khi đó, nhiều tỉnh thành phố khác đã chủ động không điều chỉnh bảng giá đất năm 2021 để hỗ trợ doanh nghiệp, tạo sự ổn định, thu hút đầu tư.

Tại TP Hồ Chí Minh, Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết bảng giá đất ban hành năm 2020 dự kiến sẽ sử dụng đến hết năm 2024, nghĩa là năm nay sẽ không điều chỉnh giá đất. Tuy nhiên, Sở đang đề xuất điều chỉnh hệ số tại một số trường hợp như: tuyến đường có giá đất chưa phù hợp, tuyến đường mới thành lập… và điều chỉnh địa danh trong bảng giá đất liên quan đến việc sáp nhập ba quận lại thành TP. Thủ Đức.

Cuối năm 2020, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có quyết định không tăng giá đất năm 2021. Lý do là để giảm bớt khó khăn cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai vì đại dịch COVID-19. Như vậy, theo bảng giá đất từ tỉnh ban hành có hiệu lực trong 5 năm thì giá đất tại Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ có giá trị đến hết năm 2024.

Tại các tỉnh như Bình Dương, Tây Ninh… hệ số điều chỉnh giá đất năm nay đã được ban hành và áp dụng từ đầu năm nay. Theo đó, giá đất hầu như được giữ nguyên, chỉ có một vài tuyến đường có điều chỉnh tăng nhẹ, do lo ngại việc tăng giá quá cao sẽ ảnh hưởng tới nhà đầu tư, kiểm soát tình trạng đầu cơ, phân lô bán nền đất nông nghiệp…

Không chỉ có tác động quan trọng đối với doanh nghiệp BĐS, bảng giá đất tại các địa phương còn ảnh hưởng lớn đến việc thu hút đầu tư vào hàng loạt các lĩnh vực khác. Không phủ nhận, giá nhà đất thị trường tại một nơi như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh vẫn tăng cao, bất chấp dịch bệnh. Nhưng theo các chuyên gia, nhiều nơi sốt theo phong trào, bị thổi giá, không phản ánh giá trị thật của thị trường. Bởi vậy, việc điều chỉnh bảng giá đất còn cần căn cứ vào sức khỏe của các doanh nghiệp đầu tư tại thời điểm này để kích thích đầu tư, giúp doanh nghiệp chống chọi được với các ảnh hưởng tiêu cực từ dịch COVID-19.

𝐁𝐚̂́𝐭 đ𝐨̣̂𝐧𝐠 𝐬𝐚̉𝐧 𝐧𝐚̆𝐦 𝟐𝟎𝟐𝟏: 𝐂𝐨̛ 𝐡𝐨̣̂𝐢 𝐫𝐨̣̂𝐧𝐠 𝐦𝐨̛̉ 𝐜𝐡𝐨 𝐧𝐡𝐚̀ đ𝐚̂̀𝐮 𝐭𝐮̛Dù liên tiếp chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong...
01/03/2021

𝐁𝐚̂́𝐭 đ𝐨̣̂𝐧𝐠 𝐬𝐚̉𝐧 𝐧𝐚̆𝐦 𝟐𝟎𝟐𝟏: 𝐂𝐨̛ 𝐡𝐨̣̂𝐢 𝐫𝐨̣̂𝐧𝐠 𝐦𝐨̛̉ 𝐜𝐡𝐨 𝐧𝐡𝐚̀ đ𝐚̂̀𝐮 𝐭𝐮̛
Dù liên tiếp chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong năm 2020 và đầu năm 2021, bất động sản được dự báo sẽ kích thích dòng tiền đầu tư trong năm nay, nhất là khi các doanh nghiệp và nhà đầu tư ít nhiều đã có được kinh nghiệm rút ra từ bối cảnh biến động của năm vừa qua.
Bất động sản giữ đà tăng giá

Quý I/2020, khi đại dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện, các hoạt động kinh tế - xã hội tại Việt Nam bắt đầu chịu ảnh hưởng.

Đến đầu năm 2021, dịch bệnh quay trở lại, thế nhưng người dân không còn tâm lý hoang mang bởi các phương án kiểm soát dịch đã đem lại hiệu quả nhất định. Với các nhà đầu tư bất động sản, đây là lúc cần lạc quan để nắm bắt cơ hội "xuống tiền" nhằm thu lợi nhuận bền vững.

Bất động sản năm 2021: Cơ hội rộng mở cho nhà đầu tư - Ảnh 1.
Bất động sản đầu năm 2021 tiếp tục thu hút sự chú ý của khách hàng

Nhìn lại năm qua, dòng tiền của nhà đầu tư trên thị trường phân bổ đều cho các kênh. Chứng khoán được đẩy tăng gấp 3 lần so với năm 2019, lượng nhà đầu tư F0 trở nên sôi động. Giá Bitcoin hồi tháng 6/2020 vượt mức 10.000 USD, vàng cũng thiết lập đỉnh mới hơn 60 triệu/ lượng, mang đến tỷ suất sinh lời 30%.

Dù nhanh chóng chốt lời, song nhà đầu tư đều nhận định, đây là những kênh mang lại lợi nhuận nóng, rủi ro cao, vì thế dòng tiền thu về từ các kênh đầu tư kể trên đã nhanh chóng quay trở về bất động sản. Bởi bất động sản là kênh đảm bảo được hai yếu tố: an toàn trong hiện tại và tiềm năng trong tương lai. Đặc biệt là những sản phẩm được phát triển bởi các doanh nghiệp uy tín, có pháp lý rõ ràng, được chú trọng về hạ tầng, quy hoạch và gia tăng giá trị ổn định.

Báo cáo năm 2020 do Bộ Xây dựng công bố, mặc dù giao dịch năm 2020 giảm so với năm 2019, tuy nhiên sau thời điểm trầm lắng, giai đoạn nửa cuối năm đã có sự thay đổi đáng kể về lượng giao dịch, giá bất động sản vẫn giữ đà tăng trưởng. Đơn cử như tại Hà Nội, các khu vực ngoại thành như Sơn Tây, Hòa Lạc, Thạch Thất, Hoài Đức có mức giá 25 – 30 triệu/m2 tăng 50% so với năm 2019; các vùng như Đông Anh, Gia Lâm, Long Biên cũng tăng khoảng 20 – 30% so với năm 2019

𝐇𝐚̀ 𝐍𝐨̣̂𝐢 𝐬𝐞̃ 𝐜𝐨́ 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 đ𝐚̣𝐢 đ𝐨̂ 𝐭𝐡𝐢̣ 𝐧𝐡𝐚̀ 𝐨̛̉ 𝐠𝐢𝐚́ 𝐭𝐡𝐚̂́𝐩 𝐭𝐫𝐞̂𝐧 𝐭𝐨̂̉𝐧𝐠 𝐪𝐮𝐲 𝐦𝐨̂ 𝐡𝐨̛𝐧 𝟑𝟎𝟎𝐡𝐚Hiện Thành phố Hà Nội đã g...
01/03/2021

𝐇𝐚̀ 𝐍𝐨̣̂𝐢 𝐬𝐞̃ 𝐜𝐨́ 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 đ𝐚̣𝐢 đ𝐨̂ 𝐭𝐡𝐢̣ 𝐧𝐡𝐚̀ 𝐨̛̉ 𝐠𝐢𝐚́ 𝐭𝐡𝐚̂́𝐩 𝐭𝐫𝐞̂𝐧 𝐭𝐨̂̉𝐧𝐠 𝐪𝐮𝐲 𝐦𝐨̂ 𝐡𝐨̛𝐧 𝟑𝟎𝟎𝐡𝐚
Hiện Thành phố Hà Nội đã giao các nhà đầu tư nghiên cứu, lập quy hoạch chi tiết 05 khu đô thị nhà ở xã hội tập trung trên địa bàn với tổng diện tích khoảng 301,64 ha đất theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Theo thông tin từ Bộ Xây dựng, Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương ngày 28/12/2020 do Văn phòng Chính phủ chuyển đến theo Công văn số 95/VPCP-QHĐP ngày 06/01/2020. Theo văn bản này, có nội dung kiến nghị quan trọng là việc thực hiện thí điểm xây dựng khu nhà ở xã hội tập trung.

Trả lời câu hỏi này Bộ Xây dựng khẳng định trong năm 2021, Bộ Xây dựng sẽ tích cực phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trong việc nghiên cứu, đề xuất các tiêu chí để lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội độc lập, trong đó có dự án nhà ở xã hội độc lập có quy mô lớn (từ 50ha trở lên) trong quá trình nghiên cứu, xây dựng Thông tư quy định chi tiết Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ, dự kiến sẽ ban hành trong năm 2021.

Đồng thời, Bộ Xây dựng cho biết thêm hiện nay đối với dự án khu nhà ở xã hội tập trung, Thành phố Hà Nội đã giao các nhà đầu tư nghiên cứu, lập quy hoạch chi tiết 05 khu đô thị nhà ở xã hội tập trung trên địa bàn với tổng diện tích khoảng 301,64 ha đất theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 508/TB-VPCP ngày 31/10/2017 về phát triển quỹ nhà ở xã hội theo nguyên tắc cân đối tỷ lệ tổng thể với quy mô nhà ở thương mại trên toàn địa bàn Thành phố để hình thành các khu đô thị nhà ở xã hội tập trung, đồng bộ.

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc, Thành phố chọn thí điểm một số công trình, dự án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định và giao Bộ Xây dựng nghiên cứu kiến nghị của Thành phố Hà Nội trong quá trình rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật liên quan.

Ngày 09/4/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 41/NQ-CP, trong đó giao Bộ Xây dựng chủ trì nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung một số nội dung bất cập tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội để trình Chính phủ xem xét, ban hành trong quý IV năm 2020 theo trình tự thủ tục rút gọn.

Ngày 31/12/2020, Bộ Xây dựng đã có Tờ trình Chính phủ số 63/TTr-BXD về việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ. Trong đó, Bộ Xây dựng đã đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định có liên quan đến việc phát triển các dự án nhà ở xã hội độc lập (không phân biệt quy mô sử dụng đất) như:
- Bổ sung quy định về chấp thuận chủ trương đầu tư và lấy ý kiến thẩm định để chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội theo hướng đồng bộ pháp luật đầu tư và pháp luật nhà ở.

- Bổ sung khái niệm "Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội" để tạo điều kiện cơ sở pháp lý cho các nội dung hướng dẫn về thủ tục đầu tư xây dựng, thủ tục lựa chọn chủ đầu tư, xác định ưu đãi đối với chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội…

Sửa đổi, bổ sung một số cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội theo hướng: Thứ nhất, cho phép dự án nhà ở xã hội loại hình chung cư được điều chỉnh tăng mật độ xây dựng hoặc hệ số sử dụng đất để đảm bảo thống nhất với pháp luật về quy hoạch và tính khả thi.

Thứ hai, chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội được dành 20% tổng diện tích đất ở đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội (bao gồm cả dự án sử dụng quỹ đất 20%) để đầu tư xây dựng nhà ở thương mại nhằm bù đắp chi phí đầu tư, góp phần giảm giá bán, giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội và giảm kinh phí dịch vụ quản lý, vận hành nhà ở xã hội sau khi đầu tư.

Thứ ba, cho phép khấu trừ chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng khi chủ đầu tư phải thực hiện nghĩa vụ tài chính với địa phương; bổ sung quy định ưu đãi đối với trường hợp chủ đầu tư hoàn thành việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án xây dựng nhà ở xã hội trong vòng 12 tháng kể từ ngày được giao đất, cho thuê đất thì được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hỗ trợ đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong dự án với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực...

Cùng với đó là sửa đổi, bổ sung các quy định hướng dẫn lựa chọn chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 57 Luật Nhà ở đồng bộ với pháp luật về đấu thầu, đầu tư, nhà ở.

𝐁𝐨𝐧𝐠 𝐛𝐨́𝐧𝐠 𝐠𝐢𝐚́ 𝐛𝐚̂́𝐭 đ𝐨̣̂𝐧𝐠 𝐬𝐚̉𝐧 𝐩𝐡𝐢̀𝐧𝐡 𝐭𝐨 𝐧𝐡𝐮̛𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐨́ 𝐯𝐨̛̃Nửa thập niên qua, giá nhà đất liên tục tăng cao, dấy lên qu...
01/03/2021

𝐁𝐨𝐧𝐠 𝐛𝐨́𝐧𝐠 𝐠𝐢𝐚́ 𝐛𝐚̂́𝐭 đ𝐨̣̂𝐧𝐠 𝐬𝐚̉𝐧 𝐩𝐡𝐢̀𝐧𝐡 𝐭𝐨 𝐧𝐡𝐮̛𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐨́ 𝐯𝐨̛̃
Nửa thập niên qua, giá nhà đất liên tục tăng cao, dấy lên quan ngại b**g bóng giá được bơm căng mất kiểm soát, nhưng theo chuyên gia nó rất khó vỡ.

Đầu xuân Tân Sửu, Covid-19 bùng phát trở lại và diễn biến phức tạp song bất chấp biến số này đang tác động đến đời sống người dân và nền kinh tế, các chuyên gia đều tin giá bất động sản khó giảm, thậm chí vẫn tăng.

Các dự báo dựa trên cơ sở trước đó, năm Covid thứ nhất (năm 2020), giá bất động sản cũng đã tăng bất thường suốt hai đợt dịch. Xa hơn, nhìn lại dữ liệu từ các đơn vị khảo sát thị trường trong 5 năm trở lại đây (từ đầu năm 2016 đến nay), giá nhà đất vẫn chinh phục các kỷ lục mới, trong đó đỉnh điểm là những cơn sốt giai đoạn 2016-2017 và đầu năm 2018.

Dù trong điều kiện bình thường hay đại dịch, hàng hóa dồi dào hay khan hiếm, thanh khoản cao hay thấp, giá bất động sản vẫn tăng mạnh. Dù nhiều người lạc quan khi giá tài sản leo thang, không ít chuyên gia bắt đầu quan ngại về hiện tượng b**g bóng giá tích tụ, ngày càng được bơm căng, đe dọa sự phát triển bền vững của thị trường địa ốc.

Trao đổi với VnExpress, Phó trưởng khoa Kinh doanh quốc tế - Marketing Đại học Kinh tế TP HCM Huỳnh Phước Nghĩa thừa nhận: "B**g bóng giá bất động sản đang phình to nhưng khó vỡ. Đây là một nghịch lý nhưng lại hợp lý xét trong bối cảnh cá biệt của thị trường Việt Nam".

Ông Nghĩa phân tích, trước tiên hãy nhìn lại vì sao giá nhà đất tăng. Có rất nhiều nguyên nhân: chi phí đầu vào cao (chủ yếu là quỹ đất) khó tạo lập, chi phí tài chính ngày càng lớn, chi phí vật tư - nhân công leo thang. Vướng pháp lý dẫn đến nguồn cung chậm, khan hiếm hàng hóa mới khiến giá bị đội lên, hạ tầng phát triển liên tục cũng kích giá tài sản được bơm thổi té nước theo mưa...

Một nguyên nhân chủ quan khác là các nhà phát triển bất động sản và giới đầu tư đua nhau bán giá cao. Tuy nhiên, có một nhóm các nguyên nhân nguy hiểm hơn tác động đến việc hình thành b**g bóng giá đó là kỳ vọng của nhà đầu tư vào thị trường này quá lớn, thậm chí mạnh mẽ đến mức không gì ngăn cản được.
"Với đa phần người Việt, kênh đầu tư bất động sản là 'con gà đẻ trứng vàng'. Hoặc nếu họ không xem nhà đất là tài sản đầu tư, họ vẫn mua bằng mọi giá với mục đích trú ẩn và để dành. Đây là khởi nguồn của các hành vi bất thường sau đó", ông Nghĩa nhận định.

5 năm qua giá bất động sản tăng vọt ở biên độ cực lớn do kỳ vọng được thổi phồng. Bức tranh thị trường luôn được nhìn qua lăng kính lạc quan, một số có cơ sở, song rất nhiều kỳ vọng chỉ là giả định cho tương lai. Tất cả các bên tham gia thị trường địa ốc đều đặt kỳ vọng giá tài sản tăng. Doanh nghiệp kỳ vọng, nhà đầu tư thứ cấp, đầu cơ, khách hàng F1, F2... cũng kỳ vọng theo.

Thay vì sử dụng và khai thác các chức năng của nhà đất, giới đầu tư bất động sản có đặc điểm chung là chỉ có người bán giao dịch với nhau. Cụ thể, người bán thứ nhất (F1) bán cho khách hàng F2, sau đó trở thành người bán thứ hai đi săn lùng khách hàng F3, sẽ là người bán thứ ba. Vòng quay này phổ biến đến mức có khá ít giao dịch bán cho người tiêu dùng (mua để sử dụng). Cứ mỗi người bán bất động sản lại gửi gắm kỳ vọng vào mức giá cao hơn, hình thành nên khái niệm giá kỳ vọng. Nếu kỳ vọng quá nhiều, đồng nghĩa với giá bất động sản được bơm căng quá nhanh, sẽ tích tụ thành b**g bóng giá. Nếu b**g bóng càng phình to quá mức sẽ rất nguy hiểm vì có thể dẫn đến vỡ (sụp đổ).

Theo ông Nghĩa, nghịch lý lớn nhất chính là b**g bóng giá bất động sản đang phình to nhưng khó vỡ. Bởi lẽ dù giá tài sản leo thang nửa thập niên qua nhưng vẫn chưa xuất hiện cú sốc về giá. Để dễ hình dung, cú sốc về giá là hiện tượng sụp đổ giá kỳ vọng, có nghĩa là nhà đất hét giá cao không ai mua, bên bán vì muốn xả hàng phải hạ giá nhưng vẫn khó tìm được người mua sau cùng phải bán tháo (bán lỗ) để thoát hàng. Thị trường chưa xảy ra hiện tượng này trong 5 năm qua vì ngay cả khi bán giá thấp hơn, nhà đầu tư vẫn lãi. Thực tế cũng chứng minh các dự án mới chào bán giá kỷ lục so với mặt bằng giá khu vực vẫn có khách mua.

"Hiện nay khả năng b**g bóng giá nhà đất vỡ là không có vì những người đang nắm giữ tài sản quyết tâm ôm hàng, giữ giá cao, sẵn sàng chấp nhận chậm giao dịch để bảo toàn giá kỳ vọng. Nói cách khác, các chủ tài sản, tức những người bán chưa rơi vào thế bí phải bán đổ bán tháo", ông Nghĩa giải thích.

Phó trưởng khoa Kinh doanh quốc tế - Marketing Đại học Kinh tế TP HCM cảnh báo, khi b**g bóng giá nhà đất phình to là lúc không nên chủ quan. Bởi lẽ một khi b**g bóng giá sụp đổ hệ lụy rất khó lường. B**g bóng giá bất động sản bị bơm căng quá mức sẽ không đóng góp gì vào sự phát triển của nền kinh tế, thậm chí tác động xấu thêm. Khi phải tốn quá nhiều chi phí cho bất động sản sẽ mất dần chi phí đầu tư cho sáng tạo và mất dần cơ hội tái đầu tư cho nền kinh tế. Thậm chí bất ổn an sinh xã hội cũng xảy ra vì giá nhà đất quá cao.

Ông Nguyễn Lộc Hạnh, Tổng giám đốc Công ty Ngọc Châu Á xác nhận, giá bất động sản nhiều nơi đang tăng bất thường trong năm 2020, bất chấp trước đó đã tăng nhiều năm liền, dẫn đến nguy cơ hình thành b**g bóng giá là rất lớn. Tuy nhiên rất khó để đo lường hệ số rủi ro hay quy chụp b**g bóng giá nhà đất cho toàn thị trường vì bất động sản mang tính địa phương rất cao.

Các dấu hiệu để nhận biết b**g bóng giá là so sánh giá từng khu vực (vì biến động giá mỗi nơi mỗi khác), đồng thời còn phải xét đến tính thanh khoản. Giả định lạc quan rằng sẽ luôn có ai đó sẵn lòng mua nhà đất đang chào bán trên thị trường với mức giá cao kỷ lục và không màng đến giá trị thật sự của tài sản, câu hỏi đặt ra là có bao nhiêu giao dịch thật sự thành công. Khi thấy giá tăng, lo ngại b**g bóng giá, hãy nhìn vào thanh khoản đạt ở ngưỡng nào. Nếu giá cao, thanh khoản cũng cao có nghĩa là chu kỳ tăng trưởng vẫn chưa kết thúc. Trường hợp nếu giá cao thanh khoản thấp hoặc không ai mua, có thể b**g bóng giá đã bắt đầu xuất hiện.

Ông Phạm Lâm, CEO DKRA Việt Nam cho rằng giá nhà đất tăng cao là biểu hiện thị trường địa ốc vẫn đang trong chu kỳ tăng trưởng. Thay vì lo ngại b**g bóng giá bất động sản, hãy để thị trường tự điều tiết vấn đề này.

CEO DKRA giải thích, thị trường hoạt động theo quy luật cung cầu. Khi cung cầu gặp nhau (giao dịch thành công), tức là mức giá dù cao hay đắt đến đâu đã được chấp nhận và đây là giá thật, còn gọi là giá thị trường.

B**g bóng giá bất động sản chỉ thật sự xảy ra khi tài sản bán không ai mua, còn gọi là giá ảo. Mặc dù giá bất động sản tăng chủ yếu do kỳ vọng vào tương lai, nhưng chỉ những kỳ vọng có cơ sở vững chắc mới thúc đẩy sự tăng trưởng. "Hãy để thị trường tự lên tiếng đâu là giá thật và đâu là giá b**g bóng", ông Lâm nói.

𝐂𝐞𝐧𝐋𝐚𝐧𝐝 𝐯𝐚𝐲 𝐧𝐠𝐚̂𝐧 𝐡𝐚̀𝐧𝐠 𝐠𝐚̂̀𝐧 𝟏.𝟑𝟎𝟎 𝐭𝐲̉ đ𝐨̂̀𝐧𝐠 đ𝐞̂̉ 𝐦𝐮𝐚 𝐝𝐮̛̣ 𝐚́𝐧Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Bất động sản Thế kỷ (C...
01/03/2021

𝐂𝐞𝐧𝐋𝐚𝐧𝐝 𝐯𝐚𝐲 𝐧𝐠𝐚̂𝐧 𝐡𝐚̀𝐧𝐠 𝐠𝐚̂̀𝐧 𝟏.𝟑𝟎𝟎 𝐭𝐲̉ đ𝐨̂̀𝐧𝐠 đ𝐞̂̉ 𝐦𝐮𝐚 𝐝𝐮̛̣ 𝐚́𝐧
Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Bất động sản Thế kỷ (CenLand) vừa thông qua phương án vay BIDV tối đa 1.272 tỷ đồng.

Giao dịch này nhằm có tiền nhận chuyển nhượng 65 lô biệt thự và 12 lô liền kề dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới Hoàng Văn Thụ, Hà Nội. Thời hạn vay sẽ theo dòng tiền thực tế của dự án.

Quyết định được đưa ra trong bối cảnh ban lãnh đạo CenLand nhận định thị trường bất động sản năm nay còn nhiều rủi ro tiềm ẩn vì dịch bệnh.

Năm nay công ty này đặt mục tiêu doanh thu 4.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 355 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 89% và 18% so với năm trước. Doanh thu chuyển nhượng bất động sản dự kiến đóng góp lớn nhất với trên 2.370 tỷ đồng. Tiếp đến, hoạt động môi giới có thể mang về khoảng 1.550 tỷ đồng nhờ thị trường bất động sản hồi phục và công ty mở rộng phạm vi hoạt động.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2020, nợ phải trả của CenLand xấp xỉ 1.850 tỷ đồng. Con số này tăng hơn 1.100 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm và chiếm đến 47% tổng nguồn vốn. Trong số này có 370 tỷ đồng vay ngắn hạn ngân hàng và 450 tỷ đồng nợ trái phiếu. Các khoản vay được thực hiện bổ sung vốn lưu động, đầu tư thứ cấp vào các dự án bất động sản và trả chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp.

'𝐓𝐚̂𝐦 𝐥𝐲́ 𝐭𝐢𝐞̂̀𝐧 𝐦𝐚̣̆𝐭 𝐥𝐚̀ 𝐯𝐮𝐚' 𝐯𝐚̂̃𝐧 𝐜𝐡𝐢𝐞̂́𝐦 𝐥𝐢̃𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐢̣ 𝐭𝐫𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 đ𝐢̣𝐚 𝐨̂́𝐜28Kinh doanhBất động sảnThứ sáu, 26/2/2021, ...
01/03/2021

'𝐓𝐚̂𝐦 𝐥𝐲́ 𝐭𝐢𝐞̂̀𝐧 𝐦𝐚̣̆𝐭 𝐥𝐚̀ 𝐯𝐮𝐚' 𝐯𝐚̂̃𝐧 𝐜𝐡𝐢𝐞̂́𝐦 𝐥𝐢̃𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐢̣ 𝐭𝐫𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 đ𝐢̣𝐚 𝐨̂́𝐜
28
Kinh doanhBất động sảnThứ sáu, 26/2/2021, 08:40 (GMT+7)
'Tâm lý tiền mặt là vua' vẫn chiếm lĩnh thị trường địa ốc
Covid-19 khiến giới đầu tư trữ tiền mặt khá mạnh, song đợt dịch lần 3 việc thủ tiền 'tươi' thiên về săn cơ hội hơn là phòng vệ rủi ro.
Ông Đoàn Quốc Duyệt, Giám đốc Công ty Tín Thành cho biết, trong quý đầu năm 2021 tâm lý tiền mặt là vua có thể chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhưng đã ít nhiều thay đổi so với các đợt dịch đầu.

Ông Duyệt phân tích, việc trữ tiền mặt để dự phòng rủi ro đã từng xảy ra trong năm 2020, nhưng đợt dịch lần ba tâm lý giữ tiền mặt sẽ có chút thay đổi linh hoạt hơn. "Trữ cỡ nào thì có hàng tốt, giá tốt vẫn chốt mua ngay. Dòng tiền đầu tư sẽ hướng vào các phân khúc an toàn và có thanh khoản cao", ông nói.

Có thể hình dung, nếu số tiền dự phòng rủi ro của nhà đầu tư năm 2020 là 2 tỷ đồng, năm nay các nhà đầu tư có thể chỉ giữ một tỷ đồng rủi ro, một tỷ còn lại họ sẽ chọn kênh đầu tư, kinh doanh để hướng đến dòng vốn lưu động. Việc chia trứng theo mức độ an toàn của rổ tiền và ưu tiên phân khúc tài sản đại diện cho kênh trú ẩn an toàn được xem là diễn biến bình thường.

Theo ông Duyệt, năm nay nhà đầu tư sẽ mạnh dạn phân bổ tài chính đưa vào các kênh đầu tư trữ tiền do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, nhờ Nhà nước kiểm soát dịch tốt và tâm lý về Covid-19 ổn định hơn nên nhà đầu tư vẫn trữ tiền mặt nhưng không nặng tính phòng thủ.

Thứ hai, năm 2020 là năm biến động, nhưng các danh mục đầu tư từ chứng khoán, bất động sản, vàng, hay các thị trường đầu tư khác như tiền ảo... đều vẫn tiếp tục tăng trưởng. Sang năm 2021 các nhà đầu tư đã trữ tiền đều cảm nhận được đồng tiền mất giá, họ dần nhìn nhận lại và có sự thay đổi kế hoạch tài chính linh hoạt hơn so với năm 2020.
Ngoài ra, ông Duyệt cũng cho rằng Đại hội Đảng XIII ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế, các chính sách hỗ trợ và đầu tư công như phát triển đô thị, phát triển giao thông, hạ tầng, tiện ích và các dự án trọng điểm đều đang được đẩy mạnh. Diễn biến tích cực này phần lớn sẽ ảnh hưởng đến tầm nhìn và tâm lý của các nhà đầu tư. Vì thế, việc trữ tiền mặt trong năm 2021 được chia đều cho hai mục tiêu: thứ nhất là dự phòng rủi ro và thứ hai là săn cơ hội.

"Sau một năm 2020 săn hàng giá rẻ không có nhiều hiện tượng giảm giá, nhiều khả năng năm nay các nhà đầu tư sợ bỏ lỡ cơ hội mua giá tốt, nên họ sẽ quyết tâm hơn trong việc dùng tiền mặt săn lùng, mặc cả các tài sản tiềm năng", ông Duyệt cho hay.

Ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty Việt An Hòa dự báo, phản ứng của đợt Covid-19 cận Tết Nguyên đán đến thị trường bất động sản có thể dẫn đến cả 3 kịch bản tươi sáng, trung bình hay màu xám. Dù với kịch bản nào, trước mắt đại dịch đang tác động mạnh đến tâm lý của người mua bất động sản để ở lẫn đầu tư, đặc biệt những ai đang có dòng tiền và chuẩn bị chọn kênh trú ẩn an toàn sẽ có sự do dự đáng kể. Trong quý đầu năm, nhiều khả năng xu hướng giữ tiền mặt để phòng thủ sẽ diễn ra mạnh mẽ.

Theo ông Quang, việc phòng thủ tiền mặt là phản ứng nhanh nhất của giới đầu tư bất động sản khi thị trường xuất hiện các biến số khó lường. Quan sát diễn biến dòng tiền trong những ngày thị trường quay trở lại sau Tết, phản ứng tiếp theo là tâm lý phòng thủ có thể thúc đẩy dịch chuyển một phần tiền vào các kênh đầu tư liên thông có thanh khoản cao để đẩy mạnh tốc độ quay vòng vốn, mua nhanh bán nhanh.

Tuy nhiên, CEO Việt An Hòa dự báo, từ quý II trở đi, nếu đại dịch được kiểm soát tích cực, lượng tiền mặt được dự trữ này sẽ quay trở lại thị trường bất động sản để săn cơ hội tiềm năng. Lúc này, tâm lý tiền mặt là vua có thể chiếm lĩnh thị trường theo hướng các giao dịch tiền mặt được ưu tiên và có thể mặc cả giá tốt hơn là giao dịch bằng dòng tiền đi vay.

Đ𝐚̂̀𝐮 𝐭𝐮̛ 𝐛𝐚̂́𝐭 đ𝐨̣̂𝐧𝐠 𝐬𝐚̉𝐧 𝐭𝐨𝐚̀𝐧 𝐜𝐚̂̀𝐮 𝐬𝐞̃ 𝐭𝐚̆𝐧𝐠 𝐧𝐡𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐧𝐡𝐨̛̀ 𝐯𝐚𝐜𝐜𝐢𝐧𝐞Hơn 1.000 quỹ đầu tư vẫn tích cực săn tài sản giữ...
01/03/2021

Đ𝐚̂̀𝐮 𝐭𝐮̛ 𝐛𝐚̂́𝐭 đ𝐨̣̂𝐧𝐠 𝐬𝐚̉𝐧 𝐭𝐨𝐚̀𝐧 𝐜𝐚̂̀𝐮 𝐬𝐞̃ 𝐭𝐚̆𝐧𝐠 𝐧𝐡𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐧𝐡𝐨̛̀ 𝐯𝐚𝐜𝐜𝐢𝐧𝐞
Hơn 1.000 quỹ đầu tư vẫn tích cực săn tài sản giữa đại dịch và nhắm mục tiêu gần 300 tỷ USD bất động sản toàn cầu năm 2021.

Theo nghiên cứu của Savills toàn cầu, dù lượng đầu tư bất động sản trên toàn thế giới trong năm 2020 đã giảm 28% so với cùng kỳ năm 2019, nhưng không phải tất cả lĩnh vực đều chịu ảnh hưởng bất lợi. Lĩnh vực bất động sản công nghiệp và nhà ở chiếm thị phần ấn tượng lần lượt là 21% và 28% trong tổng các nguồn đầu tư, trong khi thị trường văn phòng vẫn có thị phần đạt 33%.

Nghiên cứu này dẫn lại dữ liệu từ Preqin, một công ty chuyên cung cấp số liệu tài chính, chỉ ra rằng tính đến đầu quý IV/2020, đã có hơn 1.000 quỹ trên thị trường, tăng gấp đôi so với tháng 1/2016. Các quỹ hiện đang nhắm mục tiêu đầu tư gần 300 tỷ USD, với tăng trưởng tiếp tục diễn tiến trong năm 2021. Theo Savills, bất chấp những bất ổn do Covid-19, sức hấp dẫn dài hạn của lĩnh vực bất động sản nói chung và số lượng quỹ nhắm vào lĩnh vực này vẫn tiếp tục tăng đặc biệt trong bối cảnh vaccine được tiêm ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.

Ông Rasheed Hassan, Giám đốc Bộ phận Đầu tư xuyên biên giới tại Savills nhận định, dù Covid-19 tác động xấu đến bất động sản, vẫn còn lượng đầu tư lớn đang chờ đợi để nhắm vào các thị trường mục tiêu ngay khi tình hình chung trở nên lạc quan hơn. Lĩnh vực hậu cần, bất động sản công nghiệp tiếp tục là lựa chọn hàng đầu trong 12 tháng tiếp theo. Lĩnh vực thị trường văn phòng được dự đoán quay lại hoạt động tích cực ngay khi các chương trình liên quan tới vaccine được triển khai rộng rãi trên thế giới.
Trước các thách thức đặt ra trong năm 2020, tầm quan trọng của các yếu tố về môi trường, xã hội và quản trị đối với các nhà đầu tư sẽ tiếp tục tăng lên, đặc biệt là khi nhiều Chính phủ đưa ra các tuyên bố "tình trạng khẩn cấp về khí hậu" và cam kết không phát thải khí nhà kính hoàn toàn.

Ngoài Trung Quốc và Đài Loan, Việt Nam thuộc nhóm các thị trường tại khu vực châu Á Thái Bình Dương đạt mức tăng trưởng GDP lạc quan trong năm 2020. Hoạt động kiểm soát Covid-19 hiệu quả, cùng ảnh hưởng của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) và căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, đã đem lại nhiều thuận lợi cho các nhà đầu tư ngành sản xuất, hậu cần, công nghiệp tại Việt Nam.

Ở lĩnh vực thị trường văn phòng, dữ liệu mới đây của Savills trong báo cáo về các thị trường trọng điểm Prime Benchmark cho thấy thị trường Hà Nội, TP HCM có chỉ số thuê ổn định, mức chênh chỉ đạt 0,5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong bối cảnh các thị trường lớn khác đã có mức chênh lệch đáng kể do ảnh hưởng Covid-19.

Với tín hiệu khả quan về các chương trình vaccine được triển khai rộng rãi trong năm 2021, Savills dự báo tăng trưởng tại thị trường châu Á Thái Bình Dương có nhiều tín hiệu lạc quan. Đa phần, các kỳ vọng xoay quanh việc nới lỏng các biện pháp kiềm toả dịch bệnh, tháo gỡ dần tình trạng đóng cửa biên giới, và sự trở lại của hoạt động đầu tư bất động sản xuyên biên giới. Trong ngắn hạn, lãi suất thấp có khả năng vẫn tiếp tục và sẽ hỗ trợ ngành bất động sản, trong khi các nguồn vốn lớn chưa được phân bổ trong khu vực sẽ thúc đẩy các hoạt động giao dịch trở nên cạnh tranh hơn.

Address


Telephone

+84866006696

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Kênh thông tin đầu tư BĐS toàn quốc posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Shortcuts

  • Address
  • Telephone
  • Alerts
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Media Company?

Share