Hóng Biến Bắc Giang

  • Home
  • Hóng Biến Bắc Giang

Hóng Biến Bắc Giang 982,122 người thích. Vẻ đẹp Bắc Giang Kênh truyền thông đa phương tiện về tin

Sáu Âm Tiết Trong Thần Chú: Thanh Tịnh Hóa Sáu Cõi Luân Hồi OM MANI PADME HUMTsangar Tulku Rinpoche, đã cho rằng 6 âm ti...
14/08/2023

Sáu Âm Tiết Trong Thần Chú: Thanh Tịnh Hóa Sáu Cõi Luân Hồi

OM MANI PADME HUM

Tsangar Tulku Rinpoche, đã cho rằng 6 âm tiết trong thần chú Om Mani Padme Hum là để thanh tịnh hóa 6 cõi luân hồi như sau:

– Om: Thanh tịnh hóa cõi Trời, nơi ở của chư Thiên (Deva), bằng cách giúp chư Thiên loại bỏ tính tự phụ, kiêu căng (pride) và thỏa mãn với hạnh phúc tròn đầy (bliss), và cầu mong họ được tái sinh vào cõi Hoàn Hảo của ngài Quán Thế Âm (Perfect Realm of Potala).

– Ma: Thanh tịnh hóa cõi A-tu-la (nơi ở của các vị thần Āsura), bằng cách giúp các vị thần A-tu-la loại bỏ tính ganh tỵ (Jealousy) và lòng ham muốn các thú vui (Lust for entertainment), và mong muốn họ tái sinh vào cõi Hoàn Hảo của ngài Quán Thế Âm (Perfect Realm of Potala).

– Ni: Thanh tịnh hóa cõi Người (Human) bằng cách giúp loại bỏ lòng đăm mê và tham muốn (passion/desire), và mong muốn họ tái sinh vào Thế Giới Cực Lạc (tiếng Tây Tạng: Dewachen) của đức Phật A Di Đà.

– Pad: Thanh tịnh hóa cõi Súc Sinh (Animal) bằng cách giúp loại bỏ ngu dốt, vô minh và thành kiến (ignorance/prejudice), và mong muốn được tái sinh vào cõi Có Sự Hiện Diện của Bồ-tát Quán Thế Âm (The Presence of Protector (Chenrezig)).

– Me: Thanh tịnh hóa cõi Ngạ Quỷ ( Preta, Hungry Ghost) bằng cách giúp loại bỏ sự nghèo đói, thiếu thốn vật dụng (poverty/possessiveness) và mong muốn được tái sinh vào cõi Hoàn Hảo của Bồ Tát Quán Thế Âm (The Perfect Tealm of Potala)

– Hūm: Thanh tịnh hóa cõi Địa Ngục (nơi ở của Naraka, chúng sinh trong địa ngục) bằng cách giúp loại bỏ tính xâm lấn, gây hấn, và lòng căm thù (aggression/hatred), và mong được tái sinh vào cõi Có Tòa Sen của ngài Quán Thế Âm (The Presence of Lotus Throne of Chenrezig) .

Đáp án cho những hài cốt “ma cà rồng” tìm thấy tại Ba LanTheo daily mail, công bố mới nhất của Đại học South Alabama cho...
14/08/2023

Đáp án cho những hài cốt “ma cà rồng” tìm thấy tại Ba Lan

Theo daily mail, công bố mới nhất của Đại học South Alabama cho thấy, những hài cốt của “ma cà rồng” được tìm thấy tại Ba Lan là của những bệnh nhân trong một đại dịch tả.

Các nhà nghiên cứu thuộc đại học South Alabama đã nghiên cứu một số bộ hài cốt tìm thấy tại một nghĩa trang ở thị trấn Drawsko Pomorskie phía Tây Ba Lan.

Tổng cộng có 285 bộ xương người đã được khai quật từ nhiều vùng của Ba Lan từ năm 2008 đến năm 2012. Trong đó có 6 bộ hài cốt được chôn cất một cách lạ lùng bao gồm hài cốt của 1 người nam trưởng thành, 3 người nữ, 1 thiếu niên và 1 trẻ em. Theo đó, những bộ hài cốt kỳ lạ được chôn cùng chiếc lưỡi liềm đặt trên cổ và hòn đá dưới cằm cùng một số tiền xu.

Những hài cốt được tìm thấy được chôn cùng chiếc lưỡi liềm đặt trên cổ và hòn đá dưới cằm

Theo một số tín ngưỡng, người xưa cho rằng nếu ai đó sống làm nhiều việc xấu sẽ biến thành "ma cà rồng" sau khi chết. Và để ngăn chặn không cho họ biến thành "ma cà rồng" và quay về gây hại cho người sống thì phải đâm vào ngực họ thanh sắt, thanh gỗ hay đặt viên đá dưới cằm... người bị cho là "ma cà rồng".

Ban đầu người ta nghĩ rằng, 6 bộ hài cốt trên là của “ma cà rồng” vì cách chôn cất kỳ lạ, khác biệt với những ngôi mộ khác.

Nhưng, không giống như mộ các ma cà rồng khác ở Đông Âu thường được chôn ở các vùng ngoại ô, những thi hài “ma cà rồng” này được chôn cùng những người khác trong nghĩa trang.

So sánh với thời điểm chôn cất của những ngôi mộ này, các nhà khoa học nhận thấy, có sự trùng lặp với thời điểm xảy ra dịch tả vào khoảng thế kỷ 17.

Tiến sĩ Gregoricka và các đồng nghiệp đã tiến hành điều tra nghiên cứu. Bằng cách đo tỷ lệ đồng vị phóng xạ strontium từ men răng và so sánh với đồng vị strontium động vật địa phương, kết quả chỉ ra, những người trong mộ chủ yếu là dân địa phương và mắc phải một bệnh dịch. Từ đây, các chuyên gia Ba Lan nhận định, những người này thực sự chết vì bệnh dịch tả bùng phát vào khoảng thế kỷ 17.

Tiến sĩ Gregoricka giải thích: “Những người ở thời kỳ hậu Trung cổ không hiểu rõ bệnh tả lây lan như thế nào. Thay vì giải thích một cách có khoa học, thì họ lại giải thích như một hiện tượng siêu nhiên. Và quy kết rằng, những người bệnh là "ma cà rồng" nên phải bị trừng phạt".

Dịch tả đã quét qua Ba Lan trong thế kỷ 17 do bị ô nhiễm nguồn nước. Những bộ hài cốt được chôn cất một cách kỳ lạ có thể là những người đầu tiên chết vì dịch bệnh nên bị quy kết là ma cà rồng.

Theo daily mail, công bố mới nhất của Đại học South Alabama cho thấy, những hài cốt của “ma cà rồng” được tìm thấy tại Ba Lan là của những bệnh nhân trong một đại dịch tả.

Đào đường, kinh hãi lạc vào mộ tập thể của 450 "ma cà rồng"Anh Thư | 12/06/2023 09:16A A(NLĐO) - Các công nhân làm đường...
14/08/2023

Đào đường, kinh hãi lạc vào mộ tập thể của 450 "ma cà rồng"
Anh Thư | 12/06/2023 09:16A A

(NLĐO) - Các công nhân làm đường ở làng Luzino, Đông Bắc Ba Lan đã tình cờ tìm thấy một ngôi mộ đáng sợ trong đó người quá cố bị "trấn yểm" bằng nhiều bước vì bị nghi là ma cà rồng.

Theo Ancient Origins, những bộ hài cốt nguyên vẹn nhất khai quật được đều nằm trong tư thế đáng sợ với hộp sọ đặt giữa hai chân, kèm theo một đồng xu trong miệng. Trong mộ còn có 3 chiếc bình khổng lồ đựng rất nhiều xương cốt khác.

Các nhà khảo cổ ước tính tổng số hài cốt trong ngôi mộ tập thể này lên tới 450, được chôn cất vào thế kỷ XIX.

Trả lời trên tờ First News của Ba Lan, nhà khảo cổ địa phương Maciej Stromski, một trong những người phụ trách cuộc khai quật, cho biết kiểu chôn cất đáng sợ này thể hiện niềm tin vào việc người chết trỗi dậy từ mộ phần.

Nói cách khác, họ bị nghi ngờ là ma cà rồng, nên đã bị "trấn yểm" tàn khốc sau khi qua đời.

Các hài cốt bị chôn cất theo nghi thức áp đặt lên "ma cà rồng" thường rất hiếm, việc phá thiện ra ngôi mộ với lượng người lớn như thế có thể liên quan đến một bệnh dịch lây truyền trong khu vực 200 năm trước.

Các tài liệu cũ cho thấy những người bị nghi ngờ là ma cà rồng thường là người mắc cách bệnh khiến họ trông nhợt nhạt hoặc phải tránh ánh sáng, hoặc phải bổ sung máu động vật do bị thiếu máu nghiêm trọng, ví dụ một số rối loạn di truyền.

Ngoài ra, bệnh lao cũng là nguyên nhân phổ biến của việc nghi oan này, vì bệnh nhân thường trông tái nhợt và ho ra máu, vẻ ngoài gầy còm phù hợp với các đặc điểm mô tả ma cà rồng trong văn hóa dân gian.

Truyền thuyết về ma cà rồng rất đa dạng ở Ba Lan và có nhiều niềm tin khác nhau về hành động có thể khiến ma cà rồng không sống dậy sau khi chết.

Một số ngôi mộ được "trấn yểm" bằng cách đặt các đồ vật như tỏi, thánh giá hoặc nước thánh gần thi thể; trong khi một số mộ khác tiết lộ các biện pháp cực đoan và đáng sợ hơn như chặt đầu đóng cọc gõ xuyên tim, nhốt bằng quan tài thép...

(NLĐO) - Các công nhân làm đường ở làng Luzino, Đông Bắc Ba Lan đã tình cờ tìm thấy một ngôi mộ đáng sợ trong đó người quá cố bị trấn yểm bằng nhiều bước vì bị nghi là ma cà rồng.

Công giáo RomaCác vụ bê bốiTrong thập niên 1990 và 2000, giới truyền thông trên thế giới đã phanh phui việc lạm dụng tìn...
14/08/2023

Công giáo Roma

Các vụ bê bối

Trong thập niên 1990 và 2000, giới truyền thông trên thế giới đã phanh phui việc lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên của giáo sĩ Công giáo tại nhiều quốc gia. Giáo hội Công giáo bị chỉ trích vì một vài Giám mục đã bao che cho các linh mục bị cáo buộc, không xử lý mà lại thuyên chuyển họ đến mục vụ nơi khác, để tình trạng này tiếp diễn.[87]

Hiện nay, Giáo hội Công giáo đã thiết lập thủ tục chính thức để giải quyết vấn đề này. Người phát ngôn của Vatican cho biết họ xử lý rất nghiêm chỉnh đối với vụ tai tiếng lạm dụng tình dục trẻ em. Ông cũng nói các nhà lãnh đạo giáo hội phải hợp tác với nhà chức trách dân sự về những trường hợp lạm dụng tình dục trẻ em. Theo văn phòng của Giáo hội đang phụ trách về sự việc, họ đã nhận được đơn tố cáo về hơn 4.000 vụ trong thập niên qua.[88] Trước những chỉ trích của dư luận, Giáo hoàng Biển Đức XVI nói rằng dù trong bất cứ hoàn cảnh nào thì cũng không thể khăng khăng xem hành vi tội lỗi này như là một tội của chỉ riêng Công giáo.[89]

Kể từ đầu năm 2012, Tòa Thánh Vatican cũng trải qua cuộc khủng hoảng sau khi người quản gia của Giáo hoàng Biển Đức XVI bị bắt vì tình nghi làm rò rỉ tài liệu mật, còn chủ tịch ngân hàng của Tòa Thánh bị sa thải. Vụ rò rỉ tài liệu này được giới truyền thông gọi là VatiLeaks (chơi chữ của WikiLeaks), khiến Giáo hoàng phải chỉ đạo Giáo triều Rôma thành lập một hội đồng đặc biệt để điều tra vì nó làm ảnh hưởng đến uy tín của Tòa Thánh.[90]

Vào khoảng tháng 4 năm 1994 cho đến tháng 7, cộng đồng đa số người Hutu đã giết chết khoảng 800 000 người Tutsi và Hutu ôn hòa trong một cuộc thảm sát kéo dài 100 ngày. Một số người sống sót nói rằng các linh mục Công giáo và các nữ tu đã sát hại nhiều người thiểu số Tutsi. Một số nhân chứng khác nói rằng hàng giáo phẩm đã phản bội lại những người cố gắng tìm kiếm sự trú ẩn ngay trong các nhà thờ Công giáo. Mãi đến thời gian gần đây, Giáo hoàng Francis mới gặp mặt tổng thống Rwanda Paul Kagame để xin tha thứ về tội lỗi của các linh mục Công giáo và các nữ tu đã ra tay sát hại người dân Rwanda vô tội vào năm 1994. Ảnh hưởng tiêu cực của vụ thảm sát Rwanda 1994 khiến nhiều người thờ phượng đã chuyển sang các dòng Kitô giáo khác sau vụ diệt chủng.

Tháng 3 năm 1989, tại Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương (khóa VI), Nông Đức Mạnh được bầu làm Ủy viên chính th...
14/08/2023

Tháng 3 năm 1989, tại Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương (khóa VI), Nông Đức Mạnh được bầu làm Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Tháng 8 năm 1989, ông được phân công làm trưởng Ban Dân tộc Trung ương.

Tháng 11 năm 1989, ông được bầu bổ sung đại biểu Quốc hội khóa VIII và được bầu làm Phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội.

Ngày 26 tháng 6 năm 1991, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nông Đức Mạnh được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị. Ông trở thành người dân tộc thiểu số đầu tiên có tên trong danh sách Bộ Chính trị. Ngày 23 tháng 9 năm 1992, ông được bầu làm Chủ tịch Quốc hội khóa IX. Ông trở thành Chủ tịch Quốc hội đầu tiên là một người dân tộc thiểu số.

Ngày 30 tháng 6 năm 1996, ông tái cử Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII. Ngày 18 tháng 9 năm 1997, ông tái đắc cử Chủ tịch Quốc hội khóa X. Đến tháng 1 năm 1998, ông được Ban Chấp hành Trung ương phân công vào Thường vụ Bộ Chính trị.

Ngày 22 tháng 4 năm 2001, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX và được Ban Chấp hành Trung ương bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Ông là người dân tộc thiểu số đầu tiên và cũng là người đầu tiên có bằng đại học giữ chức vụ này. Trong kì đại hội này, ông đã bãi bỏ chế độ Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Thường vụ Bộ Chính trị. Đến ngày 27 tháng 6 năm 2001, ông được Quốc hội miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội và được Nguyễn Văn An kế nhiệm.

Ngày 25 tháng 4 năm 2006, ông tiếp tục được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X và được Ban Chấp hành Trung ương bầu lại làm Tổng bí thư, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI vào ngày 19 tháng 1 năm 2011, ông thôi làm Uỷ viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI và được Nguyễn Phú Trọng kế nhiệm chức vụ Tổng bí thư. Sau Đại hội Đảng, ông chính thức nghỉ hưu.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đắc cử Chủ tịch nướcVới 99,79% số đại biểu Quốc hội bỏ phiếu đồng ý, Tổng bí thư Nguyễn Phú...
14/08/2023

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đắc cử Chủ tịch nước

Với 99,79% số đại biểu Quốc hội bỏ phiếu đồng ý, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đắc cử Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN VN.

Sáng 23.10.2018, sau khi nghe báo cáo kết quả thảo luận tại đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và giải trình, tiếp thu ý kiến của các ĐB về dự kiến nhân sự bầu Chủ tịch nước, QH đã tiến hành bầu Chủ tịch nước bằng hình thức bỏ phiếu kín. Kết quả, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được QH bầu làm Chủ tịch nước với số phiếu gần như tuyệt đối 99,79% (476/477 ĐBQH tham gia bỏ phiếu).

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng bước lên bục nghi lễ, cúi dưới cờ Tổ quốc, đặt tay lên Hiến pháp, tuyên thệ: “Dưới cờ đỏ thiêng liêng của Tổ quốc, trước QH, trước đồng bào cử tri cả nước, tôi - Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN VN, xin tuyên thệ: tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN VN, nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó”.

Với 99,79% số đại biểu Quốc hội bỏ phiếu đồng ý, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đắc cử Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN VN.

Nhìn lại những diễn biến chính trong vụ kiện Trịnh Vĩnh BìnhTào Minh - 13/04/2019 07:08Như VietnamFinance đã thông tin, ...
14/08/2023

Nhìn lại những diễn biến chính trong vụ kiện Trịnh Vĩnh Bình

Tào Minh - 13/04/2019 07:08

Như VietnamFinance đã thông tin, tối 12/4, Bộ Tư pháp Việt Nam đã phát đi một thông cáo về vụ kiện Trịnh Vĩnh Bình.

Thông cáo của Bộ Tư pháp phát đi trong bối cảnh mạng xã hội lan truyền thông tin ông Trịnh Vĩnh Bình đã thắng kiện Chính phủ Việt Nam. Theo đó, Chính phủ Việt Nam phải bồi thường cho ông Bình 37,5 triệu USD và nộp án phí 7,9 triệu USD.

"Hiện nay, một số trang thông tin điện tử và mạng xã hội đưa tin, phản ánh không chính xác nội dung của Phán quyết cùng với những diễn giải, suy đoán chủ quan gây hiểu nhầm trong dư luận”, thông cáo của Bộ Tư pháp viết.

……

(VNF) – Kể từ khi rời Việt Nam, ông Trịnh Vĩnh Bình đã có 2 lần đâm đơn kiện Chính phủ Việt Nam tại tòa quốc tế.

Toà quốc tế đang xem xét vụ kiện của ông Trịnh Vĩnh BìnhLãnh đạo Văn phòng Chính phủ thông tin về vụ công dân Hà Lan gốc...
14/08/2023

Toà quốc tế đang xem xét vụ kiện của ông Trịnh Vĩnh Bình

Lãnh đạo Văn phòng Chính phủ thông tin về vụ công dân Hà Lan gốc Việt kiện đòi Chính phủ bồi thường 1,25 tỷ USD.

VnExpress
Thứ tư, 30/8/2017, 20:06 (GMT+7)

Tại buổi họp báo Chính phủ chiều 30/8, phóng viên nêu câu hỏi về quan điểm và phản ứng của Chính phủ trước việc ông Trịnh Vĩnh Bình, một người Hà Lan gốc Việt kiện Chính phủ Việt Nam đòi bồi thường 1,25 tỷ USD, được toà án quốc tế phán xét.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, quan điểm của Chính phủ, của Thủ tướng là tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch cả với doanh nghiệp trong và ngoài nước.

"Theo các nguyên tắc về bảo hộ, khi có vấn đề tranh chấp vi phạm thoả thuận của một địa phương nào đó với nhà đầu tư nước ngoài thì họ không kiện địa phương mà kiện Chính phủ", ông Dũng nói và cho biết Toà quốc tế đang xem xét nên "chúng ta cũng phải đợi thôi".

Đầu thập niên 1990, ông Trịnh Vĩnh Bình (khi đó đã có quốc tịch Hà Lan) đưa tiền, vàng về Việt Nam đầu tư vào nhiều dự án tại các tỉnh phía Nam.

Năm 1998, TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kết án tù ông Bình về tội “vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai”, đồng thời phạt tiền và buộc nộp lại nhiều tài sản. Một số công chức có liên quan đến vụ án của ông Bình đã bị truy tố.

Sau khi rời khỏi Việt Nam, năm 2003, ông Trịnh Vĩnh Bình nhờ tổ hợp luật sư đại diện để kiện Chính phủ Việt Nam ra toà án quốc tế, đòi bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, ông Bình sau đó rút đơn kiện.

Tháng 1/2015, ông Bình tiếp tục đâm đơn kiện lần thứ hai. Phiên tòa lần này diễn ra tại Tòa án Trọng tài Quốc tế ở Paris, Pháp từ ngày 21 đến 31/8.

Lãnh đạo Văn phòng Chính phủ thông tin về vụ công dân Hà Lan gốc Việt kiện đòi Chính phủ bồi thường 1,25 tỷ USD.

Vì sao ông Trịnh Vĩnh Bình kiện Chính phủ đòi 1,25 tỷ USD?Bị tuyên 11 năm tù, doanh nhân Việt kiều trốn thi hành án, kiệ...
14/08/2023

Vì sao ông Trịnh Vĩnh Bình kiện Chính phủ đòi 1,25 tỷ USD?

Bị tuyên 11 năm tù, doanh nhân Việt kiều trốn thi hành án, kiện Chính phủ Việt Nam ra Trung tâm trọng tài Quốc tế ICC đòi bồi thường 1,25 tỷ USD.

VnExpress
Thứ sáu, 1/9/2017, 09:45 (GMT+7)

Theo tài liệu cơ quan điều tra, ông Trịnh Vĩnh Bình sinh năm 1947 tại Sóc Trăng, cùng vợ con và hai em vượt biên sang Hà Lan năm 1976. Từ năm 1981 đến tháng 8/1996, ông về nước 63 lần, mang theo tổng cộng hơn 2,3 triệu USD và gần 100 kg vàng.

Thời điểm này pháp luật chưa cho phép Việt kiều mua bán, sở hữu, đứng tên nhà cửa, đất đai. "Nhưng để thực hiện việc kinh doanh bất động sản - cách là sinh lợi nhiều nhất, ông Bình đã chọn một số người thân để giúp sức", cơ quan điều tra nhận định.

Thành lập Công ty TNHH Tín Thành, Công ty Cổ phần Bình Châu chuyên mua bán nông, thủy hải sản tại Vũng Tàu với 12 cổ đông, song ông Bình bỏ vốn 100%. Doanh nhân này chỉ đạo nhân viên làm giả hộ khẩu cho hàng loạt người thân tại TP HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu để đứng tên nhà đất mua được và nhận đất trồng rừng trái pháp luật.

Cơ quan an ninh điều tra tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xác định, năm 1992, ông Bình và một số nhân viên đưa hối lộ 510 triệu đồng cho Tạ Quang Luyện (cán bộ Công ty Phát triển nhà tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), Nguyễn Văn Huế (cán bộ Chi nhánh Phát triển kinh tế nông thôn phía Nam) để mẹ và các em vợ được nhận hơn 500 ha đất trồng rừng. "Không đầu tư trồng rừng như cam kết, 400 ha đất bị chính quyền thu hồi nhưng khi bán số đất còn lại ông Bình đã thu được hơn 6 tỷ đồng".

Cuối năm 1996 khi cùng những người liên quan bị khởi tố về hành vi Vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai; Đưa và nhận hối lộ, ông Bình đã thu gom gần 2,5 triệu m2 đất, 11 căn nhà nằm rải rác từ TP HCM, dọc Quốc lộ 51, Vũng Tàu. Ở những phi vụ mua bán trước đó (khoảng 30.000 m2 đất), Việt kiều Hà Lan thu lãi hơn 10 tỷ đồng.

Tại ngoại hầu toà năm 1998, ông Bình bị tuyên 13 năm tù về hai tội danh. HĐXX huỷ toàn bộ các quyết định giao đất, hợp đồng mua bán đất trái phép và giao những bất động sản này cho chính quyền địa phương quản lý...

Trong đơn kháng cáo kêu oan sau đó, ông Bình cho rằng "mang vàng, ngoại tệ về Việt Nam là để đầu tư; việc đầu tư thông qua người thân là hợp pháp".

Giảm cho ông Bình 2 năm tù do số lượng đất vi phạm ít hơn kết luận của cấp sơ thẩm, song Toà Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM xác định "hành vi mua bán đất đai trái phép của ông Bình không được coi là đầu tư".

"Hành vi này gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, tích tụ, đầu cơ số lượng đất rất lớn tại các vùng sung yếu... gây ảnh hưởng xấu đến quản lý đất đai ở địa phương; gây thất thoát thuế của nhà nước lên đến 12 tỷ đồng", bản án nhận định.

Không thi hành bản án đã có hiệu lực, ông Bình bỏ trốn và bị Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ra quyết định truy nã toàn quốc.

Sau khi về Hà Lan, năm 2003, ông Bình với tư cách nhà đầu tư, nhờ tổ hợp luật sư kiện Chính phủ Việt Nam đòi bồi thường thiệt hại. Phía ông Bình viện dẫn các quy định của Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư mà Việt Nam đã ký kết với Hà Lan vào năm 1994 làm căn cứ khởi kiện.

Đến năm 2006, ông Bình được Chính phủ miễn chấp hành hình phạt tù trước đó, cho về Việt Nam và xem xét giải quyết trả một số tài sản hợp pháp. Tuy nhiên, do sai phạm của một số cá nhân tại cơ quan thi hành án ảnh hưởng đến tài sản của ông Bình nên việc này chưa được thực hiện.

Tháng 1/2015, ông Bình tiếp tục đâm đơn kiện lần thứ hai, đòi bồi thường 1,25 tỷ USD. Phiên tòa lần này diễn ra tại Trung tâm trọng tài Quốc tế ICC ở Paris, Pháp từ ngày 21/8.

Tại buổi họp báo chiều 30/8, trả lời câu hỏi về quan điểm và phản ứng của Chính phủ trước vụ kiện của ông Trịnh Vĩnh Bình, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng - cho biết, theo các nguyên tắc về bảo hộ đầu tư, khi có tranh chấp vi phạm thoả thuận với một địa phương nào đó (trong vụ này là Bà Rịa - Vũng Tàu), nhà đầu tư nước ngoài không kiện địa phương mà sẽ kiện Chính phủ.

"Quan điểm của Chính phủ, của Thủ tướng là tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch cả với doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trung tâm trọng tài Quốc tế đang xem xét vụ kiện nên chúng ta cũng phải đợi thôi", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.

Bị tuyên 11 năm tù, doanh nhân Việt kiều trốn thi hành án, kiện Chính phủ Việt Nam ra Trung tâm trọng tài Quốc tế ICC đòi bồi thường 1,25 tỷ USD.

14/08/2023

45 triệu USD, tương đương 1.062 tỷ đồng.

Vụ Trịnh Vĩnh Bình: Thông tin trên mạng xã hội không chính xácTheo Bộ Tư pháp Việt Nam, phán quyết về vụ Trịnh Vĩnh Bình...
14/08/2023

Vụ Trịnh Vĩnh Bình: Thông tin trên mạng xã hội không chính xác

Theo Bộ Tư pháp Việt Nam, phán quyết về vụ Trịnh Vĩnh Bình, các bên có trách nhiệm giữ bí mật Phán quyết. Hiện một số trang thông tin điện tử và mạng xã hội đưa tin, phản ánh không chính xác.

Cuối chiều nay, Bộ Tư pháp phát đi thông cáo báo chí về vụ kiện Trịnh Vĩnh Bình.

Bộ Tư pháp cho biết, ngày 10/4, Hội đồng Trọng tài được thành lập theo Quy tắc Trọng tài UNCITRAL đã ban hành Phán quyết về vụ kiện đầu tư của ông Trịnh Vĩnh Bình đối với Chính phủ Việt Nam.

Phán quyết này dựa trên cơ sở Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Hà Lan.

Theo quy định của tố tụng trọng tài, các bên có trách nhiệm giữ bí mật Phán quyết.

Tuy nhiên, hiện nay, một số trang thông tin điện tử và mạng xã hội đưa tin, phản ánh không chính xác nội dung của Phán quyết cùng với những diễn giải, suy đoán chủ quan gây hiểu nhầm trong dư luận.

Bộ Tư pháp đang phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan và công ty Luật đại diện cho Chính phủ Việt Nam nghiên cứu kỹ nội dung Phán quyết để thực hiện các bước tiếp theo phù hợp với quy định của pháp luật, bảo đảm tối đa quyền và lợi ích của Chính phủ Việt Nam.

Hai ngày qua, trên Facebook và nhiều trang tin điện tử dẫn lại thông tin từ báo nước ngoài cho rằng, Tòa án Trọng tài Quốc tế vừa gửi thông báo về việc ông Trịnh Vĩnh Bình thắng kiện Chính phủ Việt Nam. Theo đó, chính phủ Việt Nam buộc phải bồi thường cho triệu phú người Hà Lan gốc Việt tổng cộng 37.581.596 đôla thiệt hại và gần 7,9 triệu đôla án phí.

Tuy nhiên, thông tin này đã được Bộ Tư pháp khẳng định là tin không chính xác.

Theo Bộ Tư pháp Việt Nam, phán quyết về vụ Trịnh Vĩnh Bình, các bên có trách nhiệm giữ bí mật Phán quyết. Hiện một số trang thông tin điện tử và mạng xã hội đưa tin, phản ánh không chính xác.

Bộ Tư pháp nói gì về phán quyết vụ án Trịnh Vĩnh Bình?bo tu phap noi gi ve phan quyet vu an trinh vinh binhNội dung thôn...
14/08/2023

Bộ Tư pháp nói gì về phán quyết vụ án Trịnh Vĩnh Bình?

bo tu phap noi gi ve phan quyet vu an trinh vinh binh
Nội dung thông cáo cho biết: Ngày 10/4/2019, Hội đồng Trọng tài được thành lập theo Quy tắc Trọng tài UNCITRAL đã ban hành Phán quyết về Vụ kiện đầu tư của ông Trịnh Vĩnh Bình đối với Chính phủ Việt Nam trên cơ sở Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Hà Lan.

Theo quy định của tố tụng trọng tài, các bên có trách nhiệm giữ bí mật Phán quyết. Tuy nhiên, hiện nay, một số trang thông tin điện tử và mạng xã hội đưa tin, phản ánh không chính xác nội dung của Phán quyết cùng với những diễn giải, suy đoán chủ quan gây hiểu nhầm trong dư luận. Nội dung phản ánh không chính xác bao gồm việc chính phủ Việt Nam buộc phải bồi thường cho triệu phú người Hà Lan gốc Việt tổng cộng 37.581.596 đôla thiệt hại và gần 7,9 triệu đôla án phí.

Bộ Tư pháp đang phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan và Công ty Luật đại diện cho Chính phủ Việt Nam nghiên cứu kỹ nội dung Phán quyết để thực hiện các bước tiếp theo phù hợp với quy định của pháp luật, bảo đảm tối đa quyền và lợi ích của Chính phủ Việt Nam.

Ông Trịnh Vĩnh Bình là một Việt kiều có quốc tịch Hà Lan. Ông đầu tư vào Việt Nam từ thập niên 80, bị bắt vào năm 1996. Ông bị phạt tù 13 năm (sau tòa phúc thẩm giảm xuống 11 năm), phạt tiền và bị tịch thu các tài sản sang nhượng bất hợp pháp.

Chiều 12/4, Bộ Tư pháp đã phát đi thông cáo báo chí về vụ kiện Trịnh Vĩnh Bình.

Đã đến lúc phải hoàn chỉnh một chính sách đối với Việt kiềuNhững ngày xuân Kỷ Mão, hàng trăm ngàn bà con kiều bào khắp n...
14/08/2023

Đã đến lúc phải hoàn chỉnh một chính sách đối với Việt kiều

Những ngày xuân Kỷ Mão, hàng trăm ngàn bà con kiều bào khắp nơi trên thế giới về vui Tết với gia đình, quê hương. Lịch sử đất nước chúng ta qua nhiều thập kỷ biến động, kiều bào có mặt ở khắp mọi nơi. Tôi đã gặp nhiều bà con, họ ra nước ngoài bằng nhiều con đường - kể cả trước 1975 đã hình thành phong trào Việt kiều yêu nước rộng lớn và bền bỉ ủng hộ sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trong nước - cả những kiều bào trong những năm kinh tế đất nước khó khăn đã đi bằng con đường vượt biển rốt cuộc không ai có thể từ bỏ gốc gác của mình, không ai có thể sống mà không có một quê hương để trở về.

15/12/2005 14:34 GMT+7
Đất nước đổi mới, phát triển làm cho bà con tin tưởng hơn, tự hào hơn, muốn đóng góp cho Tổ quốc nhiều hơn. Cứ mỗi Việt kiều chăm lo cho một người trong nước thôi, chứ chưa nói đến đóng góp gì lớn hơn, như vậy cũng đã góp phần với đất nước rồi. Tất nhiên, sự giàu có của cộng đồng Việt kiều ở bên ngoài không thể so sánh với cộng đồng người Hoa, người Ấn... Nhưng nếu tập hợp họ lại, có thông tin cho họ thông hiểu tình hình trong nước, có chính sách thỏa đáng cho một bộ phận đồng bào không thể tách rời thì tôi nghĩ rằng không chỉ kể trong lĩnh vực kinh tế, đó còn là một tập hợp chất xám to lớn cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc.

Trong buổi gặp mặt đầu năm với Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, Báo Thanh Niên đã đặt vấn đề chính sách đối với Việt kiều - ta phải nhìn nhận rằng kiều dân Trung Quốc đóng góp cho Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là chủ yếu trong đầu tư nước ngoài (tất nhiên, như tôi đã nói, Việt kiều của chúng ta không sánh được với họ và ít có người thành đạt trong làm ăn bằng Hoa kiều), nhưng tôi nghĩ nếu như 2,7 triệu kiều bào bên ngoài cùng có một tâm huyết, cùng một lòng hướng về đất nước, cùng nhận được một sự khích lệ từ các chính sách trong nước thì sẽ trở thành một sức mạnh nội lực to lớn.

Báo Thanh Niên cũng dẫn chứng trường hợp của Việt kiều Hà Lan Trịnh Vĩnh Bình, bị đưa ra xét xử tại Bà Rịa - Vũng Tàu về tội "vi phạm quản lý đất đai" và bị ghép tội đưa tiền cho thân nhân đứng tên thành lập công ty sang nhượng đất đai trồng rừng, trồng cây công nghiệp và đất ngập mặn để nuôi tôm cá xuất khẩu và đầu tư khách sạn, trong khi trên 2 triệu USD và vàng của Việt kiều này mang về đều được khai báo hải quan. Vụ việc này, theo chỗ tôi biết, các cơ quan thẩm quyền của Việt Nam đã đề nghị xem xét lại toàn bộ.

Tôi đơn cử một trường hợp cụ thể như vậy để thấy rằng ta còn thiếu cân nhắc trong việc này, làm ảnh hưởng đến chính sách đầu tư; đồng thời bên ngoài những kẻ xấu đã lợi dụng vấn đề này để xuyên tạc chính sách Việt kiều.

Hôm đó, Tổng bí thư lắng nghe rất kỹ vụ việc này và sau đó nói nhiều đến việc ta cần phải có một chính sách thấu tình đạt lý đối với bà con kiều bào, làm sao để khi họ trở về, bước xuống sân bay thấy từ sau cửa hải quan là cửa nhà mình. Chúng ta đã từng lên án gay gắt tệ tham nhũng và lãng phí, nhưng nếu chúng ta để một lực lượng đông đảo hàng triệu người, nhất là thế hệ trẻ Việt kiều có nhiều tiềm năng chất xám, không hội nhập được vào công cuộc xây dựng lại đất nước thì đó sẽ là một sự lãng phí rất lớn và không đơn thuần về mặt kinh tế.

Ông Nguyễn Xuân Phong, Tổng lãnh sự Việt Nam tại San Francisco - bang California (Mỹ), nơi có đến một nửa số Việt kiều tại Mỹ hiện đang sinh sống, cho rằng cộng đồng người Việt Nam ở California còn quá trẻ, đang trong giai đoạn tự khẳng định mình và cần sự giúp đỡ của đất nước. Tiếc rằng quan hệ giữa đất nước và cộng đồng bà con chưa được bình thường hóa hoàn toàn. Tuy nhiên trong tương lai, sự giúp đỡ trong nước đối với bà con sẽ tăng lên khi đất nước lớn mạnh (Thời báo Kinh tế Sài Gòn số ra ngày 4/2/1999).

Những năm sau này, sự nghiệp đổi mới trong nước mang lại thành công đã tác động rất nhiều đến tâm tư, tình cảm của bà con. Đa số bà con đều hướng về Tổ quốc và quan tâm đến tình hình, vận mệnh đất nước; những lực lượng quá khích chỉ còn là một nhóm nhỏ không đáng kể.

Vấn đề chính hiện nay là đất nước cần một chính sách toàn diện đối với kiều bào - chính sách đó phải phát huy triệt để một "nguồn nội lực" còn ở bên ngoài, không chỉ là vốn đầu tư và chất xám mà còn là một sức mạnh tinh thần, đó là lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc và luôn hướng về sự nghiệp xây dựng và phát triển quê cha đất tổ của mình.

Nguyễn Công Khế
(Thanh Niên 6/2/1999)

Những ngày xuân Kỷ Mão, hàng trăm ngàn bà con kiều bào khắp nơi trên thế giới về vui Tết với gia đình, quê hương. Lịch sử đất nước chúng ta qua nhiều thập kỷ biến động, kiều bào có mặt ở khắp mọi nơi. Tôi đã gặp nhiều bà con...

Giải quyết ra sao vụ Trịnh Vĩnh Bình kiện đòi bồi thường hàng trăm triệu USD?Trịnh Vĩnh Bình - một người Hà Lan gốc Việt...
14/08/2023

Giải quyết ra sao vụ Trịnh Vĩnh Bình kiện đòi bồi thường hàng trăm triệu USD?

Trịnh Vĩnh Bình - một người Hà Lan gốc Việt, trước đây đã từng bị kết án tù hình sự và bị tịch thu tài sản tại VN đã tiến hành khởi kiện nhà nước VN tại nước ngoài, đòi bồi thường thiệt hại với số tiền lên tới hàng trăm triệu USD. Đây là một vụ kiện hy hữu chưa từng có với nhiều tình tiết pháp lý phức tạp. Luật sư Mai Lương Việt, người đã nhiều năm hành nghề tư vấn tại các công ty luật nước ngoài tại VN đã cho biết một số vấn đề xung quanh vụ kiện này.

Cá nhân nhà đầu tư được kiện nhà nước?

* Ông đánh giá thế nào về vụ kiện này?

- Luật sư Mai Lương Việt: Ông Bình đã khởi kiện với tư cách là một nhà đầu tư nước ngoài bị mất tài sản tại Việt Nam. Trong bối cảnh Việt Nam đang tập trung thu hút đầu tư nước ngoài, kêu gọi sự đóng góp xây dựng đất nước của người Việt Nam ở nước ngoài cũng như tăng cường nỗ lực xây dựng hệ thống pháp luật và tiến hành cải cách tư pháp phục vụ cho quá trình hội nhập quốc tế. Diễn biến và kết quả của vụ kiện này chắc chắn sẽ được sự quan tâm đặc biệt, nhất là từ phía các nhà đầu tư nước ngoài và từ nhà đầu tư có nguồn gốc Việt Nam.

* Được biết trước đây ông Bình đã bị kết án do phạm tội hình sự và tài sản của ông ta cũng bị tịch thu vì lý do đó, nay căn cứ vào đâu ông ta có thể khởi kiện nhà nước Việt Nam ra tòa án trọng tài để đòi bồi thường?

- Tôi chưa được đọc hồ sơ của vụ kiện nhưng được biết ông Bình, với tư cách là một nhà đầu tư có quốc tịch Hà Lan, đã viện dẫn các quy định của Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư mà Việt Nam đã ký kết với Hà Lan vào năm 1994 để tiến hành khởi kiện. Như vậy, có khả năng cái đích mà ông Bình đang nhắm tới là có được phán quyết trọng tài cho rằng bản án hình sự chống lại ông ta tại Việt Nam trước đây chỉ là cái cớ để Chính phủ Việt Nam tiến hành tước đoạt quyền sở hữu đối với tài sản của ông ta, tức là theo ông Bình, Chính phủ Việt Nam đã vi phạm thỏa thuận tại hiệp định nêu trên và phải bồi thường cho ông ta.

Trọng tài nào sẽ xử?

* Nơi nào sẽ xét xử vụ này, thưa ông?
- Ông Bình đã tiến hành khởi kiện theo thủ tục tố tụng trọng tài và thông tin có được cho thấy nơi tiến hành xét xử là Stockholm (Thụy Điển).

* Ông có biết tòa án trọng tài trong vụ này là thuộc tổ chức nào và trọng tài sẽ tiến hành xét xử theo quy chế nào?

- Tôi chưa được biết chi tiết hơn. Có thể biết được về cơ chế lựa chọn trọng tài và nguyên tắc xét xử vụ này khi xem quy chế giải quyết tranh chấp tại Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Hà Lan.

Tuy nhiên, đa phần các hiệp định về bảo hộ đầu tư mà Việt Nam đã ký với nước ngoài đều quy định một trong hai hình thức xét xử trọng tài là trọng tài Ad-hoc (trọng tài vụ việc) hoặc trọng tài thường trực. Trọng tài thường trực được lựa chọn thường là của Trung tâm Quốc tế giải quyết các tranh chấp liên quan tới đầu tư (viết tắt bằng tiếng Anh là ICSID), là tổ chức có liên hệ mật thiết với Ngân hàng thế giới, được thành lập và hoạt động theo Công ước về giải quyết các tranh chấp liên quan tới đầu tư giữa các quốc gia và kiều dân của các quốc gia khác (hay còn gọi là Công ước Washington năm 1965). Điều kiện để đưa tranh chấp ra giải quyết tại trung tâm này là cả 2 quốc gia có liên quan phải là thành viên của Công ước. Tuy nhiên, trung tâm cũng có thể tham gia giải quyết tranh chấp trong trường hợp có một quốc gia không phải thành viên Công ước thông qua việc sử dụng quy tắc bổ sung của trung tâm được thông qua vào năm 1978. Việt Nam hiện chưa tham gia Công ước Washington, vì vậy nếu trung tâm nêu trên hiện đang giải quyết vụ việc này thì sẽ phải áp dụng quy tắc bổ sung. Trụ sở chính của ICSID được đặt tại Washington D.C nhưng các bên tham gia vụ kiện có thể thỏa thuận chọn địa điểm tiến hành xét xử tại bất kỳ nơi nào khác.

* Vậy còn trọng tài Ad-hoc thì sao?

- Trong trường hợp này, thông thường các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư quy định việc giải quyết bằng trọng tài theo quy tắc trọng tài của Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL).

Việt Nam nên dự hay không?

* Theo quan điểm của ông, nhà nước Việt Nam có bắt buộc phải tham gia vụ kiện không khi cho rằng tòa án Việt Nam đã có quyết định chính xác trường hợp của ông Bình?

- Tôi nghĩ rằng trong trường hợp này, Chính phủ Việt Nam cần tập trung mọi nguồn lực để giải quyết vụ việc một cách thận trọng nhất. Không nên nghĩ rằng trọng tài quốc tế hay tòa án nước ngoài là "cái gì đó" rất xa vời, rằng phán quyết của trọng tài hay bản án của tòa án nước ngoài khó có thể đem thi hành đối với cơ quan hay tổ chức của Việt Nam.

Thực tế cho thấy kể cả trường hợp tin chắc là mình đúng cũng phải tham gia để chứng minh và cung cấp chứng cứ nếu không muốn rằng đối thủ sẽ tìm cách đơn phương chứng minh là họ đúng và tòa án hay trọng tài sẽ xem xét, ra phán quyết vắng mặt bị đơn.

Tôi được biết, Chính phủ Việt Nam đã thuê một trong những hãng luật lớn nhất của Pháp tư vấn và giúp trong quá trình tranh tụng. Đây là một quyết định đúng đắn và kịp thời, nhất là khi phía nguyên đơn cũng đã thuê hãng luật Covington & Burling nổi tiếng của Mỹ.

* Thưa ông, đặt giả thiết phán quyết lần này bất lợi cho phía Việt Nam thì việc thi hành phán quyết đó sẽ như thế nào?

- Thông thường phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực bắt buộc đối với các bên kể từ thời điểm được thông báo và luật pháp quốc tế cũng như quốc gia của đa số các nước không cho phép kháng án một phán quyết trọng tài như trên, trừ một số trường hợp ngoại lệ rất hạn chế. Ví dụ trong trường hợp trọng tài không có thẩm quyền xét xử, việc chỉ định hoặc thành phần trọng tài không hợp lệ, vi phạm quyền của các bên được giải trình, có sự đối xử thiếu bình đẳng hoặc có sự không phù hợp với trật tự công cộng.

Trong trường hợp một bên từ chối thi hành phán quyết trọng tài, bên kia có thể tiến hành thủ tục yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết theo quy định tại Công ước New York 1958 về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài. Bên muốn thi hành phán quyết có quyền tiến hành thủ tục yêu cầu thi hành không chỉ ở nước của bên kia mà còn ở tại tất cả các nước đã tham gia Công ước New York 1958. Hiện nay, số nước thành viên Công ước đã lên tới hơn 130 nước, trong đó bao gồm cả Việt Nam.

* Cuối cùng, ông có điều gì muốn nhắn nhủ đến cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nhân vụ kiện hy hữu này không?

- Vụ kiện này một lần nữa cho thấy Việt Nam đã và đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giớ và quá trình hội nhập này sẽ làm phát sinh nhiều tình huống phức tạp. Việc kiện tụng, nhất là kiện liên quan tới tranh chấp về thương mại sẽ xảy ra ngày càng nhiều cùng với tốc độ hội nhập quốc tế ngày càng tăng của Việt Nam. Tình hình đó đòi hỏi không chỉ các doanh nghiệp mà cả Chính phủ và các cơ quan nhà nước phải có được sự chuẩn bị kỹ càng để đối phó với các tình huống phức tạp đó và bảo vệ quyền lợi của mình.

Xin cám ơn ông.

Trịnh Vĩnh Bình - một người Hà Lan gốc Việt, trước đây đã từng bị kết án tù hình sự và bị tịch thu tài sản tại VN đã tiến hành khởi kiện nhà nước VN tại nước ngoài, đòi bồi thường thiệt hại với số tiền lên tới hàng tr....

Address


Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Hóng Biến Bắc Giang posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Hóng Biến Bắc Giang:

Videos

Shortcuts

  • Address
  • Telephone
  • Alerts
  • Contact The Business
  • Videos
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Media Company?

Share