Hội Nông dân tỉnh Phú Yên

Hội Nông dân tỉnh Phú Yên Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Hội Nông dân tỉnh Phú Yên, News & Media Website, 01 Nguyễn Trường Tộ, Phường 6, Tuy Hòa.

Chiều ngày 20.9.2024. Tại Hội trường Hội Nông dân tỉnh tổ chức bốc thăm Giải bóng chuyền truyền thống Nông dân - Nông th...
20/09/2024

Chiều ngày 20.9.2024. Tại Hội trường Hội Nông dân tỉnh tổ chức bốc thăm Giải bóng chuyền truyền thống Nông dân - Nông thôn tỉnh Phú Yên lần thứ XVI năm 2024.

Sáng ngày 11.9.2024. Tại Hội trường UBND Phường 9, Tp Tuy Hòa. Hội Nông dân tỉnh tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực ...
11/09/2024

Sáng ngày 11.9.2024. Tại Hội trường UBND Phường 9, Tp Tuy Hòa. Hội Nông dân tỉnh tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Hội Nông dân cơ sở về Chương trình mục tiêu Quốc gia và công tác giảm nghèo bền vững.

Chiều ngày 6.9.2024. Tại Hội trường Hội Nông dân tỉnh tỉnh. Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Hội Nông dân tỉnh Phú Yên ...
06/09/2024

Chiều ngày 6.9.2024. Tại Hội trường Hội Nông dân tỉnh tỉnh. Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Hội Nông dân tỉnh Phú Yên tổ chức Hội thảo "Gia công trong nông nghiệp thực trạng và giải pháp"

Nông dân thu hoạch lúa trước nguy cơ cơn bão sô 3 đổ bộ, có thể gây mưa trên diện rộng
06/09/2024

Nông dân thu hoạch lúa trước nguy cơ cơn bão sô 3 đổ bộ, có thể gây mưa trên diện rộng

1503 lượt thích, 51 bình luận. “ ”

Hội Nông dân tỉnh tập huấn app nông dân cho cán bộ Hội cấp huyện, thị xã, thành phố
22/08/2024

Hội Nông dân tỉnh tập huấn app nông dân cho cán bộ Hội cấp huyện, thị xã, thành phố

13/08/2024

TIN BUỒN
-----
Hội Nông dân tỉnh, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Hòa Thắng, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên và gia đình vô cùng thương tiếc báo tin: Đồng chí Nguyễn Trọng Kim, sinh năm 1954, nguyên Bí thư Đảng ủy xã, nguyên Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Phú Yên.

Sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù được tập thể các y, bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do bệnh nặng, đồng chí đã từ trần hồi 08 giờ 00 phút, ngày 13 tháng 8 năm 2024 (nhằm ngày 10 tháng 7 năm Giáp thìn), hưởng thọ 70 tuổi.

Theo Quy chế tổ chức lễ tang của tỉnh đối với cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước khi từ trần, Hội Nông dân tỉnh quyết định tổ chức Lễ tang đồng chí Nguyễn Trọng Kim theo nghi thức lễ tang do cơ quan Hội Nông dân tỉnh tổ chức.

- Lễ viếng: Bắt đầu từ 20 giờ 00, ngày 13 tháng 8 năm 2024 (nhằm ngày 10 tháng 7 năm Giáp Thìn).

- Lễ truy điệu: Cử hành vào lúc 09 giờ 30 phút, ngày 16 tháng 8 năm 2024 (nhằm ngày 13 tháng 7 năm Giáp Thìn).

- Lễ di quan: Tiến hành lúc 10 giờ 30 cùng ngày, an táng tại Nghĩa trang Thọ Vức, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

BAN LỄ TANG VÀ GIA ĐÌNH

Di sản của Tổng bí thư Nguyễn Phú TrọngTrong hơn 13 năm giữ trọng trách cao nhất của Đảng, Nhà nước, Tổng bí thư Nguyễn ...
23/07/2024

Di sản của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong hơn 13 năm giữ trọng trách cao nhất của Đảng, Nhà nước, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều di sản lớn với tư tưởng nhất quán: Lấy con người, lấy nhân dân làm chủ thể phụng sự xuyên suốt cả cuộc đời và sự nghiệp.

Cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng gia nhập hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam khi là một thanh niên 23 tuổi, vừa tốt nghiệp khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Gần 6 thập kỷ kể từ đó, ông cống hiến trọn vẹn cho sự nghiệp của Đảng và dân tộc, với khát vọng bền bỉ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.

Lý tưởng ấy song hành cùng ông đến tận cuối đời, kể cả những ngày trên giường bệnh. Ở tuổi 80, Tổng bí thư vừa điều hành công việc của Đảng, vừa điều trị, chăm sóc sức khỏe tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 - nơi ông trút hơi thở cuối cùng vào 13h38 ngày 19/7.

"Xuyên suốt trong tư tưởng của đồng chí Nguyễn Phú Trọng là Nhân dân, là con người, là hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, lấy Nhân dân là chủ thể, trung tâm của công cuộc đổi mới", Chủ tịch nước Tô Lâm đúc kết trong bài viết về cuộc đời cách mạng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trong 57 năm cống hiến, ông Nguyễn Phú Trọng có hơn 13 năm giữ chức Tổng bí thư, gần ba năm kiêm chức Chủ tịch nước, hai khóa là Chủ tịch Quốc hội. Cố Tổng bí thư để lại dấu ấn trong mọi mặt - chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá - trở thành hình mẫu về phong cách sống bình dị cho các thế hệ đảng viên, nhân dân.

Giữ "lò" nóng để giữ lòng dân
"Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, công tác Đảng và xây dựng Đảng chiếm vị trí đặc biệt quan trọng đối với đồng chí Nguyễn Phú Trọng", Chủ tịch nước Tô Lâm viết.

Tổng bí thư luôn trăn trở với công tác tư tưởng của Đảng, coi trọng tổng kết thực tiễn để bổ sung, hoàn thiện lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Kho tàng nghiên cứu của ông đã được thể hiện trong 35 đầu sách, cụ thể hóa tư tưởng Hồ Chí Minh thời kỳ đổi mới về đầy đủ các lĩnh vực: Xây dựng chủ nghĩa xã hội, phòng chống tham nhũng, bảo vệ Tổ quốc từ sớm từ xa, ngoại giao, văn hóa, Quốc hội...

Nổi bật trong số đó là cuốn Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ra mắt năm 2022, nêu hàng loạt vấn đề mang tính hệ tư tưởng như: Chủ nghĩa xã hội là gì? Vì sao Việt Nam phải lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa? Làm thế nào và bằng cách nào để từng bước xây dựng được chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Thực tiễn công cuộc đổi mới, đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thời gian qua có ý nghĩa gì và đặt ra vấn đề gì?

Theo Tổng bí thư, xã hội chủ nghĩa là nơi sự phát triển thực sự vì con người, phát triển kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội; xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn. Sự phát triển phải bền vững, hài hòa với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong sạch cho các thế hệ hiện tại và tương lai. Hệ thống chính trị phải đảm bảo quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân.

Để đất nước đạt được mục tiêu đó, ông nhiều lần nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của Đảng và công tác xây dựng Đảng có ý nghĩa then chốt. Chủ nghĩa cá nhân cần được quét sạch và mỗi đảng viên phải xem "danh dự mới là điều thiêng liêng nhất".

Với tư tưởng đó, ngay lần đầu nhậm chức Tổng bí thư năm 2011, một trong những cải cách đầu tiên được ông khởi xướng là đổi mới công tác xây dựng Đảng. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 11 đã ban hành Nghị quyết riêng về "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay". Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra là ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng.

"Cán bộ, đảng viên, nhân dân và dư luận xã hội bức xúc nhất là tình trạng tham nhũng, bè phái, cục bộ, lợi ích nhóm ở một bộ phận đảng viên có chức, có quyền, cả trong một số cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước, đương chức, hoặc thôi chức", ông thẳng thắn nêu thực trạng tại Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết trung ương 4 năm 2012 với sự tham dự của hơn 1.000 đại biểu trên cả nước.

Kể từ đó, Tổng bí thư trở thành "lá cờ đầu" trong chiến dịch làm trong sạch bộ máy. Năm 2013, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng chính thức ra mắt, do Tổng bí thư làm Trưởng ban. 9 năm sau, theo chủ trương từ Trung ương, mỗi tỉnh tự thành lập một Ban chỉ đạo riêng, phong trào phòng, chống tham nhũng đi đến tận cấp cơ sở.

Với phương châm "giữ lò nóng để giữ lòng dân", công cuộc phòng chống tham nhũng (còn gọi là chiến dịch đốt lò) được triển khai trên tinh thần "không ngừng nghỉ, không có vùng cấm".

Tổng bí thư từng nhiều lần tâm sự, xử lý cán bộ là điều không ai mong muốn, song tham nhũng là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ, nên phải làm vì sự nghiệp chung. Đây là "cuộc đấu tranh chống giặc nội xâm", "xử một vài người để cứu muôn người", đồng thời cảnh tỉnh, răn đe những cán bộ đang có ý định vi phạm.

Trong 10 năm ông làm Tổng bí thư (2012-2022), Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cơ quan tham mưu của Đảng đã ban hành hơn 250 văn bản về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và phòng chống tham nhũng, cùng hàng loạt quy định nhằm xây dựng chuẩn mực đạo đức cách mạng với cán bộ, đảng viên trong thời đại mới.

Loạt đại án tham nhũng lớn nhất từ trước đến nay bị phanh phui. Giai đoạn 2012-2022, trong 2.740 tổ chức đảng, hơn 167.700 cán bộ, đảng viên bị kỷ luật (7.390 do tham nhũng). Trong 170 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý bị kỷ luật, có 4 ủy viên, nguyên ủy viên Bộ Chính trị, 29 ủy viên, nguyên ủy viên Trung ương, 50 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phá bỏ quan niệm "bất khả xâm phạm" đối với cán bộ cấp cao, thắp lên ngọn lửa trong "chiếc lò" diệt trừ tham nhũng.

Nỗ lực xây dựng bộ máy trong sạch của ông không chỉ để lại dấu ấn trong nước, mà còn được bạn bè quốc tế ghi nhận. Trong điện chia buồn với Việt Nam, lãnh đạo Lào ca ngợi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết tâm sức và trí tuệ cho công cuộc đổi mới, xây dựng, chỉnh đốn Đảng vững mạnh, trong sạch, trong đó có công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đưa Việt Nam không ngừng phát triển, nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Trong cuốn Niềm tin yêu của nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế dành cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng bày tỏ sự hoan nghênh nỗ lực chống tham nhũng và thúc đẩy quản trị tốt của Việt Nam.

Chiến dịch "đốt lò" kéo dài hơn một thập kỷ cho thấy sự kiên định, bền bỉ trong đường lối lãnh đạo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Dù vậy, PGS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng lịch sử Đảng, cho rằng đây mới là một phần nhỏ khối di sản khổng lồ về lý luận của ông, nhằm mục tiêu thúc đẩy nhận thức về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

"Nhớ về Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhiều người chỉ nhắc đến 'đốt lò, chống tham nhũng' là không toàn diện, không phản ánh đầy đủ sự cống hiến của ông. Chống tham nhũng chỉ là một phần việc trong xây dựng, chỉnh đốn để làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh hơn. Công cuộc chống suy thoái về tư tưởng chính trị mới của Tổng bí thư mới là căn bản", ông Phúc nói.

Theo ông, Tổng bí thư luôn coi cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở quy mô lớn là việc làm cấp thiết. Ông muốn chống hiện tượng tha hóa, hư hỏng của cán bộ, bởi trong Đảng mà suy thoái tư tưởng chính trị, mất lý tưởng, xa rời con đường cách mạng sẽ dẫn đến nguy cơ mất Đảng, mất chế độ.

"Nếu làm được những gì Tổng bí thư gây dựng, chúng ta sẽ có một đội ngũ cán bộ trong sạch, có đạo đức, tận tâm phục vụ và người hưởng lợi chính là nhân dân", GS Phúc nhấn mạnh.

Chính sách đột phá về kinh tế, văn hoá
Mùa hè năm 2017, lần đầu tiên, Trung ương Đảng ban hành riêng một nghị quyết cho kinh tế tư nhân. Nghị quyết 10 đặt mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân thành "một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa"; đến 2030, có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp và tỷ trọng kinh tế tư nhân đóng góp 60-65%. Đây được coi là thay đổi lớn vì giai đoạn trước chỉ có kinh tế Nhà nước là chủ đạo, thì nay kinh tế tư nhân đã được xem là một trong những trọng tâm.

"Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có sự thay đổi rất lớn về tư duy phát triển kinh tế. Đây là một dấu ấn lớn", ông Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, đánh giá.

Hai năm sau, một chủ trương có tính đổi mới khác tiếp tục được Bộ Chính trị ban hành, đó là Nghị quyết về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030. Theo ông Phúc, thu hút đầu tư nước ngoài quy định trong luật từ năm 1987, song lần đầu tiên trong lịch sử, dưới thời ông Nguyễn Phú Trọng, đã có một nghị quyết riêng, chuyên biệt. Nhờ đó, Chính phủ có cơ sở để hoàn thiện và khắc phục những bất cập trong chính sách này.

Các quyết sách đổi mới của Tổng bí thư trong ba nhiệm kỳ lãnh đạo đều được xây dựng trên cơ sở vận dụng sáng tạo một nền tảng tư tưởng thống nhất: phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo ông Trọng, nền kinh tế này cần có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác không ngừng được củng cố và phát triển; kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển.

Trong 13 năm ông Nguyễn Phú Trọng giữ cương vị Tổng bí thư, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã tăng hơn 4 lần - từ khoảng 104,6 tỷ USD năm 2010 lên 430 tỷ USD năm 2023. Cùng với đó, thu nhập bình quân đầu người cũng tăng hơn 3,6 lần, từ 1.168 USD lên 4.284,5 USD, theo Tổng cục Thống kê.

Song song với phát triển kinh tế, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của chấn hưng văn hoá bởi "văn hoá còn thì dân tộc còn".

Ngay từ khi là một thanh niên 24 tuổi (năm 1968), ông đã có những bài viết về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam. Theo ông, văn hóa là hồn cốt, nói lên bản sắc dân tộc, là sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

Với tư tưởng đó, Tổng bí thư đã chỉ đạo tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, đúng 75 năm sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ Nhất (năm 1946). Tại đây, ông yêu cầu cơ quan chức năng nhanh chóng xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam thời kỳ mới. Đây là cách để củng cố vững chắc trận địa tư tưởng, chấn hưng văn hóa, góp phần quan trọng xây dựng sức mạnh mềm, sức mạnh nội sinh phát triển bền vững đất nước.

Đến gần cuối đời, các lý luận văn hoá của ông được tổng hợp thành cuốn sách 928 trang Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

"Cuốn sách là sản phẩm trí tuệ, tâm huyết của riêng Tổng bí thư, một công trình khoa học có tính chất hệ thống, tập hợp những tư tưởng, quan điểm chỉ đạo của người đứng đầu Đảng về bản chất và đặc trưng của văn hóa Việt Nam", Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nói.

Nghệ thuật ngoại giao "cây tre Việt Nam"
Nếu trong nước, hình ảnh của Tổng bí thư được nhớ đến với quyết tâm cải tổ bộ máy và những đổi mới trong chính sách kinh tế - văn hoá, thì ở quốc tế, tên tuổi của ông gắn liền với đường lối "ngoại giao cây tre" - vững ở gốc, chắc ở thân, uyển chuyển ở cành, thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách dân tộc.

Ông Nguyễn Văn Son, nguyên Trưởng ban Đối ngoại Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, đánh giá nền "ngoại giao cây tre" mà Tổng bí thư đề xuất "không phải là sáng kiến bột phát, ngẫu hứng", mà được đúc kết từ quá trình tôi luyện lâu dài, cả lý luận và thực tiễn, đậm tình quê hương đất nước, con người Việt Nam.

Gần hai thập kỷ qua, trên cương vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều chuyến công du và đón tiếp nguyên thủ các nước, qua đó thúc đẩy mối quan hệ giữa Việt Nam với quốc tế.

Ông 4 lần thăm Trung Quốc, và 3 lần đón tiếp Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình sang thăm Việt Nam. Năm 2022, ông Tập Cận Bình đã trao Huân chương Hữu nghị cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vào lần thứ 4 ông thăm Trung Quốc. Trong chuyến thăm gần đây nhất của ông Tập đến Việt Nam vào tháng 12/2023, hai bên ra Tuyên bố chung tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác Chiến lược Toàn diện, thúc đẩy vững chắc việc xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai.

"Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có tầm vóc lớn lao, sức hút mạnh mẽ và đóng góp to lớn trong quan hệ hai nước Việt Nam - Trung Quốc", Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Sao Mai nhận định.

Ông Trọng cũng là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên được Tổng thống Mỹ đón tiếp tại Nhà Trắng vào năm 2015. Đây là "chuyến thăm lịch sử", đánh dấu cột mốc mới trong quan hệ ngoại giao hai nước. Sự kiện này cũng mở ra giai đoạn mới trong quan hệ giữa Việt Nam và các quốc gia khác.

"Trong tiền lệ, Mỹ chưa bao giờ đón người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam tới thăm", ông Hoàng Bình Quân, nguyên Trưởng ban Đối ngoại Trung ương - người được giao chuẩn bị, phục vụ các hoạt động đối ngoại cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng suốt 10 năm, kể lại.

Trước chuyến thăm, Tổng bí thư yêu cầu ông chuẩn bị với tinh thần "gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai". Cuộc hội đàm của Tổng bí thư với Tổng thống Obama diễn ra tới 95 phút, gấp đôi thời gian dự kiến, trong không khí "rất bình đẳng, cởi mở, thân thiện và thiết thực".

8 năm sau, trong chuyến công du đến Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mối quan hệ hai nước tiếp tục được nâng cấp lên Đối tác chiến lược Toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững.

Hiện, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với gần 200 quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong bối cảnh chính trị thế giới phức tạp hai năm qua, nghệ thuật "ngoại giao cây tre" với lập trường đối ngoại đa phương của Việt Nam càng phát huy tác dụng. Chỉ trong 9 tháng, Việt Nam đã đón tiếp lãnh đạo của ba cường quốc lớn: Tổng thống Mỹ Joe Biden; Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình; và Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Đại sứ Hoàng Anh Tuấn, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco, chia sẻ thế giới ngày càng tôn trọng khả năng của Việt Nam trong giữ vững các nguyên tắc, đồng thời duy trì đối thoại và thúc đẩy hợp tác. Hình tượng "cây tre" là một khuôn khổ và ẩn dụ ngoại giao hữu ích, thể hiện nỗ lực linh hoạt, thích ứng với hoàn cảnh thay đổi mà không thỏa hiệp các giá trị cơ bản.

"Giống như cây tre uốn cong trong gió, chúng ta vẫn kiên cường ngay cả khi đối mặt với áp lực. Và giống như rễ sâu của cây tre, ngoại giao chúng ta gắn kết chặt chẽ với lịch sử, văn hóa và cam kết vì hòa bình của mình", ông Tuấn nói.

Theo ông, niềm tin và sự kiên định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào đường lối "ngoại giao cây tre Việt Nam" đã để lại dấu ấn không thể phai mờ trong chính sách đối ngoại đương đại của đất nước. Đây là di sản quan trọng trong tiến trình phấn đấu vì một Việt Nam hòa bình, thịnh vượng và được tôn trọng trên trường quốc tế.

Một đời bình dị
Trong ký ức của nguyên Vụ trưởng Cơ sở Đảng, Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Đức Hà, hình ảnh mỗi lần xuất hiện của vị lãnh đạo cao nhất đất nước gắn liền với chiếc xe Toyota Crown đời 1998. Chiếc ôtô này được cấp cho Văn phòng Quốc hội từ năm 1998. Khi nhậm chức Chủ tịch Quốc hội vào năm 2006, ông Trọng tiếp tục sử dụng dù xe này đã phục vụ lãnh đạo tiền nhiệm gần 8 năm.

5 năm sau, khi được bầu làm Tổng bí thư, chiếc xe tiếp tục theo ông đến trụ sở làm việc mới. Đến giữa nhiệm kỳ khóa 12, Văn phòng Trung ương Đảng đề xuất thay xe cho Tổng bí thư vì chiếc Toyota đã cũ, sử dụng nhiều năm. Thế nhưng, ông không đồng ý, nói rằng "xe vẫn đi tốt". Công tác xa đã có xe 7 chỗ gầm cao, xa nữa thì có máy bay. Chiếc Crown chỉ dùng để đi quanh Hà Nội nên không cần phải đổi.

"Thay xe sẽ phải thêm chi phí, thêm tiền của nhân dân", ông Hà thuật lại lời giải thích của Tổng bí thư. Kể từ đó, chuyện đổi xe không được văn phòng nhắc lại nữa.

Một kỷ niệm khác là lần đầu đến phòng làm việc của Tổng bí thư để báo cáo công việc vào 11 năm trước, ông Hà ấn tượng sâu sắc với hai chồng sách cao trên bàn làm việc của Tổng bí thư. Trong phòng chỉ có bộ bàn ghế màu nâu sẫm, dài, đặt liền với bàn làm việc, phía dưới là bộ sofa sờn cũ. Tổng bí thư tự tay rót nước mời khách, lúc ra về còn tiễn ông ra tận cầu thang.

"Sự thân thiện, gần gũi, không quan cách đó khiến tôi nhớ mãi", ông nói, thêm rằng trong những lần tiếp xúc khác "chưa bao giờ thấy Tổng bí thư nổi nóng, gắt gỏng với ai".

Không chỉ bình dị, gương mẫu trong lối sống và phong cách làm việc, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng còn là người luôn hướng về nguồn cội. Dù bận rộn với công việc của Đảng và Nhà nước, hàng năm, ông luôn dành thời gian về thăm quê ở làng cổ Lại Đà (xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội), hay gặp lại thầy cô, bạn bè thuở còn đi học.

Cô giáo Đặng Thị Phúc, giáo viên dạy ông thời tiểu học, kể đã nhiều lần được học trò tìm đến tận nhà thăm. Trong một bức thư tay gửi đến cô Phúc đầu năm 2019, Tổng bí thư đề "Học trò cũ của cô", kèm lời tri ân: "Em vẫn giữ mãi những kỷ niệm sâu sắc, không bao giờ phai mờ trong những năm tháng được cô dạy bảo". Cô Phúc xúc động viết tặng lại cho trò 4 câu thơ: "Ngờ đâu trò nhỏ năm nào/ Nay thành cán bộ cấp cao giúp đời/ Nhìn em như ngắm hoa tươi/ Bõ công chăm sóc từ thời ấu thơ".

Theo Chủ tịch nước Tô Lâm, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thực sự là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực về đạo đức cách mạng trong sáng, chí công vô tư, lối sống giản dị, phong cách làm việc dân chủ, tận tụy, khoa học, tôn trọng và yêu thương con người.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa thì đánh giá Tổng bí thư là một nhà chính trị, nhà tư tưởng đặc biệt xuất sắc. Cuộc đời và sự nghiệp của ông "là một tấm gương mẫu mực" của người chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, nhất quán giữa nói và làm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân.

Trong những ngày cuối đời ở Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, dù sức khỏe yếu dần, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn duy trì lịch làm việc. 9h-9h30, ông nghe các trợ lý, thư ký báo cáo tình hình công việc. Sau 10h30 và buổi chiều, ông tiếp các lãnh đạo Đảng, Nhà nước; hoặc ngồi đọc và nghiên cứu tài liệu.

"Tổng bí thư làm việc đến hơi thở cuối cùng. Ngày 13/7, ông vẫn làm việc nhưng buổi chiều chúng tôi phải đặt ống thở máy", PGS Nguyễn Phương Đông, bác sĩ chăm sóc sức khỏe cho Tổng bí thư nhiều năm qua ở Bệnh viện 108, cho biết.

Trong các bài phát biểu cũng như trò chuyện với cán bộ đảng viên, nhân dân lúc sinh thời, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thường dùng một câu trong tác phẩm nổi tiếng Thép đã tôi thế đấy của nhà văn Liên Xô Nikolai Ostrovsky để nói hộ suy nghĩ của ông, cũng là lời căn dặn cho các thế hệ cán bộ, đảng viên, và nhân dân: "Cái quý nhất của con người là cuộc sống và danh dự sống, vì đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí...".

Theo VnExpress

Sáng ngày 16/7/2024, Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh lần thứ III, nhiệm kỳ 2023 - 202...
16/07/2024

Sáng ngày 16/7/2024, Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh lần thứ III, nhiệm kỳ 2023 - 2028 nhằm sơ kết công tác Hội và phong trào nông dân 6 tháng đầu năm năm 2024; triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm. Dự Hội nghị có đồng chí Phan Quốc Thắng - Phó Ban trực Ban Dân vận Tỉnh ủy, đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các sở, ban, ngành; các đồng chí Thường trực, Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra và toàn thể cán bộ, công chức cơ quan chuyên trách Hội Nông dân tỉnh.

11/07/2024
Ngày 09/7/2024 Đồng chí Nguyễn Văn Phan, UVBTV, Trưởng Ban Tuyên giáo, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam thăm và làm việc...
10/07/2024

Ngày 09/7/2024 Đồng chí Nguyễn Văn Phan, UVBTV, Trưởng Ban Tuyên giáo, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam thăm và làm việc với Hội Nông dân tỉnh Phú Yên. Tại buổi làm việc Hội Nông dân tỉnh báo cáo kết quả 10 thực hiện Nghị quyết 19 của Ban chấp hành Hội Nông dân Việt Nam khóa VI, kết quả 6 tháng đầu năm 2024 công tác tuyên giáo Hội Nông dân tỉnh.

Hội nghi tập huấn công tác kiểm tra, giám sát Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức tại tỉnh Phú Yên
22/06/2024

Hội nghi tập huấn công tác kiểm tra, giám sát Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức tại tỉnh Phú Yên

Hôm nay ngày 11.6.2024 Hội Nông dân tỉnh tổ chức tập huấn kiến thức kỹ năng xây dựng, củng cố nâng cao chất lượng hoạt đ...
11/06/2024

Hôm nay ngày 11.6.2024 Hội Nông dân tỉnh tổ chức tập huấn kiến thức kỹ năng xây dựng, củng cố nâng cao chất lượng hoạt động chi tổ hội nghề nghiệp tại xã Hòa Mỹ Đông, huyện Tây Hòa.

Hôm nay, ngày 6.6.2024 Hội Nông dân tỉnh tổ chức tập huấn kiến thức, kỹ năng, nâng cao chất lượng hoạt động chi, tổ hội ...
06/06/2024

Hôm nay, ngày 6.6.2024 Hội Nông dân tỉnh tổ chức tập huấn kiến thức, kỹ năng, nâng cao chất lượng hoạt động chi, tổ hội tại xã Sơn Hà, huyện Sơn Hòa.

Hôm nay, ngày 04/6/2024 Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội nghị tập huấn kiến thức, kỹ năng xây dựng, củng cố nâng cao chất l...
04/06/2024

Hôm nay, ngày 04/6/2024 Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội nghị tập huấn kiến thức, kỹ năng xây dựng, củng cố nâng cao chất lượng, hoạt động mô hình chi hội nông dân nghề nghiệp, tổ hội nông dân nghề nghiệp và hướng dẫn liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị năm 2024 tại Phường 9, thành phố Tuy Hòa.

🤝🤝🤝 Kỳ vọng đột phá về xuất khẩu sầu riêng Phú Yên sang Trung Quốc⏱ Ngày 4/6, tại Hội Nông dân tỉnh diễn ra lễ ký kết hợ...
04/06/2024

🤝🤝🤝 Kỳ vọng đột phá về xuất khẩu sầu riêng Phú Yên sang Trung Quốc

⏱ Ngày 4/6, tại Hội Nông dân tỉnh diễn ra lễ ký kết hợp tác xuất nhập khẩu sản phẩm sầu riêng của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc giữa Công ty TNHH Tư vấn đầu tư và Phát triển nông nghiệp Việt Nam và tập đoàn ShengXiang Trade Group (Trung Quốc) dưới sự chứng kiến của đại diện một số sở, ban, ngành, các hộ trồng sầu riêng tại huyện Sông Hinh và tỉnh Đắk Lắk.

🖋Tại lễ ký kết, Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn đầu tư và Phát triển nông nghiệp Việt Nam Trần Thu Hằng cho hay, công ty có đầy đủ lợi thế về vùng nguyên liệu, đảm bảo hiệu quả nguồn cung sầu riêng ổn định và đầu ra chất lượng cao; trong khi đó, phía ShengXiang Trade Group là nhà bán hàng quy mô lớn tại thị trường Trung Quốc, cung cấp các kênh bán hàng đảm bảo mạnh mẽ việc bán và lưu thông sầu riêng Việt Nam tại thị trường Trung Quốc… Việc ký kết hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm trái sầu riêng sang thị trường Trung Quốc là một trong những lợi thế lớn để sản phẩm sầu riêng của Phú Yên tham gia xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc và là cơ hội để nâng cao hiệu quả và nâng giá trị sầu riêng của Phú Yên trên thương trường quốc tế. Thời gian tới, công ty sẽ đầu tư thêm máy móc thiết bị hỗ trợ bà con kiểm soát chất lượng tại vùng trồng cũng như tiếp tục khảo sát về khí hậu, thổ nhưỡng để mở rộng vùng nguyên liệu.

✍️Để hoạt động liên kết được bền chặt, ông Phan Xuân Hạnh, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh yêu cầu người dân, HTX và các thành viên HTX cần mạnh dạn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất theo hướng hữu cơ, sinh học để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, đặc biệt tuân thủ nghiêm ngặt những yêu cầu bắt buộc của nước đối tác theo hướng dẫn của công ty, doanh nghiệp. Đồng thời, cần giữ chữ tín trong quá trình liên kết với các công ty. Phía doanh nghiệp luôn đồng hành với bà con nông dân trong liên kết tiêu thụ, thường xuyên cung cấp thông tin, yêu cầu của nước nhập khẩu về sản phẩm và luôn luôn chia sẻ lợi nhuận với bà con nông dân, để mối liên kết ngày càng bền chặt hơn.

Ngọc Hân

👨‍🚒Chuyện khởi nghiệp của những 'tỷ phú chân đất' ở Phú Yên. Gần 30 năm trước, gia đình ông Phạm Văn Ninh từ TP. Tuy Hòa...
17/05/2024

👨‍🚒Chuyện khởi nghiệp của những 'tỷ phú chân đất' ở Phú Yên.

Gần 30 năm trước, gia đình ông Phạm Văn Ninh từ TP. Tuy Hòa lên vùng đất xã Krông Pa (huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên) khai hoang lập nghiệp. Từ lấy ngắn nuôi dài, những vùng đất cằn nay được “phù phép” thành những vựa cây ăn trái xanh bạt ngàn, thu nhập tiền tỷ.

Nhớ về những ngày đầu đặt chân đến vùng đất mới, ông Ninh chia sẻ thời điểm đó hầu hết đất đai ở Krông Pa đều là đất rừng tạp, khô cằn, rất khó để cây trồng phát triển, dẫn đến năng suất thấp. Vì vậy, ông cùng gia đình phải dành nhiều công sức để cải tạo, đồng thời đưa các loại cây mới về trồng.

Vượt khó khởi nghiệp

Sau hàng chục năm nỗ lực không biết mệt mỏi, đến năm 2013, gia đình ông Ninh đã có 13 ha đất trồng sắn, mía, dưa hấu… Cùng với sự hỗ trợ của ngành nông nghiệp địa phương, các khu vực canh tác cho giá trị ổn định, kinh tế gia đình ông Ninh cũng dần được cải thiện.

Mất hàng chục năm để có được những thành công với các cây trồng ngắn ngày, nhưng không dừng lại ở đó, với quyết tâm làm giàu mãnh liệt, cách đây hơn 3 năm, ông Ninh quyết định chuyển đổi một phần diện tích, chi hàng trăm triệu đồng để phát triển vùng trồng cây ăn quả chất lượng cao.

Loài cây được ông Ninh lựa chọn là mít Thái vốn còn khá xa lạ với người dân địa phương. Được xã hỗ trợ 1.000 cây giống, ông mạnh dạn đầu tư 150 triệu đồng để xây dựng hệ thống tưới nhỏ giọt, dành nhiều thời gian để cải tạo đất trồng, nguồn nước phục vụ sản xuất...

Nhờ đầu tư đúng hướng, ứng dụng hiệu quả khoa học kỹ thuật, vườn mít Thái của ông Ninh bắt đầu phát triển tốt, cho thu hoạch từ năm 2022 đến nay. Cùng với cây mít, mô hình kinh tế tổng hợp của gia đình ông Ninh đang mang lại thu nhập trên dưới 700 triệu đồng/năm.

“Khi quyết định chuyển đổi sang trồng mít, tôi rất lo lắng bởi kỹ thuật sản xuất thì có thể học, việc tạo ra những sản phẩm sạch, chất lượng cao, mẫu mã đẹp cũng nằm trong tầm tay. Tuy nhiên, đầu ra sản phẩm thực sự là bài toán khó, nhưng với quyết tâm vượt lên chính mình, tôi vẫn quyết định làm. Và kết quả hiện tại khiến tôi tự hào”, ông Ninh hồ hởi tâm sự.

Đáng chú ý, ông Ninh chỉ là một trong số nhiều hộ sản xuất có cú bứt phá ngoạn mục trong phát triển kinh tế trong phong trào thúc đẩy nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa bàn huyện Sơn Hòa. Những năm qua, huyện Sơn Hòa định hướng khuyến khích, hỗ trợ nông dân phát triển các loại hình cây ăn trái theo hướng VietGAP, hữu cơ. Nhiều mô hình đã và đang được đầu tư mở ra hy vọng làm giàu cho nhiều hộ dân ở huyện miền núi này.

Liên kết làm giàu

Cùng với Sơn Hòa, huyện Phú Hòa những năm qua cũng chú trọng phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, hình thành các chuỗi giá trị, tạo điểm tựa cho nông dân làm giàu. Đáng chú ý, trên địa bàn huyện đang hình thành nhiều mô hình HTX, tổ hợp tác hoạt động hiệu quả.

Điển hình, Tổ hợp tác Sơn Ngọc, xã Hòa Quang Bắc đang là một trong những điển hình phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn huyện Phú Hòa, với tổng diện tích sản xuất gần 50 ha, chuyên canh tác loại cây ăn quả chất lượng cao, giàu sức cạnh tranh trên thị trường.

Ông Huỳnh Văn Tánh, Tổ trưởng Tổ hợp tác cho hay, đơn vị hiện có hơn 50 thành viên, trong đó khoảng 1/4 là người dân tộc thiểu số, phát triển các giống cây ăn quả chủ lực, được thị trường ưa chuộng như như mít, mãng cầu, cam, dừa, đu đủ…, mang lại thu nhập bình quân 50 - 200 triệu đồng/hộ/năm.

Khi tham gia Tổ hợp tác, các thành viên hỗ trợ nhau vốn, giống cây trồng, kỹ thuật, kinh nghiệm làm ăn; góp tiền làm đường ống dẫn nước từ núi Lỗ Chài về tưới cho các vườn cây ăn quả. Đặc biệt, với sự đồng hành của Tổ hợp tác và địa phương, các chủ trang trại đã mạnh dạn nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, cho thu nhập cao.

Điển hình như anh Ngô Quốc Dũng, dân tộc Tày, thành viên Tổ hợp tác Sơn Ngọc. Tuy mới lập trang trại cách đây 3 năm, nhưng hiện nay, trang trại của anh có gần 3 ha với đầy đủ loại cây mãng cầu, đu đủ, dừa, cam, mỗi năm cho thu nhập gần 1 tỷ đồng.

Hay như trang trại của ông Nguyễn Văn Phụng, một thành viên khác của Tổ hợp tác, cũng có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm từ mô hình vườn - ao - chuồng.

Tương tự, ở xã Hòa Hội những năm qua đã hình thành nhiều mô hình sản xuất tiên tiến, trong đó nổi bật nhất có thể kể đến mô hình trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP, mang lại giá trị cao cho người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Để nâng cao hiệu quả mô hình, xã Hòa Hội đã và đang định hướng nông dân canh tác theo hướng hữu cơ, tạo ra sản phẩm nông sản an toàn để tham gia vào Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của xã, giúp nông dân nâng cao giá trị trái dưa hấu, cũng như có nguồn thu nhập ổn định.

Như tại HTX Dịch vụ nông nghiệp Hòa Hội đã và đang nỗ lực kết nối với các doanh nghiệp ở địa phương, tiến tới thực hiện mô hình liên doanh liên kết đảm bảo đầu ra ổn định cho trái dưa hấu, đảm bảo thu nhập cho thành viên, nông dân liên kết.

Thêm động lực phát triển

Ông Phạm Tấn Thơ, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Hòa Hội cho biết, thời gian qua, với định hướng tham gia vào chương trình OCOP nên HTX đã tổ chức nhiều lớp tập huấn cho nông dân theo hướng an toàn, hữu cơ, có ghi chép nhật ký sản xuất để truy xuất nguồn gốc.

“Đến nay, đã có tổng số 30/50 hộ dân thường xuyên canh tác dưa hấu ở địa phương tham gia vào HTX, trong đó có nhiều hộ dân là đồng bào dân tộc Tày, Chăm H’roi, Hoa... Cái lợi khi người nông dân tham gia vào chuỗi liên kết là được đảm bảo đầu ra, biết được mức giá ngay từ đầu vụ nên yên tâm canh tác theo đúng chuẩn”, ông Thơ chia sẻ.

Có thể thấy, phong trào khởi nghiệp, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương đang được lan tỏa khắp nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Điều này cũng nằm trong định hướng phát triển nông nghiệp hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, an toàn sinh thái của tỉnh.

Theo Quy hoạch, tỉnh Phú Yên dự kiến phát triển 11 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tổng diện tích hơn 10.000 ha. Trong đó, tỉnh sẽ phát triển các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gồm các vùng trồng lúa, bắp sinh khối, mía, rau, nấm, hoa, cây cảnh, hồ tiêu, cây ăn quả, cây dược liệu; các vùng chăn nuôi bò sữa, nuôi bò thịt, nuôi lợn, nuôi tôm thẻ, tôm hùm, nuôi thủy sản trên cạn.

Thời gian tới, để tạo thuận lợi cho các HTX, doanh nghiệp và nhà đầu tư, tỉnh dự kiến tập trung rà soát, bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch ngành, lĩnh vực, quy hoạch nông thôn mới, đảm bảo phù hợp với thực tiễn, khả thi, thuận lợi nhằm thu hút đầu tư; khuyến khích các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn, hữu cơ. Đồng thời, phối hợp với các ngành xúc tiến đầu tư; công khai, minh bạch các cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, lĩnh vực khuyến khích đầu tư để các nhà đầu tư biết, nghiên cứu, tìm hiểu, đầu tư...

Theo: vnbusiness.vn

Address

01 Nguyễn Trường Tộ, Phường 6
Tuy Hòa
56000

Opening Hours

Monday 07:30 - 17:00
Tuesday 07:30 - 17:00
Wednesday 07:30 - 17:00
Thursday 07:30 - 17:00
Friday 07:30 - 17:00

Telephone

+842573823430

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Hội Nông dân tỉnh Phú Yên posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Hội Nông dân tỉnh Phú Yên:

Videos

Share