Chi đoàn Sở Tư pháp Trà Vinh

  • Home
  • Chi đoàn Sở Tư pháp Trà Vinh

Chi đoàn Sở Tư pháp Trà Vinh Chi đoàn Sở Tư pháp Tỉnh Trà Vinh

10/10/2024

THANH NIÊN PHẢI GƯƠNG MẪU TRONG ĐOÀN KẾT VÀ KỶ LUẬT

Lần nào gặp Bác, câu đầu tiên Bác thường hỏi là: "Thế các cháu có đoàn kết không, có thương yêu nhau không?", rồi Bác dặn: "Thanh niên phải gương mẫu trong đoàn kết và kỷ luật".

Cả chi đoàn đã lấy lời nói đó của Bác làm nội dung tu dưỡng. Mỗi khi có gì va chạm, kém gắn bó với nhau, anh chị em lại rất ân hận là chưa xứng đáng với lời Bác dặn, có anh chị em khóc nức nở vì hối hận chưa thực hiện được theo đúng lời Bác.

Có lần Bác hỏi tôi: "Trong chi đoàn cháu, có đoàn viên nào có tư tưởng muốn làm "ngôi sao" không?".

Tôi còn đang lúng túng, Bác đã bảo: "Biểu diễn thật hay để phục vụ nhân dân được nhiều là tốt. Nhưng nếu có tư tưởng muốn làm "ngôi sao" thì ngôi sao có khi tỏ, có khi lặn, lúc ngôi sao lặn thì lại buồn. Trong đoàn cháu có thanh niên nào có tư tưởng muốn làm "ngôi sao" thì cháu phải giúp đỡ!".

Lần cuối cùng tôi được gặp Bác là vào tháng 7... Sau khi đi diễn ở Pháp, Ý, Angiêri, Liên Xô, Trung Quốc... về, cả đoàn lại được quây quần quanh Bác. Tôi là Phó trưởng đoàn, nên cũng được đến gặp Bác và báo cáo với Bác là ở Angiêri cũng như ở Pháp, ở Ý..., cứ mỗi lần tiết mục của ta hay, họ vỗ tay đến vỡ nhà hát và hô: Việt Nam - Hồ Chí Minh, Việt Nam - Điện Biên Phủ.

Bác vui vẻ bảo:

- Thế là người ta hoan nghênh các cháu, các cháu có hếch mũi lên không? (Bác đưa tay đẩy mũi lên).

Cả đoàn cười rộ và ai nấy đều hiểu đó là Bác có ý răn bảo.

Xong Bác bảo: "Người ta hoan hô các cháu, hay hoan hô Bác là người ta hoan hô cả dân tộc mình, cả dân tộc Việt Nam anh hùng"...

Trích trong Kể chuyện Bác Hồ , Sđd, t.4, tr.84.
Nxb Chính trị quốc gia
ST quy suu d52

10/10/2024
10/10/2024

[HƯỞNG ỨNG NGÀY CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA NĂM 2024 (10/10/2024)]
INFORGRAPHICS VỀ GIẢI PHÁP TĂNG TỐC, BỨT PHÁ ĐỐI VỚI CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG THỜI GIAN TỚI

10/10/2024
10/10/2024

VÀI ĐIỀU CẦN CHÚ Ý KHI VIẾT VỀ NGÀY LỊCH SỬ 10/10/1954

Những ngày gần đây, trên các tờ báo, có hai cách dùng từ khác nhau khi nói về ngày lịch sử 10-10-1954. Một số tờ dùng là “Ngày Giải phóng Thủ đô”, một số tờ lại dùng là “Ngày Tiếp quản Thủ đô”, dẫn đến tranh luận viết thế nào là đúng.

Theo “Từ điển Tiếng Việt” của Viện Ngôn ngữ học (xuất bản năm 2001), trang 387, thì “Giải phóng” nghĩa là: (1) Làm cho được tự do, cho thoát khỏi tình trạng bị nước ngoài nô dịch, chiếm đóng (như: Giải phóng đất nước; hong trào giải phóng dân tộc; (2) Làm cho được tự do, cho thoát khỏi địa vị nô lệ hoặc tình trạng bị áp bức, kiềm chế, ràng buộc (như: Giải phóng nô lệ; giải phóng phụ nữ; giải phóng sức sản xuất).

Còn từ “Tiếp quản” (trang 988) nghĩa là: Thu nhận và quản lý cái của đối phương giao lại (như: Bộ đội tiếp quản thành phố, tiếp quản nhà máy). Có một từ nữa khá gần nghĩa với “tiếp quản”, là từ “tiếp nhận”, nghĩa là: Đón nhận cái từ người khác, nơi khác chuyển giao cho (như: Tiếp nhận quà tặng; tiếp nhận bệnh nhân).

Vậy là rõ! Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân tộc ta trải qua 9 năm kháng chiến trường kỳ, anh dũng, đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “chấn động địa cầu”, giải phóng miền Bắc, nhân dân ta thực sự được hưởng độc lập, hòa bình, tự do, hạnh phúc. Tất nhiên, sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, theo nội dung đã ký kết, chính quyền thực dân Pháp phải thực hiện các điều khoản về ngừng bắn, tập kết, chuyển quân, trao trả tù binh và bàn giao cho chúng ta cơ sở vật chất mà không được phá hoại, nên có việc “tiếp quản” của ta. Có thể nói, tiếp quản Thủ đô là kết quả của sự nghiệp đấu tranh giải phóng nước nhà. Kết quả đó có được từ sự hy sinh anh dũng của cán bộ, chiến sĩ, đồng bào ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Ý nghĩa của Ngày Giải phóng Thủ đô nằm ở điểm này.

Cũng xin nói thêm, dịp này, báo chí đưa lại “hồi ức” của một số nhân chứng từng chứng kiến Ngày Giải phóng Thủ đô. Các cụ đều đã cao tuổi, nên việc nhớ không chính xác là điều có thể xảy ra, nếu không biên tập kỹ, sẽ có nhiều sai sót.

Ví dụ, trong hồi ký của một cựu chiến binh kể lại trên một tờ báo: “16 giờ 30 phút, ngày 9-10-1954, khi trạm lính Pháp cuối cùng rút khỏi cầu Long Biên, thì cả Hà Nội bừng lên, tràn ngập cờ hoa, sắc áo. Băng vải các màu căng ngang đường, với những khẩu hiệu “Hồ Chủ tịch muôn năm”, “Hoan hô đoàn quân chiến thắng trở về”... Từ đó cho rằng, từ 16 giờ 30 chiều ngày 9-10-1954, Hà Nội đã “sạch bóng quân thù” là chưa chính xác.

Ngay cả cuốn tài liệu tuyên truyền do một cơ quan có trách nhiệm phát hành rộng rãi đến nhân dân cũng viết: “16 giờ, ngày 9-10-1954, những tên lính Pháp cuối cùng đã rút qua cầu Long Biên sang Gia Lâm, Quân đội nhân dân Việt Nam hoàn toàn kiểm soát thành phố. Đêm 9-10, đêm hòa bình đầu tiên, thành phố rực rỡ trong những cờ, rạo rực niềm vui khôn xiết”.

Thực tế lại không phải vậy. Tại Triển lãm Ngày tiếp quản Thủ đô qua ống kính người dân Việt Nam tổ chức cách đây ít năm, trưng bày nhiều tấm ảnh chụp sáng 10-10-1954, trên đường phố Hàng Đào, Hàng Bông, còn nhiều lính Pháp đeo súng đứng cùng xe quân sự, với lời chú thích “những người lính Pháp cuối cùng chốt tại... trước khi rút khỏi Hà Nội”.

Trên Báo Lao Động ngày 8-10-2004 và một vài tờ báo khác, đều có bài viết ghi lời của nhiều nhân chứng kể lại, đêm 9-10, Hà Nội còn thuộc phía thực dân Pháp quản lý, phố phường im lìm, mọi nhà cài chặt then cửa, mọi người hồi hộp lo âu. Theo lời các ông Đỗ Bắc, Hoài Việt, cụ Đỗ Văn An kể lại, sáng ngày 10-10-1954, họ đã nhìn tận mắt, có người còn tò mò chạy theo một đoạn những người lính Pháp đi trên đường phố Hà Nội về phía cầu Long Biên.

Nhà báo quốc tế Bớc-sét, trong bài phóng sự viết về ngày 10-10-1954 ở Hà Nội, có đoạn như sau: “Việc chuyển giao đã được thực hiện, từng khu một, cho tới khi thành phố hoàn toàn giải phóng. Đôi khi, phía bên này của một đường phố đã được giải phóng, phía bên kia còn bị chiếm đóng thêm vài giờ… Những cảnh sát quân sự Pháp to béo, lưỡi lê trên họng súng sẵn sàng tóm ngay những ai tìm cách ra đường, hoặc treo cờ chỉ vài phút sớm hơn lúc chuyển giao. Sự hung hăng này tượng trưng cho sự nuối tiếc 80 năm thuộc địa của Pháp, khi họ phải rứt ruột ra đi”.

Như vậy, rõ ràng là những đơn vị quân sự, lực lượng binh lính chiến đấu của thực dân Pháp đã rút hết qua cầu Long Biên, sang Gia Lâm từ chiều ngày 9-10-1954, nhưng vẫn còn lực lượng quân cảnh của Pháp ở lại làm nhiệm vụ, cùng với bên ta thực hiện việc tiếp quản Hà Nội theo đúng quy định của Hiệp định Giơ-ne-vơ. Đây mới là những người lính cuối cùng của thực dân Pháp rút khỏi Hà Nội. Kể từ giây phút đó, Thủ đô ta mới sạch bóng quân thù - 9 giờ sáng, ngày 10-10-1954.

Tiến sĩ NGUYỄN QUANG HÒA

10/10/2024
05/10/2024

Quyền lực tối thượng ở Việt Nam là phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc

Thời gian gần đây, một số “nhà dân chủ” trong nước và ngoài nước cho rằng, bộ máy chính trị ở Việt Nam đã lộng quyền, tha hóa quyền lực. Thực tế đó chỉ là sự đánh tráo khái niệm, đánh đồng giữa hiện tượng và bản chất nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta.

Trên trang Doithoaionline.com, có đăng tải bài viết: “Tha hóa quyền lực” và Hiền Lương đã cho rằng ở Việt Nam, quyền lực là độc tôn của Đảng Cộng sản Việt Nam, tức “tha hóa” ngay trong nội bộ Đảng mà không vấp phải sự phản ứng hay giám sát nào từ các đảng phái chính trị khác của thể chế; độc tôn chính trị tất sẽ... “tham nhũng chính sách”; tam quyền phân lập: cần nhưng chưa đủ... Đây thực chất là những thủ đoạn, luận điệu bịa đặt, xuyên tạc hết sức nguy hiểm hòng chia rẽ Đảng với nhân dân, làm suy yếu, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Tuy nhiên, dù có sử dụng “trăm phương nghìn kế”, các thế lực thù địch và Hiền Lương cũng không thể phủ nhận được sự thật hiển nhiên:

1. Bản chất quyền lực tối thượng ở Việt Nam là phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc.

Với chế độ của chúng ta, từ khi đặt nền móng độc lập (năm 1945) đến nay, Hiến pháp và luật pháp của Việt Nam luôn hướng tới những điều tốt đẹp, quyền lực tối thượng luôn để phục vụ nhân dân và Tổ quốc. Điều này là bất di bất dịch. Gần 80 năm qua, chúng ta luôn kiên định, đem tất cả của cải và vật chất, trí tuệ và niềm tin, nhất quán với con đường đã chọn, nhưng cũng biết cách linh hoạt để bảo vệ quyền lợi cao nhất của nhân dân, của quốc gia, dân tộc. Để giữ gìn sự liêm chính của chính thể, sự trong sạch của bộ máy công quyền, những năm qua, chúng ta đã đẩy mạnh công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, kiên quyết "nhốt" quyền lực trong lồng cơ chế.

Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trong Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2013-2020, đã nhận định: "Thể chế nói chung, thể chế về phòng, chống tham nhũng nói riêng cùng với chuẩn mực đạo đức trên các lĩnh vực và cơ chế kiểm soát quyền lực là yếu tố cơ bản, nền tảng, có tác dụng ngăn chặn từ gốc hành vi tham nhũng. Phải xây dựng các quy chế nội bộ của Đảng, các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức áp dụng đối với cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong việc giữ gìn phẩm chất đạo đức, liêm chính, gương mẫu đi đầu trong phòng, chống tham nhũng... Khẩn trương hoàn thiện các quy định về kiểm soát quyền lực, trách nhiệm giải trình bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch".

Xã hội Việt Nam ngày càng công bằng, dân chủ, văn minh hơn, trước hết do chúng ta đã biết tự cân bằng các khu vực quyền lực, ứng xử đúng mực với mọi giai tầng xã hội. Điều này không phải bây giờ mới diễn ra mà đã có từ thượng cổ. Đó chính là nền tảng văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng phong phú, sâu sắc, toàn diện và luôn được các thế hệ người Việt Nam vun trồng, bồi đắp và được Đảng ta phát huy.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và xã hội là chính danh, hợp hiến và hợp pháp, không có sự độc tôn chính trị.

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980, năm 1992 và năm 2013 đều có một điều quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam… là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội Việt Nam”. Điều lệ Đảng quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền… Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy”. Như vậy, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội được xây dựng trên cơ sở pháp lý đồng bộ và đồng thuận của các tổ chức có liên quan, không phải do Cương lĩnh, Điều lệ Đảng “đơn phương” quy định.

Xã hội Việt Nam đang trưởng thành về mọi mặt. Trong bước đường trưởng thành sẽ phải đối mặt và vượt qua nhiều thách thức, trở ngại, mà thách thức và trở ngại lớn nhất chính là quá trình thực thi quyền lực trong cơ chế chính trị một Đảng cầm quyền duy nhất ở nước ta. Điều này đã được Đảng, Nhà nước ta nhận thức sâu sắc, rõ ràng và đang nỗ lực thực hiện bằng nhiều giải pháp đồng bộ để bảo đảm cho đất nước ta phát triển lành mạnh, ổn định, bền vững, vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, hạnh phúc.

Gần 50 năm sau khi thống nhất đất nước, Đảng ta đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị về xây dựng Đảng. Mới đây, Bộ Chính trị khóa XIII đã ban hành Quy định số 114-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ. Quy định số 205-QĐ/TW do Bộ Chính trị khóa XII ban hành năm 2019 chỉ nói đến kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền. Còn Quy định số 114 đã đề cập đến việc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ với phạm vi rộng hơn.

Bên cạnh đó, các cơ chế, giải pháp cũng được quy định cụ thể hơn, chặt chẽ hơn. Điều này cho thấy, Đảng ta không ngừng hoàn thiện các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với các biểu hiện tham nhũng, tha hóa quyền lực, nhằm bảo đảm mục tiêu ở đâu có quyền lực thì ở đó phải được kiểm soát chặt chẽ. Đảng ta luôn ý thức về sự lãnh đạo của mình chủ yếu phải bằng giá trị (văn hóa) chứ không phải bằng quyền lực và Đảng phải nghĩ ra các cơ chế để đảng viên, nhân dân và pháp luật kiểm soát mình, kể cả nhân cách và việc sử dụng quyền lực, để Đảng được rèn luyện liên tục, thường xuyên; từ đó mà không bị thoái hóa và ngày càng trưởng thành hơn. Thực hiện điều ấy bằng cơ chế kiểm soát quyền lực và cơ chế thực thi dân chủ. Để có thể thành công, bản thân Đảng phải gương mẫu, từng cấp ủy và từng cán bộ lãnh đạo phải gương mẫu, vượt qua chính mình.

Gần 80 năm qua, kể từ ngày lập quốc theo chế độ mới đến nay, việc thực thi quyền lực nhà nước của chúng ta ngày càng đúng đắn, tốt đẹp hơn, vì sự tối thượng là phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc. Do đó, nếu “nhà dân chủ” nào không hiểu bản chất vấn đề, cố ý đánh đồng giữa hiện tượng và bản chất, đánh tráo khái niệm giữa sự tha hóa quyền lực của một bộ phận cán bộ với mục tiêu, bản chất thực thi quyền lực tối cao thuộc về nhân dân của Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là điều đáng phải phê phán.

LÊ NGỌC TÂN

Bản chất quyền lực tối thượng ở Việt Nam là phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc. Ảnh: MINH TRƯỜNG

05/10/2024
05/10/2024

Cảnh giác trước thủ đoạn mạo danh Sở Y tế lập đoàn kiểm tra các cơ sở sản xuất

Tối 4/10, Sở Y tế tỉnh Quảng Trị cho biết đã có văn bản về việc cảnh báo mạo danh đơn vị thành lập đoàn kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.

Trước đó, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Sở Y tế tỉnh Quảng Trị) nhận được phản ánh của một cơ sở bánh kem ở xã Hải Dương, huyện Hải Lăng bị đối tượng mạo danh Sở Y tế Quảng Trị gọi điện đến theo số điện thoại 0925597313. Tiếp theo, đối tượng này gửi kết bạn Zalo, gửi thông báo về việc thành lập Đoàn kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị với hình ảnh thông báo và quyết định giả mạo kèm theo; yêu cầu cơ sở vào trang Soyte.cc để tải ứng dụng và điền thông tin.

Trước sự việc trên, Sở Y tế Quảng Trị khẳng định, đơn vị không ban hành các thông báo và quyết định theo như phản ánh, các nội dung trong thông báo và quyết định trên là giả mạo. Các văn bản quản lý nhà nước của Sở Y tế đều được ban hành theo hệ thống Quản lý văn bản và hồ sơ công việc tỉnh Quảng Trị, Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Trị và được gửi đến cơ quan quản lý liên quan trên địa bàn để phối hợp triển khai thực hiện.

Sở Y tế đề nghị, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo cơ quan liên quan thông báo rộng rãi đến người dân và cơ sở cơ sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn biết; cảnh giác thủ đoạn mạo danh cơ quan chức năng; tránh bị kẻ gian lợi dụng, lừa đảo. Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo thông qua việc thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm, y tế, người dân kịp thời thông báo cho cơ quan Công an nơi gần nhất hoặc Thanh tra Sở Y tế (số điện thoại: 0888.341.313) để được tiếp nhận, hỗ trợ giải quyết…

Thanh Thủy (TTXVN)

03/10/2024

TUẦN LỄ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI 1 - 7/10/2024: PHÁT HUY TINH THẦN TỰ HỌC

Giáo dục nhà trường chỉ là một phần, một giai đoạn ngắn trong toàn bộ cuộc đời của mỗi con người. Trong xã hội phát triển không ngừng nghỉ như hiện nay, mỗi cá nhân muốn tồn tại và phát triển cần có cơ hội và khả năng tự học tập, trau dồi kiến thức liên tục để bắt kịp xu thế thời đại, không trở nên lạc hậu hay bị bỏ lại phía sau.

03/10/2024

Nâng cao tin cậy chính trị, củng cố quan hệ hữu nghị Việt Nam - Ireland

Nhận lời mời của Tổng thống Ireland Michael D. Higgins, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm cấp nhà nước tới Ireland từ ngày 1 đến 4-10. Đây là chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới Ireland của Chủ tịch nước kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.

Việt Nam và Ireland là hai dân tộc có nhiều điểm tương đồng về lịch sử đấu tranh giành độc lập, nền văn hóa đa dạng, độc đáo, cũng như nét tính cách vừa quật cường vừa cởi mở, nhân hậu của người dân hai nước. Đây là điểm quan trọng để hai nước có nhiều gắn kết, hợp tác và hỗ trợ cùng phát triển.

Ireland là một trong những nền kinh tế phát triển năng động, có môi trường kinh doanh thuộc tốp đầu thế giới; là trung tâm giáo dục và đổi mới đẳng cấp quốc tế với lực lượng lao động trẻ, tài năng; nơi có nhiều trung tâm nghiên cứu tập trung vào các ngành công nghiệp chủ chốt, nhiều tập đoàn công nghệ đa quốc gia và công ty khởi nghiệp hoạt động sôi nổi trong lĩnh vực công nghệ nền tảng, điện toán lượng tử, trí tuệ nhân tạo, robot và internet vạn vật.

Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 5-4-1996, quan hệ Việt Nam-Ireland đã phát triển tích cực, đạt nhiều thành tựu quan trọng. Về chính trị-ngoại giao, hai bên duy trì trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao và các cấp, trong đó có chuyến thăm chính thức Ireland của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (năm 2008), chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Ireland Michael D. Higgins (năm 2016). Hai nước phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương và tổ chức quốc tế.

Về hợp tác kinh tế - thương mại, Ireland hiện là đối tác thương mại lớn thứ 6 của Việt Nam tại thị trường Liên minh châu Âu (EU), với tổng kim ngạch thương mại song phương đạt 3,5 tỷ USD trong năm 2023; đạt 2,73 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2024. Đến nay, Ireland có 41 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 60,82 triệu USD, đứng thứ 55/147 nước và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam.

Ireland coi Việt Nam là đối tác ưu tiên trong chính sách hợp tác phát triển, tập trung vào các lĩnh vực giáo dục, bình đẳng giới, ứng phó với biến đổi khí hậu, hỗ trợ người dân tộc thiểu số; tiếp tục duy trì cung cấp hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại cho Việt Nam trong các lĩnh vực xóa đói, giảm nghèo, giáo dục-đào tạo, hỗ trợ người khuyết tật, rà phá bom mìn.

Hợp tác giáo dục - đào tạo có vị trí quan trọng trong quan hệ hợp tác song phương. Ireland có nền giáo dục tiên tiến với những trường đại học lớn và có uy tín trên thế giới. Trong những năm qua, Ireland đã cung cấp khoảng 250 suất học bổng cho nghiên cứu sinh Việt Nam thông qua những chương trình học bổng dành cho các ngành thạc sỹ về quản trị kinh doanh, tài chính, kinh tế, marketing, quản lý dự án, công nghệ thông tin, khoa học máy tính, kỹ thuật, dược, ngôn ngữ ứng dụng...

Hợp tác trong các lĩnh vực nông nghiệp, văn hóa, quốc phòng, an ninh và một số lĩnh vực thế mạnh khác giữa Việt Nam và Ireland tiếp tục được thúc đẩy song vẫn còn khiêm tốn, chưa tương xứng với quan hệ chính trị tốt đẹp cũng như tiềm năng hợp tác rất lớn giữa hai nước.

Trên cơ sở những thành tựu đạt được trong quan hệ song phương trên chặng đường gần 30 năm qua, chuyến thăm cấp nhà nước tới Ireland của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ góp phần nâng cao tin cậy chính trị và củng cố quan hệ hữu nghị Việt Nam-Ireland; thúc đẩy hợp tác giữa hai nước, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế - thương mại - đầu tư, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục - đào tạo và nông nghiệp. Chúng ta tin tưởng chuyến thăm sẽ thành công tốt đẹp, góp phần đưa quan hệ Việt Nam - Ireland đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả, phù hợp với tình hình mới.

QĐND

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. Ảnh: vnexpress.net

03/10/2024
03/10/2024

Khi lòng dân bị xé: Âm mưu chia rẽ sau cơn bão

Gần đây, trên các diễn đàn mạng xã hội, một hiện tượng đáng báo động đang diễn ra: một số cá nhân và nhóm người đang cố tình tạo ra mâu thuẫn giữa các vùng miền, nhân cơ hội sau cơn bão số 3.

Cụ thể, họ đang xuyên tạc và cắt xén những phát ngôn của lãnh đạo về việc hỗ trợ giữa các vùng miền sau thiên tai. Bằng cách tách rời ngữ cảnh và thêm thắt ý kiến cá nhân, họ đang cố gắng vẽ ra một bức tranh méo mó về mối quan hệ Bắc - Trung - Nam. Điều này không chỉ gây hiểu lầm mà còn kích động tâm lý bất mãn giữa người dân các vùng.

Hành vi này, dù xuất phát từ động cơ nào, cũng không thể chấp nhận được. Nó đi ngược lại với truyền thống "một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ" mà cha ông ta đã dày công vun đắp qua hàng nghìn năm lịch sử.

Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, tinh thần đoàn kết vẫn còn nguyên vẹn trong lòng đại đa số người dân. Khi miền Bắc đang oằn mình sau bão lũ, nhiều tấm lòng từ miền Trung, miền Nam vẫn hướng về. Điều này gợi nhớ đến hình ảnh cả nước chung tay chống dịch Covid-19, hay sự sẻ chia khi miền Trung gặp lũ lụt năm trước. Năm nay miền Bắc bão lũ thì miền Nam, miền Trung chìa vai là điều đương nhiên.

Tuy nhiên, chúng ta không thể chủ quan. Trong thời đại thông tin bùng nổ, ranh giới giữa sự thật và tin giả đôi khi trở nên mong manh. Mỗi người dân cần nâng cao cảnh giác, suy xét kỹ trước khi chia sẻ thông tin, đặc biệt là những thông tin có thể gây hiểu lầm hoặc mâu thuẫn.

BĐCH

03/10/2024

Việt Nam cam kết mạnh mẽ bảo vệ và thúc đẩy quyền con người thông qua tiến trình UPR

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, cộng đồng quốc tế đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, đồng thời hoan nghênh việc ta chấp thuận số lượng lớn các khuyến nghị, thể hiện cam kết mạnh mẽ với tiến trình UPR nói riêng, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người nói chung.

Ngày 27/9, tại Geneve, Thụy Sĩ, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã chính thức thông qua Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV.

Trao đổi về kết quả của phiên họp, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, Trưởng đoàn Việt Nam cho biết, phiên họp này là kết quả của một quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng của Chính phủ Việt Nam, ngay sau phiên đối thoại vào tháng 5/2024.

Việt Nam đã tiến hành rà soát 320 khuyến nghị từ 133 quốc gia và báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Kết quả, Việt Nam đã chấp thuận 271 khuyến nghị, đạt tỷ lệ 84,7% - mức cao nhất trong cả 4 chu kỳ. Điều này thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với cơ chế UPR và quyết tâm bảo vệ, thúc đẩy quyền con người.

Theo Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt, phiên họp đã thu hút sự tham gia của khoảng 90 quốc gia và tổ chức quốc tế, với phần lớn ý kiến đánh giá cao sự nỗ lực và cam kết của Việt Nam.

Đoàn Việt Nam đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích, giúp cộng đồng quốc tế hiểu rõ hơn về tình hình Việt Nam, đồng thời phản bác những thông tin sai lệch, sử dụng những thông tin chưa được kiểm chứng từ một số ít tổ chức phi chính phủ.

Việt Nam khẳng định luôn tạo môi trường thuận lợi cho người dân tham gia đóng góp xây dựng chính sách pháp luật; khẳng định việc thực hiện các quyền con người cũng cần dựa trên thượng tôn pháp luật, tôn trọng quyền và lợi ích của cá nhân, cộng đồng, vì sự ổn định và thịnh vượng của cả đất nước; nhấn mạnh quyết tâm không khoan nhượng trước những hành động lợi dụng các quyền tự do, dân chủ để kích động, gây bất ổn.

Thứ trưởng Ngoại giao cho biết, một điểm đặc biệt trong phiên họp là tình cảm đoàn kết của cộng đồng quốc tế khi nhiều đại biểu bày tỏ sự chia sẻ với nhân dân Việt Nam trước thiệt hại do siêu bão Yagi gây ra, bày tỏ tin tưởng rằng với những nỗ lực của Chính phủ, Việt Nam sẽ nhanh chóng khắc phục hậu quả và tiếp tục ổn định đời sống, phát triển kinh tế.
Chủ đề: Việt Nam trúng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Các đại biểu quốc tế cũng đánh giá cao quá trình đối thoại UPR của Việt Nam trong năm 2024, năm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và ký kết Hiệp định Geneva, coi đây là nền tảng lịch sử quan trọng cho việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người tại Việt Nam.

Các nước hoan nghênh Việt Nam đã chấp thuận một số lượng lớn các khuyến nghị, thể hiện cam kết mạnh mẽ với tiến trình UPR và công tác bảo vệ quyền con người.

Việt Nam cũng được đánh giá cao về những thành tựu trong phát triển bền vững, giảm nghèo đa chiều, thúc đẩy bình đẳng giới và bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương. Một số quốc gia đề nghị Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm tham gia UPR với các nước khác.

Các ý kiến đánh giá toàn diện, khách quan và cũng rất sát với thực tế ở Việt Nam cho thấy các đối tác quốc tế có sự quan tâm tích cực, hiểu biết sâu sắc với thông tin được cập nhật đất nước, con người, lịch sử, văn hóa và quá trình phát triển ở Việt Nam, cũng như thể hiện vị thế, uy tín quốc tế của chúng ta tại các diễn đàn đa phương. Đây là điểm chúng ta cần tiếp tục bồi đắp, phát huy trong thời gian tới - Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt nhấn mạnh.

Về các bước tiếp theo, Thứ trưởng Ngoại giao cho biết, Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành để xây dựng và báo cáo Thủ tướng Chính phủ thông qua Kế hoạch tổng thể triển khai 271 khuyến nghị đã chấp thuận, với sự phân công trách nhiệm cụ thể cho từng bộ, ngành.

Chính phủ cũng sẽ tiến hành kiểm điểm giữa kỳ để đánh giá tiến độ thực hiện, đồng thời tiếp tục hợp tác với Liên hợp quốc và các đối tác quốc tế để có thêm nguồn lực thực hiện tốt các khuyến nghị.

TRUNG HƯNG

Address


Telephone

+843868180

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Chi đoàn Sở Tư pháp Trà Vinh posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Chi đoàn Sở Tư pháp Trà Vinh:

Shortcuts

  • Address
  • Telephone
  • Alerts
  • Contact The Business
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Media Company?

Share