Trang thông tin xã Thạnh Phú, Cầu Kè

  • Home
  • Trang thông tin xã Thạnh Phú, Cầu Kè

Trang thông tin xã Thạnh Phú, Cầu Kè chia sẻ thông tin nông nghiệp nông thôn, an ninh trật tự, kinh tế xã hội

24/12/2024

MỘT SỐ LƯU Ý VỀ BẢO HIỂM Y TẾ

Theo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024 quy định, 5 trường hợp được hưởng 100% bảo hiểm y tế từ ngày 01/7/2025
Khoản 17 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024 sửa đổi Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2008, mức hưởng bảo hiểm y tế của người tham gia bảo hiểm y tế
Theo đó, người tham gia bảo hiểm y tế khi khám bệnh, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
(1) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ, e, h, i, o, r và s Khoản 3 Điều 12 của Luật này, gồm:
- Sĩ quan quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp đang tại ngũ; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
- Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân đang tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong công an nhân dân; học viên quân đội, học viên công an, học viên cơ yếu hưởng sinh hoạt phí là người Việt Nam;
- Học viên quân đội, học viên công an, học viên cơ yếu hưởng sinh hoạt phí là người nước ngoài;
- Học viên đào tạo sĩ quan dự bị từ 03 tháng trở lên chưa tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (bổ sung mới)
- Dân quân thường trực (bổ sung mới)
- Người có công với cách mạng theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng; cựu chiến binh;
- Trẻ em dưới 6 tuổi;
- Thân nhân của liệt sĩ, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng;
- Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số thuộc hộ gia đình cận nghèo đang cư trú tại xã, thôn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; người dân tộc thiểu số đang cư trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang cư trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;
- Người đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng; người đang hưởng trợ cấp nuôi dưỡng hằng tháng theo quy định của pháp luật có liên quan; người đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng mà thuộc đối tượng hưởng trợ cấp xã hội;
- Người từ đủ 75 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, người từ đủ 70 tuổi đến dưới 75 tuổi thuộc hộ cận nghèo đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng (bổ sung mới);
(2) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định;
(3) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc cấp khám bệnh, chữa bệnh ban đầu, bao gồm:
Trạm y tế; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình; trạm y tế quân - dân y, phòng khám quân - dân y; trung tâm y tế cấp huyện có hoạt động khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là phòng khám; y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định;
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc cấp khám bệnh, chữa bệnh ban đầu trong quân đội, công an do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
(4) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú tại phòng khám đa khoa khu vực;
(5) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm của những lần đi khám bệnh, chữa bệnh lớn hơn 6 lần mức tham chiếu.
Theo Theo Luật Bảo hiểm y tế 2024, có 5 trường hợp được hưởng 100% BHYT. Ảnh minh họa: TL
@ Điều kiện hưởng bảo hiểm y tế
Khi đi khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) còn giá trị sử dụng và giấy tờ tùy thân có ảnh hợp lệ. Đối với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ xuất trình thẻ BHYT còn giá trị sử dụng.
Trường hợp cấp cứu: Được tiếp nhận tại bất kỳ cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) nào và phải xuất trình thẻ BHYT cùng với giấy tùy thân chứng minh nhân thân hợp lệ trước khi ra viện. Trong quá trình điều trị phát hiện và phải điều trị một số bệnh thì điều trị tại nơi cơ sở KCB được tính đúng tuyến.
Trường hợp chuyển tuyến điều trị: Được chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật theo quy định trong trường hợp cơ sở KCB BHYT vượt quá khả năng điều trị hoặc các dịch vụ kỹ thuật đơn vị không triển khai thực hiện. Người bệnh phải xuất trình thẻ BHYT còn giá trị sử dụng và giấy tờ tùy thân có ảnh hợp lệ và giấy chuyển viện của cơ sở KCB chuyển tuyến.
Trường hợp thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh: Đối tượng là "sĩ quan hạ sĩ quan, người làm công tác cơ yếu; người có công với cách mạng; thân nhân người có công với cách mạng (cha đẻ, mẹ đẻ, con, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ); trẻ em dưới 6 tuổi; người thuộc diện bảo trợ bảo trợ hàng tháng" thì được quỹ BHYT thanh toán chi phí vận chuyển 2 chiều trong trường hợp chuyển tuyến kỹ thuật.
Trường hợp khám lại: theo yêu cầu điều trị: Người tham gia BHYT phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở KCB. Giấy hẹn khám lại chỉ sử dụng cho 1 lần thực hiện khám chữa bệnh.
@ Thẻ bảo hiểm y tế mang các thông tin gì?
Thông tin cá nhân của người tham gia bảo hiểm y tế, bao gồm: Họ và tên; giới tính; ngày tháng năm sinh; địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc.
Mức hưởng bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
Thời điểm thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng. Nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu.
Thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên đối với đối tượng phải cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
Thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ bảo hiểm y tế lần sau nối tiếp lần trước; trường hợp gián đoạn tối đa không quá 03 tháng.
Người được cơ quan có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, làm việc hoặc theo chế độ phu nhân, phu quân hoặc con đẻ, con nuôi hợp pháp dưới 18 tuổi đi theo bố hoặc mẹ công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thì thời gian ở nước ngoài được tính là thời gian tham gia bảo hiểm y tế.
Người lao động khi đi lao động ở nước ngoài thì thời gian đã tham gia bảo hiểm y tế trước khi đi lao động ở nước ngoài được tính là thời gian đã tham gia bảo hiểm y tế nếu tham gia bảo hiểm y tế khi về nước trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhập cảnh.
Người lao động trong thời gian làm thủ tục chờ hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp theo quy định của Luật việc làm thì thời gian đã tham gia bảo hiểm y tế trước đó được tính là thời gian đã tham gia bảo hiểm y tế.
Đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 12 của Luật bảo hiểm y tế khi nghỉ hưu, xuất ngũ, chuyển ngành hoặc thôi việc, nếu thời gian học tập, công tác trong quân đội nhân dân, công an nhân dân và tổ chức cơ yếu chưa tham gia bảo hiểm y tế thì thời gian đó được tính là thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục.
Ảnh của người tham bảo hiểm y tế (trừ trẻ em dưới 6 tuổi) đối với trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế không có giấy tờ xác nhận nhân thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc giấy xác nhận của công an cấp xã hoặc giấy tờ khác có xác nhận của cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nơi quản lý học sinh, sinh viên, hoặc giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác.
@ Những trường hợp được hưởng 100% bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh từ năm 2025:
Luật mới quy định, Quỹ BHYT thanh toán theo tỷ lệ phần trăm với mức hưởng cụ thể cho những trường hợp sau:
100% mức hưởng khi khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp cơ bản hoặc cấp chuyên sâu trong trường hợp chẩn đoán xác định, điều trị một số bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, bệnh cần phẫu thuật hoặc sử dụng kỹ thuật cao theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
100% mức hưởng đối với người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ nghèo đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi khám bệnh, chữa bệnh nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.
Có thể thấy, những bệnh nhân được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chẩn đoán xác định mắc một số bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, bệnh cần phẫu thuật hoặc sử dụng kỹ thuật cao được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo tỷ lệ phần trăm mức hưởng quy định mà khi vượt lên tuyến trên sẽ không cần phải thực hiện thủ tục chuyển tuyến như hiện hành.
Luật sửa đổi lần này cũng đưa ra quy định mức hưởng bảo hiểm y tế khi thực hiện thông cấp khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo hướng không phân biệt địa giới hành chính theo tỉnh, giữ tỷ lệ mức hưởng theo quy định của Luật hiện hành.
Theo đó, người tham gia BHYT được hưởng:
100% mức hưởng khi khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cấp ban đầu trong toàn quốc;
100% mức hưởng khi đi khám bệnh, chữa bệnh nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cấp cơ bản trong toàn quốc;
100% mức hưởng khi khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cấp cơ bản, cấp chuyên sâu mà trước ngày 1/1/2025 đã được cơ quan có thẩm quyền xác định là tuyến huyện.
@ Quy định mới về mức hưởng BHYT trái tuyến từ 01/7/2025
Theo đó, người tham gia bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu, không đúng quy định về chuyển người bệnh quy định tại Điều 26 và Điều 27 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi 2024), trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi 2024), được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo tỷ lệ phần trăm của mức hưởng như sau:
- 100% mức hưởng khi khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp cơ bản hoặc cấp chuyên sâu trong trường hợp chẩn đoán xác định, điều trị một số bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, bệnh cần phẫu thuật hoặc sử dụng kỹ thuật cao do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định;
- 100% mức hưởng đối với người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ nghèo đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi khám bệnh, chữa bệnh nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu;
- 100% mức hưởng khi khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp ban đầu;
- 100% mức hưởng khi khám bệnh, chữa bệnh nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp cơ bản;
- 100% mức hưởng khi khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp cơ bản, cấp chuyên sâu mà trước ngày 01/01/2025 đã được cơ quan có thẩm quyền xác định là tuyến huyện;
- Từ 50% đến 100% mức hưởng khi khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp cơ bản căn cứ kết quả xếp cấp chuyên môn kỹ thuật theo lộ trình và tỷ lệ mức hưởng cụ thể do Chính phủ quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 4 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi 2024);
- 40% mức hưởng khi khám bệnh, chữa bệnh nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b, đ và h khoản 4 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi 2024);
- 50% mức hưởng khi khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú theo lộ trình do Chính phủ quy định và 100% mức hưởng khi khám bệnh, chữa bệnh nội trú trong trường hợp khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu mà trước ngày 01/01/2025 đã được cơ quan có thẩm quyền xác định là tuyến tỉnh.

✍✍✍Thực hiện Kế hoạch số 188-KH/ĐU, ngày 10/9/2024 của Đảng ủy xã Thạnh Phú về việc lãnh đạo tổ chức đại hội các chi bộ ...
24/12/2024

✍✍✍Thực hiện Kế hoạch số 188-KH/ĐU, ngày 10/9/2024 của Đảng ủy xã Thạnh Phú về việc lãnh đạo tổ chức đại hội các chi bộ trực thuộc, nhiệm kỳ 2025-2027, các chi bộ trực thuộc đã tích cực khẩn trương tổ chức triển khai chuẩn bị Đại hội một cách đồng bộ. Tính đến hết ngày 21/12/2024, có 100% chi bộ trực thuộc đảng ủy xã đã tổ chức thành công đại hội chi bộ nhiệm kỳ 2025- 2027 theo đúng hướng dẫn, quy định và Điều lệ Đảng.
💥💥💥Đảng bộ xã Thạnh Phú hiện có 10 chi bộ trực thuộc với 288 đảng viên, trong đó có 04 Chi bộ ấp, 03 Chi bộ trường học, 01 Chi bộ Quân sự và 01 Chi bộ Công an. Để các Chi bộ tổ chức Đại hội theo đúng kế hoạch đề ra, thời gian qua Đảng ủy xã đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành kế hoạch và tập trung hướng dẫn cho các chi bộ trình tự tiến hành tổ chức Đại hội. Đồng thời chọn Chi bộ ấp 1, xã Thạnh Phú tổ chức Đại hội điểm để rút kinh nghiệm trong công tác lãnh, chỉ đạo công tác chuẩn bị và tổ chức Đại hội vào ngày 13/12/2024.
🔀🔀🔀Nhìn chung, công tác chuẩn bị và tiến hành đại hội đã đảm bảo các yêu cầu phát huy tinh thần dân chủ, trí tuệ trong đội ngũ cán bộ, đảng viên; nêu cao trách nhiệm, tăng cường giữ vững kỷ luật, kỷ cương nhằm tạo sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng và trong hệ thống chính trị. Nội dung các văn kiện đại hội đều có sự chuẩn bị chu đáo, công tác điều hành đại hội đảm bảo quy trình, quy chế bầu cử trong Đảng. Thời gian tiến hành tổ chức đại hội phù hợp, không kéo dài hơn so với quy định; công tác hậu cần bảo đảm an toàn, tiết kiệm. Công tác nhân sự chuẩn bị kỹ, làm đúng theo qui trình hướng dẫn, được sự tín nhiệm cao của đại hội, bầu đủ, bầu đúng số lượng, có chất lượng, cơ bản đạt được yêu cầu về cơ cấu. Ưu điểm của các chi bộ trong công tác chuẩn bị đại hội là tinh thần đoàn kết, dân chủ; tại đại hội, đối với những vấn đề chưa thống nhất, các đại biểu mạnh dạn, thẳn thắng phát biểu và tất cả đảng viên đều phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu quyết tâm thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao của đảng viên. Đại hội các chi bộ đã tiến hành thảo luận, đóng góp ý kiến và thông qua Báo cáo chính trị của chi bộ, Báo cáo kiểm điểm công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Cấp ủy chi bộ nhiệm kỳ 2022-2025, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội chi bộ nhiệm kỳ qua và phương hướng trọng tâm trong nhiệm kỳ 2025-2027. Các báo cáo đã chỉ ra những ưu điểm, hạn chế còn tồn tại, trên cơ sở đó đề ra giải pháp thực hiện trong nhiệm kỳ tới.
🌈🌈🌈Đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên và quần chúng Nhân dân nâng cao nhận thức về vai trò lãnh đạo của Đảng. Với tinh thần trách nhiệm cao, Đại hội các chi bộ đã tiến hành bầu cấp ủy nhiệm kỳ 2025-2027 theo phương châm kế thừa, ổn định, phát huy dân chủ, coi trọng chất lượng, hiệu quả, đề cao trách nhiệm của cấp ủy các chi bộ. Tổng số chi ủy viên được đại hội bầu là 42 đồng chí. Trong đó, số chi bộ bầu Chi uỷ có 8 chi bộ; số chi bộ bầu Bí thư, Phó bí thư có 02 chi bộ; Về cơ cấu Chi ủy nữ có 15 đồng chí, chiếm 35,7%, số cấp ủy viên trẻ dưới 40 tuổi có 10 đồng chí chiếm 23,8%, số tham gia lần đầu vào chi ủy là 15 đồng chí chiếm tỉ lệ 35,7%.
⭐⭐⭐Việc tổ chức thành công Đại hội Đại hội các chi bộ trực thuộc Đảng ủy đã khẳng định vai trò của cấp ủy đảng trong lãnh đạo chỉ đạo, chủ động nắm chắc tình hình tư tưởng cán bộ, đảng viên và nhân dân trong quá trình thực hiện quy trình chuẩn bị nhân sự. Tập trung giải quyết dứt điểm những vấn đề phát sinh, vướng mắc ngay từ ban đầu. Chi ủy các chi bộ trực thuộc đã tích cực, cẩn thận trong quá trình chuẩn bị cũng như điều hành đại hội thành công tốt đẹp./.

14/12/2024

NGƯỜI TỪ 70 TUỔI KHÔNG CÓ LƯƠNG HƯU SẼ ĐƯỢC NHẬN TRỢ CẤP HƯU TRÍ XÃ HỘI TỪ 1/7/2025

Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định độ tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội thấp hơn 5 tuổi so với tuổi hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người cao tuổi hiện hành.
Theo đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH), hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng bao gồm: Trợ cấp hưu trí xã hội; bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện; bảo hiểm hưu trí bổ sung để hướng tới bao phủ toàn dân.
Trong đó, trợ cấp hưu trí xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 (có hiệu lực từ 1/7/2025) là loại hình bảo hiểm xã hội do ngân sách Nhà nước bảo đảm, được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển một phần từ quy định về trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người cao tuổi.
Cụ thể, Luật quy định độ tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội thấp hơn 5 tuổi so với tuổi hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người cao tuổi hiện hành (80 tuổi).
Căn cứ Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2025), công dân Việt Nam được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội khi có đủ các điều kiện sau đây: Từ đủ 75 tuổi trở lên; không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, trừ trường hợp khác theo quy định của Chính phủ; có văn bản đề nghị hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Công dân Việt Nam từ đủ 70 tuổi đến dưới 75 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và đáp ứng đủ điều kiện thì được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Mức trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng do Chính phủ quy định, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, và khả năng của ngân sách Nhà nước từng thời kỳ.
Định kỳ 3 năm, Chính phủ thực hiện rà soát, xem xét việc điều chỉnh mức trợ cấp hưu trí xã hội. Tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng cân đối ngân sách, huy động các nguồn lực xã hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định hỗ trợ thêm cho người hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Đáng chú ý, người vừa đủ điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, vừa thuộc đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng, thì được hưởng chế độ trợ cấp cao hơn.
Trong thời gian hưởng trợ cấp hưu trí, họ được ngân sách Nhà nước đóng bảo hiểm y tế. Khi chết thì tổ chức, cá nhân lo mai táng được nhận hỗ trợ chi phí mai táng theo quy định của pháp luật về người cao tuổi.
Luật cũng quy định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội trên cơ sở đề nghị của Chính phủ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, và khả năng của ngân sách Nhà nước từng thời kỳ.
Khi có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, riêng chính sách này sẽ có hơn 1,2 triệu người cao tuổi được thụ hưởng trợ cấp. Dự kiến ngân sách sẽ chi 4.000-5.000 tỷ đồng mỗi giai đoạn.
Như vậy, so với Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, trợ cấp hưu trí xã hội là chính sách mới của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024. Khoản trợ cấp hưu trí xã hội thực chất là chuyển từ trợ cấp xã hội hiện nay theo Luật Người cao tuổi sang Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi để hỗ trợ cho người cao tuổi không đủ điều kiện hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, nhằm góp phần bảo đảm tốt vấn đề an sinh xã hội. Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 1/7/2024 là 500.000 đồng/tháng.

TTXVN

06/12/2024

NGÀY HỘI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN – MINH CHỨNG SINH ĐỘNG PHẢN BÁC CÁC LUẬN ĐIỆU CHIA RẼ, XUYÊN TẠC

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc diễn ra hàng năm vào dịp kỷ niệm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11), được Mặt trận Tổ quốc các cấp phối hợp với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương tổ chức tại các khu dân cư nhằm tôn vinh các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, đồng thời tăng cường tinh thần đoàn kết, gắn bó trong nhân dân.

Việc tổ chức ngày hội đã góp phần tạo nên phong trào, gắn kết và giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần cảnh giác cách mạng của các tầng lớp nhân dân, đấu tranh với âm mưu, hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch và các loại tội phạm. Đến nay, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc đã trở thành hoạt động thường niên.

Từ lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đến Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, cha ông ta luôn dựa vào nhân dân, phát huy trí tuệ, sức mạnh, lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết toàn dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ chân lý: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công”. Người cũng khẳng định: “Lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn ai hết, không ai chiến thắng được lực lượng đó”; “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”; “Khi nhân dân giúp đỡ ta nhiều thì thành công nhiều, giúp đỡ ta ít thì thành công ít, giúp đỡ ta hoàn toàn thì thắng lợi hoàn toàn”.

Đảng ta luôn khẳng định: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng; sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân với nền tảng là “thế trận lòng dân”, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: “Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN là sự nghiệp của toàn dân”. Nhất quán quan điểm “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, trong tiến trình lãnh đạo cách mạng, Đảng, Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương quan trọng, phát động nhiều phong trào thi đua, vận động nhân dân tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Nhằm phát huy truyền thống Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, năm 1986, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI đã quyết định lấy ngày 18/11/1930 – ngày Đảng chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất để làm ngày truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Từ đó đến nay, hằng năm cứ đến ngày 18/11, Mặt trận đã đề ra chương trình, nội dung và các hình thức hoạt động phong phú, đa dạng nhằm ôn lại truyền thống lịch sử của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam. Ngày 1/8/2003, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ra Nghị quyết số 04/NQ/ĐCT-MTTW về việc tổ chức “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” vào dịp 18/11 hằng năm. Theo đó, các địa phương tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết ở khu dân cư nhằm tiếp tục xây dựng, củng cố và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc và nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ mới. Đồng thời, phát huy tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh với các loại tội phạm, làm thất bại chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc an ninh, trật tự của đất nước.

Nhờ quán triệt, thực hiện quan điểm đó, khối đại đoàn kết toàn dân tộc không ngừng được tăng cường, tạo sức mạnh thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, từng bước thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, miền, thành phần dân tộc, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường đồng thuận xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, tăng cường, phát huy, đóng góp quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc còn góp phần biểu dương, khen thưởng, nhân rộng những mô hình, tập thể, cá nhân xuất sắc, điển hình tiêu biểu ở cơ sở, đồng thời, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong các tầng lớp nhân dân.

Minh chứng sinh động phản bác mọi luận điệu xuyên tạc

Các thế lực thù địch, phản động cố tình xuyên tạc rằng, ở Việt Nam “làm gì có chính sách đại đoàn kết dân tộc” hay “chính sách hòa hợp, hòa giải dân tộc và chính sách đại đoàn kết dân tộc hao tiền, tốn của thực thi nhưng kết quả thì ngược lại”; “một chính sách mang cái tên rất mỹ miều nhưng lại xuất phát từ ý đồ thực dụng và động cơ lợi dụng đối phương…”. Chúng đưa ra luận điệu chia rẽ Đảng với dân, coi Đảng chỉ đại diện cho hơn 5 triệu đảng viên của Đảng chứ không có quyền đại diện cho lợi ích toàn dân tộc. Đồng thời kích động gây chia rẽ mối quan hệ giữa nhân dân với lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đưa ra những quan điểm gây hiềm khích, chia rẽ các tầng lớp nhân dân với nhau, gây mâu thuẫn, phân biệt đối xử cực đoan giữa nhân dân các vùng miền.

Những luận điệu, âm mưu và hành động trên đều cổ xúy cho tư tưởng “chia để trị” của thời đất nước thuộc ách cai trị của thực dân Pháp. Chúng còn cấu kết các lực lượng, các đảng phái phản động, các tổ chức, phần tử chống đối trong và ngoài nước để phá hoại đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam. Bằng mọi thủ đoạn, các đối tượng tập trung xuyên tạc nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thổi phồng những khuyết điểm của các tổ chức, cá nhân, cho rằng đó là “lỗi hệ thống”, là “bản chất của Đảng”. Chúng ra sức kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, tư tưởng ly khai dân tộc, phá hoại sự đoàn kết thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam như kích động cái gọi là “quyền tự trị” của các dân tộc thiểu số; lập “vương quốc” của người Mông, người Chăm, người Khmer Nam Bộ, “nhà nước Đềga” Tây Nguyên… Chúng đội lốt tôn giáo để hoạt động chính trị, móc nối xây dựng cơ sở phản cách mạng, khuyến khích nhân dân duy trì tập tục lạc hậu, cổ vũ lối sống thực dụng.

Các đối tượng xuyên tạc, bẻ cong lịch sử, đảo ngược chân lý nhằm làm cho người dân Việt Nam, nhất là kiều bào ta ở xa Tổ quốc hiểu sai, dẫn tới thiếu niềm tin, hoài nghi về chủ trương, chính sách đại đoàn kết, hòa hợp dân tộc; gợi lại vết thương trong quá khứ; gây chia rẽ, nghi kỵ lẫn nhau, cố tình tạo ra sự phân biệt, ngăn cách, kỳ thị trong nhân dân. Chúng cố tình làm cho thế giới hiểu sai về một Việt Nam nhân văn, hòa hiếu, trọng tình, trọng nghĩa; làm giảm sự chung tay, đồng lòng trong tiến trình hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; cản trở, tiến tới xóa bỏ con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.

Thực tế, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc là chủ trương xuyên suốt, thống nhất của Đảng ta, được thể hiện trong nội dung nhiều văn kiện, nghị quyết, quyết định, chỉ thị qua các thời kỳ cách mạng. Đến nay, khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được củng cố vững chắc, tạo nên sức mạnh tổng hợp của đất nước, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, giữ vững ổn định chính trị – xã hội.

Từ nhiều năm nay, việc tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở các khu dân cư đã trở thành nét đẹp truyền thống, là dịp để phát huy tình đoàn kết, nghĩa đồng bào, tinh thần “nhường cơm, sẻ áo”, sẻ chia, giúp đỡ với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Với ý nghĩa nhân văn đó, nhân dân ở cộng đồng dân cư, các tổ chức tôn giáo, đồng bào các dân tộc, tôn giáo và người Việt Nam ở nước ngoài đã tích cực hưởng ứng, tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện, giúp đỡ người nghèo và thực hiện tốt công tác an sinh xã hội… Đến nay cả nước đã có 83,12% cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa; 89,24% gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”; 65,43% phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị; 67,38% xã đạt chuẩn xã văn hóa nông thôn mới; 100% số xã, phường, thị trấn được công nhận làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ; hầu hết các gia đình chính sách và người có công đều có mức sống từ trung bình trở lên. Theo kết quả tổng hợp của các địa phương, Quỹ “Vì người nghèo” và an sinh xã hội 4 cấp từ khi phát động năm 2000 đến nay đã vận động được trên 84.431 tỷ đồng, trong đó: Quỹ “Vì người nghèo” 4 cấp vận động được trên 20.674 tỷ đồng; các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm, doanh nghiệp ủng hộ chương trình an sinh xã hội trực tiếp cho các địa phương trên 63.756 tỷ đồng. Qua đó đã giúp đỡ xây mới và sửa chữa được 1.706.839 căn nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở; trợ giúp trên 12 triệu lượt người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn về khám chữa bệnh; giúp đỡ trên 3,3 triệu lượt học sinh, sinh viên về học tập; hỗ trợ trên 2 triệu lượt người nghèo về phát triển sản xuất và hỗ trợ xây dựng hàng trăm công trình dân sinh. Những hoạt động này đã trở thành nguồn động lực to lớn, là sức mạnh nội sinh khơi dậy niềm tin của nhân dân và củng cố vững chắc khối đại đoàn kết ngay từ mỗi khu dân cư. Đó là thực tiễn sinh động phản bác các luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực xấu.

Ngày 17/10/2024, tại Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 – 2029, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, trong suốt 94 năm qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam không ngừng lớn mạnh, khẳng định vai trò, sứ mệnh trong việc phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, khích lệ, cổ vũ, động viên nhân dân ta hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước, khơi dậy, phát huy các nguồn lực, sức sáng tạo, góp phần thực hiện thành công những nhiệm vụ chiến lược của đất nước trong mỗi giai đoạn lịch sử. Tổng Bí thư Tô Lâm cũng nhấn mạnh cần ưu tiên hàng đầu việc củng cố, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, đây là một trong những giải pháp then chốt đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Tối 12/11/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại phường Quán Thánh (quận Ba Đình, Hà Nội). Phát biểu tại chương trình, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: “Sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc luôn là một trong những nguồn lực mạnh mẽ nhất vượt qua mọi khó khăn, thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước”.

Thực tiễn cho thấy, không khí của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc hiện hữu sôi nổi trên khắp cả nước. Từ làng xóm, bản làng miền núi hay thành thị, người dân không phân biệt tôn giáo, dân tộc, cùng nhau ôn lại truyền thống, chung vui với những thành tựu trong lao động, sản xuất và cùng chung điệu múa lời ca. Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc đã dần trở thành một nét đẹp văn hóa gắn kết nhân dân chung sức đồng lòng xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc cũng như tạo thế trận vững chắc ngăn ngừa các âm mưu, thủ đoạn phá hoại của các thế lực thù địch từ đời sống đến không gian mạng. Tinh thần đại đoàn kết dân tộc được củng cố và lan tỏa, trở thành nền tảng tinh thần, động lực nội sinh giúp khơi dậy niềm tin của nhân dân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Liêm Chính – Bình Nguyên

03/12/2024

Trên địa bàn tỉnh Trà Vinh ngày nay, trong cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp, Tiểu đoàn 307 bộ đội chủ lực Khu 8 có hai chiến thắng lớn là trận La Bang (12/1948) và chiến dịch Cầu Kè (12/1949), góp phần tạo nên tên tuổi của ...

27/11/2024

Bảo tàng Dừa Sáp Trà Vinh không chỉ là nơi lưu giữ giá trị văn hóa đặc trưng mà còn là điểm đến du lịch độc đáo dành cho du khách muốn khám phá câu chuyện đặc

27/11/2024
27/11/2024
27/11/2024
27/11/2024
24/11/2024

MỨC HỖ TRỢ XÂY DỰNG MỚI HOẶC CẢI TẠO, SỬA CHỮA NHÀ Ở ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG, THÂN NHÂN LIỆT SĨ

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 21/2024/QĐ-TTg ngày 22/11/2024 về mức hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ và tỷ lệ phân bổ vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, tỷ lệ đối ứng vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương giai đoạn 2023-2025. Theo đó, hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước (gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương) với mức sau: Hỗ trợ 60 triệu đồng/hộ đối với trường hợp xây mới nhà ở. Hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa nhà ở. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 9/1/2025 đến 31/12/2025.

Address


Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Trang thông tin xã Thạnh Phú, Cầu Kè posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Trang thông tin xã Thạnh Phú, Cầu Kè:

Shortcuts

  • Address
  • Alerts
  • Contact The Business
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Media Company?

Share