19/07/2024
Gần đây, Gen Z đang chiếm sóng phần lớn trên các trang mạng xã hội bởi sự sáng tạo và yêu thích những gì độc đáo của họ. TikTok là một minh chứng rõ ràng cho sự độc - lạ của thế hệ sinh sau năm 1997. Họ cũng có cho mình những từ ngữ đặc trưng để giao tiếp hàng ngày. Vậy, Gen Z đang nói những gì mà gần như chỉ họ mới hiểu? Hãy cùng Gen Z: Nói-Nghe-Hiểu tra ngay từ điển Gen Z bạn nhé! 📖
Giao tiếp thường nhật 👄👄👄
☘️ Ăn nói xà lơ: Dùng để đùa giỡn vui vẻ khi một người nào đó nói sai, không đúng với "xà lơ" đọc đúng là cụm từ "sai lơ", một từ ngữ địa phương.
Ví dụ: "Sao con nói vậy? Ăn nói xà lơ
☘️ Ét ô ét: Cách đọc tiếng Việt cho cụm từ tiếng Anh "SOS", với hàm ý "cứu với".
Ví dụ: Ra tín hiệu ét ô ét đi
☘️ Khum: từ được đọc lái so với từ "không" theo phong cách dễ thương, gần gũi hơn.
Ví dụ: Khum muốn đâu
☘️ Trà xanh: Tương tự "tiểu tam" hay "người thứ ba", chen chân vào mối tình của người khác.
Ví dụ: Có vẻ như người đó là trà xanh
☘️ Trôn: Cách Việt hóa cho cụm từ "troll" trong tiếng Anh.
Ví dụ: Trôn thôi, trôn Việt Nam, trôn Việt Nam
☘️ Wibu: Được hiểu là những người hâm mộ anime, manga, văn hóa Nhật Bản một cách cuồng nhiệt hoặc thể hiện bản thân mình am hiểu văn hóa Nhật Bản.
Ví dụ: Thằng đó là Wibu chắc luôn.
☘️ Xịt keo: Một trạng thái ngạc nhiên, đứng hình... và không nói nên lời.
Ví dụ: Bị xịt keo cứng ngắt
☘️ Báo: Những người hay gây chuyện rắc rối, phá hoại, ảnh hưởng đến người khác.
Ví dụ: Thằng đó báo quá trời báo
Giao tiếp bằng từ ngữ trên mạng xã hội 🛜🛜🛜
☘️ Bủh: Xuất phát từ cụm từ "burh" (một cách viết sai chính tả của "bruh"), một từ lóng tiếng Anh của cụm từ "bro" hoặc "brother", được hiểu là "người anh em".
Ví dụ: Đúng là bủh
☘️ Chằm Zn: Nghĩa là trầm cảm, "Zn" được hiểu là ký tự hóa học của nguyên tố kẽm. Cụm từ được hiểu là "chằm kẽm", nôm na với "trầm cảm".
Ví dụ: Con chằm Zn quá mẹ à!
☘️ Ultr: Viết ngắn của cụm từ "U là trời", mang nghĩa tương tự "Ơi là trời" – một câu cảm thán.
Ví dụ: U là trời! Người gì mà đẹp dữ vậy.
☘️ Trmúa Hmề = trúa hề = chúa hề
Ví dụ: Bạn là Trmúa Hmề 🤡
☘️ Ủa a lô: Thể hiện sự bất ngờ, ngỡ ngàng, không tin vào mắt mình. Đây là từ dùng để chào hỏi, bắt đầu câu chuyện vui vẻ khi gặp người quen nhưng dùng với người lạ thì nguy cơ sắp xảy ra là combat trên mạng xã hội
Ví dụ: Ủa a lô, bạn nói gì vậy.
☘️ Sin lũi: từ biến tấu “xin lỗi” thành “sin lỗi” bởi vì nói lời xin lỗi với người khác thường là trạng thái khiến đôi bên rất khó xử. Nên dùng “Sin lũi” là từ một cách nói lái đi để giúp câu xin lỗi trở nên nhẹ nhàng và thoải mái hơn cho cả hai bên.
Ví dụ: Sin lũi ạ
☘️ Ô dề: Một từ vui vẻ được dùng để chỉ các hành động làm quá, làm lố.
Ví dụ: Làm sơ sơ thôi, làm quá thì nó ô dề, ô dề là lố lăng
☘️Tới công chiện: Mang hàm ý theo sắp có biến. Hơn nữa câu nói ”tới công chiện” cũng được mọi người bắt trend khi nói chuyện với nhau ngoài đời. Mọi người có thể dùng từ này để diễn tả sự bận rộn cho những công việc vặt vãnh không quan trọng để gây hài hước,tạo tiếng cười.
Ví dụ: Bạn tới công chiện với mình.
☘️Mắc cỡ quá 2 ơi: Một câu cảm thán thường được dùng để chê bai hành động của ai đó, hành động khiến người xem cảm thấy ngượng ngùng, xấu hổ.
🩸Việc chia thành 2 phần: giao tiếp bằng miệng và giao tiếp trên mạng xã hội chỉ mang tính chất tham khảo, vì trong giao tiếp có thể sử dụng luân phiên, không phân biệt.
🥳🥳🥳 Mong rằng bài viết sẽ giúp mọi người hiểu biết thêm về một số từ ngữ Gen Z sử dụng phổ biến hiện nay.
-NÓI-NGHE-HIỂU