24/09/2024
Câu truyện Mắc Nợ Những Con Đường
Tác giả Nguyễn Hoàng Nhi
Dịch giả Dương Châu
Mc Hoài Thương
Thị xã K - "Thị xã bé nhỏ như bàn tay thiếu nữ, đi mười lăm phút đã hết đường." - chắc là Kon Tum, còn thành phố S rộng lớn chắc là Sài Gòn
(Chú thích của dịch giả)
***
Tôi đọc "Những người khốn khổ" từ khi còn bé tí. Và lúc đó tôi không hiểu được tại sao cụ Victor Hugo lại viết "Đối với những người già, chết có nghĩa là đi, còn đối với người trẻ đi có nghĩa là chết".Tôi chưa bao giờ phải sống xa gia đình, chưa bao giờ trải qua cái gì đó có thể gọi là sinh ly tử biệt. Mười bảy tuổi tôi vẫn chưa hiểu được.
Tôi có thói quen dự đoán tương lai và chuẩn bị tinh thần cho cái tương lai đó để khỏi hụt hẫng và để chủ động phản ứng với chính mình. Cuối năm học lớp 12, tôi đã chuẩn bị cho cuộc đi xa mà tôi biết chắc chắn là sẽ đến với tôi chỉ trong mấy tháng nữa. Những ngày đó, những giờ phút đó trôi qua đối với tôi thật là đáng quý và tôi không muốn bỏ lỡ bất kì một giây phút nào, dù chỉ để ... ngủ. Có những buổi khuya, hai giờ sáng, bầu trời đêm sáng lên một vẻ đẹp kì ảo và trăng bỗng thánh thiện lạ kì. Lẽ ra phải ngủ nhưng tôi lại mở tung cửa sổ, lặng người đứng nhìn những mái ngói xỉn rêu gối đầu lên nhau im ngủ dưới ánh trăng. Và tôi đứng yên như thế, lặng nghe đâu đó vọng đến mơ hồ những giai điệu của sônát "Ánh trăng". Thật ra có ai mở nhạc khuya như thế, có lẽ chỉ là tôi tưởng tượng mà thôi, nhưng từng nốt nhạc, từng quãng nghỉ cứ đến với tôi, rõ ràng mạch lạc như là khuất sau những căn nhà có người nhạc công nào đó ngồi trong bóng tối mơ màng lướt tay trên phím đàn.
Tôi mắc nợ những con đường, nợ rất nhiều. Đêm tôi đi học về qua đường Bà Triệu, mệt mỏi căng thẳng và buồn ngủ. Tay chân rã rời, một ngày chỉ toàn học là học. Thị xã cao nguyên mùa đông, buổi tối vắng tanh. Vài người thưa thớt qua lại, vài cô bán đồ khuya ngồi dưới ánh đèn vàng co ro. Mà đã khuya là mấy, chỉ mới hơn chín giờ một tí, mọi nhà vẫn sáng đèn và những cửa hàng vẫn mở. Tôi để xe trôi xuống dốc. Đến cuối con dốc, ngoái đầu nhìn lại thì đầu dốc sương đã phủ mờ. Tôi hít từng ngụm không khí lạnh buốt và thanh sạch vào trong lồng ngực, gió thổi vù vù bên tai.Và đến nhà thì mũi lạnh buốt, đầu tóc rối tung lên nhưng đã tỉnh ngủ và sảng khoái hẳn. Đấy là những ngày tháng chạp. Càng gần đến mùa hè, mỗi đoạn đường tôi đi qua càng đẹp hơn và tôi cảm thấy mình sẽ mất nó mãi mãi, không bao giờ có thể quay trở lại được. Ngay cả con đường tôi đi học mỗi sáng, có cây liễu ở gần trường, mỗi lần đi qua đó tôi đều nói thầm "thôi chào nhé, tôi đi đây", dù tôi biết rằng tôi chẳng thể đi ngay lập tức, rằng ngày mai, ngày mốt tôi lại đi qua và lại nói như thế. Tôi muốn mình quen với ý nghĩ rằng mình sẽ xa tất cả, những con đường, những hàng điện đường toả ánh vàng buồn bã, những quả thông khô lăn trên dốc và những cây bàng trên sân trường rụng lá ào ạt trong cơn mưa....Đấy là tôi chuẩn bị cho tương lai, để khỏi hụt hẫng, khỏi cảm thấy mất mát một cách bất ngờ.
Vậy mà không sao quen được. Đêm cuối cùng ở nhà, tôi một mình đi vòng quanh thị xã, cảm thấy sự chia xa này đến vội vã quá làm tôi không kịp trấn tĩnh. Thị xã bé nhỏ như bàn tay thiếu nữ, đi mười lăm phút đã hết đường. Và tôi đã đi sáu- lần- mười - lăm - phút như thế. Sau cơn mưa trời lạnh buốt như giữa mùa đông dù mới cuối tháng tám.Tôi đứng trên đỉnh dốc đường Duy Tân nhìn xuống. Một bên là thị xã hiền lành với những khoảng sáng tối xen kẽ, là những con đường im lặng chạy vòng quanh. Một bên là đồi thông trải dài,hoang vu chập chùng và cũng im lặng như thế. Khi đổ dốc Con Ngựa, nhìn xuống phía xa ,những đốm sáng nhấp nhô của nhà, của xe, của sao nhoà mờ nhoè nhoẹt. Đến khi mặn môi mới hay mình khóc.
Sáng sớm hôm sau tôi ngồi trên xe, bỏ lại sau lưng là thị xã trắng xóa sương. Khi đã khuất những con đường, tôi nhìn ra cửa sổ, chỉ bấu víu một chút nắng của hoa cúc quỳ mọc hoang dại bên quốc lộ.
Năm tháng đầu tiên ở S.,kỳ lạ thay, tôi không hề nhớ nhà. Chỉ có sau giờ học mệt mỏi, tôi tự nhủ mình sẽ đi một vòng và những uể oải sẽ tan biến hết. Và dắt xe ra như ngày xưa, như trong cơn mơ. Chỉ đến khi khói bụi xộc đầy mũi, tiếng ồn áo chật tai thì mới bàng hoàng nhận ra mình đang ở trong thành phố S. rộng lớn chứ không phải thị xã K. bé nhỏ của mình Tôi chờ đợi mùa đông và mãi mùa đông không đến. Giáng sinh mẹ gọi điện: "Ở nhà dạo này lạnh lắm, bảy độ. Ở trong đó con có lạnh không ?". Phía sau giọng nói mẹ là tiếng nhạc Noel vọng ra rộn ràng. Chắc bây giờ đường Nguyễn Huệ chen chúc người đi lễ. Mẹ ơi ở đây mọi người xúng xính áo mũ, vui mừng như trẻ con vì lâu lắm S. mới lạnh như thế này ,nhưng với con mười sáu mười bảy độ thì đã có gì gọi là lạnh đâu.
Rồi mãi Tết cũng đến. Xe về đến K. vào lúc mười giờ tối. Có cái gì đó khang khác. Không tất cả mọi thứ đều khác, nhưng tôi không biết khác chỗ nào. Tôi lại leo lên gác, ngồi vào bàn học của mình ngày xưa và nhìn qua cửa sổ. Cả ánh trăng, cả những ngôi sao cũng khác. Và tôi vẫn không tìm ra điểm khác biệt , ngay cả khi giấc ngủ đã chập chờn đến.
Tôi lại trở về với thói quen ngày xưa, mỗi chiều đi lang thang qua những con đường cũ. Và khi buột tay đánh rơi quả thông khô nhặt trên đường Thi Sách, tôi nhận ra cái gì đã khác. Những con đường không còn là của tôi nữa. Mọi vât đều quen chỉ có tôi là lạ, và tôi đã đánh mất chúng. Tôi cảm thấy rõ ràng rằng những con đường này, những ngọn đồi kia và cả thung lũng đã thuộc về người khác, có thể là những em học sinh như tôi một năm trước. Chuyện gì đã xảy ra với những con đường này? Không có gìxảy ra cả. Chuyện gì đã xảy ra với tôi? Làm thế nào tôi đánh mất chúng? Tôi không biết.
Mọi cố gắng của tôi để lấy lại những con đường đều vô ích. Chúng không trở lại với tôi, dù tôi đau buồn thế nào. Đến ngày vào lại thành phố thì tôi tuyệt vọng hoàn toàn. Tôi đi với một hành trang trống rỗng vì những con đường không theo chịu đi theo tôi. Thậm chí cả một chiếc lá vàng tôi nhặt trên đường Lê Hồng Phong cũng nhoài người bay qua cửa sổ, rớt xuống đường khi tôi đặt lên tay ngắm nghía. Không ai dừng xe lại vì một chiếc lá cả...
Và bây giờ thì tôi nhớ nhà, nhớ thị xã không chịu nổi. Tôi đã hiểu tại sao lúc trước mình không biết nhớ là gì. Chỉ tại tôi tưởng rằng tất cả vẫn là của tôi như cũ. Còn khi đã biết rằng mình mất những con đường đã từng thuộc về mình thì mới tiếc, vì chỉ khi mất mới biết rằng đã từng có. Tôi đang lớn, và thời thơ âú dần lùi xa.
Tôi đã bắt đầu làm quenvới những con đường mới. Đường Trần Quốc Thảo. Đường Nguyễn Du.Nhưng tôi vẫn không thế nào nguôi nhớ về những con đường đã từng là của mình. Ở thành phố này không có con đường nào là của tôi. Chúng là của tất cả mọi người.
Nguyễn H.N
***
Iread "Les Miserables" when I was a child. At that time, I could not understand why Victor Hugo wrote that "To the old, death means going awayand going away means dead to the young" I never have to be away from home,never spending something that can be called "forever separation". At theage of 17, I still can not understand.
Ihave a habit of predicting my future and prepared for that future, so that Iwould not be disoriented and reacted actively. At the end of 12 form, Iprepared for the trip which I knew for sure that it will come in next fewmonths. In these days, the passing minutes were very precious for me and I didnot want to miss any moment, though only to sleep. Some late nights at 2 am,the sky has an illusive beauty and the moon was surprisingly solemn. In steadof sleeping, I opened wide the window, standing motionlessly to watch the moss-covered roofs piled one another sleeping under the moonlight. I kept standingso, listening to the dim echoes of sonnat "Moonlight" here and there.In fact, no one listened to music so late. Maybe it was my imagination butevery note and every pause came to me clearly and coherently as if behind thosehouses, a certain musician was playing the piano in the vague darkness.
Iowed very much to the streets. I went home from school every evening in BaTrieu st, tired, tense, sleepy and exhausted. The day was full of studies andstudies. The town in Central Highlands was calm and peaceful at night inwinter. A few people went to and fro. Some supper vendors shrivelled under theyellow light. But it was not so late at all, only 7pm. Houses and shops wasstill open. I rode my bicycle down the slope. At the foot of slope, turningback, it's covered with fog. I sipped a puff of cold and fresh air into mylungs. The wind roared noisily. Back home, my nose was so cold and my hair wasdishevelled but I was no longer sleepy. These are days in December. The morethe summer approached, the more beautiful streets I passed were. And i felt asif I would lose it forever, never return. Even the streets with the willow treenear my school I passed by every morning I went to school, I often wishpered it"Good bye and I must go now", although I know that I could not goaway instantly. I kept on talking to it tomorrow and next days.
I want myself to be familiar with the idea that I will say farewell toeverything, the roads, the lamp post shedding gloomy yellow light, the dry pinecone rolling over the slope and the flamboyant tree shedding their leaves inthe schoolyard in the rain. It was what I prepared for the future in order notto feel lonely, sorrowful and disoriented
But finally, I could not be used to it. On last night I was in my hometown, I wentalone around the town, finding that this separation came so hurried that Icould not keep up with. The town is as tiny as the young girl's palm hands. Ittook me only 15 mintutes to stroll around the town and I had done 6 times of 15minutes like that. After the rain, it was so cold like in the winter, thoughonly in late August. I stood at the top of slope in Duy Tan st, looking down,one side is the town with the dark and bright space alternatively and the quietroads. The other is a pine hill spreading wild and also silent. When i rodedown to Con Ngua slope, looking afar, the bumpy light of houses, cars and starswere dimly too. Only when I felt something salty on my lips, I recognised thatI was crying...
Early morning tomorrow, I sat on the coach, leaving behind the town plenty of whitefog, when the coach was over the streets, I looked out the window, only catchinga little sunlight of wild sunflower grown by the highway.
Strangely,I was not homesick in the first five months in Sai Gon. Only after the tiringlessons, I wondered that I would go around and worries would disappear. Andriding a bicycle like the old days in my dream. Only when the dust flewstraight into my nose and the noise by my ears, I startled to realise that Iwas in the big city Sai Gon, not my small hometown Kon Tum. I waited for thewinter but it did not come. On the Chrismas day, my mother phoned me "thesedays, Kon Tum is so cold, minus 7 celcious degree, are you cold there ??".Behind my mother's voice, the Christmas music sounded noisily. At that moment, NguyenHue st might befull of churchgoers. My mom! everyone here was very eager to buy winterclothes, they are happy like children because for a long time, Sai Gon was notso cold like this but 17 degree was not cold to me at all
Tetholiday was coming finally, the coach arrived Kon Tum at 10pm. There wassomething different, something strange. No, every thing was different but i didnot know what's that? I went up my attic, sitting at my old desk and lookingout the windows, the moon, the star were also different but I still could notfind any difference even when my sleeping was coming slowly
I returned my old habit of wandering over the old roads every evening and when ifell accidentally the dry pine cone picked up in Thi Sach St, I found something differrent. The roads no longer belonged to me. Everything was familiar, only Imyself was alien to. I did lose it.
I felt obviously that these roads, those hills and the whole valley did belong toothers. Maybe they were highschool students like me 1 year ago. What happenedto the roads?Nothing.What happened to me? How can I let it out of my hands? Idid not know.
All my effort of getting back the strests were in vain. They did not return to me,however sad I was. I was completely desperated on the day I must leave for SaiGon. I left with an empty baggage because the roads did not follow me, even ayellow leaf also fell over the windows, down to the streets when i put it on myhand to have a look. No driver stopped for a leaf.
And now I'm very nostalgic. I miss inexpressibly my hometown. I understand why Ihave not missed it before. Just because I thought everything is still mine. Andnow I regret to know that I missed the roads which were once mine. It's onlywhenever you miss something, you will know that you used to have it. I'mgrowing up and my childhood is moving back.
I begin to get accustomed with the new roads such as Tran Quoc Thao st, Nguyen Dust, But I can not stand missing the roads belonging to me once. In this city,no road is mine. They belong to everyone.