26/12/2020
Thấy bài hay nên copy.
----------------
9 năm trước, Huy bắt đầu những công việc đầu tiên của mình bằng việc đăng bài lên website. Việc đơn giản, là Huy có 1 bài viết bỏ lên website, chọn hình phù hợp, và nhấn nút đăng.
Đến giờ, Huy vẫn thường xuyên đăng bài lên các website. Công việc vẫn đơn giản:
- Nội dung này giải quyết vấn đề gì của khách hàng?
- Người đọc có cảm giác gì khi đọc bài viết này?
- Bài viết có nói lên được giá trị thương hiệu không?
- Bài viết có được bố cục hợp lý không? Có dẫn dắt người đọc không? Mỗi đoạn khoảng bao nhiêu dòng là hợp lý?
- Khách hàng sẽ làm gì sau khi đọc bài viết này?
- URL đúng chưa?
- Format đã sạch chưa?
- Các thẻ Meta đã đúng chưa?
- Hình ảnh đã đúng kích thước chưa? nén chưa? có alt chưa? có caption chưa?
- Rich Snippet đã đầy đủ chưa?
- Bài viết của mình so với những bài viết của đối thủ tốt hơn chỗ nào?
- Tốc độ tải trang thế nào?
- Responsive thế nào?
- Internal link đi đâu?
- Table of Content thế nào?
- Hình đại diện đã tối ưu cho Facebook chưa?
- Có cần chuyển sang định dạng khác để đăng lên các platform khác không?
- Viết xong thì vào luôn top 10/20 được không?
- Có cần redirect bài viết nào khác trên trang về bài này để tránh keyword cannibalization không?
- Đo lường sau khi đăng thế nào?
- Và còn nhiều vấn đề khác, nhớ chưa kịp.
Đơn giản là vậy thôi. Những chuyện lớn lao, trông có vẻ magical, là kết quả của hàng trăm hàng ngàn việc nhỏ được lặp đi lặp lại với chất lượng ngày càng tốt hơn.
Tại sao chỉ có mấy chục phím đàn, nhưng người nghệ sĩ có thể chơi được những bản nhạc hay vô cùng? Tại sao chỉ có 1 cây viết, nhưng họa sĩ vẽ được những tác phẩm xuất sắc?
Vì người ta làm riết, nó quen.
Mình muốn giỏi, mình phải làm riết.
Đừng có biết sơ sơ, rồi nói cái này mình làm được rồi, thậm chí là cho là mình giỏi rồi, không đào sâu xuống nữa. Để rồi 1 ngày, thấy mình cái gì cũng biết, nhìn người khác làm là thấy cũng giống mình làm, mà sao kết quả của mình không bằng người ta. Huy gọi người đó là king of "sương sương".
King of "sương sương" rất dễ bị ảo tưởng sức mạnh, vì rất khó để họ biết mình yếu chỗ nào. Huy nghĩ, điểm yếu nằm ở chỗ "không có điểm mạnh rõ ràng" khiến cho họ không cạnh tranh được với những người có chuyên môn sâu, phát triển theo mô hình T-shaped.
Quay lại, những người làm việc với Huy, sẽ thường xuyên làm đi làm lại những việc rất giống nhau, và cứ làm liên tục. Đa số là sẽ nhanh chán, và muốn có "thử thách mới". Nhưng ở Huy sẽ ít có những thử thách mới, mà là những "thử thách cũ nhưng sâu sắc hơn". 80% thời gian để đào sâu 1-2 chuyên môn, 20% thời gian tìm hiểu những lĩnh vực lân cận.
Dĩ nhiên, cách làm của Huy không thể đúng với tất cả mọi người. Sẽ có người chọn cách khác. Nhưng nếu bạn làm việc với Huy, thì đó là cách của mình.
Huy Vo