Khu Kinh Tế Nghi Sơn

Khu Kinh Tế Nghi Sơn Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Khu Kinh Tế Nghi Sơn, Media/News Company, Nghi Sơn, Thanh Hóa.

LĐLD tỉnh Thanh Hóa tặng Bằng khen cho 3 công nhân dũng cảm cứu người đuối nướcCông đoàn Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu...
15/06/2022

LĐLD tỉnh Thanh Hóa tặng Bằng khen cho 3 công nhân dũng cảm cứu người đuối nước

Công đoàn Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hoá vừa tổ chức trao Bằng khen của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh cho 3 công nhân đã dũng cảm cứu người bị đuối nước.

Thừa ủy quyền của Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh, Công đoàn Khu Kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hoá đã trao Bằng khen của LĐLĐ tỉnh cho 3 công nhân: Lê Anh Linh, Thèn Ngọc Kim, Lường Đình Huy, công nhân Công ty CP Môi trường Nghi Sơn đã có hành động dũng cảm cứu người thoát khỏi đuối nước ở xã Hải Nhân, thị xã Nghi Sơn.

Trước đó, khoảng 17h50 ngày 27-5-2022 trên đường đi làm về qua đoạn khu vực cầu Hao Hao, xã Hải Nhân, thị xã Nghi Sơn phát hiện có 3 mẹ con đang chới với dưới nước sâu, các anh Lê Anh Linh, Thèn Ngọc Kim và Lường Đình Huy ngay lập tức đã nhảy xuống hồ cứu sống cả 3 mẹ con.

Biểu dương hành động cứu giúp người gặp nạn của 3 công nhân, đồng chí Ngô Thế Anh, Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hoá nhấn mạnh: Việc không quản hiểm nguy của bản thân, kịp thời nhảy xuống cứu người đã để lại hình ảnh đẹp về tinh thần đoàn kết, sống có trách nhiệm với cộng đồng, được Nhân dân cảm phục, trân trọng. Những tấm gương quên mình vì tính mạng của người bị nạn trong cộng đồng cần được kịp thời lan tỏa để nhiều người có thêm niềm tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở Cảng cá Lạch Bạng – Thanh Hóa: Bài 1: Vấn nạn dai dẳngVứt rác từ các chuyến đi biển, x...
14/06/2022

Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở Cảng cá Lạch Bạng – Thanh Hóa: Bài 1: Vấn nạn dai dẳng

Vứt rác từ các chuyến đi biển, xả nước thải sinh hoạt, xả nước thau rửa hải sản, thậm chí đổ cả tấn hải sản kém chất lượng ra cảng…, hành động tưởng chừng không gây hại gì, không ảnh đến ai đó lại chính là nguyên nhân khiến Cảng cá Lạch Bạng (thị xã Nghi Sơn, Thanh Hóa) bị ô nhiễm nghiêm trọng, mất dần sự sống và trở thành nỗi ám ảnh của người dân sống dọc hai bên cảng.

Theo phản ánh của người dân 2 phường Hải Thanh và phường Hải Bình tới phóng viên Tạp chí Môi trường và Cuộc sống, phóng viên (PV) đã có mặt tại Cảng cá Lạch Bạng để “mục sở thị” mức độ ô nhiễm của khu vực này. Khi đến địa phận phường Hải Bình, phóng viên hỏi thăm đường vào cảng, một người dân sống gần đó băn khoăn: “Cháu vào đó có việc gì không? Không có phận sự gì thì đừng có vào, rồi không thở được đâu, mặc quần áo đẹp thế này nó ám vào cho về giặt không biết lúc nào mới hết được mùi”. Theo biển chỉ dẫn, còn 1km nữa là đến Cảng cá Lạch Bạng, bầu không khí bao quanh PV lúc này là mùi hôi thối, tanh nồng làm cho PV cảm thấy đau đầu, choáng váng.

Khắp không gian của phường Hải Thanh, phường Hải Bình đều bị bao phủ bởi mùi hôi thối, nó âm ỉ, gây cảm giác khó chịu và mệt mỏi. Chị H, một người dân phơi cá gần đó ngao ngán: “Mệt mỏi lắm chú ạ, nhưng rồi cũng phải tập làm quen thôi, chú thấy trời nóng thế này mà lúc nào tôi cũng phải đeo 2 khẩu trang để bớt ngửi thấy mùi thối đấy, chúng tôi cũng phản ánh lên chính quyền nhiều rồi mà có thay đổi được gì đâu!”.

Có mặt tại Cảng cá Lạch Bạng vào đúng buổi trưa nắng nóng, đi dọc theo tuyến đê sông Lạch Bạng, PV thấy có hàng trăm tàu thuyền đang neo đậu, suốt chiều dài khoảng 2km của bờ lạch, rác thải ngổn ngang, nước đen kịt, sủi bọt trắng, sặc sụa mùi thối, ruồi nhặng bu bám khắp nơi. Mỗi khi có gió thổi, mùi xú uế lại bốc lên nồng nặc. Tình trạng ô nhiễm này đã diễn ra từ nhiều năm nay, khiến người dân vô cùng bức xúc.

Chị L.Th.Q tổ dân phố Tân Vinh, phường Hải Bình, chia sẻ. “Tình trạng ô nhiễm môi trường tại cảng đã diễn ra từ nhiều năm nay, thậm chí có dấu hiệu gia tăng trong thời gian gần đây. Rác thải sinh hoạt, rác từ các chuyến đi biển được người dân vô tư xả ra cảng, đá lạnh bẩn, nước đá ướp cá tôm cũng được đổ ra đây, nước rỉ từ hải sản rất tanh cũng chẳng ai thèm xối rửa. Thậm chí, người dân còn đổ cả tấn hải sản kém chất lượng ra cảng cá khiến không khí nơi đây ô nhiễm nặng, đặc biệt là vào những ngày nắng nóng, gió đông thổi, mùi hôi thối bốc lên không ai thở nổi. Vấn đề này xảy ra nhiều năm nay, chúng tôi đã làm đơn lên phường, nhưng phường không giải quyết dứt điểm được”.

Bà Nguyễn Thị Quy, tổ dân phố Liên Hưng, phường Hải Bình, cho biết: “Môi trường ở cảng cá ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, nhất là vào mùa hè, lượng hải sản tăng, người ta phơi cá, xay bột cá, mùi nước thải cùng khói từ các nhà máy chế biến hải sản tra tấn chúng tôi, sức khỏe người dân ở đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chả nói đâu xa, ngay ở tổ dân phố tôi ở và mấy tổ dân phố bên cạnh, vài năm trở lại đây, tôi đã chứng kiến rất nhiều người bị bệnh phổi, rồi bệnh ung thư, nguyên nhân do đâu thì vẫn là dấu hỏi lớn!”. “Vì gắn bó với sông nước nên cực chẳng đã chúng tôi phải “sống chung với lũ”, chứ biết kêu ai?” bà Quy thở dài.

Đi dọc bờ sông, đoạn qua phường Hải Bình, PV thấy, có một cống bê tông lớn xây dựng với mục đích tiêu thoát nước sinh hoạt và nước mưa cho nhân dân mỗi khi có mưa lớn. Nhưng hiện nay, cống bê tông đó ngoài nhiệm vụ tiêu thoát nước cho nhân dân còn trở thành cống xả nước thải của các nhà máy và cơ sở chế biến hải sản gần đó. Qua quan sát, PV thấy nước thải có màu trắng đục, chảy thành dòng. Điều đáng nói là dòng nước đó còn bốc mùi hôi thối cực kỳ khó chịu. Khi được hỏi về nguồn gây ô nhiễm ở Cảng cá Lạch Bạng, đa số câu trả lời của người dân địa phương là: Ngoài ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn kém thì nguyên nhân chính là do các nhà máy, cơ sở chế biến hải sản tại đây đã xả nước thải trực tiếp ra môi trường.

Theo tìm hiểu của PV, trên địa bàn phường Hải Bình có 3 công ty chế biến hải sản, gồm, Công ty CP TM vận tải và chế biến hải sản Long Hải (Công ty Long Hải); Công ty TNHH chế biến hải sản Ngọc Sơn (Công ty Ngọc Sơn); Công ty CP Sông Việt Thanh Hóa. Các công ty này chủ yếu là chế biến chả cá, bột cá. Nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất là cá tươi thu mua tại bến neo đậu tàu thuyền của Cảng cá Lạch Bạng và các cảng lân cận. Ngoài ra, còn hàng chục cơ sở sơ chế hải sản nhỏ lẻ, tự phát của người dân dựng lên xung quanh cảng.

Bà Nguyễn Thị Xy, tổ dân phố Liên Đình, phường Hải Bình bức xúc. “Một bộ phận người dân có ý thức rất kém, mặc dù chính quyền đã nghiêm cấm việc đổ rác, nước thải bừa bãi, nhưng họ vẫn cố tình làm. Nhiều hộ sản xuất, chế biến hải sản thì vô tư xả nước thải chưa được xử lý ra môi trường, gây ô nhiễm nghiêm trọng. Vấn nạn này đã trở thành căn bệnh cố hữu rồi, bởi vậy, tôi thiết nghĩ chính quyền phải có chế tài mạnh mẽ hơn, nghiêm khắc hơn thì mới chấn chỉnh được”.

Việc ô nhiễm về nguồn nước ở khu vực này đã đe dọa trực tiếp đến môi trường sống không chỉ cho người dân mà còn ảnh hưởng tới sinh vật biển. Chị N, một ngư dân bám biển đã hơn 10 năm cho biết, nhiều năm trở lại đây một số sinh vật như tôm, cua, cá ở khu vực này giảm đi trông thấy, nếu 5-10 năm trước một chuyến tàu ra khơi đánh bắt được cả tấn, thì nay chỉ tính bằng tạ. Đặc biệt, các loại ốc, sò sống trên bãi cát lại vô cùng hiếm, chú thử đi mót cả ngày trên bãi cát có khi cũng không được con nào, lý do là rác thải do ngư dân sinh hoạt thải ra phủ hết bề mặt cát, sự sống nào tồn tại được.

Được biết, Cảng cá Lạch Bạng nằm trên địa bàn 2 phường Hải Thanh và phường Hải Bình (thị xã Nghi Sơn, Thanh Hóa) là một trong những cảng cá lớn nhất khu vực Bắc Trung Bộ. Cảng được đầu tư xây dựng vào tháng 10/2003 và mở rộng vào năm 2010. Đây là điểm trung chuyển thiết yếu các loại thủy – hải sản của ngư dân và thương lái trong khu vực. Thế nhưng, nhiều năm nay, cảng này đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Trước khi quy hoạch Cảng cá Lạch Bạng, chính quyền địa phương đã chấp thuận cho Công ty TNHH Thọ Dương (phường Hải Bình) làm chủ đầu tư xây dựng Dự án Khu xử lý chất thải tập trung. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, Công ty TNHH Thọ Dương chưa thực hiện được trách nhiệm như đã cam kết.

Theo Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống

14/06/2022

Huyện miền núi Cẩm Thủy tích cực chuẩn bị cho Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

Tặng bò giống, trao quà, xe đạp, khám bệnh miễn phí cho nạn nhân chất độc da camTrong 2 ngày 9 và 10-6, Hội Nạn nhân Chấ...
14/06/2022

Tặng bò giống, trao quà, xe đạp, khám bệnh miễn phí cho nạn nhân chất độc da cam

Trong 2 ngày 9 và 10-6, Hội Nạn nhân Chất độc da cam/dioxin Việt Nam đã tổ chức chương trình tặng quà, trao bò giống sinh sản, tặng xe đạp và khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho nạn nhân chất độc da cam trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Đây là chương trình do Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam phối hợp với Quỹ Hoa Hòa Bình, Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, các nhà tài trợ và Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Thanh Hóa tổ chức.

Chương trình đã trao tặng 10 bò giống sinh kế, mỗi con trị giá 12 triệu đồng cho các hộ gia đình nạn nhân chất độc da cam trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn, các huyện Hà Trung, Thọ Xuân, Nga Sơn và Ngọc Lặc. Đây là nguồn lực quan trọng để các hộ gia đình có điều kiện phát triển kinh tế, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.

Nhân dịp này, chương trình đã trao tặng 25 suất quà mỗi suất trị giá 1,2 triệu đồng cho nạn nhân da cam ở TP Thanh Hóa, thị xã Nghi Sơn, các huyện Đông Sơn, Hoằng Hóa, Hà Trung, Nông Cống, Như Thanh; tặng 20 xe đạp cho con, cháu các nạn nhân chất độc da cam của TP Thanh Hóa, thị xã Nghi Sơn, các huyện Hoằng Hóa, Thiệu Hóa, Hà Trung với tổng giá trị 40 triệu đồng.

Chương trình cũng đã tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho 600 người là nạn nhân chất độc da cam, thương bệnh binh, đối tượng chính sách, hộ nghèo trên địa bàn thị xã Nghi Sơn.

14/06/2022

Một chủ tịch xã ở huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa, vừa bị tạm đình chỉ công tác vì liên quan đến vụ đánh ghen ngay tại trụ sở làm việc.

Tuyên truyền chống khai thác hải sản bất hợp phápViệc chấp hành các quy định chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không...
14/06/2022

Tuyên truyền chống khai thác hải sản bất hợp pháp

Việc chấp hành các quy định chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) nhằm gỡ thẻ vàng của Ủy ban châu Âu đã và đang được các ngành, các cấp trong tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, những quy định về hoạt động khai thác hải sản cho ngư dân hiểu và thực hiện.

Chi cục Thủy sản, lực lượng biên phòng, các địa phương ven biển đã và đang phối hợp trực tiếp lên tàu cá của ngư dân cập các bến cá, Cảng cá Lạch Hới (TP Sầm Sơn), Lạch Bạng (thị xã Nghi Sơn), Hòa Lộc (Hậu Lộc)... để tuyên truyền, phổ biến cho các ngư dân những nội dung cơ bản những quy định của Ủy ban châu Âu về chống khai thác IUU; quy định của Luật Thủy sản và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan về chống khai thác IUU; tuyên truyền biển, đảo và Luật Cảnh sát biển năm 2018; vận động các chủ tàu cá khai thác xa bờ, thuyền trưởng thực hiện nghiêm túc việc ghi nhật ký khai thác hải sản, báo cáo khai thác, vận hành thiết bị giám sát tàu cá đảm bảo theo đúng quy định. Đồng thời, tuyên truyền các quyết định của UBND tỉnh về quy trình xử lý tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác hải sản và các hành vi vi phạm khác qua hệ thống giám sát tàu cá trên địa bàn tỉnh; các giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban châu Âu về chống khai thác IUU của tỉnh. Đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Trạm trưởng Trạm kiểm soát Đồn Biên phòng Sầm Sơn, cho biết: Đơn vị thường xuyên thông tin cho chủ tàu, ngư dân ở các phường Quảng Tiến, Quảng Cư và khu vực Cảng cá Lạch Hới cập nhật những nội dung thay đổi, bổ sung trong mẫu nhật ký khai thác hải sản; hướng dẫn thủ tục về quản lý tàu cá; quy trình tàu cá xuất nhập bến và ghi nộp nhật ký, báo cáo khai thác; tuyên truyền, vận động các chủ tàu cá khai thác xa bờ, thuyền trưởng thực hiện nghiêm túc việc vận hành thiết bị giám sát tàu cá đảm bảo theo đúng quy định, ký cam kết không đưa tàu cá và ngư dân sang vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép, vi phạm khai thác IUU.

Đi đôi với đó, từ năm 2017 đến nay, Chi cục Thủy sản xây dựng nội dung, in và treo 42 băng zôn, 98 tờ phướn tuyên truyền các quy định trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; in và phát 41.000 tờ rơi có nội dung về các quy định của pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU; phối hợp với Tổng cục Thủy sản, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tổ chức 25 hội nghị tập huấn tuyên truyền, phổ biến về các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thủy sản, với 2.110 người tham gia. Qua đó, đã góp phần giúp ngư dân nắm chắc các quy định về chống khai thác IUU, tự giác chấp hành pháp luật khi hoạt động trên biển, không có hành vi vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác hải sản trái phép; tích cực hưởng ứng chống khai thác IUU, nỗ lực chung tay cùng các cấp, các ngành tháo gỡ “thẻ vàng” cho thủy sản nhằm phát triển thủy sản an toàn, bền vững, ổn định sinh kế cho ngư dân.

Đại hội Công đoàn Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn khóa III, nhiệm kỳ 2022-2027Ngày 9-6-2022, Công đoàn Công ty Nhiệt điện Ng...
14/06/2022

Đại hội Công đoàn Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn khóa III, nhiệm kỳ 2022-2027

Ngày 9-6-2022, Công đoàn Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn đã tổ chức thành công Đại hội Công đoàn khóa III, nhiệm kỳ 2022-2027.

Dự và chỉ đạo Đại hội có các đồng chí: Trần Doãn Thành, Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty Phát điện 1; Võ Mạnh Hà, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn; đại diện lãnh đạo các phòng, phân xưởng, Đoàn Thanh niên cùng 115 đoàn viên Công đoàn đại điện cho các đoàn viên Công đoàn của 10 tổ và Công đoàn bộ phận Công ty.

Đại hội đánh giá cao những thành tích mà Công đoàn Công ty nhiệm kỳ 2017-2022 đã đạt được; nêu ra những hạn chế, tồn tại trong quá trình hoạt động. Theo đó, Công đoàn Công ty đã hoạt động theo đúng Điều lệ; chăm lo đời sống tinh thần cho đoàn viên, người lao động.

Công đoàn Công ty luôn đồng hành, chia sẻ những thuận lợi và khó khăn với Ban lãnh đạo Công ty, giúp đoàn viên, NLĐ yên tâm công tác, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn được giao trong nhiệm kỳ.

Thay mặt Đảng ủy, Ban lãnh đạo Công ty, đồng chí Võ Mạnh Hà, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Công ty đã gửi lời cảm ơn và cho biết, một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhất đã được Công đoàn Công ty chú trọng và làm tốt theo định hướng của Đảng ủy, Ban lãnh đạo Công ty, đó là luôn quán triệt, động viên toàn thể đoàn viên và người lao động tích cực thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh trong những năm qua.

Đồng chí đề nghị, trong thời gian tới Công đoàn Công ty tiếp tục phát huy truyền thống, đặc biệt B*H Công đoàn Công ty khoá III, nhiệm kỳ 2022-2027 xây dựng các chương trình và phong trào thi đua thiết thực để đảm bảo vận hành nhà máy an toàn, ổn định, liên tục và hiệu quả.

Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, đồng chí Trần Doãn Thành, Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty Phát điện 1 đã biểu dương những kết quả mà Công đoàn Công ty đã đạt được; đánh giá cao đoàn viên, NLĐ đã vượt qua rất nhiều khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.

Theo đồng chí, nhiệm kỳ qua Công đoàn Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn đã đạt được rất nhiều thành công như phối hợp với lãnh đạo chuyên môn thực hiện tốt quy chế dân chủ thông qua việc tổ chức hội nghị NLĐ, tổ chức đối thoại tại nơi làm việc nhằm tạo sự đồng thuận, đoàn kết giữa lãnh đạo Công ty và toàn thể CNLĐ, đồng thời khuyến khích NLĐ thực hiện vai trò làm chủ. Song song với việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, Công đoàn đẩy mạnh các phong trào thi đua nâng cao năng suất lao động

Trong bối cảnh kinh tế, chính trị thế giới có nhiều bất ổn gây khó khăn cho Tổng Công ty, do đó B*H Công đoàn nhiệm kỳ mới cần phối hợp tốt chuyên môn để tiếp tục phát huy các phong trào thi đua lập thành tích để hoàn thành nhiệm vụ chung của Tổng Công ty.

Đặc biệt cần phải nâng cao chất lượng cán bộ Công đoàn, thực hiện tuyên truyền sâu rộng vai trò, chức năng cũng như quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, thu hút đoàn viên, người lao động tích cực tham gia vào các hoạt động của công đoàn, tạo niềm tin cho người lao động.

Đại hội đã tiến hành bầu Ban Chấp hành Công đoàn khóa III, nhiệm kỳ 2022-2027 gồm 7 đồng chí hội tụ đầy đủ phẩm chất, năng lực, nhiệt huyết cho sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn và chỉ định triệu tập viên để triệu tập phiên họp thứ nhất B*H khóa mới.

Đại hội Công đoàn Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn khóa III, nhiệm kỳ 2022-2027 đã thành công tốt đẹp, bắt đầu một nhiệm kỳ mới với những mục tiêu và thách thức mới.

Với sự quan tâm sâu sát của Đảng uỷ, Ban lãnh đạo Công ty, sự ủng hộ của Công đoàn Tổng Công ty Phát điện 1; với quyết tâm giữ vững và phát huy những thành tích đã đạt được, nhiệm kỳ 2022-2027 Công đoàn Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn phấn đấu giành nhiều thành tích, góp phần xây dựng đơn vị ngày càng phát triển vững mạnh, trở thành một trong những điểm sáng của Công đoàn Tổng công ty Phát điện 1.

Kiểm tra kết quả triển khai công tác phòng, chống thiên tai năm 2022 tại thị xã Nghi SơnChiều 9/6/2022, Giám đốc Công an...
14/06/2022

Kiểm tra kết quả triển khai công tác phòng, chống thiên tai năm 2022 tại thị xã Nghi Sơn

Chiều 9/6/2022, Giám đốc Công an tỉnh đã thành lập đoàn kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai tại địa bàn thị xã Nghi Sơn do Đại tá Lê Như Lập, Phó Giám đốc Công an tỉnh làm Trưởng đoàn. Tham gia đoàn kiểm tra có đại diện Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh; lãnh đạo, chỉ huy các phòng nghiệp vụ Công an tỉnh...
Sau khi trực tiếp đi kiểm tra thực tế việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ sẵn sàng ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai tại xã Anh Sơn và xã Tân Trường, đoàn kiểm tra đã làm việc với lãnh đạo UBND thị xã Nghi Sơn.

Với phương châm “4 tại chỗ”, đến nay UBND thị xã Nghi Sơn đã củng cố, kiện toàn và nâng cao năng lực của lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai các cấp. Trong đó, 31/31 xã, phường trên địa bàn thị xã đã kiện toàn và thành lập Đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã. UBND thị xã đã giao chỉ tiêu vật tư, lực lượng phòng chống thiên tai cho 31 xã, phường là 11.782 người, đồng thời chuẩn bị đầy đủ 100% vật tư dự trữ để phục vụ công tác phòng, chống thiên tai như đất, cát, đá hộc, cọc tre, bao tải… và các phương tiện, trang thiết bị, hậu cần như ô tô, thuyền, ca nô, máy xúc, phao cứu sinh, cưa xăng, dây thừng, phao bè, lương thực, thực phẩm…

Đồng thời chủ động rà soát, bổ sung, hoàn thiện phương án sơ tán dân ở khu vực có nguy cơ xảy ra thiên tai (bão lũ, ngập lụt…); phương án bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập; phương án bảo đảm an toàn cho người và phương tiện hoạt động khai thác thủy sản trên biển; xây dựng, rà soát, cập nhập, bổ sung và triển khai thực hiện phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai; phương án ứng phó với bão mạnh và siêu bão…

Phát biểu tại buổi kiểm tra, Đại tá Lê Như Lập, Phó Giám đốc Công an tỉnh đã đánh giá cao công tác chuẩn bị của UBND thị xã Nghi Sơn trong công tác chuẩn bị để sẵn sàng ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”. Đồng thời đề nghị trong thời gian tới, Ban Chỉ đạo phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự thị xã Nghi Sơn cần phân công các thành viên trong Ban Chỉ đạo trực tiếp xuống địa bàn các phường, xã để rà soát, kiểm tra thực tế công tác chuẩn bị của các đơn vị, từ đó khắc phục những tồn tại, hạn chế, bổ sung lực lượng, vật tư, trang thiết bị theo đúng quy định; chỉ đạo các xã, phường tùy theo điều kiện tình hình cụ thể, chủ động xây dựng phương án, kịch bản chi tiết trong việc ứng phó với thiên tai khi có tình huống xấu xảy ra.

Nhanh chóng triển khai mở các lớp tập huấn để nâng cao nhận thức và kỹ năng cho lực lượng trực tiếp tham gia công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tại địa phương để lực lượng này thực sự phát huy vai trò nòng cốt, chủ động khi tham gia nhiệm vụ phòng, chống thiên tai khi có yêu cầu.

Đối với các vi phạm về hành lang công trình đê, hồ, đập, thị xã Nghi Sơn cần nhanh chóng rà soát tổng thể để xử lý và khắc phục kịp thời. Đồng chí Phó Giám đốc Công an tỉnh cũng đề nghị Ban Chỉ đạo phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự thị xã Nghi Sơn trên cơ sở tình hình thực tế cần nghiên cứu xây dựng kịch bản, phương án tổng thể trong việc huy động lực lượng, trang thiết bị, vật tư để chủ động, sẵn sàng ứng phó với thiên tai, giảm thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của Nhân dân...

Công an huyện Thạch Thành liên tiếp bắt giữ 2 vụ,  4 đối tượng liên quan đến ma túyThực hiện đợt cao điểm đấu tranh trấn...
14/06/2022

Công an huyện Thạch Thành liên tiếp bắt giữ 2 vụ, 4 đối tượng liên quan đến ma túy

Thực hiện đợt cao điểm đấu tranh trấn áp tội phạm ma túy, từ ngày 01/6 đến nay, Công an huyện Thạch Thành đã liên tiếp điều tra, làm rõ và bắt giữ 2 vụ, 4 đối tượng mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý....

Điển hình, ngày 3/6 Công an huyện Thạch Thành phá Chuyên án 190G, bắt quả tang đối tượng Bùi Văn Diệm, sinh năm 1997 ở thôn Thành Minh, xã Thành Long đang có hành vi bán ma túy cho 2 đối tượng nghiện tại nhà; thu giữ 98 gói he**in. Đấu tranh mở rộng vụ án, Công an huyện Thạch Thành đã phối hợp với Công an huyện Hà Trung bắt giữ đối tượng Nguyễn Thị Thanh Thủy, sinh năm 1974 ở tiểu khu 6, thị trấn Hà Trung. Đây là đối tượng cộm cán, có nhiều tiền án về tội mua bán trái phép chất ma túy. Mặc dù vừa ra tù nhưng Thủy đã câu kết với một số đối tượng cộm cán khác ở thị trấn Hà Trung và thường xuyên cung cấp ma túy cho Diệm mang về Thạch Thành bán lẻ.

Tiếp đó, ngày 4/6 Công an huyện Thạch Thành đã bắt quả tang 2 đối tượng Nguyễn Hoàng Trung Lý, sinh năm 1990 ở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh và Nguyễn Văn Hiệp, sinh năm 2003 ở xã Thạch Quảng, huyện Thạch Thành đang tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, thu giữ 6g ma túy đá và 1 bộ dụng cụ sử dụng ma túy đá.

Hiện các vụ việc trên đang tiếp tục được điều tra, làm rõ./.

Huyện Triệu Sơn đẩy mạnh phong trào thể dục thể thaoNhững năm qua, thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể ...
14/06/2022

Huyện Triệu Sơn đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao

Những năm qua, thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, cấp ủy, chính quyền huyện Triệu Sơn đã quan tâm, đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao (TDTT) quần chúng. Với việc đa dạng hóa các hình thức luyện tập, các chương trình, nội dung thi đấu phong trào đã thu hút mọi tầng lớp Nhân dân, góp phần nâng cao đời sống, sức khỏe, tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

Nhằm đưa phong trào TDTT phát triển sôi nổi, huyện đã xây dựng kế hoạch, phát động các phong trào, triển khai nhiều bộ môn thể thao phù hợp với từng lứa tuổi để mọi người có thể rèn luyện sức khỏe theo sở thích. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân tham gia các hoạt động TDTT. Hàng năm, vào dịp lễ, tết, sự kiện của đất nước, tỉnh, địa phương, huyện tổ chức nhiều giải thể thao phong trào như, tổ chức Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân; tổ chức giải bóng chuyền nam, nữ; giải cầu lông công nhân, viên chức, lao động... Đồng thời, vận động các địa phương, cơ quan tổ chức các hoạt động thi đấu, giao lưu TDTT. Nhiều đơn vị đã chủ động tổ chức các hoạt động, các giải đấu giao lưu tại địa phương; khuyến khích và đa dạng các hình thức tổ chức để thu hút người dân tham gia. Nhờ đó, các giải TDTT trên địa bàn huyện đã thu hút đông đảo người dân và cán bộ, công chức, người lao động trên địa bàn huyện tham gia.

Cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền, huyện cũng quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động TDTT. Theo đó, huyện đã bố trí quỹ đất xây dựng sân vận động; chỉ đạo các xã quy hoạch quỹ đất phù hợp cho xây dựng thiết chế văn hóa, TDTT; đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động nguồn lực cho các hoạt động TDTT. Theo thống kê của Phòng Văn hóa – Thông tin huyện, hệ thống thiết chế thể thao trên địa bàn huyện được đầu tư đồng bộ từ huyện đến xã. 100% các xã, thị trấn có sân vận động, 100% thôn có sân thể thao. Các sân chơi, nhà tập luyện, từng bước đáp ứng nhu cầu tập luyện TDTT của Nhân dân. Nhờ đó, phong trào TDTT quần chúng ở Triệu Sơn phát triển cả về số lượng và chất lượng. Toàn huyện có trên 45% số người tập luyện TDTT thường xuyên, trên 40% số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao.

Bên cạnh đó, công tác giáo dục, rèn luyện thể chất trong nhà trường cho học sinh được chú trọng. 100% trường học đưa thể thao vào chương trình giảng dạy. Nhiều trường có hoạt động ngoại khóa thường xuyên, thu hút đông đảo học sinh tham gia tập luyện các môn như, bóng đá thiếu niên, nhi đồng, cầu lông...

Hiệu quả phong trào TDTT tại huyện Triệu Sơn được thể hiện qua thành công của Đại hội TDTT huyện; với sự tham gia tích cực của người dân tại 34 xã, thị trấn tham gia ở 8 bộ môn thi đấu. Từ sự thành công của đại hội TDTT cấp huyện đã lựa chọn những gương mặt tiêu biểu tham gia Đại hội TDTT tỉnh. Tại Đại hội TDTT tỉnh, huyện Triệu Sơn xếp thứ 11 toàn đoàn với 9 Huy chương Bạc, 15 Huy chương Đồng.

Đồng chí Bùi Kim Dậu, Trưởng Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Triệu Sơn, cho biết: Với những hoạt động phong phú, đa dạng, phong trào TDTT quần chúng trên địa bàn huyện đã đi vào đời sống xã hội, lan tỏa rộng khắp các địa bàn dân cư, từng cơ quan, đơn vị, trường học đến hộ gia đình, tạo sợi dây liên kết chặt chẽ, kết nối tinh thần đoàn kết trong cộng đồng Nhân dân. Ý thức rèn luyện thân thể để bảo vệ sức khỏe của người dân ngày càng được nâng cao. Tại các khu dân cư, tùy theo từng độ tuổi và sở thích, mỗi người dân có thể tự lựa chọn cho mình những môn thể thao phù hợp. Tại các cơ quan, đơn vị, sau mỗi giờ làm, cán bộ, công nhân viên có thể tham gia các môn thể thao như cầu lông, bóng bàn... giúp giải tỏa những căng thẳng, mệt mỏi sau giờ làm việc, góp phần đẩy lùi tệ nạn xã hội, xây dựng lối sống lành mạnh, thực hiện hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”.

Phát huy kết quả đạt được, tiếp tục đưa phong trào TDTT quần chúng phát triển sâu rộng trong Nhân dân, trong thời gian tới, huyện Triệu Sơn tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, chú trọng công tác phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng lực lượng vận động viên có năng khiếu; tăng cường khai thác, sử dụng có hiệu quả hệ thống cơ sở vật chất tập luyện TDTT từ cấp cơ sở. Cùng với đó, huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cơ sở vật chất cho phát triển TDTT; củng cố và tăng cường hệ thống thiết chế văn hóa – thể thao...

Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Thiệu HóaChiều 13-6, Tổ đại biểu HĐND tỉnh Thanh Hóa gồm các đại biểu: Lê Minh ...
14/06/2022

Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Thiệu Hóa

Chiều 13-6, Tổ đại biểu HĐND tỉnh Thanh Hóa gồm các đại biểu: Lê Minh Nghĩa, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; Nguyễn Văn Biện, Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện Thiệu Hoá; Nguyễn Quốc Hải, Phó Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh Thanh Hoá, đã có buổi tiếp xúc cử tri huyện Thiệu Hóa đang công tác trong ngành giáo dục trước Kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khóa XVIII.

Tại buổi tiếp xúc, các đại biểu HĐND tỉnh đã thông báo dự kiến nội dung, chương trình Kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khoá XVIII; báo cáo kết quả giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri huyện Thiệu Hoá gửi đến Kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh khoá XVIII; báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa 5 tháng đầu năm 2022.

Tại buổi tiếp xúc, cử tri bày tỏ sự vui mừng, phấn khởi trước những kết quả mà tỉnh đạt được trong những tháng đầu năm 2022. Trong không khí dân chủ và tinh thần làm việc khẩn trương, trách nhiệm, cử tri đã đề xuất, kiến nghị tới Tổ đại biểu HĐND tỉnh một số nội dung, như: Quan tâm, giải quyết vấn đề thiếu giáo viên mầm non và tiểu học; hỗ trợ cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng dạy và học; cấp đất bổ sung cho các nhà trường để xây dựng khuôn viên bảo đảm diện tích theo yêu cầu xây dựng trường chuẩn quốc gia. Đối với cấp trung học cơ sở cần bổ sung đội ngũ giáo viên để thực hiện dạy học 2 buổi/ngày và có chính sách hỗ trợ phù hợp.

Ngoài ra, phê duyệt, nâng kinh phí chi trả cho nhân viên nấu ăn và hướng dẫn tham gia bảo hiểm y tế. Thống nhất các văn bản chỉ đạo trong ngành giáo dục để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tham mưu của các nhà trường…

Bên cạnh đó, đề nghị ngành giáo dục cần đánh giá thực trạng việc dạy và học các môn tích hợp để có chích sách đào tạo và bổ sung giáo viên; tuyển dụng giáo viên tin học,…

Tiếp thu các ý kiến, kiến nghị của cử tri, Phó Chủ tịch UBND huyện Thiệu Hóa Hoàng Văn Lực đã làm rõ một số vấn đề, nội dung thuộc thẩm quyền.

Thay mặt Tổ đại biểu HĐND tỉnh, đại biểu Nguyễn Văn Biện, Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện Thiệu Hoá ghi nhận, đánh giá cao những phản ánh, kiến nghị của cử tri huyện Thiệu Hóa; đồng thời trao đổi, làm rõ một số vấn đề mà cử tri quan tâm thuộc thẩm quyền.

Những kiến nghị vượt thẩm quyền, Tổ đại biểu HĐND tỉnh tiếp thu, tổng hợp để trình HĐND tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

Bắt quả tang 5 thuyền hút cát trái phépDưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đại tá Dương Văn Tiến, Phó Giám đốc Công an tỉnh Th...
14/06/2022

Bắt quả tang 5 thuyền hút cát trái phép

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đại tá Dương Văn Tiến, Phó Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa, Văn phòng Cơ quan CSĐT phối hợp với Phòng Cảnh sát Cơ động và các lực lượng chức năng đã tiến hành kiểm tra, phát hiện bắt quả tang 5 thuyền đang tiến hành hút cát trái phép trên lòng sông Mã, đoạn qua địa phận thị trấn Quý Lộc, huyện Yên Định.

Theo tài liệu điều tra, xác minh ban đầu, cả 5 thuyền hút cát trên đều do những người dân ở các huyện Yên Định, Vĩnh Lộc và thành phố Thanh Hoá điều khiển. Trên 5 thuyền có tổng số 14 thuyền viên, bước đầu xác định có 4 đối tượng đã có tiền sự về hành vi vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.

Kết quả điều tra xác định cả 5 thuyền khai thác cát trái phép trên điều thực hiện việc hút cát cho mỏ cát số 41 (mỏ cát thị trấn Quý Lộc, đã được UBND tỉnh cấp phép). Tuy nhiên, tại thời điểm phát hiện bắt quả tang, toàn bộ 5 thuyền cát đều đang thực hiện việc hút cát ngoài phạm vi mỏ cát số 41.

Hiện lực lượng Công an đã tạm giữ 5 thuyền hút cát và toàn bộ số cát hút được trên các khoang thuyền vào sáng 12-6 (khoảng 150m3) cùng toàn bộ tài liệu có liên quan. Đồng thời tiếp tục điều tra làm rõ để xử lý nghiêm theo pháp luật.

14/06/2022

Đề xuất giải pháp để phát huy vai trò của MTTQ trong bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu

14/06/2022

Công dân có đơn tố cáo ông Trần Hùng Vương, nguyên Chủ tịch UBND xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia (nay là thị xã Nghi Sơn), hiện là Bí thư Đảng ủy phường Hải Thanh đã “lợi dụng chức vụ, làm giả hồ sơ, lừa cấp trên để chiếm đoạt tài sản” của công.

Công dân có đơn tố cáo 1 lãnh đạo phường Hải Thanh lợi dụng chức vụ làm giả hồ sơ để chiếm đấtÔng Nguyễn Văn Thân, sinh ...
13/06/2022

Công dân có đơn tố cáo 1 lãnh đạo phường Hải Thanh lợi dụng chức vụ làm giả hồ sơ để chiếm đất

Ông Nguyễn Văn Thân, sinh năm 1956, ở thôn Thượng Hải, phường Hải Thanh, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa có đơn gửi đến các cơ quan chức năng tố cáo ông Trần Hùng Vương, nguyên Chủ tịch UBND xã Hải Thanh (nay là phường Hải Thanh), hiện là Bí thư Đảng ủy phường Hải Thanh đã “lợi dụng chức vụ, làm giả hồ sơ, lừa cấp trên để chiếm đoạt tài sản” của ông.

Theo hồ sơ, ngày 24/8/2011 UBND xã Hải Thanh thực hiện Hợp đồng số 01 cho ông Nguyễn Văn Thân thuê 2.000m2 đất (bãi cát) để xây dựng nhà xưởng làm lò hấp, sấy cá, thời hạn: từ ngày 24/8/2011 đến 24/8/2021(mười năm). Theo đó, gia đình ông đã nộp vào ngân sách xã 42.000.000 đồng để san ủi và mua đất từ nơi khác chuyển về đây để xây dựng mặt bằng khu xưởng.

Tuy nhiên, cũng trên khu đất này, ngày 28/5/2014, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 1507 về việc giao cho ông Lê Xuân Hoàng thuê đất trên cơ sở sản xuất đã được UBND xã Hải Thanh giao cho ông Thân thuê xây dựng cơ sở hấp sấy cá trước đó, thời gian thuê là 50 năm. Điều khó hiểu đó là, cùng ngày 24/8/2013 ông Vương đã ký Hợp đồng thuê đất với ông Lê Xuân Hoàng, trong khi đã kí với ông Nguyễn Văn Thân, nhưng chỉ khác đó là ngày 24/8/2011.

Ông Nguyễn Văn Thân cho rằng: Để có mặt bằng trên gia đình ông Thân đã mua lại đất có cây phi lao của một hộ dân và thuê máy san ủi làm mặt bằng. Theo đó, ông đã xây khoảng 70m tường chắn sóng có độ cao từ 4 đến 5 m được tính từ mặt nước biển lên để giữ đất và mua hơn 2.000m3 đất từ nơi khác đổ vào khu đất này. Tại đây, ông Thân đã xây nhiều nhà cấp 4 để làm xưởng, đầu tư hệ thống lò hấp, sấy cá và hệ thống máy làm lạnh bảo quản cá sau khi hấp...

Vào cuối tháng 5/2014, ông nhận được thông tin “UBND tỉnh đã giao khu đất này cho Tổ hợp tác Hoàng Lan do ông Lê Xuân Hoàng” (ông Hoàng là con rể của ông Vương) làm Giám đốc. Nhưng ông không tin vì vốn đầu tư do gia đình ông bỏ ra hơn nữa ông không vi phạm hợp đồng. Không ngờ khi cầm quyết định giao đất cảu UBND tỉnh cho ông Lên Xuân Hoàng đã làm ông choáng. Sau khi biết ông Vương “chiếm” cơ sở sản xuất của gia đình ông thì ngư dân khu vực đã không nhập cá về đây nữa, dẫn đến ông Vương phải bán lò hấp, sấy cá và hệ thống làm lạnh mà ông Thân đã đầu tư vì thiếu nguyên liệu.

Ông Thân cho biết: "Năm 2014, ông Vương có đưa lại cho tôi gần 300 triệu đồng, nhưng đây là tiền vốn và lợi nhuận do tôi đầu tư mua cá cùng với ông Hoàng, chứ không phải tiền bồi thường giải phóng mặt bằng và bồi thường tài sản mà gia đình tôi đã đầu tư. Hơn nữa, nếu ông ấy muốn lấy mặt bằng của tôi, trước tiên UBND xã phải ra thông báo và hủy Hợp đồng thuê đất với gia đình tôi, theo đó là ban hành quyết định thu hồi diện tích đất.

“Sở dĩ ông Lê Xuân Hoàng cùng làm với ông đó là đầu năm 2013, ông Vương có đặt vấn đề cho con rể về cùng kinh doanh và tôi đã đồng ý, theo đó ông Hoàng không đi đánh cá ngoài khơi nữa mà về cùng góp vốn làm ăn với tôi , theo đó cha con ông ấy đã chiếm tài sản của tôi...”.

Phóng viên Tạp chí Ngày mới đã đến địa điểm tranh chấp trên. Tại đây có gần chục ô được xây lên để nuôi tôm, mỗi ô ước khoảng 200 m2, nơi đây không còn hệ thống lò hấp cá và hệ thống làm lạnh như nội dung đơn thư, phía Đông đã được gia chủ đổ đất lấn biển có bề rộng ước khoảng 12m. Bên trong có một khuôn viên để trống khoảng 500m2, phía Đông khuôn viên này là chuồng lợn khoảng 20 con. Tại đây, chỉ có bà Trần Thị Lan (vợ của ông Hoàng) và vài người làm kỹ thuật nuôi tôm. Bà Lan cho biết: “Cuối năm 2014, gia đình bà đã bán toàn bộ lò hấp và máy lạnh dùng để bảo quản cá cho người khác”.

Giải thích nguyên nhân vì sao UBND tỉnh lại giao cho ông Lê Xuân Hoàng trên đất của ông Thân khi không được ông này chấp thuận; ông Trần hùng Vương cho rằng: từ năm 2011 đến 2013, ông và ông Thân xem nhau như anh em ruột, ông có góp vốn với ông Thân để làm ăn chung. Nhưng không làm biên bản góp vốn của các cổ đông. Khi chuyển nhượng lại cho ông Lê Xuân Hoàng thì ông Thân và anh Hoàng cũng “chuyển nhượng bằng miệng”. Ông đã bồi thường cho ông Thân 490 triệu đồng, nhưng cũng không làm giấy biên nhận. Còn về diện tích thực của khu đất này có thể lên hơn 2.500m2 vì ...lấn biển.

Ông Đỗ Xuân Chung, Chủ tịch UBND phường Hải Thanh cho biết: năm 2014, ông Thân đã kiện lên Thường vụ Đảng ủy xã về vấn đề trên. Thời gian này ông Chung làm Phó Bí thư Đảng ủy xã đã tổ chức họp kiểm điểm. Hiện nay ông Thân tiếp tục tố cáo ông Vương đã làm cả xã nóng lên. Vấn đề này rất cần các cơ quan chức năng vào cuộc, làm rõ để ổn định địa phương...Còn về Hợp đồng số 03, ngày 24/8/2013, theo nội dung Công văn số 6325, ngày 14/8/2013 của UBND tỉnh thì xã không có và cũng không thấy phiếu thu tiền thuê đất đối với ông Lê Xuân Hoàng, Giám đốc Tổ hợp tác Hoàng Lan trong năm 2013 theo hợp đồng này.

Được biết, sau khi ông Thân có đơn thư tố cáo ông Trần Hùng Vương, nguyên Chủ tịch UBND xã; ngày 24/5/2022, ông Lê Tiến Dũng, Chủ tịch UBND thị xã Nghi Sơn đã có Hướng dẫn số 41 có nội dung: Ông Trần Hùng Vương, Bí thư Đảng ủy phường Hải Thanh, thuộc Thị ủy quản lý. Theo Điều 22,24, Thông tư số 05/2021 ngày 1/2/2021 của Thanh tra Chính phủ thì thuộc thẩm quyền của Thị ủy giải quyết giải quyết. Hy vọng, đơn thư tố cáo của ông Thân lần này sẽ được làm rõ, không bị “chìm xuồng” như những năm trước đó.

Theo TẠP CHÍ NGÀY MỚI ONLINE https://ngaymoionline.com.vn/cong-dan-co-don-to-cao-1-lanh-dao-phuong-hai-thanh-loi-dung-chuc-vu-lam-gia-ho-so-de-chiem-dat-34772.html

Address

Nghi Sơn
Thanh Hóa

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Khu Kinh Tế Nghi Sơn posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share