CCB Đồng Nai

CCB Đồng Nai Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from CCB Đồng Nai, Digital creator, 537 Đường Võ Nguyên Giáp, kp Tân cang , p . Phước Tân , Tp Biên Hoà, T Đồng Nai.
(1)

Trang thuộc Cty cổ phần tập đoàn truyền thông Ccb đồng Nai
Truyền thông và xúc tiến thương mại
Quảng cáo in ấn
Tuyển dụng dạy nghề giới thiệu việc làm sau tốt nghiệp

27/01/2024

Chúc mừng TRUÒNG MẦM NON QUỐC TẾ ABC KIDS khai trương hồng phát
Chúc mừng các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh và các bé yêu luôn vui , khỏe , hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp trồng người và trong cuộc sống
Ccb Đong nai - Quang Hợp

https://www.facebook.com/100069223899636/posts/652059960444795/?d=n
01/11/2023

https://www.facebook.com/100069223899636/posts/652059960444795/?d=n

VÌ SAO NHIỀU NƠI TRÊN ĐẤT NƯỚC NHẬT BẢN NHÂN DÂN LẬP ĐỀN THỜ HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN !?

Sức mạnh bí ẩn khiến Mông Cổ "thua đau" Đại Việt và Nhật Bản.

Thu phục được gần như toàn bộ châu Á và châu Âu, nhưng đội quân Mông Cổ phải chùn bước sau nhiều lần thảm bại trước Đại Việt và Nhật Bản.

Điểm lại những thất bại ê chề của đội quân Mông Cổ:

Vào thế kỷ thứ 13, đại quân Mông Cổ bình định Trung Hoa, sau đó lại tiếp tục phát động hai chiến dịch chinh phục Nhật Bản và ba lần tiến hành chiến tranh xâm lược Đại Việt.

Tuy nhiên, đội quân tưởng như “bất khả chiến bại” ấy lại liên tiếp “thua đau” trước hai đất nước này.

Đầu năm 1258, Nguyên triều cử tướng Ngột Lương Hợp Thai dẫn quân tiến đánh Thăng Long nhưng không thành. Tiếp sau đó, vào năm 1285, quân Nguyên lại ồ ạt tiến quân hòng đánh chiếm Đại Việt lần thứ hai.

Tôn thất nhà Trần dưới sự chỉ đạo của vua Trần và “Hưng Đạo Đại vương” Trần Quốc Tuấn đã tiến hành phản chiến thành công. Quân dân khí thế bừng bừng, trên tay người nào cũng xăm hai chữ “sát Thát”(giết giặc Mông Cổ).

Sau khi chiếm lại được thành Thăng Long, toàn dân Đại Việt tiến hành phản chiến, đánh tan quân xâm lược.

Hốt Tất Liệt lúc này đang tổ chức tiến công Nhật Bản lần thứ hai với hàng ngàn chiến thuyền lớn nhất thời đó, nghe tin quân Nguyên “thua đau” trước Đại Việt vô cùng giận dữ, liền ra lệnh tạm dừng cuộc chiến tranh với Nhật, nhanh chóng đưa 10 vạn quân xuống phía nam, tiến đánh triều Trần lần thứ ba.

Đất nước Nhật Bản vui mừng khôn xiết trước họa ngoại xâm được tiêu trừ. Hồi đó, người Nhât đã buôn bán thương thuyền với Đại Việt, nên họ biết công lao to lớn của vị anh hùng dân tộc Việt Hưng Đạo đại vương đánh tan đội quân hùng mạnh nhất thời đó. Người Nhật đã lập nhiều đền thờ ông ở Osaka, Tokyo,... Chúng tôi sẽ khảo sát và công bố cụ thể sau.

Trần Quốc Tuấn khi đó dùng “cách đánh du kích”, lại kết hợp “chiến thuật cọc gỗ”, lợi dụng thủy triều trên cửa sông Bạch Đằng, chặt đứt đội thủy quân tiếp viện của Nguyên Mông, bắt sống tướng cầm đầu là Ô Mã Nhi cùng 400 thuyền lương.

Đội thiết kỵ Mông Cổ từng quét ngang đại lục Á – Âu, thu phục được cả những nước lớn như Trung Hoa và Nga, nhưng khi tiến quân xuống phía Nam lại bị một nước nhỏ như Đại Việt cho “nếm mùi thất bại”.

Sau ba lần thua đau, Hốt Tất Liệt cũng phải từ bỏ ý định xâm lược Đại Việt.

Điều này cũng lặp lại tương tự ở đảo quốc Nhật Bản.

Lần đầu tiên quân Mông Cổ giao chiến với Nhật Bản là vào năm 1274. Khi đó, 2 vạn 5 ngàn quân Nguyên Mông sau 20 ngày chiến đấu liên tiếp đã bị quân dân Nhật Bản hạ gục.

Nhờ có những võ sĩ trong đội kỵ binh nặng liều mình vượt mưa tên, đội quân Nhật Bản khi ấy đã đánh sâu vào lòng địch, buộc quân Mông Cổ phải đánh cận chiến, cũng khiến cho quân địch mất đi ưu thế.

Đội quân nổi danh là thiện chiến của Nguyên triều khi ấy dù đã hao tốn phân nửa binh lực vẫn không thể bảo vệ trận địa, đành phải lên thuyền rút lui.

Sau khi hoàn toàn chinh phục được Trung Hoa, Hốt Tất Liệt phát động cuộc hải chiến lần thứ hai với Nhật Bản.

Dù được đầu tư binh lực và tài lực gấp 10 lần so với trước đó, nhưng quân Mông Cổ vẫn không chiếm được ưu thế, một lần nữa bị quân dân đảo quốc này đánh lui.

Ba lần thua đau trước Đại Việt và hai lần thất bại trước Nhật Bản đã khiến đội quân thiết kỵ Mông Cổ đánh mất danh hiệu “bất khả chiến bại” của mình.

Vậy, sức mạnh gì đã khiến cho hai đất nước này có thể đại thắng trước một đội quân mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ?

Hé lộ nguồn gốc sức mạnh tinh thần của Việt Nam và Nhật Bản:

Thời cổ đại, Đại Việt và Nhật Bản từng có mối quan hệ gần gũi với Trung Hoa, hoặc từng là chư hầu, hoặc có thời gian trở thành thuộc địa. Văn hóa của hai nước này cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc.

Bản thân văn hóa Việt Nam cũng từng có thời kỳ du nhập tư tưởng của Nho gia. Tuy nhiên những điều này vẫn không thể “đồng hóa” được phong tục và quan niệm của người dân Việt Nam và Nhật Bản.

Nho gia vốn có quan điểm “thượng đức, ức võ” (coi trọng đạo đức hơn võ thuật). Trong khi đó, dù tiếp thu tư tưởng của Nho gia, nhưng Nhật Bản và Việt Nam vẫn luôn giữ truyền thống “dũng mãnh, thượng võ, có nghị lực chiến đấu”.

Điều này có liên quan chặt chẽ tới môi trường sinh sống và bối cảnh văn hóa của hai nước này.

Từ môi trường sống mà đánh giá, Nhật Bản và Việt Nam khi xưa đều không phải là “bộ lạc thảo nguyên”. Nhưng bởi vì sở hữu vị trí địa lý đặc biệt, hai đất nước này từ rất sớm đã thường xuyên phải chịu cảnh binh đao.

Vì vậy, những cuộc tranh đấu khốc liệt diễn ra tại hai nơi này cũng không thua kém so với các bộ lạc ở thảo nguyên.

Trải qua nhiều cuộc chiến tranh, nội chiến liên miên, hai quốc gia này có những trang sử đầy khói lửa, nhưng cũng lưu danh không ít anh hùng thiện chiến. Những nhân vật này nhận được sự sùng bái và tôn kính từ nhân dân.

“Văn hóa võ sĩ”,“văn hóa chiến đấu” từ đây cũng được hình thành và trở thành đặc điểm nổi bật của Nhật Bản và Việt Nam.

Trải qua ba trận chiến chống Nguyên Mông, Đại Việt đã có không ít những bậc anh hùng được lưu danh sử sách. Tiêu biểu phải kể tới “Hưng Đạo Vương” Trần Quốc Tuấn.

Đất Việt từ Bắc chí Nam đều có đền thờ ông, việc nhang khói vẫn tiếp diễn trong suốt hơn 720 năm qua. Vậy mới thấy chính việc tôn kính các bậc anh hùng đã trở thành truyền thống văn hóa quý báu, đồng thời khích lệ cho “văn hóa chiến đấu” của nhân dân ta.

Nhờ công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông, Trần Quốc Tuấn được tôn là "Hưng Đạo Vương" và được thờ phụng trên khắp cả nước ta và Nhật Bản.

Một sử gia hiện đại của Việt Nam từng nhận định:

“Truyền thống của dân tộc Việt Nam trước giờ chính là toàn dân là binh. Nhân dân ta hằng ngày trên ruộng cầm cày, cuốc làm nông dân, nhưng tới một ngày cần cầm thương, thì tất cả đều có thể ra chiến trường chiến đấu.”

Trong cuộc sống thường ngày, nhân dân của hai nước là những con người bình thường, khiêm tốn, hiểu lễ nghĩa, nhưng khi bước lên chiến trường, họ đều là những đấu sĩ đáng gờm.

Vậy mới nói, mặc dù tiếp nhận văn hóa Nho gia, nhưng người Việt và người Nhật không hề bị đồng hóa, mà ngược lại còn bảo vệ, giữ gìn “dân phong mạnh mẽ” của dân tộc mình.

- Thứ nhất là bởi Nho giáo chỉ có ảnh hưởng sâu sắc tới các tầng lớp trên trong xã hội, không phổ biến trong các tầng lớp bình dân.

- Thứ hai là bởi các nước này cần những yếu tố thực tế hơn để sinh tồn trong hoàn cảnh khắc nghiệt chứ không phải là những thứ mang tính lý thuyết.

Không chỉ nhờ vào vị trí địa lý đặc biệt, mà chính “văn hóa võ sĩ”, “văn hóa chiến đấu” cùng tinh thần thượng võ và lòng đoàn kết đã khiến Việt Nam và Nhật Bản chiến thắng không chỉ đội thiết kỵ Nguyên Mông mà còn hạ gục nhiều đối thủ đáng gờm khác.

15/08/2023

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BIỂN SỐ ĐỊNH DANH SẼ ÁP DỤNG
-Từ 15/8, biển số ôtô, xe máy sẽ được cấp và quản lý theo mã định danh của chủ xe, còn gọi là biển số định danh, theo Thông tư 24/2023 của Bộ Công an.

▪︎Biển số định danh có phải là mã số định danh cá nhân?
Cục Cảnh sát giao thông Bộ Công an cho biết "biển số định danh" nghĩa là quản lý biển số theo mã định danh cá nhân của chủ xe, chứ không phải "dùng mã định danh cá nhân làm biển số". Quy trình cấp biển số vẫn giữ nguyên.

Theo đó, biển 5 số người dân đang sử dụng sẽ mặc định là biển số định danh. Người dân đang sở hữu biển 3 số, 4 số vẫn sử dụng bình thường, tuy nhiên nếu có nhu cầu có thể đổi sang biển 5 số để quản lý theo mã định danh cá nhân.

▪︎Một người được đăng ký bao nhiêu biển số?
Khác với việc mỗi xe gắn với một biển số, từ 15/8, biển số sẽ đi theo người. Ví dụ, anh A có biển số 30K-###x, được cấp và quản lý theo mã định danh cá nhân của anh ấy. Khi bán xe, anh A chỉ được bán phương tiện, còn biển phải nộp lại vào kho.

Khi anh A mua xe khác, cảnh sát sẽ dùng lại biển số 30K-###x để đăng ký cho xe mới của anh. Lúc này, công an chỉ làm giấy tờ đăng ký xe mới với số khung, số máy mới, còn biển số giữ nguyên. Tuy nhiên, hiện chưa có quy định về việc sử dụng biển số định danh cho xe khác có phải nộp lại thuế, phí làm biển số hay không.

Nhà chức trách không giới hạn số lượng biển số định danh của người dân. Một người có thể sở hữu cùng lúc nhiều biển số ôtô, xe máy. Mỗi biển sẽ gắn với một xe.

▪︎Được đăng ký xe ở nơi tạm trú
Theo Thông tư 24, công an cấp quận, huyện sẽ đăng ký ôtô, xe máy của tổ chức, cá nhân trong nước có trụ sở, nơi cư trú tại địa phương. Công an cấp xã, phường được cấp biển số xe máy cho tổ chức, cá nhân trong nước có trụ sở, nơi cư trú tại địa phương.

Như vậy chủ xe cư trú (thường trú, tạm trú) tại địa phương nào thì đăng ký xe tại đó. Đây là một điểm mới, do theo quy định hiện hành người dân chỉ được đăng ký xe tại nơi đăng ký hộ khẩu.

Về thời hạn, công an các cấp sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký xe không quá hai ngày làm việc, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe là 30 ngày. Trường hợp cấp biển số định danh lần đầu thì sẽ cấp ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký xe hợp lệ. Cấp đổi, cấp lại hoặc cấp biển số xe trúng đấu giá sẽ không quá 7 ngày làm việc.

Khi đăng ký xe mới, chủ xe dùng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 để làm thủ tục trên Cổng dịch vụ công hoặc xuất trình thẻ căn cước công dân gắn chip cho cán bộ làm thủ tục.

▪︎Không được bán xe kèm theo biển số định danh
Thông tư 24/2023 quy định, khi bán xe, chủ xe phải giữ lại đăng ký, biển số, không được giao cho chủ mới của xe. Chủ cũ của xe phải nộp lại đăng ký, biển số cho công an để làm thủ tục thu hồi. Biển số này sẽ được cấp lại khi chủ xe đăng ký xe khác thuộc sở hữu của mình.

Đây là điểm mới, bởi theo quy định hiện hành, người dân "bán cả xe kèm theo biển số". Người mua sẽ sử dụng xe và biển số của chủ cũ.

Trong 30 ngày, kể từ khi làm giấy tờ bán xe, chủ xe phải thực hiện thủ tục thu hồi. Nếu không làm theo đúng thời hạn quy định, chủ xe sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi "không làm thủ tục thu hồi". Đặc biệt, chủ xe không làm thủ tục thu hồi biển số sau khi bán xe sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi vi phạm liên quan đến xe đó.

👉Như vậy, từ 15/8, chỉ trường hợp duy nhất được bán xe kèm theo biển số là xe gắn biển số trúng đấu giá.

▪︎Khi nào bị thu hồi biển số?
Theo khoản 7 điều 3 thông tư 24, biển số định danh của chủ xe sẽ bị thu hồi trong các trường hợp sau: xe hết niên hạn sử dụng; xe hư hỏng; chuyển quyền sở hữu xe.

Biển số xe định danh bị thu hồi sẽ được cấp lại khi chủ xe đăng ký cho xe khác thuộc quyền sở hữu của mình.
Biển số định danh được giữ lại trong kho cho chủ xe trong thời hạn 5 năm. Nếu quá thời hạn mà chủ xe không làm thủ tục đăng ký cho xe khác thì biển sẽ bị thu hồi vào kho để cấp cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định.

Trường hợp chủ xe chuyển trụ sở, nơi cư trú từ tỉnh, thành phố này sang tỉnh, thành phố khác thì được giữ lại biển số định danh, không phải đổi.

▪︎Khác nhau giữa biển số định danh và biển số đấu giá
Biển số định danh áp dụng cho cả xe máy và ôtô. Trong khi đó biển số đấu giá hiện chỉ áp dụng cho ôtô.

Một điểm giống nhau là cả biển số định danh và biển số đấu giá đều "đi theo chủ xe". Khi bán xe, chủ phương tiện có thể giữ lại biển số để đăng ký cho xe khác cùng sở hữu.

Với biển số định danh, khi bán, chủ xe phải giữ lại đăng ký, biển số mà không được giao cho chủ mới của xe. Ngược lại, công dân được phép bán ôtô kèm theo biển số trúng đấu giá. Tuy nhiên, người nhận chuyển quyền sở hữu xe kèm theo biển số trúng đấu giá không được chuyển quyền sở hữu xe kèm theo biển trúng đấu giá cho người khác.

▪︎Ôtô được lắp một biển số dài, một biển ngắn
Về kích thước biển số, ôtô được cấp hai biển số; một biển kích thước ngắn cao 165mm, dài 330mm, một biển dài cao 110mm, dài 520mm. Cách bố trí chữ và số trên biển: Hai số đầu là ký hiệu địa phương đăng ký xe, tiếp theo là sêri đăng ký (chữ cái), nhóm số thứ hai là thứ tự xe đăng ký gồm 5 chữ số tự nhiên từ 000.01 đến 999.99.

Đây là điểm mới khi thông tư hiện hành quy định ôtô khi đăng ký mới chỉ được cấp hai biển số kích thước ngắn (hình chữ nhật). Nếu muốn cấp một hoặc hai biển dài phải chịu thêm kinh phí.

Với xe máy sẽ được cấp biển số gắn phía sau xe, cao 140mm, dài 190mm. Biển số xe của cơ quan, tổ chức và cá nhân nước ngoài sẽ có nền trắng, chữ đỏ, số màu đen và seri có ký hiệu "NG".

Về chất liệu, biển số được sản xuất bằng kim loại, có màng phản quang, ký hiệu bảo mật công an hiệu đóng chìm theo tiêu chuẩn kỹ thuật biển số xe cơ giới.

▪︎Lợi ích của quản lý biển số định danh
Cục Cảnh sát giao thông cho hay, việc quản lý biển số theo mã định danh cá nhân giúp công tác quản lý nhà nước hiệu quả hơn. Có thể hiểu, biển số xe giống như sim điện thoại, có thể lắp trên bất kỳ chiếc máy nào. Như vậy, khi chủ phương tiện bán xe của mình, vẫn giữ lại biển số để đăng ký cho phương tiện mới do mình sở hữu.

👉Ví dụ, công an gửi thông báo vi phạm nhưng nhiều trường hợp chủ xe đã bán xe kèm theo cả biển số cho người khác nên rất khó để xác minh chủ xe thực sự. Quản lý biển số theo mã định danh sẽ tránh được tình trạng này và nâng cao trách nhiệm của chủ xe khi tham gia giao thông. Khi biển số "chính chủ", gắn với chính bản thân mình thì chủ xe sẽ ý thức hơn.

Hay trường hợp khác như xảy ra tai nạn giao thông, việc truy được ra trách nhiệm của chủ phương tiện và trách nhiệm của người điều khiển phương tiện gây tai nạn gặp nhiều khó khăn. Nhưng với biển số định danh mọi việc sẽ đơn giản hơn.
St nguồn

https://www.facebook.com/100069480122179/posts/607569148235751/?d=n
27/07/2023

https://www.facebook.com/100069480122179/posts/607569148235751/?d=n

KỶ NIỆM 76 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SỸ (27/7/1947 - 27/7/2023) 🇻🇳🇻🇳🇻🇳

Bắt đầu từ tối qua (25/05), có 10.263 ngôi mộ tại Nghĩa trang Quốc gia Trường Sơn và khoảng 11.000 ngôi mộ tại Nghĩa trang Quốc gia Đường 9 đã được thắp sáng.

Giữa rừng núi Quảng Trị, hai nghĩa trang như 2 ngọn đuốc khổng lồ, sáng rực rỡ minh chứng cho tình yêu Tổ Quốc bất diệt.

Nguồn: Tifosi
Ảnh: Tạ Minh Long

https://youtu.be/5scnYbU6AgA
24/07/2023

https://youtu.be/5scnYbU6AgA

Hãy Like, Subscribe và nhấn biểu tượng chuông để nhận các thông báo clip mới.Following các video được thực hiện bởi MC Film tại:🎥Subscribe: https://goo.gl/U...

https://www.facebook.com/100050511908510/posts/841657924194597/?d=n
14/07/2023

https://www.facebook.com/100050511908510/posts/841657924194597/?d=n

HOÀ BÌNH LÀ MÓN QUÀ VÔ GIÁ NHẤT

Trong muôn vàn những điều tốt đẹp mà cuộc đời mang lại cho mỗi người thì hòa bình là món quà vô giá nhất. Chỉ khi có được hòa bình thì con người mới có thể sống một cuộc sống yên ổn hạnh phúc, không phải chịu nỗi đau mất mát chia li như trong chiến tranh. Vì vậy bằng mọi giá chúng ta phải biết trân trọng và gìn giữ những gì chúng ta đang được thừa hưởng, đó là một cuộc sống bình yên hạnh phúc.

Để có được cuộc sống thanh bình như ngày hôm nay ông cha đã phải đánh đổi bằng máu và nước mắt, cái giá phải trả cho một nền hoà bình là không hề rẻ. Trong các cuộc trường chinh của dân tộc lớp lớp thế hệ cha ông lên đường ra mặt trận bỏ lại sau lưng mẹ già em thơ vợ trẻ, họ đã chiến đấu hy sinh vì Tổ quốc, họ chiến đấu mất đi một phần thân thể. Độc lập - Tự do cơm no áo ấm của ngày hôm nay, được viết lên bởi những tấm lòng trung kiên, bởi một thế hệ không biết cúi đầu. Một thế hệ mà chúng ta phải kính cẩn nghiêng đầu ngưỡng mộ và biết ơn.

Chiến tranh đã đi vào quá khứ mất mát đau thương đã nhường chỗ cho một Việt Nam tự hào và phát triển, nhưng mỗi hình ảnh, mỗi câu chuyện được kể lại khiến cho chúng ta hình dung được những tháng năm bi hùng của dân tộc. Chúng ta có thể gác lại quá khứ nhưng không được lãng quên lịch sử, vì vậy những trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam sẽ mãi trường tồn cho dù thời gian trôi qua.

Nhìn về quá khứ không phải là để nung nấu hận thù, càng không phải để kích động tư tưởng bài ngoại, mà nhớ về quá khứ chính là cơ sở để xây dựng lòng tự tôn, tự hào dân tộc trong mỗi người, từ đó suy nghĩ sáng suốt, hành động hiệu quả để không làm tổn thương cha ông ta những người đã không ngại gian khổ hy sinh để giành nền độc lập tự do cho dân tộc. Quá khứ-hiện tại- tương lai là dòng chảy liên tục của lịch sử. Tương lai không thể tươi sáng, hạnh phúc không thể vững bền nếu như chúng ta quên đi quá khứ…

Hà Thanh

Hình ảnh sưu tầm

https://www.facebook.com/100068175002548/posts/610359547913207/?d=n
14/07/2023

https://www.facebook.com/100068175002548/posts/610359547913207/?d=n

🇻🇳 KHAI THÊM TUỔI ĐỂ ĐƯỢC ĐI BỘ ĐỘI

Theo tiếng gọi của non sông, tôi hăng hái xung phong tòng quân đi kháng chiến. Lúc đó tôi chưa đến 17 tuổi, phải khai tăng lên một tuổi để đủ tiêu chuẩn viết đơn xin đi bộ đội cùng bạn bè.

Theo quy định, cân nặng nhẹ nhất phải được 45 cân (kg), nhưng tôi được có hơn 44 cân (kg). Vì thế, tôi phải vào nhà ông lò rèn gần đó mượn mấy cục sắt giấu trong người, nên cũng đủ cân để đi nhập ngũ.
(Lời kể của cựu chiến binh Nguyễn Xuân Mai, nguyên Tổng biên tập Báo cựu chiến binh)

Một trong những câu chuyện CÓ THẬT đầy cảm hứng đang có tại trưng bày “Một thời sôi nổi”.

25/06/2023
Cảm phục lòng quả cảm của các chiến sĩ nhà giàn giữa biển khơi!
21/06/2023

Cảm phục lòng quả cảm của các chiến sĩ nhà giàn giữa biển khơi!

NHÀ GIÀN HIÊN NGANG GIỮA BIỂN KHƠI TRÊN VÙNG BIỂN NƯỚC VIỆT

Ngay đến cả Trung Quốc, một quốc gia với tiềm lực mạnh hơn, kinh tế mạnh hơn, khoa học kỹ thuật nhỉnh hơn, cũng không thể tin được rằng Việt Nam dám làm, dám thực hiện một nhiệm vụ cao cả như vậy giữa trùng khơi, với cái nhà giàn như thế, đầy tính mạo hiểm như vậy. Giữa muôn vàn khó khăn.

Một số quốc gia ở Đông Nam Á cũng từng nghĩ vậy, người Việt chắc chắn không làm được, không thể được. Vì lúc ấy Việt Nam đang là quốc gia nhỏ bé ở một khu vực vùng trũng của thế giới. Để triển khai các nhà giàn như vậy là một điều phi lý và chưa từng có tiền lệ trên thế giới. Họ nghĩ rằng Việt Nam đang lãng phí lớn cho một công việc đầy mạo hiểm và không khả thi.

Và rồi Việt Nam đã chứng minh những điều ngược lại. Những công trình nhà giàn nhỏ bé mọc hiên ngang giữa biển Đông bao la, bốn bề đều là biển cả. Màu xanh của biển và của mây trời, màu xanh của áo lính.

Trong những năm cuối thập niên 80, kinh tế nước ta còn nghèo, bị cấm vận, khối Đông Âu và Liên Xô gặp khó khăn, tình hình biên giới rất căng thẳng. Nhưng những nhà giàn như thế này, mọc lên giữa biển khơi, đã chứng tỏ rằng: Những gì đã thuộc về chủ quyền dân tộc, dù phải đánh đổi tất cả cũng vẫn phải giữ vững.

Thực sự rất khủng khiếp. Được biết các chiến sĩ ngoài nhà giàn khi bão đến phải tự lấy dây thừng hoặc tương tự để buộc mình cố định vào vị trí nào đó để tránh bão cuốn phăng đi. Không ít chiến sĩ đã hi sinh.

Chúng ta sống an bình ở đất liền làm sao hiểu được những hi sinh, khó khăn vất vả của những người lính gặp phải. Người ta nói: hi sinh giữa thời bình, là như vậy. Ngay đến cả hiện tại, ở ngoài đảo xa, vẫn có những chiến sĩ im lặng về với đất mẹ. Đặt ra một câu hỏi rằng: Tại sao họ phải làm thế?

“Tất nhiên là sự vất vả nhiều người chưa liên tưởng sự vất vả như thế nào, có ai hiểu và chia sẻ không? Có những người còn nói "Con ông, cháu cha mới được ra ngoài đó" Nhiều khi nghĩ thật nực cười. Chúng ta nên nhớ rằng khi tổ chức giao nhiệm vụ Nhưng nỗi khổ ở đây lại là Tổ quốc, là đất đai hương hỏa của ông cha, dù chỉ có đá sỏi gió cát thế này ta cũng phải canh giữ, một tấc không đi, một li không rời, dẫu có phải đổi bằng xương máu…

Trên mỗi nhà giàn, đều có lá cờ đỏ hiên ngang, dòng chữ “CHXHCN Việt Nam” và những ánh đèn chiếu rọi… Giữa biển khơi, mỗi người ngư dân khi nhìn thấy dấu hiệu này, họ hiểu rằng biển cả là nhà, để những người trong đất liền có thể thấy rõ chủ quyền dân tộc giữa biển khơi được gìn giữ như thế nào. Lá cờ tuy nhỏ giữa biển khơi dòng chữ cũng không lớn, nhưng vị thế rất quan trọng, đã đánh dấu được chủ quyền và thềm lục địa của Tổ quốc Việt Nam ta trên biển Đông to lớn và vững chắc lắm./.

Nguồn: Báo QĐND

Một sự kiện gây chấn động và đau lòng khi mà đất nước hoà bình nhưng những thế lực thù địch vẫn luôn rình rập và gây tội...
13/06/2023

Một sự kiện gây chấn động và đau lòng khi mà đất nước hoà bình nhưng những thế lực thù địch vẫn luôn rình rập và gây tội ác. Bài viết dưới đây giúp chúng ta hiểu biết hơn về những vấn đề phải đối mặt của đất nước và chúng ta những người dân yêu nước cần hiểu và tỉnh táo hơn trong việc tiếp nhận thông tin và phát ngôn trên mạng cũng như ngoài cuộc sống .
https://www.facebook.com/100050511908510/posts/823485399345183/?d=n

NHẬN DIỆN SỰ THẬT

Sáng sớm, đọc được cái tin: có 2 nhóm người (một nhóm 10 tên, và nhóm còn lại 30 tên) đã tấn công vào trụ sở công an và trụ sở UBND của hai xã thuộc huyện CưKuin, tỉnh Đaklak, thảm sát 4 cán bộ chiến sĩ, một chủ tịch xã, làm bị thương 2 cán bộ chiến sĩ, một bí thư xã và đặc biệt, bọn chúng đã ra quốc lộ, chặn một xe oto của người dân, và gây ra cái chết thương vong của hai người vô tội này. Đọc xong cái tin, mình lạnh sống lưng.

Lạnh sống lưng vì nhiều lẽ.

Có lẽ, cái lẽ đầu tiên là đập vào mắt mình vài bài viết của vài người hình như là vỗ ngực bảo là nhà báo…. Lên bài với giọng điệu “hỉ hả”… Và bên cạnh đó, cũng có vài cái tút ngăn ngắn, viết kiểu “bâng quơ” của vài tinh bông, cũng ra điều rất “hả dạ” – một sự khốn nạn của những kẻ chơi trò con chữ.

Cái lẽ thứ hai, là một nỗi buồn. Nỗi buồn trỗi dậy từ một câu hát: “đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên” – cái gian lao ấy đã lấy đi máu của hàng triệu triệu người Việt, qua hàng ngàn năm… Để đến bây giờ, dù “mang tiếng” sống trong cảnh hòa bình, nhưng vẫn còn có người đổ máu.

Cái lẽ cuối cùng, có lẽ là cái lẽ lớn nhất, khi dân trí (nói thì to tát quá) – nhỏ hơn là nhận thức của người Việt thực sự có vấn đề.

Cưkuin là tên gọi mới của một huyện được tách ra từ huyện Krong Ana và thành phố Buôn Ma Thuộc. Địa danh này ngày xưa có tên gọi là Kim Sơn hay Giáo xứ Trung Hòa, cách sân bay Buôn Ma Thuột khoảng 8km, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 16km. Cách đây chưa đầy hai tháng, thành phố Buôn Ma Thuột khánh thành đại lộ Đông Tây dài 5km, nối thẳng trung tâm thành phố đến sân bay Buôn Ma Thuột – đại lộ Đông Tây vắt ngang trọn qua đỉnh đồi Trần Hưng Đạo.

Ngược thời gian, vào năm 1975, sau khi thống nhất đất nước, Ba mình được điều động về vùng đất Tây Nguyên để tiếp quản và xây dựng vùng đất này. Năm 1976, Ba mình đón Mẹ mình và mình vào. Ba mua một cái nhà ở ngay lòng chảo của một giáo xứ có tên gọi là “Ba Toa” – hay còn gọi là Xóm Cầu Chui. Nhà mình nhìn thẳng lên đồi Trần Hưng Đạo, là nơi đặt trận địa pháo trong cuộc tấn công ngày 10/3/1975 lịch sử. Gọi là nhìn thẳng, bởi nếu đi lòng vòng chưa tới 900 mét là đến đỉnh đồi. Những ngày tháng năm 1976 đó, cứ mỗi khi trời chập choạng tối là Ba mình kéo cửa sắt lại, khóa trái và gác khẩu AK47 ngay cạnh mép cửa. Bởi ngày đó, đồi Trần Hưng Đạo là địa bàn hoạt động của tổ chức phản động có tên là FULRO. Bọn chúng có thể bất thình lình tràn vào xóm xả súng, giết người và cướp của bất cứ lúc nào.

FULRO là tên viết tắt của cụm chữ: Front Uni de Lutte des Races Opprimées (Mặt trận Thống nhất Đấu tranh của các Sắc tộc bị Áp bức), được thành lập năm 1964. Tiền thân của tổ chức này là phong trào BAJARAKA, xuất hiện năm 1958, mục tiêu của phong trào này là thành lập một liên minh các dân tộc Tây Nguyên, chống lại sự áp bức, phân biệt đối xử với các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên (Jarai, M’Nông, Bana, Ê đê…). Những người đứng đầu phong trào này muốn tách khối các dân tộc thiểu số Tây Nguyên ra khỏi chế độ VNCH, thành một khu vực độc lập quay trở lại trực thuộc khối Liên hiệp Pháp. Và đương nhiên, đã bị Mỹ và chính quyền VNCH đàn áp. Tuy nhiên, đến năm 1964, sau cuộc đảo chính 1963, Mỹ và chính quyền VNCH đã “trưng dụng” và sử dụng tổ chức này như là một công cụ để “ổn định” khu vực Tây Nguyên.

Dưới bàn tay của Mỹ, ngày 20 tháng 9 năm 1964, tại Campuchia với sự chủ tọa của quốc vương Sihanouk, Mặt trận Thống nhất Đấu tranh của các Sắc tộc bị Áp bức được thành lập (tiếng Pháp: Front Uni de Lutte des Races Opprimées, gọi tắt là FULRO). Và được chia thành các nhóm:

- Mặt trận Giải phóng Cao nguyên (Front de Libération des Hauts Plateaux, FLHP) tức FULRO Thượng - do Y Bhăm Êñuôl chỉ huy, hoạt động chủ yếu tại Mondulkiri.
- Mặt trận Giải phóng Champa (Front de Libération du Champa, FLC) tức FULRO Chăm - do Les Kosem (một tướng nhảy dù người Khmer gốc Chăm) lãnh đạo, hoạt động chủ yếu tại Ninh Thuận.
- Mặt trận Giải phóng Campuchia Krom (Front de Libération du Kampuchea Krom, FLKK) tức FULRO Khmer Hạ - do Chau Dera làm đại diện, hoạt động chủ yếu tại đồng bằng sông Cửu Long.
- Mặt trận Giải phóng Campuchia Bắc (Front de Libération du Kampuchea Nord, FLKN) tức FULRO Khmer Thượng, hoạt động chủ yếu tại Hạ Lào.

Nói đến đây, chúng ta có thể hình dung về lịch sử hình thành, động cơ và quy mô của tổ chức này như thế nào rồi.

Những ngày tháng sau năm 1975, được sự tài trợ và bảo trợ của chính phủ Mỹ, tổ chức FULRO có mặt rộng khắp địa bàn Tây Nguyên. Ba mình nói: chúng rình rập, bắt cóc người Kinh cướp của và chặt đầu thủ tiêu, chúng vô cùng liều lĩnh và man rợ. Mình nhớ năm 1982, một chuyến xe đò (xe khách) chở 28 người đi từ Buôn Ma Thuột xuống Đaknong, qua một cái dốc cao có địa danh là Cầu 320, đã bị chúng ra chặn, xả súng và toàn bộ người dân đi trên chuyến xe đó không ai sống sót. Bản thân Ba mình khi đi công tác ở các địa bàn huyện, lúc nào cũng mang theo khẩu AK47 bên mình.

Quân đội, Công An và các lực lượng vũ trang vô cùng vất vả để truy quét và tiêu diệt tổ chức này. Mãi đến tận năm 1992, sau bao nhiêu nhân mạng vô tội bị giết chết, bao nhiêu liệt sĩ hy sinh trong các đợt truy quét và tiêu diệt, tổ chức này mới chính thức bị quét sạch trên lãnh thổ Việt Nam. Tại Campuchia, có 407 tên ra đầu hàng lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, và được mang sang Mỹ tị nạn chính trị (sống tập trung tại bang Colorado – Hoa Kỳ).

Những mầm mống tội ác vẫn còn đó, chúng được nuôi dưỡng bởi ai thì có lẽ đọc đến đây, người đọc cũng đã rõ…

Năm 2000, tại tiểu bang Colorado, một nhà nước tự xưng được dựng lên với tên gọi: Cộng hòa Đề ga hay còn có tên gọi khác là: nhà nước Đề ga tự trị - có tổng thống tự phong là Ksor Kơk. Với sự bảo trợ của Mỹ từ tài chính và vũ khí, tháng 4 năm 2004, bọn chúng đã quay về tạo nên cuộc “bạo loạn Tây Nguyên”, hiển nhiên cuộc bạo loạn này đã nhanh chóng bị dập tắt bằng cuộc đấu tranh chính trị khôn ngoan và diễn ra trong hòa bình của các lực lượng vũ trang Việt Nam.

Tại sao chúng ta lại phải chọn đường lối đấu tranh chính trị mà không phải là một cuộc “đàn áp bằng vũ lực”? Đơn giản là, đâu đó bên ngoài kia, các thế lực bên ngoài đã chuẩn bị và chực chờ, chỉ cần một tiếng súng nổ, là họ sẽ “can thiệp hòa bình” như đã từng diễn ra tại Kosovo, Libya, Syria…

Cho nên, phàm là người nói tiếng Việt, nếu thực sự yêu sự thanh bình, hãy cố gắng mở mắt – mở não để nhận diện đúng các sự thật trước các “diễn biến hòa bình” mà ở đó, những kẻ ngoại bang không mong đợi ở xứ sở này một sự bình yên đúng nghĩa.

Dù chưa có các thông tin xác thực về vụ việc tối hôm qua, song cá nhân mình nghĩ: những mầm mống ảo tưởng về sự chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, xâm phạm hòa bình thống nhất của đất nước, dưới chiêu bài “diễn biến hòa bình” từ các thế lực ngoại bang đã đứng đằng sau vụ việc này.

Nó không đơn giản để chúng ta xem đó chỉ là một sự “bức xúc” xã hội, bởi cách chúng hành động rất có tổ chức, có sự chuẩn bị, có mục tiêu định trước, và sự tàn ác vẫn đúng với bản chất của các tổ chức khủng bố quốc tế mà chúng ta từng chứng kiến.

Với những hiểu biết chưa hết của mình, mình tin rằng bọn chúng không có cơ hội để thực hiện các mưu đồ đó. Song, cái đáng bàn là những sự “hân hoan”, “hỉ hả” của bao kẻ đã được đề cập bên trên.

Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên
Bão thổi chưa ngưng trong những vành tang trắng!!!

Xin nghiêng mình chia buồn cùng với gia đình của các nạn nhân, là các chiến sĩ công an, những người dân, đồng bào vô tội đã ngã xuống bởi bọn khủng bố tàn ác hôm qua tại quê hương mình.

P/s: Ai muốn hiểu sâu hơn về FULRO thì hãy search chuỗi 5 bài viết: Hồ sơ của một tổ chức tội ác.

Mọi thông tin lan truyền, cần phải hiểu rõ trước khi biến mình thành con vẹt, không khéo lại được mời uống nước trà thì lại khổ thân.
Tat Dat Hua

20/05/2023

Ngày 19-5-2023 Tổ Chức Giáo dục Quốc Tế EduGo Group khai trương văn phòng đại diện Tỉnh Phú Thọ . Với hơn 50 văn phòng đại diện tại hơn 40 tỉnh thành trong cả nước Edugo Group chắp cánh cho hàng ngàn học sinh ước mơ học tập và làm việc tại các quốc gia phát triển đặc biệt là CHLB ĐỨC .

https://youtu.be/D2Rx8RTG0tg
05/05/2023

https://youtu.be/D2Rx8RTG0tg

VNEWS - Sáng 29/4 (Mùng 10 tháng 3 âm lịch), tại Khu tưởng niệm các Vua Hùng, Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc, phường Long Bình, TP Thủ Đức, Thành ủy, HĐ...

Address

537 Đường Võ Nguyên Giáp, Kp Tân Cang , P . Phước Tân , Tp Biên Hoà
T Đồng Nai

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when CCB Đồng Nai posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to CCB Đồng Nai:

Videos

Share


You may also like