Tin tức Hưng Thạnh

Tin tức Hưng Thạnh Xã Hưng Thạnh, huyện Tân Phước

25/03/2024
17/03/2024
15/03/2024

Biển số các huyện, thành, thị của Tiền Giang!

15/03/2024

⚠️🔥 HIỆN CỤC AN NINH MẠNG & PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ CAO KHÔNG CÓ TRANG THÔNG TIN CHÍNH THỨC (WEBSITE, FANPAGE...)

🛑 CÁC TRANG MẠNG LẤY TÊN CỤC AN NINH MẠNG VÀ PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ CAO HỖ TRỢ LẤY LẠI TIỀN LỪA ĐẢO ĐỀU LÀ MẠO DANH

09/03/2024
11/01/2024
04/01/2024

Xử lý như thế nào đối với các uống rượu bia tham gia giao thông?

Nhiều người cho rằng cần phải có quy định "nồng độ cồn bằng 0", càng dung túng thì tai nạn giao thông càng không thể giảm được. Nhưng cũng có ý kiến không tán thành, cho rằng việc cấm tuyệt đối người có nồng độ cồn lái xe có thể sẽ gây bức xúc cho người dân...

Cũng có ý kiến lập luận: "Ở cái tuổi bắt đầu né bia rượu rồi thì cá nhân tôi nghĩ thế này. Nhậu có tốt cho sức khoẻ không? Chắc chắn là không. Nhưng bỏ nhậu tuyệt đối thì không thể, bởi có những dịp, những sự kiện không thể thiếu chút men. Hôm nay uống hai ly xong lái xe về an toàn được không? Tất nhiên là được, nhưng đấy là hôm nay, còn ngày mai không biết thế nào. Đấy là tôi, còn ông bạn tôi tửu lượng yếu hơn thì không biết thế nào. Có người nhậu xong vài tiếng đã "bay" hết rượu, có người ngày hôm sau vẫn đầy mùi hồng xiêm...

Vậy thì nếu quy định ngưỡng nồng độ cồn được phép lái xe, thì bản thân người nhậu cũng không biết, vậy ngưỡng của mình bây giờ như thế này có lái được xe không nhỉ? Hay lại trang bị mỗi người lái xe một cái máy giống của cảnh sát. Tốn kém quá. Ngược lại trường hợp bảo không nhậu tý nào cả tuần mà nồng độ cồn vẫn lên do ăn linh tinh, thì tôi nghĩ cái này hiếm lắm".

Dù gì từ khi đưa nó về 0, số vụ tại nạn và thương vong vì sử dụng bia rượu khi lái xe giảm rõ rệt. Có lẽ đó là lý lẽ thuyết phục nhất để vẫn giữ nó ở con số 0. Để nó đánh vào ý thức. Chỉ có đánh vào ý thức thì mới chuyến biến được hành động thôi.

05/12/2023

Mạng ảo nhưng 'sát thương' là thật!

Nhiều trường hợp người bị tấn công trên mạng xã hội phải ngậm đắng nuốt cay, cắn răng chịu đựng và chọn cách im lặng để tự bảo vệ mình…

Không phải bao giờ những hành vi “ném đá”, thóa mạ người khác trên mạng xã hội cũng ngay lập tức bị pháp luật trừng trị. Có trường hợp người bị tấn công phải ngậm đắng nuốt cay, cắn răng chịu đựng và chờ cho thời gian qua mau để mọi thứ chìm trong quên lãng…

Một trong những người phải ngậm đắng nuốt cay ấy có lẽ là Hoa hậu Ý Nhi khi cô và gia đình chọn cách im lặng, “rút êm” để tự bảo vệ mình. Tính cho đến khi một nữ đại biểu Quốc hội lên tiếng, chưa có cá nhân nào bị xử lý, trong khi những hành vi “ném đá” tập thể trong vụ này quá ư kinh sợ, hãi hùng.

Nhiều người hẳn chưa quên vụ án Nguyễn Phương Hằng. Trong vụ đấy, những nạn nhân của bà Hằng (mà cơ quan tố tụng xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) đã phải sống trong trạng thái u uẩn, uất ức thế nào suốt thời gian dài bị bà này réo tên chửi bới, vu vạ đủ điều. Phải là người có “thần kinh thép” mới vượt qua được những giai đoạn khủng hoảng ghê sợ ấy để chờ ngày pháp luật ra tay. Và rồi, cái ngày ấy cũng đã tới; trắng - đen cũng đã rõ ràng; mọi chuyện giờ xem như đã tạm khép lại…

Nhưng sự đời không phải chuyện nào cũng có cái kết công bằng. Và mặc dù pháp luật có đầy đủ quy định, chế tài để xử lý những người có hành vi “ném đá”, song không phải lúc nào nạn nhân cũng chọn cách gửi đơn tố cáo, nhờ cơ quan pháp luật bảo vệ mình. Có không ít nạn nhân đã phải lặng lẽ, âm thầm chịu đựng, bởi có khi như thế vết thương dễ liền da hơn việc đối diện với ồn ào, thị phi khi họ gửi đơn tố cáo. Trong nhiều trường hợp, nạn nhân nghĩ rằng có khi chưa “được vạ” mà “má đã sưng”, thôi đành chọn cách lặng im để chờ “trend sau xô trend trước”.

Mà trong thế giới phẳng này thì luôn có lắm trend xảy ra. Cứ mỗi lần có trend mới, người ta lao vào cắn xé, xổ xả bằng hàng trăm lời giáo gươm, cay độc. Yếu tố ẩn danh trong đám đông trên mạng xã hội khiến con người ta dễ trở nên ác độc hơn nhưng họ lại không hề ý thức được điều này. Bởi họ nghĩ họ đang nhân danh công lý, công bằng, đạo đức và lẽ phải, họ đang phán xử.
Và họ hồn nhiên ném đá, hồn nhiên buông lời cay nghiệt, hồn nhiên thực hiện hành vi độc ác. Chỉ có điều, với pháp luật thì không có chuyện “không biết nên không có tội”. Nếu nạn nhân lên tiếng tố cáo, những người “ném đá” sẽ bị xem xét, xử lý theo quy định hiện hành.

Về công cụ pháp luật, Luật An ninh mạng quy định rất rõ các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng (Điều 8 ) và xử lý vi phạm pháp luật (Điều 9, theo hướng dẫn chiếu - tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý thế này hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế kia…).

Bộ luật Dân sự cũng quy định rất rõ quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín. Theo đó, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ; cá nhân có quyền yêu cầu tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình. Khoản 5 Điều 34 Bộ luật Dân sự quy định: Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

Ở góc độ khác, người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 101 Nghị định 15/2020 (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 14/2022) với mức phạt 5-10 triệu đồng. Nhưng có lẽ chế tài nặng nhất đối với người vi phạm đó là việc anh ta bị xử lý hình sự về tội làm nhục người khác (Điều 155 Bộ luật Hình sự) hay tội vu khống (Điều 156 Bộ luật Hình sự). Ngoài ra, người “ném đá”, bôi xấu người khác có thể bị xử lý về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331.

Mạng xã hội càng ngày càng không còn ảo nữa. Từ câu chuyện gõ phím nói “chủ tịch kênh kiệu” rồi bị phạt 5 triệu đồng đến nay đã là một bước dài trong thay đổi nhận thức về hành xử trên không gian mạng xã hội. Giờ đây chuyện bị phạt hành chính, thậm chí bị xử lý hình sự vì hành xử bậy trên không gian mạng đã không còn là chuyện lạ hay hiếm nữa. Vì vậy, mỗi cá nhân phải tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết khi tham gia mạng xã hội, biết kiềm chế để không “ném đá” hại người và rước lấy rắc rối pháp lý cho chính bản thân mình.

05/12/2023

Có bắt buộc đổi thẻ căn cước công dân sang thẻ căn cước hay không?

Sáng 27/11/, Quốc hội đã thông qua dự án Luật Căn cước có hiệu lực kể từ 1/7/2024.

Với việc đổi tên gọi từ Luật Căn cước công dân (CCCD) sang Luật Căn cước, thẻ CCCD cũng sẽ có tên gọi mới là Thẻ căn cước. Tuy nhiên, ngay sau khi Luật Căn cước có hiệu lực, không bắt buộc công dân phải đổi thẻ CCCD thành thẻ căn cước.

Điều 46 Luật Căn cước quy định về chuyển tiếp quy định rõ: Thẻ CCCD đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành (1/7/2024) có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ.

Khi hết thời hạn ghi trên thẻ CCCD hoặc khi công dân có nhu cầu thì liên hệ cơ quan công an để được cấp đổi sang thẻ căn cước.

Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ CMND, CCCD được giữ nguyên giá trị sử dụng; cơ quan nhà nước không được yêu cầu công dân thay đổi, điều chỉnh thông tin về CMND, CCCD trong giấy tờ đã cấp.

Thẻ CCCD, CMND hết hạn sử dụng từ ngày 15/1/2024 đến trước ngày 30/6/2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/6/2024.

Quy định về việc sử dụng CCCD, CMND trong các văn bản quy phạm pháp luật ban hành trước ngày luật này có hiệu lực thi hành được áp dụng như đối với thẻ căn cước cấp theo quy định của luật này.

17/10/2023

Cẩn trọng với “bẫy” lừa đảo xuất khẩu lao động qua mạng

Thời gian gần đây, một số tổ chức, cá nhân không có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã sử dụng công nghệ để lừa đảo người lao động trên môi trường mạng. Tình trạng này đang có xu hướng gia tăng.

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Một số tổ chức, cá nhân không có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã sử dụng các website như www.nhatban24h.vn; www.xuatkhaulaodong-24h.com… để tìm kiếm người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài. Các website này được xây dựng chuyên nghiệp, đăng tải nhiều thông tin đơn hàng tuyển dụng lao động đi làm việc tại các thị trường như Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Singapore, Rumani, Ba Lan, NewZealand, Philippines, CHLB Đức và Hy Lạp…

Sau khi người lao động đăng ký số điện thoại sẽ được tư vấn viên giới thiệu qua các doanh nghiệp khác mà phần lớn là doanh nghiệp không được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Ông Nguyễn Như Tuấn, Phó Trưởng phòng Thông tin - Tuyên truyền, Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết: Hiện tượng này đang có dấu hiệu gia tăng. Các tổ chức, cá nhân không có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã sử dụng các website, trang thông tin cá nhân như: Facebook, zalo để tìm kiếm người lao động đi làm việc ở nước ngoài đăng tải nhiều thông tin liên quan đến hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; đơn hàng tuyển dụng lao động đi làm việc tại nhiều thị trường cũng như địa điểm người lao động làm việc. Thông tin về website sử dụng để đăng tải thông tin lừa đảo thường gần giống với website của doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Cũng theo ông Nguyễn Như Tuấn, để tạo lòng tin của người lao động, các tổ chức, cá nhân không có chức năng hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng còn đăng tải nhiều thông tin hoạt động trong lĩnh vực này như: Đưa hình ảnh đưa tiễn lao động tại sân bay, quá trình người lao động làm việc ở nước ngoài, hình ảnh chụp với visa của nước tiếp nhận đã được cấp, nhằm tạo uy tín với người lao động. Khi người lao động chuyển tiền, các tài khoản này cung cấp bản chụp phiếu biên nhận, căn cước công dân và bản hợp đồng có đóng dấu của Công ty để người lao động tin tưởng và tiếp tục đóng các khoản phí khác. Khi đến thời hạn không được xuất cảnh, khi người lao động liên hệ thì các tài khoản và số điện thoại này đều sẽ khóa hoặc chặn liên lạc.

“Do người lao động ở xa hoặc qua giới thiệu nên tin tưởng và cũng không đến trực tiếp công ty để xác minh thông tin và trực tiếp ký hợp đồng, mà chỉ liên hệ, trao đổi và làm việc thông qua mạng xã hội và số điện thoại.” Bởi vậy theo ông Nguyễn Như Tuấn, điều này dẫn đến việc nhiều người lao động bị lừa đảo, thậm chí phải nộp số tiền lớn cho các cá nhân, tổ chức không có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Để tránh bị lừa đảo, ông Nguyễn Như Tuấn khuyến cáo: Người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài, cần liên hệ trực tiếp với các doanh nghiệp có giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để tìm hiểu thông tin có liên quan. Tuyệt đối không tin tưởng vào các thông tin mời chào, hứa hẹn về việc làm trên các website, trang facebook, zalo không chính thống và không giao dịch liên hệ với các tổ chức cá nhân không có chức năng hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động có thể tra cứu thông tin về doanh nghiệp có Giấy phép tại Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý lao động ngoài nước tại địa chỉ www.dolab.gov.vn.

Trong trường hợp người lao động cần tư vấn, cung cấp thêm thông tin hoặc phản ánh thông tin về các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu lừa đảo trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đề nghị liên hệ với Cục Quản lý lao động ngoài nước theo số điện thoại 0243.8249.517 (máy lẻ 512 và 513) đến địa chỉ cơ quan Cục Quản lý lao động ngoài nước là 41B Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

17/10/2023

⚠⚠⚠ CẢNH GIÁC VỚI HÌNH THỨC MỚI TRONG TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUÂN CÔNG
-----
💢Pháp luân công (PLC) còn có tên gọi khác là Pháp luân đại pháp do Lý Hồng Chí (sinh năm 1952 tại Cát Lâm, Trung Quốc) lập ra năm 1992. PLC không phải tôn giáo, không có giáo lý, giáo luật, cấu trúc tổ chức, nhà cầu nguyện…

💢 Thời gian qua, bên cạnh việc sử dụng các hình thức tuyên truyền, lôi kéo người tham gia PLC như trực tiếp tán phát tờ rơi, tặng đĩa CD, sách, quà tặng qua bưu điện... thì hiện nay các đối tượng PLC còn sử dụng hình thức mới là gửi kèm "quà tặng" (đồ vật liên quan đến PLC) cho khách đặt mua hàng online. Với hình thức trên, sau khi chốt đơn hàng các đối tượng sẽ nhắn tin đường link về PLC và gửi "quà tặng" kèm theo hàng hóa được đặt mua, gồm một số đồ vật như: Chuỗi nhựa hình bông sen (dạng móc khóa) có gắn miếng nhựa mika có ghi chữ: “PHÁP LUÂN ĐẠI PHÁP HẢO”, dòng chữ tượng hình, đường link, tài liệu tuyên truyền về PLC.

💢 💢 💢 Khuyến cáo người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, nhận diện rõ bản chất của PLC, kịp thời phát hiện, trình báo với lực lượng Công an khi phát hiện người có hành vi truyền bá PLC trên địa bàn.

05/10/2023

BÀN VỀ HỆ LỤY TỪ VIỆC GIAO XE GẮN MÁY CHO HỌC SINH ĐIỀU KHIỂN

Cuộc sống bộn bề khiến cha mẹ chẳng có nhiều thời gian quan tâm, chăm lo cho con cái, chính vì thế nhiều bậc phụ huynh khi đã đạt được những kỳ vọng trong công tác và kinh doanh làm giàu mới cảm thấy hối hận vì đã bỏ bê việc nuôi, dạy con nên người. Họ phó mặc cho nhà trường, thầy cô giáo nuôi dạy con em mình mà quên đi bổn phận của những người làm cha, làm mẹ.

Chính vì thế, trong xã hội không ít các cô chiêu, cậu ấm hỗn hào với cha mẹ, quậy phá nơi trường lớp và kéo theo nhiều hệ lụy ở cái tuổi “dậy thì” thích được đề cao, thích được thể hiện.

Không những vậy, sự nuông chiều của các bậc phụ huynh và sự quản lý lỏng lẻo của nhà trường, các cơ quan chức năng đã khiến cho không ít học sinh cảm thấy được tự do tự tại trong mọi sinh hoạt đời thường. Và đáng lo ngại hơn cả, từ vấn đề trên đã gây ra nhiều phiền toái cho xã hội, trong đó có việc giao xe gắn máy cho các em học sinh điều khiển để đi học.

Và tại Hà Nội, không khó bắt gặp các nhóm học sinh điều khiển khoảng xe máy di chuyển với tốc độ "bàn thờ", liên tục đánh võng giữa dòng phương tiện tại những cung đường lớn như Trần Phú, Nguyễn Trãi, Minh Khai... Chẳng biết các em muốn thể hiện điều gì nhưng nếu không may các em đụng phải người đi đường thì không chỉ gây tai nạn thương vong cho người khác mà chính các em cũng là nạn nhân của hành động của mình.

Theo quy định, các học sinh trung học phổ thông đang ở độ tuổi mà chưa được đi xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50cm3 trở lên. Nhưng không rõ vì lý do gì mà cha mẹ hoặc những người thân lại trao xe để các em này sử dụng. Cha mẹ sinh con trời sinh tính, đối với những cô cậu học trò nghịch ngợm, hiếu thắng mà các bậc phụ huynh vẫn tin tưởng để các em cầm lái những phương tiện như vậy quả thực đáng trách.

Họa vô đơn trí, để khi hậu quả do tai nạn giao thông xảy ra mới hối hận thì không còn kịp. Đã có rất nhiều vụ tai nạn giao thông thương tâm xảy ra, đó là hồi chuông cảnh tỉnh để các bậc phụ huynh siết chặt việc quản lý phương tiện đi lại của con cái, nhà trường nêu cao tính kỷ luật khi phát hiện các em học sinh sử dụng xe gắn mát để đi học và bên cạnh đó lực lượng cảnh sát giao thông cũng cần xử lý nghiêm với các trường hợp này, kết hợp răn đe các bậc phụ huynh và có biện pháp tuyên truyền phù hợp để khắc phục tình trạng trên.

05/10/2023

Việt Nam trở thành đểm đến hàng đầu của các chuyến bay quốc tế

Việt Nam hiện đứng đầu danh sách điểm đến được du khách châu Á-Thái Bình Dương ưu tiên bay đến và trở thành điểm đến quốc tế được ưu tiên hàng đầu của nhiều thị trường du khách quốc tế.

Ngày 21/9, Giám đốc Agoda Việt Nam và Đông Dương, ông Vũ Ngọc Lâm cho hay theo dữ liệu đặt vé máy bay 6 tháng đầu năm 2023 trên Agoda, các vị khách đến từ Thái Lan, Australia, Hàn Quốc và Singapore đang dành sự quan tâm đặc biệt đối với Việt Nam.

Dữ liệu này cũng cho thấy Việt Nam đã tiếp tục củng cố vị thế là điểm đến ưa chuộng của du khách quốc tế. Trong đó, khách Thái Lan đã thể hiện tình yêu mến Việt Nam nồng nhiệt khi cả ba điểm đến quốc tế mà họ yêu thích nhất đều thuộc Việt Nam, bao gồm Đà Nẵng, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Vốn yêu thích đặc biệt Việt Nam bấy lâu nay, du khách Hàn Quốc đã xếp Việt Nam đầu bảng danh sách điểm đến du lịch quốc tế của họ. Và, thành phố biển Đà Nẵng là điểm đến được yêu thích nhất, còn Thành phố Hồ Chí Minh xếp hạng thứ ba, cho thấy sự đa dạng của du lịch Việt Nam đã thu hút nhiều tệp khách Hàn.

Với thị trường khách du lịch Australia, Việt Nam nhanh chóng trở thành điểm đến nổi bật, giữ vị trí thứ hai chỉ sau Bali (điểm đến quốc tế ưa thích truyền thống của khách xứ sở Kanguru). Sức hấp dẫn của Việt Nam đến từ những trải nghiệm độc đáo và phiêu lưu đặc trưng nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Đưa Thành phố Hồ Chí Minh trở thành điểm đến thứ ba phổ biến trên hành trình du lịch, du khách Singapore dù được biết đến là thị trường khách kỹ tính đã bắt đầu cảm nhận sức hấp dẫn từ dải đất hình chữ S.

Ông Vũ Ngọc Lâm nhận định sự quan tâm của du khách quốc tế gia tăng mạnh mẽ như vậy một phần lớn nhờ điểm đến Việt Nam có sự hài hòa giữa văn hóa truyền thống và hiện đại, nền ẩm thực phong phú, thiên nhiên tuyệt đẹp và sự hiếu khách nồng hậu của người dân bản địa.

“Việt Nam có tiềm năng đáng kinh ngạc để thu hút được nhiều tệp khách khác nhau, mang đến trải nghiệm độc đáo và chân thực nhất. Điều này xuất phát từ nền văn hóa đa dạng, cảnh quan tuyệt đẹp và lòng hiếu khách, ông Lâm khẳng định.

04/10/2023

Lập nhóm “báo chốt” lực lượng CSGT trên mạng xã hội: Xử lý thế nào?

Theo luật sư Tuấn, việc đăng các thông tin liên quan đến hoạt động kiểm tra, kiểm soát giao thông của cảnh sát giao thông là một trong các hành vi vi phạm, nếu bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện, người đăng các thông tin này sẽ bị xử lý theo quy định.

Thời gian gần đây cơ quan chức năng đẩy mạnh việc kiểm tra, xử phạt các hành vi vi phạm liên quan đến nồng độ cồn khi tham gia giao thông. Chính bởi vậy, trên các trang mạng xã hội như facebook, zalo… xuất hiện nhiều hội, nhóm thông báo cho nhiều người cùng biết về việc cơ quan chức năng đang lập các chốt kiểm soát giao thông tại các địa điểm nào, từ đó nhằm tránh bị kiểm tra hoặc xử lý vi phạm giao thông. Hành vi này đã gây ra nhiều thiệt hại, ảnh hưởng đến hoạt động, hiệu quả của cơ quan có thẩm quyền cũng như gây ra nhiều bức xúc trên thực tế.

Mới đây, Công an huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, hình thức phạt tiền 7,5 triệu đồng một đối tượng có hành vi “Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật”. Theo Công an huyện Mỹ Đức, đối tượng này đã đăng tải công khai lên trang Facebook cá nhân của mình dòng trạng thái kèm 2 hình ảnh lực lượng Cảnh sát giao thông Công an huyện Mỹ Đức đang phối hợp với Công an xã An Mỹ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm nồng độ cồn.

Hay gần đây nhất, ngày 26/9, Công an thành phố Hòa Bình giải tán và xử lý người lập nhóm Zalo “Trên mọi nẻo đường” 7,5 triệu đồng. Nhóm này chuyên “báo chốt” giúp sức cho một số thành viên tránh bị kiểm tra nồng độ cồn. Qua điều tra, Công an thành phố Hòa Bình xác định nhóm “Trên mọi nẻo đường” có hơn 700 thành viên, tự lập ra với mục đích thông báo cho nhau các chốt CSGT đang làm nhiệm vụ kiểm tra an toàn giao thông và nồng độ cồn trên toàn tỉnh Hoà Bình

Dưới góc độ pháp lý, luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn – Giám đốc Công ty Luật TNHH Minh Gia (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), việc lập các chốt kiểm tra giao thông hoặc việc tuần tra giao thông của cơ quan cảnh sát giao thông là nhằm đảm bảo hoạt động tham gia giao thông của người dân đúng quy định pháp luật, tránh các hành vi vi phạm có thể gây ra những hậu quả ảnh hưởng đến tài sản, sức khoẻ, tính mạng của người tham gia giao thông. Bản chất của việc kiểm tra, tuần tra là mang tính chất đột xuất, bất ngờ tại các địa điểm được cơ quan có thẩm quyền lựa chọn trước đó.

“Việc lập các hội, nhóm trong đó có thể hiện các thông tin liên quan đến địa điểm lập chốt giao thông, số lượng người thực hiện kiểm tra tại chốt, thời gian cơ quan công an lập chốt… và đăng, chia sẻ công khai trên các hội, nhóm có số lượng người theo dõi lớn một cách vô tình hay cố ý đều làm cho công tác kiểm tra, kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền không hiệu quả và có thể tiềm ẩn nhiều nguy hại”- luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn nói.

Theo luật sư Tuấn, từ các bài đăng, thông tin liên quan đến việc kiểm tra giao thông đó làm cho người tham gia giao thông chủ quan, không có ý thức trong việc tham gia giao thông. Nhiều người đang tham gia giao thông mà có hành vi vi phạm như không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định… sẽ lựa chọn các tuyến đường khác nhằm trốn tránh việc bị phát hiện và xử phạt. Có nhiều trường hợp sau khi đã sử dụng rượu, bia nhưng vẫn cố tình tham gia giao thông… tiềm ẩn nguy cơ lớn gây nguy hiểm đến bản thân và những người khác khi tham gia giao thông.

Ngoài ra, việc thông báo công khai các thông tin này còn gây ra thất thoát nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Bởi lẽ, ngoài mục đích chính là kiểm tra, kiểm soát đảm bảo việc tham gia giao thông đúng luật thì cảnh sát giao thông còn có quyền xử phạt những hành vi vi phạm. Việc xử phạt này vừa tạo tính răn đe cho người tham gia giao thông, vừa tạo thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Những người đăng các thông tin về chốt giao thông lên hội, nhóm có nhiều trường hợp không ý thức được hành vi của mình là hành vi vi phạm. Thực tế, hành vi này được xác định là một trong những hành vi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật.

“Hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điểm e Khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP với mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (mức phạt áp dụng với tổ chức), cá nhân có hành vi vi phạm này thì mức phạt sẽ bằng ½ mức phạt của tổ chức cụ thể là từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Thông thường mức phạt với hành vi này của cá nhân sẽ là 7.500.000 đồng”- luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn phân tích.

Hiện nay, theo luật sư Tuấn, pháp luật đề cao và đẩy mạnh quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do sử dụng mạng xã hội của công dân, tuy nhiên, không phải vì vậy mà công dân được quyền đăng tải bất cứ thông tin gì lên mạng xã hội. Việc đăng các thông tin liên quan đến hoạt động kiểm tra, kiểm soát giao thông của cảnh sát giao thông là một trong các hành vi vi phạm, nếu bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện, người đăng các thông tin này sẽ bị xử lý theo quy định.

Mạng xã hội hiện nay đã là phương tiện để tìm kiếm, trao đổi và nắm bắt thông tin phổ biến. Do đó, không khó để có thể tìm hiểu được các quy định pháp luật liên quan. Do vậy, để tránh các hậu quả đáng tiếc khi tham gia giao thông xảy ra liên quan gián tiếp từ hành vi đăng tải thông tin của mình, cũng như tránh được các rủi ro về pháp luật liên quan cho bản thân, mỗi cá nhân nên tìm hiểu kỹ quy định pháp luật trước khi thực hiện hành vi của mình.

04/10/2023

Cẩn trọng với tình trạng lừa đảo, bắt nạt trẻ em trên môi trường mạng

Việc trẻ em sử dụng Internet ngày càng nhiều khi chưa có đủ kỹ năng bảo vệ bản thân có thể khiến các em phải đối mặt nhiều hơn với rủi ro như bị lừa đảo, bắt nạt, bạo hành tinh thần trên mạng.

Ghi nhận từ Trung tâm Giám sát An toàn Không gian Mạng Quốc gia (NCSC), Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, thời gian qua, tình trạng lừa đảo trực tuyến có xu hướng dịch chuyển, nhắm tới người yếu thế, đặc biệt là trẻ em.

Hệ thống tiếp nhận cảnh báo an toàn thông tin mạng Việt Nam do Trung tâm Giám sát An toàn Không gian Mạng Quốc gia quản lý thời gian qua đã nhận được phản ánh của phụ huynh về việc con em họ bị đối tượng xấu trên mạng lừa gạt tình cảm, dụ dỗ chụp ảnh nhạy cảm để tổng tiền.

Ông Ngô Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Bảo vệ Trẻ em Việt Nam trên Không gian Mạng, nhận định việc trẻ em sử dụng internet ngày càng nhiều có thể khiến cho các em phải đối mặt nhiều hơn với rủi ro như bị lừa đảo, bắt nạt, bạo hành tinh thần trên mạng.

Cạm bẫy của những kẻ xấu ngày càng tinh vi và nguy hiểm, nhóm trẻ em thường được nhắm tới là từ 8-16 tuổi khi các em tò mò về nhận thức nhưng lại chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tự bảo vệ.

Trong số những rủi ro mà trẻ em đang phải đối mặt trên mạng, nổi bật là mối nguy hiểm khi các em làm quen với người lạ trên mạng.

Theo nghiên cứu, khảo sát cũng như những tham vấn với trẻ em của tổ chức World Vision Việt Nam, nhiều trẻ em Việt Nam có số lượng bạn trên mạng xã hội lớn, lên tới 5.000 người.

Đáng nói là khoảng 50-70% số bạn bè trên mạng xã hội là người lạ, trẻ không hề biết họ là ai, chỉ cần thấy ảnh đại diện "trai xinh, gái đẹp" là kết bạn. Khảo sát cũng chỉ ra những rủi ro từ internet, mạng xã hội xảy ra với trẻ em ở thành phố và cả trẻ ở nông thôn.

Hiện nay, sóng 3G, 4G đã được các nhà mạng viễn thông phủ tới các địa bàn vùng sâu, vùng xa và mạng cáp quang internet đã đến được 100% các xã trên toàn quốc. Đồng thời, giá cước dịch vụ viễn thông không cao, cho phép trẻ em nông thôn cũng có thể tiếp cận với internet hằng ngày.

Việc sử dụng Internet giúp trẻ em vùng núi, biên giới, hải đảo, trẻ dân tộc thiểu số có cơ hội học tập, tìm hiểu thông tin không khác biệt so với trẻ ở thành phố. Tuy nhiên, mặt trái của sự tiện dụng này là những rủi ro trên mạng khi các em chưa có đủ kỹ năng, kinh nghiệm bảo vệ bản thân trên môi trường mạng.

Chỉ 10-15% trẻ em nông thôn, vùng sâu, vùng xa nhận thức được rủi ro từ môi trường mạng. Nhiều em đã được cập nhật về một số vấn đề như mất thông tin cá nhân, bị trêu, bị bắt nạt trên mạng, nhưng lại chưa được giáo dục nhận thức về rủi ro liên quan đến vấn đề xâm hại tình dục, mua bán người, lừa đảo. Thêm vào đó, nhiều cha mẹ ở nông thôn cũng không hiểu được những rủi ro trên internet để hỗ trợ con.

Để bảo vệ trẻ em, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có văn bản bổ sung thêm chức năng của Sở Thông tin và Truyền thông về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng tại địa phương. Mới đây, trong dự thảo sửa đổi Nghị định 72/2020/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đề xuất bổ sung các quy định về bảo vệ trẻ em trên mạng.

Bên cạnh đó, thời gian qua, Mạng lưới ứng cứu, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng (VN-COP) đã kết nối, phối hợp với một số đơn vị (VietNet-ICT, Meta, VTC NetViet) để triển khai các khóa học miễn phí dành cho bố mẹ và giáo viên trên nền tảng số OneTouch, giúp nhiều người lớn có kiến thức, kỹ năng cơ bản để đồng hành cùng con trên môi trường số.

Ngoài ra, một số giải pháp kỹ thuật hỗ trợ bảo vệ trẻ em cũng đang được Cục An toàn thông tin, Bộ thông tin và truyền thông phối hợp với các đơn vị thuộc Mạng lưới ứng cứu, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng triển khai nhằm trang bị kỹ năng số cho trẻ em, giúp các em nhận biết, phòng tránh, xử lý, ứng phó với những rủi ro trên môi trường mạng./.

Nguyễn Bích (TTXVN/Vietnam+)

04/10/2023

6 dấu hiệu giúp bạn nhận biết điện thoại bị hack

1. Nhiệt độ pin cao bất ngờ

Thông thường, khi điện thoại bị hack thì hacker sẽ bắt đầu khởi chạy một vài ứng dụng ngầm, nhằm chuyển toàn bộ dữ liệu sang hệ thống lưu trữ bí mật của họ. Điều này khiến điện thoại của bạn nóng lên đột ngột, dù trước đó bạn không sử dụng bất kỳ ứng dụng nặng nào hay đang sạc pin cho thiết bị.

2. Điện thoại hết pin nhanh hơn bình thường

Việc ứng dụng chạy ngầm liên tục cũng kéo theo hao mòn tuổi thọ pin điện thoại, dẫn đến thời lượng sử dụng sụt giảm nhanh hơn mức bình thường. Để kiểm tra dung lượng tối đa của pin và so sánh với khoảng thời gian trước, bạn có thể thực hiện như sau:

Với dòng điện thoại iPhone chính hãng: Bạn hãy mở "Cài đặt", chọn mục "Pin", và chọn tiếp "Tình trạng pin & Sạc" rồi kiểm tra thông tin ở mục "Dung lượng tối đa".

Với điện thoại Android: Bạn mở "Cài đặt", nhấp chọn mục "Pin và Hiệu suất" sau đó hãy kiểm tra thông tin tại mục "Sử dụng pin" (Tiết kiệm pin).

3. Tiếng ồn phát ra từ smartphone

Bạn thường nghe những tiếng ồn lạ phát ra từ chính thiết bị của mình (như tiếng vang vọng, tiếng lách cách, tiếng tít tít…). Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo điện thoại đã bị hack. Hacker đã cài đặt phần mềm nghe trộm khiến âm thanh truyền đi bị nhiễu sóng.

4. Cửa sổ bật lên hoặc thay đổi trên màn hình điện thoại

Nếu điện thoại xuất hiện một số dấu hiệu bất thường như: Xuất hiện một vài cửa sổ hiển thị hoặc ứng dụng lạ; vị trí các ứng dụng trên màn hình chính bị đổi; có những cuộc hẹn hoặc lời nhắc lạ trong lịch. Nếu có, đây chính là một trong các dấu hiệu cho thấy điện thoại đã bị “tấn công”.

5. Xuất hiện ứng dụng không xác định

Sự xuất hiện của các ứng dụng không rõ nguồn gốc, chạy ngầm trong nền là dấu hiệu cho thấy ai điện thoại đã bị hack. Chúng thường không xuất hiện ở dạng logo biểu tượng trên màn hình chính như app thông thường, mà chỉ là đường link đính kèm với ứng dụng nào đó nên người dùng rất khó nhận ra. Bạn có thể kiểm tra di động của mình có đang chạy ứng dụng lạ không bằng cách:

Điện thoại iPhone: Bạn có thể trực tiếp lướt tìm app lạ trên màn hình chính hoặc ở thư viện ứng dụng.

Điện thoại Android: Bạn Mở "Cài đặt" và chọn "Ứng dụng", tiếp đó, chọn "Quản lý Ứng dụng" và kiểm tra.

6. Phát hiện tin nhắn, cuộc gọi lạ trong nhật ký

Bỗng một ngày điện thoại của bạn thực hiện một số tin nhắn hay cuộc gọi đi (hoặc nhận cuộc gọi) nhưng không rõ danh tính,... thì khả năng cao điện thoại đã bị truy cập trái phép.

Trên đây là 6 dấu hiệu giúp bạn nhận biết được điện thoại của mình có bị hack hay không. Hãy tham khảo bài viết để tránh khỏi các tình trạng làm ảnh hưởng tới bảo mật các thông tin trong máy của bạn.

KHÁNH SƠN(vtv.vn)

04/10/2023

“LẤY CÁI TÍCH CỰC ĐẨY LÙI TIÊU CỰC”

Để cuộc sống ấm tình người, không gian mạng trở lên trong sáng an toàn hơn, khi tham gia MXH chúng ta tích cực lan tỏa thông tin tốt, hình ảnh đẹp, lấy cái đẹp dẹp cái xấu, lấy cái tích cực đẩy lùi tiêu cực, nhằm tạo ra xu hướng tích cực trên mạng xã hội.

Cá nhân mỗi người khi được tiếp nhận nhiều thông tin tốt, hình ảnh và câu chuyện đẹp sẽ giúp cho ta ghi sâu vào tâm trí, qua đó định hướng được nhận thức, thay đổi hành vi của mình theo hướng tích cực như những gì đã được tiếp nhận.

Trước thông tin ồ ạt, nhiễu loạn đa dạng phức tạp trên KGM, chúng ta cần phải tỉnh táo sáng suốt nhìn nhận lý giải thấu đáo trước khi quyết định like, chia sẻ hay đăng tải clip, livestream. Hãy là người sử dụng mạng xã hội thông minh, hiểu biết, tử tế có văn hóa, văn minh, lịch sự.

Address

Xã Hưng Thạnh, Huyện Tân Phước
Tỉnh Tiền Giang

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Tin tức Hưng Thạnh posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share


Other News & Media Websites in Tỉnh Tiền Giang

Show All