Chống khai thác hải sản trái phép

Chống khai thác hải sản trái phép Chia sẽ các thông tin chống khai thác hải sản bất hợp pháp -IUU

20/09/2023

Ngư dân Huyện Bình đại, tỉnh Bến Tre chấp hành tốt khi khai thác trên biển…

Việt Nam khẳng định cam kết mạnh mẽ về khắc phục thẻ vàng IUU      - Chiều 28/10, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã tiếp Đoà...
01/11/2022

Việt Nam khẳng định cam kết mạnh mẽ
về khắc phục thẻ vàng IUU

- Chiều 28/10, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã tiếp Đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) về chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), do ông Roberto Cesari, Trưởng Bộ phận IUU (Tổng Vụ các vấn đề về biển và thủy sản) làm trưởng đoàn.

Cùng dự có ông Giorgio Aliberti, Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam, Đại sứ EU tại Việt Nam và lãnh đạo một số bộ, ngành của Việt Nam.
Chào mừng Đoàn thanh tra đến làm việc tại Việt Nam, Phó Thủ tướng nêu rõ, EU đã trở thành đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là thương mại, đầu tư và hợp tác phát triển.
EU là đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam, là đối tác thương mại lớn thứ 5, thị trường xuất khẩu lớn thứ 3, thị trường nhập khẩu lớn thứ 5 và nhà đầu tư lớn thứ 6 của Việt Nam. Đặc biệt từ sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực (1/8/2020), thương mại hai chiều Việt Nam-EU tăng nhanh, đạt 57 tỷ USD, tăng 14,5% so với năm 2020.
EU là một trong những nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam. Tổng số dự án đầu tư trực tiếp của EU còn hiệu lực tại Việt Nam là 2.332 dự án với tổng số vốn đầu tư đạt 27,5 tỷ USD.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ghi nhận và đánh giá cao những khuyến nghị của Tổng Vụ các vấn đề về biển và thủy sản nhằm hỗ trợ Việt Nam trong công tác xử lý vấn đề đánh bắt IUU. Hầu hết các khuyến nghị này phù hợp với chủ trương quản lý nghề cá có trách nhiệm và hướng tới mục tiêu phát triển nghề cá bền vững.
Phó Thủ tướng khẳng định, Việt Nam đã và đang nỗ lực cao nhất để giải quyết tốt nhất các nội dung kiến nghị của EC.
Theo Phó Thủ tướng, chính sách và định hướng của Việt Nam là khuyến khích ngư dân đăng ký ngành nghề khai thác thân thiện với môi trường, bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững.
Việt Nam đang rất tích cực triển khai hoạt động bảo tồn biển, thả giống, phục hồi, tái tạo nguồn lợi thuỷ sản; triển khai cấp hạn ngạch giấy phép khai thác, đã có kế hoạch ngắn hạn, dài hạn để từng bước giảm cường lực khai thác cân bằng với nguồn lợi thuỷ sản.
Phó Thủ tướng khẳng định, Việt Nam đã và đang nỗ lực cao nhất để giải quyết tốt nhất các nội dung kiến nghị của EC đối với việc đẩy lùi và chấm dứt khai thác IUU hướng tới phát triển ngành khai thác hải sản bền vững, có trách nhiệm, có kiểm soát.
Trưởng Đoàn thanh tra của EC ghi nhận các nỗ lực của Việt Nam về chống khai thác IUU
Việt Nam khẳng định lại cam kết mạnh mẽ và thể hiện nỗ lực của các cấp quản lý cùng với cộng đồng ngư dân, doanh nghiệp Việt Nam quyết tâm ngăn chặn, chấm dứt và tiến tới loại bỏ tình trạng khai thác IUU, Phó Thủ tướng nêu rõ.
Mở đợt cao điểm kiểm tra, xử lý nghiêm mọi vi phạm khai thác IUU.
Tuy nhiên, nghề cá Việt Nam là nghề cá nhiệt đới, đa loại, diễn biến ngư trường trên Biển Đông chịu sự tác động của nhiều yếu tố; nguồn lực của Việt Nam còn hạn chế. Do vậy, chống khai thác IUU là một nhiệm vụ cần có nhiều nỗ lực, lộ trình và thời gian để đạt được mục tiêu chấm dứt và loại bỏ tình trạng khai thác IUU một cách bền vững.
Trên cơ sở đó, Phó Thủ tướng đề nghị EC và các nước thành viên EU tiếp tục hợp tác chặt chẽ và hỗ trợ kĩ thuật kịp thời, tính tới yếu tố đặc thù của nghề cá Việt Nam trong việc thực hiện các khuyến nghị của EC về IUU. Đề nghị EC ghi nhận các nỗ lực chống khai thác IUU và các kết quả tích cực Việt Nam đã đạt được và sớm gỡ bỏ cảnh báo thẻ vàng cho Việt Nam.
Khẳng định chống khai thác IUU là ưu tiên ngày càng cao trong chương trình nghị sự của EU, ông Roberto Cesari cho rằng, với cách tiếp cận không khoan nhượng với khai thác IUU, EU coi đây là ưu tiên hàng đầu trong hợp tác của cả khối và từng quốc gia thành viên với các nước đối tác.
Đoàn công tác ghi nhận, đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong việc huy động cả hệ thống chính trị thực hiện các biện pháp quyết liệt, bài bản chống khai thác IUU thời gian qua.
Trao đổi với ông Roberto Cesari, Phó Thủ tướng đề nghị EC tiếp tục hợp tác chặt chẽ và hỗ trợ kĩ thuật kịp thời, tính tới yếu tố đặc thù của nghề cá Việt Nam trong việc thực hiện các khuyến nghị của EC về IUU
Qua thực tế kiểm tra ngẫu nhiên tại các địa phương ven biển, đoàn công tác đã được chứng kiến những tiến bộ, cải thiện đáng kể trong triển khai thực hiện chống IUU. Đoàn ghi nhận những bước tiến lớn trong việc minh bạch thông tin, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý nghề cá tại 28 địa phương có biển.
Đoàn công tác cho rằng, Việt Nam đã có sự quyết liệt ở cấp Trung ương, ban hành nhiều quy định pháp luật, cơ chế, chính sách để chống khai thác IUU, nhưng việc triển khai thực hiện ở cấp cơ sở vẫn còn yếu. Trong thời gian tới, Việt Nam cần có cơ chế giám sát hiệu quả với những quy định pháp lý chặt chẽ, đảm bảo thực thi nhất quán, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương; nâng cao chế tài, đảm bảo đủ sức răn đe, xử phạt thật nghiêm mọi vi phạm. Bên cạnh đó, cần có kế hoạch quản lý nguồn lợi thủy sản tổng thể, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu nguyên liệu thủy sản để chế biến xuất khẩu; chấm dứt hẳn tình trạng ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài.
Dự kiến trong thời gian 6 tháng, đoàn công tác sẽ tiếp tục có chuyển kiểm tra, đánh giá tại Việt Nam.

Ngư dân gặp khó khi sử dụng thiết bị giám sát hành trình.Tại Bến Tre qua thời gian triển khai lắp đặt thiết bị giám sát ...
26/09/2022

Ngư dân gặp khó khi sử dụng thiết bị giám sát hành trình.

Tại Bến Tre qua thời gian triển khai lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (GSHT) tàu cá, tỉnh thực hiện đạt gần 98%. Tuy đã lắp đặt thiết bị GSHT, nhưng một số chủ tàu vẫn gặp trở ngại khi sử dụng thiết bị này

Thường xuyên mất tín hiệu

Thời gian qua, chủ tàu trong tỉnh tích cực hoàn thiện việc lắp đặt thiết bị GSHT để hoạt động đánh bắt thuận lợi. Qua đó góp phần thực hiện hiệu quả công tác quản lý của ngành chuyên môn đối với hoạt động chống đánh bắt bất hợp pháp. Toàn tỉnh có 2.008/2.062 tàu thuộc diện bắt buộc đã lắp đặt thiết bị GSHT, 54 tàu chưa lắp thuộc diện ngừng hoạt động (theo khai báo của chủ tàu). Đây là một trong những kết quả đạt được trong việc triển khai các giải pháp chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).

Sau thời gian lắp đặt sử dụng, bên cạnh những lợi ích thiết bị mang lại, nhiều chủ tàu tỏ ra bức xúc vì đang chịu đựng những bất cập do thiết bị GSHT gây ra. Bà Nguyễn Thị Điệp (An Thủy, Ba Tri) - chủ tàu mang biển số 97193 búc xúc nói: “Tháng 9-2021, tàu ra khơi hoạt động được 1 tháng mấy, nhận thông báo của Chi cục Thủy sản là tàu mất tín hiệu. Sau khi kết nối với thuyền trưởng thì biết thiết bị mất tín hiệu dù không có bất kỳ tác động nào. Ngay cả bản thân tôi là chủ tàu ở đất liền không biết thiết bị giám sát mất tín hiệu. Đang hoạt động trên biển, tàu không thể vào đất liền để sửa chữa ngay. Vì vậy, tôi phải giải trình và bị phạt hành chính do tàu mất tín hiệu trên 10 ngày khi đang khai thác. Điều này tôi thấy oan ức, rất mong ngành chức năng xem xét”.

Không riêng bà Điệp mà nhiều chủ tàu huyện Ba Tri có chung bức xúc vì tàu đang hoạt động khai thác ngoài biển đột ngột bị mất kết nối. Ông Đỗ Văn Oanh - chủ tàu có biển số 92856 cho biết: “Chủ trương của Nhà nước về lắp đặt thiết bị GSHT thì người dân chấp hành. Gắn mỗi thiết bị giá 21,5 triệu đồng chúng tôi vẫn tuân thủ để đảm bảo quy định. Nhưng thiết bị chỉ sử dụng khoảng 4 tháng hư phải thay cái mới, mỗi lần thay chủ tàu phải bù 2 triệu đồng. Chưa kể mỗi tháng phải đóng cước thuê bao khoảng 400 ngàn đồng. Khi hết tiền nhà cung cấp ngắt kết nối mà không có thông báo, khi kích hoạt lại phải tốn 800 ngàn đồng, chúng tôi không chịu nổi”.

Tháo gỡ khó khăn

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, có gần 10 đơn vị cung ứng thiết bị GSHT được chủ tàu lựa chọn để lắp đặt. Trong quá trình tàu hoạt động trên biển, các thiết bị này thường xảy ra một số lỗi mất kết nối. Theo phản ánh của chủ tàu, các lỗi thiết bị nói trên đều ghi nhận là thiết bị do Công ty TNHH Phát triển công nghệ điện tử Bình Anh cung cấp.

Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Huỳnh Văn Cung cho biết: Trong thời gian qua, qua hệ thống giám sát vẫn phát hiện tình trạng thiết bị GSHT tàu cá đánh bắt xa bờ của tỉnh mất tín hiệu. Điều này ảnh hưởng đến công tác quản lý lực lượng tàu cá đánh bắt xa bờ theo quy định của ngành chức năng. Khi xảy ra sự cố tàu cá bị mất tín hiệu kết nối, ngành chức năng lập tức thông báo qua hệ thống quan sát để tàu cá kịp thời giải trình. Đối với những trường hợp không hợp tác, khi tàu cá cập bờ, ngành chức năng sẽ lập biên bản để xử lý.

Theo quy định, ngoài việc đăng ký, đăng kiểm, tàu cá trước khi ra khơi đánh bắt buộc phải gắn thiết bị GSHT và đồng bộ thông tin tàu thuyền vào hệ thống của cơ quan quản lý. Thiết bị GSHT tàu cá là công cụ giúp ngành chuyên môn kiểm soát hiệu quả tàu cá hoạt động trên biển, truy xuất nguồn gốc hải sản khai thác hợp pháp. Qua đó, góp phần tích cực vào việc chống khai thác IUU, tiến tới gỡ bỏ “thẻ vàng” mặt hàng thủy sản Việt Nam do Liên minh châu Âu (EC) đang áp đặt.

Để tháo gỡ khó khăn của các chủ tàu, ngành nông nghiệp đã phối hợp với Bộ đội Biên phòng tỉnh, UBND huyện Ba Tri đã tổ chức đối thoại giữa ngư dân và đơn vị cung cấp thiết bị giám sát. Tuy nhiên, trong buổi đối thoại, phía Công ty TNHH Phát triển công nghệ điện tử Bình Anh không đến tham dự. Sau khi lắng nghe tâm tư nguyện vọng của chủ tàu, Phó tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Đỗ Thanh Thuần cho biết: Trên cơ sở ý kiến của ngư dân, ngành chuyên môn sẽ làm việc với Công ty TNHH Phát triển công nghệ điện tử Bình Anh để tháo gỡ khó khăn cho người dân.

“Theo quy định, cá nhân, tổ chức cung cấp thiết bị không đảm bảo kỹ thuật, chất lượng sẽ vi phạm Nghị định số 26/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Thủy sản và Nghị định số 42/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản của Chính phủ”, Phó tham mưu trưởng, Bộ đội Biên phòng tỉnh Đỗ Thanh Thuần cho hay.

“Nếu tàu cá bị mất kết nối tín hiệu mà chủ tàu không kịp thời báo cáo về việc hư hỏng của máy GSHT sẽ được cho là chủ động tắt thiết bị GSHT để ngắt kết nối. Theo quy định, trong vòng 6 giờ đồng hồ, nếu thiết bị GSHT trên tàu cá bị hỏng, không chuyển dữ liệu được vào hệ thống thì thuyền trưởng phải tìm mọi cách liên lạc về gia đình hoặc các cơ quan chức năng thông báo tọa độ, vị trí nơi tàu đang đánh bắt. Trong vòng 10 ngày nếu vẫn không khắc phục được thiết bị, thuyền trưởng phải cho tàu chạy vào bờ, nếu không tàu cá này sẽ bị ngành chức năng xử phạt theo Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ”.

(Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Văn Buội)

Bài, ảnh: Phan Hân (Nguồn Báo Đồng Khởi)

23/09/2022

Thẻ vàng EC đang ảnh hưởng không nhỏ đến ngành Thuỷ sản Việt Nam và đời sống bà con ngư dân…

Bến Tre khắc phục 'thẻ vàng' IUU: Khắc phục tồn tại trong quản lý hoạt động tàu cá…Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn...
07/09/2022

Bến Tre khắc phục 'thẻ vàng' IUU: Khắc phục tồn tại trong quản lý hoạt động tàu cá…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Minh Cảnh ký công văn yêu cầu các sở, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố khẩn trương khắc phục các tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU.

Theo đó, UBND tỉnh Bến Tre yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh chủ trì phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh và địa phương, xử lý nghiêm tàu cá lên cá không đúng quy định; đồng thời, chấn chỉnh tình trạng một số tàu đánh bắt xa bờ không thực hiện thủ tục kiểm tra rời cảng, cập cảng, nhất là đối với tàu có chiều dài từ 24 m trở lên; tàu đánh bắt xa bờ có tín hiệu giám sát thể hiện tàu hoạt động trong vùng lộng, vi phạm quy định về vùng, tuyến khai thác; chấn chỉnh việc ghi chép sổ nhật ký khai thác, báo cáo cập cảng của chủ tàu phải nghiêm túc, đúng nội dung, đúng thực tế.

Sở khẩn trương hoàn thành công tác xóa đăng ký tàu cá theo quy định sau rà soát toàn tỉnh, cập nhật đầy đủ vào cơ sở dữ liệu tàu cá quốc gia trước ngày 30/10/2022; kiểm tra, lập hồ sơ quản lý chặt chẽ số tàu nằm bờ, tàu hết hạn giấy phép khai thác, chưa lắp đặt thiết bị giám sát hành trình; rà soát, điều chỉnh bổ sung kế hoạch, kịch bản chi tiết đón tiếp Đoàn kiểm tra của EC về chống khai thác IUU.

Sở cũng tổ chức triển khai thực hiện Quy chế phối hợp giám sát tàu cá ban hành theo Quyết định số 1766/QĐ-UBND ngày 15/8/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Sở chủ trì, phối hợp với cơ quan Biên phòng tỉnh triển khai hiệu quả công tác giám sát tàu cá hoạt động khai thác thủy sản trên biển; phối hợp tốt với lực lượng Cảnh sát biển Vùng 3 và 4, Kiểm ngư Vùng 5 kiểm soát chặt chẽ tàu cá Bến Tre hoạt động khai thác ở vùng giáp ranh, không để xảy ra các tình huống tàu khai thác vi phạm ranh giới trên biển.

Mặt khác, nghiên cứu đề xuất thành lập lực lượng kiểm ngư địa phương phù hợp điều kiện của tỉnh theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chỉ đạo các đồn, trạm, các lực lượng trực thuộc tăng cường công tác kiểm soát biên phòng, tuần tra trên biển; không để xảy ra trường hợp tàu ra khơi mà không xuất trình tại các đồn, trạm kiểm soát Biên phòng theo quy định.

Cùng đó, kiên quyết không cho ra khơi đối với tàu cá không thực hiện thủ tục cập, rời cảng theo quy định. Trường hợp tàu bị lực lượng chức năng trên biển bắt, xử phạt vi phạm hành chính do không đủ điều kiện xuất bến mà được xuất bến đi khai thác thì thủ trưởng cơ quan biên phòng chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh.

Công an tỉnh phối hợp, hỗ trợ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan Biên phòng tỉnh và các địa phương trong công tác chống khai thác IUU; đồng thời, chỉ đạo lực lượng công an viên các xã tham gia tích cực với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội ở cơ sở thực hiện công tác tuyên truyền vận động trực tiếp chủ tàu đánh bắt xa bờ hoạt động khai thác thủy sản theo quy định của pháp luật, không vi phạm vùng biển nước ngoài...

Trước đó, ngày 24/8/2022, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm Trưởng đoàn đã kiểm tra tình hình triển khai các khuyến nghị của EC về chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

Qua kiểm tra, Đoàn công tác đánh giá cao kết quả triển khai thực hiện công tác chống khai thác IUU của tỉnh Bến Tre trong thời gian qua, như: công tác xử lý vi phạm, công tác tuyên truyền vận động ngư dân, công tác phối hợp, công tácgiám sát tàu cá,...

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được vẫn còn tồn tại một số hạn chế chậm được khắc phục, nhất là tàu khai thác vi phạm vùng biển nước ngoài vẫn còn xảy ra. Tàu thực hiện đăng kiểm, giấy phép khai thác thủy sản còn thấp; nhiều tàu xuất bến không thực hiện thủ tục rời cảng theo quy định, khi về không cập cảng chỉ định để lên hàng; hồ sơ giám sát sản lượng thủy sản khai thác qua cảng vẫn còn sai sót; tàu mất tín hiệu giám sát trên biển xảy ra nhiều,...

Từ đầu năm đến nay, sản lượng thủy sản của Bến Tre ước đạt 151.000 tấn. Tỉnh đã lắp đặt thiết bị giám sát cho 97,4% tàu thuộc diện bắt buộc. Tỉnh cũng đã phát hiện 16 lượt tàu vượt ranh biên giới biển; 2.343 lượt tàu mất tín hiệu. Cơ quan chức năng của tỉnh Bến Tre cũng xác minh làm rõ 9 tàu khai thác vi phạm vùng biển nước ngoài, với tổng số tiền phạt 4,45 tỷ đồng./.
Nguồn TTXVN

29/08/2022

Chính phủ triển khai gói hỗ trợ xăng dầu cho ngư dân an tâm bám biển…

Theo đánh giá tại buổi hội thảo khoa học quốc tế “Pháp luật quốc tế và Việt Nam về khai thác thuỷ sản bền vững, có trách...
20/07/2022

Theo đánh giá tại buổi hội thảo khoa học quốc tế “Pháp luật quốc tế và Việt Nam về khai thác thuỷ sản bền vững, có trách nhiệm” cho biết khai thác thuỷ sản trái phép mỗi năm đã gây thiệt hại cho Việt Nam khoảng 1,6 tỷ USD…Tháng 10/2022, đoàn EU sẽ đến kiểm tra và sẽ quyết định về hiện trạng thẻ vàng của Việt Nam. Có 1 số kiến nghị cần bổ sung vào Bộ luật Hình sự hiện hành về tội danh khai thác bất hợp pháp, làm cơ sở pháp lý để trừng phạt những cá nhân, pháp nhân thương mại thực hiện hành vi IUU…

Bộ Tư lệnh BĐBP và Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam vừa tổ chức Hội nghị phối hợp đấu tranh phòng, chống tàu cá Việt Na...
14/07/2022

Bộ Tư lệnh BĐBP và Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam vừa tổ chức Hội nghị phối hợp đấu tranh phòng, chống tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép. Thiếu tướng Nguyễn Văn Thiện, Phó Tư lệnh BĐBP và Đại tá Vũ Trung Kiên, Phó Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam đồng chủ trì hội nghị.

Hai lực lượng đã báo cáo kết quả công tác đấu tranh và tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo, không theo quy định (viết tắt là IUU) trong thời gian qua.

Theo đó, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam cho biết, hiện, tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm IUU và hoạt động vi phạm pháp luật trên các vùng biển phía Nam có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Trước thực trạng trên, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam đã quán triệt và thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia và Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng về IUU. Trong thời gian qua, lực lượng Cảnh sát biển đã phối hợp với lực lượng chức năng, chính quyền địa phương các tỉnh ven biển tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức pháp luật; vận động ngư dân chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về khai thác hải sản trên biển.

Bên cạnh đó, thời gian qua, các đơn vị tuyến biển thuộc BĐBP đã thực hiện nghiêm các văn bản hướng dẫn, quy định và điện chỉ đạo của các cấp về thưc hiện nhiệm vụ phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo, không theo quy định; quản lý, kiểm soát chặt chẽ các thủ tục giấy tờ đối với tàu cá ra vào cảng; xử lý nghiêm tàu cá vi phạm gắn với đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục ngư dân; tăng cường phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn, nhắc nhở, cảnh báo ngư dân khi có dấu hiệu vi phạm vùng biển nước ngoài.
Bên cạnh đó, các đơn vị BĐBP còn tích cực tham mưu cho các địa phương xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm, các phương tiện trốn tránh di chuyển từ địa phương này sang địa phương khác hoạt động; tăng cường phương tiện, lực lượng ở các địa bàn trọng điểm về tàu cá vi phạm IUU để kịp thời ngăn chặn, xử lý….

Tại hội nghị các tham luận đã chỉ ra những khó khăn, vướng mắc trong công tác đấu tranh khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo, không theo quy định của hai lực lượng, đồng thời đưa ra những giải pháp cần triển khai trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả công tác này.

Kết luận hội nghị, lãnh đạo hai lực lượng đã thống nhất và khẳng định sẽ phối hợp thực hiện đấu tranh khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo, không theo quy định chặt chẽ để nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới.

Theo Thiếu tướng Nguyễn Văn Thiện, để thực hiện tốt công tác phối hợp đấu tranh phòng, chống tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép cần có sự phối hợp thống nhất giữa các cơ quan nghiệp vụ của BĐBP và Cảnh sát biển trong thu thập tài liệu, lập chuyên án, bóc gỡ đường dây đưa người ra nước ngoài khai thác hải sản trái phép.

Từ đầu năm tới nay, cả nước xảy ra 32 vụ với 52 tàu và 453 ngư dân bị nước ngoài bắt giữ, xử lý. Qua đó cho thấy Việt Na...
10/07/2022

Từ đầu năm tới nay, cả nước xảy ra 32 vụ với 52 tàu và 453 ngư dân bị nước ngoài bắt giữ, xử lý. Qua đó cho thấy Việt Nam chưa chặn được tình trạng tàu cá vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài.
Kể từ sau khi Ủy ban châu Âu (EC) cảnh báo thẻ vàng đối với hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) của Việt Nam, các bộ, ngành và 28 địa phương có biển đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp khắc phục. Dù vậy, việc chống khai thác IUU để Việt Nam được gỡ thẻ vàng vẫn còn là một hành trình dài.
Tổng cục Thủy sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) mới đây đã trực tiếp kiểm tra hoạt động chống khai thác IUU ở các địa phương. Ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, đánh giá bên cạnh những kết quả đạt được, nhiều địa phương vẫn còn hạn chế trong việc đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chống khai thác IUU. Trong đó, việc cấp giấy phép khai thác thủy sản theo quy định còn rất thấp, chỉ đạt 50,8%. Nhiều địa phương có tỉ lệ cấp giấy phép khai thác thủy sản thấp hơn trung bình cả nước, như: Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Phú Yên, TP HCM, Trà Vinh, Quảng Ninh.
Đáng chú ý, Việt Nam vẫn chưa ngăn chặn, chấm dứt được tình trạng tàu cá vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài. Số liệu tổng hợp của Bộ NN-PTNT cho thấy tính từ đầu năm tới nay, cả nước đã xảy ra 32 vụ với 52 tàu và 453 ngư dân bị nước ngoài bắt giữ, xử lý. Trong đó, riêng Malaysia bắt giữ, xử lý 23 vụ tàu cá của Việt Nam vi phạm, với 38 tàu và 367 ngư dân. Các trường hợp này tập trung chủ yếu tại tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bến Tre, Bình Định, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Cũng trong khoảng thời gian nêu trên, theo ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, các địa phương đã xử phạt 381 vụ vi phạm liên quan đến chống khai thác IUU, chủ yếu là những vi phạm: không ghi, nộp nhật ký khai thác; không duy trì hoặc ngắt kết nối thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá; khai thác sai vùng; sử dụng ngư cụ khai thác bị cấm. Tuy nhiên, tỉ lệ vụ được xử lý còn thấp so với thực tế và chưa đồng đều giữa các địa phương. "Tổng cục sẽ tiếp tục theo dõi, hướng dẫn, xử lý về chứng nhận, xác nhận thủy sản khai thác và quản lý; kiểm tra tàu cá tại cảng của các địa phương, bảo đảm tuân thủ quy định về IUU" - ông Trần Đình Luân cho hay.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
Bà Nguyễn Thu Sắc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, đề nghị cộng đồng doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu hải sản cùng cộng đồng ngư dân khai thác, đánh bắt hải sản và chính quyền các tỉnh có biển kiên quyết không để xảy ra trường hợp vi phạm đánh bắt ở vùng biển nước ngoài. "Chúng ta dù nỗ lực thế nào nhưng chỉ có một chuyến tàu vi phạm quy định về chống khai thác IUU thì EC cũng không gỡ thẻ vàng. Do đó, ngư dân cần nỗ lực thực hiện tốt nhất các yêu cầu trong thời gian sớm nhất. Đây là vấn đề của quốc gia chứ không riêng địa phương nào" - bà Sắc nhấn mạnh.
Để thực hiện những khuyến nghị của EC nhằm sớm gỡ thẻ vàng thủy sản, tháng 5-2022, Bộ NN-PTNT đã trình Chính phủ xem xét, phê duyệt Đề án chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030. Ông Nguyễn Quang Hùng cho biết đề án nêu rõ mục tiêu gỡ thẻ vàng thủy sản trong giai đoạn 2022-2023 và tổng thể các vấn đề cần giải quyết kèm phương án về nguồn lực triển khai.
"Một trong những nội dung quan trọng tại đề án là chuyển đổi dần quản lý nghề cá theo cách truyền thống sang ứng dụng công nghệ thông tin. Ví dụ, chuyển nhật ký khai thác bằng giấy sang nhật ký khai thác điện tử; chuyển quản lý tàu cá bằng giấy sang hệ thống cơ sở dữ liệu; truy xuất nguồn gốc điện tử... Đề án cũng nêu vấn đề sẽ xây dựng Trung tâm chỉ huy điều hành IUU, bảo đảm thông tin kết nối thông suốt giữa trung ương và 28 tỉnh ven biển cũng như với lực lượng liên quan nhằm phối hợp kịp thời, đồng bộ" - ông Nguyễn Quang Hùng thông tin.
Liên quan đến các vụ việc tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết mới đây ông đã ký công văn gửi 3 tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bình Định, yêu cầu tập trung triển khai thực hiện quyết liệt hơn nữa các giải pháp chống khai thác hải sản IUU; đề nghị chủ tịch UBND các tỉnh chỉ đạo công an tỉnh, bộ đội biên phòng tỉnh điều tra, xác minh, xử lý nghiêm minh đối với tổ chức, cá nhân vi phạm. Đồng thời, đề nghị lập danh sách, khoanh vùng đối tượng, nắm chắc địa bàn để theo dõi, giám sát chặt chẽ tàu cá có nguy cơ cao vi phạm khai thác IUU; kiên quyết không để tàu cá không đủ điều kiện tham gia khai thác.
Phải quy trách nhiệm người đứng đầu
Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Quang Hùng cho hay dự kiến tháng 9-2022, sau thời gian bị gián đoạn bởi dịch Covid-19, đoàn kiểm tra của EC sẽ kiểm tra tình hình thực hiện các khuyến nghị về chống khai thác IUU ở Việt Nam, tập trung vào kiểm tra thực tế tại cảng cá ở các địa phương.
Để khắc phục các tồn tại, nhất là chấm dứt tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài, tiến tới gỡ thẻ vàng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản nhấn mạnh cần nâng cao trách nhiệm người đứng đầu tại các đơn vị, địa phương; kiểm điểm, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. "Thủ tướng Phạm Minh Chính từng nói phải đưa cấp chính quyền địa phương vào cuộc, kể cả cấp xã. Người quản lý trực tiếp phải tăng cường tuyên truyền, vận động; có hình thức xử lý quyết liệt ngay tại thôn, xã, địa phương mới có thể khắc phục dứt điểm" - ông Hùng nói thêm.

08/07/2022

Cần xử lý nghiêm và quyết liệt hơn việc khai thác thuỷ vi sản vi phạm vùng biển nước ngoài…

Nghị Quyết 27 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bến Tre quy định mức hỗ trợ cước thuê bao dịch vụ giám sát tàu cá cho ngư dân t...
06/07/2022

Nghị Quyết 27 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bến Tre quy định mức hỗ trợ cước thuê bao dịch vụ giám sát tàu cá cho ngư dân trên địa bàn tỉnh… Thời gian áp dụng từ ngày 01/1/2022.

04/07/2022

Ngư dân cần biết các quy định khi ra khơi…

UBND tỉnh Bến Tre vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Tô Thanh Hoàng, SN 1969, ngụ xã An Hoà Tây số...
04/07/2022

UBND tỉnh Bến Tre vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Tô Thanh Hoàng, SN 1969, ngụ xã An Hoà Tây số tiền 850 triệu đồng và ông Châu Hoàng Kiệt, SN 1982, ngụ xã An Thuỷ, Ba Tri số tiền 900 triệu đồng với hành vi khai thác thuỷ sản trái phép tại vùng biển của Malaysia.

Ngoài ra 2 chủ phương tiện buộc phải chi trả toàn bộ kinh phí đưa ngư dân bị bắt về nước và các chi phí có liên quan khác…

Bộ NN&PTNT có công văn đề nghị hai tỉnh Bến Tre, Tiền Giang triển khai quyết liệt hơn nữa các giải pháp chống hải sản bấ...
03/07/2022

Bộ NN&PTNT có công văn đề nghị hai tỉnh Bến Tre, Tiền Giang triển khai quyết liệt hơn nữa các giải pháp chống hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU)…

Các địa phương cần ăng cường thanh tra và gắn trách nhiệm người đứng đầu, đặc biệt là cấp cơ sở (xã/phường/thị trấn) trong công tác kiểm soát tàu cá. Trách nhiệm hơn nữa, tập trung quyết liệt hơn nữa các giải pháp để chống khai thác IUU.

Theo công văn số 2555/ BNN-TCTS và công văn số 2556/ BNN-TCTS gửi tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Bộ NN&PTNT đã chỉ rõ những tồn tại về vi phạm chống khai thác IUU của hai tỉnh này.
Cụ thể, tại tỉnh Tiền Giang vẫn còn tình trạng tàu cá lắp đặt VMS nhưng mất kết nối diễn ra phổ biến; cơ quan quản lý mới chỉ tổng hợp, theo dõi, liên hệ chủ tàu.
Tỉ lệ sản lượng thủy sản từ khai thác được giám sát phục vụ truy xuất nguồn gốc còn thấp, chưa đảm bảo theo quy định (đạt khoảng 50% tổng sản lượng khai thác toàn tỉnh). Hồ sơ kiểm soát hoạt động khai thác của một số tàu cá chưa phù hợp.
Chưa thực hiện công tác kết nối với các tỉnh có tàu khai thác chuyển tải trên biển cho tàu hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản của Tiền Giang để kiểm tra xác minh không vi phạm khai thác IUU khi thực hiện chuyển tải và truy vết việc tuân thủ các quy định về IUU của tàu khai thác . Điều này khiến việc chứng nhận cho tàu cá của Bến Tre chuyển tải cho tàu hậu cần đánh bắt của Tiền Giang không có hồ sơ cập cảng Ba Tri, Bến Tre khi truy theo vết trên giám sát hành trình.
Bộ NN&PTNT đề nghị tỉnh Tiền Giang xử lý dứt điểm các tàu cá còn lại chưa lắp đặt thiết bị VMS; theo dõi, quản lý chặt chẽ, đảm bảo tàu cá phải duy trì hoạt động của thiết bị VMS khi tham gia khai thác thủy sản trên biển.
Tổ chức thực hiện nghiêm công tác xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc đảm bảo đúng quy định, có sự kiểm tra chéo, đối chiếu dữ liệu VMS với nhật ký khai thác thủy sản, đảm bảo đầy đủ dữ liệu của tàu khai thác thủy sản, đặc biệt là tàu khai thác thủy sản của tỉnh khác khi thực hiện chuyển tải trên biển cho tàu hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản của tỉnh.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát; gắn trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở (xã/phường/thị trấn) trong công tác kiểm soát tàu cá, kiểm điểm, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân thiếu tinh thần, trách nhiệm trong công tác chống khai thác IUU; đặc biệt là công tác tổ chức, quản lý nghề cá tại các cảng cá.
Bộ NN&PTNT đánh giá tỉnh Bến Tre chưa có giải pháp hiệu quả trong việc theo dõi, quản lý tàu cá của tỉnh hoạt động thường xuyên dài ngày dẫn đến nguy cơ cao vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.
Điều đáng lo ngại là Bến Tre chưa chấm dứt được tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài (6 tháng đầu năm 2022, xảy ra 5 vụ tàu bị nước ngoài bắt giữ, xử lý).
Việc cập nhật dữ liệu tàu cá vào Cơ sở Dữ liệu nghề cá quốc gia (VNFishbase) chưa kịp thời. Tình trạng tàu cá lắp đặt VMS nhưng mất kết nối vẫn diễn ra phổ biến nhưng việc xác minh, xử lý còn hạn chế. Xử phạt các hành vi khai thác IUU còn hạn chế...
Bộ NN&PTNT đề nghị tỉnh Bến Tre chỉ đạo chính quyền các cấp, sở, ban, ngành và lực lượng chức năng liên quan khẩn trương rà soát, thực hiện cấp Giấy phép khai thác thủy sản, Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho tàu cá, đăng ký, đăng kiểm, đánh dấu tàu cá; thực hiện nhập dữ liệu tàu cá vào cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia theo quy định để đáp ứng yêu cầu việc tra cứu thông tin, quản lý tàu cá ra vào cảng cá.
Xử lý dứt điểm các tàu cá còn lại chưa lắp đặt thiết bị VMS; theo dõi, quản lý chặt chẽ, đảm bảo tàu cá phải duy trì hoạt động của thiết bị VMS khi tham gia khai thác thủy sản trên biển.
Thực hiện đúng quy định về kiểm soát tàu cá ra vào cảng, giám sát sản lượng thủy sản từ khai thác bốc dỡ qua cảng.
Ghi nhận những nỗ lực chống khai thác IUU

Bên cạnh việc chỉ rõ những tồn tại trong chống khai thác IUU tại Bến Tre, Tiền Giang, Bộ NN&PTNT cũng đánh giá sau gần 5 năm bị cảnh báo "thẻ vàng", hai tỉnh nãy cũng có những sự tiến bộ rõ rệt.
Cụ thể, tại Tiền Giang, kết quả lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (VMS) trên tàu cá có tín hiệu trên hệ thống giám sát tàu cá đạt 89,56% (961/1073 tàu); thực hiện cấp Giấy phép khai thác thủy sản cơ bản đảm bảo theo quy định.
Qua kiểm tra tại cảng cá Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang), Bộ NN&PTNT nhận thấy hồ sơ ghi chép, lưu trữ trên bản giấy và điện tử tương đối khoa học, có hệ thống, truy xuất nhanh phục vụ cho công tác kiểm tra.
Đặc biệt, từ đầu năm 2022 đến nay chưa ghi nhận cá của tỉnh Tiền Giang vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài.
Trong khi đó, tại Bến Tre, kết quả lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá (VMS) đạt 96,50% và tỉnh đã lập danh sách và theo dõi được khối tàu chưa lắp thiết bị VMS.

Kiên quyết ngăn chặn tàu cá Việt Nam vi phạm quy định về chống khai thác IUU…       Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị 17/CT...
03/07/2022

Kiên quyết ngăn chặn tàu cá Việt Nam vi phạm quy định về chống khai thác IUU…

Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị 17/CT-TTg về cơ chế phối hợp liên ngành giữa các ban, bộ, ngành và UBND 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển trong trao đổi, xử lý thông tin nhằm ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình hình tàu cá Việt Nam vi phạm các quy định về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) ở vùng biển nước ngoài.

Chỉ thị nêu: Ngày 23/10/2017, Ủy ban châu Âu (EC) đã áp dụng biện pháp cảnh báo “thẻ vàng” đối với sản phẩm thủy sản khai thác của Việt Nam xuất khẩu vào EU do tàu cá và ngư dân Việt Nam vi phạm các quy định về chống khai thác IUU. Để tháo gỡ “thẻ vàng”, giữ uy tín thương hiệu thủy sản Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng BCĐ quốc gia về chống khai thác IUU đã chỉ đạo các ban, bộ, ngành và UBND 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển nỗ lực, quyết liệt triển khai các giải pháp về chống khai thác IUU và đã được phía EC ghi nhận, đánh giá cao cam kết, quyết tâm chính trị và nỗ lực của Việt Nam trong triển khai thực hiện chống khai thác IUU.
Tuy nhiên, phía EC đánh giá, một số công tác vẫn còn chậm, chưa có sự chuyển biến rõ nét, đặc biệt là tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài có giảm, nhưng chưa vững chắc và diễn biến phức tạp. Một trong những nguyên nhân quan trọng là do công tác phối hợp giữa các ban, bộ, ngành và UBND 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển chưa chặt chẽ trong trao đổi thông tin, phát hiện, ngăn chặn, phòng ngừa sớm, điều tra, xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm.
Để kiên quyết ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá và ngư dân Việt Nam vi phạm các quy định về chống khai thác IUU ở vùng biển nước ngoài, góp phần tháo gỡ “thẻ vàng” của EC, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch UBND 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển tập trung chỉ đạo cơ quan chức năng thực hiện nghiêm công tác phối hợp, trao đổi thông tin, phát hiện, phòng ngừa sớm, điều tra, xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm, trên cơ sở các nguyên tắc, nội dung chính sau:

1- Nguyên tắc trao đổi, xử lý thông tin
a) Tuân thủ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình.
b) Chủ động, thường xuyên trao đổi thông tin; đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời.
c) Bảo đảm sự đoàn kết, hỗ trợ, phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan liên quan.
d) Thông tin, dữ liệu trao đổi giữa các cơ quan chỉ sử dụng cho mục đích nghiệp vụ của cơ quan được cung cấp.
đ) Những trường hợp phát sinh trong quá trình phối hợp xử lý thông tin phải được bàn bạc, thống nhất giải quyết theo quy định của pháp luật.
2- Nội dung trao đổi thông tin của các cơ quan:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Công tác quản lý tàu cá, ngư dân hoạt động khai thác hải sản trên biển.
- Kết quả hợp tác về thủy sản, chống khai thác IUU với các nước, tổ chức quốc tế và khu vực.
- Tàu cá mất tín hiệu, vượt ranh giới khai thác trên biển, có nguy cơ vi phạm vùng biển nước ngoài.
- Kết quả xử lý tàu cá ngư dân Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài.
- Các tổ chức, cá nhân Việt Nam được cấp văn bản chấp thuận, hoặc giấy phép cho tàu cá khai thác thủy sản ở vùng biển ngoài vùng biển Việt Nam.
- Công tác chứng nhận sản lượng và truy xuất nguồn gốc thủy sản từ khai thác; ghi, nộp nhật ký, báo cáo khai thác thủy sản.
- Kết quả xác minh thông tin liên quan đến tàu cá ngư dân cho cơ quan ngoại giao để làm cơ sở đấu tranh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của ngư dân Việt Nam.
b) Bộ Quốc phòng:
- Tình hình, kết quả tuần tra, kiểm tra, kiểm soát tại các khu vực vùng biển giáp ranh, chồng lấn, tranh chấp chưa được phân định giữa Việt Nam với các nước.
- Tình hình, kết quả kiểm tra, kiểm soát tàu cá xuất, nhập cảng, bến theo quy định.
- Tình hình, kết quả ngăn chặn, điều tra, xác minh xử lý tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài khai thác hải sản.
- Tình hình, kết quả can thiệp, đấu tranh đối với các lực lượng chức năng các nước bắt giữ, xử lý trái phép tàu cá Việt Nam trên vùng biển giáp ranh.
- Kết quả xác minh thông tin liên quan đến tàu cá ngư dân cho cơ quan ngoại giao để làm cơ sở đấu tranh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của ngư dân Việt Nam.
c) Bộ Công an:
- Tình hình, kết quả điều tra, xử lý các vụ việc có dấu hiệu tổ chức, môi giới, móc nối đưa người, tàu cá Việt Nam đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài; đưa tàu cá, ngư dân về nước trái pháp luật.
- Chủ trương, biện pháp xử lý của các nước đối với tàu cá, ngư dân nước ngoài vi phạm vùng biển khai thác hải sản trái phép.
d) Bộ Ngoại giao:
- Tình hình đàm phán ký kết phân định ranh giới biển giữa Việt Nam và các nước liên quan.
- Tình hình, kết quả đấu tranh, đảm bảo quyền lợi chính đáng của ngư dân Việt Nam khi bị lực lượng chức năng các nước bắt giữ, xử lý.
- Kết quả thu thập thông tin tàu cá Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ, trao trả (biển kiểm soát tàu cá, họ tên, địa chỉ thuyền trưởng, thuyền viên, vùng biển vi phạm, hậu quả xảy ra, các biện pháp ngăn chặn, xử lý của nước ngoài đối với tàu cá bị bắt giữ, v.v…) để các cơ quan, đơn vị chức năng trong nước điều tra, xử lý các vụ việc. Chứng cứ vi phạm của tàu cá ngư dân Việt Nam khi các nước cung cấp.
- Thông tin nhận được qua kênh ngoại giao về phản ứng, quan điểm, thái độ các nước và tổ chức quốc tế đối với khai thác IUU.
đ) Bộ Thông tin và Truyền thông:
Tình hình công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, giáo dục ngư dân không vi phạm vùng biển nước ngoài.
e) UBND 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển:
- Tàu cá của địa phương đã được đăng ký, đăng kiểm; lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, đánh dấu tàu cá; cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép khai thác thủy sản.
- Tàu cá của địa phương khi đang khai thác trên biển bị mất tín hiệu, vượt ranh giới khai thác trên biển, có nguy cơ vi phạm vùng biển nước ngoài.
- Tình hình, kết quả kiểm tra, kiểm soát tàu cá và ngư dân xuất, nhập cảng, bến theo quy định.
- Tình hình, kết quả xử lý tàu cá, ngư dân địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài và các vụ việc tại địa phương có dấu hiệu môi giới, móc nối đưa người, tàu cá Việt Nam đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.
3- Cơ chế phối hợp trao đổi, xử lý thông tin
Việc trao đổi, tiếp nhận, xử lý thông tin phải đúng với nhiệm vụ được giao của các đơn vị và phải bảo đảm thông suốt 24/24 giờ trong ngày (trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp), bằng các phương thức phù hợp theo quy định của pháp luật (văn bản, điện thoại, fax, email, v.v...).
4- Đầu mối trao đổi thông tin, xử lý thông tin
Thủ trưởng các ban, bộ, ngành liên quan và UBND 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển cử đầu mối chịu trách nhiệm trao đổi, xử lý thông tin và gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan thường trực BCĐ quốc gia về IUU) để tổng hợp, đồng thời gửi Bộ Quốc phòng.
5- Trách nhiệm tiếp nhận, xử lý thông tin
Thủ trưởng các ban, bộ, ngành liên quan và UBND 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị chức năng của mình triển khai, thực hiện tiếp nhận, xử lý các thông tin nhận được theo đúng chức năng, thẩm quyền và theo Chỉ thị này, đảm bảo thông tin được trao đổi liên tục, an toàn, bảo mật; thông báo kết quả xử lý thông tin cho bên cung cấp thông tin và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan thường trực BCĐ quốc gia về IUU); chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý đầy đủ, kịp thời các thông tin nhận được.
6- Báo cáo kết quả trao đổi thông tin, xử lý thông tin
Các bộ, ngành liên quan và địa phương tổ chức triển khai nghiêm túc Chỉ thị này. Kết quả thực hiện trao đổi, xử lý thông tin của các ban, bộ, ngành và UBND 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển là một nội dung trong báo cáo tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU và được gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan thường trực BCĐ quốc gia về IUU) để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Trưởng BCĐ quốc gia về IUU./.

Address

Mỹ Thạnh An, Thành Phố Bến Tre
Tỉnh Bến Tre

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Chống khai thác hải sản trái phép posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Chống khai thác hải sản trái phép:

Videos

Share


Other News & Media Websites in Tỉnh Bến Tre

Show All