QUÊ HƯƠNG

QUÊ HƯƠNG Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from QUÊ HƯƠNG, News & Media Website, Tây Ninh.

Tây Ninh: Tổng duyệt lễ ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở Ngày 01.7.2024, Luật Lực lượng tham gi...
29/06/2024

Tây Ninh: Tổng duyệt lễ ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Ngày 01.7.2024, Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự (ANTT) ở cơ sở sẽ chính thức có hiệu lực. Theo kế hoạch, UBND tỉnh Tây Ninh sẽ tổ chức Lễ ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Tây Ninh vào lúc 6 giờ, ngày 01.7.2024 tại Đài tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ tỉnh Tây Ninh.

Để lễ ra mắt được thành công, ngày 28.6.2024, Công an tỉnh Tây Ninh tổ chức tổng duyệt chương trình lễ ra mắt Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Theo chương trình, Lễ ra mắt có sự tham dự của lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, UBND tỉnh, UBMTTQ Việt Nam tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Tây Ninh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở được kiện toàn từ 3 lực lượng đang tồn tại, gồm: bảo vệ dân phố, công an xã bán chuyên trách và đội trưởng, đội phó đội dân phòng. Lực lượng này do chính quyền địa phương thành lập trên cơ sở tự nguyện của người dân, chịu sự quản lý trực tiếp của UBND và sự hướng dẫn, phân công, kiểm tra của công an cấp xã.

Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở có nhiệm vụ hỗ trợ Công an cấp xã nắm tình hình về ANTT trên địa bàn; hỗ trợ PCCC và cứu nạn, cứu hộ; hỗ trợ quản lý hành chính về trật tự xã hội; hỗ trợ tuần tra bảo đảm ANTT, an toàn giao thông; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANTT khi được điều động…

Minh Nhật

Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở tập luyện cho Lễ ra mắt.

🇻🇳XÂY DỰNG BẢN LĨNH CHÍNH TRỊ CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN LÀ GÓP PHẦN ĐẤU TRANH CHỐNG QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH VỀ ...
29/06/2024

🇻🇳XÂY DỰNG BẢN LĨNH CHÍNH TRỊ CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN LÀ GÓP PHẦN ĐẤU TRANH CHỐNG QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH VỀ VAI TRÒ CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Đảng ta cần đổi mới tư duy về công tác đánh giá, xếp loại cán bộ, đảng viên, cần vận dụng và phát triển sáng tạo những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ, đảng viên. Trước hết cần xây dựng các tiêu chí cụ thể để đáng giá, xếp loại cán bộ, đảng viên, xem xét về bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó cần khắc phục triệt để cách đánh giá cán bộ, đảng viên một cách chung chung, hình thức bởi cách đánh giá đó sẽ không tạo được động lực để cán bộ, đảng viên phấn đấu vươn lên, rèn luyện bản lĩnh chính trị. Tuy nhiên, khi xem xét, đánh giá cán bộ, đảng viên nói chung, đánh giá về bản lĩnh chính trị nói riêng cần phải căn cứ vào đặc thù từng lĩnh vực, từng địa phương mà họ công tác

1. Nhận diện các quan điểm sai trái, thù địch phủ nhận vai trò cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam

Các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam, đối với Đảng Cộng sản Việt Nam đều nói xấu, bôi nhọ, hạ thấp và phủ định vai trò lãnh đạo của Đảng ta. Các phần tử thù địch này thường rêu rao những luận điệu như:

“(1) Đảng Cộng sản bản chất là không dân chủ và do đó, Đảng Cộng sản Việt Nam duy nhất lãnh đạo và cầm quyền là vi phạm nền dân chủ;

(2) Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và xã hội tức là theo chế độ đảng trị, “đảng chủ”;

(3) Một đảng duy nhất cầm quyền thì không thể có dân chủ, chỉ dẫn đến độc tài, độc trị;

(4) Chế độ một đảng lãnh đạo, độc quyền là trái với nguyên tắc nhà nước pháp quyền;

(5) Đảng Cộng sản Việt Nam hơn ai hết và trước hết nên thẳng thắn sám hối những sai lầm của mình; tình trạng khủng hoảng và đói nghèo ở Việt Nam hoàn toàn là hệ quả của chính sách cai trị độc tài dựa theo chủ nghĩa Mác - Lênin mà Đảng Cộng sản Việt Nam áp đặt trên đất nước Việt Nam;

(6) Đảng Cộng sản Việt Nam chiếm quyền của dân, vi phạm dân chủ, nhân quyền; duy trì sự thống trị của giới thượng lưu;

(7) Đảng không nên giữ vai trò lãnh đạo, không nên và không thể lãnh đạo tuyệt đối, phải đa đảng…”.

Các thế lực thù địch âm mưu tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông, các trang mạng nhằm hạ bệ uy tín của Đảng, kêu gọi thực hiện “đa đảng”, từ đó tiến tới xây dựng một chế độ chính trị mới ở Việt Nam do các thế lực thù địch, phản động giật dây, điều khiển. Do đó, Đảng vạch rõ các luận điệu của các thế lực thù địch về vai trò cầm quyền của Đảng, phản bác các quan điểm đó bằng luận chứng, luận cứ khoa học có căn cứ từ thực tiễn cầm quyền của Đảng. Bên cạnh đó, Đảng tập trung xây dựng bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đảng viên trên cơ sở đó xây dựng bản lĩnh chính trị cho Đảng. Khi bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ, đảng viên vững vàng, mọi đường lối, quyết sách chính trị đúng đắn của Đảng được thực hiện thắng lợi, góp phần tạo nên những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới đất nước. Nhân dân được thụ hưởng trên thực tế các thành quả của công cuộc đổi mới đất nước là bằng chứng rõ nhất làm vô hiệu mọi luận điệu sai trái, thù địch đối với vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Xây dựng bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đảng viên - nhân tố bảo đảm vai trò cầm quyền của Đảng

Bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên là tổng hợp các phẩm chất đạt đến trình độ có thể tự quyết định một cách độc lập, sáng tạo, làm chủ hành vi chính trị của mình trước những bước ngoặt và tình huống phức tạp về chính trị thực hiện tốt nhất nhiệm vụ được giao. Bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên biểu hiện ở các phương diện sau: sự vững vàng, kiên định và nhạy cảm trước những biến động chính trị - xã hội; tích cực tham gia vào các quá trình chính trị - xã hội trên cương vị chức trách được giao; giải quyết chính xác, nhanh chóng và có hiệu quả những vấn đề nảy sinh ở cơ quan, đơn vị theo thẩm quyền.

Bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên có vai trò rất quan trọng đối với; sự phát triển mọi mặt của bản thân cán bộ, đảng viên; công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.

Bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên là một trong những yếu tố quan trọng hình thành bản lĩnh chính trị của Đảng. Bản lĩnh chính trị vững vàng của Đảng được thể hiện ở tính tự quyết định một cách độc lập thái độ, hành động của mình, không vì áp lực bên ngoài mà thay đổi quan điểm, đường lối, chiến lược, sách lược; ở sự mềm dẻo, linh hoạt trong sách lược, thái độ và khả năng xử lý các tình huống phức tạp; ý chí và khả năng đấu tranh chống lại sự tấn công của kẻ thù; sự nhạy cảm với cái mới và khả năng tự đổi mới. Nhờ có bản lĩnh chính trị vững vàng mà Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Do đó, trải qua các thời kỳ, Đảng đều coi trọng xây dựng bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên - nhân tố quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng.

Xây dựng bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đảng viên là toàn bộ các hoạt động của các cấp uỷ, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên nhằm làm cho cán bộ, đảng viên độc lập, sáng tạo, làm chủ hành vi chính trị của mình trước những bước ngoặt và tình huống phức tạp về chính trị, thực hiện tốt nhất nhiệm vụ được giao.

Hoạt động xây dựng bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đảng viên bao gồm các nội dung như: Nâng cao năng lực nhận thức, trình độ hiểu biết sâu sắc về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu, lý tưởng của Đảng, nhiệm vụ của sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước; Bồi dưỡng ý chí kiên định với mục tiêu, lý tưởng, con đường xã hội chủ nghĩa; Bồi dưỡng năng lực tự định hướng và vươn lên trong học tập, công tác, làm chủ tri thức tổng hợp, tri thức chuyên môn, tri thức lý luận chính trị; Nâng cao năng lực tự rèn luyện, tu dưỡng trong thực tiễn về phẩm chất đạo đức, nhân cách, phương pháp công tác, kỹ năng làm việc; Nâng cao khả năng tôi luyện ý chí tư tưởng, khả năng đấu tranh với những lệch lạc, sai trái; khả năng làm chủ trước những cám dỗ vật chất, những tiêu cực của mặt trái của kinh tế thị trường; cảnh giác với những thủ đoạn của âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch; phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”...

Xây dựng bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đảng viên là có vai trò vô cùng quan trọng trong giai đoạn hiện nay, nhất là trong tình hình: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc…” . Đây là một trong các nguy cơ dẫn đến những tổn thất khôn lường đối với vận mệnh của đất nước, của chế độ xã hội chủ nghĩa và của Đảng. Cần thiết phải khắc phục nguy cơ này để góp phần giảm thiểu, kìm chế tác động, ảnh hưởng của nguy cơ khác. Do đó, Đảng cần thực hiện hệ thống giải pháp đồng bộ để ngăn chặn, đẩy lùi các nguy cơ, trước mắt là xây dựng bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên nhằm tăng cường năng lực lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội.

3. Nội dung xây dựng bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên giai đoạn hiện nay

Một là, xây dựng bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên phải luôn luôn bám sát quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về cán bộ, đảng viên.

Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở để nâng cao giác ngộ chính trị, niềm tin, tình cảm cách mạng và ý chí chiến đấu của cán bộ, đảng viên. Cán bộ, đảng viên trở nên nhanh nhạy, quyết đoán, chủ động trước các bước ngoặt, tình huống khó khăn khi họ nắm vững lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Nói cách khác, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là yếu tố quan trọng, quyết định công tác xây dựng bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Hai là, xây dựng bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên nhằm mục tiêu nâng cao bản lĩnh chính trị của Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên chính là sự cụ thể hóa bản lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, mang bản chất giai cấp công nhân, cì sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng con người, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Do đó, xây dựng bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng và bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng có hiệu lực, hiệu quả. Vai trò lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thành công việc xây dựng bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Ba là, xây dựng bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên phải tiến hành đồng bộ, từ việc nâng cao nhận thức tư tưởng, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, nâng cao năng lực công tác, phương pháp làm việc, tác phong công tác; phối hợp nhiều lực lượng cùng tham gia.

Bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên được hình thành, phát triển thông qua quá trình hoạt động thực tiễn, thông qua giáo dục, rèn luyện, phấn đấu và tích lũy thường xuyên, lâu dài. Bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên do nhiều yếu tố tạo nên, trong đó, chủ yếu là các yếu tố như: trình độ nhận thức, giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng, lý tưởng chiến đấu vì mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; các tri thức khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, nhất là tri thức lý luận chính trị; tình cảm cách mạng, lòng yêu Tổ quốc, yêu thương nhân dân, tâm hồn trong sáng, thể chất khoẻ mạnh; sự tôi luyện trong thực tiễn, đối mặt với những khó khăn, thách thức và sự tích lũy các kinh nghiệm hoạt động thực tiễn.

Nâng cao bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên không tách rời việc nâng cao đạo đức cách mạng, khắc phục có hiệu quả các biểu hiện tiêu cực về đạo đức, lối sống...

Bốn là, đề cao vai trò tự giác tu dưỡng, rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên.

Phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên là một cách thức quan trọng để nâng cao bản lĩnh chính trị của họ. Xây dựng đội ngũ đảng viên thật sự tiên phong, gương mẫu, gần dân, sát dân, có trách nhiệm cao trong công việc, có phẩm chất đạo đức cách mạng, ý thức tổ chức kỷ luật và năng lực hoàn thành nhiệm vụ, vững vàng trước mọi khó khăn, thách thức, phấn đấu cho mục tiêu, lý tưởng của Đảng.

Năm là, xác định các tiêu chí đánh giá bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên và tạo môi trường thử thách, rèn luyện bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Kinh nghiệm hoạt động thực tiễn chính trị sẽ cung cấp cho người cán bộ, đảng viên những tri thức về đời sống chính trị, giúp họ làm giàu trí tuệ của mình, khắc phục hạn chế thiếu sót, củng cố niềm tin và lòng dũng cảm. Nhờ đó mà họ dám đương đầu với mọi khó khăn, gian khổ, thách thức, thậm chí chấp nhận hy sinh vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Bản lĩnh chính trị của người cán bộ, đảng viên không ngừng được trau dồi, rèn luyện, củng cố, tăng cường thông qua thực tiễn hoạt động chính trị bởi lẽ kinh nghiệm hoạt động thực tiễn chính trị giúp cán bộ, đảng viên giải quyết các tình huống chính trị nảy sinh đồng thời nâng cao niềm tin vào sự đúng đắn của đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

4. Tăng cường xây dựng bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên góp phần đấu tranh phòng, chống những quan điểm sai trái, thù địch về vai trò cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam

Một là, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của xây dựng bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên giai đoạn hiện nay

Cần nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên về tầm quan trọng của việc xây dựng bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đảng viên. Việc phát huy tính tiền phong của đảng viên có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên. Bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ, đảng viên tạo nên bản lĩnh chính trị của Đảng, ảnh hưởng quyết định đến năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Bản lĩnh chính trị của Đảng thể hiện ở năng lực đề ra các quyết sách chính trị đúng đắn và hiện thực hóa các quyết sách đó. Khi bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ, đảng viên được nâng cao sẽ góp phần đẩy lùi các nguy cơ đối với đảng cầm quyền đồng thời nâng cao uy tín lãnh đạo của Đảng. Do đó, xây dựng bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên có vai trò rất quan trọng đối với việc củng cố vị trí, vai trò cầm quyền của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay.

Hai là, thực hiện nghiêm chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về lý luận chính trị được Trung ương và các cấp ủy quan tâm tổ chức thực hiện, góp phần nâng cao trình độ lý luận, quán triệt quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng. Cần quán triệt, thực hiện tốt hơn nữa các Nghị quyết, Quy định của Đảng về học tập lý luận chính trị, trong đó, tập trung thực hiện Quy định số 54-QĐ/TW của Bộ Chính trị về chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng; Quy định số 164-QĐ/TW của Bộ Chính trị về chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; Nghị quyết số 32-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý… Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên trong hệ thống các trường chính trị từ Trung ương đến cơ sở. Trong đó, chú trọng xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng thiết thực, hiệu quả. Mục tiêu các chương trình đào tạo, bồi dưỡng trong hệ thống trường Đảng phải nâng cao trình độ lý luận chính trị, mở rộng tầm nhìn, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng cho các thế hệ học viên.

Ba là, phát huy tính tích cực, tự giác rèn luyện bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên và xây dựng cơ chế thúc đẩy cán bộ, đảng viên tự nâng cao bản lĩnh chính trị

Tự học tập, tự giác tu dưỡng, rèn luyện của cán bộ, đảng viên là phương thức chủ yếu và trực tiếp để họ tự mình nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực công tác đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế. Muốn vậy, các cấp ủy đảng cần tăng cường công tác giáo dục thường xuyên cho đội ngũ cán bộ, đảng viên về tiêu chuẩn đảng viên, về tầm quan trọng của việc tự tu dưỡng, rèn luyện bản lĩnh chính trị. Bên cạnh đó, các cấp ủy cần tạo môi trường, điều kiện, nhất là tạo ra các phong trào để cán bộ, đảng viên tích cực, tự giác tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị.

Bốn là, tạo môi trường cho cán bộ, đảng viên được thử thách, rèn luyện bản lĩnh chính trị

Bản lĩnh chính trị của cán bộ đảng viên có điều kiện được bộc lộ khi họ được hoạt động trong môi trường có nhiều thử thách, trong tình huống phức tạp về chính trị. Càng nhiều khó khăn, thử thách, thì càng bộc lộ rõ bản lĩnh chính trị. Bên cạnh đó, bản lĩnh chính trị được được tôi luyện, vững vàng trong môi trường công tác có nhiều khó khăn, thử thách, có nhiều cám dỗ. Tình huống phức tạp về chính trị là dung môi tốt nhất để thử, để nhận biết về bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên.

Năm là, đổi mới công tác đánh giá, xếp loại cán bộ, đảng viên, chú trọng đánh giá về bản lĩnh chính trị

Đảng ta cần đổi mới tư duy về công tác đánh giá, xếp loại cán bộ, đảng viên, cần vận dụng và phát triển sáng tạo những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ, đảng viên. Trước hết cần xây dựng các tiêu chí cụ thể để đáng giá, xếp loại cán bộ, đảng viên, xem xét về bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó cần khắc phục triệt để cách đánh giá cán bộ, đảng viên một cách chung chung, hình thức bởi cách đánh giá đó sẽ không tạo được động lực để cán bộ, đảng viên phấn đấu vươn lên, rèn luyện bản lĩnh chính trị. Tuy nhiên, khi xem xét, đánh giá cán bộ, đảng viên nói chung, đánh giá về bản lĩnh chính trị nói riêng cần phải căn cứ vào đặc thù từng lĩnh vực, từng địa phương mà họ công tác./.

Hà Vân Nga

Quốc hội bế mạc Kỳ họp thứ 7, chốt tăng lương cơ sở từ 1/7 Tại phiên bế mạc, đại biểu Quốc hội sẽ bấm nút thông qua Nghị...
29/06/2024

Quốc hội bế mạc Kỳ họp thứ 7, chốt tăng lương cơ sở từ 1/7

Tại phiên bế mạc, đại biểu Quốc hội sẽ bấm nút thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, trong đó có nội dung thực hiện cải cách tiền lương từ 1/7.

Sáng 29/6, Quốc hội bước vào ngày làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 7.

Theo nghị trình, đầu giờ làm việc, Quốc hội biểu quyết thông qua 3 dự án luật, bao gồm: Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng.

Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề "việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023" cũng sẽ được bấm nút thông qua.

Từ 9h30, Quốc hội họp phiên bế mạc.

Bên cạnh Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn, Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ được đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua.

Đáng chú ý, trong Nghị quyết chung của kỳ họp sẽ có nội dung thực hiện cải cách tiền lương từ 1/7 theo đề xuất của Chính phủ.

Ngoài ra, Nghị quyết này cũng bao gồm nội dung về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giảm thuế giá trị gia tăng; phương án gia hạn trả nợ đối với khoản vay tái cấp vốn và một số nội dung liên quan đến việc sử dụng nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2023 (nếu có).

Sau đó, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Trước đó, chiều 25/6, thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà báo cáo Quốc hội về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội.

Chính phủ đề xuất tăng 30% lương cơ sở từ 1,8 lên 2,34 triệu đồng/tháng; tăng 15% lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hiện hưởng; bổ sung quỹ tiền thưởng của khu vực công bằng 10% quỹ lương cơ bản.

Trợ cấp ưu đãi người có công tăng 35,7% từ 2,055 lên 2,789 triệu đồng/tháng; chuẩn trợ giúp xã hội tăng 38,9% từ 360 nghìn lên 500 nghìn đồng/tháng; lương tối thiểu vùng tăng 6%.

Bà Phạm Thị Thanh Trà cho biết, đây là mức tăng lương cơ sở cao nhất từ trước đến nay, góp phần cải thiện đời sống người lao động, tạo động lực nâng cao năng suất.

Việc bổ sung 10% quỹ tiền thưởng giúp các cơ quan có thêm cơ chế khen thưởng; đồng thời có cơ sở hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập để thuê chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng thực hiện nhiệm vụ của cơ quan.

Theo Bộ trưởng Nội vụ, ban đầu với mức lương cơ sở tăng bình quân 20%, tổng kinh phí trong 3 năm khoảng 760 nghìn tỷ đồng. Khi Chính phủ đề xuất điều chỉnh mức lương cơ sở 30% và 10% tiền thưởng và các chính sách liên quan, tổng mức kinh phí lên đến 913.300 tỷ đồng, tăng thêm 127 nghìn đồng so với phương án báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6.

Về nguồn thực hiện cải cách tiền lương và các chính sách liên quan, bà Phạm Thị Thanh Trà khẳng định: "Nguồn này Chính phủ đảm bảo được".

Đến nay, Chính phủ tích lũy được 680 nghìn tỷ đồng. Trong 2 năm (2025 - 2026), với những tín hiệu tích cực từ nền kinh tế và các giải pháp tăng thu, dự kiến sẽ đảm bảo được nguồn tiền để thực hiện tổng thể các chương trình.

Từ nay đến năm 2026, Bộ trưởng Nội vụ cho biết, chặng đường tới phải có giải pháp rất quyết liệt, cụ thể về tiết kiệm chi, tăng thu, đồng thời để báo cáo cấp có thẩm quyền bổ sung Nghị quyết 27 để thực hiện giai đoạn sau.

vtcnews

THƯƠNG LÍNH ĐẢO XA!❤️🇻🇳❤️🇻🇳❤️🇻🇳❤️🇻🇳❤️🇻🇳❤️🇻🇳❤️🇻🇳Chiều dài xa nỗi nhớMong một thoáng trong mơViết vần thơ đọng mãiĐêm xuốn...
29/06/2024

THƯƠNG LÍNH ĐẢO XA!
❤️🇻🇳❤️🇻🇳❤️🇻🇳❤️🇻🇳❤️🇻🇳❤️🇻🇳❤️🇻🇳
Chiều dài xa nỗi nhớ
Mong một thoáng trong mơ
Viết vần thơ đọng mãi
Đêm xuống dài bơ vơ.
Giữa dòng thơ tha thiết
Nơi biển khơi đảo vắng
Mải miết mãi xa vời
Đắm chìm dưới trăng mơ.
Tình và thơ một lối
Xa một cõi đi về
Nhớ ngày đó đam mê
Con sóng dài trên cát.
Mơ ngày mai bờ cát
Đôi gót giầy chân đi
Để giờ đây ngồi hát
Bên sóng dài miên man
Biển ngày đêm vẫn hát
Ru những khúc tình ca
Chốn xa xôi ngọn sóng
Thương Lính mình nơi xa.

Sưu tầm

NỤ CƯỜI GỬI LẠI MAI SAU❤️🇻🇳Đẹp làm sao một thời tuổi trẻNhư ánh trăng diệu vợi đêm thuTuổi đôi mươi căng tràn nhựa sốngN...
29/06/2024

NỤ CƯỜI GỬI LẠI MAI SAU❤️🇻🇳
Đẹp làm sao một thời tuổi trẻ
Như ánh trăng diệu vợi đêm thu
Tuổi đôi mươi căng tràn nhựa sống
Nét thanh xuân thắm thiết trinh nguyên
Em ngồi đó giữa lòng bom đạn
Nụ cười tươi đón ánh nắng mai
Tim hừng hực xuân thì con gái
Gác chữ yêu vì nghĩa quê hương
Rồi tiếng bom ngày một rền vang
Khắp nơi nơi nhuốm màu khói súng
Em đứng lên khép lại nhớ thương
Những giấc mơ bỗng hoá anh hùng
Rồi chiến tranh cũng đã lùi xa
Những bông hoa đã thành bất tử
Có nụ cười vui trong lòng đất
Mãi cái nhìn của tuổi đôi mươi
Ta lớn lên sống trọn ngày vui
Đã qua rồi một thời máu lửa
Sống trong mình nụ cười quá khứ
Chảy trong tim dòng m.áu đôi mươi.
📸Sưu tầm

TÌNH ĐỒNG ĐỘI !Ăn đi nào anh bạn quý của tôiChân tôi mất nhưng đôi tay lành lặnBởi chiến tranh nên đạn bom nó cắtTay anh...
29/06/2024

TÌNH ĐỒNG ĐỘI !

Ăn đi nào anh bạn quý của tôi
Chân tôi mất nhưng đôi tay lành lặn
Bởi chiến tranh nên đạn bom nó cắt
Tay anh rồi ...anh đâu thể xúc cơm

Tôi mất chân vẫn còn may mắn hơn
Còn đôi tay có thể làm mọi việc
Chân không có lắp chân rồi đi tiếp
Chỉ thương anh...tay, mắt...lại không còn...

Thôi ở nhà thì nhờ vợ với con
Đến nơi đây đã có tôi là bạn
Hai đứa mình chẳng một lời ca thán
Chiến tranh mà... ta đâu tiếc máu xương

Để hôm nay trên khắp mọi nẻo đường
Ta được thấy đất nước mình tươi đẹp
Ăn cho khỏe rồi chúng ta đi tiếp
Thăm bạn bè thăm lại chiến trường xưa.
St

ĐÓN BẠN VỀ QUÊ HƯƠNG ——-……..——-………———Bạn trong này đêm có lạnh lắm khôngChăn chẳng có chắc lòng tê tái buốtRồi hàng ngày...
29/06/2024

ĐÓN BẠN VỀ QUÊ HƯƠNG
——-……..——-………———
Bạn trong này đêm có lạnh lắm không
Chăn chẳng có chắc lòng tê tái buốt
Rồi hàng ngày ai đem cơm tiếp nước
Áo quần nhàu, khô ướt chẳng có thay

Bạn một mình cứ nằm mãi ở đây
Với cây rừng hàng chục năm thay lá
Ướt sương rơi cơn mưa dầm gió phả
Nơi quê nhà mẹ già mãi chờ mong

Bạn có nghe tiếng mình gọi bạn không
Cùng đồng đội bao lần đi tìm kiếm
Rừng đại ngàn, như tìm kim đáy biển
Bạn vẫn chờ, nhưng biết bạn ở đâu

Bạn đây rồi, tha lỗi phải chờ lâu
Đưa bạn về qua đầu làng bóng đổ
Bao kỷ niệm của ngày xưa còn đó
Buổi hẹn hò cô gái nhỏ làng bên

Bạn sẽ về qua hồ ngát hương sen
Chắc chẳng quên trò trẻ con nghịch ngợm
Ngắt bông sen tặng bạn thân cùng lớp
Buổi chia tay tạm biệt, bạn lên đường

Giờ bạn về, trở lại với quê hương
Chẳng phải đi những dặm đường xa ngái
Bạn ở lại với đồng xanh mãi mãi
Khói lam chiều thấm đượm mối tình quê.

Ảnh: Quy tập hài cốt liệt sĩ trên Điểm cao 685, thôn Nặm Ngặt, xã Thanh Thủy (Vị Xuyên).
Sưu tầm

NHỮNG CÂU NÓI ĐI VÀO LỊCH SỬ DÂN TỘC VIỆT NAM ❤️🇻🇳❤1. Tha thứ cho Mông Cổ là việc của phật tổ. Tiễn Mông Cổ đi gặp tiên ...
29/06/2024

NHỮNG CÂU NÓI ĐI VÀO LỊCH SỬ DÂN TỘC VIỆT NAM ❤️🇻🇳❤
1. Tha thứ cho Mông Cổ là việc của phật tổ. Tiễn Mông Cổ đi gặp tiên tổ là của trẫm. (Phật Hoàng Trần Nhân Tông)
2. Nếu bệ hạ muốn hàng thì hãy chém đầu thần trước đã. (Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn)
3. Không được để mất một thước núi, một tấc sông. (Vua Lê Thánh Tông)
4. Nơi nào ta mang quân tới nơi đó sẽ bị đánh tan tành. (Vua quang Trung)
5. Xin quan gia cho đánh, cho giặc mượn đường là mất nước. (Trần Quốc Toản)
6. Người Việt Nam thà chết chứ không làm nô lệ. (Hồ Chí Minh)
7. Dù phải đốt cháy cả dãy trường sơn cũng quyết giành cho được độc lập. (Hồ Chí Minh)
8. Không có gì quý hơn độc lập tự do. (Hồ Chí Minh)
9. Tao chỉ biết đứng không biết quỳ. (Võ Thị Sáu)
10. Từ lo sợ không có trong tư duy quân sự của Việt Nam. (Đại tướng Võ Nguyên Giáp)
11. Lò đã nóng thì củi tươi cũng cháy. (Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng)
12. Nước Nam ta ai cũng có thể bơi lặn như cá ở dưới biển. Ta là kẻ kém nhất. (Thủy thần Yết Kiêu)
13. Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp nguồn sóng dữ, chém cá kình ở biển đông, lấy lại giang sơn dựng nền độc lập. (Triệu Thị Trinh)
14. Đầu tôi chưa rơi xuống đất thì Bệ hạ đừng lo gì hết. (Thái sư Trần Thủ Độ)
15. Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc. (Trần Bình Trọng)
16. Thần không sợ đánh chỉ sợ lòng dân không theo (Hồ Nguyên Trừng)
17. Bao giờ người tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh tây. (Nguyễn Trung Trực)
18. Người Mỹ có thể lên mặt trăng và trở về an toàn nhưng sang Việt Nam thì tôi không chắc. (Nguyễn Thị Bình)
St

💝 KHÔ DÒNG NƯỚC MẮT 💝Gần trăm tuổi, mẹ ôm con ngồi khóc:Nó đi đâu, lâu lắm mới trở vềLúc ra đi con chạy bộ cơ màSao mẹ t...
29/06/2024

💝 KHÔ DÒNG NƯỚC MẮT 💝

Gần trăm tuổi, mẹ ôm con ngồi khóc:
Nó đi đâu, lâu lắm mới trở về
Lúc ra đi con chạy bộ cơ mà
Sao mẹ thấy, hôm về nằm trong ba lô cóc
Lúc mới đẻ mẹ quấn con trong bọc
Cô hộ sinh bảo: con được ba cân
Hôm nay về cũng chỉ nặng mấy cân !
Sao mấy chục năm mà con không lớn ?
Lúc còn bé con nhanh miệng lắm
Từ lúc về , con chẳng nói câu nào
Mấy chục năm qua con nghịch bẩn ở đâu ?
Sao mẹ thấy người con toàn là đất...
Gần trăm tuổi, lại ôm con, Mẹ khóc
Con đâu rồi, chỉ thấy bọc xương khô
Bà mẹ Việt Nam cho đến bao giờ
Mới tìm hết con để khô dòng nước mắt.
Thơ: Trịnh Long
St

🇻🇳“NHÂN DÂN VIỆT NAM CŨNG NHƯ NHÂN DÂN LƯƠNG THIỆN TRÊN THẾ GIỚI AI CŨNG MUỐN HÒA BÌNH. NHƯNG PHẢI ĐOÀN KẾT ĐẤU TRANH CH...
29/06/2024

🇻🇳“NHÂN DÂN VIỆT NAM CŨNG NHƯ NHÂN DÂN LƯƠNG THIỆN TRÊN THẾ GIỚI AI CŨNG MUỐN HÒA BÌNH. NHƯNG PHẢI ĐOÀN KẾT ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC THỰC DÂN THÌ MỚI GIÀNH ĐƯỢC HÒA BÌNH THẬT SỰ”

Là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong bài: “Hòa bình kiểu Mỹ tức là binh họa”, với bút danh “Chiến sĩ”, đăng trên báo Nhân dân, số 3380, ngày 29/6/1963.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói lên khát vọng, mong muốn được hòa bình của nhân dân lương thiện thế giới nói chung và nhân dân Việt Nam nói riêng; đồng thời, là lời kêu gọi nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới phải đoàn kết đấu tranh chống đế quốc thực dân thì mới giành được hòa bình thật sự.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã anh dũng chiến đấu, hi sinh để giành độc lập, thống nhất đất nước, nhân dân được sống trong hòa bình và đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Song lời Bác Hồ dạy năm xưa vẫn giữ nguyên giá trị lịch sử và ý nghĩa thực tiễn, được Đảng ta cụ thể hóa trong Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Nhận thức sâu sắc lời dạy của Bác, mỗi cán bộ, chiến sĩ trong quân đội phải luôn nêu cao ý thức cảnh giác cách mạng; tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, kiên định mục tiêu, lý tưởng chiến đấu; nêu cao tinh thần chịu đựng gian khổ, hy sinh, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cũng kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa... hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Kiên quyết đấu tranh bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có thái độ phân biệt đúng, sai, không dao động trước các tác động tiêu cực, khó khăn, hiểm nguy. Ra sức học tập, tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng, trình độ, năng lực, phương pháp, tác phong công tác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tích cực đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, là chỗ dựa tin cậy, vững chắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

QĐND

🇻🇳ĐẢNG LUÔN VÌ HẠNH PHÚC CỦA NHÂN DÂNHạnh phúc với mỗi người trước hết là những quyền dân sinh cơ bản như ăn, mặc, ở, họ...
29/06/2024

🇻🇳ĐẢNG LUÔN VÌ HẠNH PHÚC CỦA NHÂN DÂN

Hạnh phúc với mỗi người trước hết là những quyền dân sinh cơ bản như ăn, mặc, ở, học hành. Hạnh phúc của nhân dân là lý tưởng phấn đấu của Đảng Cộng sản Việt Nam

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong thư gửi UBND các kỳ, tỉnh, huyện và làng (ngày 17-10-1945): "Ngày nay, chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nhưng nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì".

6 nhiệm vụ cấp bách

Suốt cuộc đời Người "chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành".

Nếu coi hạnh phúc đối với mỗi người trước hết là những quyền dân sinh cơ bản như ăn, mặc, ở, học hành thì ngay từ khi thành lập, hạnh phúc của nhân dân đã trở thành lý tưởng phấn đấu của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong Chính cương vắn tắt thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng (tháng 2-1930) với 13 mục tiêu cụ thể của cách mạng trên 3 phương diện: Xã hội, chính trị và kinh tế thì có 6 mục tiêu đề cập trực tiếp đến những mong mỏi thiết tha nhất của nhân dân về dân sinh, dân quyền lúc bấy giờ, trong đó có: Nam nữ bình quyền; thực hiện phổ thông giáo dục; bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo; thi hành ngày làm 8 giờ...

Hạnh phúc của nhân dân cũng là những chính sách đầu tiên của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay khi ra đời. Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ vào sáng 3-9-1945, Chính phủ xác định 6 nhiệm vụ cấp bách cần giải quyết ngay: Chống nạn đói, chống nạn dốt, tổ chức tổng tuyển cử, giáo dục lại tinh thần của nhân dân, bỏ các thứ thuế vô lý, cấm hút thuốc phiện và thực hiện tự do tín ngưỡng. 6 nhiệm vụ này bao quát tất cả những đòi hỏi thiết thân nhất của nhân dân trong những ngày đầu sau cách mạng, thực chất là những điều hạnh phúc nhất đối với mỗi người Việt Nam trên nền tảng niềm hạnh phúc lớn nhất của cả dân tộc lúc này là độc lập và tự do.

Khởi đầu bằng những điều căn bản

Từ những quyết sách quan trọng và quyết tâm to lớn đó mà những ngày sau cách mạng, nhân dân Việt Nam không chỉ được sống trong bầu không khí của độc lập và tự do mà còn được thụ hưởng hạnh phúc thật sự với việc thoát khỏi nạn đói do thực dân, phát xít gây ra.

Nhân dân ta có cái ăn; được học hành, thoát mù chữ; thoát sưu cao, thuế nặng hàng trăm năm. Nhân dân ta cũng lần đầu tiên cầm lá phiếu bầu chọn những người tài đức thay mặt mình; để rồi sau đó được Hiến pháp năm 1946 ghi một cách trang trọng ngay ở điều đầu tiên: "Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo".

Hạnh phúc của con người trong một nước tự do và độc lập được khởi đầu bằng những điều căn bản như vậy. Do đó, "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc" đã trở thành những giá trị căn cốt, nền tảng của chế độ mới như Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu trong phiên bế mạc kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa I (ngày 9-11-1946): "Chính phủ cố gắng làm theo đúng ba chính sách: Dân sinh, Dân quyền và Dân tộc. Chúng ta không mong gì hơn nhưng chúng ta không chịu gì kém".

Như vậy, có thể thấy ngay từ những ngày đầu thành lập Đảng và kiến quốc, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thực sự lấy nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân làm điểm xuất phát cho đường lối và chính sách của mình; coi hạnh phúc của nhân dân là lý tưởng để phấn đấu, tôn chỉ để hành động. Điều này cũng chính là cơ sở quyết định nhất cho sự ra đời, lựa chọn những quyết sách chiến lược quan trọng của Đảng trong tất cả các thời kỳ sau đó.

Cũng vì hạnh phúc của nhân dân, trên nền tảng độc lập, tự do của dân tộc mà Đảng đưa ra đường lối vừa kháng chiến vừa kiến quốc trong thời kỳ 1945-1954. Qua 9 năm kháng chiến chống Pháp, không chỉ dân tộc giành lại được độc lập mà nhân dân ở nhiều vùng miền cũng có điều kiện được hưởng niềm hạnh phúc của con người Việt Nam mới qua việc được cấp phát ruộng đất, tự do sản xuất, được học hành, chăm sóc y tế; trở thành công dân của một chế độ dân chủ mới, được góp sức mình vào công việc chung của đất nước.

Đó không chỉ là sự vươn lên mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam mà còn là sự trưởng thành về nhiều mặt của những con người Việt Nam trong thời đại mới. Bước sang thời kỳ kháng chiến chống Mỹ trường kỳ gian khổ, với việc đất nước bị chia cắt, để giành lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc cũng như giữ gìn và xây đắp niềm hạnh phúc cho nhân dân mà Đảng đã quyết định lựa chọn đường lối kết hợp vừa kháng chiến ở miền Nam vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc giữa nhiều sự tác động mạnh mẽ từ bên ngoài.

Trong đó, giải phóng miền Nam là để tiến lên giành lấy độc lập, tự do thật sự cho nước nhà. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc là để từng bước xác lập một cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân qua từng chính sách cụ thể trên các mặt của đời sống; lấy đó làm động lực to lớn để giành thắng lợi hoàn toàn.

Sau 21 năm đầy thử thách và hy sinh, dân tộc Việt Nam đã không những thống nhất được Tổ quốc; mà từ khói lửa của chiến tranh, một chế độ xã hội mới với những điều tốt đẹp cho con người đã được định hình, từng bước củng cố.

Hạnh phúc của nhân dân lúc này là sự thẩm thấu những thành quả to lớn của đất nước qua những năm trường kỳ kháng chiến và thành quả to lớn nhất vẫn là sự độc lập và tự do của Tổ quốc./.

NLĐ

Address

Tây Ninh

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when QUÊ HƯƠNG posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to QUÊ HƯƠNG:

Videos

Share



You may also like