Khát Vọng Miền Ban Trắng

Khát Vọng Miền Ban Trắng Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Khát Vọng Miền Ban Trắng, News & Media Website, Son La.
(1)

Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3: Những lời khuyên để sống hạnh phúc mỗi ngày Tháng 6/2012, Liên hợp quốc đã tuyên bố chọn ng...
20/03/2024

Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3: Những lời khuyên để sống hạnh phúc mỗi ngày

Tháng 6/2012, Liên hợp quốc đã tuyên bố chọn ngày 20/3 là Ngày Quốc tế Hạnh phúc.

Lý do khiến 20/3 được chọn là Ngày Quốc tế Hạnh phúc vì đây là ngày đặc biệt trong năm. Vào ngày này, mặt trời nằm ngang đường xích đạo, nên độ dài ngày và đêm trong ngày bằng nhau - là biểu tượng cho sự cân bằng, hài hòa của vũ trụ. Đây cũng chính là biểu tượng của sự cân bằng giữa âm và dương, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa ước mơ và hiện thực…

TTXVN/Báo Tin tức

Chợ phiên góp phần bảo tồn văn hóa dân tộcMột thời chưa xa, hầu hết các xã vùng sâu, vùng xa có đông đồng bào dân tộc th...
14/03/2024

Chợ phiên góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc

Một thời chưa xa, hầu hết các xã vùng sâu, vùng xa có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở tỉnh đều không có chợ. Thậm chí, nếu có cũng chẳng mấy người mua bán, hoạt động không hiệu quả. Thời gian gần đây, chợ phiên đang được các địa phương mở ra, hoạt động hiệu quả, mang lại đời sống tinh thần phong phú cho bà con, góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc và thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển. Có thể nói, Chợ phiên không chỉ giúp người dân phát triển kinh tế mà còn giúp bà con các DTTS giữ gìn tốt hơn bản sắc dân tộc mình.

Người dân tộc Dao diện bộ quần áo đẹp nhất để đến chợ phiên vùng cao Ba Nhất (xã Quảng An, huyện Đầm Hà), ngày 3-3-2024. Ảnh st

Khoảnh khắc một con người được trải qua hạnh phúc trong đời thật sự rất ngắn, lại trôi qua rất nhanh, nếu có hãy giữ nó ...
22/02/2024

Khoảnh khắc một con người được trải qua hạnh phúc trong đời thật sự rất ngắn, lại trôi qua rất nhanh, nếu có hãy giữ nó thật kỹ, bởi nếu không, một lúc nào đó nhìn lại, những điều ấy đã là ký ức cũ kỹ của rất - rất nhiều năm trước rồi.

BÁC HỒ! - "NGƯỜI CÁCH MẠNG LÀ NGƯỜI GIÀU TÌNH CẢM..."Chiều Việt Bắc, rừng Chiêm Hóa u buồn, sương lạnh. Gia đình các đồn...
22/02/2024

BÁC HỒ! - "NGƯỜI CÁCH MẠNG LÀ NGƯỜI GIÀU TÌNH CẢM..."

Chiều Việt Bắc, rừng Chiêm Hóa u buồn, sương lạnh. Gia đình các đồng chí trong Thường vụ Trung ương đều ở quanh Bác, nhưng cách nhau đến mấy quả đồi, mấy cánh rừng. Chiều đông, càng im ắng, cô quạnh.

Một hôm, bà Trường Chinh (vợ của TBT Trường Chinh) dắt cô bé gái của mình lên thăm Bác, có ý định để cô bé lại với Bác mấy hôm cho Bác đỡ buồn. Lúc đầu, được lên với Bác, cô bé rất thích, vui vẻ nhận lời. Nhưng khi chiều đến, bà xin phép Bác ra về, trong cảnh u tịch, vắng vẻ, cô bé đổi ý, khóc đòi về với mẹ.
Không giữ được, Bác tiễn mẹ con ra đầu dốc và cứ đứng nhìn theo mãi. Khi Bác quay về, các đồng chí phục vụ thấy đôi mắt Bác long lanh ướt. Bác nói với các đồng chí xung quanh: " Chúng ta, ai cũng đều muốn có một cuộc sống gia đình ấm cúng. Người cách mạng là người giàu tình cảm, lại càng quý trọng cuộc sống gia đình, chẳng qua vì chưa có điều kiện thuận lợi nên chưa thực hiện được, đành phải chịu đựng mà thôi."

Bác Hồ của chúng ta mồ côi mẹ từ năm lên 9 tuổi. Mười năm sau giã biệt cha già, ra đi tìm đường cứu nước. Anh mất rồi chị mất, đều không có điều kiện chăm lo. Cũng như mọi người, Bác Hồ của chúng ta rất quý trọng tình cảm gia đình, cơ sở bền vững của lòng yêu nước, thương dân. Ở Bác, những tình cảm lớn, dù sâu sắc, mênh mông đến đâu cũng không bao giờ che khuất hay át được những tình cảm riêng tư. Bác Hồ của chúng ta cũng phải gắng gỏi vượt lên trên những phút cô đơn.

Theo Trần Đức Hiếu

https://www.congluan.vn/canh-bao-tinh-trang-loi-dung-danh-nghia-nha-bao-de-truc-loi-dao-duc-la-nen-tang-cot-loi-cua-nguo...
04/12/2023

https://www.congluan.vn/canh-bao-tinh-trang-loi-dung-danh-nghia-nha-bao-de-truc-loi-dao-duc-la-nen-tang-cot-loi-cua-nguoi-lam-bao-post274526.html?fbclid=IwAR3J4NOYClhabRuWzQ_tXCbWeade8M3kv_nOz4xLOcx2pfIN7B4huxih2VY_aem_AefXwMxzv-6YqbnjV9OyAzVg19eAOPY5w2W2Yap5ECvY3w5QMuEwZQ9tG_cb429ZYDA&zarsrc=31&utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo&gidzl=8Bl7JQS9tm8geS1Ff1RO02-Xpq-_7zG7DQYPJhCQZW5ifPL8j4NUK3EbmXdiHjjKCQRCI3E-XYvwh0lV00

(NB&CL) Những tin tức buồn cuối năm về việc công an liên tiếp bắt giữ nhiều đối tượng lợi dụng danh nghĩa báo chí để trục lợi gây bức xúc trong quần chúng nhân dân, không thể không khiến những người làm báo trăn trở, đặt ra câu ...

Công an tỉnh Sơn La huy động kinh phí hỗ trợ trường bán trú bị cháyVới sự chung tay góp sức của toàn thể CBCS Công an tỉ...
30/11/2023

Công an tỉnh Sơn La huy động kinh phí hỗ trợ trường bán trú bị cháy

Với sự chung tay góp sức của toàn thể CBCS Công an tỉnh Sơn La, các nhà hảo tâm trong và ngoài lực lượng đã huy động được nguồn kinh phí hỗ trợ nhà trường và gia đình em L.V.P (học sinh lớp 9B, trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Nà Khoang xã Mường Và, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La).

Ngày 29/11, Đoàn công tác Công an tỉnh Sơn La đã tổ chức thăm hỏi, động viên thầy và trò trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Nà Khoang xã Mường, đồng thời trao 50 triệu đồng tiền mặt, cùng các vật dụng thiết yếu khác như: 100 chiếc đệm; 150 áo phao ấm; 100 chiếc cặp sách học sinh; 20 chiếc áo phao; 500 bộ quần áo với tổng trị giá gần 100 triệu đồng.

Đoàn công tác cũng đã tới thăm hỏi, động viên và hỗ trợ số tiền 5 triệu đồng cho gia đình em L.D.P (học sinh lớp 9B của trường) không may tử vong trong vụ cháy.

Như đã thông tin, vào khoảng 9h30’ ngày 26/11 tại trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Nà Khoang xã Mường Và, huyện Sốp Cộp (Sơn La) đã xảy ra cháy nhà bán trú. Trước khi xảy ra vụ cháy có 5 cháu học sinh bán trú đang ở bên trong nhà bán trú. Khi phát hiện xảy ra cháy, 4 cháu đã kịp thời đập cửa kính thoát ra ngoài, còn cháu L.D.P (SN2009) học sinh lớp 9B không kịp thoát ra ngoài và đã tử vong.

Sau khi tiếp nhận thông tin, Công an huyện đã cử lực lượng khẩn trương phối hợp với các đơn vị, UBND xã và nhân dân tổ chức chữa cháy, đám cháy đã được dập tắt.

Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Đoàn công tác của Công an tỉnh đã tổ chức kiểm tra đánh giá vụ cháy, tiến hành kiểm tra thực tế tại địa điểm xảy ra vụ hỏa hoạn, nghe đại diện các đơn vị chức năng của Công an tỉnh và huyện Sốp Cộp thông tin về vụ cháy. Sau khi kiểm tra, đoàn công tác đã họp bàn thống nhất đánh giá về nguyên nhân, thiệt hại và giải pháp khắc phục sau vụ cháy.

Cao Thiên

BÀI HỌC RẤT QUÝ !Một là "dám nghĩ" điều hay Đưa ra sáng kiến dựng xây nước nhà Hai là "dám nói" thẳng raPhê bình góp ý đ...
02/11/2023

BÀI HỌC RẤT QUÝ !

Một là "dám nghĩ" điều hay
Đưa ra sáng kiến dựng xây nước nhà
Hai là "dám nói" thẳng ra
Phê bình góp ý đó là giúp nhau.

"Dám làm" dẫn trước đi đầu
Nếu sai "dám chịu" chứ đâu đổ thừa
"Dám đổi mới" tốt hơn xưa
Bởi vì "sáng tạo" ví như đầu tàu.

"Khó khăn, thử thách đương đầu"
"Dám hành động" kết quả mau trưởng thành
Phải luôn "gìn giữ thanh danh"
"Lấy dân làm gốc" thì cành mới xanh.

"Luyện rèn cán bộ" có thành
"Tinh thần 7 dám" học hành mau thôi
"Dân vạn đại quan nhất thời"
Tiếng thơm lưu lại muôn đời vẻ vang.

Vũ Bình Minh

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Chính sách tiền lương mới rất tiến bộ, công bằng, thực sự hài hòa và hợp lýTheo Bộ trưởng Bộ Nội vụ...
25/10/2023

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Chính sách tiền lương mới rất tiến bộ, công bằng, thực sự hài hòa và hợp lý

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, để có nguồn lực thực hiện cải cách chính sách tiền lương là một sự nỗ lực vượt bậc của tất cả các cấp, các địa phương trong thời gian qua.

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ngày 24-10, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái khẳng định, kỳ họp này, Quốc hội sẽ chính thức thông qua cải cách tiền lương là một điểm nhấn và một dấu ấn của Quốc hội, vừa mang tính lịch sử vừa mang tính thời sự và tạo ra một tâm trạng vui tươi, phấn khởi trong xã hội cũng như trong đội ngũ công chức, viên chức.

Để có nguồn lực thực hiện cải cách chính sách tiền lương là một sự nỗ lực vượt bậc

Theo Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, để có nguồn lực thực hiện cải cách chính sách tiền lương là một sự nỗ lực vượt bậc của tất cả các cấp, các địa phương trong thời gian qua, trong đó phải kể đến nỗ lực trong việc tạo nguồn lực để cải cách chính sách tiền lương.

Theo đó, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà chỉ rõ, khi bắt đầu ban hành Nghị quyết số 27, tình hình đất nước rất khó khăn, phải “thắt lưng buộc bụng”. Còn trong những năm qua, do tác động của đại dịch Covid-19, rồi hệ lụy từ sự tác động kép của tình hình thế giới cũng như trong nước, nền kinh tế đất nước cũng gặp vô cùng khó khăn.

“Chúng ta phải quyết tâm, "thắt lưng buộc bụng" để có đủ nguồn cho cải cách chính sách tiền lương; như Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã báo cáo là đã trích lập được 560.000 tỷ đồng để phục vụ cho cải cách tiền lương trong ba năm 2024 đến đến 2026. Đây là sự nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị”, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh.

Một vấn đề khác được người đứng đầu ngành Nội vụ nhấn mạnh là chúng ta cũng đã rất nỗ lực trong việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy và tinh gọn biên chế. Đây là một cuộc cách mạng trong việc sắp xếp tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế từ trước đến nay.

“Vừa qua, chúng ta phải quyết tâm và chúng ta làm được. Như vậy, đã tạo ra được một nguồn lực rất quan trọng để phục vụ cho cải cách chính sách tiền lương”, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nói.

Cũng theo Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, chúng ta đã tập trung hoàn thiện hệ thống thể chế về công vụ, từ những quy định sửa đổi luật, nghị quyết của Quốc hội, cho đến việc ban hành các nghị định để cơ cấu lại và xây dựng một nền công vụ phù hợp với yêu cầu của tình hình mới.

Cải cách chính sách tiền lương là một tư duy đột phá

Đề cập tới những nhiệm vụ tiếp theo, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh, cải cách chính sách tiền lương không những nhằm nâng cao được đời sống của người hưởng lương mà còn nhằm thực hiện mục tiêu vô cùng quan trọng là nâng cao năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Mặt khác, đây chính là động lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đồng thời cũng nhằm mục tiêu cơ cấu lại và nâng cao đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; sắp xếp lại đầu mối tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.

“Cải cách chính sách tiền lương là một tư duy đột phá, hoàn toàn phù hợp với xu thế của thế giới hiện nay và phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam của chúng ta”, Bộ trưởng Bộ Nội vụ nhìn nhận.

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cũng phân tích cụ thể những điểm mới trong cải cách tiền lương. Cụ thể, chúng ta xác định trả lương theo vị trí việc làm, theo chức danh lãnh đạo, quản lý. Đây là một vấn đề mới và thay thế hoàn toàn bảng lương theo hệ số lương đã tồn tại từ năm 2004.

Theo Bộ trưởng, từ khi thành lập nước đến nay, qua 4 lần cải cách tiền lương nhưng chưa lần nào đồng bộ, toàn diện, căn bản như này. Chính sách tiền lương mới rất tiến bộ, công bằng, thực sự hài hòa và hợp lý.

Điểm mới tiếp theo của cải cách chính sách tiền lương lần này là cơ cấu lại để tính tỷ lệ lương cơ bản, phụ cấp và loại bỏ những cơ chế chính sách tiền lương đặc thù. Theo đó, sẽ chỉ còn lại bảng lương cơ bản và lương, phụ cấp. Đồng thời bổ sung thêm 10% mức lương cơ bản để thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thực hiện việc thưởng cho các cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Theo Bộ trưởng, đây là một vấn đề rất mới, phù hợp với xu thế công bằng, tiến bộ.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, chế độ tiền lương mới cũng sẽ dẫn đến một vấn đề là có khoảng 36 đơn vị, ngành không còn được hưởng lương đặc thù. “Nếu làm bảng lương chạy ngang thì có những cơ quan giảm sút khoảng 50% lương”, Bộ trưởng cho biết. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, cần hướng tới sự công bằng cho tất cả những người được hưởng lương công chức, viên chức.

Sau năm 2026, nguồn lực để tiếp tục chính sách tiền lương mới sẽ thế nào?

Tuy nhiên, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cũng lưu ý, nguồn lực chuẩn bị cải cách tiền lương mới thực hiện từ 1-7-2024, sau năm 2024 tiếp tục tăng 7% để bù trượt giá và tăng GDP và chỉ bảo đảm đến năm 2026. Sau năm 2026 nếu không nỗ lực thì khó thực hiện tiếp chính sách tiền lương mới.

Vì vậy để có nguồn thực hiện chính sách cải cách tiền lương bền vững, bảo đảm tốc độ tăng trưởng hằng năm, theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, thời gian tới, nhiệm vụ hàng đầu là tập trung để tạo nguồn lực tài chính bền vững.

"Vì vậy việc thu ngân sách như thế nào, tiết kiệm chi ra sao để bảo đảm có nguồn cho tiền lương cần phải quan tâm", Bộ trưởng lưu ý.

Một vấn đề nữa cũng được Bộ trưởng Bộ Nội vụ lưu tâm là công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức. Bởi trong quá trình tăng lương sẽ có giai đoạn chuyển lương cũ sang lương mới theo vị trí việc làm thì không thể đồng bộ ngay được mà sẽ có những vấn đề phát sinh.

"Nhưng điều chúng ta mong mỏi nhất khi cải cách tiền lương là đối với ngành giáo dục, y tế sẽ thực hiện được mục tiêu tăng lương cho họ. Khi đó, xã hội phấn khởi, viên chức, nhất là giáo viên, bác sĩ sẽ phấn khởi", người đứng đầu ngành Nội vụ nói.

Ngoài ra, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cũng nhấn mạnh đến một việc "không thể làm khác được", đó là tiếp tục sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế để giảm số người hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Riêng với công chức đến nay đã cố gắng sắp xếp tinh giản tương đối. Vì vậy thời gian tới sẽ có cơ chế tốt hơn để giảm số viên chức hưởng lương nhà nước để từ đó có thêm nguồn thực hiện cải cách tiền lương.

THẢO NGUYÊN

Mọi người lưu ý. Mức phạt lỗi vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông rất cao. Đã uống rượu bia thì không lái xe!
07/10/2023

Mọi người lưu ý. Mức phạt lỗi vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông rất cao.

Đã uống rượu bia thì không lái xe!

“Lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực - Hãy là người sử dụng mạng xã hội thông thái” 👍🏻👍🏻👍🏻Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ ...
04/10/2023

“Lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực - Hãy là người sử dụng mạng xã hội thông thái” 👍🏻👍🏻👍🏻

Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của mạng xã hội hiện nay, mạng xã hội ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến cuộc sống của mỗi người. Bên cạnh những thông tin lành mạnh, vui vẻ, không ít người, trong đó phần lớn là giới trẻ trở thành các "anh hùng bàn phím" sử dụng mạng xã hội để bôi xấu hình ảnh, thậm chí xúc phạm danh dự của cá nhân, tổ chức nào đó với những lời lẽ thiếu văn hóa, thô tục xuất hiện ngày càng nhiều trong những năm gần đây.

Để không gian mạng xã hội trở nên trong sáng, an toàn và ý nghĩa hơn. Mỗi người khi tham gia mạng xã hội nên cẩn trọng, nghiên cứu kĩ lưỡng các nguồn thông tin, chỉ nên chia sẻ những bài viết chính thống, tích cực tìm kiếm và lan toả những câu chuyện đẹp, những bài viết nhân văn để nhân rộng những điều ý nghĩa và tích cực đến với mọi người.

Cá nhân mỗi người khi được tiếp nhận nhiều thông tin tốt, hình ảnh và câu chuyện đẹp sẽ giúp cho ta ghi sâu vào tâm trí, qua đó định hướng được nhận thức, thay đổi hành vi của mình theo hướng tích cực như những gì đã được tiếp nhận.

Trước thông tin ồ ạt, nhiễu loạn đa dạng phức tạp trên KGM, chúng ta cần phải tỉnh táo sáng suốt nhìn nhận lý giải thấu đáo trước khi quyết định like, chia sẻ hay đăng tải clip, livestream. Hãy là người sử dụng mạng xã hội thông minh, hiểu biết, tử tế có văn hóa, văn minh, lịch sự.

THƯ CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC VÕ VĂN THƯỞNG CHÚC MỪNG TẾT TRUNG THU NĂM 2023Các cháu thiếu niên, nhi đồng yêu quý!Trong không kh...
27/09/2023

THƯ CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC VÕ VĂN THƯỞNG CHÚC MỪNG TẾT TRUNG THU NĂM 2023

Các cháu thiếu niên, nhi đồng yêu quý!

Trong không khí Trung thu rộn ràng khắp mọi miền đất nước, tôi thân ái gửi đến các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam những tình cảm thương yêu, trìu mến nhất!

Trung thu là Tết của thiếu nhi. Mỗi dịp Trung thu, các cháu lại được cùng nhau vui chơi, cùng cha mẹ, ông bà quây quần bên mâm cỗ trông trăng, cùng cảm nhận sâu sắc giá trị tình thân, nuôi dưỡng những cảm xúc hồn nhiên, trong sáng của tuổi thơ.

Trung thu cũng là Tết của yêu thương và chia sẻ, là dịp để người lớn tự nhắc nhở mình phải quan tâm hơn tới trẻ em bằng tình yêu, trách nhiệm và những hành động thiết thực. Đặc biệt là quan tâm các cháu có hoàn cảnh khó khăn, các cháu mồ côi, các cháu ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo... để mọi trẻ em được đón Tết Trung thu đầy đủ và trọn vẹn, được học tập, sáng tạo và vui chơi trong yêu thương của gia đình, cộng đồng.

Tôi rất xúc động và tự hào khi thời gian qua, các cháu có nhiều tiến bộ, làm nhiều việc tốt, hiếu thảo với cha mẹ, ông bà, biết giúp đỡ và sẻ chia với những người kém may mắn hơn mình.
Các cháu chăm chỉ, tự giác học hành và ngày càng giỏi giang hơn. Nhiều cháu đạt thành tích cao, trở thành niềm tự hào của gia đình, quê hương, đất nước.

Tôi mong các cháu luôn nuôi dưỡng những ước mơ đẹp, yêu gia đình, lễ phép, biết đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, thi đua làm nghìn việc tốt, xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, là cháu ngoan Bác Hồ!

Chúc các cháu đón Tết Trung thu thật vui tươi, an toàn và hạnh phúc!

Thân ái !
St

📛 TẤM KHĂN TRÙM ĐẦU MA MỊTín ngưỡng tôn giáo là những khái niệm tâm linh rất trừu tượng, tuy nhiên dù là tôn giáo nào th...
19/09/2023

📛 TẤM KHĂN TRÙM ĐẦU MA MỊ

Tín ngưỡng tôn giáo là những khái niệm tâm linh rất trừu tượng, tuy nhiên dù là tôn giáo nào thì cũng hướng con người bỏ ác hướng thiện. Những gì mà Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ đang đi ngược lại tôn chỉ ấy.

Sau khi bị dụ dỗ chụp lên đầu tấm khăn trùm đầu màu trắng và uống thứ "nước thánh" màu đỏ, nhiều người đang sinh sống bình thường lại trở nên bất thường, nói thẳng là bị thao túng tâm lý. Tin tưởng vào ngày tận thế, vợ về đòi chồng bán nhà, chồng từ bỏ tín ngưỡng, chỉ cần sống cho bản thân.

Con cái thì đập phá bàn thờ tổ tiên. Nhiều người mẹ kéo cả con cái đi theo, bỏ học hành, bỏ nhà. Cha mẹ, con cái, anh em, bạn bè từ mặt nhau, suốt ngày chỉ nghĩ đến ngày tận thế để lên thiên đàng.

Khủng khiếp hơn nữa để được lên thiên đàng, rất nhiều tín đồ phải gom góp hết tài sản để "hối lộ" Chúa.

Chưa hết họ còn phải làm nhiệm vụ lôi kéo người vào tổ chức để được làm lễ Baptem. Đây rõ ràng là một hình thức đa cấp trá hình, dùng tâm linh để gây áp lực lừa đảo nhiều người.

Thiên đàng chưa thấy nhưng rất nhiều người sau khi theo hội thánh, người thân đã buộc phải làm đơn cầu cứu tới chính quyền.

Trong bối cảnh đó, việc Bộ Nội vụ kiên quyết xoá bỏ tổ chức của Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ là rất kịp thời.

Cần phải hết sức lên án thứ tôn giáo “lạ” với tấm khăn trùm đầu ma mị này!

CCN News

ĐÔI MẮT NGƯỜI LÀ NẮNG ẤM TRONG TIM!!!Mười một tuổi đầu Người đã phải mồ côiThêm em nhỏ lại không còn nữaKhi cha về  thăm...
18/09/2023

ĐÔI MẮT NGƯỜI LÀ NẮNG ẤM TRONG TIM!!!

Mười một tuổi đầu Người đã phải mồ côi
Thêm em nhỏ lại không còn nữa
Khi cha về thăm ông bà nhà cửa
Nước mắt người, hay Huế đổ mưa sa..?
Cha đón về, Người lênh đênh theo cha.
Đi khắp nẻo trên quê hương đất Việt
Chứng kiến bao khổ đau, nên Người biết
Dân đói nghèo do Nước bị xâm lăng...
Trái tim Người nghe tiếng khóc non sông
Dân cơ hàn, oằn mình tìm sự sống
Nước mắt người rơi, tấm lòng trải rộng
Nghe mọi miền đau, ngẫm lại càng thương
Dân thì nghèo nhưng quan lại địa phương
Cùng thực dân thì vô cùng giầu có
Không thể để cho dân mình mãi khổ
Đêm Người nằm trằn trọc suốt canh thâu.
Giải phóng quê hương, phải bắt đầu từ đâu?
Rút kinh nghiệm từ tiền nhân đi trước
Ánh sáng tự do không thể nào thấy được
Mà chỉ thêm đau cho Tổ quốc, quê nhà...
Đất nước muốn hòa bình, dân tộc muốn tự do
Người suy nghĩ con đường nào có thể
Nuốt lệ vào tim Người rời xa đất mẹ
Tìm con đường ở khắp tự năm châu....
Trong đêm trường Người thấy bóng cờ sao
Luận cương Lê - Nin chói ngời chân lý
Tìm thấy đường cho non sông kỳ vĩ
Thoát gông cùm, đứng dậy giũ bùn đen..
Đôi mắt người là nắng ấm trong tim
Cho cháu con kề vai nhau tiếp bước
Là niềm tin không gì thay thế được
Ánh sáng dẫn đường... Tổ quốc bay cao...

Thơ: Vũ Tuấn

Những điều cần lưu ý để tránh bị lừa đảo trên không gian mạng
16/08/2023

Những điều cần lưu ý để tránh bị lừa đảo trên không gian mạng

Những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức người làm cách mạng- Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, ĐôngĐất có bốn ph...
08/08/2023

Những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức người làm cách mạng

- Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính
Thiếu một mùa, thì không thành trời
Thiếu một phương, thì không thành đất
Thiếu một đức, thì không thành người.

- Cần, Kiệm, Liêm, là gốc rễ của Chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có cành, lá, hoa, quả mới là hoàn toàn. Một người phải Cần, Kiệm, Liêm, nhưng còn phải Chính mới là người hoàn toàn.
Tự mình phải chính trước, mới giúp được người khác chính. Mình không chính, mà muốn người khác chính là vô lý.

- Học cái tốt thì khó, ví như người ta leo núi, phải vất vả, khó nhọc mới lên đến đỉnh. Học cái xấu thì dễ, như ở trên đỉnh núi trượt chân một cái là nhào xuống vực sâu.

- Cần với Kiệm, phải đi đôi với nhau, như hai chân của con người.

Cần mà không Kiệm, "thì làm chừng nào xào chừng ấy". Cũng như một cái thùng không có đáy; nước đổ vào chừng nào, chảy ra hết chừng ấy, không lại hoàn không.

Kiệm mà không Cần, thì không tǎng thêm, không phát triển được. Mà vật gì đã không tiến tức phải thoái. Cũng như cái thùng chỉ đựng một ít nước, không tiếp tục đổ thêm vào, lâu ngày chắc nước đó sẽ hao bớt dần, cho đến khi khô kiệt.

- Không có đạo đức cách mạng thì tài cũng vô dụng.

Trong giáo dục không những phải có tri thức phổ thông mà phải có đạo đức cách mạng. Có tài phải có đức. Có tài không có đức, tham ô hủ hoá có hại cho nước. Có đức không có tài như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được ai.

- Đạo đức, ngày trước thì chỉ trung với vua, hiếu với cha mẹ. Ngày nay, thời đại mới, đạo đức cũng phải mới. Phải trung với nước. Phải hiếu với toàn dân, với đồng bào.

- Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài và gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ vẻ vang.

- Mình đối với mình: Đừng tự mãn, tự túc; nếu tự mãn, tự túc thì không tiến bộ. Phải tìm học hỏi cầu tiến bộ. Đừng kiêu ngạo, học lấy điều hay của người ta. Phải siêng nǎng, không được lười biếng, ai lười biếng không làm được việc. Phải tiết kiệm, không xa xỉ, vì xa xỉ hoá ra tham lam, nhất là đối với tiền bạc của đoàn thể phải rất phân minh.

- Những người trong các công sở đều có nhiều hoặc ít quyền hành. Nếu không giữ đúng Cần - Kiệm - Liêm - Chính thì dễ trở thành hủ bại, biến thành sâu mọt của dân.

- Công trạng của cá nhân chủ yếu là nhờ tập thể mà có. Vì vậy người có công trạng không nên tự kiêu mà cần khiêm tốn. Khiêm tốn và rộng lượng, đó là hai đức tính mà người cách mạng nào cũng phải có

- Do chủ nghĩa cá nhân mà sinh ra đòi hỏi hưởng thụ, đãi ngộ. Người ta ai cũng muốn ǎn ngon mặc đẹp, nhưng muốn phải cho đúng thời, đúng hoàn cảnh. Trong lúc nhân dân ta còn thiếu thốn mà một người nào đó muốn riêng hưởng ǎn ngon mặc đẹp, như vậy là không có đạo đức.

- Trong cuộc đấu tranh to lớn, lâu dài, gay go, ít nhiều đảng viên, ít nhiều nơi không tránh khỏi những khuyết điểm như: chủ quan, hẹp hòi, mạo hiểm, hủ hoá, xa quần chúng, chủ nghĩa địa phương, không giữ kỷ luật, làm việc luộm thuộm, tự kiêu, tự mãn v.v.

- Dù đó là những chứng bệnh thành niên, nhưng từ nay, Đảng đòi hỏi các đảng viên phải kiên quyết tẩy cho kỳ sạch những bệnh ấy. Vì nếu không trị cho khỏi hết, thì nó có thể lây ra mà trở nên rất nguy hiểm cho Đảng.

- Luôn luôn cầu tiến bộ. Không tiến bộ thì là ngừng lại. Trong khi mình ngừng lại thì người ta cứ tiến bộ. Kết quả là mình thoái bộ, lạc hậu.
Tiến bộ không giới hạn. Mình cố gắng tiến bộ, thì chắc tiến bộ mãi.
Luôn luôn tự kiểm điểm, tự phê bình những lời mình đã nói, những việc mình đã làm, để phát triển điều hay của mình, sửa đổi khuyết điểm của mình.
Đồng thời phải hoan nghênh người khác phê bình mình

- Thang thuốc chữa bệnh quan liêu:
+ Phải đặt lợi ích dân chúng lên trên hết, trước hết.
+ Phải gần gũi dân, hiểu biết dân, học hỏi dân.
+ Phải thật thà thực hành phê bình và tự phê bình.
+ Phải làm kiểu mẫu: Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư.


- Dao có mài, mới sắc.
Vàng có thui, mới trong.
Nước có lọc, mới sạch.
Người có tự phê bình, mới tiến bộ.

- Phải thật sự mở rộng dân chủ trong cơ quan. Phải luôn luôn dùng cách thật thà tự phê bình và thẳng thắn phê bình, nhất là phê bình từ dưới lên. Phải kiên quyết chống cái thói "cả vú lấp miệng em", ngǎn cản quần chúng phê bình.

93 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG NGHÀNH TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG (01/8/1930 - 01/8/2023)Tiền thân của Ban Tuyên giáo Trung ương là Ba...
01/08/2023

93 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG NGHÀNH TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG (01/8/1930 - 01/8/2023)
Tiền thân của Ban Tuyên giáo Trung ương là Ban Tuyên truyền và Cổ động. Ban Tuyên truyền và Cổ động được thành lập ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 03/2/1930 do điều kiện khách quan phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền hơn nữa. Sau cách mạng tháng 8, Ban Tuyên truyền và Cổ động Trung ương đảm nhận nhiệm vụ mới, tuyên truyển chủ trương chính quyền cách mạng mới, ngày độc lập, xóa mù chữ… Đặc biệt là tuyên truyền đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược. Ngày 01/8/1930, nhân dịp kỷ niệm Ngày quốc tế đấu tranh chống chiến tranh đế quốc, bảo vệ hòa bình, Ban Tuyên truyền và Cổ động của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xuất bản tài liệu mang tên “Ngày quốc tế đỏ 1/8” tạo được tiếng vang lớn, cổ vũ mạnh mẽ quần chúng cách mạng nước ta đứng lên đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chống áp bức, bóc lột, phản đối chiến tranh xâm lược, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc.
Từ sự kiện lịch sử có ý nghĩa đặc biệt này, năm 2000, Bộ Chính trị (khóa VIII) quyết định lấy ngày 01/8 hằng năm làm Ngày truyền thống công tác tư tưởng - Văn hóa của Đảng. Năm 2007, sau khi hợp nhất Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương và Ban Khoa giáo Trung ương thành Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) quyết định lấy ngày 01/8 hàng năm làm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng.
Tháng 3/1948, Ban Tuyên huấn của tỉnh Thái Nguyên được thành lập. Từ đó đến nay, công tác tuyên giáo luôn phát triển gắn liền với công tác xây dựng đảng của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên.
Không phụ lòng tin của Đảng, của nhân dân gần 9 thập kỷ qua, công tác tuyên giáo luôn là lĩnh vực đặc biệt định hướng tinh thần lý tưởng cách mạng tiên phong trên mặt trận tư tưởng của Đảng kết nối khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ lửa niềm tin về tương lai tươi sáng của dân tộc. “Như con thuyền tải đạn như ngọn lửa thiêng trong lòng dân ý Đảng”. Đội ngũ những người làm công tác tuyên giáo ngày càng trưởng thành, không chỉ tăng nhanh về số lượng, trình độ ngày càng cao, mà còn được tổ chức chặt chẽ từ tỉnh đến cơ sở, chuyển đổi số với phương thức và nội dung, công nghệ số ngày càng hiện đại trong thời đại mới. Trong từng giai đoạn lịch sử, công tác tuyên giáo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã bám sát nhiệm vụ chính trị của Đảng và phong trào cách mạng của quần chúng ở địa phương để định hướng ra các hình thức tổ chức và phương thức hoạt động cho phù hợp. Ban Tuyên giáo các cấp đã chủ động, tích cực tham mưu giúp cấp ủy về công tác xây dựng Đảng trên các lĩnh vực: thông tin, tuyên truyền, giáo dục lý luận chính trị, văn hoá, văn nghệ, khoa giáo, biên soạn lịch sử đảng bộ địa phương, ... Chủ động nghiên cứu, đề xuất những phương hướng, nội dung, nhiệm vụ sát với thực tiễn địa phương và yêu cầu của cấp trên; kịp thời định hướng dư luận xã hội, đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái, lệch lạc. Công tác nắm bắt và phản ánh dư luận xã hội được quan tâm, qua đó đã tham mưu với cấp uỷ chỉ đạo các cơ quan chức năng giải quyết kịp thời, triệt để các vấn đề bức xúc của nhân dân.
Trải qua 93 năm qua, dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, công tác tuyên giáo đã có những cống hiến xuất sắc và trưởng thành vượt bậc qua các thời kỳ lịch sử cách mạng, là niềm tự hào của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và nhất là thế hệ những cán bộ đã và đang công tác trong ngành Tuyên giáo.
Kỷ niệm 93 năm Ngày truyền thống của ngành tuyên giáo là dịp để ôn lại và phát huy truyền thống lịch sử vẻ vang của ngành Tuyên giáo; bồi đắp thêm niềm tự hào về những đóng góp to lớn, có ý nghĩa lịch sử của ngành tuyên giáo trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; củng cố và tăng cường niềm tin vào mục tiêu lý tưởng, nền tảng tư tưởng của Đảng./.

🌻Lịch sử, ý nghĩa ngày thương binh liệt sĩ 27/7Ngày thương binh liệt sĩ (ngày 27 tháng 7) là một ngày lễ kỉ niệm được tổ...
26/07/2023

🌻Lịch sử, ý nghĩa ngày thương binh liệt sĩ 27/7

Ngày thương binh liệt sĩ (ngày 27 tháng 7) là một ngày lễ kỉ niệm được tổ chức hàng năm nhằm tưởng niệm về những người thương binh, liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến giành độc lập, bảo vệ tổ quốc. Ngày lễ này được ghi nhận như là một biểu hiện của truyền thống uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, ăn quả nhớ kẻ trồng cây ở Việt Nam. Qua đó tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ về lòng biết ơn đối với những người có công với Cách mạng từ trước đến nay.

Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời chưa được bao lâu thì thực dân Pháp đã trở lại xâm lược nước ta. Với ý chí kiên cường, bất khuất “Thà hy sinh chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”, quân và dân ta đã một lòng anh dũng chiến đấu chống lại quân xâm lược. Trong những tháng năm đầu của cuộc kháng chiến quyết liệt, nhiều đồng bào, chiến sĩ đã ngã xuống hoặc đổ máu trên các chiến trường.
Theo lời kêu gọi của Đảng, của Chính phủ và Bác Hồ, kế thừa truyền thống “nhân ái, thủy chung” của dân tộc, nhân dân ta đã dành tất cả tình thương yêu của mình cho các chiến sĩ và đồng bào đã vì sự nghiệp độc lập, tự do của Tổ quốc mà bị thương hoặc hy sinh.

Đầu năm 1946, “Hội giúp binh sĩ bị nạn” ra đời ở Thuận Hóa (Huế), rồi đến Hà Nội và một số địa phương khác ... Sau đó ít lâu được đổi thành “Hội giúp binh sĩ bị thương”. Ở Trung ương có Tổng Hội và Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu là Chủ tịch danh dự của Tổng Hội.

Chiều ngày 28 tháng 5 năm 1946 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, “Tổng Hội” tổ chức một cuộc nói chuyện quan trọng để kêu gọi đồng bào gia nhập Hội và hăng hái giúp đỡ các chiến sĩ bị thương.

Để giúp chiến sĩ trong mùa đông giá rét, cuộc vận động “Mùa Đông binh sĩ” được tổ chức trong cả nước, mở đầu bằng buổi lễ xung phong “Mùa đông binh sĩ” do Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam tổ chức chiều ngày 17 tháng 11 năm 1946 tại Hà Nội. Hồ Chủ tịch đã đến dự buổi lễ và tặng chiếc áo mà Người đang mặc (chiếc áo sau này bán đấu giá được 3.500 đồng).

Khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ngày 19 tháng 12 năm 1946, theo lời kêu gọi cứu nước của Bác Hồ, nhân dân cả nước nhất tề đứng dậy kháng chiến với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Số người bị thương và hy sinh trong chiến đấu tăng lên. Thương binh, liệt sỹ trở thành vấn đề lớn.

Trước yêu cầu bức xúc đó, cùng với việc tiếp tục kêu gọi giúp đỡ thương binh, gia đình tử sĩ, ngày 16 tháng 2 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 20/SL “Quy định chế độ hưu bổng thương tật và tiền tuất tử sĩ”. Đây là văn bản pháp quy đầu tiên khẳng định vị trí quan trọng của công tác thương binh, liệt sỹ đối với công cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc.

Để chủ đạo công tác này trong cả nước, ngày 26 tháng 2 năm 1947, Phòng Thương binh (thuộc Chính trị Cục, Quân đội Nhân dân Quốc gia Việt Nam) được thành lập và đầu tháng 7 năm 1947 Bác Hồ đã đồng ý cho thành lập Ban Vận động tổ chức “Ngày Thương binh toàn quốc”.

Cũng trong thời gian này, tại một địa điểm xóm Bàn Cờ, xã Hùng Sơn thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, các đại biểu Tổng bộ Việt Minh, Trung ương Hội Phụ nữ cứu quốc, Trung ương Đoàn Thanh niên cứu quốc, Nha Thông tin Tuyên truyền và một số địa phương đã dự một cuộc họp. Tại cuộc họp này, theo đề nghị của đại diện Chính trị Cục, Quân đội Nhân dân Quốc gia Việt Nam, các đại biểu đã nhất trí chọn ngày 27 tháng 7 hàng năm là “Ngày Thương binh toàn quốc”. Ông Lê Tất Đắc, đại diện Chính trị Cục, Quân đội nhân dân Quốc gia Việt Nam tham gia cuộc họp đã tóm lược về ngày đáng ghi nhớ này bằng câu ca dao:

“ Dù ai đi Đông về Tây
27 tháng 7 nhớ Ngày Thương binh.
Dù ai lên thác xuống ghềnh
27 tháng 7 thương binh nhớ ngày”.

Chiều ngày 27 tháng 7 năm 1947, “Ngày Thương binh toàn quốc” mở đầu bằng cuộc mit tinh lớn được tổ chức tại xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Tại cuộc mít tinh này, các đại biểu đã nghe:

Đồng chí Lê Tất Đắc, đại diện Chính trị Cục, Quân đội Nhân dân Quốc gia Việt Nam đọc thư của Hồ Chủ tịch gửi Ban Thường trực của Ban tổ chức “Ngày Thương binh toàn quốc”. Trong thư Người viết:

“... Thương binh là những người đã hy sinh gia đình, hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào, vì lợi ích của Tổ quốc, lợi ích của đồng bào mà các đồng chí đó bị ốm yếu ...”.

“... Vì vậy, Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy”.

Đồng chí Lê Thành Ân, Phó Trưởng phòng Thương binh, thuộc Chính trị Cục nói về mục đích, ý nghĩa của “Ngày Thương binh toàn quốc” và trách nhiệm của toàn dân đối với thương binh, liệt sỹ.

Đồng chí Lê Tỵ, đại diện thương binh nói lên lòng biết ơn của thương binh đối với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự giúp đỡ của nhân dân.

Đồng chí Bá Huy, Bí thư Phụ nữ cứu quốc xã Lục Ba, người sau này được Bác Hồ gửi thư khen vì có nhiều thành tích giúp đỡ bộ đội, thương binh ... phát biểu, hứa hẹn ủng hộ và giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sỹ.

Trong lời kêu gọi nhân “Ngày Thương binh toàn quốc”, ngày 27 tháng 7 năm 1948, Hồ Chủ tịch viết:

“... Thương binh và tử sĩ đã hy sinh cho Tổ quốc, đã hy sinh cho đồng bào.

Để báo đáp công ơn đó, Chính phủ phải tìm mọi cách để giúp đỡ anh em thương binh và gia đình tử sĩ.

Tôi cũng rất mong muốn đồng bào sẵn sàng giúp đỡ họ về mặt vật chất và tinh thần ...”.

“Ngày Thương binh toàn quốc” đầu tiên cũng được tổ chức ở một số Tỉnh phía Nam, đặc biệt là Thành phố Sài Gòn. Tuy đang bị địch tạm chiếm và đàn áp, khủng bố rất gắt gao nhưng đồng bào đã tổ chức theo cách riêng của mình: Đến ngày đó các cửa hàng “đằng mình” đều đóng cửa nửa ngày và cũng trong thời gian đó không ai ra đường để biểu thị thái độ bất hợp tác với địch.

Từ đấy, hàng năm đến ngày 27 tháng 7, Bác Hồ đều gửi thư thăm hỏi, động viên, nhắc nhở mọi người phải biết ơn và hết lòng giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sỹ.

Từ tháng 7 năm 1955, “Ngày Thương binh toàn quốc” được đổi thành “Ngày Thương binh, Liệt sỹ” để ghi nhận những hy sinh lớn lao của đồng bào, chiến sĩ cả nước cho chiến thắng vẻ vang của toàn dân tộc.

Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, theo Chỉ thị 223/CT-TƯ ngày 8 tháng 7 năm 1975 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, từ năm 1975, ngày 27 tháng 7 hàng năm chính thức trở thành “Ngày Thương binh, Liệt sỹ” của cả nước.

Trải qua hơn nửa thế kỷ, với các tên gọi “Ngày Thương binh toàn quốc”, “Ngày Thương binh, Liệt sỹ” và được tổ chức trong những hoàn cảnh khác nhau (chiến tranh, hòa bình ở nửa đất nước, đất nước thống nhất, cả nước tiến hành công cuộc đổi mới), nhưng đúng như mục tiêu đề ra ban đầu, mỗi năm đến “Ngày Thương binh, Liệt sỹ” ngày 27 tháng 7, trên đất nước ta lại dấy lên nhiều việc làm thiết thực, đầy tình nghĩa chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ, gia đình người có công với cách mạng, thể hiện truyền thống “hiếu nghĩa bác ái”, lòng quý trọng và biết ơn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đối với những người đã vì độc lập, thống nhất của Tổ quốc, vì tự do và cuộc sống yên bình của nhân dân mà hy sinh, cống hiến.

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm “Ngày Thương binh, Liệt sỹ”, ngày 27 tháng 7 năm 1997, tại xóm Bàn Cờ, xã Hùng Sơn thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên nơi chứng kiến sự ra đời của “Ngày Thương binh toàn quốc”, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã khánh thành Khu Kỷ niệm 27/7 và dựng bia kỷ niệm với nội dung được khắc trên bia như sau:

“Nơi đây ngày 27 tháng 7 năm 1947, 300 cán bộ, bộ đội và đại diện các tầng lớp nhân dân địa phương họp mặt nghe công bố bức thư của Bác Hồ ghi nhận sự ra đời của Ngày Thương binh, Liệt sỹ”

Cũng nơi này đã được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử nhân dịp kỷ niệm 50 năm “Ngày Thương binh, Liệt sỹ”, ngày 27 tháng 7 năm 1997.

Thông qua việc đề ra và thực hiện đầy đủ chính sách xã hội đối với thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng tiếp tục đóng góp công sức vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực sự đã trở thành động lực vật chất, tinh thần giúp họ vươn lên, vượt qua khó khăn thử thách, làm chủ cuộc sống.

Đảng, Nhà nước ta luôn chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân và lòng biết ơn sâu sắc của các tầng lớp nhân dân, của các thế hệ đối với liệt sỹ, gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng. Sự cống hiến, hy sinh của họ cho độc lập, tự do của dân tộc, cho hạnh phúc của nhân dân là vô giá, không chỉ cho ngày hôm qua, hôm nay mà cho muôn đời con, cháu mai sau. Việc chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công là nghĩa vụ, trách nhiệm và niềm vinh dự của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và của mọi người, của thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau.

Làm tốt công tác đối với thương binh, liệt sỹ và Người có công với cách mạng thể hiện tính ưu việt và bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta, củng cố niềm tin của nhân dân ta vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm cơ sở cho giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa.

Address

Son La

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Khát Vọng Miền Ban Trắng posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Khát Vọng Miền Ban Trắng:

Videos

Share


Other News & Media Websites in Son La

Show All

You may also like