Phòng An ninh mạng Công an tỉnh Sóc Trăng

Phòng An ninh mạng Công an tỉnh Sóc Trăng Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Phòng An ninh mạng Công an tỉnh Sóc Trăng, Media/News Company, Soc Trang.

Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Sóc Trăng kiên quyết phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật, tội phạm mạng, tội phạm sử dụng công nghệ cao xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức theo quy định.

Hòa chung không khí chào mừng lễ Giáng sinh năm 2023 của đồng bào Công giáo, ngày 20/12, Công an tỉnh Sóc Trăng và Bạc L...
21/12/2023

Hòa chung không khí chào mừng lễ Giáng sinh năm 2023 của đồng bào Công giáo, ngày 20/12, Công an tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu đến thăm, chúc mừng các cơ sở thờ tự, chức sắc, người có uy tín trong Công giáo trên địa bàn.

Nguồn CAND

17/12/2023

Cảnh báo thủ đoạn giả danh cán bộ Công an TP. Sóc Trăng kích hoạt định danh điện tử để chiếm đoạt tài sản

Chi tiết bài viết dưới phần bình luận 👇👇👇

CÔNG AN TỈNH SÓC TRĂNG RA QUÂN BẢO ĐẢM AN NINH TRẬT TỰ TẾT NGUYÊN ĐÁN GIÁP THÌN 2024Thực hiện Chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ C...
15/12/2023

CÔNG AN TỈNH SÓC TRĂNG RA QUÂN BẢO ĐẢM AN NINH TRẬT TỰ TẾT NGUYÊN ĐÁN GIÁP THÌN 2024

Thực hiện Chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công an và của Chủ tịch UBND tỉnh về mở cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, sáng ngày 15/12, Công an tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ ra quân và hội nghị triển khai Kế hoạch mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Đại tá Phan Văn Ứng - Phó Giám đốc Công an tỉnh chủ trì và phát lệnh tại Lễ ra quân. Tham dự lễ ra quân còn có đồng chí Nguyễn Văn Sắc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, Đại tá Phạm Quốc Việt - Tỉnh ủy viên, Phó Giám đốc Công an tỉnh, Đại tá Trần Văn Hòa - Phó Giám đốc Công an tỉnh.

NGUYỄN HOÀNG - MINH TẤN - ĐỨC TRUNG - ANH TUẤN

Cảnh giác lừa đảo tuyển dụng lao động thời vụ dịp TếtLợi dụng tâm lý muốn kiếm thêm thu nhập trong dịp cuối năm và đầu n...
14/12/2023

Cảnh giác lừa đảo tuyển dụng lao động thời vụ dịp Tết

Lợi dụng tâm lý muốn kiếm thêm thu nhập trong dịp cuối năm và đầu năm mới của nhiều người, một số đối tượng đã thực hiện các chiêu trò tuyển lao động thời vụ để lừa đảo. Những cái bẫy giăng ra ngày càng tinh vi. Rất nhiều người không chỉ bị lừa đảo, tiền mất tật mang mà còn chịu gánh nặng về tâm lý.

Nguồn ANTV

🎬🎬🎬PHIM "ĐỘI ĐIỀU TRA SÓ 7"👮‍♀️👮‍♀️👮‍♀️🎥🎥🎥Ngày 14/12/2023, Điện ảnh CAND, Cục Truyền thông CAND chính thức ra mắt bộ phi...
14/12/2023

🎬🎬🎬PHIM "ĐỘI ĐIỀU TRA SÓ 7"👮‍♀️👮‍♀️👮‍♀️

🎥🎥🎥Ngày 14/12/2023, Điện ảnh CAND, Cục Truyền thông CAND chính thức ra mắt bộ phim "Đội điều tra số 7".

❤️❤️❤️Đây là một trong những dự án phim đặc biệt hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống lực lượng CAND và cũng là dấu mốc mới, đánh dấu sự trở lại của Điện ảnh CAND với mảng phim truyện.🍀🍀🍀

📡📡📡Dự kiến sẽ phát sóng trên hạ tầng OTT như: SCTV, TV360, MyTV, Vieon… và các kênh truyền hình: ANTV, Quốc hội, Nhân dân, SCTV14…🎄🎄🎄

👉👉👉Mời quý vị và các bạn đón xem
Nguồn: Bộ Công an

50 số điện thoại tuyệt đối không nên nghe, chặn ngay khi nhận được cuộc gọi-----Nhận cuộc gọi từ những số điện thoại này...
13/12/2023

50 số điện thoại tuyệt đối không nên nghe, chặn ngay khi nhận được cuộc gọi
-----
Nhận cuộc gọi từ những số điện thoại này, tất cả mọi người nên cẩn trọng nếu không muốn bị mất tiền và lộ thông tin cá nhân.

Những số điện thoại không nên nghe

Trong thời gian qua, công an các quận huyện, TP.Thủ Đức (TPHCM) phát đi thông báo về việc tái diễn nạn giả mạo nhân viên điện lực để chiếm đoạt tài sản. Theo cảnh báo của các nhà mạng, khách hàng sử dụng điện thoại nên cảnh giác với các cuộc gọi nhỡ quốc tế. Các cuộc gọi, tin nhắn quốc tế về sẽ hiển thị dấu cộng (+) hoặc 00 ở đầu, hai số tiếp theo không phải là 84 (Mã nước Việt Nam), ví dụ như: Modova (+373), Tunisia (+216), Equatorial Guinea (+240), Burkina Faso (+226)…

Những đầu số có dấu hiệu lừa đảo mà mọi người không nên nghe:

Danh sách đầu số điện thoại quốc tế: +224, +232, +252, +231, +247, +375, +381, +371, +563, +255, +370…

Trong đó, các số điện thoại quốc tế gồm : +8919008198, +4422222202, +22382271520, +22379262886, +22375260052

Các đầu số trong nước: +1900, +024, +028...

Trong đó:

Đầu số +1900 gốm có những số điện thoại sau: 19003439, 19004510, 19002191, 19003441 19002170, 19002446, 19001095, 19002190, 19002196, 19004562, 19003440, 19001199

Đầu số +024 gốm có những số điện thoại sau: 02439446395, 02499950060, 02499954266, 0249997041, 02444508888, 02499950412, 0249997037, 02499997044, 02499950212, 02499950036, 0249997038, 0249992623, 0249997035, 0249994266, 02499985212, 0245678520, 02499985220, 0249997044

Đầu số +028 gốm có những số điện thoại sau: 02899964439, ,2856786501, 02899964438, 02899964437, 02873034653, 02899950012, 02873065555, 02899964448, 02822000266, 0287108690, 02899950015, 02899958588, 02871099082, 02899996142

Cách chặn số điện thoại lạ

Điện thoại Android

Bước 1: Bấm vào ứng dụng Cuộc gọi > chọn vào kí hiệu dấu 3 chấm > chọn tiếp vào mục Cài đặt.

Bước 2: Sau đó chọn vào mục Chặn số > tiến hành bật chế độ Chặn người gọi không xác định để chặn tất cả cả số điện thoại lạ gọi vào máy.

Điện thoại Iphone

Bước 1: Bấm chọn vào mục Điện thoại trên máy > bấm vào ký hiệu dấu chấm than ! kế bên số điện thoại đang muốn chặn.

Bước 2: Sau đó bấm chọn vào mục Chặn người gọi này > cuối cùng xác nhận Chặn liên hệ

Cách kiểm tra số điện thoại lừa đảo qua tổng đài tra cứu

Khi muốn kiểm tra thông tin số điện thoại lạ nào đó, người dùng có thể liên hệ hotline tổng đài để được hỗ trợ nhanh chóng:

- Hotline Viettel: 1800 8098

Ngoài ra, đối với nhà mạng Viettel có 2 cách để kiểm tra số điện thoại lừa đảo như sau:

Cách 1: Gọi trực tiếp vào số tổng đài Viettel 1900 8198 hoặc 198 để nhờ hỗ trợ

Cách 2: Nhấn gọi vào số điện thoại cú pháp *0 # hoặc *888 # để tiến hành kiểm tra số điện thoại có phải lừa đảo hay không

- Hotline Mobifone: 1800 1090

Cách 1: Liên hệ trực tiếp với tổng đài nhà mạng thông qua số 9090, ấn phím 4 để được hỗ trợ kiểm tra số điện thoại

Cách 2: Nhấn gọi với cú pháp *555 # (miễn phí)

- Hotline Vinaphone: 1800 1091

Cách 1: Gọi điện trực tiếp đến đường dây nóng 9092, ấn phím 4 để được hỗ trợ kiểm tra số điện thoại

Cách 2: Nhập *110 # và gọi để kiểm tra số thuê bao bằng mã USSD

Cách 3: Liên hệ đến tổng đài viên của Vinaphone theo số hotline 9191 hoặc 1800 1091

Minh Tiến

Nguồn: https://toquoc.vn/50-so-dien-thoai-tuyet-doi-khong-nen-nghe-chan-ngay-khi-nhan-duoc-cuoc-goi-20231212172407919.htm

(Ảnh minh hoạ)

09/12/2023

Cẩn thận với các app hẹn hò online núp bóng lừa đảo...

Thời gian qua, các thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bọn tội phạm ngày càng diễn biến phức tạp, có chiều hươ...
08/12/2023

Thời gian qua, các thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bọn tội phạm ngày càng diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng, hoạt động phạm tội tinh vi, xảo quyệt, đa dạng về phương thức và thủ đoạn, nếu không đề cao cảnh giác sẽ rất khó phát hiện.

Với hành vi lừa đảo qua mạng xã hội, rất khó để nạn nhân đảm bảo được quyền lợi của mình bởi các đối tượng có thể sử dụng rất nhiều tài khoản facebook, trên những tài khoản đó không chứa đựng những thông tin cá nhân của họ nên việc điều tra, xử lý vi phạm sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Do đó, mỗi người dân nên đề cao cảnh giác, tự trang bị cho mình kiến thức về bảo dữ liệu cá nhân trên môi trường mạng, thường xuyên cập nhật những thủ đoạn lừa đảo mới, tuyên truyền, vận động người thân, bạn bè tích cực phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nếu nghi ngờ hoặc nhận thấy bản thân đã bị lừa đảo thì hãy báo ngay cho cơ quan công an gần nhất để kịp thời xử lý.

06/12/2023

Đánh cắp tài khoản cá nhân và nhắn tin lừa đảo chuyển tiền, thủ đoạn quá cũ nhưng nhiều người mắc phải, lý do vì sao? 👉

05/12/2023

Thời buổi kinh tế khó khăn, dẫu biết rằng nhu cầu tìm việc làm là cần thiết và cấp bách, nhưng hãy thật sự tỉnh táo trước những lời mời chào "việc nhẹ lương cao"...

Một trong những thủ đoạn phổ biến của các vụ tống tiền qua mạng là lợi dụng quan hệ tình cảm để dụ dỗ nạn nhân gửi hình ...
05/12/2023

Một trong những thủ đoạn phổ biến của các vụ tống tiền qua mạng là lợi dụng quan hệ tình cảm để dụ dỗ nạn nhân gửi hình ảnh và video clip nhạy cảm của họ, sau đó thực hiện hành vi đe doạ tống tiền.

👉 Lời khuyên: Tuyệt đối không cung cấp hình ảnh, video clip nhạy cảm của bản thân cho người khác trên mạng xã hội, cho dù đó là người thân, vì chúng ta không biết tài khoản đó bị kẻ gian chiếm quyền điều khiển bất cứ lúc nào.

LÀM GÌ ĐỂ KHÔNG TRỞ THÀNH NẠN NHÂN CỦA QUẤY RỐI TÌNH DỤC TRÊN MẠNG?......Quấy rối tình dục trên mạng (quấy rối tình dục ...
05/12/2023

LÀM GÌ ĐỂ KHÔNG TRỞ THÀNH NẠN NHÂN CỦA QUẤY RỐI TÌNH DỤC TRÊN MẠNG?......
Quấy rối tình dục trên mạng (quấy rối tình dục trực tuyến) là một vấn đề ngày càng trở nên phổ biến và nghiêm trọng. Vì sự phát tán rộng rãi trên môi trường mạng nên không chỉ nạn nhân chịu tổn thương mà người thân của họ cũng có thể bị tác động, ảnh hưởng tương tự.

Làm sao để nhận biết và ngăn chặn những hành vi đó, bà Trần Vân Anh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý phát triển bền vững (MSD), đã có những trao đổi với Báo Phụ nữ Việt Nam về vấn đề này.

- Bà có thể chia sẻ thông tin về các hành vi bạo lực tình dục, quấy rối tình dục trên mạng để bạn đọc có thể hình dung và dễ dàng nhận diện nó? Các dấu hiệu nhận biết các hành vi bạo lực tình dục kiểu này?
Bạo lực tình dục và Quấy rối tình dục là hai khái niệm liên quan đến hành vi tình dục không được đối phương đồng thuận, nhưng 2 loại hành vi này có sự khác biệt nhất định trong mức độ và tính chất.
Quấy rối tình dục qua mạng được hiểu là hành vi tình dục có tác động tiêu cực đối với nạn nhân trên bất kỳ nền tảng kỹ thuật số nào (dù công khai hay riêng tư). Đây được công nhận là một hình thức của bạo lực tình dục. Cụ thể hơn, kẻ lạm dụng chủ yếu thông qua các nền tảng mạng xã hội, sẽ tiếp cận, dụ dỗ, lôi kéo, thậm chí là ép buộc tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô và lạm dụng vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.

Dưới đây là 10 dấu hiệu mà bạn có thể nhận biết hành vi bạo lực tình dục trên mạng:

1. Gửi ảnh, video nhạy cảm: Gửi, chia sẻ hoặc đăng tải ảnh, video tình dục hoặc bạo lực mà người khác không đồng ý.

2. . Quấy rối tình dục: Gửi tin nhắn, hình ảnh hoặc nội dung liên quan đến tình dục mà người khác cảm thấy không thoải mái hoặc không đồng ý.

3. Lừa đảo tình dục (sextortion): Khi kẻ gian đe dọa hoặc lừa dối người khác để họ cung cấp thông tin cá nhân, ảnh, video riêng tư, thậm chí thực hiện các hành động tình dục với mục đích hăm dọa hoặc tống tiền sau đó.

4. Tạo nội dung không phù hợp: Tạo, chia sẻ hoặc đăng tải nội dung không phù hợp tình dục, như ảnh n**e giả mạo hoặc không đồng ý, nội dung đồi trụy hoặc xúc phạm.

5. Chia sẻ thông tin cá nhân: Chia sẻ thông tin cá nhân, hình ảnh riêng tư của người khác mà họ không chấp thuận để làm tổn hại hoặc quấy rối.

6. Bắt buộc tham gia: Ép buộc người khác tham gia vào các cuộc trò chuyện tình dục, we**am hoặc hành vi tương tự mà họ không đồng ý.

7. Tạo tài khoản giả mạo: Tạo tài khoản giả mạo để theo dõi, quấy rối hoặc lừa dối người khác trong môi trường trực tuyến.

8. Lợi dụng trẻ em: Chia sẻ, gửi hoặc đăng tải nội dung tình dục liên quan đến trẻ em, hoặc tìm cách lôi kéo trẻ em tham gia vào hành vi tình dục trực tuyến.

9. Phát tán thông tin nhạy cảm: Chia sẻ thông tin nhạy cảm, như tình dục, bằng cách đăng tải, gửi qua tin nhắn hoặc mạng xã hội mà người khác không chấp thuận.

10. Khiêu dâm trẻ em: Tìm kiếm, xem hoặc phân phát nội dung liên quan đến khiêu dâm trẻ em trên mạng.

- Những đối tượng nào dễ bị ảnh hưởng bởi các hành vi này? Xin bà lý giải kỹ hơn lý do nhóm thiểu số tính dục lại có nguy cơ cao bị bạo lực tình dục, quấy rối tình dục trên mạng?

Bất kì ai cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các hành vi bạo lực tình dục, đặc biệt là trên mạng, nhưng tôi muốn đề cập điển hình ở đây là nhóm trẻ em và thanh thiếu niên. Trẻ em và thanh thiếu niên mặc dù rất nhạy bén về công nghệ và mạng xã hội nhưng lại thường thiếu kinh nghiệm, kĩ năng và sự nhận thức về nguy cơ giao tiếp trực tuyến, do đó, họ có thể trở thành mục tiêu dễ dàng cho những kẻ có ý đồ xấu.

Cụ thể là, khi không được chuẩn bị những kĩ năng an toàn khi tham gia vào môi trường mạng, chưa biết cách cài đặt, sử dụng tài khoản mạng xã hội an toàn, tìm hiểu về cách phát hiện lừa đảo trực tuyến, hoặc không có kiến thức về cách báo cáo các hành vi quấy rối, bạo lực trực tuyến có thể dễ dàng rơi vào tình thế rủi ro như mất thông tin cá nhân, hay trở thành nạn nhân của các hành vi bạo lực tình dục trực tuyến.
Đặc biệt, nhóm thiểu số tính dục được quan sát là có nguy cơ cao bị quấy rối, bạo lực tình dục, bao gồm cả trên môi trường mạng. Đây được coi là nhóm cộng đồng dễ bị tổn thương và chính điều này cũng là một yếu tố gia tăng nguy cơ rủi ro của họ. Hiện nay, dù nhận thức xã hội đã tiến bộ và văn minh hơn nhưng cộng đồng LGBTQ vẫn đang phải chịu những định kiến và phân biệt đối xử nặng nề từ gia đình và xã hội. Điều này tác động tới việc các bạn khó hoặc không có cơ hội chia sẻ, bày tỏ với những người xung quanh và có xu hướng kết giao trên mạng xã hội.
Lợi dụng tính "yếu thế" của nhóm thiểu số tính dục, như sự thiếu tự tin, thiếu hiểu biết, thiếu kỹ năng an toàn số, v.v….., những kẻ quấy rối/gây bạo lực sẽ dễ dàng thao túng, dụ dỗ, lôi kéo và lừa đảo vào các vụ quấy rối và bạo lực. Thậm chí, ngay cả khi phát hiện ra mình là nạn nhân, các bạn cũng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm sự trợ giúp do tâm lý lo sợ bị đổ lỗi, bị trả thù, điều này làm cho bạo lực càng có xu hương gia tăng.

- Môi trường mạng là không gặp trực tiếp, người dùng có thể tham gia chủ động, có thể thoát ra bất kỳ lúc nào, vậy các đối tượng gây bạo lực có các thủ đoạn nào để chi phối tâm lý nạn nhân và thực hiện các hành vi bạo lực tình dục, quấy rối tình dục trên mạng?
Các kẻ gây bạo lực và quấy rối trên mạng thường sử dụng các thủ đoạn tinh vi để thao túng tâm lý nạn nhân và thực hiện các hành vi bạo lực tình dục. Phố biến nhất, như đã đề cập ở trên, đó là lợi dụng sự "yếu thế" của nạn nhân để uy hiếp, đe doạ nạn nhân. Quá trình thường diễn ra với thủ đoạn gồm các bước: Làm quen-cảm thông, giúp đỡ-tạo niềm tin-dụ dỗ/đe doạ-bạo lực.

Khi nắm trong tay điểm yếu của nạn nhân, kẻ gây bạo lực có thể sử dụng thông tin riêng tư (ảnh/video clip nhạy cảm, câu chuyện hay thông tin có tình tiết nhạy cảm…), thông tin lừa đảo có liên quan đến nạn nhân để họ sợ hãi không dám phản kháng, từ đó dễ dàng thao túng, ép buộc họ thực hiện các hành vi không mong muốn.

- Vậy làm thế nào để biết bản thân hay ai đó đang bị quấy rối tình dục trên mạng? Các nạn nhân phải làm gì để có thể thoát ra khỏi sự kiềm toả ấy, bảo vệ an toàn cho mình và vạch mặt những đối tượng gây bạo lực này, bắt chúng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật?
Từ các thủ đoạn thường dùng của các kẻ quấy rối tình dục trên mạng kể trên, để nhận biết liệu bản thân hoặc ai đó có thể đang bị quấy rối tình dục trên mạng, theo từng mức độ/giai đoạn.

Ở mức độ nguy cơ hay giai đoạn dụ dỗ, bước đầu quấy rối thì nạn nhân thường nhận thông tin không mong muốn: Tin nhắn/thông tin có tính chất tình dục (ảnh, video clip, bình luận, trang thông tin khiêu dâm, nhạy cảm) mà bản thân cảm thấy khó chịu hoặc không thoải mái từ bất kì ai trên mạng; lời mời hoặc đề nghị có tính chất dụ dỗ, lừa đảo, đặc biệt là từ người lạ: Giao lưu kết bạn, gửi ảnh cá nhân, thông tin cá nhân để tham gia vào trò chơi, cuộc thi có thưởng… Ở mức độ gây bạo lực sẽ là các hành vi phổ biến như: Liên tục gửi tin nhắn, ấn phẩm có tính chất tình dục, hay ép buộc thực hiện hành vi tình dục trực tuyến...
Như vậy, nếu đang gặp các dấu hiệu trên, rất có thể bạn hoặc người thân đang bị quấy rối tình dục, chúng ta cần áp dụng các biện pháp sau đây để tự bảo vệ mình:

Ngừng tương tác: Nếu bạn cảm thấy bị quấy rối, hãy bày tỏ thái độ phản đối và tắt mọi ứng dụng trực tuyến và ngừng tương tác với kẻ gây bạo lực. Không nên trả lời hoặc phản hồi lại các thông điệp không mong muốn. Chặn (block) ngay những tài khoản mà mình không muốn giao tiếp để ngăn họ tiếp cận bạn trên mạng xã hội, ứng dụng tin nhắn, hoặc bất kỳ nền tảng nào khác.

Tìm kiếm sự hỗ trợ: Nếu bạn cảm thấy bị áp lực hoặc không an toàn, hãy tìm sự hỗ trợ từ bạn bè, người thân, hoặc các chuyên gia tâm lý.

Lưu lại bằng chứng: Nếu có thể, hãy lưu lại tất cả các thông điệp, hình ảnh, video, và dấu vết liên quan đến sự quấy rối. Đây có thể là bằng chứng hữu ích nếu bạn quyết định báo cáo tình huống cho cơ quan chức năng.

Báo cáo: Sử dụng tính năng báo cáo của nền tảng trực tuyến mà bạn đang sử dụng để báo cáo tình huống quấy rối. Điều này có thể dẫn đến việc đình chỉ tài khoản hoặc hành động khác đối với người gây hại. Nếu cần, bạn cũng có thể liên hệ với cơ quan chức năng có thẩm quyền. Họ có thể tiến hành điều tra và đưa ra hình phạt pháp lý cho những người gây hại.

Tìm sự hỗ trợ pháp lý: Nếu bạn quyết định theo đuổi việc đưa người gây hại ra trước pháp luật, bạn có thể tìm sự hỗ trợ từ các luật sư hoặc tổ chức chuyên về an toàn trực tuyến và bảo vệ nạn nhân.

Tuy nhiên, tôi rất muốn nhấn mạnh về việc làm thế nào để mỗi cá nhân có thể tự mình phòng ngừa được nguy cơ trở thành nạn nhân của bạo lực tình dục trực tuyến: Hãy trở thành một công dân số thông minh và có trách nhiệm. Mỗi cá nhân cần trang bị cho mình những kĩ năng an toàn cần thiết để giúp nhận diện, phòng ngừa và ứng phó với các rủi ro. Các kĩ năng bao gồm: Biết cách cài đặt bảo mật tài khoản và cảnh báo đăng nhập và bảo vệ hai lớp, đăng nhập an toàn, cài đặt chế độ riêng tư, và kết nối chọn lọc; có tư duy phản biện và thấu cảm để nhận diện rủi ro cũng như tránh bị lôi kéo vào các hành vi gây bạo lực cho người khác.

- Dưới góc độ chuyên môn, bà có thể phân tích rõ ranh giới mong manh giữa lời khen và sự quấy rối khi lời khen nhắm vào các bộ phận nhạy cảm?
Như đã chia sẻ, bất kể hành vi nào có tính chất tính dục mà không được người nhận tiếp nhận đều được coi là quấy rối tình dục. Như vậy, theo như câu hỏi, tôi hiểu rằng lời khen cũng như vậy, những lời khen mang hàm ý hoặc nhắm vào các bộ phận nhạy cảm là có tính chất tình dục. Vậy ranh giới tuy mong manh nhưng rõ ràng nhất để phân biệt sẽ nằm ở sự tiếp nhận của người được khen.
Một lời khen có thể trở thành sự quấy rối nếu người nhận cảm thấy không thoải mái hoặc khó chịu trong quá trình nhận lời khen đó. Đặc biệt, khi người nhận đã bày tỏ thái độ không thích/không thoải mái mà vẫn tiếp tục lặp lại thì sẽ càng củng cố hành vi quấy rối rõ rệt hơn.

Thảo Chi
https://phunuvietnam.vn/lam-gi-de-khong-tro-thanh-nan-nhan-cua-quay-roi-tinh-duc-tren-mang-20230827193624024.htm

PHÒNG AN NINH MẠNG VÀ PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ CAO - CÔNG AN TỈNH SÓC TRĂNG, nhiệt liệt hưởng ứng Tháng hà...
05/12/2023

PHÒNG AN NINH MẠNG VÀ PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ CAO - CÔNG AN TỈNH SÓC TRĂNG, nhiệt liệt hưởng ứng Tháng hành động vì Bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2023 từ ngày 15/11/2023 đến 15/12/2023.

-> Với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới”.

Trong cuộc sống hiện đại, xã hội có xu hướng tiến đến việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. Xu thế này đã được Đảng và Nhà nước ta sớm nắm bắt và xây dựng các quy định pháp luật để điều chỉnh nội dung này, cụ thể là ban hành Luật Bình đẳng giới năm 2006; tiếp theo đó Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 02 Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới với 02 giai đoạn: 2011-2020 và 2021-2030. Mục tiêu chính của 02 giai đoạn này bước đầu là cơ bản bảo đảm bình đẳng thực chất giữa nam và nữ về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Tiếp theo là thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.

Xuyên suốt 02 Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới nêu trên, Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới (gọi tắt là Tháng hành động) đã được triển khai từ ngày 15/11 đến ngày 15/12 hằng năm (bắt đầu từ năm 2016). Mỗi năm một chủ đề, Tháng hành động đã góp phần mạnh mẽ trong việc thu hút sự quan tâm và tham gia của nhân dân và đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bình đẳng giới.
Các khẩu hiệu, thông điệp truyền thông:

1. Hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó bạo lực trên cơ sở giới năm 2023!
2. Đầu tư cho bình đẳng giới là đầu tư cho tương lai.
3. Bình đẳng giới là thước đo của sự văn minh, tiến bộ và công bằng xã hội.
4. Tăng quyền năng cho phụ nữ là tăng vị thế của quốc gia.
5. Giới tính không quyết định năng lực và trình độ.
6. Nam, nữ bình đẳng, xã hội văn minh, gia đình hạnh phúc.
7. Chia sẻ việc nhà, gia đình hạnh phúc.
8. Mọi hành vi bạo lực, xâm hại, quấy rối tình dục đối với phụ nữ và trẻ em là vi phạm pháp luật.
9. Mọi hình thức bạo lực đều vi phạm pháp luật và bị xử lý nghiêm minh.
10. Bình đẳng giới là chìa khóa để xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới.
11. Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương.
12. Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái .
13. Hãy tố cáo hành vi bạo lực, xâm hại, quấy rối tình dục phụ nữ và trẻ em.
14. Hãy lên tiếng khi bị bạo lực.
15. Hãy hành động vì cộng đồng bình đẳng, văn minh, an toàn và không bạo lực.
16. Im lặng không phải là cách để bảo vệ bản thân và người bị xâm hại.
17. Đồng tình với bạo lực là bạn đang cổ xúy cho hành vi sai trái!
18. Không đổ lỗi cho người bị bạo lực!
19. Hành động ngay hôm nay, bình đẳng giới trong tầm tay.

Hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023, toàn thể cán bộ, nhân viên Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Sóc Trăng, tiếp tục nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, cùng nhau xây dựng một môi trường làm việc bình đẳng và hợp tác.

CẢNH BÁO LỪA ĐẢO TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG….Bài 10: Lừa đảo đầu tư chứng khoán quốc tế, tiền ảo Nhận diện sàn đầu tư chứng kh...
04/12/2023

CẢNH BÁO LỪA ĐẢO TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
….
Bài 10: Lừa đảo đầu tư chứng khoán quốc tế, tiền ảo

Nhận diện sàn đầu tư chứng khoán quốc tế, giao dịch vàng, ngoại hối, tiền ảo, bất động sản, kinh doanh đa cấp có mục tiêu quảng cáo, lôi kéo số lượng lớn người tham gia đầu tư và có nguy cơ lừa đảo chiếm đoạt tài sản là rất quan trọng để bảo vệ mình và tránh rơi vào các cạm bẫy tài chính.

Dưới đây là một số dấu hiệu để nhận diện:

- Lời hứa quá cao: Sàn đầu tư lừa đảo thường hứa lợi nhuận vượt trội, không thể tin được và quá cao so với thị trường thực tế.

- Thiếu thông tin minh bạch: Sàn không cung cấp đầy đủ thông tin về công ty, giấy phép hoạt động, lịch sử giao dịch và nhân sự quản lý.

- Yêu cầu chuyển tiền trước: Sàn yêu cầu người tham gia chuyển khoản tiền trước khi bắt đầu giao dịch, thường là dưới hình thức phí đăng ký, phí tham gia hoặc tiền ký quỹ.

- Thiếu sự kiểm soát và giám sát: Sàn không có sự kiểm soát từ các cơ quan quản lý hoặc không được cấp phép hoạt động đúng quy định.

• Biện pháp phòng tránh:

- Tìm hiểu về hệ thống bảo mật: Đối với các sàn giao dịch và công ty trực tuyến, hãy tìm hiểu về hệ thống bảo mật và cơ chế bảo vệ thông tin cá nhân và tài sản của người dùng.

- Đánh giá từ người dùng khác: Tìm hiểu và đánh giá từ người dùng khác về trải nghiệm của họ với sàn giao dịch hoặc công ty mà bạn quan tâm.

- Cảnh giác với mức phí và chi phí: Hãy cẩn trọng với các khoản phí và chi phí không rõ ràng hoặc quá cao so với thị trường thông thường.

- Thận trọng với các lời mời giới thiệu: Hãy cẩn trọng khi người khác đề nghị hoặc giới thiệu các hoạt động đầu tư mà bạn không biết gì về.

- Nếu có nghi ngờ, hãy tìm kiếm sự tư vấn chuyên gia: Nếu bạn không chắc chắn về một sàn giao dịch hoặc công ty, hãy tìm sự tư vấn từ chuyên gia tài chính hoặc luật sư để đảm bảo rằng bạn đưa ra quyết định thông minh và an toàn. Lưu ý rằng việc nhận diện và phòng ngừa lừa đảo là rất quan trọng. Hãy luôn giữ cảnh giác và chỉ tin tưởng vào các nền tảng và sàn giao dịch có uy tín và được xác thực.

🔔Theo dõi và cập nhật các thông tin, tình huống, dấu hiệu về lừa đảo trực tuyến tại Cổng không gian mạng quốc gia (khonggianmang.vn). Nếu phát hiện dấu hiệu lừa đảo, hãy gửi phản ánh về địa chỉ của Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam https://canhbao.khonggianmang.gov.vn.

CẢNH BÁO LỪA ĐẢO TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG……..Bài 9: Phát tán tin nhắn giả mạo thương hiệu (SMS Brandname – Tin nhắn thương h...
03/12/2023

CẢNH BÁO LỪA ĐẢO TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
……..
Bài 9: Phát tán tin nhắn giả mạo thương hiệu (SMS Brandname – Tin nhắn thương hiệu)

Dịch vụ SMS Brandname Là dịch vụ cung cấp cho các Cơ quan / Tổ chức / Doanh nghiệp / Hộ kinh doanh cá thể nhằm truyền thông nội bộ, chăm sóc khách hàng hoặc quảng cáo sản phẩm bằng hình thức gửi tin nhắn hiển thị thương hiệu.

• Dấu hiệu nhận biết: Tình trạng tin nhắn SMS Brandname giả mạo phần lớn xuất phát từ việc các đối tượng sử dụng trạm phát sóng BTS giả mạo để gửi hàng loạt tin nhắn lừa đảo tới người dùng với mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản. Các điện thoại với tính năng tự động kết nối vào các trạm BTS có cường độ sóng mạnh, do cơ chế này nên các máy điện thoại tự động kết nối vào trạm BTS giả đang phát 2G ở gần. Các đối tượng đem thiết bị lên ô tô hoặc xe máy để di chuyển đến những nơi đông người, phát tán tin nhắn tới những thuê bao kết nối vào trạm BTS giả. Mỗi thiết bị BTS giả có thể phát tán tới mấy chục nghìn tin nhắn/1 ngày. Đây là thủ đoạn tấn công khai thác điểm yếu xác thực của mạng 2G. Đến nay vẫn chưa có giải pháp kỹ thuật nào để ngăn chặn triệt để được nguy cơ này. Theo thông tin ghi nhận, các thiết bị được sử dụng để tạo trạm BTS giả là các thiết bị trôi nổi vào Việt Nam không qua thị trường chính ngạch.

• Biện pháp phòng tránh Để chủ động ngăn chặn tình trạng này, bản thân mỗi người dùng cũng phải trang bị đầy đủ các kiến thức, thông tin liên quan đến các hình thức mạo danh thương hiệu. đồng thời tham khảo các khuyến cáo từ Cục An toàn thông tin để phòng tránh sập bẫy lừa đảo.

1. Lưu ý rằng các ngân hàng, đơn vị cung cấp dịch vụ, nhà sản xuất,... thường sẽ không yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân thông qua SMS, email, phần mềm chat,... Bởi vậy, việc xuất hiện các tin nhắn có nội dung yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân là điều bất thường. Hãy đọc kỹ nội dung tin nhắn, kiểm tra các lỗi chính tả, xem xét một cách tỉnh táo, cẩn thận, không vội vã trả lời hay thực hiện theo nội dung trong tin nhắn.

2. Tuyệt đối không truy cập các đường link, liên kết trong tin nhắn lạ hoặc không rõ nguồn gốc. Không đăng nhập tài khoản cá nhân vào những địa chỉ này.

3. Không cung cấp tên, mật khẩu đăng nhập ngân hàng trực tuyến, mã xác thực OTP, số thẻ ngân hàng qua điện thoại, email, mạng xã hội và các trang web. Chỉ sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử thông qua website chính thức của ngân hàng, có thể liên hệ với tổng đài ngân hàng để lấy thông tin trang chính thức. Các website chính thức của các tổ chức ngân hàng thường sử dụng giao thức https và kết thúc bằng đuôi .vn.

4. Khi nhận được các tin nhắn có dấu hiệu bất thường phải liên lạc ngay với đơn vị chủ quản của brandname thông qua hotline. Luôn gọi điện thoại kiểm chứng lên công ty, tổ chức, ngân hàng có liên quan, bằng cách tìm thông tin liên hệ phòng chăm sóc khách hàng của hô để hỏi họ xem có phải trang web, ứng dụng là của họ hay không!

5. Ngoài ra, trong trường hợp phát hiện lừa đảo, người dùng cũng cần lưu lại các bằng chứng, thực hiện phản ánh tới Doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý; bên cạnh đó cung cấp các bằng chứng đã có tới các cơ quan chức năng của Bộ Công an nơi gần nhất đề nghị xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

6. Theo dõi và cập nhật các thông tin, tình huống, dấu hiệu về lừa đảo trực tuyến tại Cổng không gian mạng quốc gia (khonggianmang.vn). Nếu phát hiện dấu hiệu lừa đảo, hãy gửi phản ánh về địa chỉ của Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam https://canhbao.khonggianmang.gov.vn.

CẢNH BÁO LỪA ĐẢO TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG------Bài 8:  Cài cắm ứng dụng, link quảng cáo cờ bạc, cá độ, tín dụng đen...     N...
02/12/2023

CẢNH BÁO LỪA ĐẢO TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
------
Bài 8: Cài cắm ứng dụng, link quảng cáo cờ bạc, cá độ, tín dụng đen...

Người dân tuyệt đối không cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng trên các trang web và ứng dụng không tin cậy để tránh bị mất tiền oan.

Dấu hiệu nhận biết:

Lợi dụng tính năng cho phép đăng thông tin của trang web như đăng hỏi đáp,d iễn đàn, tải tập tin, các đối tượng xấu đưa quảng cáo lên. Các ứng dụng vay tiền trực tuyến hay các link quảng cáo cờ bạc, cá độ thường được quảng cáo rộng rãi trên các trang web với những tiêu đề thu hút như “Không cần thế chấp, lãi suất không đồng”,
“Vay siêu tốc, nhận tiền sau 30 phút, lãi suất thấp, nhận tiền ngay”... hoặc nhắn tin qua số điện thoại kèm theo đường link đến ứng dụng... Người có nhu cầu tham gia chỉ cần ấn (click) vào những trang quảng cáo, tải các ứng dụng về máy tính hoặc điện
thoại thông minh, nhập các thông tin cá nhân, số tài khoản ngân hàng nhận tiền, ảnh chứng minh nhân dân, ảnh cá nhân và đồng ý cho truy cập vào danh bạ cá nhân...

Thực tế, các app vay tiền biến tướng này thường mạo danh hoặc giả mạo là một công ty để gây dựng lòng tin ban đầu đối với nạn nhân, nhắm đến những người nhẹ dạ cả tin, thiếu cảnh giác/hiểu biết đối với các tấn công lừa đảo qua mạng.

Ngoài ra, khi người dùng đồng ý cấp quyền truy cập danh bạ, hình ảnh thì các ứng dụng này cũng sẽ sao lưu được các thông tin số điện thoại có trong danh bạ cũng như các hình ảnh được lưu trong điện thoại. Chính vì vậy, các đối tượng lừa đảo đã có được thông tin để đe dọa, làm phiền nạn nhân và người thân của họ. Các điều khoản, chính sách của các app này cũng chứa các nội dung bất lợi cho nạn nhân, bao gồm thỏa thuận buộc nạn nhân chấp nhận mọi hình thức thu hồi nợ, bất chấp đó là các hình thức đe dọa, khủng bố mạng, bôi nhọ danh dự nạn nhân.

Biện pháp phòng tránh

Nếu cần vay tiền, bạn nên tìm đến các tổ chức cho vay uy tín như ngân hàng, hoặc các công ty tài chính hợp pháp.

Tuyệt đối không cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng trên các trang web và ứng dụng không tin cậy.

Khi cài đặt bất kỳ ứng dụng nào, đặc biệt liên quan đến tài chính, bạn nên xem xét cẩn thận các quyền mà ứng dụng yêu cầu cũng như đọc kỹ các điều khoản, chính sách của ứng dụng này. Nếu phát hiện có điểm đáng ngờ, hãy hủy cài đặt ứng dụng ngay lập tức.

Nếu phát hiện bất kỳ ứng dụng, website có dấu hiệu lừa đảo nào, bạn cũng có thể báo cáo với NCSC tại địa chỉ https://canhbao.khonggianmang.gov.vn

Theo dõi và cập nhật các thông tin, tình huống, dấu hiệu về lừa đảo trực tuyến tại Cổng không gian mạng quốc gia (khonggianmang.vn)

CẢNH BÁO LỪA ĐẢO TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG-----Bài 7: Giả danh các công ty tài chính, ngân hàng thu thập thông tin      Trước...
01/12/2023

CẢNH BÁO LỪA ĐẢO TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
-----
Bài 7: Giả danh các công ty tài chính, ngân hàng thu thập thông tin

Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, thời gian qua đã xuất hiện tình trạng mạo danh các tổ chức tài chính, ngân hàng nhằm lừa đảo và thu thập thông tin người dùng. Vì vậy, người dân cần nâng cao cách giác để bảo vệ thông tin cá nhân và tài sản của mình.

Dấu hiệu nhận biết:

Thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng là đánh vào tâm lý của những người đang cần tiền kinh doanh, tiêu xài, muốn được vay với số tiền lớn nhưng lại gặp khó do dính nợ xấu hoặc không đủ điều kiện vay vốn tại các tổ chức tài chính. Từ đó, các đối tượng mạo danh một số ngân hàng và các công ty tài chính có thật tại Việt Nam, tạo lập website, ứng dụng, chạy quảng cáo thông qua các nền tảng mạng xã hội để chào mời cho vay tín chấp với lãi suất đặc biệt thấp.

Các đối tượng lừa đảo tạo lập hàng nghìn tài khoản facebook với các nguồn thông tin giả, tham gia vào các hội nhóm, diễn đàn, đăng bài quảng cáo cho vay tín chấp với lãi suất thấp (chỉ 1%/ tháng), thủ tục vay đơn giản, không cần gặp trực tiếp; nợ xấu vẫn vay được; không thế chấp, không thẩm định, chỉ cần Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân và có tài khoản ngân hàng/thẻ ATM là có thể vay được tiền...

Khi có người vay tiếp cận, các đối tượng sẽ dẫn dụ, yêu cầu người vay cung cấp thông tin cá nhân, như: họ tên, số điện thoại, ảnh chụp CMND/CCCD, ảnh chụp chân dung... phục vụ làm hồ sơ vay.

Sau khi dụ người vay chuyển tiền phục vụ hỗ trợ xác minh, duyệt khoản vay, các đối tượng tiếp tục viện dẫn hàng loạt các lý do khoản vay không được giải ngân xuất phát từ lỗi khai hồ sơ của người vay (như khai sai tên người hưởng thụ, đổi cách viết tên người hưởng thụ từ chữ in thường sang in hoa, không đủ điều kiện vay, thừa hoặc sai một số trên số căn cước công dân...). Từ đó, chúng yêu cầu người vay phải nộp thêm các khoản tiền để bảo đảm khoản vay hoặc khắc phục lỗi hệ thống; hứa hẹn sẽ hoàn trả lại số tiền đã gửi cho khách hàng sau khi khoản vay được giải ngân. Tuy nhiên, khi người vay chuyển tiền vào số tài khoản của các đối tượng cung cấp, các đối tượng sẽ lập tức chiếm đoạt và ngắt liên lạc.

Với thủ đoạn lừa đảo tinh vi trên, bị hại không những bị mất tiền mà còn bị mất toàn bộ thông tin danh tính cá nhân, tiềm ẩn nguy cơ tiếp tục bị lợi dụng để phục vụ cho các hoạt động vi phạm pháp luật khác, ví dụ như: đăng kí SIM không chính chủ, đăng kí mở tài khoản ngân hàng, ví điện tử phục vụ các hoạt động lừa đảo, rửa tiền, cá độ trực tuyến...

Biện pháp phòng tránh

Trước thủ đoạn lừa đảo tinh vi, có nhiều diễn biến phức tạp trên không gian mạng, người dân cần:

- Chủ động nâng cao ý thức cảnh giác trước các thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Khi có nhu cầu vay tiền, cần liên hệ trực tiếp với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng để được tư vấn, hướng dẫn làm thủ tục vay vốn.

- Cảnh giác, tìm hiểu kỹ, xác thực chính xác công ty tài chính, tư vấn viên trước khi tiến hành các thủ tục vay tiền bằng cách: kiểm tra mã số thuế, địa chỉ, người đại diện công ty, gọi điện thoại đến các số đường dây nóng, chăm sóc khách hàng của các công ty, kiểm tra kỹ các đường link trang web trước khi truy cập. Nên tư vấn thêm ý kiến của người thân có nhiều kinh nghiệm trước khi làm các thủ tục vay.

- Không cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân (Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, địa chỉ, hình ảnh nhận diện khuôn mặt...) khi chưa xác định chính xác website, ứng dụng và danh tính tư vấn viên.

- Tuyệt đối không cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng, mã OTP được gửi vào hòm thư, điện thoại di động cho các đối tượng. Không chuyển tiền vào tài khoản cá nhân mà các đối tượng lạ cung cấp, dụ dỗ.

- Nhanh chóng trình báo cơ quan Công an nơi gần nhất khi phát hiện thủ đoạn mạo danh, lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc bị mạo danh, lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Address

Soc Trang
95000

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Phòng An ninh mạng Công an tỉnh Sóc Trăng posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share


Other Soc Trang media companies

Show All

You may also like