Quảng Trị chung tay chống dịch

Quảng Trị chung tay chống dịch Fanpage chính thức của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Trị cung cấp thông tin, trang bị kiến thức phòng, chống dịch COVID-19

KIỂM SOÁT, QUẢN LÝ BỀN VỮNG DỊCH BỆNH COVID-19 GIAI ĐOẠN 2023 - 2025 UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 256/KH-UBND ngày ...
02/01/2024

KIỂM SOÁT, QUẢN LÝ BỀN VỮNG DỊCH BỆNH COVID-19 GIAI ĐOẠN 2023 - 2025

UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 256/KH-UBND ngày 28/12/2023 về kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh COVID-19 giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Với phương châm “sớm hơn một bước, cao hơn một cấp”, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế và các Bộ, ngành Trung ương, của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh kịp thời xây dựng các phương án, kế hoạch, văn bản chỉ đạo phòng, chống dịch cụ thể, quyết liệt, toàn diện theo các kịch bản phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh. Chủ động, sẵn sàng ứng phó, kiểm soát hiệu quả, bền vững dịch COVID-19 cùng với việc quản lý các bệnh truyền nhiễm khác để bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của Nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất thanh toán chi phí điều trị COVID-19, chế độ chính sách cho người tham gia chống dịchTừ 20/10...
31/10/2023

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất thanh toán chi phí điều trị COVID-19, chế độ chính sách cho người tham gia chống dịch

Từ 20/10/2023, bệnh COVID-19 không còn là bệnh truyền nhiễm nhóm A mà chuyển sang nhóm B của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Theo đó, các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 được thực hiện theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm nhóm B.

Theo đó, trong văn bản gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ Y tế cho biết ngày 19/10/2023, Bộ Y tế đã có Quyết định số 3896/QĐ-BYT về việc điều chỉnh bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (COVID-19) từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Quyết định nêu rõ, từ 20/10/2023, bệnh COVID-19 không còn là bệnh truyền nhiễm nhóm A mà chuyển sang nhóm B của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Theo đó, các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 được thực hiện theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm nhóm B.

Để đảm bảo sự đồng bộ trong việc thực hiện các chính sách, biện pháp phòng, chống dịch khi chuyển từ nhóm A sang nhóm B, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Y tế các Bộ, ngành, cơ sở y tế thực hiện một số nội dung, cụ thể:
Theo đó, đối với việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh và tiền ăn, sinh hoạt phí đối với người bệnh COVID-19 kể từ ngày 20/10/2023:
Đối với người có thẻ BHYT thanh toán theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; người không có thẻ bảo hiểm y tế tự thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định;
Đối với chi phí tiền ăn, sinh hoạt phí thực hiện theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm nhóm B.

Về những trường hợp người bệnh vào viện trước ngày 20/10/2023 và ra viện sau ngày 20/10/2023:
Chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh COVID-19 trước ngày 20/10/2023 thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 29/2022/NĐ-CP ngày 29/4/2022 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết số12/2021/UBTVQH15 ngày 30/12/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Chi phí tiền ăn, sinh hoạt phí đối với người bệnh COVID-19 kể từ ngày 20/10/2023 thực hiện theo hướng dẫn quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm nhóm B.

Tại văn bản này, Bộ Y tế nêu rõ: Các chế độ chính sách cho người tham gia phòng, chống dịch COVID- 19 thuộc nhóm B được thực hiện theo Quyết định 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 về việc quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch kể từ ngày 20/10/2023.

Bộ Y tế đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các đơn vị liên quan chủ động phối hợp rà soát các nguồn lực đã được mua sắm, đầu tư và căn cứ vào hướng dẫn chuyên môn y tế để xây dựng nhu cầu và bảo đảm kinh phí khám bệnh, chữa bệnh và giám sát dịch bệnh khi dịch COVID-19 chuyển từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B.
Nguồn: Bộ Y tế

BAN CHỈ ĐẠO QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 THỐNG NHẤT CHUYỂN BỆNH COVID-19 TỪ NHÓM A SANG NHÓM BChiều ngày 03/6/202...
03/06/2023

BAN CHỈ ĐẠO QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 THỐNG NHẤT CHUYỂN BỆNH COVID-19 TỪ NHÓM A SANG NHÓM B

Chiều ngày 03/6/2023, tại Phiên họp thứ 20 Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia) báo cáo về công tác phòng, chống dịch COVID-19. Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 thống nhất chuyển bệnh COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B, đồng thời, ban hành hướng dẫn việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 phù hợp với dịch bệnh nhóm B và khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới để xây dựng Kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững đối với dịch COVID-19 giai đoạn 2023-2025 phù hợp với tình hình mới.

Thực hiện chỉ đạo của Ban chỉ đạo Quốc gia, Bộ Y tế xin đưa ra các căn cứ sau:

(1) Cơ sở căn cứ tham mưu ban hành Quyết định chuyển bệnh COVID-19 từ nhóm A sang nhóm B và đồng thời ban hành hướng dẫn thực hiện

Đối chiếu các quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm và qua theo dõi diễn biến dịch tại Việt Nam cho thấy, bệnh COVID-19 không còn đáp ứng các tiêu chí dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A, Bộ Y tế đề xuất áp dụng quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm để điều chỉnh bệnh COVID-19 từ nhóm A sang nhóm B. Lý do:

- Theo Tổ chức y tế thế giới, SARS-CoV-2 (vi rút gây ra bệnh COVID-19) vẫn là vi rút có tốc độ lây truyền nhanh. Tuy nhiên, tại Việt Nam, số ca mắc hiện nay đã giảm 8,5 lần so với 2021, giảm 48 lần so với 2022 (từ đầu năm 2023 đến ngày 29/5/2023, ghi nhận 85.493 ca mắc, trung bình hàng tháng ghi nhận 17.000 ca mắc). Bên cạnh đó, tỷ lệ tử vong do COVID-19 trong 5 tháng đầu năm 2023 giảm mạnh xuống còn 0,02% so với tỷ lệ tử vong năm 2021 là 1,86%, năm 2022 là 0,1%, tương đương hoặc thấp hơn tỷ lệ tử vong của một số bệnh truyền nhiễm nhóm B đang được ghi nhận tại Việt Nam trong 05 năm gần đây như: Sốt xuất huyết (0,022%), Sốt rét (0,017%), Bạch hầu (0,102%), Ho gà (0,417%).

- Đã xác định rõ tác nhân gây bệnh COVID-19 là vi rút SARS-CoV-2.

- Bệnh COVID-19 hiện nay đáp ứng các tiêu chí thuộc bệnh truyễn nhiễm nhóm B theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm: Nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.

* Việc phân loại COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A tại thời điểm năm 2020 được căn cứ các tiêu chí quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, cụ thể: Nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.

- Để có thể triển khai đồng bộ, thống nhất các biện pháp phòng, chống dịch sau khi bệnh COVID-19 chuyển từ nhóm A sang nhóm B, Bộ Y tế đang chỉ đạo các đơn vị rà soát các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 để xem xét, quyết định việc áp dụng các biện pháp phù hợp với tình hình dịch bệnh thời gian tới.

(2) Thẩm quyền công bố dịch

- Thời điểm COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A: Thực hiện Điểm c Khoản 2 Điều 38 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm: “Thủ tướng Chính phủ công bố dịch theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế”. Căn cứ vào điểm này và tình hình dịch COVID-19, năm 2020 Bộ Y tế đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ công bố dịch COVID-19 trên phạm vi toàn quốc tại Quyết định số 447/QĐ-TTg ngày 01/4/2020.

- Khi chuyển bệnh COVID-19 sang bệnh truyền nhiễm nhóm B: thực hiện theo Điểm a, b, Khoản 2, Điều 38 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công bố dịch theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế; Bộ trưởng Bộ Y tế công bố dịch theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh khi có từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công bố dịch.

Như vậy, dịch COVID-19 khi chuyển sang nhóm B không còn thuộc đối tượng công bố dịch của Thủ tướng Chính phủ; do đó Quyết định 447/QĐ-TTg ngày 01/4/2020 không còn phù hợp. Bộ Y tế báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành Quyết định công bố hết hiệu lực của Quyết định 447/QĐ-TTg.

Sau khi Quyết định công bố hết hiệu lực của Quyết định 447/QĐ-TTg được ban hành, Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện việc đánh giá tình hình dịch tại địa phương và thực hiện các biện pháp đáp ứng chống dịch theo quy định.

(3) Về điều kiện và thẩm quyền công bố HẾT DỊCH COVID-19

- Điều kiện công bố hết dịch COVID-19:

Thực hiện theo Khoản 1, Điều 40, Mục 1, Chương IV của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Khoản 1, Điều 5 của Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ và Điều 1 của Quyết định số 07/2020/QĐ-TTg ngày 26/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ, cần có 02 điều kiện: Không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới sau 28 ngày; Đã thực hiện các biện pháp chống dịch quy định tại Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

- Thẩm quyền công bố hết dịch COVID-19:

Thực hiện theo Khoản 2, Điều 40, Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm: “Người có thẩm quyền công bố dịch có quyền công bố hết dịch theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền”.

+ Khi COVID-19 đang ở bệnh truyền nhiễm nhóm A:

Điểm c, Khoản 3, Điều 5 của Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ: “Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định xem xét đề nghị Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A đối với trường hợp dịch mà Thủ tướng Chính phủ đã công bố dịch”.

+ Khi chuyển bệnh COVID-19 sang bệnh truyền nhiễm nhóm B:

Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố căn cứ vào tình hình thực tế của dịch COVID-19 để thực hiện việc công bố hết dịch theo quy định pháp luật hiện hành.

Do vậy, Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố cần chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện việc rà soát tình hình dịch bệnh, công bố dịch, công bố hết dịch theo quy định của pháp luật; Thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, hướng dẫn của Bộ Y tế và các bộ, ngành; rà soát các văn bản, hướng dẫn về phòng, chống dịch COVID-19 của địa phương để bãi bỏ, sửa đổi theo thẩm quyền.

Trong hơn 03 năm qua để phòng, chống dịch COVID-19, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ ngành, địa phương đã ban hành các văn bản để chỉ đạo hoạt động phòng, chống dịch, trong đó, có quy định nhiều biện pháp đặc thù chưa có tiền lệ nên khi chuyển nhóm bệnh COVID-19 sẽ kéo theo việc phải điều chỉnh đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch hiện đang được áp dụng cũng như các quy định liên quan đến chế độ, chính sách đối với người tham gia phòng, chống dịch, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh COVID-19,...

Ngày 03/5/2023, WHO công bố Chiến lược Chuẩn bị và Ứng phó với COVID-19 giai đoạn 2023-2025, ngay thời điểm đó, Bộ Y tế đã xây dựng dự thảo Kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững đối với dịch COVID-19 giai đoạn 2023-2025 và đang tổng hợp ý kiến, sớm ban hành Kế hoạch để tiếp tục duy trì, kiểm soát hiệu quả, quản lý bền vững dịch COVID-19 trong thời gian tới.

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19
18/04/2023

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19

NGÀY 15/4/2023: CÓ 775 CA MẮC COVID-19 MỚITheo Bộ Y tế, ngày 15/4/2023 cả nước có 775 ca COVID-19 mới. Đây là ngày thứ 2...
16/04/2023

NGÀY 15/4/2023: CÓ 775 CA MẮC COVID-19 MỚI

Theo Bộ Y tế, ngày 15/4/2023 cả nước có 775 ca COVID-19 mới. Đây là ngày thứ 2 liên tiếp, kể từ đầu năm 2023 số ca mắc COVID-19 mới tăng cao

BỘ Y TẾ: COVID-19 LÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP ĐƯỢC HƯỞNG BHXH TỪ NGÀY 01/4/2023Theo Thông tư 02 do Bộ Y tế vừa ban hành, Bộ Y tế...
10/02/2023

BỘ Y TẾ: COVID-19 LÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP ĐƯỢC HƯỞNG BHXH TỪ NGÀY 01/4/2023

Theo Thông tư 02 do Bộ Y tế vừa ban hành, Bộ Y tế đã bổ sung COVID-19 vào danh sách các bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH. Thông tư này có hiệu lực từ 1/4/2023. Như vậy COVID-19 trở thành bệnh nghề nghiệp thứ 35.

Có 6 nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc với virus SARS- CoV-2 là bệnh nghề nghiệp hưởng BHXH

Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương ký ban hành, Bộ Y tế nêu rõ bệnh COVID-19 được xem là một loại bệnh nghề nghiệp.

Bệnh phát sinh trong quá trình lao động do người lao động phải tiếp xúc với vi rút SARS-CoV-2 có trong môi trường lao động.

Thông tư nêu rõ yếu tố gây bệnh được xác định bằng một trong các văn bản:

Biên bản xác định tiếp xúc nghề nghiệp với virus SARS-CoV-2;
Văn bản cử tham gia phòng chống dịch, phục vụ, cứu trợ người nhiễm virus SARS-CoV-2 do lãnh đạo đơn vị ký xác nhận, đóng dấu và các văn bản khác phù hợp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
Đánh giá yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp quy định;
Biên bản xác nhận tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính.

Theo Bộ Y tế, người lao động làm nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc với virus SARS-CoV-2 bao gồm 6 nhóm cơ bản:

Người làm nghề, công việc tại cơ sở y tế.
Người làm nghề, công việc trong phòng thí nghiệm, lấy mẫu, vận chuyển mẫu, xử lý, bảo quản và tiêu hủy mẫu có chứa virus SARS-CoV-2
Người làm nghề, công việc phòng chống dịch, phục vụ, cứu trợ người nhiễm virus SARS-CoV-2 bao gồm: Người làm nghề, công việc trực tiếp trong khu cách ly tập trung, cách ly y tế tại nhà, cách ly y tế vùng có dịch, hỗ trợ chăm sóc người bệnh COVID-19 tại nhà; Người vận chuyển, phục vụ người bệnh COVID-19 Người vận chuyển, khâm liệm, bảo quản, hỏa táng, mai táng thi hài người bệnh COVID-19; Người giám sát, điều tra, xác minh dịch COVID-19 Nhân viên hải quan, ngoại giao, nhân viên làm công tác xuất nhập cảnh
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng và viên chức quốc phòng
Chiến sĩ, sĩ quan thuộc lực lượng công an
Người làm nghề, công việc khác được cử tham gia phòng chống dịch COVID-19.

Theo Bộ Y tế, thời gian tiếp xúc tối thiểu (thời gian tiếp xúc ngắn nhất với yếu tố có hại trong quá trình lao động để có thể gây bệnh nghề nghiệp): 01 (một) lần. Thời gian bảo đảm (khoảng thời gian kể từ khi người lao động đã thôi tiếp xúc với nguồn lây đến thời điểm phát bệnh: 28 (hai mươi tám) ngày.

COVID-19 và những bệnh nào là bệnh nghề nghiêp?
Việc chẩn đoán xác định bệnh COVID-19 theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tại Quyết định số 250/QĐ-BYT ngày 28/1/2022 về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 và Quyết định số 437/QĐ-BYT ngày 27/2/2022 về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm của Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19.

Bộ Y tế nêu rõ thời gian khám xác định di chứng: sau tối thiểu sáu tháng kể từ khi mắc bệnh COVID-19 và được điều trị ổn định. Trường hợp không điều trị ổn định được thực hiện theo quy định hiện hành.

Bộ Y tế hướng dẫn những người làm nghề, công việc trên được chẩn đoán xác định mắc bệnh COVID-19 do tiếp xúc trong quá trình lao động trong thời gian từ ngày 1/2/2020 đến trước ngày 1/4/2023 được lập hồ sơ bệnh nghề nghiệp để khám giám định và được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp theo các quy định hiện hành.

Như vậy, danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH từ ngày 01/04/2023 như sau:

1. Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp.

2. Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp.

3. Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp.

4. Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp.

5. Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp.

6. Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp.

7. Bệnh hen nghề nghiệp.

8. Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp.

9. Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen.

10. Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp.

11. Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp.

12. Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp.

13. Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp.

14. Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp.

15. Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp.

16. Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp.

17. Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp.

18. Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn.

19. Bệnh giảm áp nghề nghiệp.

20. Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân.

21. Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ.

22. Bệnh phóng xạ nghề nghiệp.

23. Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp.

24. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp.

25. Bệnh sạm da nghề nghiệp.

26. Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm.

27. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài.

28. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su.

29. Bệnh Leptospira nghề nghiệp.

30. Bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp.

31. Bệnh lao nghề nghiệp.

32. Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

33. Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp.

34. Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp.

35. Bệnh COVID-19 nghề nghiệp.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.526.627 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.485 ca nhiễm). Tổng số người mắc COVID-19 ở nước ta đã khỏi là: 10.614.644 ca.

INFOGRAPHIC KHUYẾN CÁO PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 CỦA TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI VIỆT NAM VÀ BỘ Y TẾ NHÂN DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN ...
17/01/2023

INFOGRAPHIC KHUYẾN CÁO PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 CỦA TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI VIỆT NAM VÀ BỘ Y TẾ NHÂN DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN QUÝ MÃO 2023

CHỦ ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TẾT NGUYÊN ĐÁN QUÝ MÃO 2023
11/01/2023

CHỦ ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TẾT NGUYÊN ĐÁN QUÝ MÃO 2023

THÔNG TIN VỀ BIẾN THỂ PHỤ XBB CỦA OMICRONTheo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), biến thể XBB của virus SARS-CoV-2 đã lây lan ...
08/01/2023

THÔNG TIN VỀ BIẾN THỂ PHỤ XBB CỦA OMICRON

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), biến thể XBB của virus SARS-CoV-2 đã lây lan ở hơn 70 quốc gia. Ở nước ta, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm đã ghi nhận sự xuất hiện của biến thể XBB tại tỉnh Tây Ninh và TP Hồ Chí Minh. WHO khuyến nghị người dân nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa với biến thể XBB tương tự như chúng ta đã thực hiện đối với các biến thể phụ khác của Omicron và COVID-19 nói chung. Đó là đeo khẩu trang ở nơi đông người và trong không gian kín, rửa tay thường xuyên, tiêm vaccine phòng COVID-19 đầy đủ, bao gồm tất cả các liều nhắc lại được cơ quan y tế khuyến nghị.

ĐÁNH GIÁ CỦA WHO VỀ BIẾN THỂ PHỤ XBB CỦA OMICRON VÀ KHUYẾN CÁO TĂNG CƯỜNG PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19                     ...
07/01/2023

ĐÁNH GIÁ CỦA WHO VỀ BIẾN THỂ PHỤ XBB CỦA OMICRON VÀ KHUYẾN CÁO TĂNG CƯỜNG PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19

Ngày 06/01/2023, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam Dr.Angela Pratt đã trả lời phỏng vấn về đánh giá của WHO về biến thể phụ XBB của Omicron, cũng như các khuyến cáo tăng cường phòng chống dịch COVID-19 đối với Việt Nam như sau:
1. Đánh giá của WHO về biến thể phụ XBB của Omicron: Sự xuất hiện của biến thể mới này cho thấy rằng thật không may, đại dịch COVID-19 vẫn chưa kết thúc, dù tất cả chúng ta đều mong điều đó xảy ra!
Chúng ta biết rằng bất cứ nơi nào có COVID-19 đang lưu hành, ở đó sẽ hiện diện nguy cơ gia tăng số ca mắc mới và sự xuất hiện của các biến thể mới nguy hiểm.
Kể từ tháng 6 năm 2022, Omicron là biến thể đáng quan ngại duy nhất lưu hành trên toàn cầu, tuy nhiên, từ biến thể Omicron, chúng ta đã thấy sự xuất hiện của một số biến thể phụ, bao gồm XBB – là biến thể tái tổ hợp –được kết hợp từ hai biến thể phụ khác của Omicron.
Biến thể XBB và các biến thể phụ của nó đã được phát hiện tại hơn 10 quốc gia trong khu vực Tây Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, và sẽ tiếp tục lây lan trong thời gian tới.
Dựa trên những gì chúng ta biết hiện nay, biến thể XBB và các biến thể phụ của nó dễ lây lan hơn các biến thể phụ khác. Đây là một thông tin đáng lo ngại.
Mặc dù các nghiên cứu đang được tiến hành để hiểu rõ hơn về khả năng tránh miễn dịch của biến thể này – tức là khả năng vượt qua “lá chắn” bảo vệ do các loại vắc xin phòng COVID-19 hiện có cung cấp - nhưng tin tốt là cho đến nay, không có bằng chứng về sự thay đổi mức độ nghiêm trọng của bệnh do biến thể XBB gây ra. Các biện pháp chẩn đoán và bảo vệ hiện tại vẫn có hiệu lực – bao gồm cả các vắc xin phòng COVID-19 được WHO phê chuẩn.
Những loại vắc xin phòng COVID-19 này đã chống chọi tốt với các biến thể mới và vẫn có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa bệnh nặng và tử vong do COVID-19.
Vì vậy, trong thời điểm hiện tại, WHO khuyến nghị áp dụng các biện pháp phòng ngừa với biến thể XBB tương tự như chúng ta đã thực hiện đối với các biến thể phụ khác của Omicron và COVID-19 nói chung. Đó là: đeo khẩu trang ở những nơi có nguy cơ cao như nơi đông người và trong không gian kín, rửa tay thường xuyên, và cả người lớn lẫn trẻ em hãy đảm bảo rằng mình đã được tiêm vắc xin phòng COVID-19 đầy đủ, bao gồm tất cả các liều nhắc lại được cơ quan y tế khuyến nghị.
Trong mùa lễ Tết Nguyên Đán 2023 sắp tới, – tất nhiên chúng tôi mong muốn mọi người được vui vẻ và tận hưởng thời gian với bạn bè và gia đình, nhưng đồng thời chúng tôi cũng kêu gọi mọi người đề cao cảnh giác để bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của bản thân.
Vì vậy, vẫn còn thời gian trước khi kì nghỉ lễ bắt đầu, Bạn hãy đảm bảo bản thân và người thân đã tiêm phòng đầy đủ và hãy tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa cơ bản như đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên.
2. Khuyến cáo của WHO về các biện pháp tăng cường phòng chống dịch:
Năm 2022, Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn mà chúng ta gọi là giai đoạn “quản lý bền vững” dịch COVID-19, và đã thực hiện rất tốt việc cân bằng giữa phát triển kinh tế và xã hội với bảo vệ sức khỏe người dân và bảo vệ hệ thống y tế. Mặc dù chúng ta biết COVID-19 vẫn đang lưu hành ở Việt Nam, nhưng không có dấu hiệu cho thấy các bệnh viện và dịch vụ y tế bị quá tải do các ca mắc COVID-19.
Nhưng chúng ta biết rằng đại dịch COVID-19 vẫn chưa kết thúc và mọi người vẫn đang mắc bệnh, nhập viện và tử vong ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Và trong khi vi rút đang tiếp tục lây lan, tất cả các quốc gia và tất cả chúng ta vẫn phải đối mặt với một số nguy cơ.
Trước tình hình đó, Bộ Y tế đã chỉ đạo các cơ quan liên quan tăng cường giám sát tại các cửa khẩu nhập cảnh, tại các cơ sở y tế và trong cộng đồng, đồng thời tăng cường giải trình tự gen nhằm xác định biến thể và những biến thể phụ nào đang lưu hành. Đây đều là những biện pháp rất thận trọng, giúp chúng ta phát hiện liệu có đợt bùng dịch khác sẽ xảy ra hay không và để có sự chuẩn bị sẵn sàng.
Bộ Y tế cũng đang tăng cường truyền thông về các biện pháp phòng tránh COVID-19 trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Điều này thực sự quan trọng, vì tất cả chúng ta đều có vai trò trong việc làm chậm quá trình lây truyền của vi rút.
Một trong những điều quan trọng nhất mà mỗi cá nhân có thể làm là đảm bảo rằng Bạn và tất cả các thành viên trong gia đình và bạn bè của Bạn đã được tiêm vắc xin phòng COVID-19 đầy đủ, đúng lịch, bao gồm cả các liều nhắc lại nếu bạn đủ điều kiện tiêm. Vẫn còn thời gian trước kỳ nghỉ Tết để làm được điều này.
Tiêm vắc xin phòng COVID-19 đầy đủ, đúng lịch đặc biệt quan trọng đối với các nhóm có nguy cơ cao, bao gồm: người lớn tuổi, nhân viên y tế, người bị suy giảm miễn dịch, người có bệnh nền, giáo viên, phụ nữ mang thai và những người lao động thiết yếu.
Trong những tuần tới và đặc biệt là trong thời gian Tết Nguyên đán, chúng ta cần đảm bảo rằng cả người lớn và trẻ em đều được bảo vệ, hệ thống y tế có thể tiếp tục hoạt động tốt và nền kinh tế và xã hội có thể tiếp tục mở.
Chúng tôi khuyến khích mọi người cảnh giác để giữ sức khỏe và an toàn bằng cách rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang ở những nơi đông người và trong không gian kín và tất cả mọi người đủ điều kiện đều được tiêm vắc xin phòng COVID-19 đầy đủ, bao gồm cả liều tiêm nhắc lại. Nguồn: Facebook Truyền thông Y tế Việt Nam

07/01/2023

THÔNG TIN BÁO CHÍ

Tiêm vắc xin phòng COVID-19 là biện pháp quan trọng, chủ động phòng, chống dịch COVID-19

Hà Nội, ngày 06/01/2023,

Vi rút SAR-CoV-2 gây dịch COVID-19 đã liên tục biến đổi, tạo ra các biến chủng, biến thể mới. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đến nay đã ghi nhận trên 500 biến thể khác nhau, hiện biến thể Omicron là biến thể chủ đạo của các trường hợp mắc trên toàn thế giới với nhiều biến thể phụ như: BQ.1 (chiếm 23,3%), BA.5 (chiếm 20,6%), BA.2.75 (chiếm 6,8%), XBB (chiếm 3.3%), BA.4.6 (chiếm 2,8%) và một số biến thể phụ khác[1].

Theo WHO, biến thể XBB được ghi nhận trên thế giới từ tháng 10/2022 và đến nay đã lây lan ở hơn 70 quốc gia. Gần đây, biến thể phụ XBB.1.5 đang gây đợt bùng phát dịch mới ở Mỹ, ghi nhận tỷ lệ mắc biến thể này tăng từ 4% lên 41%, trong đó gần nửa số ca mắc này là do biến thể phụ XBB.1.5 gây ra.

WHO dự báo chủng XBB và XBB.1.5 sẽ dần chiếm ưu thế so với các chủng phụ của Omicron khác trong thời gian tới. Theo các chuyên gia y tế trên thế giới, biến thể XBB có khả năng tránh miễn dịch và lây lan nhanh hơn so với các biến thể khác của Omicron; tuy nhiên vắc xin phòng COVID-19 hiện tại vẫn có thể phòng khả năng diễn biến tình trạng bệnh nặng, tử vong[2].

Ở nước ta, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm đã ghi nhận sự xuất hiện của biến thể XBB tại tỉnh Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam cơ bản đang được kiểm soát, tỷ lệ mắc và tử vong do COVID-19 giảm mạnh; bao phủ tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 thuộc nhóm các quốc gia có tỷ lệ cao nhất trên thế giới. Tính đến hết ngày 04/01/2023, Việt Nam đã triển khai tiêm chủng được trên 265 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 an toàn cho người dân từ 5 tuổi trở lên.

Bộ Y tế nhận định, trong thời gian tới, tình hình dịch COVID-19 sẽ diễn biến phức tạp; các biến chủng, biến thể phụ của vi rút SARS-CoV-2 liên tục biến đổi; miễn dịch do tiêm vắc xin giảm dần theo thời gian; cùng với việc mở cửa, nới lỏng các chính sách phòng, chống dịch của một số nước trong khu vực sẽ dẫn đến nguy cơ số trường hợp mắc COVID-19 gia tăng.

Hiện nay đang là giai đoạn giao mùa Đông - Xuân, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các bệnh dịch đường hô hấp; thời gian tới là dịp Tết Nguyên Đán Quý Mão 2023 và mùa lễ hội đầu năm, nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao, cùng thời tiết chuyển mùa thay đổi bất thường là điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm lây lan, có thể gia tăng số mắc, nhất là với nhóm trẻ em có sức đề kháng yếu và người cao tuổi có bệnh lý nền, dễ mắc và diễn biến nặng các bệnh truyền nhiễm.

Để chủ động phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh mùa Đông – Xuân, trong dịp Lễ Tết, Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động, tích cực thực hiện các biện pháp dự phòng cá nhân, như: đeo khẩu trang nơi công cộng, thường xuyên rửa tay sạch ...; chú trọng tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đủ liều, đúng lịch theo khuyến cáo của ngành y tế, nhất là những người có nguy cơ cao mắc bệnh.

Thông tin chi tiết liên hệ: Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế.

TIẾP TỤC THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN 2023
05/01/2023

TIẾP TỤC THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN 2023

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON, GIÁO DỤC TIỂU HỌC ...
22/12/2022

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON, GIÁO DỤC TIỂU HỌC NGOÀI CÔNG LẬP GẶP KHÓ KHĂN DO ĐẠI DỊCH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THÁNG CAO ĐIỂM TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 CHO TRẺ EM, HỌC SINH, HỌC VIÊN, CÁN BỘ, GIÁO VIÊN, NGƯỜI ...
07/10/2022

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THÁNG CAO ĐIỂM TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 CHO TRẺ EM, HỌC SINH, HỌC VIÊN, CÁN BỘ, GIÁO VIÊN, NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ

Nhằm mục đích tăng tỷ lệ tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em, học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên, người lao động trong các cơ sở giáo dục, đào tạo để bảo vệ sức khỏe của nhân dân, duy trì thành quả phòng chống dịch COVID-19 đạt được trong thời gian qua và góp phần vào mục tiêu bảo đảm miễn dịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh. Ban Chỉ đạo Chiến dịch tiêm chủng vắc xin COVID-19 xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện tháng cao điểm tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em, học sinh, học viên, cán bộ, giáo viên, người lao động trong các cơ sở giáo dục, đào tạo triển khai tại tất cả các cơ sở giáo dục, đào tạo, các xã, phường, thị trấn trên phạm vi toàn tỉnh. Đảm bảo tỷ lệ bao phủ, tỷ lệ sử dụng vắc xin cao, hiệu quả, tránh lãng phí cho các đối tượng được tiêm vắc xin phòng COVID-19.

Thời gian thực hiện từ ngày 07 - 30/10/2022.

26/09/2022

BỘ Y TẾ PHÁT HÀNH "VŨ ĐIỆU 2K+" TRONG CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG "VÌ MỘT VIỆT NAM VỮNG VÀNG VÀ KHOẺ MẠNH"

Nhằm lan tỏa thông điệp truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng xã hội về phòng, chống dịch bệnh trong tình hình mới, Bộ Y tế phát động Chiến dịch truyền thông "Vì một Việt Nam vững vàng và khỏe mạnh"; phối hợp cùng Quỹ Unilever Việt Nam sản xuất và lan tỏa “Vũ điệu 2K+” nhằm kêu gọi người dân chủ động phòng, chống dịch và nghiêm túc tuân thủ các biện pháp 2K (Khẩu trang, Khử khuẩn) + Vắc xin + Thuốc + Điều trị + Công nghệ + Ý thức người dân và các biện pháp khác để cùng nhau bảo vệ, nâng cao sức khỏe đẩy lùi dịch bệnh.

WHO VÀ BỘ Y TẾ KHUYẾN CÁO BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TRONG TÌNH HÌNH MỚITổ chức Y tế thế giới (WHO) và Bộ Y tế...
14/09/2022

WHO VÀ BỘ Y TẾ KHUYẾN CÁO BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Bộ Y tế phát hành bộ infographics khuyến cáo cộng đồng thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới bao gồm: 2K (Khẩu trang, Khử khuẩn), Vắc xin, Thuốc, Điều trị, Công nghệ, Ý thức người dân và các biện pháp khác.

Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y tế kêu gọi người dân Việt Nam trên khắp miền tổ quốc cùng đoàn kết, chung sức nâng cao ý thức phòng bệnh, thay đổi hành vi có lợi cho sức khỏe của cá nhân, gia đình và toàn thể xã hội.

Nội dung trên nằm trong Chiến dịch truyền thông phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới do Bộ Y tế phát động cùng với chủ đề “Vì một Việt Nam vững vàng và khỏe mạnh” năm 2022.

HƯỚNG DẪN KHỬ KHUẨN PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TRONG TÌNH HÌNH MỚI
09/09/2022

HƯỚNG DẪN KHỬ KHUẨN PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TRONG TÌNH HÌNH MỚI

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG KHẨU TRANG PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TẠI NƠI CÔNG CỘNG
08/09/2022

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG KHẨU TRANG PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TẠI NƠI CÔNG CỘNG

THÔNG ĐIỆP PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TRONG TÌNH HÌNH MỚI Ngày 07/9/2022, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch số 1176/KH-BYT tr...
08/09/2022

THÔNG ĐIỆP PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Ngày 07/9/2022, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch số 1176/KH-BYT triển khai Chiến dịch truyền thông phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới với chủ đề "Vì một Việt Nam vững vàng và khỏe mạnh".

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn ra phức tạp, vẫn ghi nhận số ca mắc và sự xuất hiện nhiều biến chủng của virus SARS-CoV-2 hiện nay, Bộ Y tế gửi đến Bạn thông điệp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới với các biện pháp như sau:

- KHẨU TRANG:
Khuyến khích đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng.
Bắt buộc đeo khẩu trang đối với:
Người có biểu hiện bệnh viêm đường hô hấp cấp, người mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19;
Các đối tượng (trừ trẻ em dưới 5 tuổi) khi đến nơi công cộng thuộc khu vực được công bố cấp độ dịch ở mức độ 3 hoặc mức độ 4 theo Quyết định số 218/QĐ-BYT ngày 27/01/2022 Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021;
Và áp dụng cụ thể với một số địa điểm và đối tượng theo Quyết định số 2447/QĐ-BYT ngày 06/9/2022 của Bộ Y tế.
(Hướng dẫn chi tiết theo Quyết định số 2447/QĐ-BYT ngày 06/9/2022 của Bộ Y tế)

- KHỬ KHUẨN:
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh; vệ sinh cá nhân sạch sẽ; vệ sinh môi trường nơi ở, nơi làm việc, học tập.
(Hướng dẫn chi tiết theo Khuyến cáo của cơ quan y tế)

- VẮC XIN: thực hiện tiêm phòng COVID-19 đầy đủ và đúng lịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Vẫn cần tiếp tục thực hiện các biện pháp về THUỐC + ĐIỀU TRỊ + CÔNG NGHỆ + Ý THỨC NGƯỜI DÂN và các biện pháp khác:
+ Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
+ Tuân thủ các hướng dẫn chẩn đoán, điều trị COVID-19 và khám bệnh khi có các dấu hiệu bất thường sau mắc COVID-19.
+ Sử dụng các ứng dụng công nghệ theo hướng dẫn của cơ quan chức năng nhằm kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh.
+ Ý thức người dân: chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh, không phát tán tuyên truyền thông tin xấu – độc, tham gia và tuân thủ các quy định về hoạt động phòng, chống dịch của cơ quan chức năng.
+ Các biện pháp khác: theo hướng dẫn của cơ quan y tế hoặc cơ quan có thẩm quyền tại trung ương và địa phương.
* Quét mã QR Code để truy cập các tài liệu truyền thông, nội dung các hoạt động Chiến dịch truyền thông “Vì một Việt Nam vững vàng và khỏe mạnh”

Address

Số 45 Hùng Vương, Phường 1, Thành Phố Đông Hà, Quảng Trị
Quang Tri
48000

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Quảng Trị chung tay chống dịch posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share

Nearby media companies



You may also like