Chính sách BHYT, BHXH tự nguyện

Chính sách BHYT, BHXH tự nguyện Chia sẻ thông tin, chính sách về BHYT hộ gia đình và BHXH tự nguyện Tư vấn đăng ký đóng BHXH tự nguyện và mua BHYT hộ gia đình

4 THAY ĐỔI VỀ CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NĂM 20221. Tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động so với năm 2021Về độ tuổ...
16/11/2021

4 THAY ĐỔI VỀ CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NĂM 2022

1. Tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động so với năm 2021

Về độ tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường, Điều 169 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, tuổi nghỉ hưu của nhóm đối tượng này được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028, và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ.

Do đó, sang đến năm 2022, tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường sẽ có sự thay đổi như sau:

- Lao động nam: Từ đủ 60 tuổi 6 tháng (Tăng 3 tháng so với năm 2021).

- Lao động nữ: Từ đủ 55 tuổi 8 tháng (Tăng 4 tháng so với năm 2021).

2. Thay đổi cách tính lương hưu của lao động nam

Căn cứ Luật BHXH năm 2014, lương hưu của người lao động được tính theo công thức

Lương hưu = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Lương hưu năm 2022 vẫn được tính theo công thức trên. Tuy nhiên, cách xác định tỷ lệ hưởng lương hưu đối với lao động nam sẽ có sự điều chỉnh.

Cụ thể, Điều 56 Luật BHXH năm 2014 quy định, từ 1/1/2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH và tương ứng với số năm đóng BHXH như sau:

Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Theo quy định trên, lao động nam nghỉ hưu năm 2022 phải đóng BHXH đủ 20 năm mới được tính hưởng tỷ lệ 45%. Trong khi đó, ở năm 2021, chỉ cần đóng BHXH đủ 19 năm là lao động nam đã được hưởng 45%.

Với cách tính mới này, lao động nam nghỉ hưu năm 2022 mà đóng đủ 20 năm chỉ được hưởng lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Và muốn hưởng tỷ lệ tối đa 75% thì lao động nam phải đóng BHXH từ đủ 35 năm trở lên (năm 2021 chỉ cần đóng từ đủ 34 năm trở lên).

3. Điều chỉnh mức đóng BHXH của doanh nghiệp và người lao động

Năm 2021, Chính phủ đã ban hành hàng loạt các chính sách hỗ trợ nhằm giúp đỡ người dân và doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, trong đó có thể kể đến Nghị quyết 68, được sửa đổi bởi Nghị quyết 126 và Nghị quyết 116.

Với việc áp dụng các chính sách hỗ trợ, mức đóng BHXH sẽ liên tục có sự thay đổi trong năm 2022.

4. Từ 2022, lao động nước ngoài được hưởng BHXH 1 lần khi nghỉ việc

Theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 143/2018/NĐ-CP, chế độ BHXH 1 lần của người lao động nước ngoài sẽ được áp dụng từ ngày 01/01/2022. Do đó, căn cứ khoản 6 Điều 9 Nghị định này, người lao động nước ngoài tham gia BHXH sẽ được lấy BHXH 1 lần khi có yêu cầu nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH.

- Đang mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

- Đủ điều kiện hưởng lương hưu nhưng không tiếp tục cư trú tại Việt Nam.

- Bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề hết hiệu lực mà không được gia hạn.

Như vậy, nếu sau khi chấm dứt hợp đồng lao động mà có nhu cầu rút BHXH 1 lần, người lao động nước ngoài có thể làm hồ sơ đề nghị hưởng theo quy định.

🍓🍓 Chính phủ ban hành Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người ...
03/10/2021

🍓🍓 Chính phủ ban hành Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Theo đó, hỗ trợ bằng tiền mặt cho người lao động gồm:

1. Người lao động đang tham gia BHTN tại thời điểm ngày 30/9/2021 (có tên trong danh sách tham gia BHTN của cơ quan BHXH), không bao gồm các trường hợp sau:

a) Người lao động đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân.

b) Người lao động đang làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

2. Người lao động đã dừng tham gia BHTN do chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2020 đến hết ngày 30/9/2021 có thời gian đóng BHTN được bảo lưu theo quy định của pháp luật về việc làm, không bao gồm người đã có quyết định hưởng lương hưu hàng tháng.

3. Không áp dụng đối với đối tượng tự nguyện không nhận hỗ trợ.

Trong đó, thời gian đóng BHTN làm căn cứ tính và mức hỗ trợ được xác định trên cơ sở thời gian đã đóng BHTN của người lao động tại thời điểm ngày 30/9/2021 nhưng chưa được tính hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Trường hợp người lao động đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng đến ngày 30/9/2021 chưa có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp thì tổng thời gian đóng BHTN chưa hưởng làm căn cứ để xác định mức hỗ trợ của người lao động là tổng thời gian đóng BHTN chưa hưởng tại thời điểm ngày 30/9/2021.

Mức hỗ trợ một lần bằng tiền, cụ thể như sau:

a) Thời gian đóng BHTN dưới 12 tháng: hỗ trợ 1.800.000 đồng/người.

b) Thời gian đóng BHTN từ đủ 12 tháng đến dưới 60 tháng: hỗ trợ 2.100.000 đồng/người.

c) Thời gian đóng BHTN từ đủ 60 tháng đến dưới 84 tháng: hỗ trợ 2.400.000 đồng/người.

d) Thời gian đóng BHTN từ đủ 84 tháng đến dưới 108 tháng: hỗ trợ 2.650.000 đồng/người.

đ) Thời gian đóng BHTN từ đủ 108 tháng đến dưới 132 tháng: hỗ trợ 2.900.000 đồng/người.

e) Thời gian đóng BHTN từ đủ 132 tháng trở lên: hỗ trợ 3.300.000 đồng/người.

Về phía người sử dụng lao động được hỗ trợ giảm mức đóng BHTN từ 1% xuống bằng 0% quỹ tiền lương tháng của những người lao động thuộc đối tượng đang tham gia BHTN.

Đối tượng áp dụng: người sử dụng lao động quy định tại Điều 43 của Luật Việc làm đang tham gia BHTN trước ngày 01/10/2021, không bao gồm các trường hợp sau:

1. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân.

2. Đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đối tượng được giảm đóng thì gửi cơ quan BHXH nơi đơn vị đang tham gia BHTN 01 bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc đơn vị sự nghiệp công được phân loại tự chủ tài chính theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Không áp dụng đối với đối tượng tự nguyện không nhận hỗ trợ.

Thời gian thực hiện giảm mức đóng: 12 tháng, kể từ ngày 01/10/2021 đến hết ngày 30/9/2022.

BHXH Việt Nam  hướng dẫn việc thanh toán chi phí xét nghiệm COVID-19 theo chế độ BHYT. Thứ nhất, đối với người bị áp dụn...
29/08/2021

BHXH Việt Nam hướng dẫn việc thanh toán chi phí xét nghiệm COVID-19 theo chế độ BHYT.

Thứ nhất, đối với người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế theo quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định số 101/2010/NĐ-CP: Quỹ BHYT không thanh toán chi phí xét nghiệm COVID-19.

Thứ hai, đối với người có thẻ BHYT đến khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh BHYT được chỉ định xét nghiệm COVID-19 theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp ban hành kèm theo Quyết định số 3351/QĐ-BYT ngày 29/7/2020 của Bộ Y tế, gồm:

Người bệnh có sốt và/hoặc viêm đường hô hấp cấp tính, không lý giải được bằng các nguyên nhân khác; Người bệnh có bất kỳ triệu chứng hô hấp nào và có tiền sử đến/qua/ở/về từ vùng dịch tễ có bệnh COVID-19 trong khoảng 14 ngày trước khi khởi phát các triệu chứng hoặc tiếp xúc gần với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định COVID-19 trong khoảng 14 ngày trước khi khởi phát các triệu chứng.

Chi phí xét nghiệm COVID-19 của các trường hợp nêu trên được thanh toán như sau:

- Đối với trường hợp có kết quả xét nghiệm COVID-19 dương tính, người bệnh bị áp dụng biện pháp cách ly y tế theo quy định: Quỹ BHYT không thanh toán chi phí xét nghiệm COVID-19.

- Đối với trường hợp kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính: Quỹ BHYT thanh toán theo quy định của pháp luật về khám chữa bệnh BHYT:

+ Người bệnh đi khám chữa bệnh đúng tuyến: Thanh toán theo mức hưởng của đối tượng và theo chế độ khám chữa bệnh BHYT đúng tuyến.

+ Người bệnh đi khám chữa bệnh không đúng tuyến: Thanh toán theo mức hưởng của đối tượng và theo chế độ khám chữa bệnh BHYT không đúng tuyến.

Trong lúc dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, bên cạnh sự chủ động, tích cực thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị, doanh nghiệp theo các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của các Bộ quản lý Nhà nước, BHXH Việt Nam còn tích cực chỉ đạo BHXH tỉnh đảm bảo đầy đủ, kịp thời quyền lợi khám chữa bệnh thực hiện thanh toán chi phí xét nghiệm COVID-19 cho người có thẻ BHYT; góp phần thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 một cách hiệu quả nhất

Các khoản thu nhập tính đóng và không tính đóng BHXH bắt buộc năm 2021Theo quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã...
19/08/2021

Các khoản thu nhập tính đóng và không tính đóng BHXH bắt buộc năm 2021

Theo quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.

Cụ thể, theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định 115/2015/NĐ-CP và Khoản 3 Điều 4 của Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH thì các khoản thu nhập tính đóng BHXH bắt buộc bao gồm:

1. Mức lương theo công việc hoặc chức danh.

2. Các khoản phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên, gồm:

- Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ;

- Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.

Ví du:

+ Phụ cấp chức vụ, chức danh;

+ Phụ cấp trách nhiệm;

+ Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

+ Phụ cấp thâm niên;

+ Phụ cấp khu vực;

+ Phụ cấp lưu động;

+ Phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.

3. Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

Các khoản thu nhập không tính đóng BHXH bắt buộc năm 2021
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 thì thu nhập tính đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi sau:

- Tiền thưởng có được căn cứ theo kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.

- Tiền thưởng sáng kiến;

- Tiền ăn giữa ca;

- Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;

- Các khoản hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

- Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.

6 chính sách mới về BHYT thuận lợi hơn cho người dân có hiệu lực từ ngày 1/7/2021: 👉Một là, thay đổi khái niệm hộ gia đì...
30/07/2021

6 chính sách mới về BHYT thuận lợi hơn cho người dân có hiệu lực từ ngày 1/7/2021:

👉Một là, thay đổi khái niệm hộ gia đình tham gia BHYT
Ngày 13/11/2020, Quốc hội đã thông qua Luật Cư trú năm 2020, có hiệu lực từ ngày 01/7/2021. Luật này sửa đổi, bổ sung nội dung một số Luật khác liên quan, trong đó có Luật BHYT. Cụ thể, tại Khoản 2 Điều 38 Luật Cư trú sửa đổi Khoản 7 Điều 2 Luật BHYT như sau: Hộ gia đình tham gia BHYT là những người cùng đăng ký thường trú hoặc cùng đăng ký tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú.
Trong khi đó, Luật BHYT hiện nay đang quy định: Hộ gia đình tham gia BHYT bao gồm toàn bộ người có tên trong Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú.
Như vậy, theo quy định mới, những người thuộc diện tham gia BHYT hộ gia đình phải là những người: Cùng đăng ký thường trú hoặc cùng đăng ký tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp, thay vì cùng Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú như trước đây.
Sở dĩ có sự điều chỉnh như trên là do Luật Cư trú năm 2020 quy định, từ ngày 01/01/2023, chính thức bãi bỏ Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, thay bằng việc quản lý trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đồng thời, từ ngày 01/7/2021, cơ quan đăng ký cư trú cũng sẽ không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú mà thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin của công dân trên Cơ sở dữ liệu về cư trú.

👉Hai là, bổ sung đối tượng được ngân sách Nhà nước mua thẻ BHYT
Nội dung này được đề cập tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ về quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Cụ thể, so với quy định hiện nay tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013, Điều 5 Nghị định số 20 đã bổ sung thêm đối tượng: “Người thuộc diện hộ cận nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ; đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất (người con này đang được hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội)” được ngân sách Nhà nước mua thẻ BHYT. Theo quy định trước đây, nhóm đối tượng này chỉ được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mua thẻ BHYT tối thiểu 70%.

👉Ba là, thay đổi trong danh sách người có công và thân nhân được hưởng chính sách BHYT
Kể từ ngày 01/7/2021, Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 02/2020/UBTVQH14 chính thức có hiệu lực. Theo Pháp lệnh mới thì “Vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác mà nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống hoặc vì hoạt động cách mạng mà không có điều kiện chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống” sẽ được ngân sách Nhà nước mua thẻ BHYT, trước đây không có quy định này.

👉Bốn là, thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT theo định suất
Thanh toán theo định suất là phương thức thanh toán giữa cơ quan BHXH và cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) BHYT theo mức phí được xác định trước theo phạm vi dịch vụ cho một đầu thẻ đăng ký tại cơ sở cung ứng dịch vụ y tế trong một khoảng thời gian nhất định.
Ngày 29/4/2021, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 04/2021/TT-BYT hướng dẫn thanh toán chi phí KCB BHYT theo định suất. Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2021. Theo đó, Thông tư xác định: Quỹ định suất là số tiền được xác định trước, giao cho cơ sở KCB BHYT để KCB ngoại trú cho người bệnh có thẻ BHYT trong phạm vi định suất, trong khoảng thời gian nhất định.
Tại các cơ sở y tế từ tuyến huyện trở xuống sẽ áp dụng phương thức thanh toán theo định suất đối với toàn bộ chi phí KCB ngoại trú trong phạm vi hưởng của người tham gia BHYT.
Tại các cơ sở y tế tuyến tỉnh, tuyến Trung ương sẽ áp dụng tại các cơ sở có ký hợp đồng KCB BHYT ban đầu và chỉ áp dụng thanh toán theo định suất đối với phần chi phí KCB ngoại trú của người đăng ký KCB ban đầu phát sinh tại chính cơ sở KCB ban đầu đó.
Tuy nhiên, phạm vi định suất không bao gồm các chi phí KCB của đối tượng, bệnh, nhóm bệnh sau đây: Chi phí của các đối tượng có mã thẻ quân nhân (QN), cơ yếu (CY), công an (CA); Chi phí vận chuyển người bệnh có thẻ BHYT; Toàn bộ chi phí của lần KCB BHYT có sử dụng dịch vụ kỹ thuật thận nhân tạo chu kỳ hoặc dịch vụ kỹ thuật lọc màng bụng hoặc dịch lọc màng bụng;
Toàn bộ chi phí của lần KCB BHYT có sử dụng thuốc chống ung thư hoặc dịch vụ can thiệp điều trị bệnh ung thư đối với người bệnh được chẩn đoán bệnh ung thư gồm các mã chẩn đoán từ C00 đến 297 và các mã chẩn đoán từ D00 đến D09 thuộc bộ mã Phân loại bệnh quốc tế lần thứ X (ICD-10);
Toàn bộ chi phí của lần KCB BHYT có sử dụng thuốc điều trị Hemophilia hoặc máu hoặc chế phẩm của máu đối với người bệnh được chẩn đoán bệnh Hemophilia gồm các mã D60, D67, D68 thuộc bộ mã ICD-10;
Toàn bộ chi phí của lần KCB BHYT có sử dụng thuốc chống thải ghép đối với người bệnh ghép tạng;
Toàn bộ chi phí của lần KCB BHYT có sử dụng thuốc điều trị viêm gan C của người bệnh bị bệnh viên gan C;
Toàn bộ chi phí của lần KCB BHYT có sử dụng thuốc kháng HIV hoặc dịch vụ xét nghiệm tải lượng HIV của người bệnh có thẻ BHYT được chẩn đoán bệnh HIV.

👉Năm là, công khai giá thu dịch vụ KCB BHYT đối với người bệnh, người đại diện hợp pháp của người bệnh
Đây là nội dung được nêu tại Thông tư số 05/2021/TT-BYT ngày 5/5/2021 về quy định về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở KCB bệnh công lập.
Trong đó có quy định, cơ sở KCB phải thông tin kịp thời và công khai với người bệnh và người đại diện hợp pháp của người bệnh giá thu dịch vụ KCB bao gồm: Giá thu dịch vụ KCB đối với người bệnh có thẻ BHYT, giá thu dịch vụ KCB không theo yêu cầu đối với người bệnh không có thẻ BHYT; giá dịch vụ KCB theo yêu cầu của người bệnh; giá các loại dịch vụ khác tại đơn vị.
Ngoài ra còn quy định cơ sở y tế phải công khai các chế độ miễn, giảm giá dịch vụ KCB và thực hiện chính sách BHYT, thanh toán giá và chi phí KCB BHYT theo quy định của pháp luật.
Có các hình thức công khai thông tin như sau:
Niêm yết công khai, chạy thông tin trên băng thông tin điện tử: Các văn bản, bản vẽ, sơ đồ chỉ dẫn, dấu chỉ đường đến các khu vực, khoa, phòng và đơn vị trực thuộc trong đơn vị; các bản nội quy, quy định, giá các loại dịch vụ KCB và giá các loại dịch vụ phục vụ người bệnh tại các địa điểm thuận lợi có nhiều người bệnh qua lại;
Việc niêm yết công khai phải thường xuyên, liên tục và kịp thời;
Tổ chức thông tin, truyền thông, tư vấn về chế độ chính sách, những vấn đề có liên quan đến việc KCB kể từ khi người bệnh mới đến phòng khám bệnh, phòng cấp cứu, buồng bệnh;
Thông báo trực tiếp với người bệnh, người đại diện hợp pháp của người bệnh; tổ chức sinh hoạt hội đồng người bệnh của khoa, phòng và đơn vị;

👉Sáu là, phụ nữ mang thai xét nghiệm HIV được hưởng chế độ BHYT
Đây là nội dung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS), có hiệu lực từ ngày 01/7/2021.
Theo Luật này, phụ nữ mang thai xét nghiệm HIV theo chỉ định chuyên môn được quỹ BHYT, ngân sách Nhà nước chi trả chi phí xét nghiệm như sau: Quỹ BHYT chi trả cho người có thẻ BHYT theo mức hưởng quy định của pháp luật về BHYT; Ngân sách Nhà nước chi trả phần chi phí quỹ BHYT không chi trả nêu trên và chi trả cho người không có thẻ BHYT theo mức giá dịch vụ KCB BHYT.
Tuy nhiên, từ trước ngày 01/7/2021, quỹ BHYT đã thực hiện thanh toán chi phí xét nghiệm HIV trong KCB đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai và sinh con theo yêu cầu chuyên môn theo quy định tại Thông tư số 27/2018/TT-BYT ngày 26/10/2018 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện BHYT và KCB liên quan đến HIV/AIDS. Quy định này đã được luật hóa tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Chính thức sử dụng hình thẻ BHYT trên ứng dụng VssID-BHXH số trong khám chữa bệnh BHYT từ ngày 01/6/2021Ngày 31/5/2021, ...
03/06/2021

Chính thức sử dụng hình thẻ BHYT trên ứng dụng VssID-BHXH số trong khám chữa bệnh BHYT từ ngày 01/6/2021

Ngày 31/5/2021, BHXH Việt Nam ban hành Công văn số 1493/BHXH-CSYT gửi BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an Nhân dân (sau đây gọi chung là BHXH tỉnh) về việc sử dụng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID - BHXH số để khám chữa bệnh BHYT trên toàn quốc từ ngày 01/6/2021.

BHXH Việt Nam đã phối hợp với Bộ Y tế nghiên cứu và cho ra đời ứng dụng "VSSID - BẢO HIỂM XÃ HỘI SỐ" và triển khai đầy đủ thẻ BHYT trên ứng dụng VssID vừa bảo đảm tiện ích, vừa phải bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin.

- Từ 01/6/2021, người bệnh BHYT đến khám, chữa bệnh được sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID thay thế cho việc sử dụng thẻ BHYT giấy;

- Cơ sở KCB sử dụng đầu đọc để quét mã QR-Code hoặc ghi trực tiếp số thẻ BHYT trên ứng dụng VssID (trường hợp cơ sở không có đầu đọc);

Việc chính thức triển khai sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID trong KCB trên toàn quốc là bước đi thực sự phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính và chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam. Người sử dụng thẻ không lo mất, quên thẻ BHYT như đã xảy ra đối với thẻ BHYT giấy; đồng thời giúp giảm thời gian làm thủ tục KCB của cả người tham gia và cơ sở KCB, do thẻ có mã QR code được tự động tăng độ phân giải, tăng độ sáng hiển thị làm rõ các thông tin trên thẻ BHYT. Đặc biệt, việc triển khai này còn đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp người dân hạn chế đi lại, không phải giao dịch trực tiếp với cơ quan BHXH đối với các hoạt động liên quan tới thẻ BHYT giấy trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp./.

Do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đến thị trường lao động, hiện nay, tình trạng người lao động mất việc làm, nh...
22/04/2021

Do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đến thị trường lao động, hiện nay, tình trạng người lao động mất việc làm, nhận BHXH 1 lần có xu hướng gia tăng. Đây là lựa chọn khiến người lao động chịu nhiều thiệt thòi về quyền lợi, cần cân nhắc khi quyết định.

06/04/2021

💓 BẠN QUAN TÂM ĐẾN HÌNH THỨC ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN NHƯNG CÒN MƠ HỒ THÌ HÃY XEM BÀI VIẾT NÀY

Những điều cần biết về bảo hiểm xã hội tự nguyện

Đối tượng đóng: Là Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên (không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc).

- Người tham gia BHXH tự nguyện kê khai Tờ khai được cơ quan BHXH hoặc Đại lý thu BHXH cung cấp. Trường hợp người tham gia đã có mã số BHXH thì chỉ cần cung cấp mã số BHXH, không phải lập Tờ khai.
- Đóng tiền cho Đại lý thu BHXH hoặc cơ quan BHXH theo phương thức đã đăng ký và nhận Biên lai thu tiền đóng BHXH tự nguyện.
👉 KHU VỰC TỈNH QUẢNG BÌNH LIÊN HỆ ADMIN ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN THAM GIA

1. Mức đóng
Hàng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn. Mức thu nhập thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.

2. Phương thức đóng
Người tham gia được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:
- Đóng hằng tháng; đóng 03 tháng một lần; đóng 06 tháng một lần; đóng 12 tháng một lần;
- Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;
- Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu nhưng còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
3. Hỗ trợ mức đóng
Từ ngày 01/01/2018, người tham gia BHXH tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hàng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cụ thể:
+ Bằng 30% đối với người tham gia thuộc hộ nghèo.
+ Bằng 25% đối với người tham gia thuộc hộ cận nghèo.
+ Bằng 10% đối với các đối tượng khác.
Người tham gia được giảm trừ ngay số tiền Nhà nước hỗ trợ khi đóng BHXH tự nguyện.
Thời gian hỗ trợ tiền đóng của Nhà nước tùy thuộc vào thời gian tham gia BHXH tự nguyện thực tế của mỗi người tham gia nhưng không quá 10 năm (120 tháng).

1. Được nhận sổ BHXH và thông báo kỳ hạn đóng tiền BHXH tự nguyện.
2. Người đóng BHXH không liên tục thì thời gian tính hưởng chế độ BHXH là tổng thời gian đã đóng BHXH.
Người tham gia BHXH tự nguyện dừng đóng BHXH tự nguyện mà chưa hưởng chế độ hưu trí thì được bảo lưu thời gian đóng BHXH để sau này hưởng.
3. Người tham gia BHXH tự nguyện khi có đủ các điều kiện theo quy định được hưởng quyền lợi như sau:
3.1. Chế độ hưu trí
Chế độ hưu trí bao gồm hưởng lương hưu hằng tháng và trợ cấp một lần đối với người có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%.
3.1.1. Hưởng lương hưu hàng tháng
a. Điều kiện hưởng:
Người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu khi có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên và đủ tuổi (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi).
b. Mức lương hưu hàng tháng từ năm 2018 trở đi:

Tỷ lệ
hưởng Đối tượng áp dụng Thời điểm hưởng (Năm) Số năm đóng BHXH tương ứng
45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH Nam 2018 16
2019 17
2020 18
2021 19
2022 trở đi 20
Nữ Từ 2018 trở đi 15
Sau đó: cứ thêm 01 năm đóng BHXH tăng thêm được cộng thêm 2% đối với cả nam và nữ.
Tỷ lệ hưởng tối đa 75%

3.1.2. Hưởng BHXH một lần
a. Điều kiện hưởng
- Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH mà không tiếp tục tham gia BHXH.
- Ra nước ngoài để định cư.
- Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
- Sau 01 năm không tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH khi có yêu cầu thì được nhận BHXH một lần.
b. Mức hưởng:
- Tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:
+ 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014.
+ 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.
+ Thời gian đóng BHXH chưa đủ 01 năm thì mức hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
- Mức hưởng BHXH một lần đối với người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế bao gồm cả số tiền do Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện, còn các đối tượng khác thì mức hưởng BHXH một lần không bao gồm số tiền này.
3.1.3. Bảo lưu thời gian đóng BHXH
Người lao động dừng đóng BHXH tự nguyện mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định mà không nhận BHXH một lần thì được bảo lưu thời gian đóng BHXH
3.2. Chế độ tử tuất
3.2.1. Trợ cấp mai táng
Người tham gia BHXH tự nguyện được nhận trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương cơ sở tại tháng người tham gia BHXH tự nguyện chết khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Có tổng thời gian đóng BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện từ đủ 60 tháng trở lên;
- Có từ đủ 12 tháng đóng BHXH bắt buộc trở lên;
- Người đang hưởng lương hưu.
3.2.2. Trợ cấp tuất một lần
- Người đang đóng BHXH tự nguyện hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng BHXH trước năm 2014; bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho các năm đóng từ năm 2014 trở đi.
+ Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện có thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức trợ cấp bằng số tiền đã đóng nhưng mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
+ Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện có cả thời gian đóng BHXH bắt buộc và tự nguyện thì mức trợ cấp tối thiểu bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng BHXH.
- Người đang hưởng lương hưu chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu.
3.2.3. Trợ cấp tuất hàng tháng
- Người tham gia BHXH tự nguyện (kể cả người đang hưởng lương hưu) có từ đủ 15 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên thì thân nhân đủ điều kiện được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng theo quy định của chính sách BHXH bắt buộc.
- Thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng có nguyện vọng được hưởng trợ cấp tuất một lần thì được hưởng trợ cấp tuất một lần.
4. Một số quyền lợi khác
- Thu nhập tháng đã đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.
- Lương hưu và trợ cấp BHXH không bị đánh thuế.
- Lương hưu được điều chỉnh theo quy định của pháp luật.
- Người hưởng lương hưu không phải đóng bảo hiểm y tế mà vẫn được cấp thẻ bảo hiểm y tế.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện giúp người dân lao động tự do biến giấc mơ thành cán bộ hưu trí khi về già bằng lương hưu
24/03/2021

Bảo hiểm xã hội tự nguyện giúp người dân lao động tự do biến giấc mơ thành cán bộ hưu trí khi về già bằng lương hưu

VTC14 |Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức, người tham gia được tự nguyện lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với t...

🌺🌺HÃY NHÌN VÀO BỨC ẢNH DƯỚI ĐÂY!Bạn đã thấy ngay sự khác biệt rõ ràng giữa những người CÓ LƯƠNG HƯU hàng tháng và những ...
21/03/2021

🌺🌺HÃY NHÌN VÀO BỨC ẢNH DƯỚI ĐÂY!

Bạn đã thấy ngay sự khác biệt rõ ràng giữa những người CÓ LƯƠNG HƯU hàng tháng và những người KHÔNG CÓ LƯƠNG HƯU hàng tháng khi về già.
Giờ bạn còn trẻ, đang có sức khỏe để kiếm ra tiền, cho nên thấy vài trăm nghìn lương không đáng là bao, nhưng sau này về già, bạn không còn sức để lao động nữa, hàng tháng có lương hưu vài trăm nghìn đến vài triệu sẽ thấy nó quý giá như nào.

♥️Hiện nay, trên nước Việt Nam ta có tới 70% người già, đã hết tuổi lao động, nhưng hàng ngày họ vẫn phải đi mưu sinh, kiếm từng đồng một để kiếm ăn qua ngày, cuộc sống cô độc, con cháu dị nghị xa lánh, không có thẻ BHYT phòng thân.

♥️Bạn kinh doanh buôn bán, lao động tự do, bạn làm nông hay phụ hồ... hãy tham gia BHXH tự nguyện từ bây giờ để có LƯƠNG HƯU hàng tháng y như cán bộ công nhân, viên chức nhà nước. Để cuộc sống sau này không còn phải phụ thuộc con cái, an nhàn thảnh thơi tuổi già.

☎ Liền hệ admin để được hướng dẫn tham gia bhxh tự nguyện tại Quảng Bình

THÔNG TUYẾN TỈNH BẢO HIỂM Y TẾ - HIỂU THẾ NÀO CHO ĐÚNG?************************************************📌 BHYT THÔNG TUYẾ...
20/03/2021

THÔNG TUYẾN TỈNH BẢO HIỂM Y TẾ - HIỂU THẾ NÀO CHO ĐÚNG?
************************************************

📌 BHYT THÔNG TUYẾN TỈNH NHƯ THẾ NÀO?
Từ ngày 1-1-2021, người bệnh có thẻ BHYT được tự lựa chọn điều trị nội trú tại bất kỳ bệnh viện tuyến tỉnh nào trên toàn quốc. Dù thẻ BHYT đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại cơ sở y tế tuyến xã, tuyến huyện nhưng nếu điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh, dù không cần giấy chuyển tuyến theo trình tự từ cơ sở y tế tuyến dưới, người bệnh vẫn được coi là điều trị đúng tuyến. Quy định này không áp dụng cho khám chữa bệnh ngoại trú.
📌 THÔNG TUYẾN TỈNH BHYT KHÔNG ÁP DỤNG VỚI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG
Các cơ sở khám chữa bệnh BHYT được phân thành 4 tuyến: Xã - Huyện - Tỉnh - Trung ương. Chính sách thông tuyến tỉnh chỉ áp dụng với các cở sở y tế thuộc tuyến tỉnh chứ không áp dụng đối với các bệnh viện tuyến trung ương.
📌 BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT NAM – CUBA ĐỒNG HỚI LÀ BỆNH VIỆN TUYẾN TRUNG ƯƠNG
Người dân có thẻ BHYT nhưng không đi khám, chữa bệnh đúng tuyến mà muốn đi khám tại bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới thì phải thanh toán chi phí khám bệnh (điều trị ngoại trú). Trường hợp được bác sĩ chỉ định nhập viện (điều trị nội trú) thì người bệnh được hưởng 40% quyền lợi BHYT.
Các trường hợp khám chữa bệnh đúng tuyến tại bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới:
👉 Các trường hợp đã đăng kí khám chữa bệnh ban đầu tại bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới (thông tin được ghi rõ trên thẻ BHYT);
👉 Người tham gia BHYT trong tình trạng cấp cứu;
👉 Người tham gia BHYT được chuyển tuyến;
👉 Người có giấy tờ chứng minh đang ở tại địa phương khác trong thời gian công tác, làm việc lưu động, tạm trú… và khám chữa bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh cùng tuyến hoặc tương đương cơ sở đăng ký ban đầu ghi trên thẻ BHYT;
👉 Người có giấy hẹn khám lại trong trường hợp đã được chuyển tuyến theo quy định;
Nguồn: BV Việt Nam Cuba _Đồng Hới

Address

Quang Trach

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Chính sách BHYT, BHXH tự nguyện posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share

Category