Phần Mềm Kế Toán Chuyên Nghiệp

Phần Mềm Kế Toán Chuyên Nghiệp ...

link nhạc mưa không lời nghe để thư giãn khi bị căng thẳng
14/10/2023

link nhạc mưa không lời nghe để thư giãn khi bị căng thẳng

Stop Overthinking - Slow Down An Overactive Mind - Calm Down And Relax - Rainy Day + Deep Sleep🎵 Credits: :Title: Soft PianoComposer: Serge Praded❋ Wallpape...

03/10/2023

Phần mềm kế toán online giống như một cô gái trẻ trung, hiện đại nhiều điều mới mẻ còn phần mềm kế toán offline lại tựa cô gái truyền thống, đằm thắm.
Nếu là bạn, bạn sẽ chọn ai?
Trong quy mô bài viết này không bàn tới việc làm kế toán bằng excel bởi mặc dù công cụ này đã quá phổ biến nhưng không thể so sánh với những tiện ích mà một phần mềm kế toán chuyên nghiệp mang lại.
Có một sự thật rằng: không phải bắt buộc doanh nghiệp phải dùng qua offline mới chuyển sang dùng online, càng không phải cứ dùng phần mềm kế toán thì phải dùng theo công nghệ hiện đại nhất là online. Và hầu hết các phần mềm kế toán hiện nay đều giải quyết tốt bài toán nghiệp vụ hạch toán kế toán.
Nhưng vấn đề ở chỗ: Làm sao để biết khi nào doanh nghiệp nên sử dụng loại phần mềm kế toán online, khi nào thì sử dụng phần mềm kế toán offline?

1.Thứ nhất là dựa vào nhu cầu quản lý

Đầu tiên, để biết nên chọn online hay offline thì doanh nghiệp cần phải xác định rõ nhu cầu quản lý khi sử dụng phần mềm là gì?
Nếu chủ doanh nghiệp muốn nắm bắt số liệu tài chính - kế toán mọi lúc, mọi nơi hoặc có nhiều cơ sở cần quản lý thì chắc chắn một phần mềm kế toán online sẽ là giải pháp tối ưu hơn cả. Bởi ưu điểm của phần mềm online là khi kế toán các chi nhánh nhập số liệu lên phần mềm sẽ tự động đồng bộ trên hệ thống, kế toán trụ sở chính không cần nhập liệu lại và Giám đốc chỉ cần vài chú nhấp chuột trên máy tính hoặc click trên điện thoại là xem được ngay.
Ngược lại, nếu chủ doanh nghiệp không có nhu cầu quản lý từ xa trong mỗi dịp đi công tác, không cần thiết phải có báo cáo dữ liệu mọi lúc, cũng không có nhu cầu quản lý hoạt động của các địa điểm ở xa thì phần mềm kế toán offline là lựa chọn phù hợp với doanh nghiệp.

2.Thứ hai là dựa vào quy mô doanh nghiệp

Thông thường, khi doanh nghiệp mới thành lập với quy mô nhỏ thì chỉ cần một phần mềm quản lý nội bộ, lúc này online hay offline chưa phải vấn đề quá quan trọng, miễn là phần mềm đáp ứng được việc quản lý thông tin tài chính lại vừa đáp ứng đúng quy định nhà nước.
Tuy nhiên, khi doanh nghiệp phát triển đến một giai đoạn nhất định trong vòng đời phát triển và đi kèm với nó là sự mở rộng quy mô hoạt động, tăng số lượng văn phòng, chi nhánh ở khắp mọi nơi, thì yêu cầu quản lý tài chính - kế toán được nâng cao.
Lúc này nếu doanh nghiệp vẫn kiên quyết sử dụng giải pháp offline thì hàng ngày, hàng tuần hoặc bất cứ khi nào cần báo cáo, bộ phận kế toán sẽ phải tập hợp dữ liệu từ các chi nhánh vào với nhau, sau đó nhập liệu lại, xử lý dữ liệu để thành một báo cáo chung tình hình hoạt động của cả doanh nghiệp. Sai sót có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Với một giải pháp kế toán online, công việc trên đơn giản hơn rất nhiều nhờ vào việc dữ liệu được liên thông và đồng bộ liên tục nhờ kết nối mạng Internet. Tức là kế toán chi nhánh nhập số liệu thì đồng thời trụ sở chính cũng ghi nhận số liệu đó và có thể tự động trích xuất báo cáo bất cứ thời gian nào mà không cần chờ chi nhánh gửi số liệu

3.Thứ ba là dựa vào ngân sách đầu tư và an toàn dữ liệu

Hầu hết các doanh nghiệp đều nghĩ rằng chi phí sử dụng một phần mềm kế toán bao gồm khoản chi phí trong báo giá, các khoản phí phát sinh hàng kỳ hoặc chi phí đào tạo, tư vấn và không tốn quá nhiều so với khả năng của doanh nghiệp (trên thị trường có những phần mềm kế toán offline chỉ từ 3.000.000 VNĐ).
Nếu tính toán kỹ hơn thì ngoài các chi phí kể trên, doanh nghiệp cũng sẽ cần phải đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật như máy tính, máy in, các khoản tiền bảo trì, bảo dưỡng máy móc định kỳ. Doanh nghiệp xác định sẽ sử dụng một giải pháp kế toán offline, tức là phải có sự đầu tư xứng đáng cho hệ thống máy chủ cũng như bảo mật thông tin để tránh việc bị mất dữ liệu do thiên tai, lỗi người sử dụng (tải nhầm viruts), hỏng ổ cứng,…
Trong khi đó, doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán online, nhất là các phần mềm kế toán dạng đóng gói sẵn thì sẽ không phải tốn chi phí đầu tư cho máy chủ và bảo mật này vì phía nhà cung cấp sẽ phải có sự đảm bảo và cam kết với khách hàng sử dụng.

Như đã đề cập ở trên, khi doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán offline, dữ liệu kế toán sẽ được lưu trữ tại máy chủ của doanh nghiệp, các phương án bảo đảm an toàn dữ liệu có được triển khai tốt hay không sẽ phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm cũng như sự cẩn thận của doanh nghiệp.
Ở những doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn hay đa chi nhánh đồng nghĩa với một kho dữ liệu kế toán đồ sộ. Nếu doanh nghiệp không có kinh nghiệm trong việc đầu tư hạ tầng để quản lý dữ liệu thì việc lựa chọn một phần mềm kế toán online sẽ là lựa chọn đơn giản và an toàn hơn cả.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lựa chọn những nhà cung cấp phần mềm kế toán online uy tín thông qua việc đạt được một số chứng chỉ cấp quốc tế như:
• Chứng chỉ ISO/IEC 27000 về hệ thống quản lý an ninh thông tin
• Chứng chỉ STAR quốc tế về an toàn thông tin do BSI và CSA cấp
• Chứng chỉ CMMi Level 3 đánh giá về độ thuần thục trong quy trình sản xuất phần mềm có giá trị toàn cầu do SEI phát triển và chứng nhận
Vậy sử dụng phần mềm online hay offline sẽ bảo mật dữ liệu tốt hơn?
Việc này giống như câu hỏi “Để tiền ở ngân hàng hay ở nhà an toàn hơn?”
Thật khó trả lời!
Vì cả hai cách trên đều tiềm ẩn những rủi ro nhất định.
Phân hệ kế toán trong phần mềm quản trị doanh nghiệp AMIS.VN của Công ty cổ phần MISA đáp ứng được toàn bộ các tiêu chí trên: đáp ứng được cho doanh nghiệp vừa và lớn hay doanh nghiệp đa chi nhánh; bao gồm cả kế toán quản trị lẫn kế toán tài chính, có khả năng làm việc mọi lúc mọi nơi và đảm bảo an toàn dữ liệu.
Để biết doanh nghiệp mình có phù hợp với phần mềm kế toán online không và chi tiết nghiệp vụ kế toán khi triển khai vào cụ thể doanh nghiệp, bạn vui lòng đăng ký nhận tư vấn tại đây.
Email : [email protected]
SĐT,Zalo: 0969.953.855
FB : https://www.facebook.com/DL.VHT.HANAM/
messenger FB: m.me/ DL.VHT.HANAM/

Tư vấn và triển khai demo dùng thử miễn phí phần mềm 15 ngày trước khi khách hàng ra quyết định

Nghiệp vụ kế toán quan tâm nhất của mỗi doanh nghiệp có thể khác nhau, tùy thuộc vào ngành nghề và quy mô hoạt động của ...
29/09/2023

Nghiệp vụ kế toán quan tâm nhất của mỗi doanh nghiệp có thể khác nhau, tùy thuộc vào ngành nghề và quy mô hoạt động của công ty. Tuy nhiên, một số nghiệp vụ kế toán quan trọng mà hầu hết các doanh nghiệp quan tâm bao gồm:

1. Ghi sổ sách kế toán: Bao gồm việc ghi chứng từ, lập bảng cân đối kế toán, báo cáo tài chính và các báo cáo thuế.

2. Kiểm tra và phân tích tài chính: Đảm bảo rằng dữ liệu kế toán được ghi đúng và đầy đủ, phân tích dữ liệu để đưa ra quyết định kinh doanh.

3. Thuế và báo cáo thuế: Đảm bảo tuân thủ quy định thuế, làm các báo cáo thuế hàng tháng, quý và năm.

4. Lập kế hoạch tài chính: Xây dựng kế hoạch tài chính dựa trên thông tin kế toán và dự báo tài chính cho tương lai.

5. Quản lý tài sản cố định: Ghi nhận và quản lý tài sản cố định, tính khấu hao và kiểm soát tình trạng tài sản.

6. Quản lý công nợ và công nợ: Theo dõi công nợ khách hàng và nhà cung cấp, quản lý việc thu tiền và trả tiền.

7. Lập báo cáo tài chính: Chuẩn bị báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý, cổ đông và người sử dụng thông tin.

8. Tuân thủ quy định pháp luật: Đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến kế toán và thuế.

Đây chỉ là một số nghiệp vụ kế toán quan trọng, tùy thuộc vào doanh nghiệp cụ thể có thể có thêm hoặc bớt các nghiệp vụ khác

29/09/2023

Các công việc kế toán cần làm trong tháng 10/2023
==============================
1. Tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp Quý 3/2023
2. Kê khai và nộp tờ khai thuế GTGT theo tháng, quý
3. Kê khai và nộp tờ khai thuế TNCN
4. Thông báo tình hình biến động lao động (nếu có)
5. Trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN tháng
6. Trích nộp kinh phí công đoàn tháng
❤️Chi tiết công việc dưới bình luận 👇👇

📌CẨN TRỌNG XỬ LÝ HÓA ĐƠN, TRÁNH RỦI RO VỀ THUẾ. DOANH NGHIỆP CHỈ CẦN 1 PHẦN MỀM DUY NHẤT👉DÙNG THỬ NGAY:
27/09/2023

📌CẨN TRỌNG XỬ LÝ HÓA ĐƠN, TRÁNH RỦI RO VỀ THUẾ. DOANH NGHIỆP CHỈ CẦN 1 PHẦN MỀM DUY NHẤT
👉DÙNG THỬ NGAY:

CHẮC AI ĐÓ SẼ CẦN
26/09/2023

CHẮC AI ĐÓ SẼ CẦN

Ứng dụng tra cứu mặt hàng hóa giảm thuế theo Nghị Định 44/2023/NĐ-CP chuẩn xác. . Tra cứu danh sách các hàng hóa, dịch vụ không được giảm thuế mới nhất.

DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP RỦI RO VỀ THUẾ VÀ GIẢI PHÁP TRA CỨU CÁC DOANH NGHIỆP RỦI RO VỀ THUẾGIẢI PHÁP TRA CỨU, KIỂM TR...
26/09/2023

DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP RỦI RO VỀ THUẾ VÀ GIẢI PHÁP TRA CỨU CÁC DOANH NGHIỆP RỦI RO VỀ THUẾ
GIẢI PHÁP TRA CỨU, KIỂM TRA TÍNH HỢP PHÁP HỢP LỆ HÓA ĐƠN

Cảnh báo và tra cứu danh sách 524 doanh nghiệp rủi ro về hóa đơn do Tổng cục Thuế công bố update mới nhất 2023 theo công văn 1798/TCT-TTKT..

26/09/2023

Tổng hợp các công thức tính phần trăm (%) tăng giảm giá sản phẩm
I. Cách tính phần trăm giảm giá nhanh nhất
Ví dụ khi bạn đi mua hàng, giá của mặt hàng là 570.000 VNĐ, và được giảm giá 20%. Vậy cách nhanh nhất để tính số tiền mà bạn phải trả đó là.
số tiền sau khi được giảm giá = 100% -20%=80%=0.8
=> Giá của mặt hàng sau khi giảm giá là: 570.000 x 0.8 = 456.000 VNĐ.

II. Tính phần trăm tăng giá nhanh nhất
Mặt hàng giá là 570.000 VNĐ. Bây giờ giá của sản phẩm này tăng thêm 20% thì công thức tính nhanh sẽ là:

100% + 20% = 120%.

Vậy, giá tiền mà bạn cần thanh toán là: 570.000 x 120% = 570.000 x 1.2 = 684.000 VNĐ.

III. Cách tính giá gốc của sản phẩm sau khi đã được giảm giá
Ví dụ, bạn mua một sản phẩm trong dịp khuyến mại giảm giá chẳng hạn. Một mặt hàng được bán với giá 10 triệu VND, và họ ghi là đã giảm 20% so với giá gốc rồi.

Vậy một câu hỏi đặt ra là làm thế nào để có thể tính được giá trị gốc của sản phẩm này đây? Vì sản phẩm đã được giảm 20% rồi => thì bạn lấy 100% – 20%= 80%
vậy giá gốc của sản phẩm sẽ là 100% và ta tính được là
Giá trị gốc của sản phẩm = 10.000.000 / 80% = 10.000.000/0,08 = 12.500.000 VNĐ.

IV. Một số công thức tính phần trăm khác
1. Công thức tính % tăng trưởng của năm sau so với năm trước
Năm 2018, công ty A có doanh thu là 80 tỷ đồng.
Năm 2019, công ty A này đã có doanh thu là 140 tỷ đồng.
Vậy % tăng trưởng doanh thu năm 2019 của công ty A là bao nhiêu %?
Công thức trợ giúp cách tính % tăng trưởng sau đây:
%(Tăng trưởng, lợi nhuận,…) = (Năm sau – Năm trước)/Năm trước * 100
hay năm sau tăng trưởng = (140-80)/80 *100 = 75%

Tìm hiểu ví dụ khác: Ngày 22/5/2019 cửa hàng bạn bán chiếc bút bi với giá là 3.000 VNĐ Nhưng, ngày 23/5/2019 cũng chiếc bút bi đó, cửa hàng bạn bán với giá 5.000 VNĐ.Vậy câu hỏi đặt ra là sản phẩm đó (chiếc bút bi) đã tăng bao nhiêu phần trăm (%) so với ngày hôm trước?
áp dụng ct vào = (5000-3000)/3000*100=66.67%

2. Tính phần trăm (%) lãi suất ngân hàng
Giá sử cụ thể như thế này, ví dụ bạn gửi 500.000.000 VNĐ vào ngân hàng Vietinbank, bạn muốn tính lãi suất sau một năm bạn gửi ngân hàng là bao nhiêu .
gửi ngân hàng thì lại có gửi (không kỳ hạn, gửi 1 tháng,... đến gửi 1 năm ) nên lãi suất % sẽ khác nhau nhé. Ví dụ như với 500.000.000 bạn gửi với kỳ hạn 36 tháng thì lãi suất sẽ nhận được là 7%.
Tiền lãi = Số-tiền-gửi x Lãi-suất( % năm) x (Số-ngày-gửi/365)
Hoặc
Tiền lãi = Số-tiền-gửi x [Lãi-suất(% năm)/12] x Số-tháng-gửi
Áp dụng vào ví dụ trên ta có:
Công thức 1: Tiền lãi = 500.000.000 * 7/100 * (1095/365) = 105.000.000 VNĐ
Công thức 2: Tiền lãi = 500.000.000 * (7/100/12) x 36 = 105.000.000 VNĐ
số tiền hàng tháng bạn có được từ 500.000.000 là:
500.000.000 * (7/100/12) = 2.916.666 VNĐ
việc tính lãi suất hàng quý hàng năm cũng rất dễ dàng

Address

Phu Ly

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Phần Mềm Kế Toán Chuyên Nghiệp posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share


Other Digital creator in Phu Ly

Show All