01/04/2024
I. QUY TRÌNH ÁP GIÁ
Chương I – Quy định chung
Điều 1 - Mục đích của việc áp giá bán điện
1.1- Đảm bảo áp đúng giá điện theo từng đối tượng giá do Nhà nước quy định.
1.2- Giúp các Đơn vị thực hiện tốt công tác áp giá và hoàn thiện hồ sơ khách hàng.
Điều 2 - Các cơ sở pháp lý để thực hiện áp giá bán điện
2.1- Luật Điện lực số 28/2004/QH11 ngày 03/12/2004 của Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2.2- Nghị định số 105/2005/NĐ-CP ngày 17/08/2005 của Chính Phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực.
2.3- Quyết định số 31/2006/QĐ-BCN ngày 06/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc ban hành Quy định kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện.
2.4- Căn cứ Quyết định 21/2009/QĐ-TTg ngày 12/02/2009 Về giá bán điện năm 2009 và các năm 2010-2012 theo cơ chế thị trường của Thủ tướng Chính phủ.
2.5- Các Thông tư và văn bản hướng dẫn hiện hành của Cục Điều Tiết Điện lực liên quan đến thực hiện áp giá bán điện.
Điều 3 - Thời gian áp giá bán điện
3.1- Ngay khi hai bên ký kết hợp đồng mua bán điện (đối với KH mới); Trường hợp khách hàng thay đổi giá thì tính từ thời điểm áp giá hay theo thỏa thuận (đúng quy định)”.
3.2- Việc áp giá điện và xác định tỷ lệ giá điện ngoài mục đích sinh hoạt được 2 bên mua và bán điện thỏa thuận khi tiến hành ký hợp đồng mua bán điện hoặc khi khách hàng có thay đổi mục đích hoặc tỷ lệ giá điện.
3.3- Khách hàng sử dụng điện vừa sinh hoạt vừa mục đích khác, nếu không đủ điều kiện tách riêng công tơ thì áp giá 100% sinh hoạt hoặc 100% giá khác (nếu khách hàng có giấy phép kinh doanh hoặc xác nhận của địa phương cho mục đích khác).
3.4- Thời hạn thỏa thuận lại tỷ lệ áp giá đối với khách hàng có từ 2 mục đích sử dụng trở lên ít nhất 1 lần trong 12 tháng.