An ninh Bình Thuận News

An ninh Bình Thuận News Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from An ninh Bình Thuận News, Media/News Company, Phan Thiet.

30/04/2024
29/12/2023
26/12/2023
07/12/2023

(PLO)- Trong lúc hàn ống bô tàu, thợ hàn đã để bụi hàn rơi xuống sàn tàu có dầu nhớt dẫn đến cháy lớn.

22/11/2023
22/11/2023

🍀🎋Dự kiến Phan Thiết khai mạc Đường hoa Xuân Giáp Thìn vào tối ngày 05/02/2024🏄🍱🥗

Nhằm nâng cao mức hưởng thụ đời sống văn hóa, tinh thần cho Nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 và kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 – 03/02/2024), đồng thời, quảng bá hình ảnh quê hương Phan Thiết đến với du khách trong và ngoài nước; ngày 17/11, UBND TP. Phan Thiết ban hành kế hoạch tổ chức Đường hoa Xuân Giáp Thìn năm 2024, với chủ đề “Phan Thiết- Hội tụ và phát triển”.

Theo đó, Đường hoa Xuân Giáp Thìn năm 2024 sẽ được tổ chức tại một bên đường Nguyễn Tất Thành, đoạn từ đường Tôn Đức Thắng đến đường Lê Lợi (phía khu vực Công viên Nguyễn Tất Thành). Với kinh phí dự kiến là 3,5 tỷ đồng từ nguồn vận động xã hội hóa, nguồn tài trợ của các doanh nghiệp, nhà tài trợ. Đường hoa sẽ có 04 phân đoạn, gồm: Phân đoạn “Làng quê xưa” sẽ trưng bày các tiểu cảnh cụm mô hình nhân vật, nhà tranh, xe bò, hồ sen, thuyền hoa, cầu khỉ, giếng nước; cụm tiểu cảnh cây tài lộc, cụm mô hình rồng hoạt hình, tiểu cảnh cầu bắc ngang ruộng lúa; cụm trái tim hoa liên hoàn, giàn treo lồng đèn. Phân đoạn “Phan Thiết chuyển mình”, mở đầu là cụm mô hình Linh vật rồng cổng chào; cổng rồng uốn lượn; cụm mô hình cá chép vượt vũ môn; chữ hoa “Wellcome Phan Thiet”; cụm lân hoa, vườn hoa mai, vườn hoa đào, cổng thuyền. Phân đoạn “Phan Thiết- Hội tụ và phát triển” sẽ trưng bày các cụm: vòng hoa khổng lồ, mô hình “rồng biển”, mô hình tiểu cảnh biển giàu đẹp, tiểu cảnh góc đại dương; Mô hình ngọn Hải đăng; tiểu cảnh ván lướt sóng; mô hình trái tim check-in; cụm mô hình khinh khí cầu bay trên hồ sứa; tiểu cảnh thuyền, thúng hoa. Phân đoạn Ẩm thực, trò chơi sẽ là cổng tre vào khu ẩm thực địa phương, khu ẩm thực đường phố fastfood; mô hình tàu lửa, khu vực bố trí nhà bạt bán hàng; khu vực gian hàng trưng bày sản phẩm địa phương, cụm mô hình thùng nước mắm hoa.
Thời gian thi công Đường hoa Xuân Giáp Thìn năm 2024 bắt đầu từ ngày 23/01/2024. Khai mạc đường hoa: Dự kiến vào lúc 19 giờ 30 phút, ngày 05/02/2024 (nhằm ngày 26 tháng Chạp Âm lịch) và kéo dài đến đến ngày 15/02/2024 (ngày 06 tháng Giêng Âm lịch).

Thanh Minh

https://youtu.be/LU1B6OcyBh0?si=6BnmPHYbik3ghnLp
16/11/2023

https://youtu.be/LU1B6OcyBh0?si=6BnmPHYbik3ghnLp

Bất ngờ với diện mạo mới Công viên biển Thương Chánh - Đồi Dương TP. Phan Thiết ❤️ 🏝😄00:00 - Tóm Tắt Clip00:36 - Intro Kênh00:39 - Công viên biển Thương C...

15/11/2023

Ngày 17-8, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 22/2023 về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù.

Trong đó quy định về chính sách tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù, cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng người lao động là người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn ngân hàng để đào tạo nghề và sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm.

Đối tượng vay vốn là người chấp hành xong án phạt tù; cơ sở sản xuất kinh doanh bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù…

Đối với vay vốn để đào tạo nghề, mức vốn cho vay tối đa là 4 triệu đồng/tháng/người chấp hành xong án phạt tù.
Đối với vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm: Mức vốn cho vay tối đa là 100 triệu đồng/người chấp hành xong án phạt tù.
Cơ sở sản xuất kinh doanh: Mức vốn cho vay tối đa là 2 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng/người lao động tại cơ sở sản xuất kinh doanh.
Lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo quy định theo từng thời kỳ

15/11/2023

App “Báo cháy 114” - Bước tiến mới trong thực hiện chuyển đổi số trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

App “Báo cháy 114” là một ứng dụng chuyển đổi số trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) đã được vận hành trên toàn quốc từ ngày 01/11/2021. Thông qua ứng dụng này, người dân có thể gửi thông tin đến lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH về các sự cố tai nạn, cũng như đám cháy một cách cụ thể và chính xác địa chỉ.

App “Báo cháy 114” là một ứng dụng hỗ trợ người dân thông báo cho cơ quan Cảnh sát PCCC và CNCH các vụ cháy, nổ và sự cố, tai nạn một cách nhanh và chính xác nhất bằng việc trực quan hóa thông qua các hình ảnh, video, âm thanh… được người dùng gọi điện hoặc gửi trực tiếp cho bộ phận tiếp nhận thông tin báo cháy, sự cố tai nạn tại Trung tâm thông tin chỉ huy (tổng đài 114).

App “Báo cháy 114” giúp cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH xác minh được ngay các vụ cháy, nổ và tai nạn, sự cố là thật hay giả, vị trí chính xác địa điểm xảy ra cháy, nổ, tai nạn, sự cố. Đánh giá được cơ bản tình hình vụ cháy, nổ, tai nạn, sự cố. Đồng thời đưa ra phương án để triển khai công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ phù hợp. Giảm thiểu tối đa thiệt hại do các vụ cháy, nổ và tai nạn, sự cố xảy ra.

App “Báo cháy 114” bảo đảm quy trình số hóa một số hoạt động của các đơn vị Cảnh sát PCCC và CNCH nói chung, đơn giản hóa các quy trình nhận tin và xác minh tin báo cháy, nổ, tai nạn, sự cố. Nâng cao hiệu quả của các đơn vị Cảnh sát PCCC và CNCH.

Ngoài ra, App “Báo cháy 114” còn dễ dàng có các phương án tích hợp với các nền tảng, hệ thống khác.

Thông qua App “Báo cháy 114”, người dân có thể gửi thông tin đến lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH các sự cố tai nạn, cũng như đám cháy một cách cụ thể và chính xác địa chỉ. Từ đó, giúp Cảnh sát PCCC và CNCH nắm được qui mô đám cháy hay sự cố, tai nạn xảy ra. Thông tin người dân gửi qua App “Báo cháy 114” bằng video, hình ảnh, còn giúp lực lượng PCCC và CNCH nắm được trạng thái ban đầu về kết cấu công trình, những đặc điểm khác của đám cháy, từ đó sẽ ra các quyết định điều động nhân lực, phương tiện, dụng cụ đến chữa cháy một cách hợp lý nhất, nhanh nhất để cứu chữa hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại tới mức thấp nhất.

Để chủ động nắm bắt thông tin về các vụ cháy, nổ, sự cố, tai nạn qua số máy 114, định vị cuộc gọi báo cháy, vị trí cháy, nổ, sự cố, tai nạn giúp lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH có thể thực hiện nhiệm vụ một cách nhanh chóng, chính xác, hiệu quả; cung cấp thường xuyên các thông tin và hướng dẫn kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, kiến thức, kỹ năng PCCC và CNCH cho các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và người dân, Giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng chỉ đạo 100% cán bộ, chiến sỹ cài đặt App “Báo cháy 114”. Đồng thời, Công an các đơn vị, địa phương tích cực tuyên truyền, phổ biến sâu rộng để quần chúng nhân dân biết, cài đặt và sử dụng App “Báo cháy 114”.

App “Báo cháy 114” có các tính năng, tác dụng như sau:

Tính năng 1: “Gọi 114”.

Đây là tính năng gọi line viễn thông trực tiếp tới Trung tâm thông tin chỉ huy 114, thông tin cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH về các vụ cháy, nổ, tai nạn, sự cố tương tự như gọi điện thoại thông thường.

Tính năng 2: “Gọi bằng hình ảnh trực tiếp” (gọi video Call).

Đây là tính năng gọi tới Trung tâm thông tin chỉ huy 114, thông tin cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH về các vụ cháy, nổ, tai nạn, sự cố bằng hình ảnh trực quan và những thông tin chính xác về đám cháy, sự cố, tai nạn. Giúp Trung tâm thông tin chỉ huy 114 nhận định được tình hình thực tế và đưa ra đề xuất huy động lực lượng, phương tiện phù hợp đến xử lý đám cháy, sự cố, tai nạn.

Tính năng 3: “Yêu cầu chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ”.

Đây là tính năng gửi hình ảnh hoặc đoạn video cho đơn vị Cảnh sát PCCC và CNCH, kết hợp với hình thức chat bằng âm thanh hoặc bằng chữ với tổng đài trực 114.

Tính năng 4: “Kỹ năng”.

Đây là tính năng cung cấp các kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH để người sử dụng có thể trực tiếp tra cứu và học tập kỹ năng PCCC và CNCH.

Tính năng 5: “Tin PCCC”.

Đây là tính năng truyền tải những thông tin về những vụ cháy, sự cố, tai nạn đang diễn ra tại các địa bàn cụ thể nào đó; thông tin về tình hình cháy, nổ, sự cố, tai nạn trong ngày, tuần, tháng trong nước và trên thế giới; những chủ trương về công tác PCCC và CNCH.

Tính năng 6: “Tôi an toàn”.

Đây là tính năng báo an toàn tại vị trí xảy ra cháy, nổ, tai nạn, sự cố, thông báo này sẽ được gửi cho danh sách người thân và đơn vị Cảnh sát PCCC và CNCH để biết./.

Nhạc sĩ Văn Cao và sự ra đời bài “Tiến quân ca”Quốc ca Việt Nam là bài “Tiến quân ca” do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác, với n...
15/11/2023

Nhạc sĩ Văn Cao và sự ra đời bài “Tiến quân ca”

Quốc ca Việt Nam là bài “Tiến quân ca” do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác, với những giai điệu thiêng liêng, hào hùng. Bài hát ra đời gắn với những ký ức Việt Nam thời kỳ tiền khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám cùng những kỷ niệm khó quên của tác giả.

Nhạc sĩ Văn Cao, tên thật là Nguyễn Văn Cao, sinh ngày 15/11/1923, tại Hải Phòng trong một gia đình viên chức.

Thuở niên thiếu, ông đi học và làm việc ở Hải Phòng. Từ năm 1943, ông tham gia hoạt động Việt Minh, trong đội trừ gian. Thời gian này, ông sáng tác nhiều ca khúc yêu nước, nổi tiếng như “Đống Đa”, “Thăng Long hành khúc ca”, “Tiếng rừng”… làm phóng viên viết báo, làm thơ, vẽ tranh...

Ông được đánh giá là “Nhạc sĩ có tài”, có nhiều đóng góp cho hoạt động âm nhạc, nghệ thuật. Ông tham gia Hội Văn hoá Cứu quốc, viết cho báo Độc Lập, tham gia Hội Văn Nghệ Việt Nam, Hội nhạc sĩ Việt Nam...

Với những đóng góp của ông trong hoạt động nghệ thuật, đặc biệt trong việc sáng tác bài “Tiến quân ca”, theo Sắc lệnh số 32-SL ngày 25/4/1949, ông đã vinh dự được tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất. Huân chương Độc lập hạng Nhất…

Ông mất ngày 10/7/1995 tại Hà Nội.

Quốc ca Việt Nam là bài “Tiến quân ca” do Nhạc sĩ Văn Cao sáng tác, với những giai điệu thiêng liêng, hào hùng. Bài hát ra đời gắn với những ký ức Việt Nam thời kỳ tiền khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám cùng những kỷ niệm khó quên của tác giả.

Theo lời kể lại vào năm 1976 của tác giả về hoàn cảnh ra đời của bài Quốc ca, đó là vào những ngày mùa đông năm 1944, khi cuộc đấu tranh cách mạng của dân tộc đang sục sôi khí thế. Văn Cao gặp Vũ Quý, là một cán bộ Việt Minh, cũng là một người vẫn theo dõi những hoạt động nghệ thuật của Văn Cao. Ông Vũ Quý hỏi như đề nghị Văn Cao thoát ly hoạt động cách mạng và giao nhiệm vụ đầu tiên cho Văn Cao là sáng tác một bài hát cho quân đội cách mạng.

Văn Cao lúc ấy, chưa biết đến chiến khu, chỉ biết những con đường Phố Ga, đường Hàng Bông, đường Bờ Hồ (Hà Nội) theo thói quen đi và cũng chưa gặp các chiến sĩ quân đội cách mạng trong khóa quân chính đầu tiên và không biết họ hát như thế nào... tác giả “đang nghĩ cách viết một bài hát thật giản dị cho họ có thể hát được…”.

Ông đã trăn trở, tìm kiếm những âm thanh, hình ảnh trong buổi chiều đi dọc các con phố Hà Nội… và ông đã viết được những nét nhạc đầu tiên của bài “Tiến quân ca”. Ông đã chỉnh sửa và hoàn thiện bài hát nhiều ngày sau đó tại căn gác số 45 Nguyễn Thượng Hiền, Hà Nội trong những ngày đông ảm đạm, đói, rét, khổ cực.

“Đoàn quân Việt Nam đi,

Chung lòng cứu quốc

Bước chân rộn vang trên đường gập ghềnh xa…”.

“…Nhịp điệu ngân dài của bài hát mở đầu cho một tiếng cồng vang vọng”… Nhạc sĩ Văn Cao nhớ lại, khi bài hát viết xong, ông Vũ Quý đã rất hài lòng: “Da mặt anh đen xạm. Đôi mắt và nụ cười của anh lấp lánh”.

“Tiến quân ca” là bài ca cách mạng, với âm hưởng hào hùng, thôi thúc, cổ vũ tinh thần, nhiệt huyết và lòng yêu nước của bộ đội, nhân dân Việt Nam cùng đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc.

Ngày 17/81945, “bài hát Tiến quân ca đã vang lên giữa bầu trời Hà Nội…hàng ngàn giọng hát cất lên, vang theo những đoạn sôi nổi…

Ngày 19/8/1945, một cuộc mít-tinh lớn họp tại quảng trường Nhà hát Lớn. Dàn đồng ca của Thiếu niên Tiền phong hát “Tiến quân ca” chào lá cờ đỏ sao vàng… Hàng chục ngàn giọng hát cất lên, thét lên tiếng thẻ căm thù vào bọn đế quốc, và sự hào hùng chiến thắng của cách mạng”.

Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, năm 1946, Quốc hội khóa I đã chính thức quyết định chọn “Tiến quân ca” làm Quốc ca Việt Nam. Trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam năm 1946, tại Điều 3, ghi rõ: Quốc ca là bài “Tiến quân ca”.

Bài Tiến Quân ca “không những chỉ là một bản nhạc hay so với nhiều bài quốc ca của các nước khác mà nó còn có đầy đủ giá trị tiêu biểu, vì nó đã gắn bó tình cảm với nhiều thế hệ nối tiếp nhau trải qua nhiều chặng đường gian nan và vinh quang của lịch sử dân tộc Việt Nam”. Bài hát “Tiến quân ca” ra đời trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt, với cá nhân tác giả và dân tộc Việt Nam.

Nhiều năm trôi qua, bài hát trở thành hành khúc, đồng hành cùng nhân dân Việt Nam trong suốt những năm tháng đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa và là niềm tự hào của nhân dân Việt Nam

Theo: baodantoc.vn

15/11/2023

MẠNG ẢO NHƯNG SÁT THƯƠNG LÀ THẬT

Nhiều trường hợp người bị tấn công trên mạng xã hội phải ngậm đắng nuốt cay, cắn răng chịu đựng và chọn cách im lặng để tự bảo vệ mình…

Không phải bao giờ những hành vi “ném đá”, thóa mạ người khác trên mạng xã hội cũng ngay lập tức bị pháp luật trừng trị. Có trường hợp người bị tấn công phải ngậm đắng nuốt cay, cắn răng chịu đựng và chờ cho thời gian qua mau để mọi thứ chìm trong quên lãng…

Một trong những người phải ngậm đắng nuốt cay ấy có lẽ là Hoa hậu Ý Nhi khi cô và gia đình chọn cách im lặng, “rút êm” để tự bảo vệ mình. Tính cho đến khi một nữ đại biểu Quốc hội lên tiếng, chưa có cá nhân nào bị xử lý, trong khi những hành vi “ném đá” tập thể trong vụ này quá ư kinh sợ, hãi hùng.

Nhiều người hẳn chưa quên vụ án Nguyễn Phương Hằng. Trong vụ đấy, những nạn nhân của bà Hằng (mà cơ quan tố tụng xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) đã phải sống trong trạng thái u uẩn, uất ức thế nào suốt thời gian dài bị bà này réo tên chửi bới, vu vạ đủ điều. Phải là người có “thần kinh thép” mới vượt qua được những giai đoạn khủng hoảng ghê sợ ấy để chờ ngày pháp luật ra tay. Và rồi, cái ngày ấy cũng đã tới; trắng - đen cũng đã rõ ràng; mọi chuyện giờ xem như đã tạm khép lại…

Nhưng sự đời không phải chuyện nào cũng có cái kết công bằng. Và mặc dù pháp luật có đầy đủ quy định, chế tài để xử lý những người có hành vi “ném đá”, song không phải lúc nào nạn nhân cũng chọn cách gửi đơn tố cáo, nhờ cơ quan pháp luật bảo vệ mình. Có không ít nạn nhân đã phải lặng lẽ, âm thầm chịu đựng, bởi có khi như thế vết thương dễ liền da hơn việc đối diện với ồn ào, thị phi khi họ gửi đơn tố cáo. Trong nhiều trường hợp, nạn nhân nghĩ rằng có khi chưa “được vạ” mà “má đã sưng”, thôi đành chọn cách lặng im để chờ “trend sau xô trend trước”.

Mà trong thế giới phẳng này thì luôn có lắm trend xảy ra. Cứ mỗi lần có trend mới, người ta lao vào cắn xé, xổ xả bằng hàng trăm lời giáo gươm, cay độc. Yếu tố ẩn danh trong đám đông trên mạng xã hội khiến con người ta dễ trở nên ác độc hơn nhưng họ lại không hề ý thức được điều này. Bởi họ nghĩ họ đang nhân danh công lý, công bằng, đạo đức và lẽ phải, họ đang phán xử. Và họ hồn nhiên ném đá, hồn nhiên buông lời cay nghiệt, hồn nhiên thực hiện hành vi độc ác. Chỉ có điều, với pháp luật thì không có chuyện “không biết nên không có tội”. Nếu nạn nhân lên tiếng tố cáo, những người “ném đá” sẽ bị xem xét, xử lý theo quy định hiện hành.

Về công cụ pháp luật, Luật An ninh mạng quy định rất rõ các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng (Điều 😎 và xử lý vi phạm pháp luật (Điều 9, theo hướng dẫn chiếu - tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý thế này hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế kia…).

Bộ luật Dân sự cũng quy định rất rõ quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín. Theo đó, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ; cá nhân có quyền yêu cầu tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình. Khoản 5 Điều 34 Bộ luật Dân sự quy định: Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

Ở góc độ khác, người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 101 Nghị định 15/2020 (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 14/2022) với mức phạt 5-10 triệu đồng. Nhưng có lẽ chế tài nặng nhất đối với người vi phạm đó là việc anh ta bị xử lý hình sự về tội làm nhục người khác (Điều 155 Bộ luật Hình sự) hay tội vu khống (Điều 156 Bộ luật Hình sự). Ngoài ra, người “ném đá”, bôi xấu người khác có thể bị xử lý về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331.

Mạng xã hội càng ngày càng không còn ảo nữa. Từ câu chuyện gõ phím nói “chủ tịch kênh kiệu” rồi bị phạt 5 triệu đồng đến nay đã là một bước dài trong thay đổi nhận thức về hành xử trên không gian mạng xã hội. Giờ đây chuyện bị phạt hành chính, thậm chí bị xử lý hình sự vì hành xử bậy trên không gian mạng đã không còn là chuyện lạ hay hiếm nữa. Vì vậy, mỗi cá nhân phải tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết khi tham gia mạng xã hội, biết kiềm chế để không “ném đá” hại người và rước lấy rắc rối pháp lý cho chính bản thân mình.

Thiện Tâm
Báo Pháp Luật

03/11/2023

Cụ thể, điều chỉnh chiều dài 2 tuyến đường đã được đặt tên tại phường Phú Tài -TP. Phan Thiết là đường Vũ Trọng Phụng và đường Nguyễn Viết Xuân. Đồng thời, đặt tên 18 tuyến đường trên địa bàn TP. Phan Thiết, gồm 8 tuyến đường tại phường Phú Tài, thuộc đường nội bộ khu dân cư Văn Thánh, với các tên đường dự kiến đặt tên là Mạc Thị Bưởi, Măng Đa, Trương Sanh Thạch, Ngô Thị Ngư, Nguyễn Thị Hòa, Phạm Minh Tư, Nguyễn Thanh Mận, Nguyễn Văn Nhân.

Tại phường Phú Hài, 4 tuyến đường thuộc đường liên thôn khu phố 4,5 và đường nội bộ, được dự kiến đặt tên là Hoa Bằng, Hoàng Văn Thái, Hoàng Tích Trí, Trần Tử Bình. Tại phường Mũi Né đặt tên 1 tuyến đường nội bộ khu phố 14, dự kiến là Đạm Phương.

Phường Thanh Hải 1 tuyến đường nội bộ khu dân cư AE dự kiến đặt tên Bùi Xương Trạch. Phường Phú Thủy 1 tuyến đường nội bộ khu phố 6, dự kiến đặt tên Đỗ Ngọc Du. Phường Xuân An đặt tên 3 tuyến đường nội bộ khu dân cư Bắc Xuân An, là đường Dương Thị Xuân Quý, Đỗ Quang, Đốc Ngữ.

BÁO BÌNH THUẬN

25/10/2023

Kiểm tra nồng độ cồn lưu động tại Phan Thiết:
Trong 1 buổi kiểm tra, lập hơn 15 biên bản vi phạm nồng độ cồn. Trong đó có cả người vi phạm nữ.

23/10/2023

CSGT đề nghị dùng xe đặc chủng đưa bé gái về nhưng người vi phạm không đồng ý nên gọi cho mẹ cháu bé đến nơi đưa về nhà an toàn.

Tối 22-10, Tổ chuyên đề kiểm tra người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy, vi phạm nồng độ cồn của Công an tỉnh Bình Thuận đã triển khai kiểm tra trên địa bàn TP Phan Thiết.

Quá trình triển khai đo nồng độ cồn cũng như lập biên bản các trường hợp vi phạm đều được ghi hình và giám sát của cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra điều lệnh công an nhân dân.

Đáng chú ý sau khi lực lượng CSGT triển khai thực hiện nhiệm vụ, một số người đi đường đã phát hiện tổ kiểm tra của CSGT và báo cho nhau, tìm cách né vị trí Tổ công tác đang làm việc.

Tổ chuyên đề đã thay đổi địa điểm kiểm tra ở nhiều tuyến đường khác nhau, nhằm hạn chế tình trạng người vi phạm né tránh và thông báo cho nhau vị trí đang kiểm tra nồng độ cồn.

Tại nhiều tuyến đường, CSGT đã phát hiện, lập biên bản hàng chục trường hợp vi phạm về nồng độ cồn trong đó có cả những người vi phạm là phụ nữ.

Đáng chú ý, lực lượng CSGT còn phát hiện một trường hợp là ông ngoại chở cháu gái khoảng 10 tuổi đi học về bằng xe máy có nồng độ cồn khá cao.

“Do phải tạm giữ xe người vi phạm nên lực lượng CSGT đã đề nghị dùng xe đặc chủng đưa cháu gái về nhà nhưng người vi phạm không đồng ý, chúng tôi đã gọi điện thoại cho mẹ cháu bé đến nơi đưa cháu về nhà an toàn”, Thượng tá Trần Lưu Phương, Phó Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Thuận cho biết.

Từ ngày 9-10 đến ngày 20-11, CSGT Công an tỉnh Bình Thuận triển khai Kế hoạch Phối hợp thực hiện xử lý vi phạm theo chuyên đề người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy, vi phạm nồng độ cồn.

Trong thời gian này, Tổ công tác gồm: Lực lượng CSGT, cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân và lực lượng Cảnh sát cơ động sẽ phối hợp với Công an các địa phương trực tiếp thực hiện việc kiểm soát, phát hiện, xử lý vi phạm nồng độ cồn và bàn giao cho Công an các địa phương xử lý theo thẩm quyền.

Khi phát hiện các trường hợp vi phạm, Công an các địa phương phải tổ chức xác minh có phải là cán bộ, đảng viên hay không để gửi thông báo đến cơ quan, tổ chức nơi cán bộ, đảng viên công tác, sinh hoạt.

Theo Công an tỉnh Bình Thuận, với các trường hợp không chấp hành kiểm tra nồng độ cồn, nếu có các hành vi, lời nói không đúng mực, lăng mạ, xúc phạm cán bộ CSGT thì báo cáo đề xuất cấp trên chỉ đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra thụ lý, giải quyết; nếu có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố, xử lý theo quy định của pháp luật.

Pháp Luật Online

18/10/2023

CHỦ TỊCH NƯỚC VÕ VĂN THƯỞNG DỰ KHAI MẠC DIỄN ĐÀN “ VÀNH ĐAI VÀ CON ĐƯỜNG” LẦN THỨ 3

: Sáng nay (18/10), theo giờ địa phương, Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế "Vành đai và Con đường" lần thứ ba (BRI 3) khai mạc tại Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc với sự tham dự của hơn 4.000 đại biểu từ hơn 140 quốc gia và 30 tổ chức quốc tế.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và hơn 20 nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu Chính phủ các nước tham dự, trong đó có Tổng Bí thư- Chủ tịch nước Lào; Tổng thống các nước Nga, Indonisia, Achentina, Chile, Uruguay, Uzbekistan, Mông Cổ, Sri Lanka, Congo, Tổng thư ký Liên hợp quốc, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển mới, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển hạ tầng cơ sở châu Á (AIIB),…
Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế về "Vành đai và Con đường" lần thứ 3 được tổ chức trong 2 ngày 17 và 18/10/2023 với chủ đề "Hợp tác chất lượng cao Vành đai và Con đường, chung tay vì phát triển và thịnh vượng chung".
Trong khuôn khổ Diễn đàn, 3 phiên họp cấp cao đã được tổ chức theo các chủ đề: Kết nối trong một nền kinh tế toàn cầu mở; Con đường tơ lụa xanh hài hòa thiên nhiên; Kinh tế số - động lực mới của tăng trưởng. Bên cạnh đó, 6 phiên diễn đàn nhánh cấp bộ trưởng được diễn ra song song cùng thời điểm với diễn đàn cấp cao về các chủ đề: kết nối thương mại, giao lưu nhân dân, giao lưu học giả, con đường tơ lụa sạch, hợp tác địa phương và hợp tác biển.
Đây là dịp để đánh giá những kết quả đạt được 10 năm qua kể từ khi Sáng kiến Vành đai và Con đường được thực hiện và đề ra phương hướng hợp tác trong thời gian tới.
Theo chương trình, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sẽ có các bài phát biểu quan trọng, đóng góp tiếng nói của Việt Nam trong thúc đẩy hòa bình, hợp tác, liên kết kinh tế và kết nối khu vực, làm sâu sắc hơn quan hệ với các nước trên thế giới.
Sáng kiến "Vành đai và Con đường" được Trung Quốc đề xuất và triển khai từ năm 2013 với 5 mảng hợp tác chính trong khuôn khổ sáng kiến là: Kết nối chính sách, Kết nối cơ sở hạ tầng, Kết nối thương mại và đầu tư; Kết nối tài chính – tiền tệ, Kết nối con người. Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đến hết năm 2022, Trung Quốc đã ký 206 thỏa thuận hợp tác về BRI với 151 quốc gia và 32 tổ chức quốc tế, triển khai khoảng 3.000 dự án trong nhiều lĩnh vực với tổng vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đô la Mỹ.
Năm 2017, Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết Bản ghi nhớ cấp Chính phủ về thúc đẩy kết nối giữa khuôn khổ “Hai hành lang, một vành đai” với sáng kiến "Vành đai và Con đường". Hai bên đang tiếp tục thảo luận các nội dung để cụ thể hóa Bản ghi nhớ này.
(Vũ Dũng/VOV1)

Từ giờ đến cuối năm, tỉnh Bình Thuận còn rất rất nhiều hoạt động, sự kiện thú vị. Mọi người khi nào rảnh thì sắp xếp đi ...
18/10/2023

Từ giờ đến cuối năm, tỉnh Bình Thuận còn rất rất nhiều hoạt động, sự kiện thú vị. Mọi người khi nào rảnh thì sắp xếp đi Bình Thuận 1 chuyến, lúc nào cũng có sự kiện để tham gia 🥰🥰🥰

🎏💃🎸🥗Các sự kiện, hoạt động còn lại của Năm Du lịch Quốc gia 2023 - “Bình Thuận - Hội tụ xanh”📸🏝️🪂🏌️

Address

Phan Thiet

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when An ninh Bình Thuận News posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share


Other Media/News Companies in Phan Thiet

Show All