Tân Phước 24h

Tân Phước 24h Huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tiền Giang vận động ủng hộ khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra
13/09/2024

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tiền Giang vận động ủng hộ khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra

Phòng chống ngộ độc thực phẩm những ngày mưa bãoMưa, lũ lụt và các thay đổi bất thường về thời tiết là những điều kiện t...
13/09/2024

Phòng chống ngộ độc thực phẩm những ngày mưa bão

Mưa, lũ lụt và các thay đổi bất thường về thời tiết là những điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, gây tình trạng ô nhiễm thực phẩm như ôi, thiu, mốc và sinh độc tố.
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cảnh báo, bão lụt và các thay đổi bất thường về thời tiết là những điều kiện thuận lợi cho thực phẩm dễ bị ô nhiễm vi sinh vật. Thêm vào đó, lương thực, thực phẩm gặp thời tiết mưa ẩm dễ bị ôi, thiu, mốc, hỏng, sinh độc tố có thể gây ngộ độc thực phẩm.

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệng trong mùa bão lũ, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân, cần lựa chọn, chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm an toàn, chủ động dự trữ các loại lương thực, thực phẩm chế biến sẵn, nước uống đóng chai, các loại vitamin, các hoá chất sát khuẩn của ngành y tế.

Khi bão, lũ xảy ra, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng thực phẩm tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm, thuỷ sản chết bệnh, chết không rõ nguyên nhân làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm; thực hiện ăn chín, uống chín.

Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh sau mưa bão, theo các chuyên gia dinh dưỡng ngay sau khi nước rút, người dân cần nhanh chóng khôi phục lại sản xuất để có nguồn thực phẩm tại chỗ an toàn, giàu dinh dưỡng giúp cải thiện chất lượng bữa ăn của bà mẹ, trẻ em và gia đình.

Trong đó, người dân nên lựa chọn các loại rau, hoa quả có giá trị dinh dưỡng cao (rau dền, rau đậu, cà rốt, chuối, đu đủ, bầu bí, trái cây có múi...) hay trứng, cá, thịt.

Để phòng tránh bệnh dịch, người dân nên thực hiện ăn chín uống sôi; không sử dụng các thực phẩm bị ngập nước, nảy mầm, nấm mốc, thịt gia súc gia cầm bị chết...

Với trẻ đang bú mẹ, người mẹ cần thực hiện việc duy trì nuôi con bằng sữa mẹ. Bữa ăn của trẻ cần đảm bảo đủ số bữa và chất lượng bữa ăn. Với trẻ ăn dặm, phụ huynh cần tìm kiếm, lựa chọn các thực phẩm an toàn và phù hợp cho việc ăn bổ sung cùng với các điều kiện để có thể chuẩn bị bữa ăn an toàn.

Về thói quen dự trữ thực phẩm, không ít gia đình có thể mua thực phẩm dự trữ dài ngày trong mùa mưa bão. Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế hướng dẫn cách bảo quản thực phẩm dự trữ đúng, bảo vệ sức khỏe cả gia đình.

Đầu tiên, cần kiểm tra nhiệt độ tủ lạnh. Tủ lạnh giúp kéo dài tuổi thọ của thực phẩm trong một thời gian ngắn, nhưng nhiệt độ trong tủ lạnh phải được điều chỉnh ở mức thích hợp.

Các nghiên cứu cho biết nếu tủ lạnh quá ấm sẽ tạo ra một môi trường tuyệt vời cho các loại vi khuẩn độc hại phát triển. Nhiệt độ tủ lạnh lý tưởng là ở mức dưới 40 độ F. Ở khoảng nhiệt độ này, các thực phẩm sẽ an toàn hơn khi sử dụng.

Trong thời gian mất điện, cửa tủ lạnh và tủ đá (freezer) phải được đóng kín hoàn toàn để duy trì nhiệt độ lạnh. Một tủ đá với đầy kín thức ăn, nếu cửa đóng chặt thì sẽ giữ được nhiệt độ lạnh khoảng 48 giờ, trong khi đó nếu tủ chỉ chứa một nửa thực phẩm thì giữ được độ lạnh 24 giờ. Đối với tủ lạnh thì khác, nó chỉ giữ được độ lạnh khoảng 4 giờ sau khi bị mất điện.

4 giờ sau khi mất điện, các thực phẩm hư phải được bỏ đi. Mặc dù những thức ăn này không phát ra mùi hôi nhưng vẫn có thể chứa vi khuẩn mang bệnh. Đặc biệt đối với những người có hệ miễn dịch yếu như trẻ em, phụ nữ mang thai và người cao tuổi.

Các loại thực phẩm sau đây cần phải bỏ đi: Thịt đã nấu chín hoặc còn sống, cá, trứng, sữa và các sản phẩm làm từ sữa. Đồng thời, những thức ăn dư thừa từ những ngày trước đó cũng nên đổ đi.

Tiếp theo, khi có điện trở lại, cần phải xem thực phẩm trong tủ lạnh còn tươi và an toàn để tiếp tục dùng hay không. Nếu đã để một nhiệt kế trong tủ đá và nhiệt độ trên nhiệt kế vẫn còn dưới 4-5 độ C thì thực phẩm vẫn còn dùng được.

Nếu cẩn thận hơn nữa thì có thể kiểm tra từng gói đồ ăn, nếu chúng vẫn còn dính băng đá hoặc dưới 4-5°C thì có thể tiếp tục giữ lạnh những gói thức ăn này hay đem nấu.

Cần bỏ đi những thực phẩm bị hư có trong tủ lạnh, tủ đá và dọn sạch tủ lạnh. Khi nhiệt độ trong tủ lạnh hạ xuống dưới 4-5°C thì có thể bỏ các thức ăn mới vào tủ.

Khi nhà bị ngập nước sẽ có thể gây ô nhiễm nguồn nước. Tốt hơn hết là nấu nước sôi để nguội uống hoặc uống nước đóng chai trong thời gian này.

Bên cạnh đó, không nên ăn những thức ăn có dính nước lụt hoặc thức ăn được lấy ra từ những thùng bị thấm nước lụt. Các chai nước soda, nước giải khát được đậy bằng các nắp vặn, nắp xoắn, thức ăn đóng hộp… đã tiếp xúc với nước lụt thì không thể khử trùng, khi uống sẽ có thể gây vấn đề xấu cho sức khỏe.
Ảnh minh họa: Khi bảo quản thực phẩm, những thực phẩm tươi có thể được trữ lạnh trong 3 - 5 ngày.

12/09/2024
11/09/2024

🇻🇳 🫶 TÀI KHOẢN ĐỂ BÀ CON CÔ BÁC CẢ NƯỚC THAM GIA ỦNG HỘ ĐỒNG BÀO

---
🏦 TÀI KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG:

1. TÀI KHOẢN VND TẠI VIETINBANK

1.1. Tài khoản VND

Tên tài khoản: Ban Vận động cứu trợ Trung ương

Số tài khoản: CT1111

Tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh TP Hà Nội

1.2. Tài khoản USD

Tên tài khoản: Ban Vận động cứu trợ Trung ương

Số tài khoản: 110630051111

Tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh TP Hà Nội

2. TÀI KHOẢN TẠI VIETCOMBANK

2.1. Tài khoản VND

Tên Tài khoản: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Ban Cứu trợ Trung ương

Số Tài khoản: 0011.00.1932418

Tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.

2.2. Tài khoản USD

Tên Tài khoản: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Ban Cứu trợ Trung ương

Số Tài khoản: 001.1.37.193253.8

Tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.

SW Code: BFTVVNVX

🏦 TÀI KHOẢN VND TẠI KHO BẠC:

Tên Tài khoản: Văn phòng Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Số Tài khoản: 3713.0.1058784.00000

Mã đơn vị quan hệ ngân sách: 1058784

Tại Sở giao dịch Kho bạc Nhà nước

🏦 TIẾP NHẬN ỦNG HỘ BẰNG TIỀN MẶT:

Phòng Kế hoạch-Tài chính (phòng 109, phòng 111) Văn phòng Cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam số 46 Tràng Thi – Hà Nội.

---
🆕 12 giờ ngày 11/9: MTTQ Việt Nam vừa cập nhật thêm tới ad về số tài khoản ủng hộ, ad đã thay bằng ảnh mới!

07/09/2024
07/09/2024

❎ THÔNG TIN ĐẶC BIỆT - CẦN CHIA SẺ NGAY ❎

Tâm bão sắp vào đến nơi, mắt bão lúc 11h30 (07/09) 😨😰

-----
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 tại đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 13, giật cấp 14; Đảo Cô Tô có gió mạnh cấp 13, giật cấp 16; Tiên Yên (Quảng Ninh) gió mạnh cấp 9, giật cấp 11; Đầm Hà (Quảng Ninh) gió mạnh cấp 8, giật cấp 12; Cửa Ông (Quảng Ninh) gió mạnh cấp 12, giật cấp 14; Đông Xuyên (Hải Phòng) gió mạnh cấp 7, giật cấp 8; Ba Lạt (Thái Bình) gió mạnh cấp 8, giật cấp 10,… Nhiều nơi cây cối đã gẫy đổ, nhà cửa tốc mái.

Cảnh báo: Từ đây đến chiều gió ngày càng mạnh lên, dự báo thời gian gió, mưa mạnh nhất:
- Hải Phòng - Quảng Ninh: trong khoảng 13h - 19h;
- Thái Bình - Nam Định: trong khoảng 16h - 22h; Hà Nội: khoảng 18h (07/9) đến 1h sáng (08/9)

🚷 ĐỀ NGHỊ nếu thấy đột nhiên lặng gió không nên ra ngoài ngay lúc này.

---
📸 Khu vực miền Bắc và một số địa phương ở miền Trung lúc này (ảnh từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia)

07/09/2024

🛑 Bão đang đi vào đất liền, tâm bão ở giữa Hải Phòng và Quảng Ninh, trong đó vùng trọng điểm là Quảng Yên, Bãi Cháy, Hạ Long của Quảng Ninh; Cát Bà, An Lão, Tiên Lãng, Hải An, Đồ Sơn của Hải Phòng.

Thời điểm mạnh nhất là từ 12-14 giờ chiều.

---
📸 Khu vực miền Bắc và một phần miền Trung lúc này (ảnh từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia)

05/09/2024

🛰📡 TIN NHANH VỀ SIÊU BÃO YAGI (lúc 00 giờ ngày 6/9)

---
️🎯 Vị trí tâm bão: Khoảng 19.3 độ Vĩ Bắc; 113.2 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam khoảng 245km.

💨 Sức gió mạnh nhất: Cấp 16 (184-201km/h), giật trên cấp 17.

🌪 Dự báo: Trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 15-20km/h.

---
📸 Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia

05/09/2024

CẢNH GIÁC THỦ ĐOẠN GHÉP MẶT VÀO CLIP "NHẠY CẢM" ĐỂ TỐNG TIỀN

Nguồn: Cục ANM và PCTP sử dụng CNC, Bộ Công an.

05/09/2024

🌀 TIN BÃO KHẨN CẤP (YAGI)
🛑 CÁC NHIỆM VỤ PHÒNG CHỐNG BÃO PHẢI HOÀN THÀNH TRƯỚC NGÀY MAI!

---
⏰ Hồi 07 giờ ngày 05/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,0 độ Vĩ Bắc; 115,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 520km về phía Đông.

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15 (167-183km/h), giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 10km/h.

🇻🇳 THƯ CỦA TỔNG BÍ THƯ, CHỦ TỊCH NƯỚC TÔ LÂM GỬI NGÀNH GIÁO DỤC NHÂN DỊP KHAI GIẢNG🇻🇳 "ĐỔI MỚI SÁNG TẠO, NÂNG CAO CHẤT L...
05/09/2024

🇻🇳 THƯ CỦA TỔNG BÍ THƯ, CHỦ TỊCH NƯỚC TÔ LÂM GỬI NGÀNH GIÁO DỤC NHÂN DỊP KHAI GIẢNG

🇻🇳 "ĐỔI MỚI SÁNG TẠO, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, ĐOÀN KẾT KỶ CƯƠNG" TRONG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO"

04/09/2024

NỮ NHÂN VIÊN NGÂN HÀNG LỪA KHÁCH CÀI ỨNG DỤNG CHIẾM ĐOẠT HƠN 1,2 TỶ ĐỒNG.

Nguồn: Cục ANM và PCTP sử dụng CNC

04/09/2024

❎SOS❎
🛑 Bão Yagi (số 3) là một trong những cơn bão MẠNH NHẤT NĂM 2024 HOẠT ĐỘNG TRÊN BIỂN ĐÔNG, có khả năng sẽ ĐỔ BỘ TRỰC TIẾP vào các tỉnh Bắc Bộ với cường độ RẤT MẠNH, phải nói là CỰC KỲ MẠNH.

Bởi trong 8 năm qua chúng ta chưa ghi nhận một cơn bão mạnh nào đổ bộ trực tiếp vào khu vực kể từ sau bão số 1 (Mirinae) năm 2016.

🆘Đặc biệt tại các tỉnh/thành: Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và khu vực xung quanh.

---
🛰 Ảnh, tin: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia 📡

03/09/2024

🇻🇳 CHUYỂN ĐỔI SỐ - ĐỘNG LỰC QUAN TRỌNG PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT, HOÀN THIỆN QUAN HỆ SẢN XUẤT ĐƯA ĐẤT NƯỚC BƯỚC VÀO KỶ NGUYÊN MỚI

---
Nhân dịp kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024), Trang thông tin Bộ Công an xin trân trọng giới thiệu bài viết của GS.TS Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với tựa đề "Chuyển đổi số - động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới":

1. Ngay sau khi giành được chính quyền, Đảng ta đã nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc phát triển lực lượng sản xuất và từng bước cải tạo, hoàn thiện quan hệ sản xuất. Quá trình này diễn ra qua nhiều giai đoạn, phản ánh sự vận động và phát triển không ngừng của Cách mạng Việt Nam.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 mở ra trang sử mới cho sự phát triển của dân tộc trong điều kiện đất nước vừa giành độc lập đã phải bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ. Xuất phát điểm từ nền nông nghiệp lạc hậu, trải qua hàng nghìn năm phong kiến và hàng trăm năm thực dân đô hộ, Đảng ta đã thực hiện chính sách "người cày có ruộng" nhằm trao ruộng đất về tay nông dân, xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, hướng tới việc cải tạo quan hệ sản xuất, tạo tiền đề xây dựng phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa.

Giai đoạn 1954 - 1975, cách mạng nước ta tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược, Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Ở miền Bắc, lấy xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội làm trọng tâm, củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới dựa trên ba trụ cột: chế độ công hữu, quản lý kế hoạch hóa tập trung và phân phối theo lao động [1], đã đưa lực lượng sản xuất phát triển vượt bậc.

Năm 1975, đất nước ta hoàn toàn thống nhất, mở ra chương mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đại hội lần thứ IV của Đảng năm 1976 trên cơ sở đánh giá đặc điểm lớn của đất nước đó là, từ nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa; đã đề ra đường lối: kiên định chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, quyết tâm tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: về quan hệ sản xuất, khoa học - kỹ thuật và tư tưởng văn hóa [2]. Trong đó, cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt, đẩy mạnh công nghiệp hóa là nhiệm vụ trung tâm.

Từ năm 1979 đến trước Đại hội VI của Đảng năm 1986, đất nước ta đã trải qua những khủng hoảng nghiêm trọng, một phần nguyên nhân do sự thiếu đồng bộ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Lực lượng sản xuất bị kìm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu, mà cả khi quan hệ sản xuất có những yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất [3]. Từ nhận thức đúng đắn đó, Đại hội VI của Đảng đã quyết tâm tiến hành đổi mới toàn diện, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển đa dạng các thành phần kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý, xóa bỏ bao cấp, từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 05/4/1988 của Bộ Chính trị là bước đột phá về đổi mới quan hệ sản xuất trong nông nghiệp khi chính thức thừa nhận hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ và trao quyền sử dụng đất lâu dài cho nông dân, phù hợp với yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất [4]. Chỉ sau một năm thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, Việt Nam từ một quốc gia thiếu lương thực triền miên đã sản xuất được 21,5 triệu tấn lúa và lần đầu tiên xuất khẩu 1,2 triệu tấn gạo. Việc điều chỉnh quan hệ sản xuất phù hợp đã tạo động lực mới cho lực lượng sản xuất phát triển, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện và hội nhập quốc tế.

2. Bước sang thế kỷ 21, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội. Ước tính tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2021-2025 đạt 5,7-5,9%/năm, thuộc nhóm dẫn đầu khu vực và thế giới; quy mô nền kinh tế tăng 1,45 lần, ước đạt 500 tỷ USD vào năm 2025. Thu nhập bình quân đầu người tăng mạnh từ 3.400 USD đến khoảng 4.650 USD, đưa Việt Nam vào nhóm nước thu nhập trung bình cao vào năm 2025. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát; các chính sách điều hành linh hoạt, hiệu quả; vị thế, uy tín quốc tế ngày càng nâng cao; tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức cao, đời sống Nhân dân được cải thiện đáng kể.

Lực lượng lao động ước đạt 53,2 triệu người vào năm 2025, với cơ cấu chuyển dịch tích cực; tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm mạnh, còn 25,8%; chất lượng nguồn nhân lực không ngừng nâng cao với 70% lao động qua đào tạo. Nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong các lĩnh vực then chốt, như công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, công nghệ thông tin được tập trung phát triển, bước đầu hình thành đội ngũ lao động với tư duy số và kỹ năng số ngày càng được nâng cao.

Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn và điện toán đám mây đang dần trở thành những công cụ sản xuất quan trọng trong nhiều ngành, lĩnh vực. Kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng số, đang được đầu tư phát triển mạnh mẽ. Mạng lưới viễn thông và internet băng thông rộng phủ sóng rộng khắp cả nước, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số.

Tuy nhiên, chúng ta cũng phải đối mặt với những thách thức mới. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đặt ra yêu cầu cấp thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra mạnh mẽ, sự phát triển công cụ sản xuất trong nền kinh tế số tạo ra biến đổi sâu sắc của lực lượng sản xuất, dẫn đến những mâu thuẫn mới với quan hệ sản xuất hiện hữu; vừa tạo tiền đề, động lực hình thành phương thức sản xuất mới trong tương lai, vừa đòi hỏi thay đổi căn bản cách thức tổ chức sản xuất và quản lý xã hội. Lực lượng sản xuất mới đang hình thành và phát triển mạnh mẽ; song chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn khoảng cách so với yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới, trong khi đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực công nghệ cao, vẫn là thách thức lớn. Quan hệ sản xuất còn nhiều bất cập, chưa theo kịp sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Trong đó, cơ chế, chính sách, pháp luật chưa thực sự đồng bộ, còn chồng chéo, chưa tạo môi trường thực sự thuận lợi để thu hút nguồn lực của các nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng như trong Nhân dân; tổ chức thực thi pháp luật, chính sách vẫn là khâu yếu.

Công tác sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, giảm đầu mối, giảm cấp trung gian còn bất cập, một bộ phận còn cồng kềnh, chồng lấn giữa lập pháp và hành pháp, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý. Một số bộ, ngành còn ôm đồm nhiệm vụ của địa phương, dẫn đến tồn tại cơ chế xin, cho, dễ nảy sinh tiêu cực, tham nhũng. Công tác tinh giản biên chế gắn với vị trí việc làm, nâng cao chất lượng và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức còn thiếu triệt để.

Công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số còn hạn chế. Vẫn tồn tại những thủ tục hành chính rườm rà, lạc hậu, qua nhiều khâu, nhiều cửa, mất nhiều thời gian, công sức của người dân và doanh nghiệp, dễ nảy sinh tham nhũng vặt, cản trở phát triển. Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa hệ thống thông tin của các bộ, ngành, địa phương và cơ sở dữ liệu quốc gia chưa thông suốt; nhiều dịch vụ công trực tuyến chất lượng thấp, tỷ lệ người sử dụng chưa cao; việc tổ chức vận hành bộ phận "một cửa" các cấp ở nhiều nơi chưa hiệu quả.

Dựa trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, chúng ta nhận thức rõ rằng, trong mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thì lực lượng sản xuất đóng vai trò quyết định sự phát triển của quan hệ sản xuất, quan hệ sản xuất phải không ngừng được điều chỉnh để phù hợp với trình độ ngày càng cao của lực lượng sản xuất. Khi quan hệ sản xuất không theo kịp sự phát triển của lực lượng sản xuất, nó sẽ trở thành lực cản, kìm hãm sự phát triển tiến bộ của toàn bộ phương thức sản xuất, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển chung của đất nước.

3. Chúng ta đang đứng trước yêu cầu phải có một cuộc cách mạng với những cải cách mạnh mẽ, toàn diện để điều chỉnh quan hệ sản xuất, tạo động lực mới cho phát triển. Đó là cuộc cách mạng chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ nhằm tái cấu trúc quan hệ sản xuất phù hợp với sự tiến bộ vượt bậc của lực lượng sản xuất. Chuyển đổi số không đơn thuần là việc ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động kinh tế - xã hội, mà còn là quá trình xác lập một phương thức sản xuất mới tiên tiến, hiện đại - "phương thức sản xuất số", trong đó đặc trưng của lực lượng sản xuất là sự kết hợp hài hòa giữa con người và trí tuệ nhân tạo; dữ liệu trở thành một tài nguyên, trở thành tư liệu sản xuất quan trọng; đồng thời quan hệ sản xuất cũng có những biến đổi sâu sắc, đặc biệt là trong hình thức sở hữu và phân phối tư liệu sản xuất số.

Sự thay đổi trong quan hệ sản xuất sẽ tác động mạnh đến kiến trúc thượng tầng, mở ra phương thức mới trong quản trị xã hội, tạo ra những công cụ mới trong quản lý nhà nước, làm thay đổi căn bản cách thức tương tác giữa nhà nước và công dân, giữa các tầng lớp xã hội. Quá trình chuyển đổi số cần được thực hiện toàn diện, đồng bộ, có tính đến mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, nhằm xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vừa phát huy sức mạnh của lực lượng sản xuất hiện đại, vừa đảm bảo bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam trong thời đại mới. Muốn vậy, người đứng đầu cấp uỷ Đảng, chính quyền, cơ quan, doanh nghiệp và người dân phải nhận thức đầy đủ, thống nhất, có trách nhiệm và quyết tâm thực hiện quá trình chuyển đổi số; đồng thời cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm, sau đây:

Thứ nhất, hoàn thiện thể chế và hệ thống pháp luật, kiên định mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời không ngừng đổi mới để bắt kịp xu thế phát triển của thời đại. Tập trung xây dựng hành lang pháp lý cho nền kinh tế số, tạo nền tảng để Việt Nam nắm bắt cơ hội từ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Có cơ chế, chính sách mạnh mẽ thúc đẩy chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, khuyến khích đổi mới sáng tạo, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Thường xuyên rà soát, sửa đổi kịp thời các quy định không còn phù hợp, tạo hành lang cho các mô hình kinh tế mới như kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn, trí tuệ nhân tạo... đảm bảo khung pháp lý không trở thành rào cản của sự phát triển, đồng thời bảo đảm an ninh quốc gia, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp.

Thứ hai, khơi thông và phát huy tối đa mọi nguồn lực xã hội, đẩy nhanh hiện đại hóa. Có cơ chế, chính sách phù hợp huy động nguồn lực to lớn trong Nhân dân, doanh nghiệp và các thành phần kinh tế; nguồn lực từ đất đai, tài sản trong xã hội mà người dân đang tích luỹ, biến những tiềm năng này thành động lực, tư liệu sản xuất, để sản xuất ra nhiều của cải vật chất cho xã hội. Tạo môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, thu hút mạnh mẽ nguồn vốn trong và ngoài nước cho phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Phát huy tối đa nguồn lực con người - nhân tố quyết định của sự nghiệp đổi mới. Có cơ chế đột phá thu hút nhân tài trong và ngoài nước; xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng và tư duy đổi mới, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế số và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Thứ ba, cải cách, xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Cắt giảm đầu mối trung gian không cần thiết, sắp xếp tổ chức theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát, xác định rõ trách nhiệm giữa Trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương, giữa người quản lý và người lao động. Hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát, bảo đảm sự thống nhất trong quản lý nhà nước và phát huy tính chủ động, sáng tạo của các địa phương. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng nền tảng số kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan, tổ chức. Mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam sẽ đứng trong nhóm 50 quốc gia hàng đầu thế giới và xếp thứ 3 trong ASEAN về chính phủ điện tử, kinh tế số. Trong quá trình cải cách, bám sát nguyên tắc Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ. Việc tinh gọn bộ máy phải nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ tư, đẩy mạnh chuyển đổi số gắn với bảo đảm an ninh, an toàn là tất yếu khách quan để Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên mới. Tập trung xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao. Kết nối đồng bộ các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, doanh nghiệp, tạo nền tảng tinh gọn bộ máy, cải cách thủ tục hành chính thực chất. Phát triển kinh tế số tạo động lực mới cho tăng trưởng; thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong mọi ngành, lĩnh vực, tạo ra các mô hình kinh doanh mới. Phát triển công dân số, trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết để người dân tham gia hiệu quả vào nền kinh tế số và xã hội số, bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau.

Đất nước ta đang đứng trước vận hội mới, vừa là thời cơ đồng thời cũng là thách thức trên con đường phát triển. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, với sự đồng lòng, chung sức của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị, chúng ta nhất định sẽ thực hiện thành công cuộc cách mạng chuyển đổi số, tạo ra bước đột phá trong phát triển lực lượng sản xuất và hoàn thiện quan hệ sản xuất, đưa đất nước ta, dân tộc ta vươn mình vượt bậc trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của tiên tiến, văn minh, hiện đại.

✍️ GS.TS Tô Lâm
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

------------------------

[1] Văn kiện Đảng toàn tập, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, tháng 9/1960.

[2] Văn kiện Đảng toàn tập, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, tháng 12/1976.

[3] Văn kiện Đảng toàn tập, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, tháng 12/1986.

[4] Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 05/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

02/09/2024

🛑 BÃO GẦN BIỂN ĐÔNG (BÃO YAGI)

“Quyền lực mềm” của công chúngTừng có thời gian, một số người hoạt động trong giới showbiz thường lợi dụng những lùm xùm...
01/09/2024

“Quyền lực mềm” của công chúng

Từng có thời gian, một số người hoạt động trong giới showbiz thường lợi dụng những lùm xùm, scandal gây sốc và sự dễ dãi của khán giả để đánh bóng tên tuổi, gia tăng độ “hot”, từ đó nhận về nhiều hợp đồng thương mại hơn. Nhưng, giờ đây, công thức này không còn dễ áp dụng, bởi sau những phát ngôn, ứng xử thiếu chuẩn mực, vi phạm đạo đức, những nghệ sĩ, người nổi tiếng sẽ phải đối mặt với làn sóng tẩy chay đáng sợ từ công chúng, đặc biệt là từ cộng đồng dùng mạng internet hùng hậu.

Không chỉ thể hiện thái độ chê trách, công chúng còn kêu gọi nhau ngừng theo dõi, ngừng sử dụng mọi sản phẩm có người nổi tiếng tham gia, buộc các nhãn hàng, đối tác phải cân nhắc loại những người đó ra khỏi các dự án nghệ thuật, chiến dịch truyền thông. Không khó để điểm mặt những người của công chúng từng khốn đốn vì bị tẩy chay thời gian qua.

Một nữ ca sĩ đang lên như diều gặp gió, vì dính bê bối đời tư đã bị cộng đồng mạng quay lưng, phản đối gay gắt, đến nỗi cô bị gạch tên khỏi danh sách nghệ sĩ biểu diễn/khách mời của hàng loạt sự kiện và đến nay vẫn còn lao đao. Một nam ca sĩ trẻ sau khi bị tố cáo là “bắt cá hai tay”, vô trách nhiệm với con cũng đã bị lên án gay gắt, tới mức buộc phải ngừng hoạt động nghệ thuật một thời gian, khi trở lại vẫn tiếp tục bị chỉ trích.

Mới đây nhất, một hoa hậu đã bị xử phạt vì chế lời Quốc ca, nhưng điều này dường như không đủ xoa dịu phản ứng từ dư luận. Mạng xã hội những ngày qua cũng dậy sóng với nhiều ý kiến đòi loại một rapper có hành vi sai lệch trong quá khứ ra khỏi một gameshow đình đám mà anh đang làm huấn luyện viên, dù rapper này đã công khai xin lỗi sau khi sức nóng của vụ việc bị đẩy lên đỉnh điểm…

Chưa bao giờ, “quyền lực mềm” của khán giả lại có sức ảnh hưởng lớn như hiện nay

Chưa bao giờ, “quyền lực mềm” của khán giả lại có sức ảnh hưởng lớn như hiện nay, nhất là khi các nền tảng mạng xã hội ngày càng phát triển, trao cho người sử dụng quyền được tương tác trực tiếp. Trên thực tế, không ít trường hợp do hứng chịu chỉ trích quá lớn từ dư luận đã không thể tiếp tục con đường nghệ thuật.

Bày tỏ phản ứng, thái độ trước những hành vi lệch chuẩn của nghệ sĩ, người nổi tiếng đang là cách thức phổ biến để khán giả cho mình quyền thực thi công bằng xã hội. Và xét ở khía cạnh tích cực, đây chính là “án phạt” đủ sức răn đe, là cái giá mà những người sống bằng hào quang của sự nổi tiếng phải trả khi có ứng xử thiếu chuẩn mực, thiếu tôn trọng khán giả, vi phạm đạo đức.

Đây cũng là lời cảnh tỉnh để những “ngôi sao”, nghệ sĩ khác phải thật sự thận trọng, tỉnh táo, đúng mực trong lối sống, hành vi. Một số người nổi tiếng từng bày tỏ quan điểm, cho rằng sự kỳ vọng, soi mói và phán xét thái quá của công chúng chính là nguyên nhân khiến họ mất đi sự tự do cá nhân.

Nhưng dù muốn hay không thì đây cũng là sức ép mà họ buộc phải chấp nhận, bởi khi đã nhận được tình cảm, sự ủng hộ từ công chúng để phát triển sự nghiệp thì cũng đồng nghĩa với việc không được làm công chúng thất vọng.

Nếu trước đây, nhiều nghệ sĩ, người nổi tiếng khi dính scandal thường dùng chiêu “im lặng là vàng”, đợi sự việc lắng xuống lại tái xuất như chưa có gì xảy ra, thì giờ đây, công chúng không còn dễ dãi như thế.

Rất nhiều trường hợp chọn cách không lên tiếng đã phải đón nhận sự phẫn nộ lớn hơn gấp nhiều lần từ khán giả. Không ít trường hợp phải lên tiếng xin lỗi, song vẫn không làm dư luận lắng xuống, vì công chúng nhận ra đó chỉ là lời xin lỗi cho có, thiếu thành khẩn.

Nói thế để thấy, xử lý khủng hoảng truyền thông trong thời đại số không còn đơn giản như trước, đòi hỏi bản thân những người của công chúng, những nghệ sĩ nổi tiếng phải thật sự biết cách quản trị bản thân, tinh tế và khéo léo trong ứng xử, nhất là trong mối quan hệ với khán giả.

Sự phản ứng quyết liệt của công chúng qua các vụ việc vừa qua có thể coi là “liều thuốc” hiệu quả và cũng là sự tuyển chọn để góp phần lành mạnh hóa môi trường nghệ thuật biểu diễn.

Tuy nhiên, cũng cần thẳng thắn nhận định, bên cạnh mặt tích cực, đã và đang xuất hiện những yếu tố tiêu cực, lợi dụng số đông để chèn ép, áp đặt, thậm chí là bắt nạt hay “bạo lực mạng” gây tổn thương và tác động không tốt đến cuộc sống cá nhân. Một bộ phận người dùng mạng đang lạm dụng quyền được bày tỏ quan điểm, dẫn đến có phản ứng quá khích, quá đà.

Chỉ với một câu trả lời chưa thật sự xuất sắc trong cuộc thi sắc đẹp, những cô gái trẻ có thể trở thành đối tượng bóc phốt của cả một hội, nhóm antifan gồm hàng chục nghìn thành viên. Chỉ vì những phản ánh vu vơ, một ngôi sao nhí cũng có thể thành nạn nhân của bạo lực mạng. Có nhiều người còn chẳng cần tìm hiểu thực hư câu chuyện đã không ngần ngại “ném đá”, “tát nước theo mưa”.

Không dừng ở lên án, chê trách, nhiều người dùng mạng còn có những lời lẽ xúc phạm, thóa mạ, vùi dập, thậm chí trưng ra cả những hình ảnh, thông tin bị cắt cúp một cách chủ ý để bôi xấu, hạ bệ đối tượng đang trong tầm ngắm…

Những biểu hiện nêu trên là hành vi cần xử lý nghiêm để bảo đảm ứng xử văn minh trên không gian mạng. Công chúng có quyền phê phán hành vi, lối sống thiếu chuẩn mực của người nổi tiếng, nhưng phê phán điều gì và phê phán thế nào cũng cần dựa trên tinh thần xây dựng và nhân văn, có thế mới thật sự phát huy được hiệu quả “quyền lực mềm” của công chúng.

TRANG ANH

Quốc khánh 2-9: Mốc son chói lọi của lịch sử dân tộcNgày 2/9 được xem là một cột mốc chói lọi trong hành trình nghìn năm...
01/09/2024

Quốc khánh 2-9: Mốc son chói lọi của lịch sử dân tộc

Ngày 2/9 được xem là một cột mốc chói lọi trong hành trình nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam ta, dù thời gian đã trôi qua nhưng những chiến tích vẻ vang của dân tộc vẫn còn mãi với thời gian, với bản tuyên ngôn bất hủ mà các thế hệ sẽ không thể nào quên.
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” lịch sử do chính Người chuẩn bị, trịnh trọng tuyên bố trước toàn thế giới, trước cuộc mittinh khổng lồ của hàng chục vạn nhân dân, thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Từ đây, đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới- Kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội.

Ngày 2/9 được xem là một cột mốc chói lọi trong hành trình nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam ta, dù thời gian đã trôi qua nhưng những chiến tích vẻ vang của dân tộc vẫn còn mãi với thời gian, với bản tuyên ngôn bất hủ mà các thế hệ sẽ không thể nào quên.

Nhắc đến ngày lễ Quốc Khánh 2/9 trong trái tim mỗi người Việt Nam lại bùng lên những cảm xúc thiêng liêng, xúc động, niềm tin kiêu hãnh và lòng tự hào dân tộc. Ngoài ra đây cũng là dịp để mọi người trên đất nước Việt Nam cùng nhớ tới những công lao hy sinh to lớn của các cha ông đi trước. Nhớ lại chặng đường lịch sử gian khổ và hào hùng, từ đó dân ta càng phải tiếp tục xây dựng và bảo vệ tổ quốc phát triển hơn nữa.

Trong lịch sử hàng ngàn năm của mình, dân tộc Việt Nam đã viết nên những trang sử vàng trong sự nghiệp chống ngoại xâm, giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước; đó là những Bạch Đằng, Chi Lăng, Xương Giang, Đống Đa…Trong những trang sử huy hoàng, vĩ đại ấy, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là trang sử vẻ vang nhất, là sự kiện trọng đại nhất trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Lịch sử Việt Nam, giai đoạn những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX là thời kì đen tối cùng cực của dân tộc. Cả dân tộc Việt Nam dưới sự áp bức hung tàn của thực dân Pháp, tiền đồ dân tộc đen tối như không có đường ra. Một dân tộc có hàng ngàn năm lịch sử và một nền văn hóa đặc sắc, một dân tộc của những anh hùng, triết gia, thi sĩ; dân tộc đã làm nên những chiến công hiển hách trong lịch sử; hậu duệ của những bậc anh hùng nổi tiếng: Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung…nhưng trong những năm tháng này đã phải chịu thảm cảnh đau thương của những năm dài nô lệ. Bao nhiêu máu đã đổ, bao nhiêu đầu những người yêu nước đã rơi. Phan Bội Châu bị tù đày, Phan Châu Trinh lận đận ở trời Tây, mấy chục tên lính lê dương đã hạ thành Hà Nội để Tổng đốc thành Hoàng Diệu phải tuẫn tiết theo thành; con mất cha, vợ mất chồng, nước mất, nhà tan. Một dân tộc với tinh thần quật cường nhưng trong bối cảnh đau thương ấy, chí khí của các bậc sĩ phu, trí thức đương thời đã không thắng nổi dã tâm và vũ khí của quân thù. Những thế hệ người Việt Nam khi ấy đã phải nếm trải nỗi đau thân phận nô lệ của người dân mất nước, là người nhưng không được quyền làm người.

Thuở nô lệ thân ta nước mất
Cảnh cơ hàn, trời đất tối tăm
Một đời đau suốt trăm năm
Chim treo trên lửa cá nằm dưới dao
Giặc cướp hết non cao biển rộng
Cướp cả tên nòi giống tổ tiên
Lưỡi gươm cắt đất ngăn miền
Núi song một khúc ruột liền chia ba (Tố Hữu)

Tất cả những khổ đau đã chất chứa trong lòng bao thế hệ tạo nên sức mạnh quật cường làm nên thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công với sự ra đời của nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945 là sự kiện vĩ đại trong lịch sử oanh liệt hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam. Trong cuộc cách mạng vĩ đại này, nhân dân Việt Nam triệu người như một, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, của lãnh tụ kính yêu Hồ Chí Minh đã nhất tề vùng lên với sức mạnh chuyển núi, dời sông đập tan mọi xích xiềng nô lệ, giành chính quyền về tay nhân dân, thành lập nhà nước dân chủ cộng hòa, đưa người dân từ thân phận nô lệ trở thành người chủ thực sự của nước nhà.
Từ sáng sớm lễ Quốc khánh ngày mùng 2/9, hàng chục vạn người hàng ngũ chỉnh tề, cờ hoa khoe sắc, áo quần tươi màu đỏ thắm đã dồn về quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Những biểu ngữ nền đỏ chữ vàng bằng các thứ tiếng Việt, Anh, Pháp, Hoa, Nga chăng ngang đường phố.

Hào hứng ý chí của nhân dân được biểu lộ trên các dòng chữ: “Nước Việt Nam là của người Việt Nam”, “Độc lập hay là chết”, “ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Lễ đài bằng gỗ đơn sơ được dựng lên giữa quảng trường Ba Đình uy nghiêm, đội tự vệ vũ trang cùng đơn vị Quân Giải phóng đầu đội mũ ca lô, quân phục nghiêm trang, chỉnh tề, hàng ngũ thẳng tắp đứng trước lễ đài. Những chiến sĩ cách mạng đã từng anh dũng chiến đấu ở Bắc Sơn, Võ Nhai, lập nên các chiến công Nà Ngần, Phai Khắt, giờ đây vẫn nắm chắc tay súng, một lòng bảo vệ nền Độc lập mới ra đời. Hơn 50 vạn người đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, ai ai cũng nét mặt hân hoan phấn khởi chờ đón giờ khai sinh của chế độ mới- chế độ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Cũng cùng giờ này, thì nhiều cuộc mít tinh lớn đã được tổ chức tại Huế, Sài Gòn và nhiều thành phố khác. Muôn triệu trái tim đang hồi hộp hướng về Hà Nội, đợi chờ giây phút thiêng liêng nhất.

Đúng 14 giờ, ngày 02/09/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các vị lãnh đạo trong Chính phủ lâm thời bước ra lễ đài. Bản nhạc Tiến quân ca hùng tráng vang lên, mọi ánh mắt đều hướng về lá cờ đỏ sao vàng rực rỡ đang từ từ được kéo lên theo nhịp điệu của bài hát. Hàng chục vạn tay nắm chặt tay giơ lên ngang tai, thể hiện lòng quyết tâm và ý chí sắt đá, kiên cường, kính chào lá cờ vinh quang của Tổ quốc.

Trên lễ đài lớn tại quảng trường Ba Đình lịch sử, trước cuộc mít tinh của đông đảo nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời, đã trang trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố với quốc dân đồng bào cả nước và toàn thể nhân loại trên thế giới, bắt đầu từ nay Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ra đời.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập!….Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thực đã trở thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy.”

Ngay sau khi tuyên bố độc lập ngày 2-9, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng toàn dân xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân. Ngày 03/9/1945, chỉ một ngày sau khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ lâm thời đã họp phiên đầu tiên do Hồ Chí Minh chủ tọa và đề ra nhiều chính sách đặc biệt quan trọng trong đó có 3 nhiệm vụ cấp bách là: Diệt giặc đói, gặc dốt và giặc ngoại xâm. Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Chính phủ đã thống nhất với đề xuất của Chủ tịch Hồ Chí Minh về 6 nội dung cấp bách phải thực hiện, đó là: Phát động tăng gia sản xuất, mở các cuộc lạc quyên để chống nạn đói; Mở phong trào chống nạn mù chữ; Tổ chức càng sớm càng tốt cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu, thực hiện các quyền tự do dân chủ cho nhân dân; Mở phong trào giáo dục cần, kiệm, liêm, chính, bài trừ các tệ nạn do chế độ thực dân để lại; Xóa bỏ các thứ thuế vô lý, trước mắt là thuế thân, thuế chợ, thuế đò; tuyệt đối cấm hút thuốc phiện; Tuyên bố tự do tín ngưỡng và lương giáo đoàn kết. Chính phủ cũng ban hành sắc lệnh thành lập Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính địa phương các cấp. Ngoài ra, để khắc phục nạn đói khủng khiếp trước đó do thực dân Pháp và Phát xít Nhật gây ra làm cho 2 triệu đồng bào miền Bắc chết đói, Chính phủ đã tổ chức lễ phát động phong trào cứu đói, phái một ủy ban vào Nam bộ tổ chức vận chuyển gạo ra Bắc, kêu gọi các hội buôn và người dân tham gia vận chuyển lương thực từ Nam ra Bắc. Để giải quyết nạn đói, ngoài thực hiện nhiệm vụ cấp bách là cứu đói, Chính phủ kêu gọi nhân dân tăng gia sản xuất. Kết quả là chỉ trong 5 tháng từ tháng 11/1945 đến tháng 5/1946, sản lượng lương thực, chủ yếu là màu đạt tương đương 506.000 tấn lúa, đủ đắp được số thiếu hụt của vụ mùa năm 1945. Đến hết năm 1946, nạn đói đã cơ bản đã được giải quyết. Đúng một năm sau ngày tuyên bố độc lập, ngày 02 tháng 9 năm 1946, Chủ tịch quân sự Võ Nguyên Giáp tuyên bố "Cuộc cách mạng đã chiến thắng được nạn đói, thật là một kỳ công của chế độ dân chủ".

Nếu như năm 1945, trên 95% dân số Việt Nam mù chữ thì đến cuối năm 1946, riêng ở Bắc Bộ và Trung Bộ đã có trên 2,5 triệu người biết đọc, biết viết v.v…Trong 6 vấn đề cấp bách được nêu ra có vấn đề “Tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu”…Một tháng sau, kể từ ngày Cách mạng tháng Tám thành công, trong bài Chính phủ là công bộc của dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Các công việc của Chính phủ làm phải nhằm vào một mục đích duy nhất là mưu tự do hạnh phúc cho mọi người… đặt quyền lợi dân lên trên hết thảy. Việc gì có lợi cho dân thì làm. Việc gì có hại cho dân thì phải tránh”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhắc nhở: “Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật”. Chỉ hơn một tháng sau khi thành lập chính quyền cách mạng, trong thư gửi ủy ban nhân dân các cấp, Người đã thẳng thắn chỉ ra những lỗi lầm của đội ngũ cán bộ ủy ban các cấp hay mắc phải như: cậy thế, hủ hóa, tư túi, chia rẽ, kiêu ngạo và chỉ rõ những biểu hiện cụ thể của từng lỗi lầm đó. Người nghiêm khắc phê phán những biểu hiện như: “ngang tàng, phóng túng, muốn sao được vậy, coi khinh dư luận, không nghĩ đến dân. Quên rằng dân bầu mình ra là để làm việc cho dân, chứ không phải để cậy thế với dân”…

Thắng lợi vĩ đại của cách mạng Tháng 8 năm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã viết “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: Đây là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, nắm chính quyền toàn quốc”.

Đúng 14 giờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các vị lãnh đạo trong Chính phủ lâm thời bước ra lễ đài. Bản nhạc Tiến quân ca hùng tráng vang lên, mọi ánh mắt đều hướng về lá cờ đỏ sao vàng rực rỡ đang từ từ được kéo lên theo nhịp điệu của bài hát. Hàng chục vạn tay nắm chặt tay giơ lên ngang tai, thể hiện lòng quyết tâm và ý chí sắt đá, kiên cường, kính chào lá cờ vinh quang của Tổ quốc.

Trên lễ đài lớn tại quảng trường Ba Đình lịch sử, trước cuộc mít tinh của đông đảo nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời, đã trang trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố với quốc dân đồng bào cả nước và toàn thể nhân loại trên thế giới, bắt đầu từ nay Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ra đời.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập!….Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thực đã trở thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy.”

Nhắc đến ngày lễ Quốc khánh 2/9 trong trái tim mỗi người Việt Nam lại bùng lên những cảm xúc thiêng liêng, xúc động, niềm tin kiêu hãnh và lòng tự hào dân tộc. Đây cũng là dịp để bất cứ người dân Việt Nam, kể cả kiều bào ta ở nước ngoài cùng hướng về Tổ quốc, cùng nhau tưởng nhớ những người anh hùng đã hy sinh bất khuất và biết ơn công lao của Bác Hồ vĩ đại – vị anh hùng dân tộc. Nhân dịp ngày lễ Quốc Khánh đang đến gần, chúng ta cùng nhau ôn lại những ý nghĩa lịch sử của ngày lễ trọng đại này.

Với ý nghĩa lịch sử trọng đại này ngày mùng 2/9 đã được lấy làm ngày Quốc khánh của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngày 2/9 như một mốc son chói lọi, như một “chứng nhân lịch sử” dù thời gian đã trôi qua nhưng những chiến tích vẻ vang của dân tộc vẫn còn mãi với thời gian, với bản tuyên ngôn bất hủ mà các thế hệ sẽ không thể nào quên.

Ảnh: Nguồn Internet.
Tác giả: Gia Phúc.

Address

My Tho

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Tân Phước 24h posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share


Other News & Media Websites in My Tho

Show All