Nhà thờ Xuân Phước

Nhà thờ Xuân Phước Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Nhà thờ Xuân Phước, News & Media Website, ấp 4, Long Thành.

Dự Trưởng Xuân Phước K23-24
16/06/2024

Dự Trưởng Xuân Phước K23-24

12/06/2024
31/05/2024
4 ĐIỀU VỀ TÌNH BẠN LỄ ĐỨC MẸ THĂM VIẾNG DẠY TAHôm nay mừng lễ Đức Mẹ đi thăm viếng bà thánh Êlisabét, chúng ta hãy ngắm ...
31/05/2024

4 ĐIỀU VỀ TÌNH BẠN LỄ ĐỨC MẸ THĂM VIẾNG DẠY TA

Hôm nay mừng lễ Đức Mẹ đi thăm viếng bà thánh Êlisabét, chúng ta hãy ngắm nhìn tình bạn của hai vị thánh và cách họ đặt mối tương quan trên nền tảng đức tin. Nhờ đó, cả hai được chúc phúc và trở thành những người hạnh phúc. Dưới đây là một số cách giúp bạn đào sâu tình bạn của mình với người khác.
.......................................

Tôi thích mọi điều về ngày lễ Đức Mẹ Thăm Viếng: về niềm hân hoan của Mẹ Maria khi vội vã lên đường đến báo tin vui cho bà chị họ Êlisabét; về món quà tình bạn khi bà Êlisabét động viên Đức Mẹ trong vai trò là người cưu mang Con Một Thiên Chúa, và về việc Mẹ Maria đã đến phụ giúp người chị họ của mình trong những tháng ngày cuối cùng trước khi sinh nở.

Chúng ta được tạo dựng không phải để sống một mình mà là để sống với người khác. Ngày lễ Đức Mẹ Thăm Viếng hướng chúng ta đến những món quà được sẻ chia của tình yêu tương hỗ. Khi tình bạn chớm nở, chúng ta khám phá ra hạt giống niềm vui đã được gieo vào trong tâm hồn mình khi chúng ta cùng nhau chia sẻ những khó khăn, vất vả, những niềm vui, những món quà, những hy vọng và cả những nỗi đau. Những hạt giống đó sẽ trổ sinh hoa trái nhân đức khi chúng ta luôn biết vun xới mảnh đất màu mỡ tốt lành và tinh thần xây dựng trong cách kết nối tương quan với nhau.

Tình bạn đặt nền trên đức tin chung sẽ không ngừng lớn mạnh theo thời gian. Dưới đây là một số cách giúp bạn đào sâu tình bạn của mình với người khác.

🔳 01. TÌM NIỀM VUI TRONG NHỮNG MỐI TƯƠNG QUAN

“Ân phúc gắn liền với đức tin. Bạn có phúc vì bạn đã tin… Khi bạn tin, bạn sẽ được thấy. Khi bạn trung thành với những lời kết ước, bạn sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng. Khi bạn tìm kiếm Thiên Chúa trong đức tin, bạn sẽ gặp Người trong niềm vui… Người được chúc phúc đồng thời cũng là người hạnh phúc” (Jacques B. Bossuet)

Đức Maria được bà chị họ cao niên là bà Êlisabét đón chào ngay. Mẹ được gọi là người “có phúc”. Chúng ta có thể học hỏi từ cha Bossuet ý tưởng rằng ân phúc đi kèm với việc Thiên Chúa thực hiện những lời hứa của Ngài. Hãy nghĩ về những ân sủng trong cuộc đời của bạn, điều bạn trân trọng và người bạn yêu mến. Liệu trái tim của bạn có cảm nhận được sự trọn vẹn và mãn nguyện? Cảm thức về ân phúc sẽ dẫn tới lòng biết ơn, là cửa ngõ của niềm vui.

Trong tình bạn, chúng ta nên nỗ lực hướng tới sự cao thượng, là một đức tính phụ của lòng dũng cảm, đòi hỏi chúng ta phải tìm kiếm sự hoàn hảo trong mọi việc, đặc biệt là những điều thiêng liêng. Giữa chúng ta không nên có sự dối trá, ghen tị hay đố kỵ, không tha thứ hay cạnh tranh - chỉ khi chúng ta mở rộng trái tim mình với người khác trong tình bạn và niềm tin chung, lúc đó sự tự do mới được phát lộ cách tự nhiên.

🔳 02. TÌNH BẠN THIÊNG LIÊNG CẦN SỰ NHẠY BÉN

“Bà Êlisabét cảm nhận được rằng chính Chúa đến, nhưng Người đến và hành động nhờ người Mẹ rất thánh của Người” (Jacques B. Bossuet)

Sự nhạy bén là món quà đặc biệt của tình bạn, bởi vì nó có nghĩa là chúng ta hòa nhịp với nhu cầu của người khác. Chúng ta hiểu được các sắc thái đi kèm với ngôn ngữ cơ thể, ngữ điệu và sự thay đổi âm điệu trong cuộc trò chuyện. Do đó, trái tim của chúng ta có thể nói cùng một ngôn ngữ mà lời nói không đủ diễn tả với người mình trân quý, và chúng ta sẽ được đánh động bởi lòng trắc ẩn.

Tôi luôn thấy nhẹ nhõm phần nào khi biết rằng một người bạn mới của mình có lòng sùng kính đặc biệt đối với Đức Mẹ. Với tôi, điều đó có nghĩa là Mẹ đang dẫn dắt mối tương quan chớm nở của chúng tôi và nhờ sự hiện diện đồng hành của Mẹ, tình bạn này sẽ ngày càng bền chặt hơn theo thời gian.

Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với tôi, vì trước đây tôi đã từng bị phản bội cách đau đớn trong tình bạn. Tôi đã để cho mình phơi bày cảm xúc trước những người mà cuối cùng lại làm tổn thương trái tim tôi. Và rồi tôi chẳng còn lại gì ngoài sự xấu hổ và nhục nhã. Vì vậy, tình bạn thiêng liêng rất quan trọng đối với tôi, đặc biệt khi nó bén rễ trong ơn phúc nhờ lời cầu bầu của Đức Mẹ.

🔳 03. ĐỪNG CỐ RÚT BỚT THỜI GIAN Ở BÊN NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU

“Đức ái không thể chỉ thoáng qua… Những người được ơn phúc không nên vội vàng nhưng cần kiên nhẫn chờ đợi ân phúc ấy đơm hoa kết trái” (Jacques B. Bossuet)

Đức Mẹ đã không đến nhà người chị họ và ngay lập tức báo rằng mình chỉ ở được ít bữa thôi. Mẹ đã ở với bà Êlisabét một thời gian dài. Những chuyến viếng thăm kéo dài là điều mà hầu hết chúng ta đều khao khát trong thời đại thông tin vội vã và điên cuồng như ngày nay. Chúng ta chờ mong những ngày được trò chuyện thảnh thơi cho phép chúng ta cười nói, ngắm nhìn, lặng ngồi bên nhau thưởng thức cảnh hoàng hôn hay hồi tưởng chuyện xưa cũ.

Tình bạn dựa trên sự vội vã bận rộn thường hời hợt một cách đáng buồn và chỉ để lại cảm giác trống trải hơn là những mối tương quan chân thành. Tuy nhiên, khi chúng ta có thể ngồi cùng nhau và chỉ để ở bên nhau mà không cần phải vội vã đi đâu đó - đó mới đúng là món quà đích thực của đức ái.

🔳 04. KHÔNG CÓ GIỚI HẠN TUỔI TÁC TRONG TÌNH BẠN

“Tin Mừng phác hoạ bà Êlisabét đã ở tuổi xế bóng còn Đức Maria đương thì xuân xanh. Ở độ tuổi của bà Êlisabét, chúng ta nhìn thấy sự tàn úa của Lề Luật, trong khi đó, với tuổi xuân của Đức Mẹ, ta thấy sự tươi mới không ngừng của Giáo hội… Những điều vĩnh hằng sẽ chẳng bao giờ cũ đi, trái lại, những điều dễ hư nát không tránh khỏi xu thế bị tận diệt và không ngừng bị già hóa” (Jacques B. Bossuet)

Nghe có vẻ khá lạ lùng nhưng mối tương quan giữa Đức Mẹ và bà thánh Êlisabét không hề kỳ cục hay bất thường. Người này được làm giàu từ điều người kia chia sẻ: tuổi trẻ của Đức Mẹ là lời nhắc nhở cho bà Êlisabét về sự sống động và trong sáng của một cuộc đời chưa bị bầm dập bởi những đau khổ tột cùng; còn tuổi đời của bà Êlisabét đã mang đến sự khôn ngoan quý giá mà chỉ qua nhiều năm kinh nghiệm sống mới có được.

Những điều vĩnh hằng sẽ chẳng bao giờ cũ đi!

Tác giả: Jeannie Ewing
Người dịch: Bảo Trâm
Nguồn: Catholic Exchange

, , , , , , , , , , , ,

KHIÊM NHƯỜNG LÀ MỘT NHÂN ĐỨC CHẮC CHẮN| Đức Thánh Cha Phanxicô |Đối với Đức Thánh Cha, khiêm nhường là nguồn gốc của mọi...
23/05/2024

KHIÊM NHƯỜNG LÀ MỘT NHÂN ĐỨC CHẮC CHẮN
| Đức Thánh Cha Phanxicô |

Đối với Đức Thánh Cha, khiêm nhường là nguồn gốc của mọi nhân đức khác. Và mẫu gương để học nhân đức này là Đức Maria, người biết rút lui về phía sau để trợ giúp và phục vụ.


--------------------------------
[Bài Giáo lý của Đức Thánh Cha]

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Chúng ta kết thúc loạt bài giáo lý này bằng việc tập trung vào một nhân đức không nằm trong bảy nhân đức trụ và đối thần, nhưng lại là nền tảng của đời sống Kitô hữu: nhân đức này là sự khiêm nhường. Nó là đối kháng lớn nhất của thói xấu nguy hiểm nhất, là tính kiêu ngạo.

▪️KHIÊM NHƯỜNG CÓ NGHĨA LÀ MÙN ĐẤT
Trong khi sự kiêu hãnh và kiêu ngạo thổi phồng trái tim con người, khiến chúng ta tỏ ra nhiều hơn thực tế về mình, thì sự Khiêm Nhường đưa mọi thứ trở lại chiều kích đúng đắn: chúng ta là những thụ tạo tuyệt vời nhưng có giới hạn, có điểm mạnh và điểm yếu.

Ngay từ đầu, Kinh Thánh nhắc chúng ta rằng chúng ta là cát bụi và sẽ trở về cát bụi (xem St 3,19) Thực sự, “Khiêm Nhường” có gốc từ là 𝗵𝘂𝗺𝘂𝘀 - nghĩa là mùn đất. Thế nhưng những ảo tưởng về sự toàn năng thường nảy sinh trong trái tim con người rất nguy hiểm và làm cho chúng ta trở nên rất xấu.

▪️ĐỂ THOÁT KHỎI SỰ KIÊU NGẠO
Để thoát khỏi sự kiêu ngạo, chỉ cần bắt đầu từ rất ít, chỉ cần chiêm ngắm bầu trời đầy sao để tìm ra thước đo đúng đắn, như Thánh Vịnh nói: “Ngắm tầng trời tay Chúa sáng tạo / muôn trăng sao Chúa đã an bài / thì con người là chi, mà Chúa cần nhớ đến / phàm nhân là gì, mà Chúa phải bận tâm?” (8,4-5). Và khoa học hiện đại cho phép chúng ta mở rộng chân trời hơn nữa, thậm chí còn cảm nhận được nhiều hơn về những điều bí ẩn xung quanh và bên trong chúng ta.

Phúc thay những người giữ được ý thức này trong lòng về sự nhỏ bé của mình. Những người này được bảo vệ khỏi một thói xấu tồi tệ, là tính kiêu ngạo. Trong Các Mối Phúc Thật, Chúa Giêsu bắt đầu từ họ: “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5,3). Đó là Mối Phúc thứ nhất vì nó là nền tảng cho những mối phúc tiếp theo: thực vậy, sự hiền lành, lòng thương xót, sự trong sạch của tâm hồn đều sinh ra từ cảm nhận bên trong về sự nhỏ bé. Khiêm Nhường là cửa ngõ dẫn đến mọi nhân đức.

▪️THIÊN CHÚA BỊ THU HÚT BỞI SỰ NHỎ BÉ
Trong những trang đầu tiên của Tin Mừng, sự khiêm nhường và tinh thần nghèo khó dường như là nguồn gốc của mọi sự.

Lời loan báo của thiên thần không diễn ra ở cổng Giêrusalem, mà diễn ra tại một ngôi làng hẻo lánh ở Galilê, tầm thường đến mức người ta nói: “từ Nazareth có gì hay được?” (Ga 1,46). Nhưng chính từ đó thế giới được tái sinh. Nhân vật nữ chính được chọn không phải là nữ hoàng lớn lên trong nhung lụa, mà là một cô gái chẳng ai biết: Maria. Người đầu tiên ngạc nhiên là chính Mẹ, khi thiên thần mang đến cho Mẹ lời loan báo về Thiên Chúa. Và trong bài ca ngợi khen, sự kinh ngạc này nổi bật: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng, vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi. Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới” (Lc 1,46-48) Có thể nói, Thiên Chúa bị thu hút bởi sự nhỏ bé của Đức Maria, trên hết là sự nhỏ bé nội tâm. Người cũng bị thu hút bởi sự nhỏ bé của chúng ta, khi chúng ta chấp nhật sự nhỏ bé đó.

Từ đây trở đi, Maria sẽ lùi lại phía sau sân khấu. Quyết định đầu tiên của Mẹ sau lời loan báo của thiên thần là đi để giúp, để phục vụ người chị họ. Đức Maria đến miền núi của Giu-đa để thăm bà Elizabeth: Mẹ giúp đỡ bà trong những tháng cuối của thai kỳ. Nhưng ai nhìn thấy cử chỉ này? - Không ai, nếu không phải là Chúa. Từ nơi ẩn kín này, Đức Trinh Nữ dường như không bao giờ muốn xuất hiện. Như khi từ trong đám đông có tiếng của một người phụ nữ nói lên hạnh phúc của mẹ: “Phúc thay người mẹ đã cưu mang và cho Thầy bú mớm” (Lc 11,27). Nhưng Chúa Giêsu trả lời ngay: “Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa” (Lc 11,28).

Ngay cả sự thật thánh thiêng nhất của cuộc đời Mẹ - là Mẹ Thiên Chúa - cũng không trở thành nguồn kiêu hãnh của Mẹ trước loài người. Trong một thế giới chạy đua và thích thể hiện, để chứng tỏ mình vượt trội hơn những người khác, thì Đức Maria bước đi cách dứt khoát theo hướng ngược lại, với sức mạnh duy nhất là ân sủng Thiên Chúa.

▪️KHIÊM NHƯỜNG LÀ SỨC MẠNH
Chúng ta có thể hình dung Mẹ cũng trải qua những thời điểm khó khăn, những ngày mà đức tin của Mẹ lớn lên trong đêm tối. Nhưng điều này không bao giờ làm cho sự khiêm nhường của Mẹ dao động, một nhân đức vững chắc nơi Đức Maria. Điều này nhấn mạnh rằng, sự khiêm nhường là một nhân đức chắc chắn.

Chúng ta nghĩ về Mẹ, người luôn nhỏ bé, luôn bỏ đi chính mình, luôn thoát khỏi tham vọng. Sự nhỏ bé này của Mẹ là sức mạnh không thể thắng được: chính Mẹ vẫn ở lại dưới chân thập giá, khi sự ảo tưởng về một Đấng Thiên Sai khải hoàn đã tan vỡ. Chính Đức Maria, trong những ngày trước Lễ Ngũ Tuần, đã quy tụ đoàn các môn đệ, những người đã không thể tỉnh thức với Chúa Giêsu dù chỉ một giờ, và đã bỏ rơi Người khi bão táp ập đến.

▪️KHIÊM NHƯỜNG LÀ TẤT CẢ
Anh chị em thân mến, khiêm nhường là tất cả. Đó là điều cứu chúng ta khỏi Ác Thần và khỏi nguy cơ trở thành đồng phạm của nó. Khiêm nhường là nguồn gốc của hòa bình trên thế giới và trong Giáo hội. Nơi nào không có khiêm nhường, thì ở đó có chiến tranh, bất hoà và chia rẽ.

Thiên Chúa đã nêu gương cho chúng ta về điều này nơi Chúa Giêsu và Mẹ Maria, vì ơn cứu độ và hạnh phúc của chúng ta. Và khiêm nhường là chính con đường dẫn đến ơn cứu độ. Xin cảm ơn!

📎Nguồn tin: Vatican News

3 TRỞ NGẠI CÓ THỂ NGĂN CẢN CHÚNG TA CẦU NGUYỆNDù có nhận ra hay không, chúng ta có thể chọn không cầu nguyện vì dựa theo...
20/05/2024

3 TRỞ NGẠI CÓ THỂ NGĂN CẢN CHÚNG TA CẦU NGUYỆN

Dù có nhận ra hay không, chúng ta có thể chọn không cầu nguyện vì dựa theo những thái độ “đời” vốn trở thành những trở ngại rất khó để vượt qua.

Là Kitô hữu, chúng ta biết rằng chúng ta nên cầu nguyện hàng ngày và phải dành ít thời gian cầu nguyện vào mỗi Chúa nhật.

Tuy nhiên, không phải chúng ta luôn cầu nguyện, và đôi khi chúng ta lấy lý do dựa trên những thái độ “đời” về cầu nguyện.

Chúng ta thậm chí có thể không nhận ra rằng chúng ta có những thái độ này đối với việc cầu nguyện, nhưng nếu đi sâu hơn vào tâm hồn mình, chúng ta có thể tìm thấy những trở ngại sau đây đối với việc cầu nguyện mà Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo đã liệt kê.

1. LỜI CẦU NGUYỆN KHÔNG CÓ KẾT QUẢ

Sách Giáo lý giải thích rằng: “Những người quá đề cao năng suất và lợi nhuận; do đó, lời cầu nguyện nếu không có kết quả thì là vô ích ” (GLCG 2727).

Trong nền văn hóa hiện đại, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, “thời gian là tiền bạc”. Nếu chúng ta không sử dụng thời gian hiệu quả thì chúng ta sẽ không “nắm bắt được thời gian”.

Đây là lý do tại sao một số người trong chúng ta có thể bỏ bê việc cầu nguyện, vì nó không tạo ra bất cứ điều gì giúp ích cho chúng ta về mặt vật chất. Cầu nguyện không cho kết quả ngay lập tức thế nên chúng ta không muốn cầu nguyện, coi đó là điều vô ích.

Để đối phó với xu hướng này, chúng ta cần nhận ra hoa trái tiềm ẩn của việc cầu nguyện và cách nó ảnh hưởng đến thế giới thiêng liêng. Có thể chúng ta không thấy được kết quả lời cầu nguyện của mình, nhưng nếu tin cậy Chúa, chúng ta biết rằng Ngài đang làm điều gì đó đáng kể ở phía sau.

2. CẦU NGUYỆN KHÔNG MANG LẠI CẢM GIÁC DỄ CHỊU

Sách Giáo lý dạy: “Còn có những người tôn sùng cảm xúc và sự thoải mái như tiêu chuẩn của chân, thiện, mỹ; trong khi cầu nguyện mới chính là ‘yêu cái đẹp’ (philokalia), được nhận thấy trong vinh quang của Thiên Chúa hằng sống và chân thật” (GLCG 2727).

Nhìn bề ngoài, lời cầu nguyện thường không khiến chúng ta cảm thấy dễ chịu. Nó cũng không thú vị bằng việc lướt điện thoại và xem video trên YouTube. Các giác quan của chúng ta thường không hoạt động theo hướng tích cực và cơ thể chúng ta thường đau nhức.

Khi quỳ, đứng hoặc thậm chí ngồi lâu, việc cầu nguyện sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể chúng ta.

Điều này có thể là một trở ngại đối với chúng ta, vì chúng ta có thể rơi vào quan niệm trần tục rằng mọi thứ đều cần phải mang lại cảm giác dễ chịu.

Nếu muốn thành công trong việc cầu nguyện, chúng ta phải thừa nhận rằng việc cầu nguyện không hề thoải mái, nhưng chúng ta có thể kết hợp những đau khổ của mình với Thiên Chúa và nhìn lên Chúa Giêsu như một gương mẫu tối cao về cầu nguyện.

3. CẦU NGUYỆN KHÔNG NUÔI SỐNG NGƯỜI NGHÈO

Sách Giáo lý chỉ ra rằng: “Cuối cùng, một số người coi cầu nguyện như là sự trốn tránh khỏi thế giới khi chống lại việc hoạt động; nhưng thực ra, lời cầu nguyện của Kitô hữu không phải là một lối thoát khỏi thực tại và cũng không phải là một sự cách ly khỏi cuộc đời này” (GLCG 2727).

Một số người trong chúng ta có thể nghĩ rằng việc cầu nguyện đẩy chúng ta xa thế gian và không làm những điều Chúa Giêsu dạy, chẳng hạn như cho người nghèo ăn.

Theo cách này, cầu nguyện được coi như một cuộc chạy trốn khỏi thế gian, một điều gì đó giống như bỏ bê công việc đáng phải làm.

Tuy nhiên, những người như Mẹ Têrêsa lại cầu nguyện một giờ mỗi ngày, coi lời cầu nguyện là nhiên liệu cần thiết để hoạt động giữa thế gian.

Tác giả: Philip Kosloski
Người dịch: Kim Linh
Nguồn: Aleteia

, , , , ,

Giáo Hội Công Giáonhìn về trí tuệ nhân tạoNhiều người vẫn ngạc nhiên về tính “tiên tri” của Công đồng Vaticanô II (1960-...
15/05/2024

Giáo Hội Công Giáo
nhìn về trí tuệ nhân tạo

Nhiều người vẫn ngạc nhiên về tính “tiên tri” của Công đồng Vaticanô II (1960-1965). Gọi là tiên tri, vì Công đồng đã mở ra một chân trời mới để con thuyền Giáo hội vươn ra mọi ngóc ngách của đời sống. Đừng quên khi Công đồng diễn ra, khoa học kỹ thuật, nhất là trí tuệ nhân tạo đang còn là một “em bé trong nôi”. Tuy nhiên, các giáo phụ phải chăng đã nhận thức rằng em bé này sẽ lớn lên và có thể tác động đến rất nhiều người. Bởi thế mà trong Hiến Chế mục vụ về Giáo hội trong thế giới ngày nay, Gaudium et Spes, nhắc đến một cụm từ quan trọng: “Temporal things and their meaning in human life”. (GS số 76).
Cụ thể Công Đồng viết rằng: “Các thực tại trần thế và những thực tại siêu phàm nơi con người đều liên kết mật thiết với nhau, và chính Giáo hội cũng sử dụng các thực tại trần thế trong mức độ mà sứ mệnh riêng của mình đòi hỏi.” (GS số 76). Dĩ nhiên, Giáo hội không để các thực tại trần thế “dắt mũi”, nhưng luôn “chỉ nhắm một mục tiêu duy nhất, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, là tiếp tục công trình của chính Chúa Kitô, Đấng đã đến thế gian để làm chứng cho chân lý, để cứu rỗi chứ không để luận phạt, để phục vụ chứ không để được phục vụ.” (GS số 3). Do đó, Giáo hội luôn nhắc chúng ta điều này: “Trong hoạt động mục vụ, phải hiểu một cách đầy đủ và áp dụng không những các nguyên tắc thần học, nhưng cả những phát minh của các khoa học trần thế, nhất là khoa tâm lý và xã hội học, sao cho các tín hữu được hướng dẫn để có đời sống đức tin tinh ròng và trưởng thành hơn.” (GS số 62).
Vài nguyên tác hành xử của Giáo hội
Trước khi bước vào các tài liệu cụ thể, chúng ta thấy một số nguyên tắc chính có thể hướng dẫn cách tiếp cận của Giáo hội đối với AI (trí tuệ nhân tạo-Artificial Intelligence-AI) vốn dựa trên cơ sở Kinh Thánh, giáo lý và đức tin. Chẳng hạn:
Cởi mở với thế giới và các phát triển của nó
Giáo hội nhận thức được giá trị của “những điều tạm thời và ý nghĩa của chúng trong đời sống con người”, mà ta vừa nêu ở trên. Điều này cho thấy sứ mạng của Giáo hội là can đảm giúp đỡ mọi người trong các vấn đề trần thế. Trước sự phát triển của công nghệ như AI, Giáo hội cũng khôn ngoan sử dụng miễn là chúng phục vụ tôn trọng phẩm giá con người và đưa nhân loại gần với Thiên Chúa.
Thánh hóa mọi lĩnh vực của đời sống con người
Nếu Giáo hội là bí tích, là Thân thể Chúa Kitô, thì Giáo hội cần “thánh hóa con người và biến đổi mọi lĩnh vực của đời sống con người” (x. GS 32, LG 9). Có thể nói Giáo hội cũng quan tâm đến nhiều khía cạnh khác, trong đó có AI. Giáo hội muốn hiểu hơn sự hưởng của nó đối với đời sống đạo đức và thiêng liêng của con người.
Hướng dẫn bởi luật của Chúa và theo đuổi sự thánh thiện
Giáo Hội luôn mời gọi con người nên thánh trong hoàn cảnh của mình. Lý do là trong Giáo Hội “không phải mọi người đều cùng đi một con đường, nhưng tất cả đều được mời gọi nên thánh.” (LG 32). Nên thánh nghĩa là biết dùng những tài năng Chúa cho, những cơ hội Chúa gửi đến để thêm lòng yêu mến Chúa và yêu thương con người hơn. Điều này cũng đòi hỏi các tín hữu phải trở nên “công dân tuân thủ pháp luật”. Theo đó Giáo Hội đã và đang đánh giá AI liệu nó có giúp đỡ hay cản trở con người sống theo luật của Chúa và phát triển trong sự thánh thiện hay không?
Theo Giáo hội, mọi phát minh và tiến bộ công nghệ đều cần phải phục vụ cho lợi ích chung của nhân loại. Hoặc nói như lời của Đức cha Giuse Nguyễn Tấn Tước: “Trí tuệ nhân tạo và sự khôn ngoan của Con tim”[1]. Thực ra Đức cha đã diễn giải lại sứ điệp của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về Truyền thông Xã hội lần thứ 58, vốn đề cập trực tiếp đến “trí tuệ nhân tạo”.[2] Do vậy Giáo hội mong AI được phát triển và sử dụng một cách có trách nhiệm và công bằng. Cụ thể là gì?
Quan điểm về trí tuệ nhân tạo trong vài tài liệu quan trọng
Thông điệp Laudato Si’ (Khen Ngợi Chúa)
Laudato Si’ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô không trực tiếp đề cập đến chủ đề trí tuệ nhân tạo hoặc công nghệ thông tin. Tuy nhiên, nếu đặt AI vào hệ sinh thái toàn diện của đời sống môi trường hoặc con người, chúng ta sẽ tìm thấy trong Thông điệp này. Ở đây, Đức Giáo Hoàng nhắc đến ba điểm quan trọng:
Một nền sinh thái toàn diện
Thông điệp nhấn mạnh sự liên kết của tất cả các tạo vật, khẳng định rằng “mọi thứ đều liên quan” và “mọi thứ đều hài hòa”. Quan điểm toàn diện này cho thấy thông điệp sẽ xem xét các tiến bộ công nghệ, AI và công nghệ thông tin, qua lăng kính ảnh hưởng của chúng lên hệ sinh thái. Tiếc rằng: “Sự thực dụng công nghệ kỹ thuật hướng đến việc thống trị kinh tế và chính trị.” Nhưng cũng cần nhìn nhận rằng, nếu AI mang lại ích lợi cho con người, thì AI cần “xuất phát từ sự tôn trọng con người như là điều xuất phát từ các lề luật nền tảng và bất biến, nhằm vào sự phát triển toàn diện.” (Laudato Si’ 157).
Chủ nghĩa tiêu dùng và nông cạn
Trong Thông điệp này đôi lần nhắc đến sự “tham lam hoặc chiếm hữu”[3] vốn đi với chủ nghĩa tiêu dùng hiện đại. Đây là hệ quả của “quan niệm công nghệ”; nghĩa là: “Những nguồn tài nguyên của trái đất là đối tượng khai thác dựa theo quan niệm của công nghệ và hoạt động thương mại và sản xuất, đưa đến kết quả ngay trước mắt. Việc mất mát rừng rậm và thảo mộc đồng thời đưa đến việc đánh mất các giống loài, trong tương lai có thể là những nguồn quan trọng nhất, không những để nuôi dưỡng, nhưng còn để chữa lành bệnh tật và còn cho nhiều phục vụ đa dạng khác. Nhiều giống loài chứa các gen, là những nguồn tài nguyên cho các phận vụ chủ yếu, có thể giải quyết nhu cầu của nhân loại trong tương lai hay giúp giải quyết một vần đế môi trường nào đó.” (Laudato Si’ số 32).
Hoán cải sinh thái
Thông điệp khẳng định tầm quan trọng của “cầu nguyện” – dành thời gian cho sự yên lặng, cầu nguyện, và phục hồi sự hòa hợp giữa “trí, tâm và tay”. Thông điệp ghi rõ: “Nếu thực sự các sa mạc bên ngoài gia tăng, chỉ vì sa mạc nội tâm cũng lớn dần thì cơn khủng hoảng môi trường là một lời kêu gọi sự sám hối nội tâm sâu thẳm.” (Laudato Si’ 127). Điều này cho thấy Thông điệp sẽ có khả năng kêu gọi sự phát triển và sử dụng trách nhiệm AI cần dựa trên tinh thần cầu nguyện và có lòng thương xót đối với toàn bộ tạo vật.
Các bài phát biểu và thảo luận của Vatican về AI
Giáo hội Công giáo đã tích cực tham gia vào các cuộc thảo luận và phát biểu về những hệ quả đạo đức của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI). Dựa trên các tài liệu trong những hội thảo về chủ đề này, chúng ta có thể tóm tắt các điểm chính như sau:
Suy ngẫm đạo đức về AI (serious ethical reflection)
Có lẽ đây là một trong những điểm quan trọng thường được bàn đến khi nó đến AI. Giáo hội nhận ra nhu cầu cấp thiết cho việc suy ngẫm đạo đức nghiêm túc về việc sử dụng và tích hợp các hệ thống AI trong đời sống hàng ngày. Không chỉ Giáo hội, xã hội cũng e ngại việc làm dụng AI có thể ảnh hưởng tiêu cực đến những thành viên dễ bị tổn thương và bị loại trừ nhất trong xã hội. Đây là những lời nhận định[4] của Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher (ngài đã thăm Việt Nam trong tháng 4 vừa qua).
Cụ thể ít là hai lần Đức Tổng Giám mục đã đề cập đến AI với lời gọi cảnh giác: 1. “Thách thức quan trọng khác mà chúng ta đang đối, vốn là dải ngân hà kỹ thuật số (digital galaxy) đang mở rộng, cụ thể là trí tuệ nhân tạo.” Sự đổi mới kỹ thuật số chạm đến mọi khía cạnh của đời sống và cộng đồng chúng ta, từ chính phủ đến xã hội và cá nhân. 2. Càng khó để hiểu rõ đối tượng của AI, dự đoán các hậu quả nó.” Sau đó ngài cho biết thêm: “Tòa Thánh ủng hộ việc thành lập một Tổ chức Quốc tế về Trí tuệ Nhân tạo, nhằm mục đích tạo điều kiện cho việc trao đổi thông tin khoa học và công nghệ một cách toàn diện nhất có thể cho các mục đích hòa bình và để thúc đẩy lợi ích chung và sự phát triển toàn diện của con người.”[5]
Đảm bảo sự giám sát của con người
Giáo hội nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì sự giám sát đầy đủ, có ý nghĩa và nhất quán của con người đối với các hệ thống vũ khí dựa trên AI và các ứng dụng quan trọng khác. Chỉ có con người mới thực sự có khả năng đánh giá tác động đạo đức và trách nhiệm liên quan đến việc sử dụng những công nghệ như vậy. Công Nghệ hay AI cần hướng đến hòa bình. Trong đó, Richard Gallagher trích lại lời của Đức Giáo Hoàng Phanxicô: “Để hòa bình trở thành hiện thực, chúng ta phải thoát khỏi lô-gic chấp nhận chiến tranh: nếu điều này có thể chấp nhận được trong quá khứ, khi các cuộc chiến có phạm vi hạn chế hơn, thì ngày nay, với vũ khí hạt nhân và vũ khí hủy diệt hàng loạt, chiến trường đã trở nên gần như không giới hạn, và các hậu quả có thể là thảm khốc.”[6] Điều này cũng được nhắc đến trong thông điệp Laudato Si’ (xem số 57, 104).
Thúc đẩy lợi ích chung
Sự phát triển của AI phải được hướng dẫn bởi các nguyên tắc thúc đẩy lợi ích chung và phát triển con người toàn diện. Tiến bộ công nghệ cần phụ thuộc vào sự liêm chính đạo đức của nó, thay vì dần dần thay thế con người. Theo đó, Paul Richard Gallagher trích lại lời của Đức Phanxicô để nhấn mạnh rằng: “Chúng ta chịu trách nhiệm về sự mong manh của người khác bằng cách tìm kiếm một số phận chung.” (Fratelli tutti, 115.)
Tiêu chuẩn đạo đức cho AI
Đây vẫn còn là điểm khó phân định. Tuy nhiên, Giáo hội quay về cái gốc nhân phẩm bẩm sinh của mỗi người. Gốc thứ hai là tình huynh đệ liên kết, như một gia đình nhân loại. Hai chuẩn mực này phỉa là nguyên tắc chỉ đạo để đánh giá và sử dụng các công nghệ AI. Những tiêu chuẩn đạo đức này nên đảm bảo rằng tiến bộ kỹ thuật số diễn ra với sự tôn trọng công bằng và đóng góp vào nguyên nhân hòa bình. “Rome Call for AI Ethics” là bản văn mời gọi của Vatican để giúp hướng đến một nền đạo đức cho AI. Ở đây chúng ta có thể liệt kê vài lưu ý:
Minh bạch: về nguyên tắc, các hệ thống AI phải có thể giải thích;
Bao gồm: nhu cầu của tất cả con người phải được xem xét để mọi người có thể được hưởng lợi và tất cả cá nhân có thể được cung cấp điều kiện tốt nhất để bày tỏ bản thân và phát triển;
Trách nhiệm: những người thiết kế và triển khai sử dụng AI phải tiến hành có trách nhiệm và minh bạch;
Không thiên vị: không tạo ra hoặc hành động theo định kiến, do đó bảo vệ công bằng và phẩm giá con người;
Đáng tin cậy: các hệ thống AI phải có khả năng hoạt động một cách đáng tin cậy;
An ninh và quyền riêng tư: các hệ thống AI phải hoạt động an toàn và tôn trọng quyền riêng tư của người dùng.

Tạm kết

Tương lai của trí tuệ nhân tạo vừa hứa hẹn vừa rủi ro. Cần đề phòng vì thuật toán có thể thao túng người dùng. Máy móc có khả năng tự “học”, hoặc học sâu (deep learning). Tuy vậy, Giáo hội vẫn tích cực mở ngỏ cho AI. Miễn là AI hoặc các phát triển công nghệ dẫn đến cải thiện chất lượng cuộc sống cho toàn nhân loại. Ủng hộ AI miễn là AI đừng làm trầm trọng sự bất bình đẳng và xung đột, không thể được coi là tiến bộ thực sự. Ngoài ra, nó phải được phát triển và sử dụng một cách tôn trọng phẩm giá con người, thúc đẩy lợi ích chung và đảm bảo rằng tiến bộ công nghệ thực sự phục vụ sự phát triển toàn diện của cá nhân và cộng đồng, đóng góp vào nguyên nhân hòa bình. Hoặc nói như lời đức cha Giuse Nguyễn Tấn Tước: “Hy vọng rằng mọi sự sẽ tiến triển tốt đẹp theo ý Chúa, khi chúng ta biết nghe theo sự khôn ngoan của trái tim.”[7]

Lm. Giuse Phạm Đình Ngọc SJ

[1] X. https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/toa-dam-ve-su-diep-ngay-the-gioi-truyen-thong-xa-hoi-nam-2024—tri-tue-nhan-tao-va-su-khon-ngoan-cua-con-tim
[2] https://www.vaticannews.va/vi/pope/news/2024-01/su-diep-dtc-the-gio-truyen-thong-xa-hoi-58.html
[3] Laudato Si’ số 35, 52, 67, 95.
[4] https://www.vatican.va/content/salastampa/en/bollettino/pubblico/2023/09/26/230926f.html (tại Cuộc tranh luận chung của Tuần lễ Cấp cao tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 78 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, ngày 26.09.2023)
[5] X. https://www.vatican.va/content/salastampa/en/bollettino/pubblico/2023/09/26/230926f.html
[6] Pope Francis, Address to the Security Council of the United Nations, 14 June 2023.
[7] https://www.youtube.com/watch?v=CF2Tj9XgfDg&t=2056s

3 ĐIỀU NGƯỜI TRẺ ĐÚNG VÀ 3 ĐIỀU PHỤ HUYNH BIẾT SẼ TỐT HƠNĐừng đối xử với người trẻ như thể chúng luôn sai. Nhưng cũng đừ...
14/05/2024

3 ĐIỀU NGƯỜI TRẺ ĐÚNG VÀ 3 ĐIỀU PHỤ HUYNH BIẾT SẼ TỐT HƠN

Đừng đối xử với người trẻ như thể chúng luôn sai. Nhưng cũng đừng đối xử với chúng như thể chúng luôn luôn đúng.

Quy tắc đầu tiên của tôi khi nuôi dạy con trong độ tuổi thanh thiếu niên là luôn luôn sẵn sàng nói “Có” khi chúng muốn tâm sự. Những khoảnh khắc này rất hiếm hoi, thường diễn ra vào đêm muộn, vì vậy bạn cần tận dụng khi chúng xuất hiện. Nếu bạn không thể - ngay cả khi có lý do chính đáng, như là giờ đi ngủ - con của bạn sẽ khép lòng và chỉ nhớ rằng bạn đã từ chối nói chuyện với chúng.

Còn nếu bạn nói chuyện, thì đây là hai quy tắc quan trọng. Thứ nhất: Đừng đối xử với chúng như thể mọi chuyện chúng đều sai. Điều đó sẽ khiến chúng mất hứng. Thứ hai: Đừng bao giờ đối xử với chúng như thể chúng luôn luôn đúng. Chúng không đúng hoàn toàn, chúng biết điều đó. Vậy thì phải làm sao?

THỨ NHẤT, NHỮNG RẮC RỐI CỦA TUỔI TEEN CHO THẤY CÓ NHỮNG SỰ THẬT MÀ NGƯỜI LỚN BỎ QUA

Tuổi thanh thiếu niên thường gắn liền với những rắc rối. Các mối quan hệ là mối quan tâm hàng đầu của con bạn - đặc biệt là mối quan hệ của chính chúng, và cả của người khác nữa. Chúng có thể nhắn tin và nói chuyện hàng giờ đồng hồ về các mối quan hệ. Cứ như thể thanh thiếu niên nghĩ rằng con người là vô cùng quan trọng và việc kết nối với người khác là cốt lõi của cuộc sống vậy!

Ohh khoan đã. Chúng đúng đấy.

Chúng không những đúng, mà người lớn cũng thường mắc sai lầm này. Thông thường, chúng ta học cách giản lược góc nhìn về con người. Thật đau đớn khi phải thừa nhận tầm quan trọng của người khác, vì vậy chúng ta tránh nỗi đau bằng cách phủ nhận cảm xúc thực sự của mình. Hãy nói với con của bạn rằng bạn ngưỡng mộ chúng vì đã nhìn thấu sự thật. Và sau đó chỉ cho chúng biết thêm nữa (điều mà tôi sẽ chia sẻ sau đây…).

THỨ HAI, HÃY CÔNG NHẬN RẰNG LÝ TƯỞNG CỦA NGƯỜI TRẺ LÀ ĐÚNG

Người trẻ cho rằng thế giới này thật ngớ ngẩn. Chúng cho rằng chính trị là một mớ bòng b**g bệnh hoạn của sự thật và dối trá, và các chính trị gia thường xuyên nói những lời hoa mỹ giả tạo thỉnh thoảng xen lẫn với sự quan tâm thật lòng. Chúng cho rằng nhiều nhà lãnh đạo trong các tổ chức của chúng ta là những kẻ đạo đức giả, vờ như có động cơ cao thượng trong khi thực chất chỉ phục vụ bản thân họ.
Các bạn tuổi teen muốn đập bỏ toàn bộ hệ thống để xây dựng lại. Chúng muốn định hướng các tổ chức trên thế giới nhắm tới lợi ích chung và hoạt động vì chính nghĩa. Hơn nữa, chúng tin rằng mình có thể làm được điều đó.

Nói cách khác, chúng có tinh thần đúng đắn, tinh thần của Chúa Kitô. Hãy ngưỡng mộ trước khi bạn sửa sai chúng.

THỨ BA, NGƯỜI TRẺ (RẤT THƯỜNG) CÓ CÁI NHÌN HOÀI NGHI VỀ GIÁO HỘI

Người trẻ thấy "đi nhà thờ" là một việc nhàm chán và không hấp dẫn, là thứ gì đó chỉ hợp với người già. Giáo hội hoàn toàn không phải như vậy - đó là nơi tôi luyện nên những vị thánh vĩ đại. Thế nhưng người trẻ đã đúng. Chắc chắn Giáo hội không phải lúc nào cũng được như thế.

Trong một cuộc trò chuyện với Giám mục Robert Barron, Jordan Peterson nói: "Giáo hội đang mất dần những người trẻ, và tôi cho rằng đó là vì Giáo hội đã không đòi hỏi đủ từ người trẻ." Ông nói, người trẻ muốn được kêu gọi làm anh hùng và phiêu lưu, nhưng thay vào đó, Giáo hội lại cố gắng làm cho thông điệp của mình nhẹ nhàng và dễ dàng. Giám mục Barron đồng ý.

Vì vậy, thanh thiếu niên hiểu đúng tất cả những điều đó. Thế nhưng người lớn cũng đúng luôn.

TRƯỚC HẾT, NGƯỜI LỚN BIẾT RẰNG PHÓ THÁC THÌ TỐT HƠN LÀ CỐ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Đúng là người lớn đã học cách che giấu những tổn thương của mình. Nhưng hãy cho con bạn biết những lý do khác khiến cuộc sống của bạn ít có vấn đề hơn: Chúng ta đã phó thác cuộc đời mình cho Chúa (hy vọng là vậy).

Chúng ta biết rằng cuối cùng rồi sẽ có điều mình cần. Chúng ta cũng biết rằng những tổn thương nhỏ nhặt mà người khác gây ra cho chúng ta cần phải được nhìn nhận trong bối cảnh của tất cả những món quà chân-thiện-mỹ mà Chúa ban tặng cho chúng ta qua tạo vật và qua những con người cùng đồng hành trên cuộc đời này. Hãy nói với con bạn: "Hãy nghĩ về ngày tồi tệ nhất của con. Nếu con liệt kê ra tất cả những điều tốt đẹp xảy ra trong ngày ở một cột, và tất cả những điều tồi tệ ở cột khác, thì ngày đó sẽ luôn có kết quả tích cực, nếu con thật sự xem xét cặn kẽ và trung thực. Tin bố mẹ đi, bố mẹ thường xuyên làm điều này."

THỨ ĐẾN, NGƯỜI LỚN BIẾT RẰNG HÀNH ĐỘNG NHỎ CÓ THỂ LÀM NÊN VIỆC LỚN

Đúng là thế giới này hơi ngớ ngẩn. Đúng là rất nhiều điều xảy ra thật tồi tệ và cần phải thay đổi. Thế nhưng cũng đúng là mỗi người chúng ta đều có thể làm nên sự thay đổi vĩnh viễn ở bất cứ lúc nào.

Mẹ thánh Têresa Calcutta đã chỉ cho chúng ta cách thực hiện: Làm những việc nhỏ bé với tình yêu lớn. Mẹ thánh nói: “Tất cả sức mạnh của tôi nằm ở việc cầu nguyện và hy sinh. Đây là vũ khí bất khả chiến thắng của tôi … Chúng có thể lay động trái tim tốt hơn nhiều so với lời nói. Kinh nghiệm của tôi cho thấy điều đó."

Một đứa con tuổi teen đã nói với tôi rằng toàn bộ cuộc sống của nó đã thay đổi nhờ lời khuyên đơn sơ của một vị linh mục trong phòng giải tội về việc đảm nhiệm tốt hơn vai trò của nó trong cuộc sống. Nó đã làm theo, và mọi thứ đều được biến đổi. Giờ đây, tôi muốn đưa ra lời khuyên này cho tất cả mọi người: Nếu bạn muốn thay đổi thế giới, hãy thực hiện những điều nhỏ mà bạn nhận được mỗi ngày một cách đơn giản và kỹ lưỡng. Bạn sẽ ngạc nhiên trước những lợi ích mà nó mang lại.

THỨ BA, HÃY KÊU GỌI CON BẠN TRỞ THÀNH NGƯỜI HÙNG CHO CHÚA

Trong cuộc trò chuyện với Giám mục Barron và Jordan Peterson, họ đã đi đến kết luận rằng điều chúng ta thực sự cần làm là nói với những người trẻ rằng “mỗi con người có nghĩa vụ trở nên giống Chúa Kitô.”

Những người trẻ có khả năng làm điều này tốt hơn chúng ta. Nói chung là: Chúng biết linh hồn của chúng là vĩnh cửu, và các mối quan hệ gần như là tất cả. Nếu chúng tin vào Chúa và hành động vì Ngài suốt cả ngày, chúng sẽ nhanh chóng lướt thắng bất cứ điều gì chúng ta đã làm được.

Tác giả: Tom Hoopes
Chuyển ngữ: Mai Ni
Nguồn: Aleteia

, , , , , , ,

Address

ấp 4
Long Thành

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Nhà thờ Xuân Phước posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share



You may also like