Con Đường Giác Ngộ

Con Đường Giác Ngộ Công Đức Vô Lượng

VÔ MINH LÀ CĂN BẢN CỦA SANH TỬ, LUÂN HỒI...!!!- Vô minh tức là tham, sân, si, mạn, nghi. Năm thứ ác nghiệp nầy có thể kh...
30/12/2024

VÔ MINH LÀ CĂN BẢN CỦA SANH TỬ, LUÂN HỒI...!!!

- Vô minh tức là tham, sân, si, mạn, nghi. Năm thứ ác nghiệp nầy có thể khiến cho con người điên đảo đến phát cuồng.

1. Tâm tham: Là đối với cảnh thuận, chúng ta sẽ khởi lòng tham ái đến nỗi không có thì không được. Thậm chí có người vì muốn được mục đích của mình mà bất chấp các thủ đoạn, bằng không họ chẳng cam lòng.

2. Tâm sân: Là khi gặp cảnh nghịch, chúng ta sẽ giận hờn và nổi nóng, như không chửi người thì cũng đánh người, thậm chí còn giết hại người nữa. Đó đều là do tâm sân hận tác quái, nó khiến con người mất cả lý trí và ý chí xử sự mọi việc. Người có tâm như thế, ắt sẽ làm cho xã hội chẳng được an ninh, trật tự.

3. Tâm si: Là người không có trí huệ, không biết phải trái, cũng không phân biệt được thiện ác, cho nên hồ đồ điên đảo, hậu quả là thành kẻ bất lương, tạo nhiều nghiệp tội.

4. Tâm mạn: Là tự đề cao mình và đè ép người khác. Tự cho chuyện gì mình cũng hay hơn, nổi bậc hơn người. Thứ hành vi cống cao ngã mạn nầy là điều tối kỵ, chúng ta không nên có.

5. Tâm nghi: Là người đối với việc chánh đáng lại sanh lòng hoài nghi, không tin lời nói của bất cứ ai. Người có thứ tâm lý như vậy là bất thường, là sai lầm vì đã tự hạ thấp mình.
Năm loại tâm lý nầy đều là không bình thường, đều là do cái nhân vô minh dẫn đến. Người tu hành nhất định phải tiêu diệt vô minh, đừng để nó gây sóng gió thành tai họa vô cùng tận như vậy.

- Vô minh khiến cho kẻ phàm phu chỉ biết dụng công vào mấy thứ tình dục. Họ nghĩ rằng chuyện tình ái ở thế gian là thật, cho nên họ không thể xa rời và cũng không nỡ buông bỏ nó. Do đó họ gắn bó với lục thân quyến thuộc một cách rối ren mà buông xả không đành. Rồi họ tạo ra biết bao thiện ác lẫn lộn, họ cũng không phân biệt được giữa ô nhiễm và thanh tịnh. Đời đời kiếp kiếp, họ cứ quay quanh trong vòng sanh tử luân hồi, vĩnh viễn không bao giờ ngừng. Cho nên nói vô minh là căn bản của sanh tử.

- Người tu hành không có mấy thứ rắc rối đó đè nặng trong tâm, cho nên họ dễ được thanh tịnh, giải thoát và hết sanh tử. Nếu không cắt đứt vô minh, chúng ta vĩnh viễn sẽ bị nó chi phối, để rồi xuống địa ngục, chạy lên núi đao, hay là vào chảo dầu sôi. Lúc bấy giờ, chúng ta sẽ hối hận là lúc đầu sao mình không chịu tu hành tinh tấn. Nhưng rất tiếc là đã không còn kịp nữa.

- Tôi xin khuyên quý vị nên tu hành cho kịp thời, đừng có tưởng là ngày tháng còn dài mà hẹn lần, hẹn lựa.

- Bậc cổ đức có nói: “Đừng đợi đến già mới học đạo, mồ lẻ loi lắm kẻ thiếu niên.” Học đạo được một ngày là gần được Tịnh Độ thêm một chút. Như vậy từng chút từng chút, quý vị sẽ đến được cõi Tịnh Độ. Nếu quý vị không chuyên cần tu đạo mà lại muốn đến Tịnh Độ, thì sẽ không đến được đâu! Công việc trên đời, dù chúng ta có lãng phí thời gian để làm, rốt cuộc cũng chẳng được lợi ích gì. Nhưng chỉ có pháp môn tu hành là không lãng phí thời gian. Nếu quý vị tu được một phút thì được một phút lợi lạc. Cho nên nói: “Gom cát thành tháp,” tức là từng bước, từng bước không ngừng tiến tới, tự nhiên quý vị sẽ đến được bờ bên kia.

✍️HT. Tuyên Hóa
📚Giảng ngày 5 tháng 7 năm 1984

CÂU CHUYỆN VỀ CHÚ ẾCH.    (Sức mạnh của lời nói)Một bầy ếch đi dạo trong rừng và có hai con bị rơi xuống một cái hố s...
30/12/2024

CÂU CHUYỆN VỀ CHÚ ẾCH.
(Sức mạnh của lời nói)

Một bầy ếch đi dạo trong rừng và có hai con bị rơi xuống một cái hố sâu. Tất cả các con ếch còn lại trong bầy đều bu quanh miệng hố để kéo chúng lên. Nhưng khi thấy cái hố quá sâu, cả bầy liền nói với hai con ếch rằng chúng chỉ còn nước chết mà thôi.

Hai con ếch bỏ ngoài tai những lời bình luận đó và cố hết sức nhảy lên khỏi hố. Những con ếch kia lại nói với chúng đừng nên phí sức, rằng chúng chỉ còn nước chết.
Sau cùng, một con ếch phía dưới nghe theo những gì cả bầy đã nói, nó bỏ cuộc và ngã lăn ra chết trong sự tuyệt vọng.

Con ếch còn lại tiếp tục cố gắng nhảy. Một lần nữa cả bầy xúm lại và thét lên khuyên nó hãy thôi. Nó càng nhảy mạnh hơn nữa. Cuối cùng nó nhảy được lên bờ. Cả bầy vây quanh và hỏi nó: "Anh không nghe tụi tôi nói gì hay sao?". Thì ra con ếch này bị nặng tai. Nó tưởng cả bầy ếch đã động viên nó suốt khoảng thời gian vừa qua.

❤️ Phật dạy :
-- ĐỪNG vì những lời nói của người khác mà từ bỏ NỖ LỰC của bản thân. Rất nhiều khi THÀNH CÔNG chỉ cách bạn có 1 chút, 1 chút xíu CỐ GẮNG nữa mà thôi.

-- Hãy CẨN THẬN với những gì chúng ta nói. Một lời động viên khích lệ cho một người đang bế tắc có thể vực người ấy dậy và giúp anh ta vượt qua khó khăn. Nhưng một lời nói cũng có thể giết chết một người trong cơn tuyệt vọng. 1 chút quan tâm, 1 chút chia sẻ, thế giới của bạn sẽ tốt đẹp và hạnh phúc hơn...

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT 🙏🙏🙏

Khi biết kiếp này là cõi tạmGiữa nhân gian ta là khách qua đườngThua hay thắng đều đến ngày nằm xuốngMới hiểu rằng đời n...
26/12/2024

Khi biết kiếp này là cõi tạm
Giữa nhân gian ta là khách qua đường
Thua hay thắng đều đến ngày nằm xuống
Mới hiểu rằng đời này tựa khói sương.

Khi ta biết mình không còn trẻ nữa
Mới nhận ra năm tháng quá vô thường
Bỗng bình thản giữa xô bồ cuộc sống
Chốn hồng trần chẳng hạt bụi nào vương.

Hạnh phúc vốn là điều bình dị nhất
Biết sẻ chia, biết buông bỏ muộn phiền
Sau giông bão, mây đen dần tan biến
Vậy nên mình cứ thong thả, tuỳ duyên.

-ST-

26/12/2024
MỘT NIỆM ( THIỆN và ÁC CHỈ NẰM TRONG MỘT NIỆM ) Nếu ai muốn biết rõTất cả chư Phật ba đờiNên quán tánh Pháp giớiTất cả d...
15/12/2024

MỘT NIỆM

( THIỆN và ÁC CHỈ NẰM TRONG MỘT NIỆM )

Nếu ai muốn biết rõ
Tất cả chư Phật ba đời
Nên quán tánh Pháp giới
Tất cả do Tâm tạo.

Mười Pháp Giới không lìa một tâm niệm. Nguyên tắc cũng giống như vậy.

Nếu một người khởi niệm tốt, thiện thần sẽ đến để hộ trì người đó. Nếu một người khởi niệm ác, ác thần sẽ đi theo họ. Sự khác nhau nằm ở chỉ một niệm. Cổ nhân nói:

Nếu bạn đi sai một bước,
Bạn sẽ hối tiếc ngàn năm.

Chúng ta cũng có thể nói: “Nếu bạn có một niệm sai lầm, bạn sẽ hối tiếc về điều đó một ngàn năm.” Thiện và ác chỉ nằm trong một niệm. Tôi thường nói TÂM CON NGƯỜI GIỐNG NHƯ NHỮNG HẠT BỤI, BAY LƯỢN TRONG VŨ TRỤ . Đột nhiên, quý vị ở thiên đường, rồi thình lình quý vị sống giữa loài súc vật, quỷ đói hoặc địa ngục.

Biển khổ không cùng tận, vì vậy quý vị phải nhanh chóng quay về bờ giác. Chẳng có gì bí mật về điều đó cả CHỈ ĐƠN GIẢN LÀ VẤN ĐỀ TỪ BỎ CÁC THÓI HƯ VÀ TẬT XẤU.

Không ích kỷ
Không mong cầu
Không tham
Không tranh
Không tìm cầu tư lợi

-Nếu quý vị có thể tuân theo các quy tắc này, quý vị tự nhiên sẽ không đi ngược lại nguyên tắc của trời và của lòng người.

-Nếu quý vị có thể sử dụng các nguyên tắc này như là thước đo đối với các hành động hằng ngày của chính quý vị, thì lúc đó quý vị sẽ không còn phạm lỗi lầm nữa.

Dù quý vị muốn trở thành người hoặc muốn thực hiện các Pháp xuất thế gian, quý vị cũng cần năm nguyên tắc này như là người dẫn đường cho quý vị.

Nếu hôm nay tôi còn nói nữa, tôi e quý vị sẽ quên các điều tôi đã chỉ dạy!

( HT Tuyên Hóa)

Nam mô A Di Đà Phật
Xin thường niệm

TRONG ĐẠO PHẬT KHÔNG CÓ NGÀY GIỜ TỐT XẤU. NGÀY, GIỜ, TỐT, XẤU - LÀ DO TÂM MÌNH NGHĨ TƯỞNG!Trong thuận cảnh quyết không k...
10/12/2024

TRONG ĐẠO PHẬT KHÔNG CÓ NGÀY GIỜ TỐT XẤU. NGÀY, GIỜ, TỐT, XẤU - LÀ DO TÂM MÌNH NGHĨ TƯỞNG!

Trong thuận cảnh quyết không khởi niệm tâm tham ái. Phải biết tham ái là phiền não; phiền não chính là chướng ngại, nó chướng ngại bạn khai ngộ, chướng ngại bạn vãng sanh.

Trong nghịch cảnh quyết không sanh tâm sân hận. Tâm sân hận là tạo nghiệp, là sai lầm nghiêm trọng. Gặp nghịch cảnh thì phải như chư Phật Bồ Tát, tùy thuận tiếp nhận. Ta thọ nhận được rất hoan hỉ, cam tâm tình nguyện, như vậy nghiệp chướng liền tiêu.

Bạn chân thật hiểu rõ đạo lý này, cho dù thuận cảnh hay nghịch cảnh, đều là tăng thượng duyên tốt cho chính mình. Bạn có trí tuệ thì bạn có thể phân biệt, bạn biết được vận dụng thế nào.

Nhà Phật nói: “Nhật nhật thị hảo nhật, thời thời thị hảo thời”. Nếu bạn biết thì ngày nào cũng là ngày tốt, giờ nào cũng là giờ tốt, còn bạn không biết thì ngày nào cũng là ngày xấu, giờ nào cũng là giờ xấu.

Xấu là gì? Là tạo nghiệp.

Tốt là gì ?Là tích công bồi đức.

Do đây có thể biết, cảnh giới bên ngoài không có tốt xấu, tốt xấu hoàn toàn ở tâm của chính mình.

Bạn dùng tâm thiện để xem tất cả pháp, thì tất cả pháp đều thiện, thế gian không có người nào không phải là người thiện.

Bạn dùng tâm ác để xem, thì chư Phật Bồ Tát cũng là người xấu. Do vậy mới nói, “cảnh tùy tâm chuyển”.

Trích lời dạy của HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG.

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.

Kiếp này sinh ra được làm người, được gặp Phật Pháp để nương tựa là điều may mắn nhất trong cuộc đời con. ❤️Vì có Phật b...
10/12/2024

Kiếp này sinh ra được làm người, được gặp Phật Pháp để nương tựa là điều may mắn nhất trong cuộc đời con. ❤️
Vì có Phật bên đời mà con không cô đơn, vì có Phật mà con lương thiện, sau này khi mạng chung nhờ có Phật dang tay mà con an nhiên về nơi an lạc.

Ðối với đạo Phật, nói dối tai hại trên nhiều mặt:Thứ nhất, nói dối ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định xã hội. Nói dối phá...
10/12/2024

Ðối với đạo Phật, nói dối tai hại trên nhiều mặt:

Thứ nhất, nói dối ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định xã hội. Nói dối phá hoại sự ổn định đó. Con người chỉ có thể sống chung với nhau trong một bầu không khí tin cậy lẫn nhau, tin cậy rằng, trong giao tiếp, mọi người đều nói thật. Nếu mọi người đều nói dối, thì đó là dấu hiệu của xã hội giải thể và tan rã.

Thứ hai, trên bình diện cá nhân, nói dối có tác dụng tai hại là phản ứng dây chuyền. Nghĩa là, lời nói dối này kéo theo lời nói dối khác rồi một lời nói dối khác nữa, còn nghiêm trọng hơn, cho tới khi bản thân mình cũng bị bao bọc bởi tấm màn dối trá do mình tạo ra. Một con người như thế ngày càng tách rời xa đích giải thoát và giác ngộ, ngày càng sa đọa vào vòng tội lỗi, khó gỡ ra được. Một người đã sống không thật với người khác, và với bản thân mình, thì sẽ không bao giờ tìm tới sự thật, chứ đừng nói chứng ngộ sự thật.

Kinh MƯỜI ĐIỀU LÀNH dạy: Người không nói dối được tám điều lợi ích như sau:

1/. Được thế gian kính phục.

2/. Lời nói nào cũng đúng lý, được người, trời kính yêu.

3/. Miệng thường thơm sạch, nói ra có mùi thơm, như hoa ưu bát la.

4/. Thường dùng lời êm ái, an ủi chúng sanh.

5/. Được hưởng lạc thú như ý nguyện, và ba nghiệp đều trong sạch.

6/. Lời nói không buồn giận, mà còn tỏ ra vui vẻ.

7/. Lời nói tôn trọng, được người trời đều vâng theo.

8/. Trí tuệ thù thắng, không ai hơn.

Tóm lại, nói thật là tốt nhất, khi một giới luật được đức Phật dạy: KHÔNG NÊN NÓI DỐI thì nó rất quan trọng cho đời sống của người tu hành. Vì thế chúng ta luôn luôn nhớ lời dạy này để không bao giờ nói dối.

Con kính đảnh lễ Thầy!Thưa thầy, con có hai câu hỏi:1. Con thấy có một số người chưa có đức tin ở tôn giáo nào nhưng sốn...
10/12/2024

Con kính đảnh lễ Thầy!
Thưa thầy, con có hai câu hỏi:
1. Con thấy có một số người chưa có đức tin ở tôn giáo nào nhưng sống đạo đức và thuận pháp một cách tự nhiên. Vậy việc họ chưa gặp chánh pháp và chưa có pháp học, pháp hành thì có điều gì thiệt thòi khi những hạt giống có sẵn đó không hướng đến Tam bảo và sự giải thoát ạ?

2. Việc làm thiện pháp để hướng đến lợi người, lợi mình thì có phải vẫn là sự tạo tác mà chưa có tinh thần buông xả, ly tham ạ? Khi con làm việc tốt thì con thấy vẫn còn xen lẫn cái tâm tham còn mong và nguyện gặt quả giải thoát, mặc dù con chỉ ghi nhận và hiểu đó cũng là cách hướng tâm lực và phước lực đến sự giải thoát.

Con xin tri ơn và mong Thầy khai thị ạ!

Trả lời:

1) Chánh Pháp và Tam Bảo không thuộc về tôn giáo nào mà có sẵn trong mọi người, chỉ vì chưa tự nhận ra nên phải lăng xăng tìm kiếm để rồi bị trôi lăn thôi. Khi nhận ra Chánh Pháp và Tam Bảo trong chính mình thì gọi là giác ngộ giải thoát, bất kỳ người đó có theo tôn giáo nào hay không.

2) Việc tốt xuất phát từ bản ngã thì vẫn còn là phước hữu lậu - còn dính mắc trong tam giới. Chỉ khi giác ngộ Sự Thật và thoát khỏi cái "ta ảo tưởng" thì việc làm tốt mới là phước vô lậu - không còn phiền não và thoát khỏi tam giới. Phước vô lậu xuất phát từ hành động duy tác, vô vi, vô ngã.

Thầy Viên Minh
( Trích mục hỏi đáp trungtamhotong.org).

Xin thường niệm
Nam mô A Di Đà Phật

Gặp gỡ trong đời một chữ DuyênTheo lời Phật dạy, giữa người với người luôn tồn tại một mối nhân duyên từ kiếp trước, vì ...
10/12/2024

Gặp gỡ trong đời một chữ Duyên

Theo lời Phật dạy, giữa người với người luôn tồn tại một mối nhân duyên từ kiếp trước, vì vậy, trong cuộc sống này, khi ta gặp và yêu thương một ai đó đều có nguyên do.

Người yêu quý bạn mang đến cho bạn sự ấm áp và lòng can đảm – dũng khí. Người bạn yêu quý sẽ khiến bạn học được thế nào là yêu thương và nâng niu gìn giữ.

Người bạn không ưa lại dạy bạn có lòng khoan dung và biết cách tôn trọng. Kẻ không ưa bạn sẽ giúp bạn trưởng thành, khiến bạn tự dè dặt, tự mình xem xét lại chính mình.

Không ai là vô duyên vô cớ xuất hiện trong cuộc đời của bạn cả, sự xuất hiện của mỗi người đều có nguyên do, đều đáng được cảm kích.

Trong kinh, đức Phật đã nói bốn loại nhân duyên.

Tất cả chúng ta có mặt với nhau ở đây không phải tự nhiên mà do có nhân duyên với nhau nhiều đời nên nay mới gặp.

- Có người mình chưa bao giờ biết, nhưng vừa gặp thì thấy thân thiện, quen quen, như đã gặp ở đâu rồi. - Có người vừa mới gặp là đã thấy ghét. Đó là dấu hiệu cho thấy mình đã có thiện duyên và ác duyên với nhau từ nhiều kiếp trước, bây giờ mới gặp lại đây. Người mình từng mang ơn thì vừa trông thấy liền cảm mến. Người đã tạo oán thì trông thấy liền bực mình. Con người chúng ta do tạo các nhân duyên thiện ác lẫn lộn nên sanh ra ở cõi ta bà phải kham nhẫn này. Từ duyên mà lại, cũng từ duyên mà tan. Đủ duyên thì còn, hết duyên thì hết. Khi nhân duyên còn thì có phá phách cỡ nào cũng không hỏng được, khi duyên hết rồi thì có níu kéo kiểu nào cũng bị rã tan.

Mọi thứ bắt đầu từ duyên phận, kết thúc cũng lại do duyên phận. Khó có ai trong đời chưa một lần thốt lên cái câu quen thuộc: “Thôi thì cái duyên cái số”, hay “Duyên phận đã định rồi”.

Có phải thực sự duyên phận đã được trời định rồi hay không, hay tất cả là do con người tự tạo? Khi đầy yêu thương, người ta thường nói “có duyên” để tìm cơ hội gần gũi. Lúc đã cạn tình cảm, người ta lại nói “hết duyên” để lấy cớ dứt tình. Thực ra gặp gỡ được nhau thì đúng là thiên duyên, còn vui hay buồn, hợp hay tan, gần hay xa, đi hay ở, nắm hay buông, nâng lên hay đặt xuống, đón nhận hay chối bỏ, phải chăng đều là do trần định, đều nằm trong chính nhân thế lòng người.

Bạn chỉ là người khách qua đường trong cuộc đời của người khác, chỉ có thể cùng người khác đi cũng chỉ một đoạn đường đời. Điều đó chính là tính hữu hạn mà bạn cho được người khác, vậy thì làm sao có thể mong cầu người khác cho đi sự vô hạn được?

Mười năm, hai mươi năm hay một trăm năm của một đời người, cũng chỉ là một đoạn đường. Chúng ta chỉ có thể có duyên cùng đi với nhau chỉ một đoạn nào đó thôi, đừng nhầm lẫn cố chấp, sở hữu. Khoảnh khắc hiếm hoi nào còn duyên, có được, chúng ta nên quan tâm, cho ra hơn là nghĩ người khác phải tuân thủ theo kiểu của mình. Như thế, sẽ không bị nhận hiểu sai lầm, biết tôn trọng và giúp đỡ người khác, đưa đến một cuộc sống tích cực, vui tươi, không làm khổ mình và người.

Người sống ở trên đời
Bởi vì xem nhẹ, cho nên vui vẻ.
Bởi vì xem nhạt, cho nên hạnh phúc.
Giữa đất trời, chúng ta đều chỉ là những hành khách qua đường, rất nhiều người đời và sự tình chúng ta không cách nào có thể làm chủ nổi cho được. Ví như thời gian đã trôi qua, ví như người đã rời xa!

Chữ “Tâm” 心 có ba nét chấm, đều hướng vào trong, chẳng có một điểm nào là hướng ra ngoài. Bạn càng muốn nắm giữ lấy nó, thói thường nó lại càng rời xa bạn nhanh nhất. Tất cả tùy duyên, duyên sâu đậm thì quấn quýt đoàn tụ, duyên nhạt nhẽo thì tùy nó rời đi.

Cảnh giới của người biết tu đó lài: ''Sống là thương mà lòng chẳng vấn vương''. Có thể xem nhẹ, xem nhạt được bao nhiêu thì thống khổ sẽ càng rời cách xa bạn bấy nhiêu.

'' Gặp gỡ trong đời một chữ Duyên
Trân trọng bên nhau phút hiện tiền
Người đến, ân cần cho hết dạ
Người về, thôi vướng bận niềm riêng''

( Thầy Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ)

Nam mô A Di Đà Phật
Xin thường niệm

Address

Lào Cai

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Con Đường Giác Ngộ posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share