Thông tin Krông Pắc

Thông tin Krông Pắc Người Krông Pắc nói về Krông Pắc và xem thông tin hoạt động về Krông Pắc.
(1)

21/11/2023
17/11/2023

Chiều 17/11, UBND huyện Krông Pắc tổ chức Lễ gặp mặt kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2023).

Huyện ủy Krông Pắc: Quán triệt, tuyên truyền các văn bản của Trung ương, Tỉnh ủy và Huyện ủy đợt IV năm 2023
16/11/2023

Huyện ủy Krông Pắc: Quán triệt, tuyên truyền các văn bản của Trung ương, Tỉnh ủy và Huyện ủy đợt IV năm 2023

Sáng 15/11, Huyện ủy Krông Pắc đã tổ chức Hội nghị học tập, quán triệt, tuyên truyền các văn bản của Trung ương, Tỉnh ủy và Huyện ủy đợt IV năm 2023.

15/11/2023
DANH DỰ Danh dự là sự coi trọng, đánh giá của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức c...
14/11/2023

DANH DỰ

Danh dự là sự coi trọng, đánh giá của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó; là sự tự ý thức về giá trị của bản thân, sự tôn trọng và gìn giữ giá trị ấy, đặc biệt trong những bối cảnh khó khăn, các tình huống thử thách. Danh dự không tự nhiên có được, mà đến từ sự đóng góp, cống hiến của người đó với tổ chức, tập thể, xã hội; do sự tu dưỡng, phấn đấu, rèn luyện miệt mài, dày công vun đắp như “ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Danh dự không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, địa vị, chức vụ, nghề nghiệp, giới tính. Người có danh dự, trọng danh dự sẽ được mọi người yêu mến, tin tưởng, tôn trọng.

Danh dự không thể mua bán, trao đổi, ban phát hay cho tặng như những món quà, vật phẩm khác. Tiền bạc mất đi có thể kiếm lại được, còn danh dự mất đi thì không thể lấy lại được. Do vậy, người có danh dự, trọng danh dự khi làm một việc gì luôn cẩn trọng, suy xét một cách thấu đáo xem có ảnh hưởng đến danh dự của bản thân không, có làm tổn hại đến lợi ích, danh dự của người khác, của tập thể, cộng đồng không; luôn đặt lợi ích của tập thể, của cộng đồng lên trên, lên trước lợi ích của cá nhân. Nhờ đó, người có danh dự, trọng danh dự luôn hướng tới điều thiện, điều tốt, tránh những điều xấu, điều ác.

Đối với người cán bộ, đảng viên, danh dự lại càng thiêng liêng, cao quý. Lời tuyên thệ khi kết nạp Đảng là giây phút trang trọng, xúc động, tự hào. Đó không chỉ là một câu khẩu hiệu mà chính là lời thề thực hiện sứ mệnh, trách nhiệm, lòng trung thành của người đảng viên vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng. Lời thề thiêng liêng, cao quý ấy chính là sức mạnh, động lực giúp các thế hệ cán bộ, đảng viên tiền bối sẵn sàng chịu đựng, chấp nhận gian khổ, hy sinh trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, vì lý tưởng cộng sản. Nhờ đó, nhân dân tin theo Đảng, sẵn sàng đùm bọc, chở che cho cán bộ, đảng viên, hy sinh cho Đảng, gọi Đảng là "Đảng ta" một cách trìu mến, trân trọng. Uy tín, thanh danh của Đảng được dựng xây, bồi đắp, ngày càng được củng cố là nhờ đạo đức cách mạng, sự hy sinh, tinh thần vì nước, vì dân của những chiến sĩ cộng sản kiên trung, tiên phong ấy.

Nhưng uy tín, thanh danh không phải là điều gì đó bất biến, còn mãi, trái lại sẽ bị giảm sút, thậm chí mất đi nếu không biết giữ gìn, bảo vệ, bồi đắp, như lời chỉ dạy của Bác Hồ, rằng “một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”. Lời chỉ dạy của Bác cách đây 52 năm nhưng vô cùng sâu sắc, thấm thía, nhất là soi rọi vào tình hình hiện nay khi một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có không ít cán bộ cao cấp của Đảng do thiếu tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống, không vượt qua được chủ nghĩa cá nhân vị kỷ, mất cảnh giác, bị cám dỗ của quyền lực, địa vị, tiền tài,… làm cho suy thoái, sa ngã, bị xử lý kỷ luật, có người rơi vào vòng lao lý, đến khi nhận ra thì thường là đã quá muộn, không thể lấy lại được nữa.

Những cán bộ, đảng viên suy thoái này đã đánh mất danh dự của bản thân, gia đình; đánh mất niềm tin, sự kỳ vọng của cơ quan, tổ chức và xã hội mà trước đó đã phải cố gắng, nỗ lực, phấn đấu mới có được. Thật đau xót! Nhưng đau xót hơn là Đảng mất cán bộ, uy tín, thanh danh của Đảng bị tổn hại, niềm tin của những cán bộ, đảng viên chân chính và nhân dân đối với Đảng bị giảm sút. Không phải ngẫu nhiên trong thời gian gần đây, người đứng đầu Đảng ta đã nhiều lần nhấn mạnh: Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất, sẽ còn mãi với thời gian; phải giữ cho được tư cách, đạo đức, danh dự của người đảng viên, người cán bộ cách mạng. Đây là những lời nhắc nhở, đồng thời là sự tổng kết kinh nghiệm của cha ông về đạo lý làm người, giá trị của con người mà mỗi chúng ta, nhất là cán bộ, đảng viên phải thấu triệt, suốt đời tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, những thói hư, tật xấu trong bản thân mỗi người, để làm cho cái tốt, cái đẹp, điều thiện nảy nở như hoa mùa xuân; để đến khi trở về cuộc sống đời thường hay trước lúc nhắm mắt xuôi tay không cảm thấy ân hận, hổ thẹn vì đã giữ được trọn vẹn danh dự của mình./.

https://baocaovien.vn/cuocthi/index.html👉Hãy cùng nhau tham gia hưởng ứng Cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu chính...
09/11/2023

https://baocaovien.vn/cuocthi/index.html

👉Hãy cùng nhau tham gia hưởng ứng Cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
👍Nhằm góp phần nâng cao nhận thức, kiến thức cho đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân về chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.👇

06/11/2023
06/11/2023
Đổi mới công tác tuyên truyền trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk
06/11/2023

Đổi mới công tác tuyên truyền trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk

04/11/2023

Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Đắk Lắk diễn ra từ ngày 18-20/11/2023 tại Trung tâm văn hóa tỉnh Đắk Lắk.
Trân trọng thông báo đến toàn thể cán bộ, đảng viên và cac tầng lớp nhân dân quan tâm hưởng ứng tham gia cổ vũ phong trào.

Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Đắk Lắk diễn ra từ ngày 18-20/11/2023 tại Trung tâm văn hóa tỉnh Đắk Lắk. Trân trọng t...
04/11/2023

Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Đắk Lắk diễn ra từ ngày 18-20/11/2023 tại Trung tâm văn hóa tỉnh Đắk Lắk.
Trân trọng thông báo đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân quan tâm hưởng ứng tham gia cổ vũ phong trào.

03/11/2023

❤️❤️BÀI HỌC QUÝ !❤️🇻🇳

Một là "dám nghĩ" điều hay
Đưa ra sáng kiến dựng xây nước nhà
Hai là "dám nói" thẳng ra
Phê bình góp ý đó là giúp nhau.

"Dám làm" dẫn trước đi đầu
Nếu sai "dám chịu" chứ đâu đổ thừa
"Dám đổi mới" tốt hơn xưa
Bởi vì "sáng tạo" ví như đầu tàu.

"Khó khăn, thử thách đương đầu"
"Dám hành động" kết quả mau trưởng thành
Phải luôn "gìn giữ thanh danh"
"Lấy dân làm gốc" thì cành mới xanh.

"Luyện rèn cán bộ" có thành
"Tinh thần 7 dám" học hành mau thôi
"Dân vạn đại quan nhất thời"
Tiếng thơm lưu lại muôn đời vẻ vang.
🌼
Vũ Bình Minh.

Xin thông báo: Vào lúc 20h10 phút, ngày 02/11/2023 Chương trình "Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2023" - Tôn vinh các...
02/11/2023

Xin thông báo: Vào lúc 20h10 phút, ngày 02/11/2023 Chương trình "Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2023" - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh sẽ được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Tỉnh Đắk Lắk có mô hình "Tiết kiệm làm theo lời Bác" của Huyện ủy Cư M'gar và đại úy Hoàng Ngọc Linh, bác sỹ quân dân y thuộc Đồn Biên phòng Ia Rvê, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, được tôn vinh trong Chương trình.

Trân trọng kính mời cán bộ, đảng viên và Nhân dân cùng theo dõi, đón xem.

01/11/2023

Ý NGHĨA TÍCH CỰC CỦA CỤM TỪ “TỪ SỚM, TỪ XA”

Có nhiều từ, cụm từ vốn ban đầu được sử dụng trong phạm vi, môi trường, lĩnh vực quân sự, quốc phòng như: ra quân, chiến dịch, phương án,... nhưng sau đó lan sang lĩnh vực khác và dần trở thành những từ, cụm từ được sử dụng rộng rãi trong xã hội. Thời gian gần đây, cụm từ “từ sớm, từ xa” cũng đang trở nên quen thuộc với nhiều ngành, nhiều người vì ý nghĩa tích cực của nó.

Cụm từ “từ sớm, từ xa” vốn chủ yếu sử dụng trong lĩnh quốc phòng, quân sự. “Bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa” được hiểu là bảo vệ Tổ quốc từ bên ngoài lãnh thổ và bảo vệ, phòng ngừa từ trước, chủ động chuẩn bị các điều kiện để bảo vệ Tổ quốc ngay trong thời bình, lấy việc phòng ngừa từ sớm, chuẩn bị từ trước làm chủ yếu, theo phương châm không phải sử dụng chiến tranh. “Chủ động ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa” được hiểu là kịp thời nhận diện, phát hiện và xử lý những nhân tố bất lợi từ “trong trứng nước” và dập tắt ngay những mầm mống yếu tố có thể gây đột biến làm phương hại đến toàn vẹn lãnh thổ, độc lập, chủ quyền và an ninh quốc gia.

Cụm từ “bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa” có cội nguồn sâu xa từ lịch sử. Cách nay gần 6 thế kỷ, vào mùa xuân Nhâm Tý năm 1432, sau khi dẹp cuộc nổi loạn của Đèo Cát Hãn - do tù trưởng Mường Lễ, châu Ninh Viễn (nay là tỉnh Lai Châu) cấu kết với Kha Lại (người Ai Lao) làm phản ở biên giới phía Tây Bắc - trên đường hồi Kinh, vua Lê Thái Tổ đã sáng tác hai bài thơ. Một bài được khắc trên vách núi đá tỉnh Lai Châu, một bài khắc trên vách núi đá tỉnh Hòa Bình. Trong đó, bài thơ lưu lại tại núi đá tỉnh Hòa Bình có câu: “Biên phòng hảo vị trù phương lược/ Xã tắc ưng tu kế cửu an” (dịch nghĩa là: Biên phòng phải lo sẵn phương lược/ Giữ nước cần tính kế lâu dài). Lời khẳng định của vua Lê Thái Tổ thể hiện tầm nhìn chiến lược về sự nghiệp giữ nước nói chung, kế sách bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia nói riêng.

Khởi nguồn từ hai cụm từ “lo sẵn phương lược”, “tính kế lâu dài” trong di sản văn hóa giữ nước của ông cha ta, các nhà nghiên cứu quân sự thời hiện đại đã chuyển hóa thành phương châm “Bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa” để vừa khẳng định sự tiếp nối truyền thống lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc, vừa nhấn mạnh tinh thần chủ động, tích cực của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc thời bình. Thực chất của phương châm “Bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa” là ý chí cách mạng tiến công, tư thế chủ động, tinh thần nhất quán “Lo giữ nước từ khi nước chưa nguy”. Đó chính là chủ động chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cả về kế hoạch, phương án, lực lượng, thế trận và vật chất chất hậu cần - kỹ thuật để bảo vệ đất nước ngay trong thời bình, khi chưa xảy ra chiến tranh và không để Tổ quốc bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.

Với ý nghĩa đó, thời gian gần đây, cụm từ “từ sớm, từ xa” đã lan sang các lĩnh vực khác như chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh, đối ngoại... Ví như: Công tác xây dựng pháp luật cần chuẩn bị từ sớm, từ xa; Quốc hội chuẩn bị từ sớm, từ xa cho hoạt động giám sát năm 2023; Chuẩn bị từ sớm, từ xa để thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2023; Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn khuyết điểm, vi phạm của cán bộ, đảng viên từ sớm, từ xa; Phòng ngừa tội phạm từ sớm, từ xa; Chiến lược quảng bá văn hóa cần chuẩn bị từ sớm, từ xa; Phòng ngừa bệnh tật từ sớm, từ xa; Hiệu quả hoạt động đối ngoại phụ thuộc vào công tác chuẩn bị từ sớm, từ xa...

Thời gian gần đây, trên các phương tiện truyền thông đại chúng và trong nhiều hội thảo, hội nghị, diễn đàn, tọa đàm, cuộc họp, nhiều người thường sử dụng cụm từ chuẩn bị “từ sớm, từ xa” với hàm ý tích cực là động viên, khích lệ, thúc giục, đôn đốc, nhắc nhở các tổ chức, cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức phải luôn có tinh thần tự giác, chủ động trong mọi hoạt động, công tác.

Theo tâm lý học giải thích, chủ động là một thói quen mà mỗi người bằng ý chí của mình có thể rèn luyện được từ những điều nhỏ nhất trong cuộc sống, học tập, lao động, công tác. Từ góc độ cá nhân, tính chủ động không chỉ giúp con người suy nghĩ linh hoạt hơn, thái độ sống tích cực hơn, hành động nhiều hơn để đạt được kết quả tốt đẹp hơn; mà còn giúp mỗi người tự tin hơn, dễ tìm thấy và nắm bắt được nhiều cơ hội hơn, được đánh giá cao hơn, trách nhiệm hơn, lường trước được nhiều rủi ro hơn. Từ phương diện tổ chức, tính chủ động sẽ góp phần gắn kết các cá nhân và tạo động lực thúc đẩy tập thể làm việc, hoạt động, công tác đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao hơn.

Khi tính chủ động được thể hiện ở tư duy mẫn cảm, tầm nhìn xa trông rộng, nhận đúng diễn biến tình tình, dự đoán/tiên lượng những tình huống có thể xảy ra để tìm cách ứng phó hiệu quả, phòng ngừa những bất trắc, đẩy lùi những nguy cơ, đó chính là bản chất của kế sách, mưu lược, phương châm “Bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa”. Nhìn rộng ra ở các lĩnh vực khác, khi các tổ chức, cơ quan, đơn vị đều chú trọng quan tâm xây dựng mọi kế hoạch, phương án hoạt động, công tác bảo đảm chặt chẽ, chu đáo, khả thi thì đó chính là thể hiện tinh thần, tư duy chuẩn bị “từ sớm, từ xa” để hướng tới giải quyết, xử lý mọi công việc được suôn sẻ, hanh thông và là tiền đề, cơ sở để có thể giành kết quả cao nhất, hiệu quả tốt nhất.

Tạp chí Tuyên giáo

31/10/2023
LỊCH SỬ NHÀ TÙ CÔN ĐẢO - KÝ ỨC KHÓ PHAITrong chương trình làm việc tại huyện Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu), của tháng ...
31/10/2023

LỊCH SỬ NHÀ TÙ CÔN ĐẢO - KÝ ỨC KHÓ PHAI

Trong chương trình làm việc tại huyện Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu), của tháng 10/2023, Đoàn giảng viên kiêm chức của Trung tâm Chính trị huyện Krông Pắc do đồng chí Trần Ngọc Liêm - UVBTV, Trưởng Ban Tuyên giáo, Giám đốc Trung tâm Chính trị làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Côn Đảo và tới thăm Bảo tàng Côn Đảo, khu ​Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Nhà tù Côn Đảo; đoàn công tác đã nghe Trung tâm Bảo tồn Di tích Quốc gia Côn Đảo thuyết minh về lịch sử nhà tù Côn Đảo.

Tới thăm Bảo tàng Côn Đảo, Di tích Trại Phú Hải, Di tích Chuồng cọp Pháp, Di tích Chuồng cọp Mỹ, đoàn công tác đã nghe Trung tâm Bảo tồn Di tích Quốc gia Côn Đảo thuyết minh về lịch sử nhà tù Côn Đảo cũng như công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị Khu Di tích Lịch sử Quốc gia đặc biệt nhà tù Côn Đảo.

Khu di tích lịch sử Nhà tù Côn Đảo là Khu di tích Nhà tù lớn nhất và lâu đời nhất nước ta. Trong 113 năm tồn tại (1962-1975), trải qua các thời kỳ, hệ thống Nhà tù Côn Đảo có tổng cộng 117 phòng giam, 44 xà lim, 504 phòng “biệt lập chuồng cọp” và 18 Sở tù. Trong thời gian đó, có khoảng 20 nghìn người Việt Nam thuộc nhiều thế hệ đã hy sinh. Nhiều người đã trở thành lãnh tụ xuất sắc của Đảng và Nhà nước ta như: Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, Lê Hồng Phong, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng.

Mỗi di tích trên mảnh đất Côn Đảo đều có giá trị to lớn, ghi dấu lịch sử đấu tranh kiên cường của các thế hệ chiến sĩ cách mạng. Vì thế việc thực hiện tốt các nhiệm vụ bảo tồn, tôn tạo di tích Quốc gia đặc biệt nhà tù Côn Đảo là trách nhiệm cũng là vinh dự và tình cảm của huyện Côn Đảo, của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng và của cả nước nói chung. Qua đó phát huy giá trị di tích, phục vụ cho công tác nghiên cứu, học tập, tham quan của Nhân dân cũng như du khách trong nước và Quốc tế.
Thiên Thanh - BTGHU

NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN VÀ CÁC TẦNG LỚP NHÂN DÂN VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC Sáng 26/...
26/10/2023

NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN VÀ CÁC TẦNG LỚP NHÂN DÂN VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC

Sáng 26/10, Thành ủy TPHCM tổ chức hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận, thực tiễn về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực gắn với xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đi đôi với thực hiện chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung trên địa bàn thành phố”.

Chủ trì hội thảo có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên; Phó Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Hồ Hải; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Nội chính Thành ủy Lê Thanh Liêm; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM Phan Nguyễn Như Khuê.

Đề xuất giải pháp hiệu quả trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực gắn với xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Phát biểu đề dẫn hội thảo, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Hồ Hải cho biết, thực hiện Hướng dẫn số 96-HD/BTGTW ngày 08 tháng 3 năm 2023 của Ban Tuyên giáo Trung ương về triển khai đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng sâu rộng về nội dung tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thành ủy TPHCM tổ chức Hội thảo với các mục tiêu: Nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về tính chất, tầm quan trọng của công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thời gian qua và những chủ trương, quan điểm, phương châm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác này trong giai đoạn hiện nay.

Trên cơ sở đó, nâng cao trách nhiệm, quyết tâm chính trị, tinh thần tự giác, gương mẫu của cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tranh phòng, chống mọi biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, xây dựng chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Đồng thời, tuyên truyền những nội dung cốt lõi về bản chất, nghĩa, kết quả bài học về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; về những tâm huyết, trăn trở, hành động quyết liệt, nhất quán của người đứng đầu Đảng ta trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tích cực xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, hết lòng, hết sức phụng sự cách mạng, phục vụ Nhân dân.

Đồng thời, đề xuất một số giải pháp hiệu quả, khả thi trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực gắn với xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đi đôi với thực hiện chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung trên địa bàn TP.

Quyết tâm đưa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng lên tầm cao mới

Để làm rõ thêm ý nghĩa của tác phẩm và đạt được mục tiêu của hội thảo, đồng chí Nguyễn Hồ Hải đề nghị hội thảo tập trung thảo luận phân tích, làm rõ hơn các nội dung đặc sắc, các luận điểm quan trọng và những chỉ dẫn trong tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phân xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đồng thời, đề ra các giải pháp thiết thực, khả thi để triển khai thực hiện các nội dung, luận điểm, chỉ dẫn đó trên thực tiễn, đặc biệt là tại TPHCM. Tập trung bàn về vai trò, ý nghĩa của công cuộc phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực gắn với công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; những khó khăn, thách thức, trở ngại trong thực hiện công cuộc phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trên thực tiễn đặc biệt là tại TPHCM.

Bên cạnh đó, cần thảo luận về các mô hình hay, kinh nghiệm tốt để nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực gắn với công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị tại từng cơ quan, đơn vị, địa phương của TPHCM. Các giải pháp gắn kết thực hiện phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực hiệu quả với nâng cao hiệu quả thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; gắn kết thực hiện phòng, chống tham nhũng với cơ chế khuyến khích, bảo vệ cán bộ, đảng viên năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, vì lợi ích chung, đặc biệt là trong thực hiện Nghị quyết số 31-NQ/TW ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TPHCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 98/2023/QH15 ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM.

Trong quá trình chuẩn bị tổ chức hội thảo, Ban tổ chức hội thảo đã nhận được 53 bài viết đáp ứng các yêu cầu, mục tiêu và chủ đề của hội thảo. Các bài viết đã cung cấp các căn cứ chính trị, luận cứ khoa học để thực hiện một cách hiệu quả, thiết thực các chỉ dẫn của Tổng Bí thư trong tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” trên địa bàn TPHCM; quyết tâm đưa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng lên tầm cao mới, gắn liền với xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, quản lý phát triển bền vững TP trong bối cảnh phát triển mới.

Nguồn: TTĐT.TP

25/10/2023
NGƯỜI LÃNH ĐẠO TỐT PHẢI LÀ NGƯỜI BIẾT LẮNG NGHE TỐT. XOÁ BỎ CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN, BẢO THỦ.Lắng nghe - một kỹ năng trong gia...
24/10/2023

NGƯỜI LÃNH ĐẠO TỐT PHẢI LÀ NGƯỜI BIẾT LẮNG NGHE TỐT. XOÁ BỎ CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN, BẢO THỦ.

Lắng nghe - một kỹ năng trong giao tiếp, một nội dung dân chủ của nguyên tắc tập trung dân chủ - tưởng như rất đỗi bình thường trong cuộc sống và trong tổ chức, nhưng không phải ai cũng làm được.
Thực tế không ít người, kể cả cán bộ lãnh đạo có biểu hiện chủ quan, duy ý chí, phớt lờ, bảo thủ không chịu lắng nghe ý kiến của người dân, của nhân viên và cán bộ cấp dưới, kể cả những lời nói phải, đã đánh mất sự sáng suốt cần thiết…

Lắng nghe là một nghệ thuật, một kỹ năng trong giao tiếp. Đối với mỗi cá nhân, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, góp phần thành công trong công việc. Trong giao tiếp, nếu lắng nghe một cách tập trung sẽ hiểu người khác muốn nói gì, mong muốn điều gì, qua đó sẽ giúp cho người nghe tích lũy được kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng… từ người khác. Đối với người lãnh đạo giỏi, lắng nghe càng có ý nghĩa quan trọng hơn rất nhiều lần, bởi thay vì làm nổi bật bản thân, thì họ quan tâm lắng nghe, dành nhiều “quyền nói” cho đối phương, khiến đối phương cảm thấy mình được tôn trọng nên sẽ nói hết suy nghĩ của mình về vấn đề được quan tâm. Người lãnh đạo có thái độ “lắng nghe chân thành” của mình đối với cấp dưới, với nhân dân luôn sẵn sàng đón nhận bất kỳ ý kiến nào từ của bất kỳ ai. Hiện nay, có không ít lãnh đạo chưa chịu khó lắng nghe vì bị ảnh hưởng bởi tâm lý “sếp lớn”, họ bảo thủ và nghĩ rằng mình là giỏi, mình là lãnh đạo, nên thích nghe lời khen, tán thành mà không muốn nghe những ý kiến trái chiều của cấp dưới. Đó là làm trái với phong cách Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Dân vận của Người.

Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, trọng dân, gần dân, lắng nghe ý kiến nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân là đạo đức, phong cách của người cách mạng chân chính. Sinh thời, Hồ Chí Minh luôn yêu cầu người cán bộ phải luôn lắng nghe ý kiến của đảng viên, của nhân dân. Người chỉ ra rằng, đã là cán bộ lãnh đạo thì “một giây, một phút cũng không thể giảm bớt mối liên hệ giữa ta với dân chúng. Nghĩa là phải lắng tai nghe ý kiến của đảng viên, của nhân dân, của những người “không quan trọng”. Giữ mối liên hệ với dân chúng và luôn luôn lắng nghe ý kiến của dân chúng, đó là nền tảng của Đảng và nhờ đó mà Đảng thắng lợi”.
Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự lắng nghe không chỉ là đòi hỏi thường ngày trong mỗi công việc mà càng được coi trọng trong những sự việc khó khăn, phức tạp, thậm chí cả những thất bại cũng không né tránh. Người căn dặn: “Muốn cho dân chúng thành thật bày tỏ ý kiến, cán bộ phải thành tâm, phải chịu khó, phải khéo khơi cho họ nói ...”. Hơn nữa, Người còn căn dặn: Muốn phụng sự và là “công bộc” của dân thì người cán bộ, đảng viên không chỉ biết gần gũi với nhân dân, biết trọng dân, biết nghe dân nói, mà còn phải biết nói cho dân nghe, làm cho dân tin. Trong công tác, muốn lắng nghe ý kiến của nhân viên, của những người xung quanh thì người lãnh đạo phải tôn trọng và thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, từ dân chủ trong Đảng đến dân chủ trong các cơ quan, đoàn thể. Người nói: “Nếu cán bộ không nói năng, không đề ý kiến, không phê bình, thậm chí lại tâng bốc mình, thế là một hiện tượng rất xấu. Vì không phải họ không có gì để nói, nhưng vì họ không dám nói, họ sợ. Cho nên phải biết động viên, khuyến khích khiến cho cán bộ cả gan nói, cả gan đề ra ý kiến”, tức là phải làm cho cấp dưới không sợ nói sự thật và cấp trên cũng không sợ nghe sự thật. Bởi vậy, muốn thành công trong công việc của mình đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải biết lắng nghe và phải kiên nhẫn lắng nghe ý kiến của quần chúng, của nhân viên và của cán bộ dưới quyền, đặc biệt là “những ý kiến trái tai” chứ không phải “những ý kiến êm tai”, vì đây là những ý kiến phản biện tốt nhất. Để làm được điều đó, người lãnh đạo phải có phương pháp lãnh đạo tốt, có phong cách gần gũi quần chúng, sâu sát cơ sở.

Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng việc đi thực tế ở cơ sở để kiểm tra tình hình và khi đi cơ sở, về với dân rất ít khi Người báo trước, bởi vì Người muốn nắm người thật, việc thật, thông tin thật từ cơ sở. Đặc biệt, Người rất ít khi ăn cơm ở những cơ sở, địa phương nơi Người đến kiểm tra, nắm tình hình. Vì Người nói: “Dân ta có câu há miệng mắc quai, về cơ sở mà ăn uống, nhận quà thì làm sao có thể phê bình được cơ sở? Hiện tượng “khách ba, chủ nhà bảy” không chỉ gây tốn kém mà còn mang tiếng với dân”. Người còn cảnh báo: “Cán bộ về xã không khéo thành cán bộ thịt gà, lá chanh. Chủ tịch nước không khéo đi đến đâu bò non, lợn béo bị giết thịt hết đến đó”.

Thế nhưng, thực tế có không ít cán bộ cấp trên không những ít đi cơ sở trong nước, ít gần gũi cán bộ cấp dưới và nhân dân mà khi đi còn làm trái với những điều Bác Hồ đã cảnh báo nói trên, gây dư luận không tốt trong dân và địa phương, cơ sở. Đã vậy thì làm sao lắng nghe được tiếng nói thật từ cơ sở, hiểu được hơi thở của cuộc đang diễn ra. Có không ít cán bộ lãnh đạo, quản lý có biểu hiện phớt lờ, không chịu lắng nghe cả những lời nói phải, nói thật, nói đúng của những người xung quanh; không nghe điện thoại, không trả lời tin nhắn kiến nghị của nhân dân, thậm chí, họ còn cho rằng mình có thói quen “số lạ tôi không bao giờ nghe” ...

Đúng như Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII của Đảng chỉ ra là: Không chịu lắng nghe, tiếp thu ý kiến hợp lý của người khác bắt nguồn từ sự duy ý chí, bảo thủ. Biểu hiện của người không biết lắng nghe không chỉ ở chỗ ít ghi nhận, tiếp thu ý kiến người khác mà còn thể hiện ở thái độ luôn áp đặt ý kiến cá nhân mình, luôn phê bình, bác bỏ ý kiến người khác, nhất là những ý kiến phản biện. Thực chất, đó là vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ. Hệ quả là, chủ trương, nghị quyết của cấp ủy, của lãnh đạo không được thảo luận thấu đáo, không lắng nghe ý kiến của cấp dưới … nên khi ban hành và đi vào cuộc sống hoặc chưa mang lại hiệu quả như mong muốn, thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng như vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG theo chỉ đạo sai trái của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn (đã bị khai trừ đảng). Cũng vì vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, vi phạm quy chế làm việc mà nhiều cán bộ cao cấp, nguyên cán bộ cao cấp của Đảng đã bị kỷ luật cách chức, xóa chức như: Nguyễn Xuân Anh - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng; Lê Phước Thanh - nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam; Vũ Huy Hoàng - nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương; …

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng nói trên, nhưng chủ yếu là có lúc, có nơi một số cán bộ lãnh đạo và cấp ủy còn nặng về tập trung quan liêu, độc đoán, chuyên quyền, thiếu dân chủ hoặc dân chủ hình thức. Không ít nơi, tập thể chỉ là “bình phong” hợp thức hóa ý kiến người đứng đầu. Không ít cấp ủy, đặc biệt là người đứng đầu vừa không bám sát nội dung nguyên tắc, quy chế làm việc, thiếu bàn bạc dân chủ trong nội bộ, vừa lợi dụng vị trí, chức trách, quyền hạn được giao để áp đặt ý kiến chủ quan của mình. Mặt khác, một số cán bộ chủ chốt của cấp ủy, chính quyền và các cơ quan, ban, ngành vì động cơ, mục đích vụ lợi mà không thực sự tôn trọng, phát huy vai trò lãnh đạo của tập thể. Tập thể cấp ủy, lãnh đạo một số nơi lại thiếu sức chiến đấu, nể nang, ngại va chạm, không dám nói khác, làm khác ý kiến người đứng đầu, làm cho dân chủ bị lợi dụng, thậm chí bị vô hiệu hóa.

Cùng với đó là tình trạng chưa nghiêm túc chấp hành kỷ cương pháp luật, lạm quyền vì lợi ích của một bộ phận cán bộ các cấp; việc "trên bảo dưới không nghe" hoặc "dưới nói trên cũng không nghe" không phải là hiếm, đã làm giảm niềm tin của nhân dân đối với kỷ cương pháp luật và tính liêm chính của chính quyền các cấp. Một thực tế đáng buồn là: Trong khi không ít nơi, đời sống nhân dân, của cán bộ, công chức, viên chức còn khó khăn, thiếu thốn, thì có những cán bộ, đảng viên chỉ lo thu vén cá nhân, xoay xở làm giàu, ăn uống xa hoa, vô trách nhiệm trước những khó khăn, đau khổ của nhân dân ...

Để không còn những hiện tượng cán bộ xa dân, không lắng nghe, tiếp thu ý kiến của người khác, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, việc đầu tiên và quan trọng là phải đoàn kết, thực sự phát huy dân chủ trong thực hiện mọi công việc. Người lãnh đạo phải thật sự gương mẫu, biết lắng nghe, nhưng tuyệt đối không được theo đuôi quần chúng (bất kể họ là ai); ngược lại, phải bản lĩnh, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, không tư lợi.

Mỗi cán bộ, đảng viên phải coi lắng nghe là một kỹ năng, phương pháp không thể thiếu trong công tác lãnh đạo, quản lý; phải rèn luyện kỹ năng lắng nghe, nghe đủ, nghe đa chiều; phải xây dựng phong cách làm việc gần dân, trọng dân, bám sát cơ sở và thực tiễn; tôn trọng các quy luật khách quan, không được quan liêu, mệnh lệnh, hành chính hóa trong công tác; phải thực hiện cho được “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”, nói đi đôi với làm, không dừng lại ở việc hô hào, kêu gọi mà cần hành động cụ thể, thiết thực. Để thể hiện thái độ “lắng nghe chân thành” của mình đối với cấp dưới, với nhân dân, người lãnh đạo nói riêng và cán bộ, đảng viên nói chung phải luôn trong trạng thái: (i) Chủ động dành thời gian lắng nghe và trả lời bất cứ thắc mắc nào của họ về công việc; (ii) Lắng nghe lời góp ý với thái độ chân thành, cởi mở nhất; (iii) Dù ý kiến góp ý của họ không như ý muốn của mình thì người lãnh đạo cũng nên lắng nghe hết câu nói của họ và đưa ra nhận định của mình, đồng thời có lời cảm ơn đến góp ý của họ./.

CON CŨNG LÀ CHIẾN SĨMạnh lên con, đừng làm rơi giọt lệĐừng để buồn trên nét mặt ngây thơHãy vui lên dù có phải gượng cườ...
24/10/2023

CON CŨNG LÀ CHIẾN SĨ

Mạnh lên con, đừng làm rơi giọt lệ
Đừng để buồn trên nét mặt ngây thơ
Hãy vui lên dù có phải gượng cười
Hãy rắn rỏi, con cũng là chiến sĩ.

Cả dân tộc đang dồn sức đánh Mỹ
Thì trẻ thơ cũng hóa những anh hùng
Dẫu hôm nay cha có phải đi xa
Thì con hãy đứng lên cầm cây súng.

Điều không may cha lọt vào tay chúng
Khi cùng con chăm mãnh ruộng ngô non
Bởi chúng nghi cha: cộng sản nằm vùng
Trói giật khuỷu bên con thơ bé bỏng.

Thương con lắm, con yêu đừng thất vọng
Hãy ngồi yên và tựa hẳn vào cha
Không bế bồng nhưng hơi ấm làn da
Sẽ cùng con vượt qua miền giông tố.

Môi mím chặt cha ngăn dòng lệ đổ
Mắt trừng trừng con nhìn lũ bất nhân
Phút nữa thôi một tiếng súng nổ “đoàng”
Cha vĩnh viễn sẽ xa con mãi mãi.

Đây tấm áo được may từ mảnh vải
Mà ông con tặng cha buổi lên đường
Giờ cha đi để lại nó cho con
Chút hơi thở, giọt mồ hôi thấm đẩm.

Gần chút nữa để cha truyền hơi ấm
Lời cuối cùng nghe cha dặn nghe con
Chút nữa thôi mẹ sẽ đón con về
Nói với mẹ: ĐỪNG BUỒN cha muốn thế

Rộng vòng tay hãy ôm cha lần cuối
Cha con mình sắp sửa phải chia xa
Mạnh lên con hãy nở nụ cười xòa
Để khẳng định: con là người chiến thắng.

Tác giả: Hồng Thuận Lê.
(Bức ảnh đứa con nhỏ ngồi trong lòng người cha bị lĩnh Mỹ bắt vì nghi là du kích trong chiến dịch Móng vuốt Đại bàng ở Bồng Sơn ngày 17/2/1966)

Address

Ban Tuyên Giáo Huyện ủy Krông Pắc
Krông Pắc

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Thông tin Krông Pắc posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share