Đời Sống Ba Cụm Nam

Đời Sống Ba Cụm Nam Thông tin đa dạng về đời sống xã hội

19/09/2023
Thông báo tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia CAND năm 2024. Mọi chi tiết xin liên hệ Công an xã nơi cư trú ...
11/08/2023

Thông báo tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia CAND năm 2024.
Mọi chi tiết xin liên hệ Công an xã nơi cư trú để được hướng dẫn làm hồ sơ.

19/12/2022
30/11/2022
30/11/2022
Mọi người chú ý nha!!!🛑 Để chủ động phòng ngừa, đấu tranh với loại tội phạm đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá trên k...
20/11/2022

Mọi người chú ý nha!!!

🛑 Để chủ động phòng ngừa, đấu tranh với loại tội phạm đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá trên không gian mạng, Bộ Công an đề nghị:

Mỗi người dân cần nâng cao ý thức tự chấp hành các quy định pháp luật liên quan đến tội phạm và tệ nạn cờ bạc, nhất là cá độ bóng đá; phải ý thức được hậu quả, tác hại của tệ nạn cá độ bóng đá đối với bản thân, gia đình và xã hội; tuyệt đối không tham gia cá độ bóng đá dưới mọi hình thức.

Quan tâm quản lý, giáo dục, vận động người thân và những người xung quanh nâng cao cảnh giác, tránh xa cá độ bóng đá. Trường hợp phát hiện các đối tượng có biểu hiện nghi vấn liên quan đến cá độ bóng đá cần kịp thời báo tin tố giác với cơ quan Công an gần nhất hoặc qua đường dây nóng của Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an (0692348569) để có biện pháp điều tra xử lý, góp phần làm lành mạnh môi trường xã hội.

Lực lượng Cảnh sát hình sự, An ninh mạng và phòng, chống tội phạm công nghệ cao, Quản lý hành chính về trật tự xã hội và các lực lượng nghiệp vụ khác sẽ quyết liệt vào cuộc, sử dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ, kỹ thuật cao để phát hiện, xử lý nghiêm các đối tượng tổ chức, tham gia đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá.

CÁCH XỬ LÝ KHI BỊ NHẮN TIN, GỌI ĐIỆN “KH.ỦNG B.Ố” ĐÒI NỢ DÙ KHÔNG VAY TIỀNThời gian gần đây có nhiều trường hợp người dâ...
15/11/2022

CÁCH XỬ LÝ KHI BỊ NHẮN TIN, GỌI ĐIỆN “KH.ỦNG B.Ố” ĐÒI NỢ DÙ KHÔNG VAY TIỀN

Thời gian gần đây có nhiều trường hợp người dân dù không vay mượn, không bảo lãnh, thậm chí không hề quen biết người vay mượn tiền qua các ứng dụng (app) cho vay tiền nhưng lại bị các đối tượng “khủ.ng b.ố” đòi nợ bằng điện thoại, tin nhắn và có trường hợp bị bêu xấu trên các trang mạng xã hội.

Các sự việc xảy ra bắt nguồn từ hai NGUYÊN NHÂN chính:

- Thứ nhất, người thân, bạn bè, đồng nghiệp của người bị gọi điện đã tham gia vay tiền qua app và không trả tiền đúng hạn nên các đối tượng đòi nợ sẽ sử dụng dữ liệu danh bạ của họ để nhắn tin, gọi điện thoại nhằm mục đích đòi nợ, cho dù người bị gọi điện không liên quan đến các khoản vay nợ đó.

- Thứ hai, do thủ tục vay tiền qua app hết sức đơn giản, người vay chỉ cần cung cấp thông tin CMND/CCCD là có thể vay được tiền, vậy nên một số đối tượng xấu đã lợi dụng việc đánh cắp thông tin hoặc sử dụng thông tin công khai của bạn để thực hiện việc vay tiền qua app nhưng sau đó không trả.

Từ tình hình trên, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Lâm Đồng khuyến cáo người dân một số BIỆN PHÁP XỬ LÝ khi bị các đối tượng gọi điện, nhắn tin “khủng bố” đòi nợ mặc dù không vay tiền, cụ thể như sau:

1. Trước hết cần phải bình tĩnh xử lý, giải thích ngắn gọn về việc không quen biết người vay hoặc không có trách nhiệm với khoản nợ mà các đối tượng đề cập. Đồng thời, hỏi rõ thông tin đơn vị đòi nợ, nhắc nợ và yêu cầu cung cấp các chứng từ, hợp đồng, thông tin về việc vay nợ của mình. (Nên ghi âm cuộc gọi, lưu tin nhắn để làm bằng chứng).

2. Thông báo, hướng dẫn cách xử lý cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp của mình khi bị các đối tượng đòi nợ gọi điện, nhắn tin làm phiền với nội dung như trên.

3. Sử dụng tính năng có sẵn trên điện thoại để chặn các cuộc gọi, tin nhắn làm phiền của các đối tượng đòi nợ. Đối với các trang Facebook cá nhân có thể khóa các bình luận của người lạ.

4. Nếu tình trạng bị làm phiền kéo dài, thậm chí đến mức bị “khủng bố” điện thoại, người dân có thể trình báo đến cơ quan Công an nơi gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời.

5. Tuyệt đối không cung cấp các thông tin của bản thân cho các đối tượng gọi điện đòi nợ như: Thông tin về giấy tờ tuỳ thân, quan hệ gia đình, đồng nghiệp, bạn bè, nơi làm việc, sinh sống…

Để vừa đảm bảo nhu cầu vay tiền, vừa bảo vệ người thân, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, người dân khi có nhu cầu vay tiền phải tìm hiểu, lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín, thể hiện đầy đủ các thông tin trên website như: tên công ty, mã số doanh nghiệp, địa chỉ, các chính sách cụ thể về lãi suất vay với các hình thức phù hợp.

Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần yêu cầu cán bộ, công nhân viên chức, người lao động trong đơn vị mình không vay qua app không rõ nguồn gốc, không được nhân danh đơn vị hoặc cung cấp số điện thoại của cơ quan, đồng nghiệp để vay tiền.

🆘️Góc cảnh giác: Gọi cả video, nhìn thấy mặt "người thân" mà vẫn bị lừa mượn tiền                                 -----N...
05/11/2022

🆘️Góc cảnh giác: Gọi cả video, nhìn thấy mặt "người thân" mà vẫn bị lừa mượn tiền
-----

Ngày 2/11, Công an Quảng Ngãi cho biết đang điều tra một số vụ lừa đảo thông qua mạng xã hội. Trong đó có những vụ đối tượng lừa đảo sử dụng các thủ đoạn tinh vi khiến nhiều người "sập bẫy".

Mới đây, chị N.T.H.L (35 tuổi, TP Quảng Ngãi) bị các đối tượng giả mạo tài khoản facebook của người thân lừa đảo 20 triệu đồng.

Theo đó, chị L. nhận được tin nhắn từ một tài khoản facebook. Chị cẩn thận gọi video để kiểm tra, xác nhận thông tin mượn tiền. Khi cuộc gọi được kết nối, hình ảnh người thân của chị L. xuất hiện trong video kèm theo giọng nói đứt quãng. Sau đó cuộc gọi nhanh chóng bị kết thúc. Các đối tượng lừa đảo lấy lý do mạng yếu, tín hiệu cuộc gọi chập chờn nên không thể tiếp tục cuộc gọi video.

Do thấy hình ảnh người thân xuất hiện trong cuộc gọi video nên chị L. tin tưởng tin nhắn mượn tiền là thật. Chị đã chuyển 20 triệu đồng vào số tài khoản do "người thân" cung cấp. Một thời gian sau chị L. mới biết mình bị lừa đảo.

Theo Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an Quảng Ngãi), phương thức, thủ đoạn lừa đảo qua mạng xã hội ngày càng tinh vi.

Các đối tượng lừa đảo tìm kiếm, thu thập thông tin, hình ảnh cá nhân được đăng tải công khai trên các tài khoản mạng xã hội. Dựa trên những thông tin thu thập được, các đối tượng bắt đầu xây dựng các kịch bản lừa đảo.

Trên cơ sở đó, đối tượng lừa đảo thiết lập tài khoản mạng xã hội với tên giống với tên của tài khoản thật và sử dụng hình ảnh thu thập được làm ảnh đại diện. Sau đó, chúng kết bạn với những người có tên trong danh sách bạn bè của tài khoản thật.

Cuối cùng, đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo bằng cách nhắn tin hỏi thăm, tạo lòng tin với những người vừa kết bạn để hỏi mượn một số tiền lớn.

Khi nạn nhân gọi video để kiểm tra, đối tượng lừa đảo sử dụng phần mềm cắt ghép hình ảnh để đánh lừa nạn nhân. Trong trường hợp này, khi nạn nhân gọi điện kiểm tra sẽ nhìn thấy người thân cử động, khẩu hình như thật, từ đó "sập bẫy" lừa đảo.

Cơ quan Công an khuyến cáo, khi nhận bất kỳ tin nhắn mượn tiền thông qua mạng xã hội, người dân cần điện thoại trực tiếp cho người thân để xác thực thông tin. Trường hợp nghi vấn đối tượng giả mạo người thân trên mạng xã hội để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản cần báo ngay cho cơ quan Công an gần nhất để được hỗ trợ.

Nguồn: dantri.com.vn

Cảnh báo hoạt động mua bán trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trên không gian mạng❌❌❌❌❌❌🔷Theo quy định của ph...
05/11/2022

Cảnh báo hoạt động mua bán trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trên không gian mạng
❌❌❌❌❌❌

🔷Theo quy định của pháp luật, vũ khí quân dụng, vũ khí thô sơ và các loại công cụ hỗ trợ được xác định là phương tiện đặc biệt, trang bị cho lực lượng vũ trang và các lực lượng chức năng khác sử dụng để giữ gìn an ninh, trật tự, trấn áp tội phạm, mọi hành vi trái pháp luật quy định đều bị xử lý.

🔷Tuy nhiên, trong thời gian qua hoạt động mua bán trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ diễn ra dễ dàng, công khai trên mạng internet, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh tội phạm, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương.

🔷Các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ có nguồn gốc từ nước ngoài, được nhập lậu từ Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan… Việc mua bán, vận chuyển thông qua các đại lý. Đại lý nhỏ thường lấy hàng của nhau hoặc lấy hàng từ các đại lý lớn bán cho khách hàng hưởng tiền chênh lệch. Mặt hàng buôn bán chủ yếu là các phụ kiện, linh kiện súng như: bình hơi, ống ngắm, van điều áp, bơm nén khí, nòng súng, tia laser, bán súng, tay cầm, bộ phận đẩy về, đạn chì, đạn bi; các loại đồ chơi nguy hiểm như: ná, nỏ, gậy baton; các loại vũ khí thô sơ như: dao các loại, đao, kiếm, mã tấu…

🔷Để tiếp cận được khách hàng, các đối tượng buôn bán vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ dùng nhiều thủ đoạn như: triệt để lợi dụng tính “ẩn danh” trên không gian mạng để lập nhiều trang web, tài khoản Youtube, Facebook, Zalo, các hội nhóm kín và công khai trên mạng xã hội để quảng cáo, kèm theo video hình ảnh về tính năng, cách lắp ráp, sử dụng, giá thành các mặt hàng để rao bán trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và số điện thoại liên hệ.

🔷Việc mua bán, thoả thuận giá cả được thực hiện qua số điện thoại là sim rác, tài khoản Zalo, Facebook ảo và vận chuyển đến tay người mua thông qua các dịch vụ chuyển phát COD (nhận hàng, kiểm tra rồi trả tiền cho nhân viên giao hàng), qua người quen, dịch vụ tàu hoả, xe khách liên tỉnh, hoặc thông qua các dịch vụ vận chuyển công nghệ như: Giao hàng tiết kiệm, giao hàng nhanh, ViettelPost, Grab, Ladaza, Shopee, Tiki. Đáng chú ý, các đối tượng thường chia, tách từng chi tiết, linh kiện của vũ khí để tiến hành hoạt động mua bán, vận chuyển nhằm thu lời bất chính và che giấu hoạt động của mình, tránh bị phát hiện.

🔷Liên tiếp trong thời gian gần đây, lực lượng chức năng đã phát hiện xử lý nhiều vụ mua bán trái phép vũ khí quân dụng qua mạng internet như: Tháng 3/2022, Cơ quan An ninh Công an tỉnh Phú Yên đã khởi tố bắt tạm giam Nguyễn Hữu Lợi, sinh năm 1966, trú tại khu phố Uất Lâm, phường Hoà Hiệp Bắc, thị xã Đông Hoà về tội “tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng”, với quy mô lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh, liên quan đến nhiều đối tượng ở nhiều tỉnh thành trên cả nước, thu giữ 16 khẩu súng các loại, 50 viên đạn dùng cho súng quân dụng và 1.303 viên đạn thể thao. Mới đây nhất, ngày 21/10/2022, Công an tỉnh Kiên Giang vừa bắt Đặng Quốc Ánh (SN 1994), Đặng Quốc Huân (SN 1995) và Đặng Văn Tỉnh (SN 1997) cùng trú ở huyện Tây Hoà, tỉnh Phú Yên về hành vi “Tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng và hành vi tàng trữ, mua bán trái phép công cụ hỗ trợ” trong vụ án chế tạo, tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng quy mô lớn xảy ra ở tỉnh Kiên Giang, thu giữ thêm 229 khẩu súng, 455 bình nén khí, cùng nhiều linh kiện, phụ kiện của súng…

🔷Trên thực tế, có không ít vụ cướp tài sản, cố ý gây thương tích, chống người thi hành công vụ… xảy ra với việc đối tượng sử dụng súng, kiếm và công cụ hỗ trợ làm phương tiện gây án. Điển hình như đối tượng Đinh Công Lăng (SN 1994, thường trú thôn Lạc Mỹ, xã Hoà Phú, huyện Tây Hoà, tỉnh Phú Yên) đã cầm hung khí đến cửa hàng dịch vụ viễn thông tại TP.Tuy Hòa vào trưa ngày 15/7/2022, cướp 37 triệu đồng rồi lên xe môtô tẩu thoát, đối tượng bị lực lượng chức năng bắt giữ sau 4 ngày lẩn trốn tại Đà Nẵng….

🔶Có thể xem việc mua bán trái phép vũ khí, công cụ hỗ trợ trên không gian mạng là nguyên nhân phát sinh tội phạm sử dụng "vũ khí nóng". Những sự việc này đang có nguy cơ trở thành tiền lệ xấu, gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc tuân thủ kỷ cương, pháp luật của Nhà nước, đe dọa an toàn tính mạng người dân và trật tự xã hội.

🔶Các hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trái phép đã được pháp luật quy định hình phạt từ hành chính đến phạt tù. Tuy nhiên, việc xử lý các hành vi mua bán "hàng nóng" trên mạng xã hội đang gặp không ít khó khăn do khó xác định danh tính, địa chỉ cả người bán lẫn người mua; một số mạng xã hội đặt máy chủ ở nước ngoài.

🔶Do đó, cần thiết lúc này là phải có sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý mạng xã hội và lực lượng chức năng để có thể triệt phá tận gốc những người đang rao bán vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trên mạng xã hội; có biện pháp để giảm tương tác hoặc khóa tài khoản những trang chuyên quảng cáo, mua bán vũ khí, công cụ hỗ trợ, hung khí nguy hiểm nhằm ngăn chặn hoạt động mua bán vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ diễn biến phức tạp.

🔶Thiết nghĩ, sự phối hợp của người dân cùng với lực lượng chức năng trong việc phát hiện, tố giác, đấu tranh với hành vi vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ là một trong những nhân tố góp phần giữ gìn trật tự, an toàn xã hội./.

Lê Dương

Đắk Nông: DÍNH BẨY CỦA 'LÍNH ĐẶC CHỦNG HUÊ KỲ', NGƯỜI ĐÀN ÔNG BỊ LỪA 450 TRIỆU🥲Một người đàn ông trú tại xã Đắk Wil, huy...
25/10/2022

Đắk Nông: DÍNH BẨY CỦA 'LÍNH ĐẶC CHỦNG HUÊ KỲ', NGƯỜI ĐÀN ÔNG BỊ LỪA 450 TRIỆU🥲

Một người đàn ông trú tại xã Đắk Wil, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông nhận được yêu cầu từ một tài khoản mạng xã hội tự nhận là "lính đặc chủng H.o.a K.ỳ" nhờ nhận thùng hàng chứa vàng và tiền, sau đó thì lừa thu phí nhận hàng hơn 450 triệu đồng.

Ngày 25-10, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Nông xác nhận người đàn ông này đã trình báo vụ việc bị lừa đảo.

Trước đó, anh H. (42 tuổi, trú địa bàn nói trên) có quen biết với Riva Kumar qua mạng xã hội Facebook. Người này tự xưng là lính đặc chủng của H.o.a K.ỳ đang hoạt động cho lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ tại Syria.

Người này cho biết có thu giữ được một số tiền, vàng rất lớn muốn gửi về Việt Nam nhờ anh H. nhận giúp.

Sau đó, một người phụ nữ đã yêu cầu anh H. chuyển 4 lần qua tải khoản với số tiềng 453 triệu đồng đóng phí vận chuyển.

Tuy nhiên, sau đó, anh H. không nhận được thùng hàng, không liên lạc được với chủ tài khoản Facebook và những người yêu cầu chuyển tiền.

Anh H. đã đến Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Cư Jút trình báo.

Ảnh: minh họa

Nguồn: Tin tức Nam Tây Nguyên

⚠️⚠️ CẢNH BÁO TÌNH TRẠNG LỪA ĐẢO KHI VAY TIỀN TRỰC TUYẾN QUA ĐIỆN THOẠI, ỨNG DỤNG (APPS) ⚠️⚠️    Hiện nay một số bộ phận...
21/10/2022

⚠️⚠️ CẢNH BÁO TÌNH TRẠNG LỪA ĐẢO KHI VAY TIỀN TRỰC TUYẾN QUA ĐIỆN THOẠI, ỨNG DỤNG (APPS) ⚠️⚠️

Hiện nay một số bộ phận người dân có nhu cầu vay vốn để tiêu dùng, làm ăn nhưng ngại đến các ngân hàng, tổ chức tín dụng tại địa phương để làm các thủ tục vay mà tiếp cận đối tượng quảng cáo cho vay trực tuyến, ứng dụng di động (Apps) với thủ tục đơn giản. Từ đó, họ bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong quá trình thực hiện các thủ tục vay.

❌ Các đối tượng mạo danh nhân viên các ngân hàng, tổ chức tín dụng (FE Credit, Mirae Asset, Home Credit,...) và các Apps cho vay không chính thống:
Lợi dụng sự mất cảnh giác, nhu cầu tài chính nhanh chóng đơn giản của người dân, các đối tượng chủ động gọi điện, nhắn tin trao đổi, cung cấp hình ảnh hợp đồng cho vay, yêu cầu cài đặt các ứng dụng không rõ nguồn, hứa hẹn tạo điều kiện cho vay, thủ tục nhanh gọn.

❌ Các đối tượng sử dụng các Apps, mạng xã hội phổ biến hiện nay (Zalo, Viber, Telegram, Lines,...) chủ động liên hệ, nhắn tin, gọi điện cho người dân thông báo về việc hỗ trợ cho vay, tư vấn các gói vay, số tiền được vay, thủ tục vay.
Khi hồ sơ hoàn thành, các đối tượng nêu nhiều lý do: Số tiền vay giải ngân chậm, bổ sung thông tin hồ sơ, sai tài khoản ngân hàng nhận tiền giải ngân, hết giờ ngân hàng giao dịch, phải đóng thêm thuế phí, lãi phạt,... để yêu cầu bị hại chuyển tiền và chiếm đoạt.
Bị hại tin tưởng chuyển tiền cho các đối tượng bằng nhiều hình thức khác nhau với hy vọng nhận được khoản tiền vay như các đối tượng đã hứa ban đầu; hoặc phải tiếp tục nộp tiền để cố thu hồi lại số tiền đã chuyển trước đó.

✅ KHUYẾN СÁO ✅

1️⃣ Người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, thực hiện chuyển tiền (hoặc cung cấp mã OTP) cũng như cài đặt các ứng dụng không rõ nguồn gốc do các đối tượng yêu cầu hoặc gửi đường dẫn tải về (gửi link tải).

2️⃣ Khi có nhu cầu về tài chính, người dân nên trực tiếp đến các Ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng uy tín tại địa phương; tuyệt đối không vay qua app, các ứng dụng online, lời mời gọi của các đối tượng tự xưng là nhân viên của các ngân hàng, công ty tài chính thông qua gọi điện, nhắn tin.

Bộ Công an hướng dẫn người dân đăng ký, sử dụng ứng dụng VNEID(CoUaANTQ) - Bộ Công an đang triển khai hiệu quả ứng dụng ...
15/10/2022

Bộ Công an hướng dẫn người dân đăng ký, sử dụng ứng dụng VNEID

(CoUaANTQ) - Bộ Công an đang triển khai hiệu quả ứng dụng VNEID trong giải quyết các thủ tục hành chính trên môi trường số. Cách thức đăng ký và sử dụng ứng dụng VNEID đơn giản, thuận tiện, góp phần phục vụ nhân dân, nâng cao công tác quản lý Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội.

1. Các bước kích hoạt tài khoản định danh điện tử và xác thực điện tử trên ứng dụng VNEID:

- Bước l: Tải ứng dụng

+ Đối với thiết bị sử dụng hệ điều hành Android: Trên thiết bị di động, người dân mở ứng dụng CH Play => Tại thanh công cụ tìm kiếm => Tìm từ khoá “VNEID” => Sau khi App cần tải hiển thị => Chọn “Cài đặt” để tải ứng dụng VNEID về máy.

+ Đối với thiết bị sử dụng hệ điều hành IOS: Trên thiết bị di động, người dân mở ứng dụng App store => Tại mục Tìm kiếm => Tìm từ khoá “VNEID” => Sau khi App cần tải hiển thị => Chọn “Nhận” để tải ứng dụng VNEID về máy.

- Bước 2: Mở ứng dụng

Sau khi tải xong, người dân ấn vào ứng dụng VNEID trên màn hình chính hoặc chọn “Mở” trên App Store/CH Play để bắt đầu sử dụng.

- Bước 3: Đăng ký tài khoản ứng dụng VNEID

Tại màn hình đăng ký, công dân điền số định danh cá nhân và số điện thoại của mình để đăng ký => Sau khi nhập thông tin hợp lệ, ấn “Đăng ký” thì hiển thị giao diện quét mã QR code thẻ CCCD, người dân đưa mã QR trên thẻ CCCD gắn chip vào khung hình => Trường hợp quét QR code hợp lệ hệ thống tự động điền các thông tin trong QR code thẻ chip vào mẫu (form) đăng ký tài khoản (Trường hợp “Không quét được QR code?” hệ thống chuyển sang giao diện Nhập thông tin đăng ký tài khoản. Công dân nhập thông tin còn trống) => Sau khi ấn nút “Đăng ký”, hệ thống sẽ gửi yêu cầu xác thực thông tin sang Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư => Trường hợp “Đạt” thì hệ thống gửi tin nhắn SMS và thực hiện xác thực (Trường hợp “Không đạt” sẽ hiển thị thông báo đề nghị công dân điều chỉnh lại thông tin) => Xác thực OTP, người dân nhập mã OTP được gửi về điện thoại để tiến hành xác thực => Sau khi xác thực thành công, người dân thiết lập mật khẩu để hoàn thành việc đăng ký.

- Bước 4: Đăng nhập tài khoản ứng dụng VNEID

Tại màn hình đăng nhập, người dân nhập số định danh cá nhân và mật khẩu vừa đăng ký để đăng nhập tài khoản ứng dụng VNEID.

- Bước 5: Đăng ký tài khoản mức 1

Sau khi đăng nhập, lựa chọn “Đăng ký tài khoản mức 1” => Tại màn hình hướng dẫn đăng ký tài khoản mức 1, chọn “Bắt đầu” => Chọn “Tôi đã hiểu” để bắt đầu thực hiện đăng ký tài khoản mức 1 => Thực hiện quét NFC trên thẻ CCCD gắn chíp (đối với thiết bị không hỗ trợ NFC- Công nghệ kết nối không dây tầm ngắn, thì sẽ thực hiện quét mã QR Code trên thẻ CCCD gắn chíp) => Sau khi quét xong NFC (hoặc QR Code), hiển thị thông tin của người dân, chọn “Tiếp tục” để tiếp tục thực hiện chụp ảnh chân dung => Sau khi xem xong video lựa chọn “Bỏ qua” để tiến hành chụp ảnh chân dung và thực hiện chụp ảnh chân dung theo hướng dẫn => Người dân kiểm tra lại thông tin, nhập địa chỉ email (không bắt buộc) và chọn “Xác nhận thông tin đăng ký” để hoàn tất đăng ký tài khoản mức 1.

- Bước 6: Kích hoạt tài khoản

Sau khi công dân đăng ký tài khoản mức l xong, người dân kích hoạt bằng các cách chọn “Kích hoạt tài khoản định danh điện tử” trên màn hình giới thiệu ứng dụng VNEID hoặc chọn “Kích hoạt” tại màn hình Đăng nhập => người dân nhập số định danh cá nhân và số điện thoại và ấn “Gửi yêu cầu” thì hệ thống sẽ kiểm tra mức độ tài khoản => Nếu là tài khoản ứng dụng VNEID sẽ hiển thị thông báo “tài khoản của bạn chưa được định danh điện tử”. Nếu là tài khoản mức l/mức 2 nhưng đã được kích hoạt sẽ hiển thị thông báo “Tài khoản của bạn đã thực hiện kích hoạt”. Nếu là tài khoản mức l/mức 2 chưa kích hoạt, thì sẽ kiểm tra thiết bị đang dùng để kích hoạt.

- Bước 7: Kiểm tra thiết bị đang dùng để kích hoạt

Thiết bị đang dùng để kích hoạt không được gắn với tài khoản mức 1/mức 2 nào sẽ hiển thị thông báo kích hoạt tài khoản. Hoặc thiết bị đang dùng để kích hoạt đang được kích hoạt để sử dụng với một tài khoản mức l/mức 2 khác sẽ hiển thị thông báo kích hoạt tài khoản trên thiết bị khác => Nhập mã kích hoạt hệ thống gửi về tin nhắn SMS, người dân nhập đúng mã OTP được gửi về số điện thoại đăng ký => Thiết lập mật khẩu (Bước này chỉ áp dụng cho các trường hợp công dân chưa có tài khoản trước khi được phê duyệt) => Thiết lập mật khẩu (passcode): người dân thiết lập passcode gồm 6 chữ số để sử dụng cho các tiện ích trong ứng dụng => Thiết lập câu hỏi bảo mật: người dân thiết lập 2 câu hỏi và trả lời bất kỳ trong danh mục câu hỏi bảo mật để thực hiện bảo mật tài khoản.

2. Một số tiện ích nổi bật của ứng dụng VNEID của Bộ Công an:

- Ứng dụng VNEID của Bộ Công an là ứng dụng được tích hợp cùng các tiện ích của thẻ CCCD gắn chíp; bảo đảm chính xác, tiện lợi và thông tin của công dân được bảo mật.

- Người dân sau khi kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức 1/mức 2 thành công có thể đăng nhập và sử dụng các chức năng, tiện ích trên ứng dụng VNEID như:

Giải quyết dịch vụ công trực tuyến: thông báo lưu trú, đăng ký thường trú, tạm trú, khai báo tạm vắng… sẽ tự điền thông tin vào các biểu mẫu (form) đăng ký mà không phải khai báo, điền thông tin nhiều lần giúp tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí cho các loại biểu mẫu kê khai, giảm nhiều khâu thủ tục cần giải quyết.

Các tính năng nổi bật: Ví giấy tờ, thông báo lưu trú, tố giác tội phạm… giúp công dân có thể thay thế CCCD gắn chíp và các loại giấy tờ đã đăng ký tích hợp hiển thị trên ứng dụng VNEID như: giấy phép lái xe, đăng ký xe, bảo hiểm y tế… Như vậy, khi người dân giao dịch hành chính sẽ giảm tối đa các giấy tờ phải mang theo, thực hiện các giao dịch tài chính như thanh toán hóa đơn điện, nước, đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, chuyển tiền…

Nguồn: BCA

Bộ Công an cho rằng Skyway đang hoạt động kinh doanh đa cấp dưới hình thức đầu tư tài chính, tiền ảo để thu hút nhà đầu ...
15/10/2022

Bộ Công an cho rằng Skyway đang hoạt động kinh doanh đa cấp dưới hình thức đầu tư tài chính, tiền ảo để thu hút nhà đầu tư "mù quáng".
Theo cảnh báo của Bộ Công an, Skyway thành lập ở Belarus, hoạt động theo hình thức huy động vốn từ nhà đầu tư qua hình thức mua cổ phần. Skyway được giới thiệu là tập đoàn thực hiện các dự án công nghệ vận tải trên không.

Người đứng đầu tổ chức này là Nguyễn Thu Mát, 39 tuổi, quê Yên Bái. Tại Việt Nam, Skyway hoạt động ở một số địa phương như Hà Nội, TP HCM, Bắc Ninh, Bắc Giang.
Skyway chưa được Bộ Công Thương cấp phép hoạt động kinh doanh đa cấp song có dấu hiệu vi phạm pháp luật thông qua việc giới thiệu thêm thành viên vào hệ thống để nhận hoa hồng. Đây là dấu hiệu của hành vi kinh doanh đa cấp trái phép thông qua hình thức đầu tư tài chính, tiền ảo, tiền điện tử, Bộ Công an cho hay.

Thủ đoạn của Skyway là chào bán số lượng cổ phiếu theo 15 giai đoạn để huy động vốn, thực hiện các dự án. Người mua cổ phiếu sẽ thành nhà đầu tư, gói đầu tư thấp nhất là 15 USD, cao nhất 150.000 USD.

Nhà đầu tư được hưởng cổ tức hàng tháng theo số lượng cổ phần sở hữu và hưởng thêm hoa hồng khi giới thiệu người đầu tư mới. Skyway dựa vào số tiền của nhà đầu tư để phân 7 cấp bậc. Người có mức đầu tư dưới 100 USD là cấp 1, mức Sky Expert (cấp 7) dành cho người có mức đầu tư trên 20.000 USD.

Nhà đầu tư muốn nhận hoa hồng, ngoài giới thiệu thêm người tham gia, còn phải đảm bảo các điều kiện do Skyway quy định. Ngoài ra, còn có các loại khuyến mại cổ phiếu 20%, 50% khi mua cổ phần.

Skyway quảng cáo dự kiến năm 2023 sẽ trả lãi cổ tức cho nhà đầu tư tùy theo tình hình kinh doanh của công ty và đến năm 2025 cổ phiếu của Skyway sẽ lên sàn chứng khoán quốc tế. Sau thời gian tối thiểu 3 năm nếu nhà đầu tư không muốn nắm giữ cổ phần, Skyway cam kết trả lại tiền gốc và lãi suất 4%/năm.

Để tiếp cận "con mồi", các thành viên của Skyway quảng cáo rầm rộ các dự án trên mạng xã hội sau đó gặp gỡ riêng để tư vấn.

Bộ Công an xác định, những nhà đầu tư hiện chưa nhận được tiền lãi nhưng họ vẫn mù quáng tin rằng dự án trên sẽ mang lại lợi nhuận trong tương lai. Tuy nhiên việc xử lý gặp nhiều khó khăn khi Skyway đặt trụ sở ở nước ngoài và nhà chức trách chưa nhận được đơn tố cáo nào của bị hại liên quan.

Bộ Công an cho rằng Skyway đang hoạt động kinh doanh đa cấp dưới hình thức đầu tư tài chính, tiền ảo để thu hút nhà đầu tư "mù quáng".

10/10/2022

⛔️Tuyển “cộng tác viên” bán hàng online để lừa đảo

Thời gian gần đây, mặc dù đã được đã được tuyên truyền cảnh báo nhiều lần nhưng người dân vẫn bị các đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt tiền bằng thủ đoạn tuyển “cộng tác viên” bán hàng online cho các sàn thương mại điện tử.

Ngày 04-10-2022, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao – Công an tỉnh Khánh Hòa tiếp nhập vụ việc: thông qua qua mạng xã hội, chị M.Đ – 39 tuổi – trú: Nha Trang, Khánh Hòa được một người tự xưng là nhân viên tư vấn của sàn thương mại điện tử (TMĐT) Lazada, hướng dẫn thực hiện cài đặt phần mềm Viber và thêm tài khoản: Lazada Custemer Service để thực hiện công việc chốt đơn ảo cho Lazada. Làm theo hướng dẫn, chị Đ lần lượt thực hiện 3 giao dịch chuyển tiền cho 3 đơn hàng với số tiền lần lượt là 1.650.000 đồng đồng, 4.329.000 đồng và 659.980 đồng. Sau mỗi đơn hàng giao dịch thành công, chị Đ được hệ thống chuyển lại số tiền tương ứng 1.732.500 đồng, 4.545.450 đồng và 692.979 đồng. Thấy có lợi, liên tục từ ngày 2-10 đến 04-10-2022, chị Đ thực hiện thêm nhiều giao dịch, tuy nhiên lấy lý do đã thực hiện quá 30 phút nên yêu cầu thực hiện nhiệm vụ tiếp theo với số tổng số tiền chuyển đi gần 01 tỷ đồng, nhưng không thấy hệ thống chuyển tiền lại như các lần trước. Lúc này chị mới nhận ra mình bị lừa và đến cơ quan công an trình báo.

⭕️Hiện nay, các đối tượng lừa đảo thường gọi điện thoại, nhắn tin giới thiệu là nhân viên của một số sàn TMĐT như Lazada, Shopee, Tiki... cần tuyển “cộng tác viên” và chi trả hoa hồng. Ngoài ra, các đối tượng còn lập trang web, đăng bài chạy quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội với những từ khóa hấp dẫn như “làm việc tại nhà”, “không cần bỏ vốn” với mức hưởng từ 10% đến 20% lợi nhuận sau mỗi đơn hàng. Nhóm đối tượng tham gia thường là phụ nữ nuôi con nhỏ, sinh viên, người không có việc làm hoặc đang cần việc làm thêm tại nhà... Khi tuyển được “cộng tác viên”, các đối tượng lừa đảo sẽ liên tục yêu cầu “cộng tác viên” chuyển tiền đặt cọc mua đơn hàng trước và hứa sẽ trả lại cả tiền gốc lẫn lãi trong thời gian ngắn. Đối với những đơn có giá trị nhỏ, chúng sẽ nhanh chóng hoàn trả đầy đủ tiền gốc mua hàng và “hoa hồng” như thỏa thuận nhằm tạo uy tín để dụ dỗ “cộng tác viên” thực hiện giao dịch thanh toán đơn hàng giá trị cao hơn. Tuy nhiên, khi “cộng tác viên” chuyển tiền thực hiện giao dịch đơn hàng có giá trị cao, các đối tượng sẽ thông báo hệ thống bị lỗi, đang bảo trì, nâng cấp hoặc nhiều lý do khác để yêu cầu tiếp tục nộp tiền nhằm chiếm đoạt.
✅Trước thủ đoạn tinh vi của hình thức tuyển “cộng tác viên” bán hàng online, người dân cần hết sức cảnh giác, không vì “món mồi” trước mắt mà mắc bẫy các đối tượng lừa đảo, không đặt niềm tin đối với người làm quen qua mạng, cần gặp trực tiếp để trao đổi công việc, đặc biệt tuyệt đối không chuyển tiền hay cung cấp giấy tờ, thông tin cá nhân cho người lạ. Trường hợp bị kẻ xấu lừa đảo chiếm đoạt tài sản cần đến ngay cơ quan công an gần nhất để trình báo.

08/10/2022
05/10/2022
05/10/2022

Chiều nay (4/10), Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM cập nhật tình hình sức khỏe mới nhất của nữ bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên ở Việt Nam.

Theo đó, sau 12 ngày điều trị, bệnh nhân hiện hết sốt, các bóng nước ở mặt, tay, chân… đã khô mài, tróc vẩy và lên da non, các bóng nước ở họng cũng lành, hết đau. Bệnh nhân ăn uống tốt, lên cân.

Hiện tại tinh thần bệnh nhân lạc quan và tuân thủ tốt quy trình cách ly và xử lý vật dụng cá nhân tránh lây cho cộng đồng. Những trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân khi về Việt Nam chưa xuất hiện triệu chứng nghi ngờ.

05/10/2022

Ngày 4/10, trên mạng xã hội xuất hiện bài viết, kèm video clip chia sẻ hình ảnh hai CSGT chạy xe mô tô đặc chủng dẫn đường cho đôi vợ chồng trẻ thoát khỏi đoạn đường tắc để đưa con nhỏ đi bệnh viện cấp cứu.

Theo chủ nhân đoạn clip, con gái anh ốm phải đi bệnh viện gấp đã được 2 CSGT dẹp đường, cho đi làn khẩn cấp đường vành đai 3 trên cao để đến bệnh viện kịp thời. Anh cũng gửi lời cảm ơn tới 2 chiến sỹ.

Được biết, 2 CSGT trong clip "người tốt việc tốt" này là Đại úy Trần Trung Tuyên (32 tuổi, hiện đang công tác tại Đội CSGT số 7) và Đại úy Hoàng Lê Đức (hiện đang công tác tại Phòng 7, Cục CSGT). Thời điểm xảy ra sự việc, Đại úy Tuyên và Đại úy Đức đang sử dụng xe mô tô đặc chủng đi tuần tra, kiểm soát trên tuyến đường cầu Thanh Trì - Vành đai 3. Phát hiện hai vợ chồng chờ theo cháu nhỏ cần đến bệnh viện gấp, hai chiến sĩ CSGT đã quyết định dẫn họ di chuyển trong làn đường khẩn cấp để tránh việc ùn tắc. Giải thích về quyết định lúc ấy, anh Tuyên nói, đó một phần công việc thường ngày của anh. Đại úy CSGT quả quyết, ai trong hoàn cảnh đó thì cũng sẽ ra tay giúp người cần hỗ trợ như vậy.

Sau khi được đăng tải, bài viết trên đã nhận rất nhiều phản hồi tích cực từ cộng đồng mạng. Nhiều ý kiến cho rằng, hành động của hai CSGT để lại hình ảnh rất đẹp về việc giúp đỡ người dân trong lúc gặp khó khăn.

Ngoài ra, từ việc này, nhiều người cũng trao đổi về tầm quan trọng của làn khẩn cấp trên các tuyến đường cao tốc như đường Vành đai 3 trên cao trong tình huống này.

🇻🇳HÌNH ẢNH CẢNH SÁT PCCC & CNCH XẢ THÂN, QUÊN MÌNH ĐƯỢC ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VÀ NHÂN DÂN GHI NHẬN61 năm hình thành và phát tri...
04/10/2022

🇻🇳HÌNH ẢNH CẢNH SÁT PCCC & CNCH XẢ THÂN, QUÊN MÌNH ĐƯỢC ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VÀ NHÂN DÂN GHI NHẬN

61 năm hình thành và phát triển, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và CNCH đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, làm tốt vai trò nòng cốt, xung kích trên mặt trận chống “giặc lửa”, góp phần phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước, bảo vệ cuộc sống bình yên và hạnh phúc của Nhân dân. Các thế hệ cán bộ chiến sỹ Cảnh sát PCCC và CNCH đã viết nên những trang sử vẻ vang của lực lượng Công an nhân dân bằng những chiến công chói lọi trên mặt trận đấu tranh phòng chống giặc lửa.

Cảnh sát PCCC và CNCH và CNCH Việt Nam nói chung và lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH Thủ đô nói riêng đã, đang, sẽ và mãi xứng đáng là điểm tựa niềm tin của Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Bởi lẽ, thành quả lớn nhất của lực lượng chính là làm cho dân tin, dân yêu, dân kính trọng và tự nguyện giúp đỡ, tham gia xây dựng phong trào PCCC ngày càng vững chắc.

Kỷ niệm 61 năm Ngày Truyền thống lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH và 21 năm Ngày toàn dân PCCC (4/10/1961 - 4/10/2022), Kính chúc các đồng chí đã và đang công tác trong lực lượng Cảnh sát PCCC & CNCH và gia đình luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Chúc các đồng chí: “Phòng cháy tốt - Chữa cháy giỏi - Cứu nạn, cứu hộ đạt hiệu cao”.

Address

Khanh Hoa

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Đời Sống Ba Cụm Nam posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Đời Sống Ba Cụm Nam:

Videos

Share