Tân Lạc News

Tân Lạc News Yêu quê hương Tân Lạc - Hòa Bình

THẾ GIỚI KHÔNG CÓ NGƯỜI THỨ 2Hình ảnh bên phải là phi công James H. Kasler - một trong những phi công lừng lẫy nhất lịch...
02/03/2024

THẾ GIỚI KHÔNG CÓ NGƯỜI THỨ 2

Hình ảnh bên phải là phi công James H. Kasler - một trong những phi công lừng lẫy nhất lịch sử không quân Hoa Kỳ, được gọi là "kẻ hủy diệt MiG" hoặc "vua không chiến" trong Chiến tranh Triều Tiên bởi thành tích bắn hạ 6 máy bay MiG trong giai đoạn 1950 - 1953. James H. Kasler được công nhận là phi công đạt đẳng cấp ACE - một thành tích huy hoàng dành cho những phi công bắn hạ từ 5 máy bay địch trở lên. Ông cũng nhận được tổng cộng 76 huân, huy chương các loại - nhiều nhất lịch sử không quân Hoa Kỳ. James H. Kasler cũng là phi công hấp dẫn nhất, đẹp trai nhất trong số các phi công Hoa Kỳ tham chiến ở Việt Nam. Trên phim ảnh, James H. Kasler cũng chính là một trong số các hình tượng để xây dựng lên nhân vật phi công Pete "Maverick" Mitchell do Tom Cruise thủ vai trong loạt phim huyền thoại Top Gun. James H. Kasler tham chiến tại Chiến tranh Việt Nam với nhiệm vụ hủy diệt các phi công Việt Nam, chấm dứt "huyền thoại" về các máy bay MiG, đánh gục ý chí chiến đấu của không quân Việt Nam, dạy cho một nền không quân non trẻ như Việt Nam biết thế nào là "không chiến đích thực". Nhưng huyền thoại James H. Kasler với hơn 3000 giờ bay lại bị một chàng trai phi công Việt Nam mới ở độ tuổi 30, chỉ có chưa đầy 200 giờ bay thực tế, hạ gục trong một trận không chiến vào tháng 6/1966. Điều bất ngờ là chàng trai này chỉ lái MiG-17, một phương tiện bay lạc hậu hơn rất nhiều so với một chiếc F-4 Phantom II hoặc F-105 Thunderchief mà phi công James H. Kasler lái.

Chàng trai 30 tuổi này tên là Nguyễn Văn Bảy (hình bên trái) hay còn gọi là Bảy A, trước đó đã bắn hạ 2 máy bay khác, đến chiếc máy bay của James H. Kasler là chiếc thứ 3. Tổng thành tích hạ gục của chàng trai Nguyễn Văn Bảy trong cuộc đời chiến đấu là 7 chiếc và đạt đẳng cấp ACE.

Có thể nói James H. Kasler có một cuộc đời chiến binh đầy hào hùng cho đến khi gặp phi công Nguyễn Văn Bảy. Sau khi bị bắn hạ, James H. Kasler phải ngồi tù tại Hỏa Lò cho đến tận năm 1973, được trả về sau khi Hiệp định Paris được kí.

Thành tích mà chàng trai Nguyễn Văn Bảy khi bắn hạ James H. Kasler được gọi là “ACE bắn hạ ACE” - thành tích vô tiền khoáng hậu trên thế giới, chưa được bất cứ phi công nào trên thế giới lặp lại từ Thế chiến II cho đến tận thời điểm hiện tại….

Và thành tích này sẽ tồn tại rất lâu nữa và thậm chí sẽ không bao giờ tái hiện được.
ST.

01/03/2024
Đặt điện thoại xuống và cầm sách lênChuỗi hoạt động với chủ đề “Đặt điện thoại xuống, cầm sách lên” gần đây được các trư...
01/03/2024

Đặt điện thoại xuống và cầm sách lên

Chuỗi hoạt động với chủ đề “Đặt điện thoại xuống, cầm sách lên” gần đây được các trường học, giáo viên và đông đảo cha mẹ học sinh hưởng ứng tham gia, chia sẻ bằng nhiều kênh khác nhau, nhất là trên mạng xã hội.

Dành thời gian đọc cùng con mỗi ngày, trang trí góc đọc sách sinh động, thưởng cho con những cuốn sách yêu thích, khơi gợi niềm yêu thích đọc sách... là một số trong rất nhiều cách thức của chương trình, được các bậc cha mẹ áp dụng thành công để nuôi dưỡng, nhân lên tình yêu sách của con trẻ. Nhờ đó mà niềm đam mê trò chơi trực tuyến một cách không kiểm soát dần được thay thế bằng tình yêu những trang sách bổ ích, phù hợp với lứa tuổi.

Trong thời buổi kỷ nguyên số hiện nay, nhiều cha mẹ bày tỏ trăn trở trước tình trạng con cái lười đọc sách, chiếc điện thoại trở thành vật bất ly thân để tận dụng mọi thời gian có thể cho các trò chơi trực tuyến hay chương trình giải trí vô bổ. Bàn về mối lo ngại này, một số chuyên gia, người làm công tác giáo dục đưa ra câu hỏi rằng có bao nhiêu gia đình dành thời gian đồng hành, khơi gợi niềm đam mê đọc sách trong con em mình? Nhiều cha mẹ dễ dàng dẫn con đi mua sách, nhưng có thể trong số đó không ít người đã quên, hoặc chưa từng nghĩ tới việc đọc sách cùng con, đọc sách cho con nghe hay chính bản thân chưa coi trọng giá trị của việc đọc sách.

Theo số liệu thống kê gần đây của Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam có 30% người đọc sách thường xuyên, 26% người không đọc sách và 44% người thỉnh thoảng đọc; trung bình một người đọc 4 cuốn sách/năm. Ít đọc sách, ngại đọc sách, lười đọc sách không chỉ là thực trạng diễn ra ở con trẻ, mà là điều tồn tại ở cả một bộ phận không nhỏ người lớn.

Những khó khăn, tồn tại cần giải quyết đồng bộ để thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng nói chung, lớp trẻ nói riêng trước tác động mạnh mẽ của công nghệ thông tin, mạng xã hội hiện nay thì còn nhiều vấn đề cần bàn. Hành vi của người đọc sách cần được kích thích, khơi gợi bằng nhiều hình thức và một trong những yếu tố mang tính nền tảng, gốc rễ là việc xây dựng thói quen đọc sách rất cần bắt đầu từ cái nôi gia đình, để văn hóa đọc len lỏi vào cuộc sống hằng ngày một cách tự nhiên.

Nếu cha mẹ có thể hun đúc, trao truyền niềm đam mê đọc sách cho con bằng việc chăm đọc sách, lắng nghe con đọc sách, kể lại những cuốn sách hay mà bản thân đọc được... thì chắc chắn sự vun đắp ấy vô cùng đáng quý. Đó cũng là cách thức mà nhiều người tham gia chương trình “Đặt điện thoại xuống, cầm sách lên” thực hiện thành công, giúp con trẻ và chính bản thân không chỉ thích sách, mà sách đến với mỗi thành viên trong gia đình như những người bạn, trú ngụ lại trong tâm trí một cách nhẹ nhàng mà sâu lắng, dần trở thành chất liệu quan trọng của nghĩ suy, rung cảm, của sự kiếm tìm tri thức, trải nghiệm bản thân, lắng nghe, nhận ra giá trị và sửa mình.

Siêng hay lười đọc sách ở con trẻ phụ thuộc nhiều vào hành trình chúng ta gây dựng, đồng hành. Kỷ nguyên số có thể là một áp lực cho sách giấy, nhưng điều ấy không là rào cản nếu mỗi người muốn đọc, thích đọc. Sách số, sách bản giấy chỉ cần chứa đựng những giá trị, chắc chắn là sự lựa chọn của người yêu sách.

HỒNG THẠNH

01/03/2024

HƯỞNG ỨNG THAM GIA CUỘC THI TRỰC TUYẾN TÌM HIỂU NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 8 KHOÁ XIII CỦA ĐẢNG
🏵🌸🌼🌻🌺💐🏵🌸🌼🌻🌺💐
Vừa qua, Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành Kế hoạch số 421-KH/BTGTW ngày 29/01/2024 về tổ chức Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khoá XIII. Trong đó:
👉 Đối tượng dự thi: là Báo cáo viên các cấp và đội ngũ tuyên truyền viên nòng cốt ở cơ sở; cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động; chiến sĩ các lực lượng vũ trang; đoàn viên, hội viên các đoàn thể chính trị - xã hội; các tầng lớp nhân dân ở trong và ngoài nước.
👉 Nội dung thi: 04 Nghị quyết Hội nghị TW8 khoá XIII của Đảng.
👉 Hình thức thi: Thi trắc nghiệm trực tuyến trên Trang Thông tin điện tử tổng hợp Báo cáo viên (địa chỉ https:baocaovien.vn).
- Thời gian tổ chức: Cuộc thi diễn ra trong 3 tuần, từ ngày 26/02/2024 – 15/3/2024.
👉 Cơ cấu giải thưởng: Mỗi tuần thi có các giải thưởng bao gồm:
+ 01 Giải Nhất: 3.000.000 đồng/giải (Ba triệu đồng/giải);
+ 02 Giải Nhì: 2.000.000 đồng/giải (Hai triệu đồng/giải);
+ 03 Giải Ba: 1.000.000 đồng/giải (Một triệu đồng/giải);
+ 5 Giải Khuyến khích: 500.000 đồng/giải (Năm trăm nghìn đồng/giải).
👉 Cuộc thi, giúp cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn về những nội dung cơ bản, cốt lõi, những điểm mới trong các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khoá XIII, qua đó, góp phần đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống và thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng./.

01/03/2024

Từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây đã có biết bao cuốn sách, lời bàn về xu nịnh, phê phán thói xu nịnh. Theo "Từ điển tiếng Việt" giải thích, “xu nịnh” nghĩa là “nịnh nọt để lấy lòng và cầu lợi”. Chỉ ngắn gọn thế mà ở đời vô số biểu hiện xu nịnh khác nhau.

Thông thường, dưới nịnh trên; nhưng khi cần, trên cũng nịnh dưới; đồng cấp cũng nịnh nhau; thậm chí có những người bình thường không ưa nhau, là đối thủ của nhau nhưng khi cần cũng phải nịnh nhau, đặc biệt là trước khi bỏ phiếu ở một cuộc họp, một đại hội quan trọng nào đó. Mục đích của xu nịnh ở cấp độ nào, thời nào cũng là cầu lợi, kể cả người xu nịnh và người được xu nịnh. Xu nịnh đã mang đến những hậu quả khôn lường.

Ở nước ta, thời Vua Trần Dụ Tông bất tài, bị một số quan lại triều đình nịnh bợ, không nghe theo những trung thần nên để dân chúng đói khổ, đất nước suy kiệt. Ở Trung Quốc thời Đông Chu liệt quốc, Vua Ngô là Phù Sai vì không chịu nghe lời can gián ngay thẳng của trung thần tướng quốc Ngũ Viên, chỉ nghe lời của kẻ nịnh thần là quan thái tể Bá Hi nên mất nước vào tay Việt Vương Câu Tiễn. Thời nhà Thanh có nịnh thần nổi tiếng là Hòa Thân, do có tài nịnh, được Càn Long tin dùng nên Hòa Thân đã lộng hành, khuynh đảo thiên hạ, hãm hại người tài, trung thần.

Thời nay, trong xã hội ta cũng không ít người nịnh rất khéo, rất giỏi, nói mười làm một mà vẫn được cấp trên dễ dàng tin tưởng, trọng dụng. Có người chỉ bằng “năng lực nịnh” mà làm cho cấp trên thân tín, gần gũi. Có người lại nịnh rất thô thiển nhưng vẫn được cấp trên chấp nhận. Kỳ thực ở đâu cũng có dạng người hay xu nịnh và những người thích được xu nịnh, đều vì mục đích có lợi cho mình. Nghiêm khắc mà nói, ngay cả những người chân chính, nếu không tỉnh táo, sẽ có lúc chạm vào “lằn ranh đỏ” xu nịnh.

Vậy sử dụng người hay xu nịnh như thế nào cho phù hợp trong bộ máy công quyền? Chuyện rằng mới đây, ở một cơ quan có một cuộc họp thường vụ đảng ủy xét đề nghị bổ nhiệm anh A là chuyên viên lên làm lãnh đạo. Sau khi nghe cán bộ tổ chức báo cáo với thường vụ tóm tắt nhận xét (chủ yếu là ưu điểm) của anh A để tập thể thường vụ cho ý kiến, cuộc họp diễn ra với nhiều ý kiến sôi nổi, cơ bản nhất trí với đề nghị của cơ quan tổ chức. Cuối cùng chỉ có bí thư đảng ủy lại có ý kiến khác.

Với đức tính thận trọng, thẳng thắn, bí thư đảng ủy đã đưa ra những bằng chứng rất cụ thể về anh A là một cán bộ tuy học hành cơ bản, có kinh nghiệm công tác nhưng lại có tính hay xu nịnh. Theo bí thư đảng ủy, nên để theo dõi giáo dục và điều động anh này sang một đơn vị khác, trước mắt chỉ làm chuyên viên, đi sâu một lĩnh vực của cơ quan, không liên quan, ảnh hưởng nhiều đến mọi người.

Theo lý giải của bí thư đảng ủy, nếu thường vụ nhất trí đề nghị đưa anh A lên làm lãnh đạo, quản lý một cơ quan sẽ có nhiều điều bất lợi. Vì bản thân anh A có tính hay xu nịnh thì chắc chắn sẽ có tư tưởng muốn có nhiều cán bộ dưới quyền xu nịnh mình, hầu hạ mình, điều đó thật là nguy hại cho cơ quan. Như thế vô tình chúng ta lại để anh A chuyển hóa, “đào tạo” ra nhiều cán bộ, đảng viên dưới quyền nảy sinh tính cách xu nịnh. Thử hỏi, từ một người rồi đến một nhóm người, một “hệ thống” người với nhiều cương vị khác nhau bị ảnh hưởng tư tưởng xu nịnh thì điều này hẳn sẽ phát triển thành cấp số nhân, rất tai hại cho Đảng, mà trước hết là hệ thống chính trị ở cơ quan, đơn vị, địa phương.

Ý kiến thuyết phục của bí thư đảng ủy làm thay đổi hẳn suy nghĩ của phần lớn tập thể thường vụ, cho dù cũng còn một vài người chưa thật ưng thuận. Như hiểu rõ “lòng dạ” từng người, bí thư đảng ủy yêu cầu mọi thành viên trong thường vụ và cơ quan tổ chức nếu ai đã trót “nhúng chàm” với anh A thì nên tự giải quyết cho sáng tâm, sáng đức của người cán bộ, đảng viên. Cũng nhân buổi họp thường vụ đó, bí thư đảng ủy đề xuất một cuộc sinh hoạt chính trị “tự soi, tự sửa” trong toàn đảng bộ, làm lành mạnh hóa các quan hệ nội bộ, kiên quyết chống bệnh xu nịnh, a dua trong cơ quan để góp phần xây dựng văn hóa ứng xử chuẩn mực, nhân văn.

01/03/2024
3 loại tiền lương tăng từ ngày 1/7/20243 loại tiền lương quan trọng gồm lương công chức, lương hưu, lương tối thiểu sẽ t...
01/03/2024

3 loại tiền lương tăng từ ngày 1/7/2024

3 loại tiền lương quan trọng gồm lương công chức, lương hưu, lương tối thiểu sẽ tăng từ ngày 1/7/2024, cụ thể như sau:

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, trong đó có nội dung về thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2024.

Theo đó, trong chính sách tiền lương mới mở rộng quan hệ tiền lương từ hệ số lương 1 - 2,34 – 10 của hiện nay lên thành 1 - 2,68 - 12.

Với việc mở rộng quan hệ tiền lương này thì mức lương thấp nhất của công chức, viên chức sẽ tăng khá cao (so với mức lương khởi điểm 3,5 triệu đồng của công chức, viên chức có trình độ trung cấp, hệ số lương 1,86 hiện nay).

Đồng thời, mức lương trung bình của công chức, viên chức cũng có mức khởi điểm với hệ số 2,68 (cao hơn so với hệ số 2,34 hiện nay). Được biết với hệ số 2,34 thì công chức, viên chức có trình độ đại học có mức lương khởi điểm hơn 4,2 triệu đồng/tháng.

Mức lương cao nhất của công chức, viên chức tương ứng với bậc 3 của chuyên gia cao cấp (bằng lương Bộ trưởng) cũng được nới rộng từ hệ số 10 lên hệ số 12. Do đó, mức lương mới cao nhất của công chức, viên chức dự kiến sẽ cao hơn (so với con số 18 triệu đồng hiện nay).
Như vậy, từ ngày 1/7/2024 tiền lương trung bình của công chức, viên chức tăng khoảng 30%. Mức tăng lương cụ thể cho từng đối tượng sẽ phụ thuộc vào vị trí việc làm, hiệu quả công việc...

- Tăng lương hưu, trợ cấp BHXH từ ngày 1/7/2024
Bên cạnh việc cải cách tiền lương công chức thì tại nghị quyết cũng đề cập đến việc tăng lương hưu, trợ cấp BHXH.
Theo đó, từ ngày 01/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII. Đồng thời, thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.
Với việc tăng lương hưu khi thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2024, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất mức tăng lương hưu 8%.
Hiện chưa có con số chính xác về mức tăng lương hưu từ ngày 01/7/2024, dự kiến Nghị định điều chỉnh lương hưu sẽ trình Chính phủ vào tháng 5/2024.
- Tăng lương tối thiểu vùng 6% từ ngày 1/7/2024
Ngày 20/12/2023, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã bỏ phiếu chốt mức tăng lương tối thiểu vùng 2024 là 6%, thời điểm tăng lương tối thiểu vùng là từ ngày 01/7/2024.
Với mức điều chỉnh lương tối thiểu thêm 6%, thì tiền lương tối thiểu sẽ tăng thêm 200.000 đồng đến 280.000 đồng tùy vùng.
Cụ thể, sau khi điều chỉnh tăng thì mức lương tối thiểu theo từng vùng như sau: Lương vùng 1 nâng lên 4.960.000 đồng; vùng 2 là 4.410.000 đồng; vùng 3 là 3.860.000 đồng và vùng 4 đạt 3.450.000 đồng.

(Hiện hành, tiền lương tối thiểu vùng dao động từ 3.250.000 đồng đến 4.680.000 đồng)
Đối với mức lương tối thiểu giờ cũng tăng tương ứng 6% từ ngày 1/7/2024. Cụ thể, vùng 1 tăng lên 23.800 đồng; vùng 2 là 21.200 đồng; vùng 3 là 18.600 đồng; vùng 4 là 16.600 đồng.

Tiếp tục tăng lương thêm 7%/năm từ 2025
Một điểm đáng chú ý nữa là từ năm 2025, Chính phủ tiếp tục điều chỉnh mức lương trong các bảng lương tăng thêm bình quân khoảng 7%/năm. Tức là sau khi thực hiện cải cách tiền lương có bảng lương mới với mức lương tăng hơn so với hiện hành thì hàng năm công chức, viên chức vẫn được tăng lương thêm 7%.
Việc tăng lương thêm 7% để bù trượt giá và có phần cải thiện theo mức tăng trưởng GDP và được thực hiện cho đến khi mức lương thấp nhất của khu vực công bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng 1 của khu vực doanh nghiệp.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh, việc Quốc hội thông qua chính sách cải cách tiền lương lần này vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính thời sự, tạo tâm trạng vui tươi, phấn khởi trong xã hội và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Để thực hiện được chính sách cải cách tiền lương là sự nỗ lực vượt bậc của các cấp, các ngành trong thời gian qua. Trong đó phải kể đến nỗ lực trong việc tạo nguồn cho cải cách tiền lương.
Tuy nhiên, để có nguồn thực hiện chính sách cải cách tiền lương bền vững, đảm bảo tốc độ tăng trưởng hàng năm, theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ thời gian tới, nhiệm vụ hàng đầu là tập trung để tạo nguồn lực tài chính bền vững.
Vì vậy, việc thu ngân sách như thế nào, tiết kiệm chi ra sao để đảm bảo có nguồn cho tiền lương sau giai đoạn 2024 - 2026 là vấn đề cần phải quan tâm.

29/02/2024
Các dấu ấn trong năm đầu tiên Việt Nam đảm nhiệm thành viên Hội đồng Nhân quyềnSau hơn một năm đảm nhiệm thành viên Hội ...
29/02/2024

Các dấu ấn trong năm đầu tiên Việt Nam đảm nhiệm thành viên Hội đồng Nhân quyền

Sau hơn một năm đảm nhiệm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025, Việt Nam đã để lại nhiều dấu ấn được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.

29/02/2024

U mê "đốt tiền" liệu có mua được bình an, tài lộc?

Đầu Xuân Giáp Thìn, nhiều khu hóa vàng tại các đền, chùa trên cả nước luôn rực lửa. Đốt vàng mã là một hình thức mê tín dị đoan, song nhiều người vẫn u mê "đốt tiền" cầu bình an, tài lộc gây lãng phí, tạo điều kiện cho nhiều đối tượng “buôn thần bán thánh”.

Mê muội và lãng phí

Ngày cuối tuần, di tích lịch sử đền Bà Chúa Kho (phường Vũ Ninh, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) tấp nập người, xe; cảnh cò mồi viết sớ, khấn thuê, sắm lễ diễn ra náo nhiệt. Từ đền Trình đến đền Bà Chúa Kho chừng 2,5km nhưng mọc lên san sát những cửa hàng bán vàng mã, viết sớ.

Vào cơ sở bán vàng mã LL, chúng tôi được bà chủ giới thiệu, muốn cung thỉnh Bà Chúa Kho thì trước hết phải vào đền Trình. Rồi bà giới thiệu bộ lễ dâng đền Trình với 4 mâm gồm tiền vàng, bánh khảo, hoa tươi có mức giá từ 200.000 đến 300.000 đồng/mâm, sớ lễ 10.000 đồng/tờ. Khi du khách có nhu cầu đổi tiền lẻ, chủ cửa hàng mang ra một xấp tiền với đủ các mệnh giá từ 1.000 đến 5.000 đồng, chi phí 125.000 đồng đổi 100.000 đồng tiền lẻ.

Khi tới đền Bà Chúa Kho, chúng tôi lại được các chủ ki ốt mời viết sớ, dâng lễ, với mức giá tương tự tại đền Trình. Bên trong đền, người dân dò từng bước chen chúc nhau với mong muốn dâng lễ lên Bà Chúa Kho, cứ cách 2m lại có một người mời gọi khấn thuê, xin đài. Tìm đến khu hóa vàng tại đền, cảnh người hạ lễ, đốt vàng mã diễn ra sôi nổi, lửa cháy rực, khói bốc nghi ngút.

Trao đổi với phóng viên Báo Quân đội nhân dân, ông Lê Văn Thư, Phó chủ tịch UBND phường Vũ Ninh lý giải, mặc dù các cán bộ văn hóa phường, thủ nhang đền Bà Chúa Kho đã tuyên truyền, nhắc nhở người dân nhưng tình trạng đốt vàng mã vẫn diễn ra. "Việc đốt vàng mã hiện chưa bị luật pháp cấm nên chúng tôi chỉ có thể tuyên truyền, vận động người dân và du khách. Dịp du xuân, lễ hội năm 2024, UBND phường Vũ Ninh đã chỉ đạo Ban quản lý di tích đền Bà Chúa Kho tăng cường các biển, bảng khuyến cáo du khách về lễ đền không nhờ khấn thuê, lễ mướn; hạn chế đốt vàng mã mà chuyển vàng mã về kho để có dịp tặng lại du khách mang về nhà", ông Lê Văn Thư cho biết.

Với quan niệm “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, đốt nhiều vàng mã thì công việc làm ăn của gia đình mới phát đạt và yên ổn, nhiều người sính các sản phẩm hàng mã như biệt phủ, máy bay, xe hơi, ngựa, thỏi vàng để dâng thánh, "biếu tặng" tổ tiên. Những hàng hóa độc lạ như mỹ phẩm, hàng hiệu, bộ đồ đánh golf, điện thoại thông minh... gia nhập thị trường vàng mã để chiều theo nhu cầu của người dân.

Mới đây, thông tin đốt hàng tấn vàng mã trả lễ suốt 3 ngày tại đền Quan Lớn Tuần Tranh (xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương) khiến dư luận xôn xao. Chia sẻ với báo chí, một lãnh đạo UBND xã Đồng Tâm khẳng định, số lượng tiền, vàng mã được tín chủ mang đến đền là 100 bao với khối lượng khoảng 1,5 tấn. Ban quản lý Di tích quốc gia đền Quan Lớn Tuần Tranh chỉ cho đốt 30 bao, số còn lại được yêu cầu chở đi hóa tại các đền, chùa, đình trên địa bàn và khu vực lân cận.

Cần chế tài cụ thể hơn

Trước mùa du xuân, lễ hội 2024, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã ban hành thông bạch, đề nghị các chùa, cơ sở tự viện và tăng ni không đốt vàng mã, tránh những nội dung không phù hợp với truyền thống của Phật giáo. Dù vậy, tình trạng đốt vàng mã vẫn diễn ra tràn lan tại các đền, chùa trên cả nước. Theo Hòa thượng Thích Gia Quang, Phó chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Thông tin-Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, việc đốt vàng mã không phải là mỹ tục trong văn hóa Việt, không phù hợp với tinh thần đạo Phật. Việc người dân bắt chước, lạm dụng đốt vàng mã mà không hiểu bản chất chính là biểu hiện mê tín dị đoan. Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ cùng với ngành văn hóa và chính quyền các cấp tiếp tục tuyên truyền, vận động để sớm hạn chế và dần loại bỏ tục đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự, các lễ hội và trong đời sống xã hội.

PGS, TS Chu Văn Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) cho rằng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng đốt vàng mã tràn lan tại các cơ sở thờ tự là do dân mê tín quá và cũng bị nhiều đối tượng xúi giục rằng càng đốt nhiều vàng mã thì càng được người âm độ. Ngoài ra, luật pháp về việc đốt vàng mã chưa nghiêm, tạo điều kiện cho các đối tượng “buôn thần bán thánh”. “Nếu đốt một chút vàng mã nhằm thể hiện lòng thành với tổ tiên thì không có gì đáng bàn. Nhưng đốt vàng mã mà chất đống, tâm lý “đốt tiền” cầu sự bình an, tài lộc thì là mê tín dị đoan. Đến với tôn giáo, tín ngưỡng là để tìm sự bình an, thanh thản của tâm hồn, để sám hối, gột rửa những lỗi lầm, hướng thiện, làm lành, lánh dữ... chứ không phải cầu xin danh lợi, tiền tài”, PGS, TS Chu Văn Tuấn khẳng định.

Đồng quan điểm trên, TS Trần Hữu Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian ứng dụng cho rằng, ngoài thiệt hại kinh tế, việc đốt vàng mã quá nhiều dẫn đến những hệ lụy như ô nhiễm môi trường, nguy cơ cháy nổ và mất an toàn. TS Trần Hữu Sơn nhấn mạnh, không nên vì tâm lý xem việc đốt vàng mã là tập tục tín ngưỡng của người dân mà e ngại khi vận động, khuyến cáo hay áp dụng chế tài quản lý. Việc hạn chế đốt vàng mã ở các điểm di tích thuộc trách nhiệm của Ban quản lý di tích cũng như cán bộ văn hóa địa phương và cần có chế tài xử phạt nếu như các cán bộ trên để tình trạng đốt vàng mã diễn ra tại các khu di tích mà mình quản lý.
“Bảo đảm an toàn phòng, chống cháy nổ tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo nhất là các cơ sở thờ tự; không để xảy ra các hoạt động mê tín dị đoan, biến tướng, lệch chuẩn xã hội, lợi dụng các hoạt động tâm linh nhằm trục lợi, không đốt đồ mã, vàng mã tràn lan gây tốn kém, lãng phí hoặc không đúng nơi quy định tại các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo” (Công điện số 11/CĐ-TTg ngày 30-1-2024 của Thủ tướng Chính phủ).



Bài và ảnh: HỮU TRƯỞNG

Mặc dù đã được vận động, tuyên truyền nhưng không ít người dân vẫn đốt nhiều vàng mã tại đền Bà Chúa Kho (phường Vũ Ninh, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh).

29/02/2024
Khởi tố 02 bị can nguyên Trưởng phòng Kinh tế, hạ tầng huyện Yên Thuỷ và đồng phạm “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong kh...
29/02/2024

Khởi tố 02 bị can nguyên Trưởng phòng Kinh tế, hạ tầng huyện Yên Thuỷ và đồng phạm “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
------

Ngày 27/2, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hòa Bình ra Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Đặng Văn Thành, SN 1967, nguyên Trưởng phòng Kinh tế và hạ tầng (hiện đã nghỉ hưu); Nguyễn Đức Tuấn, SN 1989, chuyên viên phòng Kinh tế và hạ tầng huyện Yên Thủy; Bùi Công Định, SN 1987, cá nhân thực hiện thi công 02 gói thầu; Khởi tố bị can, thực hiện lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Hoàng Tiến Sơn, nguyên Trưởng phòng Kinh tế và hạ tầng huyện Yên Thủy (Hiện đang là Trưởng Phòng tài chính kế hoạch huyện Yên Thủy).

Trước đó, Phòng Kinh tế và hạ tầng huyện Yên Thủy được UBND huyện giao thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng, phát cây, cắt cỏ, khơi thông cống rãnh các tuyến đường huyện năm 2021. Quá trình thực hiện, các cá nhân liên quan của Phòng Kinh tế và hạ tầng và đơn vị thi công đã thông đồng với nhau hợp thức hóa hồ sơ các gói thầu, nghiệm thu, thanh toán tăng, khống khối lượng so với thực tế, gây thiệt hại cho Ngân sách Nhà nước.

Kết quả điều tra ban đầu xác định hành vi của các đối tượng có đủ yếu tố cấu thành tội phạm “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại điều 356 Bộ Luật Hình sự.

Hiện, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hòa Bình đang tiếp tục điều tra, mở rộng vụ án để xử lý theo quy định của pháp luật.

Nguồn congantinhhoabinh
------
N.H - H.H

28/02/2024

MÓN NỢ IELTS
IELTS là chứng chỉ của một tổ chức, không phải là thước đo trình độ ngoại ngữ của một quốc gia. Mục đích của cuộc thi IELTS là để kiểm tra xem sinh viên có đủ khả năng nghiên cứu chuyên sâu ở các trường đại học, với các bài phân tích biểu đồ, dữ liệu, các từ ngữ chuyên ngành đòi hỏi người học phải có thời gian nghiên cứu chuyên sâu.

Nhưng về Việt Nam, nó lại được thần thánh hóa, biến thành "điểm cộng" trong các kỳ thi tuyển sinh. Nhà nhà đổ đi học IELTS, người người thức đêm hôm đến các lò luyện thi. Và chỉ vài năm sau, cả trăm triệu đầu tư vào không được sử dụng đến trở thành công cốc. Lãng phí vô cùng.

Tiêu chí hàng đầu vẫn là ưu tiên chuẩn tiếng mẹ đẻ không sai lỗi chính tả, văn phong chỉnh chu...Khuyến khích học ngoại ngữ nhưng phải bình đẳng như nhau trong khi nhiều cháu đang học tiếng Trung, tiếng Nga, Hàn quốc, Nhật Bản... Hội nhập trong đa dạng chứ sao chỉ ưu tiên tiếng Anh...???

Thế nên, ủng hộ quyết định kịp thời của Bộ Giáo dục và đào tạo. Học sinh chúng ta giờ đã quá nhiều gánh nặng, đừng bắt các cháu phải gánh thêm món nợ IELTS!
#

22/02/2024
22/02/2024
Cần làm gì khi mất điện thoại có cài đặt tài khoản định danh điện tử?Bộ Công an khuyến cáo, trong trường hợp mất thiết b...
21/02/2024

Cần làm gì khi mất điện thoại có cài đặt tài khoản định danh điện tử?

Bộ Công an khuyến cáo, trong trường hợp mất thiết bị (điện thoại) đang đăng nhập tài khoản định danh điện tử, người dân cần lưu ý một số điều.

Trường hợp có thiết bị mới hỗ trợ NFC để đăng nhập: Người dân thực hiện đăng nhập trên thiết bị mới bằng cách sử dụng tính năng quét NFC đối với thẻ căn cước công dân. Sau khi đăng nhập thành công, người dân vào phần quản lý thiết bị và ấn hủy liên kết với thiết bị cũ.

NFC (Near-Field Communications) được hiểu là kết nối không dây trong phạm vi tầm ngắn. Công nghệ hoạt động dựa vào cảm ứng từ trường giữa hai thiết bị có hỗ trợ tính năng NFC đặt gần nhau).

Trường hợp không có thiết bị mới hoặc thiết bị mới không hỗ trợ tính năng quét NFC để đăng nhập: Nếu chưa có nhu cầu sử dụng ứng dụng tại thời điểm đó, công dân có thể liên hệ tổng đài 1900.0368 hoặc ra cơ quan công an yêu cầu khóa tài khoản, tránh trường hợp kẻ xấu sở hữu thiết bị cũ của người dân, thực hiện đăng nhập thành công ứng dụng VNeID và thực hiện hành vi với mục đích xấu.

Khi có nhu cầu đăng nhập trên thiết bị mới, công dân có thể đến cơ quan công an các cấp nơi gần nhất để được hỗ trợ đổi thiết bị đăng nhập, đổi số điện thoại nhận thông báo tài khoản định danh điện tử.

Bộ Công an khuyến cáo người dân cần lưu ý tuyệt đối không chia sẻ các thông tin đăng nhập và sử dụng tài khoản định danh điện tử, bao gồm: mã số định danh cá nhân, mật khẩu đăng nhập, passcode, mã OTP trên điện thoại cho bất kỳ ai.

THÁI SƠN

20/02/2024
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC CHO CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TRẺ🌸🍀🌻🍀🌺🍀🏵🍀🌼🍀💐🍀Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống...
20/02/2024

GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC CHO CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TRẺ
🌸🍀🌻🍀🌺🍀🏵🍀🌼🍀💐🍀

Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho cán bộ, đảng viên trẻ là nội dung, biện pháp quan trọng góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức trong sáng, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn thử thách, dám hành động vì lợi ích chung.

Cán bộ, đảng viên trẻ là những người sẽ trở thành lực lượng trọng yếu của nước nhà, có vai trò rất quan trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý ở các cơ quan, đơn vị, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; là lực lượng nòng cốt trong tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước. Vì vậy, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho cán bộ, đảng viên trẻ là nội dung, biện pháp quan trọng góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức trong sáng, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn thử thách, dám hành động vì lợi ích chung.

Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy đảng các cấp, những năm qua công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho cán bộ, đảng viên trẻ thường xuyên được quan tâm, chú trọng, có nhiều đổi mới về nội dung, hình thức, biện pháp tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện. Cán bộ, đảng viên trẻ đã có sự trưởng thành về nhiều mặt, giữ vững và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, góp phần “nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sỏ đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên”(1) để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, hùng cường, thịnh vượng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác giáo dục đạo đức truyền thống dân tộc cho cán bộ, đảng viên trẻ hiện nay còn bộc lộ một số hạn chế: Một số cấp uỷ, tổ chức đảng, cán bộ lãnh đạo chưa làm tốt công tác giáo dục đạo đức truyền thống dân tộc cho cán bộ, đảng viên trẻ; hình thức, biện pháp giáo dục chưa phong phú, đa dạng, hấp dẫn; một bộ phận cán bộ, đảng viên trẻ “phai nhạt lý tưởng cách mạng, thiếu bản lĩnh chính trị, ý chí phấn đấu giảm sút, chưa gương mẫu, sống thực dụng, suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, vi phạm kỷ luật đảng, vi phạm pháp luật”(2).

Quán triệt quan điểm “Tăng cường giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm xã hội cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh niên”của Đại hội XIII của Đảng,cần tăng cường giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho cán bộ, đảng viên trẻ. Đây cũng là thực hiện đúng theo di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”(3) nhằm khơi dậy ý chí, khát vọng cống hiến của cán bộ, đảng viên trẻ, góp phần xây dựng, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Theo đó, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

🔸️ Một là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể, lực lượng về tầm quan trọng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho cán bộ, đảng viên trẻ.

Các chủ thể giáo dục phải luôn luôn nắm vững quan điểm: “Tăng cường giáo dục thế hệ trẻ về lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống văn hoá, nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc, đặc biệt là nuôi dưỡng hoài bão, khát vọng xây dựng đất nước”(4). Với tinh thần này, cấp uỷ, tổ chức đảng các cấp thường xuyên quán triệt, phổ biến, tuyên truyền đến cán bộ, đảng viên trẻ các chủ trương về xây dựng, văn hoá con người Việt Nam thời kỳ mới, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở nhận thức và có thái độ đúng đắn, đầy đủ về vị trí, vai trò giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho cán bộ, đảng viên trẻ, cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì các cấpcần quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để có những biện pháp phù hợp tác động, thúc đẩy hoạt động giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho cán bộ, đảng viên trẻ có hiệu quả.

Cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì các cấp cần gắn nội dung phổ biến quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết, hướng dẫn của cấp trên với giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho cán bộ, đảng viên trẻ ở cơ quan, đơn vị, địa phương mình. Trong nội dung nghị quyết lãnh đạo thường xuyên, cấp ủy đảng các cấp cần dành nội dung thích đáng đối với công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho cán bộ, đảng viên trẻ. Khi cần thiết và điều kiện cho phép có thể tổ chức các hội nghị chuyên đề bàn về đạo đức, giá trị đạo đức truyền thống dân tộc để nâng cao nhận thức, phát huy trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng và bản thân từng cán bộ, đảng viên trẻ. Bên cạnh đó cần lồng ghép các nội dung giáo dục giá trị đạo đức truyền thống vào các hoạt động của địa phương, cơ quan, đơn vị; coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, không chủ quan, lơ là, làm qua loa, hình thức. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Tiếp tục kiên trì, coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, học tập, nghiên cứu và vận dụng chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng vào thực tiễn”(5).

Hiện nay, trước yêu cầu, nhiệm vụ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế và yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới, đòi hỏi các cấp uỷ, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì, đội ngũ cán bộ, đảng viên trẻ phải không ngừng nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, nhất là trong điều kiện sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, xu thế toàn cầu hóa, sự tác động nhiều chiều đến đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên. Thông qua đó, để các chủ thể, lực lượng và cán bộ, đảng viên trẻ xác định đúng thái độ, trách nhiệm và có hành động tích cực nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho cán bộ, đảng viên trẻ.

🔸️ Hai là, lựa chọn nội dung, đổi mới hình thức, biện pháp giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho cán bộ, đảng viên trẻ.

Đảng ta xác định: “Giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, truyền thống và lịch sử dân tộc, ý thức trách nhiệm xã hội cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ”(6). Giáo dục tinh thần yêu nước phải gắn với yêu chủ nghĩa xã hội, được biểu hiện ở lòng tự hào, tự tôn dân tộc của mọi người con đất Việt, dù có đi đâu, định cư ở nước nào cũng luôn có tình cảm gắn bó tha thiết với quê hương, đất nước; có tinh thần kiên quyết, sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giá trị đó không phai mờ, không hề mất đi cùng với thời gian và không bị “hòa tan” trong quá trình hội nhập quốc tế. Do vậy, cần phải bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức, lối sống, niềm tin, ý chí quyết tâm, tình cảm, thôi thúc họ hành động tự giác, thực hiện mục tiêu, lý tưởng cách mạng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”(7).

Trải qua hàng nghìn năm đấu tranh bảo vệ nền độc lập, tự do dân tộc, xây dựng cuộc sống nhân dân ta đã đúc kết nên những truyền thống vô cùng quý báu, đó là: lòng yêu nước nồng nàn; ý chí tự cường dân tộc; tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng khoan dung, nhân ái, độ lượng; tinh thần lạc quan; cần cù, thông minh, sáng tạo trong cuộc sống, lao động sản xuất. Đó chính là những giá trị tốt đẹp được kết tinh trong những chuẩn mực đạo đức phổ biến, có tác động tích cực tới cộng đồng, điều chỉnh quan hệ giữa cá nhân và xã hội để tạo nên sự thống nhất hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội.

Khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc cho cán bộ, đảng viên trẻ. Đảng ta đã chỉ rõ: “Khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”(8). Theo đó, cần phải tạo môi trường và điều kiện xã hội thuận lợi nhất để khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, ý chí tự cường, niềm tin, tài năng, trí tuệ, phẩm chất của cán bộ, đảng viên trẻ. Thực tiễn đã kiểm nghiệm, chỉ khi nào tạo được môi trường và điều kiện xã hội thuận lợi thì khơi dậy được các giá trị truyền thống, khi đó đất nước ta phát triển mạnh mẽ vượt bậc và ngược lại.

Giáo dục lòng trung thành đối với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân cho cán bộ, đảng viên trẻ. Lòng trung thành đó được biểu hiện ở sự giác ngộ sâu sắc và quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng, lấy đó làm mục đích hoạt động của mình, suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân; luôn có ý thức cộng đồng, đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, lên trên lợi ích cá nhân; tự nguyện chấp nhận khó khăn, thiệt thòi về mình, kiên cường vượt qua mọi thử thách, gian khổ, sẵn sàng đánh đổi cả tính mạng của mình vì những lợi ích tốt đẹp của quốc gia dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân; kiên quyết chống bệnh quan liêu, gia trưởng, cửa quyền, thói kiêu ngạo, ức hiếp quần chúng và cấp dưới. Thực hiện theo đúng lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh, phải “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”(9).

Về hình thức, phương pháp giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho cán bộ, đảng viên trẻ cần coi trọng hoạt động thực tiễn; phát huy tinh thần dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn thử thách, dám hành động vì lợi ích chung của họ.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Cần coi trọng giáo dục qua thực tiễn phong trào, lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp với từng lứa tuổi”(10). Càng có sự giao lưu, càng tham gia nhiệt tình vào các hoạt động của các tổ chức hội, các hoạt động của xã hội thì mỗi cán bộ, đảng viên trẻ càng tích lũy thêm được vốn sống, càng có dịp áp dụng và chiêm nghiệm những giá trị đạo đức truyền thống. Chú trọng đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên trẻ, nâng cao tính chiến đấu, tinh thần thẳng thắn, dũng cảm trong tự phê bình và phê bình, nhất là đối với những hành vi trái với những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong chia sẻ, kết nối và lan toả những tấm gương “người tốt”, “việc tốt” của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ, đảng viên trẻ trong công tác và tham gia hoạt động xã hội.

🔸️ Ba là, xây dựng môi trường văn hóa, đạo đức lành mạnh góp phần tích cực vào giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho cán bộ, đảng viên trẻ.

Đại hội XIII của Đảng đã chỉ rõ: “Xây dựng môi trường, điều kiện học tập, lao động, giải trí, rèn luyện để phát triển lành mạnh, toàn diện, hài hoà cả về trí tuệ, thể chất và giá trị thẩm mỹ”(11). Xây dựng môi trường văn hóa, đạo đức nhằm điều chỉnh hành vi của cán bộ, đảng viên trẻ theo những chuẩn mực giá trị đạo đức truyền thống dân tộc hiện nay. Đây cũng là cơ sở để kiên quyết đấu tranh với các hành vi vi phạm đạo đức, phản nhân văn, vi phạm các chuẩn mực xã hội, quy định của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp đồng chí, đồng đội và với nhân dân tạo ra bầu không khí tích cực, lành mạnh ở mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương. Đồng thời, tạo lập phong cách, lối sống, hành vi đạo đức phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, hướng tới cái chân, thiện, mỹ, gạt bỏ cái xấu, cái ác, cái lạc hậu ngăn ngừa sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Khơi dậy giá trị khiêm tốn, cần cù, tự giác, dũng cảm, kiên cường, mưu trí, sáng tạo của cán bộ, đảng viên trẻ. Bởi, đây là hệ giá trị trong văn hóa đạo đức truyền thống của con người Việt Nam, nói lên thái độ của mỗi người đối với chính bản thân mình. Giá trị đó luôn được phát huy, họ không chỉ giải quyết mối quan hệ ngay trong nếp sống của chính bản thân mình, mà luôn tâm đến sự nghiệp cách mạng chung, đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của nhân dân, của tập thể lên trên hết, trước hết; luôn sống “vì mọi người”, vì đồng chí, đồng đội; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ. Đúng như lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thời đại của chúng ta là thời đại văn minh, thời đại cách mạng, mọi việc càng phải dựa vào lực lượng của tập thể, của xã hội; cá nhân càng không thể đứng riêng lẻ mà càng phải hòa mình trong tập thể, trong xã hội”(12).

🔸️ Bốn là, phát huy tính tích cực, chủ động của cán bộ, đảng viên trẻ trong tự giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc.

Mỗi cán bộ, đảng viên trẻ là chủ thể năng động, tích cực trong các hoạt động của cơ quan, đơn vị, địa phương. Từng cán bộ, đảng viên trẻ luôn phải nỗ lực phấn đấu trong tiếp nhận giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, thực hiện chức trách, nhiệm vụ, giải quyết các mối quan hệ xã hội hợp tình, hợp lý.

Cán bộ, đảng viên trẻ cần tự giáo đặt mình vào trong tổ chức, trước khi hành động suy nghĩ kỹ, cân nhắc; “tự soi”, “tự sửa” thái độ, hành vi, suy nghĩ phù hợp với chức trách, nhiệm vụ được giao và theo những chuẩn mực giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo của tuổi trẻ trong đổi mới sáng tạo không ngại khó, ngại khổ, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn thử thách, dám hành động vì lợi ích chung. Đồng thời với đó, từng cán bộ, đảng viên trẻ phải thường xuyên trau dồi đạo đức không nhụt trí trước khó khăn; sẵn sàng đi bất cứ đâu, làm bất kỳ việc gì khi Tổ quốc cần; luôn nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão lớn trong cuộc đời./.

Đại tá, PGS. TS. Dương Quang Hiển
Thượng tá, ThS. Nguyễn Văn Hùng
Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng
_____________
(1) (2) Ban Tuyên giáo Trung ương: Tài liệu học tập các văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2022, tr.83, 83.
(3) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2011, t.15, tr.612.
(4) (5) (10) Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2022, tr.312, 312, 312.
(6) (8) (11) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2021, t. I, tr.136, 116, 168.
(7) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.38.
(9) (12) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.603, 600.

Nguồn: Tạp chí Tuyên giáo
https://www.tuyengiao.vn/giao-duc-gia-tri-dao-duc-truyen-thong-dan-toc-cho-can-bo-dang-vien-tre-152589

Address

Huong Tan Lac

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Tân Lạc News posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share


Other News & Media Websites in Huong Tan Lac

Show All

You may also like